Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

……………………

ĐỖ THỊ HÀ OANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

……………………

ĐỖ THỊ HÀ OANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên n
Mã số

n

T



n -N

n

n

: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS

TẤN PHƢỚC

Thành Phố Hồ Chí Minh- Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định tài chính của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tơi. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất cứ hình
thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo. Những nghiên cứu của tác giả khác được sử dụng trong luận văn này
đều có trích dẫn và ghi rõ nguồn gốc.

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018

ĐỖ THỊ HÀ OANH


ii

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................... vi
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.4 Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3
1.5 P ƣơn p áp n

ên ứu .................................................................................3

1.6 Kết cấu của luận văn ........................................................................................4
1.7 Đón

óp ủa nghiên cứu .................................................................................4

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................6

2.1 Tổng quan về ổn định tài chính của N

n

n t ƣơn mại .......................6

2.1.1 Khái niệm về ổn định tài chính của n

n

2.1.2 Đo lƣờng ổn định tài chính của n

n t ƣơn mại ....................8

n

n t ƣơn mại .............6

2.1.3 Tổng quan các nghiên cứu trƣớ đ y về ổn định tài chính ngân
hàng 10
2.2 Các yếu tố tá độn đến ổn định tài chính của n

n

n t ƣơn mại ....14

2.2.1 Quy mô ngân hàng...............................................................................14
2.2.2 Tổng nguồn vốn ...................................................................................17
2.2.3 Chất lƣợng tài sản ...............................................................................19
2.2.4 Khả năn s n lợi .................................................................................23

2.2.5 Thanh khoản ........................................................................................26


iii

2.2.6 Tăn trƣởng kinh tế GDP ...................................................................29
2.2.7 Tỷ lệ lạm phát ......................................................................................29
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU, VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...31
3.1 Giới thiệu mơ hình nghiên cứu ........................................................................31
3.2 Lựa chọn biến nghiên cứu ................................................................................33
3.2.1 Biến phụ thuộc .......................................................................................33
3.2.2 Biến độc lập ............................................................................................34
3 3 P ƣơn p áp n

ên ứu: ................................................................................40

3.3.1 Thống kê mô tả các biến quan sát ........................................................41
3.3.2 Kiểm địn p ƣơn sa t ay đổi và hiện tƣợng tự tƣơn quan ủa sai
số, sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu .......................................................49
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................52
4.1 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................52
4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................55
4.2.1 Thu nhập lãi cận biên ............................................................................55
4.2.2 Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản.........................................56
4 2 3 Tăn trƣởng cho vay .............................................................................57
4.2.4 Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi khách hàng ..........................58
4.2.5 Tỷ lệ nợ xấu ............................................................................................58
4.2.6 Quy mô ngân hàng ................................................................................59
4 2 7 Tăn trƣởng kinh tế GDP .....................................................................60
4.2.8 Tỷ lệ lạm phát ........................................................................................60

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
NHẰM NÂNG CAO ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM .....................................................................................................62
5.1 Cá đ ểm chính trong nghiên cứu .................................................................62
5.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu...........................................................................63
5.2.1 Mối quan hệ cùng chiều ......................................................................63
5.2.2 Mối quan hệ n ƣợc chiều ....................................................................64


iv

5.2.3 Mối quan hệ phi tuyến ........................................................................64
5.2.4 Khơng có mối quan hệ.........................................................................64
5.3 Các khuyến nghị chính sách ..........................................................................65
5.3.1 Đối vớ á n n
5.3.2 Đối vớ n
5.4 Giới hạn v

n

n t ƣơn mại ....................................................65

n n

nƣớc ...............................................................66

ƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................................67

5.5 Kết luận ...........................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................70



v

DANH MỤC VIẾT TẮT

FEM

Fix Effects Model

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng nhà nước

POOL OLS

Pooled Ordinary Least Square

REM

Random Effects Model

TCTD

Tổ chức tín dụng


TMCP

Thương mại cổ phần

VAMC

Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức

tín dụng Việt Nam


vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng từ 2012-2017
Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của hệ thống ngân hàng 2012-1017
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng 2007-2017
Danh mục bảng
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các biến và kỳ vọng dấu của người viết
Bảng 3.2: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát
Bảng 3.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Bảng 3.4: Bảng kiểm định White và kiểm định Breusch-Godfrey
Bảng 3.5: Bảng kiểm định Hausman-test
Bảng 4.1: Bảng kết quả hồi quy


