Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng chính thức từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam của nông hộ sản xuất lúa, nếp tại huyện phú tân tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 85 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG HIẾU

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC TỪ NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA, NẾP
TẠI HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG HIẾU

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC TỪ NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA, NẾP
TẠI HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Chính sách công


Mã ngành: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Tiến sĩ Trần Tiến Khai

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi Nguyễn Hồng Hiếu, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1978. Mã số sinh
viên 7701230249 là học viên Cao học chun ngành Chính sách cơng trường
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của bản thân để hồn thành luận văn tốt nghiệp. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nghiên cứu của luận văn nào trước đây.


ii

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập cho đến nay, tôi đã nhận được rất

nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sĩ Trần Tiến Khai,
người thầy trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi. Trong suốt thời gian qua,
Thầy đã tận tình hướng dẫn, cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý báu cũng như
truyền đạt cho tơi kinh nghiệm và kiến thức để hồn thiện bài luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi đến quý thầy cô ở Khoa Kinh tế Phát
triển - Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời
gian học tập và rèn luyện giúp tôi đủ tự tin trong công tác và học tập.
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị ở các cơ
quan, ban ngành chuyên môn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh An Giang, huyện Phú Tân và thị trấn Chợ Vàm, đồng nghiệp cơ
quan trong cung cấp tài liệu, số liệu phục vụ phân tích, nghiên cứu này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình
đã ln bên cạnh động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tơi hồn
thành khóa học và đạt được kết quả như mong muốn.
Xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc!
Trân trọng./.


iii

TĨM TẮT

Hiện nay, thu nhập của nơng hộ Việt Nam nói chung và huyện Phú
Tân, tỉnh An Giang nói riêng cịn thấp nên thường khơng đủ tích lũy để tái đầu
tư, vốn đầu tư từ ngân sách bị hạn chế vì phải san sẻ cho các khu vực khác của
nền kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nơng nghiệp khơng
đáng kể vì thiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và nguồn vốn bán chính thức

hay phi chính thức thường nhỏ lẻ nên ít được sử dụng cho sản xuất. Do đó,
vốn vay từ ngân hàng đóng vai trị hết sức quan trọng đối với sản xuất của các
nông hộ. Việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ sản xuất lúa, nếp
được xem như là tiền đề để phát triển kinh tế hộ. Bài viết này cung cấp cái
nhìn khách quan về các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức từ
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp
trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Thông qua việc sử dụng số liệu sơ
cấp, mơ hình Logit nhị phân và hồi quy tuyến tính đa biến, nghiên cứu chỉ ra
rằng trình độ học vấn, khoảng cách từ nơi sinh sống đến trung tâm huyện, tài
sản, diện tích đất thổ cư, thu nhập phi nông nghiệp, quan hệ xã hội và số lần
vay là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
nơng hộ sản xuất lúa nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp giúp nông hộ sản
xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang có khả năng tiếp cận
vốn tín dụng chính thức ngày càng tốt hơn cũng như việc sử dụng có hiệu quả
hơn từ nguồn vốn vay và nguồn vốn tự có của nơng hộ trên địa bàn huyện góp
phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ .................................................................. vii
Chương 1: Giới thiệu chung .....................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
1.5.1. Đối tượng ..........................................................................................................3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.6. Cấu trúc bài viết ...................................................................................................4
Chương 2: Tổng quan về lí thuyết ...........................................................................5
2.1. Lý thuyết ..............................................................................................................5
2.1.1. Các định nghĩa có liên quan đến đề tài nghiên cứu..........................................5
2.1.2. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nơng thơn ............................6
2.1.3. Cung tín dụng nơng thơn và đặc điểm của thị trường tín dụng nơng thơn .......9
2.1.4. Các tổ chức tài chính nơng thơn .....................................................................10
2.1.5. Thơng tin bất cân xứng và cơ chế sàng lọc trong thị trường tín dụng ...........12
2.2. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm .................................................................14
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ..................................................20
3.1. Khung phân tích: ................................................................................................20
3.2.1. Số liệu thứ cấp: ...............................................................................................21
3.2.2. Số liệu sơ cấp: .................................................................................................21
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu: .................................................................................22
3.2.4. Cỡ mẫu: ...........................................................................................................22
3.3. Khái quát đặc điểm địa bàn lấy mẫu: .................................................................23
3.3.1. Xã Phú Hưng: .................................................................................................23
3.3.2. Xã Phú Hiệp: ...................................................................................................23
3.3.3. Xã Phú Long: ..................................................................................................24