1


CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Sự cần thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tài chính trung gian, là kênh dẫn
truyền vốn, được ví như mạch máu của nền kinh tế, giúp cho các chủ thể trong nền
kinh tế hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Hoạt động của NHTM có ổn định và
lành mạnh thì mới hỗ trợ tốt cho nền kinh tế. Tuy nhiên hoạt động của các NHTM
không phải lúc nào cũng ổn định. Tiêu biểu là trong giai đoạn từ 2008-2012, là giai
đoạn các NHTM gặp khó khăn và một số ngân hàng buộc phải tái cơ cấu. Trong khi
đó, Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng với thế giới, các NHTM không
những phải cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà cịn với các ngân hàng
nước ngồi. Mặt khác, tự do hóa tài chính cũng cho phép các NHTM chạy đua để
mở rộng phân khúc thị trường của mình, cuộc đua giành thị phần có thể khiến
NHTM bỏ qua một số nguyên tắc, quy định của mình, điều này có thể làm cho hoạt
động của các NHTM trở nên bất ổn.
Trong những năm vừa qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang thực
hiện việc tái cấu trúc toàn diện, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, nâng cao sức khỏe
của các NHTM, tránh đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng. Bởi vì ngân hàng là ngành
kinh doanh nhạy cảm, hoạt động ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro như rủi ro
thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức, rủi ro thị trường...Các NHTM cần có
tiềm lực tài chính tốt để chống đỡ lại các rủi ro có thể xảy ra. Duy trì ổn định tài
chính của NHTM ln được chính phủ và NHNN quan tâm, hỗ trợ. Trường hợp tài
chính của ngân hàng không ổn định dễ dẫn đến mất khả năng thanh tốn, điều này
dễ kéo theo bất ổn của tồn hệ thống, dẫn đến thiệt hại lớn, hậu quả thường gặp là
phân bổ nguồn lực và tăng trưởng chậm hơn cho tồn bộ nền kinh tế. Ổn định tài
chính ngân hàng đã được xem xét trong nhiều nghiên cứu, Fiordelisi và Mare
(2014) và Kasman và Kasman (2015) đã tập trung vào mối quan hệ giữa cạnh tranh


2


và ổn định tài chính. Beck và cộng sự (2013) và Kohler (2015) đã nghiên cứu mối
quan hệ giữa cạnh tranh với sự ổn định của ngân hàng. Creel và cộng sự (2015) đã
phân tích mối quan hệ giữa ổn định tài chính và hiệu quả kinh tế. Blot và cộng sự
(2015) đã kiểm tra mối quan hệ giữa giá cả và sự ổn định tài chính. Kế thừa các
nghiên cứu trước đây, luận văn thực hiện nghiên cứu đề tài “Cá yếu tố ản
đến ổn định tài chính của các N

n

ƣởng

n t ƣơn mại Việt Nam” với mục đích

giúp cho NHTM Việt Nam nhận ra những hạn chế, những bất ổn trong hoạt động
của ngân hàng, hiểu rõ hơn về các yếu tố này và có thể đưa ra các quyết định về
chính sách phù hợp hơn.
Luận văn phân tích về các yếu tố nội tại của ngân hàng như quy mô, lợi nhuận,
các chỉ tiêu về hoạt động cho vay, thanh khoản, và các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng
GDP, tỷ lệ lạm phát với sự ổn định tài chính của ngân hàng. Để xem xét các yếu tố
này có ảnh hưởng đến mức độ ổn định tài chính của ngân hàng như thế nào?
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Sau khi đưa ra sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, luận văn tiếp tục đưa ra mục
tiêu nghiên cứu mong muốn đạt được trong bài viết này. Luận văn nghiên cứu sẽ
hướng đến những mục tiêu nghiên cứu sau:
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu tổng quát mà luận văn nghiên cứu hướng đến là các yếu tố ảnh
hưởng đến ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu chi tiết
Làm rõ cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính của các NHTM.

Xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định
tài chính của các NHTM Việt Nam.


3

Dựa vào kết quả nghiên cứu trong luận văn, đưa ra các khuyến nghị đối với
các NHTM và NHNN để gia tăng ổn định tài chính của NHTM Việt Nam.
Các mục tiêu nghiên cứu này sẽ được trình bày lần lượt trong các chương sau,
đây là mục tiêu xuyên suốt trong luận văn này.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để lấy hướng đi và ý tưởng khoa học cho luận
văn sau khi đã xác định được sự cần thiết của đề tài và mục tiêu nghiên cứu đề tài
mong muốn đạt được.
Câu 1: Thế nào là ổn định tài chính của ngân hàng, ổn định tài chính của ngân
hàng được đo lường thơng qua các yếu tố nào?
Câu 2: Các yếu tố nào tác động đến ổn định tài chính của ngân hàng và chiều
hướng tác động của các yếu tố đó?
Câu 3: Các khuyến nghị đối với các NHTM Việt Nam và NHNN như thế nào
để gia tăng ổn định tài chính cho các NHTM Việt Nam?
1.4 Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính mà luận văn hướng đến là các yếu tố ảnh hưởng
đến ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là dữ liệu của 34 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 20072017, nguồn số liệu về các yếu tố nội tại của các NHTM lấy từ báo cáo thường niên,
báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này. Các yếu tố vĩ mô
lấy từ tổng cục thống kê.
1.5 P ƣơn p áp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu định lượng.



4

Phương pháp nghiên cứu định lượng: thực hiện nghiên cứu bằng cách sử dụng
mơ hình hồi quy dữ liệu bảng (panel data) để kiểm định mức độ tác động của từng
yếu tố đến ổn định tài chính của NHTM. Luận văn sẽ trích dẫn các lý thuyết liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, sau đó xây dựng mơ hình nghiên cứu, biến phụ thuộc
được xác định là ổn định tài chính của NHTM, biến độc lập bao gồm: quy mơ ngân
hàng, tỷ lệ nợ xấu, thu nhập lãi cận biên, tăng trưởng cho vay, tỷ lệ cho vay khách
hàng trên tiền gửi khách hàng, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, và các
biến vĩ mô như tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát. Kết quả của mơ hình hồi
quy sẽ là cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu, đồng thời kết
quả cũng giải thích được chiều hướng tác động của các yếu tố nội tại và yếu tố vĩ
mô đến ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
1.6 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính của Ngân hàng thương mại.
Chương 3: Phương pháp, dữ liệu và mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao ổn định tài
chính của Ngân hàng thương mại Việt Nam
1.7 Đón

óp ủa nghiên cứu

Trên phương diện học thuật: luận văn là tài liệu hữu ích giúp hệ thống hóa
những lý luận chung về NHTM và ổn định tài chính của NHTM tại Việt Nam và
trên thế giới. Tìm hiểu, phân tích các chỉ số đo lường ổn định tài chính của ngân
hàng cũng như các yếu tố tác động đến nó.
Trên phương diện thực tiễn: Luận văn được thực hiện với mục tiêu xác định
các yếu tố tác động đến ổn định tài chính của NHTM Việt Nam, nước ta hiện nay có



5

khá ít nghiên cứu về đề tài này, phần lớn các luận văn nghiên cứu về nợ xấu hay rủi
ro thanh khoản, mà ít có nghiên cứu về việc tài chính của nó có ổn định hay khơng.
Luận văn kỳ vọng có thể giúp các NHTM có thêm nguồn tham khảo, các nhà
nghiên cứu có thể phát triển thêm từ những hạn chế của bài viết, từ đó hình thành
được những tài liệu về ổn định tài chính ngân hàng hoàn thiện hơn.
Tiếp theo luận văn cũng chỉ ra tầm quan trọng của các yếu tố thu nhập lãi cận
biên, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, tăng trưởng cho vay, quy mô ngân
hàng, tỷ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi khách hàng, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm
phát với mức độ ổn định tài chính của NHTM Việt Nam như thế nào
Và sau cùng, luận văn làm rõ tác động của hoạt động cho vay cụ thể là tăng
trưởng cho vay và tỷ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi khách hàng có thật sự là
tốt cho NHTM mà khơng có rủi ro hay khơng. Đây là đóng góp quan trọng, vì nó
giúp các NHTM xây dựng cho mình chiến lược cho vay hợp lý.


6

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI

2.1 Tổng quan về ổn định tài chính của N

n

n t ƣơn mại


Nhiều nghiên cứu đã cố gắng giải quyết ổn định tài chính của các ngân hàng
từ những quan điểm khác nhau, tuy nhiên chưa có khái niệm nào được thống nhất.
Vậy ổn định tài chính ngân hàng thương mại được hiểu như thế nào?
2.1.1 Khái niệm về ổn định tài chính của n

n

n t ƣơn mại

Ổn định tài chính ln là mối quan tâm hàng đầu của các Quốc gia, ổn định tài
chính là điều kiện cần thiết để các quốc gia ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Ngân hàng là một bộ phận của thị trường tài chính, nó được phân
biệt với các chủ thể khác trong nền kinh tế bởi việc được cấp phép và thực hiện các
hoạt động của ngân hàng, ngân hàng cũng là ngành phải tuân thủ theo nhiều quy
định nhất. Hơn nữa, Ngân hàng là một ngành nghề kinh doanh đặc biệt và có mức
độ nhạy cảm cao hơn so với các ngành nghề khác. Hoạt động của lĩnh vực ngân
hàng chịu tác động cả từ những vấn đề nội tại ngân hàng, và những vấn đề mang
tính vĩ mơ. Do vậy, ổn định tài chính, ổn định hệ thống ngân hàng là mục tiêu quan
trọng của mỗi ngân hàng và cả quốc gia.
Xác định ổn định tài chính ngân hàng từ ổn định tài chính, luận văn tham khảo
các ý kiến như sau: Theo ngân hàng trung ương Châu Âu, ổn định tài chính là trạng
thái mà hệ thống tài chính gồm các trung gian tài chính, thị trường và hạ tầng tài
chính có khả năng chống đỡ được các cú sốc và những rủi ro do sự mất cân đối tài
chính đưa ra, từ đó làm giảm bớt khả năng sụp đổ của các trung gian tài chính vốn
có tác động tiêu cực đối với việc phân bổ tiết kiệm và đầu tư.
Một sự am hiểu về ổn định tài chính cần dựa trên những khung khái niệm
(Houben và cộng sự, 2004). Khái niệm về sự ổn định tài chính còn chưa rõ ràng,