v

3.4. Phương pháp xử lí dữ liệu ..................................................................................25

3.4.1. Thống kê mơ tả: ...............................................................................................25
3.4.2. Mơ hình kinh tế lượng: ....................................................................................25
3.4.2.1. Tiếp cận tín dụng: ................................................................................25
3.4.2.2. Hạn mức tín dụng: ...............................................................................28
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................32
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................32
4.1.1. Giới thiệu khái quát và quá trình hình thành: ................................................32
4.1.2. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................33
4.1.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ................................................34
4.1.4. Tình hình sản xuất nơng nghiệp ......................................................................36
4.2. Cung tín dụng tại điểm nghiên cứu ....................................................................37
4.2.3. Thực trạng cho vay nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn ..........................38
4.3. Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ........................................38
4.3.1. Mô tả mẫu khảo sát .........................................................................................38
4.3.2. Thực trạng vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát: ...................................42
4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của
nơng hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện ...........................................................47
4.4.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức ............................................................................................................................48
4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tín dụng chính thức ..................51
4.5. Những tồn tại và khó khăn cản trở trong việc tiếp cận tín dụng chính thức ......53
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách .............................................................56
5.1. Kết luận ..............................................................................................................56
5.2. Hàm ý chính sách ...............................................................................................56
5.2.1. Kiến nghị Chính phủ và ngành liên quan các cấp ..........................................56
5.2.2. Kiến nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ..........................57
5.2.3. Đối với nông hộ ...............................................................................................58
5.3. Đề xuất nghiên cứu ............................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60
Tiếng Việt ..................................................................................................................60

Tiếng Anh ..................................................................................................................62


vi

PHỤ LỤC .................................................................................................................63
1. Bảng câu hỏi phỏng vấn: .......................................................................................63
2. Kết quả mơ hình Logit nhị phân ...........................................................................73
3. Kết quả mơ hình Hồi quy tuyến tính đa biến ........................................................75


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng quan về các nghiên phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng
ở các nghiên cứu: .....................................................................................................19
Bảng 3.1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu: ...........................................................................25
Bảng 3.2. Mơ tả cấu trúc mơ hình: ............................................................................31
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Q trình tiếp cận tín dụng của hộ ............................................................20
Hình 3.2. Khung phân tích về tín dụng của hộ .........................................................21
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ lấy mẫu và số mẫu .........................................................................24
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Tân ...........................................................32
Hình 4.2. Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ ..........................................................39
Hình 4.3. Cơ cấu tuổi của chủ hộ ..............................................................................39


1

Chương 1: Giới thiệu chung

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, nông nghiệp nông thôn là yếu tố chủ đạo dẫn đến thành công
của Việt Nam, kinh tế nông nghiệp nông thôn tạo việc làm cho gần 50% dân
số, gần 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, kinh tế nông thơn đã và đang
đóng vai trị quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Vì vậy, việc tiếp cận tín dụng
của nơng dân là rất quan trọng vì người dân ở khu vực nơng thơn ln giữ vị
trí là chủ thể nhằm khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân trong sự
nghiệp xây dựng nông thôn mới.
An Giang là một tỉnh nông nghiệp thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, đất sản xuất nông nghiệp trên 279.079,03 ha. Tính đến tháng 7 năm
2014 dân số của An Giang là 2.155.323 người, với 538.943 hộ, trong đó có
69,78% dân số sống ở nơng thơn, là tỉnh đóng góp tích cực nhất trong việc
cung ứng lương thực, thủy sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu và cũng
là thị trường tiềm năng tiêu thụ nhiều loại hàng hóa và sản phẩm công nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh, mạng lưới của các ngân hàng hiện nay phát triển rất mạnh
đã góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mơ, mở rộng hoạt động
tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ nhu cầu phát triển và
đảm bảo an sinh xã hội tỉnh nhà nhưng chủ yếu tập trung ở thành phố Long
Xuyên và Châu Đốc. Điểm nghiên cứu cụ thể được lựa chọn là huyện Phú
Tân, tỉnh An Giang. Là một huyện cù lao nổi với diện tích tự nhiên 313,499
km2, với 55.228 hộ, có 209.963 người (sinh sống ở nông thôn 172.115 người),
mật độ 670 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động 135.780 người, trong
đó lao động lĩnh vực nơng nghiệp 80.805 người bốn phía Phú Tân được bao
bọc bởi các con sơng, sơng Tiền ở phía Đơng, kênh Vĩnh An (nối sơng Tiền và
sơng Hậu) ở phía Bắc và Tây Bắc, nhánh sơng Vàm Nao (nối sơng Tiền với
sơng Hậu) ở phía Nam và Tây Nam nên đất đai phù sa màu mỡ và thế mạnh