7


chưa có định nghĩa chung nào được cơng nhận. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã cố
gắng để định nghĩa sự ổn định tài chính. Houben và cộng sự (2004) đã xét đến sự ổn
định tài chính như là sự thay đổi liên tục qua thời gian và phù hợp với sự kết hợp đa
dạng của nó với các yếu tố tạo nên nó, giúp hệ thống kinh tế phân bổ nguồn lực,
quản lý rủi ro và có khả năng thích ứng với những cú sốc.
Davis (2003) đã xác định ba loại bất ổn tài chính. Thứ nhất là sự thất bại của
ngân hàng, thứ hai là giá cả thị trường bất ổn, và thứ ba là sự sụp đổ kéo theo của
thanh khoản thị trường. Miskin (1994) cho rằng, bất ổn tài chính xảy ra khi những
cú sốc với những dịng thơng tin cản trở làm cho hệ thống tài chính có thể khơng
dẫn truyền vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất trong nền kinh tế. Thị trường
tài chính ổn định sẽ hỗ trợ các hoạt động kinh tế diễn ra trôi chảy hơn.
Theo Swamy (2014) trong bối cảnh các ngân hàng chiếm hơn 70-80% của hệ
thống tài chính, ổn định tài chính của ngân hàng được thừa nhận nổi trội hơn cho
việc đảm bảo sự ổn định tài chính. Ổn định tài chính ngân hàng có thể phân biệt
được từ ổn định tài chính. Ngân hàng góp phần quan trọng cho ổn định tài chính,
bởi vì ngân hàng đóng vai trị tạo tiền, cấp vốn hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, cung
cấp tài chính cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình tham gia vào hệ thống thanh
tốn. Mặt khác, ngân hàng có trạng thái đặc biệt bởi vì nó dễ bị tổn thương hơn
những ngành khác. Trạng thái và những vấn đề của ngân hàng thường đặc biệt hơn
vì nó đại diện của các quỹ và chính phủ muốn quản lý nó một cách chặt chẽ. Hơn
nữa, hiện nay ngân hàng đòi hỏi phải có hoạt động thanh tốn và cho vay liên ngân
hàng. Với sự kết nối này, nếu một ngân hàng thiếu an toàn sẽ dẫn đến mối đe dọa
truyền rủi ro tới các ngân hàng khác, tạo sự lây lan liên ngân hàng, dẫn đến rủi ro hệ
thống. Sự phối hợp không cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, sự chấp nhận rủi ro
của ngân hàng, các khoản phải trả của bảng cân đối kế toán là những biểu hiện của
sự bất ổn của các NHTM.
Hoạt động của NHTM có mối quan hệ gần gũi với hoạt động hàng ngày của
các chủ thể khác trong xã hội, bất kỳ sự đổ vỡ ngân hàng nào đều tác động tiêu cực



8

đến toàn bộ nền kinh tế xã hội. Do vậy, theo Swamy (2014), ổn định tài chính của
ngân hàng cốt yếu để giảm đến mức tối thiểu gia tăng tác động đến nền kinh tế và
xã hội do những vấn đề từ ngành công nghiệp này. Mức độ ổn định tài chính của
ngân hàng phụ thuộc vào một số yếu tố nội tại ngân hàng như là mức độ an toàn
vốn, chất lượng tài sản, quản lý, khả năng sinh lợi, thanh khoản, ngồi ra cịn phụ
thuộc vào các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, và các chính
sách điều tiết vĩ mơ của NHNN.
Như vậy, ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại là trạng thái mà các
ngân hàng thương mại có thể phân bổ hiệu quả các nguồn lực, có khả năng thực
hiện tốt chức năng trung gian, hỗ trợ các ngành nghề kinh tế khác phát triển, đồng
thời có khả năng chống đỡ lại các cú sốc trong nền kinh tế.
2.1.2 Đo lƣờng ổn định tài chính của n

n

n t ƣơn mại

Để đo lường ổn định tài chính của ngân hàng, các nghiên cứu của Nguyen và
cộng sự (2012), Beck và cộng sự (2013), Demirguc-Kunt và Huizinga (2010),
Houston và cộng sự (2010), Laeven và Levine (2009) và nhiều nghiên cứu khác sử
dụng hệ số Z-score. Z-score phản ánh độ lệch chuẩn mà lợi nhuận giảm tới mức
vượt quá vốn chủ sở hữu ngân hàng. Tỷ lệ Z-score cao hơn ngân hàng sẽ ít rủi ro
hơn, xác xuất phá sản thấp hơn và sự ổn định cao hơn. Z-score được sử dụng để đo
lường xem ngân hàng có khả năng bị rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính hay
khơng. Hay nói cách khác, hệ số Z-score giúp dự báo khả năng phá sản của các
ngân hàng.
Ưu điểm của việc sử dụng Zscore để đánh giá khả năng phá sản của ngân hàng

là cách tính khá dễ dàng, khơng phân biệt cấu trúc hay phương hướng kinh doanh
của các tổ chức. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là khơng phản ảnh được mối
tương quan giữa các tổ chức tài chính.
Trong nghiên cứu của mình, Nguyen và cộng sự (2012) sử dụng chỉ số Z-score
để đo lường tính ốn định của ngân hàng, bao gồm lợi nhuận, đòn bẩy và mức biến