2


của huyện là sản xuất lúa, nếp. Huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2
thị trấn và 16 xã.
Tuy nhiên, đời sống kinh tế hiện nay của nông hộ, nhất là các nông hộ
sản xuất lúa, nếp cịn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, khả năng tiếp cận
nguồn vốn chính thức cịn nhiều hạn chế. Nguồn vốn tín dụng chính thức đáp
ứng khơng đầy đủ và người vay thường bị giới hạn tín dụng, và khơng đủ nhu
cầu nên nhiều nông hộ bắt buộc vay vốn ở thị trường tín dụng phi chính thức
với lãi suất cao, dẫn đến lợi nhuận không bù đắp được chi phí, sản xuất ngày
càng thu hẹp. Do đó, mở rộng các dịch vụ ngân hàng hướng về nông thôn vẫn
đang là đòi hỏi rất lớn, là một hướng đi phù hợp với sự phát triển của hệ thống
ngân hàng tỉnh An Giang nói chung và huyện Phú Tân nói riêng, mang dịch vụ
ngân hàng đến từng nông hộ ở nông thôn, giúp cải thiện và phát triển cuộc
sống của người dân ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Phú Tân. Với ý
nghĩa như vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng
chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ
sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang là hết sức cần
thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ sở quan trọng để tạo điều kiện
thuận lợi cho những nông hộ thiếu hụt vốn sản xuất có thể tiếp cận nguồn vốn
vay chính thức một cách dễ dàng hơn cũng như việc sử dụng có hiệu quả hơn
từ nguồn vốn vay và nguồn vốn tự có của nơng hộ trên địa bàn huyện góp
phần quan trọng trong cơng cuộc xây dựng nơng thơn mới hiện nay. Vì vậy,
tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín
dụng chính thức từ Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn của nông
hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận tín dụng chính
thức từ Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất
lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.



3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khái quát thực trạng cho vay hộ sản xuất lúa, nếp trên địa
bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức từ Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn của nông hộ sản xuất
lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nhu cầu tín dụng chính thức từ Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp ra sao?
- Nhân tố nào dẫn đến nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn chưa tiếp
cận tín dụng chính thức?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng số liệu sơ cấp để thống kê mơ tả, mơ hình Logit nhị phân và
hồi quy tuyến tính đa biến.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức từ Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nơng hộ, cụ thể là tiếp cận tín
dụng chính thức nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, với
chủ thể nghiên cứu là các nông hộ sản xuất lúa, nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về tiếp cận tín dụng
chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ
sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
- Về địa bàn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về tiếp cận tín dụng
chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ



4

sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, với 03 xã mang
tính đặc trưng tập trung sản xuất lúa, nếp của huyện là Phú Hưng, Phú Hiệp và
Phú Long.
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2013 và năm 2014.
1.6. Cấu trúc bài viết
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Tổng quan về lí thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

Chương 2: Tổng quan về lí thuyết
2.1. Lý thuyết
2.1.1. Các định nghĩa có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Nơng nghiệp là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao
gồm các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản (Điều 3 – Nghị định
41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010).
Nông hộ là hộ nơng dân có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử
dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Nói chung, đó là các gia đình
sống bằng thu nhập từ nghề nơng. Ngồi ra, hộ cịn có thể tiến hành thêm các
hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ. Hộ là tế bào của xã hội
với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết thống, mà mỗi thành viên
đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo cho sự tồn tại của

hộ (Frank Ellis, 1998).
Tín dụng: Xuất phát từ Credit trong tiếng Anh – có nghĩa là lịng tin, sự
tin cậy, sự tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự
vay mượn. Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, các hình thức tín dụng
chủ yếu bao gồm: tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng và tín dụng thương
mại. Trong đó, tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng là các hình thức tín
dụng chính thức, tín dụng thương mại là hình thức tín dụng phi chính thức
(Phạm Hồi Bắc, 2003).
Tín dụng nơng thơn là các khoản vay dành cho tổ chức, cá nhân trên địa
bàn nông thôn, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác
liên quan đến nông trại và phi nơng trại.
Tín dụng thương mại là hình thức tín dụng trong đó người bán, nhà
cung cấp đồng ý cho người mua trả chậm giá trị hàng hóa đã mua trong một
khoảng thời gian nhất định (Trần Ái Kết, 2009).


6

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân (Điều 4 –
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được Quốc hội thơng qua ngày
16/6/2010).
2.1.2. Vai trị của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nơng thơn
Tín dụng được các nhà kinh tế cơng nhận là có vai trị quan trọng trong
sản xuất nơng nghiệp và phát triển nơng thơn. Tín dụng trong thời kì bao cấp
được xem như một cơng cụ cấp phát thay ngân sách. Còn trong nền kinh tế thị
trường tín dụng là tập trung huy động nhiều nguồn vốn, gắn liền với sử dụng
vốn có hiệu quả để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện tích lũy
vốn cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tín dụng thực sự là địn bẩy kinh tế

kích thích các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển cũng như mở rộng thương
mại dịch vụ ở cả thành thị và nơng thơn. Theo Nguyễn Bích Đào (2008), tín
dụng có vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế nông thôn và được
thể hiện qua các mặt sau:
Một là, tín dụng góp phần thúc đẩy hình thành thị trường tài chính nơng
thơn. Thị trường tài chính ở nơng thôn là nơi giải quyết quan hệ cung cầu về
vốn, nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế nông thơn. Thị trường tài chính
nơng thơn bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Trong thị trường này,
ngân hàng nơng nghiệp có vai trị vơ cùng quan trọng, vì nó có hệ thống chân
rết đến tận huyện. Mặt khác từng xã, khu vực cịn có quỹ tín dụng nhân dân cơ
sở. Chính hoạt động tín dụng đã hình thành và đẩy nhanh sự phát triển của thị
trường tài chính, tín dụng ở nơng thơn.
Hai là, hoạt động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh q trình tích tụ và
tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông
thôn. Trong nông thôn hiện nay, số hộ dân khá đang giàu lên chiếm tỉ lệ ngày
càng cao do họ có trình độ sản xuất kinh doanh, tiếp thu được khoa học kĩ
thuật, họ quyết định được sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai và sản xuất như thế


7

nào? Để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngược lại, có những hộ khơng có
kinh nghiệm, kinh doanh khơng có hiệu quả dẫn đến lỗ, hoặc có ruộng đất quá
ít so với nhu cầu của họ hoặc thiếu vốn cho quá trình sản xuất. Trong mọi
trường hợp, đồng vốn tín dụng của ngân hàng đã giúp hộ có khả năng giải
quyết được khó khăn trong sản xuất kinh doanh và góp phần tăng thu nhập cho
hộ. Quy mơ sản xuất của hộ càng lớn, thì càng có khả năng đứng vững hơn
trong cạnh tranh, bởi lẽ khi có vốn, người nơng dân có thể áp dụng các biện
pháp khoa học kĩ thuật để tăng năng suất, tăng sản lượng, tăng tỉ trọng hàng
hóa và hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó, họ có khả năng dễ dàng trong

việc tích tụ và tập trung vốn.
Ba là, tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất
đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Tiềm năng về phát triển ở nông thôn
nước ta là rất lớn, nếu được nhà nước quan tâm đúng mức với những chính
sách vĩ mơ thích hợp, đặc biệt là nếu có chính sách đầu tư tín dụng hợp lí, thì
chắc chắn những khả năng tiềm tàng mà lâu nay chưa được sử dụng sẽ được
động viên khai thác triệt để và phát huy hiệu quả. Sức lao động được giải
phóng kết hợp với đất đai được giao quyền sử dụng lâu dài cho ttừng hộ gia
đình sẽ đóng góp ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn hàng hóa nơng sản
thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu của đất nước.
Bốn là, tín dụng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện
cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Trong điều
kiện hiện nay, đời sống nơng thơn cịn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất kĩ
thuật lạc hậu. Muốn cải thiện tình hình đó phải tăng cường đầu tư vốn phát
triển nơng thơn. Chính vì lẽ đó, vốn đầu tư của ngân hàng khơng những tham
gia vào q trình sản xuất bằng nhiều hình thức bổ sung vốn lưu động, mà còn
là vốn đầu tư trung hạn và dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật tiên
tiến cho q trình sản xuất.
Năm là, tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống,
ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông


8

thơn. Chính việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng các xí nghiệp chế biến
nơng sản đã thu hút một số lượng lớn lao động dư thừa trong nông thôn, tạo
việc làm cho họ. Đồng thời dựa vào lợi thế so sánh của nước ta với khu vực và
thế giới, giữa các vùng khác nhau cần thiết phải duy trì và phát triển ngành
nghề nơng thơn. Kinh tế hàng hóa càng phát triển thì sức mạnh cạnh tranh
ngày càng lộ rõ, tất yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo ở nơng thơn, có hộ sẽ

phát triển thêm về nơng nghiệp, có hộ sẽ rời khỏi nơng nghiệp làm nghề khác
như tiểu thủ công nghiệp, các nghề truyền thống.
Sáu là, tín dụng đã tạo cho người dân khơng ngừng nâng cao trình độ
sản xuất, tăng cường hạch tốn kinh tế đồng thời tạo tâm lí tiết kiệm tiêu dùng.
Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất kinh doanh lời ăn lỗ chịu.
Do vậy bắt buộc bản thân hộ gia đình muốn tồn tại và phát triển thì phải đáp
ứng được những yêu cầu mới. Trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật
phát triển như vũ bão địi hỏi người nơng dân phải khơng ngừng nâng cao
trình độ của mình. Kết quả cuối cùng đã ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và
gia đình họ.
Bảy là, tín dụng góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao cuộc sống
tinh thần vật chất cho người nơng dân. Hoạt động tín dụng thực hiện tốt sẽ góp
phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi trong nơng thơn. Trước đây chính sách đầu
tư tín dụng khơng được quan tâm thích đáng nên vốn cho nơng dân được cung
cấp chủ yếu thơng qua thị trường tài chính khơng chính thức. Từ năm 1990 về
trước khi chưa có chính sách cho nông dân vay vốn, các hộ nông dân phải tự
đi vay với lãi suất cao từ 10 – 15%/tháng có khi đến 20%/tháng từ những hoạt
động cho vay đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, người dân đỡ
bị bóc lột hơn và kết quả là sau quá trình sản xuất người dân thực sự được
hưởng thành quả lao thành quả lao động của họ.