9

động lợi nhuận trong một ngân hàng đơn lẻ để đo lường khoảng cách với rủi ro. Nó
được đưa ra bởi chỉ số sau:

Zi , j ,t 

ROAi , j ,t  E / TAi , j ,t

 KUA

Trong đó: ROA là lợi nhuận tính trên tổng tài sản trung bình và E là nguồn
vốn, TA là tổng tài sản trong khoảng thời gian nghiên cứu,  KUA là độ lệch chuẩn
của lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình. Vì vậy ổn định của ngân hàng sẽ tăng khi
lợi nhuận và mức vốn cao hơn, giảm khi thu nhập không ổn định phản chiếu qua độ
lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cao hơn.
Cùng nghiên cứu về ổn định tài chính ngân hàng, Beck và các cộng sự (2013)
cũng sử dụng chỉ số Z-score để đo lường của ngân hàng. Rủi ro phá sản của các
ngân hàng được đo lường bằng cách sử dụng hệ số logarit tự nhiên của Z-score. Zscore đo lường khoảng cách tới vỡ nợ và được tính tốn như sau:

Zi ,t 

ROA  ( E / A)i ,t


 ( ROA)i ,t

Trong đó: ROA là suất sinh lời trên tài sản, E/A chỉ ra tỷ lệ vốn trên tổng tài
sản và (ROA) là độ lệch chuẩn của suất sinh lời trên tài sản. Nghiên cứu sử dụng
thời gian 3 năm liên tục, ước lượng độ lệch tiêu chuẩn của ROA cho phép biến đổi
trong thời gian mẫu của Z-score. Cách tiếp cận này nhằm hạn chế sự biến đổi của Zscore trong phạm vi ngân hàng qua thời gian được truyền dẫn riêng bởi sự biến đổi
của mức độ vốn và lợi nhuận (Schaeck và Cihak, 2010). Hơn nữa, dữ liệu bảng
khơng cân bằng, nó giảm bớt chênh lệch cho các mẫu được ước lượng với độ dài
mẫu khác nhau cho các ngân hàng khác nhau. Z-score có thể được giải thích như là
con số độ lệch chuẩn mà doanh số sẽ hạ xuống từ trung bình tới tồn bộ vốn của
ngân hàng (Boyd và Runkle, 1993). Z-score cung cấp nhiều thước đo trực tiếp đến
sức khỏe ngân hàng. Một tỷ lệ Z-score cao hơn đồng nghĩa với xác xuất phá sản sẽ
thấp hơn.


10

Nguyen (2013) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa những khoản nợ dưới
chuẩn và rủi ro của ngân hàng cũng đã sử dụng hệ số Z-score để đo lường mức độ
rủi ro của ngân hàng. Khác với hai tác giả nêu trên, trong nghiên cứu của mình,
Nguyen (2013) đã đưa vào biến chỉ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Công thức được
đưa ra như sau:

Z

ROA  CAR
 ( ROA)

Trong đó ROA là tỷ suất sinh lợi trên tài sản, CAR là chỉ số an tồn vốn tối

thiểu, nó được đo lường bằng tỷ số giữa vốn tự có và tổng tài sản rủi ro. (ROA) là
độ lệch chuẩn của suất sinh lời trên tài sản. Tác giả đã kết luận rằng, những quan sát
của họ về thay đổi trong ổn định của ngân hàng đã đạt được bằng việc sử dụng hệ số
Z-Score, tính tốn được những thay đổi trong rủi ro về tài sản của ngân hàng, bên
cạnh đó cịn xác định được độ lệch tiêu chuẩn của thu nhập hay mức biến động của
thu nhập
2.1.3 Tổng quan các nghiên cứu trƣớ đ y về ổn định tài chính ngân hàng
2.1.3.1 Ivicic và cộng sự (2008)
Nghiên cứu lấy mẫu của các ngân hàng từ 7 quốc gia CEE trong vịng 10
năm, từ năm 1996-2006, mục đích là nghiên cứu tác động của các biến vĩ mô và
biến ngân hàng cụ thể đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng. Rủi ro
mất khả năng thanh toán của ngân hàng được đo bằng chỉ số Zscore, mục đích để
xác định khả năng ngân hàng thua lỗ, có các khoản âm vượt quá vốn chủ sở hữu của
ngân hàng.
Nhóm tác giả nghiên cứu các yếu tố nội tại ngân hàng sau: Tăng trưởng tín
dụng, tổng tài sản, cấu trúc tài sản, rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tài sản thanh
khoản trên các khoản huy động ngắn hạn, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên nợ ngắn
hạn, tỷ lệ nợ nước ngoài trên tổng tài sản. Các biến vĩ mô được nghiên cứu bao


11

gồm: Tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất libor 6 tháng, rủi ro tỷ giá
HRK/EUR.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ổn định của ngân hàng tăng trung bình từ
năm 1998, chủ yếu do mơi trường vĩ mơ thuận lợi, lợi nhuận ngân hàng cao và ít
biến động hơn. Ổn định ngân hàng giảm khi tín dụng tăng trưởng. Dự phòng cho
vay cao, tỷ lệ lạm phát cao hơn ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định ngân hàng.
2.1.3.2 Nghiên cứu của Rajhi và Hassairi (2013)
Nghiên cứu lấy mẫu là các ngân hàng ở 16 quốc gia hồi giáo, tồn tại trong giai

đoạn 2000-2008, để kiểm tra xem các ngân hàng Hồi giáo có ổn định hơn các ngân
hàng thơng thường hay khơng, tìm hiểu ngun nhân mất khả năng thanh tốn giữa
Trung đơng, Bắc phi và các nước Đông nam á.
Nghiên cứu sử dụng chỉ sổ Zscore để đo lường mức độ ổn định của các ngân
hàng. Biến giải thích trong nghiên cứu được chia làm ba nhóm, nhóm biến số cụ thể
của ngân hàng, nhóm dữ liệu ngành ngân hàng, nhóm biến kinh tế vĩ mơ. Bao gồm
quy mô tài sản, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí trên thu nhập,
rủi ro thanh khoản, dự phịng rủi ro tín dụng, đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ tài sản
thanh khoản trên vốn ngắn hạn, cạnh tranh ngành (HHI), Libor 6 tháng, tăng trưởng
kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát.
Nghiên cứu chứng minh rằng rủi ro tín dụng và đa dạng hóa thu nhập là
nguyên nhân phổ biến gây mất khả năng thanh toán cho các ngân hàng Hồi giáo.
Đồng thời tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay so với thu nhập lãi ròng cũng làm giảm hệ
số Z, tức là làm giảm mức độ ổn định của các ngân hàng. Đồng thời sự gia tăng
Libor cũng làm giảm điểm chỉ số Z trong các ngân hàng Hồi giáo nhỏ ở Đông Nam
á. Thị trường cạnh tranh cũng gây ảnh hưởng đến các ngân hàng Hồi giáo lớn và
nhỏ ở khu vực Đông Nam á.


12

2.1.3.3 Nghiên cứu của Madi (2016)
Nghiên cứu dựa trên mẫu của các ngân hàng Plc của Anh và các hiệp hội xây
dựng, trong giai đoạn trước và trong khủng hoảng tài chính, trước khủng hoảng tài
chính là từ 2005-2007, trong khủng hoảng tài chính là từ 2008-2010. Mục đích là
xem xét các loại tổ chức này có khác nhau trong các yếu tố quyết định sự ổn định
tài chính của chúng hay không.
Cũng như nhiều học giả khác, nghiên cứu sử dụng hệ số Zscore để đo lường
ổn định tài chính. Các biến độc lập trong mơ hình bao gồm: tỷ lệ chi phí trên thu
nhập, đa dạng hóa thu nhập, hành vi cho vay của ngân hàng, quy mô ngân hàng,

tăng trưởng kinh tế GDP.
Kết quả hồi quy nhấn mạnh mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa
GDP và ổn định tài chính của các ngân hàng Anh. Đa dạng hóa thu nhập góp phần
ổn định tài chính. Khơng có mối quan hệ giữa hành vi cho vay và ổn định tài chính.
Sự gia tăng tỷ lệ chi phí trên thu nhập sẽ có tác động tiêu cực đến ổn định tài chính.
Đống thời gia tăng quy mô ngân hàng cũng dẫn đến giảm mức độ ổn định tài chính.
2.1.3.4 Nghiên cứu của Swamy (2014)
Nghiên cứu lấy mẫu từ 58 ngân hàng hàng đầu tại Ấn Độ, trong khoảng thời
gian 12 năm từ 1996-2009 để kiểm tra tính tương quan của các biện pháp ổn định
ngân hàng.
Nghiên cứu sử dụng mơ hình VAR để nghiên cứu ổn định của ngân hàng và
xác nhận tầm quan trọng của các biến cụ thể như là thanh khoản, chất lượng tài sản,
độ an toàn vốn và khả năng sinh lời.
Kết quả đạt được của nghiên cứu là phân tích được sự ổn định của hệ thống
ngân hàng, mối quan hệ giữa ổn định ngân hàng và ổn định tài chính, khả năng phục
hồi hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính. Nghiên cứu cho thấy hệ thống tài
chính cụ thể là hệ thống ngân hàng Ấn độ ổn định liên tục so với các quốc gia khác.