9

2.1.3. Cung tín dụng nơng thơn và đặc điểm của thị trường tín dụng
nơng thơn
Tín dụng nơng thơn là các khoản vay dành cho tổ chức, cá nhân trên địa
bàn nông thôn, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác
liên quan đến nông trại và phi nông trại.
Nông nghiệp nông thôn với những đặc điểm như quy mô rộng lớn, các

hoạt động liên quan trực tiếp đến yếu tố tự nhiên, giá cả đầu vào và đầu ra
thường xuyên biến động, … nên thị trường tín dụng nơng thơn cũng mang
những đặc trưng riêng, khác với các thị trường khác, cụ thể:
+ Chi phí giao dịch cao: Đối tượng khách hàng của thị trường tín dụng
nơng thơn khá phong phú như hộ gia đình nơng dân, các trang trại, cơ sở kinh
doanh nông sản, các doanh nghiệp nơng thơn và người lao động khơng có đất
canh tác. Do đó, việc thiết kế các sản phẩm dịch vụ tín dụng phù hợp cho từng
đối tượng trở nên rất khó khăn. Mặt khác, khách hàng cư trú trên quy mô rộng
lớn, mức độ phân tán cao cộng với cơ sở hạ tầng của khu vực nông thôn cịn
yếu về giao thơng vận tải và thơng tin liên lạc đã đẩy chi phí giao dịch lên cao.
Q trình tiếp thị sản phẩm, thời gian đi lại trước, trong và sau khi cho vay
thường phải kéo dài nhưng lại chỉ cho vay được những món vay nhỏ khiến các
tổ chức tài chính e ngại khi tham gia vào phân khúc thị trường này.
+ Tồn tại nhiều rủi ro: Thị trường tín dụng nơng thơn tồn tại nhiều rủi
ro là do bản chất của hoạt động nông nghiệp mang lại. Thứ nhất, mọi hoạt
động nông nghiệp đều phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, mơi trường, sự biến
đổi của khí hậu thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất. Nguồn trả
nợ chủ yếu từ khoản lợi nhuận ít ỏi của hoạt động sản xuất trong khi tài sản
thế chấp chỉ là đất, các danh mục tài sản khác thường có giá trị thấp và ít được
chấp nhận. Bên cạnh đó, giá cả các mặt hàng nơng sản lại thường xuyên biến
động, gây khó khăn cho cả bên đi vay và bên cho vay.


10

2.1.4. Các tổ chức tài chính nơng thơn
Theo Quỹ phát triển nơng nghiệp quốc tế (IFAD), tín dụng nơng thơn
được cung ứng bởi các tổ chức tài chính nơng thơn bao gồm Ngân hàng nơng
thơn, Hợp tác xã tín dụng tiết kiệm, các Ngân hàng theo mơ hình Grameen
Bank, các tổ chức phi chính phủ (NGO) có chương trình tín dụng, … Phạm vi

hoạt động của các tổ chức này gói gọn trong khu vực nơng thơn, cung ứng các
sản phẩm tín dụng và các dịch vụ khác theo quy định của Ngân hàng Trung
ương.
Các tổ chức tài chính nơng thôn là các tổ chức cung ứng các sản phẩm
tài chính, trong đó có tín dụng cho khu vực nơng thơn, hướng đến đối tượng
khách hàng nơng thơn.
Mặc dù có sự đồng nhất trong cách hiểu của các nhà hoạt động thực tế
đối với tín dụng nơng thơn và tín dụng vi mơ do các tổ chức tài chính vi mơ
cung ứng nhưng hai tổ chức này là hồn tồn độc lập. Tổ chức tài chính vi mơ
hoạt động trên quy mô rộng lớn hơn, bao gồm cả khu vực đơ thị và nơng thơn,
hướng đến nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu là người nghèo, giá trị khoản
vay nhỏ. Trong q trình cung ứng các dịch vụ tài chính vi mơ cho khách
hàng, tổ chức này cịn lồng ghép các hoạt động hỗ trợ như hình thành tổ nhóm,
phát triển tính tự tin, đào tạo kiến thức về tài chính và khả năng quản lí chéo
giữa các thành viên với nhau. Trong khi đó, các tổ chức tài chính nông thôn
chỉ hoạt động tại khu vực nông thôn, cung ứng các sản phẩm tài chính cho đối
tượng khách hàng mang tính đặc thù của khu vực này.
Hiện nay, tổ chức tài chính tham gia cung cấp dịch vụ tín dụng cho khu
vực nơng thơn được chia thành 3 nhóm chính sau: chính thức, bán chính thức
và phi chính thức. Theo đó, khu vực chính thức được hiểu là những tổ chức
hoạt động theo quy định và quản lý của ngân hàng trung ương, được Chính
phủ ủy quyền thực hiện các giao dịch tài chính. Khu vực bán chính thức mặc
dù vẫn chịu sự quản lí của Ngân hàng Trung ương và hệ thống ngân hàng,
được các cơ quan này cấp phép hoạt động nhưng không phải tuân theo các quy