13

2.1.3.5 Nghiên cứu của Khouri và Arouri (2016)
Nghiên cứu lấy mẫu từ 59 ngân hàng GCC, giai đoạn từ 2004 đến 2012 để
nghiên cứu mối quan hệ giữa ổn định ngân hàng, hiệu suất và tăng trưởng tín dụng.
Phương pháp 2SGMM được sử dụng để ước lượng mơ hình bảng động. Các
yếu tố đặc thù ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Quy mô hội
đồng quản trị, cơ cấu sở hữu nước ngồi, quy mơ ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tiền
gửi, tỷ lệ nợ xấu. Yếu tố vĩ mô bao gồm tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát. Mức độ
ổn định tài chính được đo lường qua hệ số zscore.
Nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng dường như khơng ảnh hưởng đến

ổn định tài chính của ngân hàng đến một mức độ nhất định, tuy nhiên khi tăng
trưởng tín dụng cao hơn các ngân hàng trở nên kém ổn định hơn. Kết quả nghiên
cứu cho thấy cần có sự giám sát chặt chẽ hơn để theo dõi và kiểm soát tăng trưởng
cho vay và đưa ra cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến tăng trưởng tín
dụng.
2.1.3.6 Nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2012)
Nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa sức mạnh thị trường, đa dạng hóa
doanh thu, đồng thời kiểm tra sự tương tác giữa sức mạnh thị trường và đa dạng hóa
doanh thu có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của từng ngân hàng riêng lẻ hay
không.
Nghiên cứu bao gồm 151 ngân hàng thương mại từ bốn quốc gia Nam á, bao
gồm Bangladesh, Ấn độ, Pakistan, và SriLanka, thời gian lấy mẫu là từ 1998-2008.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM để ước lượng hồi quy. Mức độ ổn định tài
chính được đo lường thơng qua hệ số Zscore. Các biến độc lập trong mô hình bao
gồm: Quy mơ ngân hàng, hiệu quả quản lý chi phí, thu nhập lãi cận biên, nguồn
vốn, tỷ lệ nợ xấu, ngân hàng niêm yết.


14

Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng Nam á có sức mạnh thị trường
lớn hơn tập trung vào hoạt động thu lãi truyền thống, tuy nhiên các ngân hàng này
sẽ ổn định hơn nếu tập trung cả vào thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi.
2.2 Các yếu tố tá độn đến ổn định tài chính của n

n

n t ƣơn mại

Khi nghiên cứu về sự ổn định tài chính của ngân hàng, Johnson (2002) đánh

giá theo các tiêu chí như tăng trưởng tài sản, lợi nhuận, phạm vi hoạt động, các mối
quan hệ chiến lược. Swamy (2014) đo lường mức độ ổn định tài chính của ngân
hàng thơng qua hiệu quả của các chỉ số về thanh khoản, chất lượng tài sản, an toàn
vốn và khả năng sinh lợi. Kế thừa các nghiên cứu trước đây, Luận văn xem xét các
yếu tố nội tại ngân hàng là quy mô ngân hàng, tổng nguồn vốn, chất lượng tài sản,
khả năng sinh lợi, thanh khoản, tăng trưởng cho vay, và yếu tố vĩ mô như tăng
trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát tác động như thế nào đến ổn định tài chính của các
NHTM.
2.2.1 Quy mơ ngân hàng
Quy mơ ngân hàng được phản ảnh qua tổng tài sản của ngân hàng đó. Tổng tài
sản của ngân hàng phản ánh tồn bộ giá trị tài sản hiện có của ngân hàng thương
mại, bao gồm tiền mặt, cho vay, đầu tư, tài sản cố định và tài sản có khác.
Trong đó tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và tiền gửi tại tổ chức tín dụng
khác là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất, được hình thành để đáp ứng nhu
cầu về thanh khoản của ngân hàng, tuy nhiên khoản mục này lại đem lại lợi nhuận
thấp cho ngân hàng. Cho vay là khoản mục tài sản chiếm tỷ trọng cao và mang lại
lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Khoản mục đầu tư như như trái phiếu chính phủ,
tín phiếu kho bạc, có rủi ro thấp và có khả năng chuyển thành tiền nhanh chóng.
Khoản mục này là một nguồn hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng, ngồi ra cịn là
một kênh sinh lợi, tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng. Tài sản cố định như mặt
bằng, cơ sở vật chất....khoản mục này giúp ngân hàng thương mại tạo dựng hình
ảnh và vị thế của mình. Tài sản có khác thường bao gồm các khoản phải thu, lãi dự


15

thu và các khoản dự phòng rủi ro. Quản trị tốt tài sản sẽ giúp ngân hàng gia tăng lợi
nhuận.
Tổng tài sản cũng là yếu tố quan trọng quyết định mức ổn định hoạt động tín
dụng, khả năng sinh lời, ổn định của ngân hàng (Al-Khouri và Arouri, 2016). Ngân