11

định của hoạt động ngân hàng. Cịn lại, nguồn tín dụng phi chính thức thì hồn
tồn khơng nằm dưới sự quản lí, kiểm sốt của chính phủ, hoạt động khơng

cần sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền nào, chủ yếu dựa vào cam kết,
điều lệ do chính các thành viên trong nhóm đặt ra.
Ngân hàng thế giới (2007) đã mô tả về thị trường cung ứng các dịch vụ
tài chính ở Việt Nam cho từng phân khúc khách hàng được phục vụ.
Phân đoạn thu nhập thấp và người nghèo, chiếm 24% tổng thị phần,
trong đó 74% là ở nơng thơn, khơng có sự tham gia của các ngân hàng thương
mại nhà nước và cổ phần. Ngân hàng Chính sách Xã hội, các chương trình bán
chính thức và tín dụng phi chính thức đảm nhiệm vai trị chủ đạo trong việc
cung ứng các dịch vụ tài chính cho phân đoạn này. Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam hướng đến thị trường tài chính nơng thơn chủ
yếu thông qua việc cam kết tài trợ vốn thông qua Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân.
Đối với tín dụng chính thức, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
Nơng thơn, Ngân hàng Chính sách Xã hội là hai tổ chức cung ứng đa dạng và
phổ biến nhất đến thị trường nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn hoạt động theo nguyên tắc thương mại, còn Ngân hàng Chính sách
Xã hội hoạt động trên nguyên tắc tái phân phối (Nhóm nghiên cứu Kinh tế
Phát triển - trường Đại học Tổng hợp Copenhagen và c.t.g, 2011), cung ứng
những khoản tín dụng rẻ hoặc mức chi phí bằng khơng cho các đối tượng
người nghèo, người có thu nhập thấp khơng đủ các tiêu chuẩn vay ở các ngân
hàng thương mại. Từ số liệu của cuộc điều tra Tiếp cận nguồn lực của hộ gia
đình Việt Nam qua các năm 2006 – 2008 – 2010, Nhóm nghiên cứu của Đại
học Tổng hợp Copenhagen đã cho thấy, thơng qua tín dụng chính thức từ
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Chính sách Xã
hội: Tín dụng làm tăng thu nhập thông qua cải thiện năng suất lao động” và
“cung cấp tiếp cận tín dụng có tiềm năng nâng cao phúc lợi cho nông dân
trong dài hạn”.


12


Ở mảng bán chính thức, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-op Bank,
chuyển đổi từ Quỹ Tín dụng nhân dân từ năm 2013) cùng với hàng loạt các
Quỹ Tín dụng, tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức khác đã đóng vai trị hết
sức quan trọng trong phát triển nơng nghiệp nơng thơn. Mảng tín dụng bán
chính thức cịn được cung ứng thơng qua các Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu
chiến binh, Hội Nông dân, … hoạt động rộng khắp với những món vay nhỏ,
lãi suất thấp, hỗ trợ người vay trong quá trình sử dụng vốn vay.
Đối với tín dụng phi chính thức, ở Việt Nam hiện có hơn 51% các
khoản tín dụng đang cung ứng cho khu vực nơng thơn là tín dụng phi chính
thức (Putzeys, 2002 trích trong Phan Đình Khơi, 2012). Hình thức này chủ yếu
là cho vay theo tổ, nhóm tự phát, vay qua các đại lí cung ứng vật tư nơng
nghiệp đầu vào như phân bón, cây giống, cho vay xoay vịng.
2.1.5. Thơng tin bất cân xứng và cơ chế sàng lọc trong thị trường tín
dụng
Xuất phát từ nhu cầu tối đa hóa lợi ích từ một khoản tiền nhất định mà
người đi vay cân nhắc về việc đi vay để mở rộng sản xuất hoặc phục vụ nhu
cầu chi tiêu. Nếu theo lí thuyết cung – cầu tín dụng, nếu cầu vượt quá cung,
giá – lãi suất – sẽ tăng, khi đó, phản ứng sẽ là giảm cầu hoặc tăng cung cung
cho đến khi cung – cầu tín dụng được cân bằng tại mức giá cân bằng mới. Tuy
nhiên, trên thực tế, việc phân phối tín dụng vẫn đang diễn ra, tồn tại những
người được vay, không được vay hoặc được vay ít hơn so với nhu cầu. Điều
này có nghĩa là việc cung ứng các khoản tín dụng khơng chỉ đơn thuần dựa
trên cung – cầu tín dụng và lãi suất cho vay. Theo Stiglitz và Weiss (1981),
phân phối tín dụng tồn tại được giải thích bởi lí thuyết về thông tin bất cân
xứng tồn tại trong thị trường tín dụng, đặc biệt là thị trường tín dụng nơng
thơn.
Thơng tin bất cân xứng xảy ra khi trong một giao dịch, một bên có
thơng tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với các bên còn lại. Đối với việc vay –
mượn giữa tổ chức cung ứng tín dụng và khách hàng, các điều kiện ràng buộc



13

được cụ thể hóa trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, hợp đồng tín dụng lại là
một dạng hợp đồng đặc biệt, hợp đồng khơng hồn chỉnh, nghĩa là sau khi kí
kết, việc thực hiện các điều khoản mới thực sự diễn ra, khác với các hợp đồng
hoàn chỉnh trong các giao dịch khác, mọi điều khoản thực thi hoàn thành trước
khi kí kết. Do đó, các tình huống phát sinh sau khi kí kết thường khơng được
dự đốn một cách chính xác. Thơng tin bất cân xứng và hành vi đi kèm trong
hoạt động tín dụng thường diễn ra ở hai giai đoạn: trước và sau khi kí hợp
đồng. Trước khi kí hợp đồng, tổ chức cung ứng tín dụng thường có ít thơng tin
về người đi vay, dẫn đến việc lựa chọn bất lợi, nghĩa là trong quá trình sàng
lọc trước cho vay, việc thiếu thơng tin đã khiến người cho vay không phân biệt
được mức độ “tốt – xấu” của khách hàng, quyết định không cho vay hoặc cho
vay ít hơn nhu cầu đối với những khách hàng tốt và ngược lại. Khi nguồn vốn
tín dụng đã được cung ứng đến khách hàng khơng tốt, tâm lí ỷ lại hay rủi ro
đạo đức sẽ diễn ra do hợp đồng tín dụng đã được kí kết, người đi vay chắc
chắn về việc người cho vay sẽ chia sẻ rủi ro với mình. Do đó, họ sẽ khơng có
động lực để thực hiện các điều khoản cam kết, việc giám sát và thực thi sau
cho vay của người cho vay gặp nhiều khó khăn. Để tránh những rủi ro có thể
xảy ra do thơng tin bất cân xứng, trong hoạt động tín dụng, các tổ chức cung
ứng đã tạo nên một cơ chế thanh lọc đối với bất kì một khách hàng nào. Việc
thanh lọc khách hàng có thể được thực hiện theo một trong hai cơ chế sau,
hoặc kết hợp cả hai:
+ Cơ chế gián tiếp: sử dụng lãi suất để hạn chế tín dụng trước khi cho
vay. Đối với các biện pháp bảo đảm khả năng chi trả, có thể thực hiện các tác
động khuyến khích như đe dọa cắt tín dụng.
+ Cơ chế trực tiếp: sử dụng các nguồn lực nhằm thanh lọc trực tiếp
người vay như giới hạn đối tượng vay; thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế
vấn đề bất cân xứng thông tin và thi hành nghĩa vụ trả nợ như tài sản đảm bảo.

Tuy nhiên, trên thực tế, một tổ chức cung ứng tín dụng khơng thể tự
mình thực hiện được cơ chế thanh lọc khách hàng, xử lí vấn đề bất cân xứng


14

thơng tin mà cần phải có một cơ sở hạ tầng và những điều kiện cần thiết nhất
định. Riêng với thị trường tín dụng nơng thơn, để hạn chế thất bại của thị
trường do bất cân xứng thông tin đem lại, Nhà nước có thể can thiệp bằng việc
phân bố hành chính các quỹ tín dụng cho các hoạt động nông nghiệp ở các
vùng nông thôn; áp đặt lãi suất trần và xây dựng, hỗ trợ thường xuyên các thể
chế tín dụng nơng nghiệp chun nghiệp hóa. Bên cạnh đó, giải pháp tư nhân
hiện đang được người dân ở nhiều vùng nơng thơn chấp nhận là việc hình
thành các nhóm cho vay phi chính thức. Hình thức này giải quyết được tình
trạng bất cân xứng thơng tin do quan hệ giữa người cho vay và đi vay là những
quan hệ gần gũi, quen biết như họ hàng, làng xóm, anh chị em, … Quan hệ
vay mượn dựa trên niềm tin nên thường không phải sử dụng đến tài sản thế
chấp – điều kiện tiên quyết của hầu hết các món vay đến từ khu vực chính
thức – thời gian giải ngân nhanh chóng, đáp ứng được sự tiện lợi và nhu cầu
vay đa dạng của người dân. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của những món
vay phi chính thức là lãi suất rất cao, thời hạn cho vay thường ngắn, ít cho vay
trung và dài hạn.
2.2. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức, vấn đề
tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ ở các nước đang phát triển là vấn đề
trung tâm của các nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn. Các nghiên cứu thực
tiễn về tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ thường sử dụng phương pháp
phân tích định tính (mơ tả) dựa trên cơ sở số liệu thứ cấp thu thập được và
phương pháp phân tích định lượng (hồi quy) chủ yếu sử dụng số lượng sơ cấp
qua điều tra và phỏng vấn trực tiếp nông hộ.

Bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngân, Lê Khương Ninh (2006) với đề
tài: “Nghiên cứu các nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng chính thức
của hộ nơng dân ở Đồng bằng sơng Cửu Long”. Qua đó tác giả đã xác định
được các yếu tố như độ tuổi, địa vị xã hội, tài sản đảm bảo có ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận đến tín dụng chính thức. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng


15

xác định được các yếu tố như mục đích vay vốn của nơng hộ, tài sản đảm bảo,
diện tích đất sản xuất và trình độ học vấn có ảnh hưởng đến lượng vốn vay của
nông hộ.
Bài nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hà (2001), nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân ở Đồng bằng sông
Hồng. Kết quả chỉ ra rằng, nơng hộ có tổng giá trị tài sản lớn thường dễ tiếp
cận tín dụng chính thức hơn với quy mơ lớn. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho
rằng, vị trí xã hội của chủ hộ khơng có ý nghĩa trong khả năng tiếp cận vốn
chính thức, biến giới tính của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến việc vay tín dụng,
chủ hộ là nam thường có khuynh hướng vay ở thị trường chính thức. Ngược
lại, nữ thích vay ở thị trường khơng chính thức với các khoản vay nhỏ.
Bài nghiên cứu Trần Thọ Đạt (1998), tác giả đã chỉ ra rằng, diện tích
đất có ý nghĩa tích cực, có mối quan hệ với khả năng tiếp cận vốn chính thức.
Hệ số tương quan của biến diện tích đất khơng có ý nghĩa trong mơ hình Logit
của thị trường khơng chính thức. Chủ hộ có trình độ học vấn cao thì hiểu biết
nhiều về những quy định của ngân hàng, các hoạt động vay mượn. Họ cũng dễ
tiếp cận với tín dụng chính thức. Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng
tích cực đến khả năng tiếp cận vốn chính thức của nơng hộ. Khi chủ hộ có vị
trí trong xã hội thì hộ có khả năng tiếp cận vốn chính thức cao và ít khi họ vay
mượn từ nguồn khơng chính thức.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Ái Kết (2009) với đề tài: “Một số giải

pháp chủ yếu về vốn tín dụng của trang trại ni trồng thủy sản ở Trà Vinh”.
Kết quả phân tích hồi quy mơ hình logit nhị phân cho biết có nhiều yếu tố
trong mơ hình tác động ở mức có ý nghĩa tới khả năng bị giới hạn tín dụng
chính thức của trang trại. Các yếu tố có tác động thuận như tuổi và trình độ
học vấn của chủ trang trại; tỉ lệ diện tích mặt nước ni thực tế; có sử dụng tín
dụng thương mại và thu nhập phi sản xuất của trang trại. Kết quả phân tích hồi
quy tuyến tính đa biến cho thấy nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lượng
vốn tín dụng chính thức của trang trại. Các yếu tố có tác động thuận như chi


16

phí xây dựng ao ni, chi phí sản xuất và có mơ hình ni phụ. Các yếu tố có
tác động nghịch: tổng giá trị tài sản, tỉ lệ diện tích mặt nước nuôi thực tế và tỉ
lệ suất lợi nhuận (ROA).
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, Trần Ái Kết (2009) có đề cập
đến ý kiến của Diage (1999) cho rằng có nhiều yếu tố tác động tới mức tiếp
cận tín dụng (giới hạn tiền vay) của nơng hộ ở 5 huyện của Malawi. Quy mô
đất đai sở hữu tác động thuận tới mức tiếp cận tín dụng phi chính thức. Tỉ lệ
giá trị đất đai trên tổng giá trị tài sản tác động nghịch tới tiếp mức tiếp cận cả
tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Tỉ trọng giá trị đàn gia súc
chiếm trong tổng giá trị tài sản và quy mô đất đai sở hữu có tác động nghịch
tới mức tiếp cận tín dụng phi chính thức. Nhiều yếu tố khác tác động tới mức
tiếp cận tín dụng chính thức: quy mơ lao động và tỉ lệ khẩu phụ thuộc tác động
nghịch, khoảng cách từ nhà tới nơi vay vốn cũng như trung tâm thương mại
cùng có tác động nghịch. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tín dụng chính
thức: giá phân bón có tác động thuận, quy mô lao động và tỉ lệ khẩu phụ thuộc
có tác động nghịch.
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, Trần Ái Kết (2009) có đề cập
đến ý kiến của Duong và Inzumida (2002) cho rằng các nhân tố chủ yếu tác

động tới mức tín dụng chính thức của nơng hộ thuộc 3 tỉnh (Ninh Bình, Quảng
Ngãi và An Giang) gồm 3 miền của Việt Nam là: Tổng diện tích đất canh tác
(tác động thuận), giá trị đàn gia súc (tác động thuận) và địa phương. Các yếu
tố quan trọng tác động tới mức tín dụng phi chính thức: Tỉ lệ khẩu phụ thuộc
(tác động thuận), tổng diện tích canh tác (tác động thuận). Kết quả phân tích
hồi quy mơ hình Probit cho biết các nhân tố quyết định nơng hộ bị giới hạn tín
dụng chính thức: danh tiếng của nông hộ (tác động nghịch), tỉ lệ khẩu phần ăn
theo (tác động thuận) và số lượng xin vay (tác động thuận) trong bình phương
lượng xin vay tác động nghịch tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức
của nông hộ.


×