hàng có tổng tài sản lớn có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh, có khả năng phân
tán rủi ro tốt hơn ngân hàng nhỏ, và những ngân hàng lớn khi gặp rủi ro cũng sẽ
nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng hơn.
Mirzaei và cộng sự (2013) đưa ra năm quan điểm mà khu vực ngân hàng có
thể giảm bớt sự yếu ớt về tài chính được mơ tả thơng qua mối quan hệ của ổn định
tài chính ngân hàng và quy mô ngân hàng như là: Thứ nhất là: ngân hàng lớn hơn
có thể gia tăng lợi nhuận, xây dựng vốn dự trữ cao hơn, vì vậy cho phép chúng ít bị
ảnh hưởng bởi thanh khoản và những cú sốc vĩ mô. Thứ hai là: Những ngân hàng
lớn hơn có thể cải thiện giá trị của họ, ngăn cản những nhà quản lý có hành vi chấp
nhận nhiều rủi ro hơn. Thứ ba là: Cơ quan giám sát ngân hàng hiệu quả hơn khi chỉ
giám sát một lượng nhỏ ngân hàng lớn, do đó giám sát hiệu quả hơn hệ thống ngân
hàng, làm giảm lây lan rủi ro trên toàn hệ thống. Thứ tư là: Các ngân hàng lớn hơn
có xu hướng phải cung cấp dịch vụ giám sát tín dụng, Thứ năm là: ngân hàng lớn
hơn thường có lợi thế theo quy mơ và lợi ích kinh tế theo đặc thù.
Khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy ra đã gây nhiều tranh cãi về cấu trúc của
ngành công nghiệp ngân hàng trong nền kinh tế và điều hành của các nhà làm chính
sách, nhiều ngân hàng đã tăng trưởng quá lớn, hệ thống ngân hàng trở nên quá tập
trung. Buiter (2009) cho rằng nguyên nhân thật sự là do quy mơ, bởi vì một doanh
nghiệp phức tạp nhưng nhỏ thì cũng khơng đe dọa sự ổn định của hệ thống. Những
ngân hàng lớn có thể bị đổ vỡ bởi một số nguyên nhân, như là họ thực hiện những
hoạt động hay cung cấp những sản phẩm không theo quy định hiện hành. Haan và
Poghosyan (2012) khi nghiên cứu về các ngân hàng Mỹ đã nhận định rằng sự có
mặt của nhiều ngân hàng nhỏ cũng khơng đảm bảo rằng sẽ không xảy ra khủng
hoảng. Nếu nhiều ngân hàng nhỏ vận hành giống nhau và vì vậy sẽ kiệt quệ tài


16

chính cùng thời điểm với nhau, và chính việc cùng lúc với nhau như vậy nhóm ngân
hàng này sẽ trở nên quá quan trọng để thất bại. Hơn nữa, những ngân hàng lớn có

thể ổn định hơn ngân hàng nhỏ nên góp phần làm ổn định tài chính hơn. Vậy tại sao
lại có sự khác biệt giữa các ngân hàng lớn và các ngân hàng nhỏ? Deyoung và cộng
sự (2004) cho rằng, sự bãi bỏ quy định và thay đổi công nghệ đã làm thay đổi ngành
công nghiệp ngân hàng ở Mỹ với hai nhóm quy mơ ngân hàng cơ bản, nhóm đầu
tiên là nhóm ngân hàng lớn, với những đặc trưng như là việc sử dụng thông tin
"cứng", với những mối quan hệ khách quan, chi phí đơn vị thấp, các khoản vay
được chuẩn hóa, trong khi đó nhóm thứ 2 là các ngân hàng nhỏ, đặc trưng là sử
dụng thông tin "mềm", phát triển mối quan hệ, chi phí đơn vị cao, những khoản vay
chưa được chuẩn hóa. Những ngân hàng nhỏ cung cấp tài chính chủ yếu cho các
doanh nghiệp nhỏ, điều này là động lực quan trọng để phát triển nền kinh tế. Berger
và cộng sự (2005) đã nghiên cứu và tìm thấy rằng những ngân hàng nhỏ khả năng
cao hơn trong việc phân phối vốn cho những đối tượng vay rủi ro, những ngân hàng
nhỏ tốt hơn trong thu thập và hoạt động với thông tin "mềm". Những ngân hàng lớn
thường ít cho vay đối với các doanh nghiệp mà họ bị hạn chế về thông tin. Steven
(2007) cho rằng những ngân hàng nhỏ rủi ro hơn vì chúng bị giới hạn khả năng đa
dạng hóa, tác giả cho rằng những ngân hàng nhỏ có ít cơ hội để đa dạng, mà thường
thúc đẩy chúng nắm bắt những khách hàng có tài sản, có rủi ro tín dụng thấp, hay
thực hiện những khoản cho vay được đảm bảo bằng nhiều tài sản hơn, chính sự đa
dạng hóa thấp hơn của những ngân hàng nhỏ, lần lượt sẽ dẫn đến mức độ biến động
thu nhập cao hơn, ngân hàng kém ổn định hơn.
Quy mô ngân hàng được xem là một nhân tố rủi ro của ngân hàng (Haq và
cộng sự , 2012), do đó quy mơ ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu hoạt động
và khả năng sinh lời của ngân hàng. Những ngân hàng lớn có khuynh hướng thiên
về hoạt động phi truyền thống hơn là các ngân hàng nhỏ. Cụ thể, ngoài hoạt động
huy động và cho vay các ngân hàng lớn cịn phát triển các mảng dịch vụ khác, đa
dạng hóa trong hoạt động cũng đem lại thu nhập đa dạng hơn cho các ngân hàng
lớn, và vì vậy ngân hàng lớn có ít đặc tính rủi ro hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng lớn


17


cũng được bảo vệ bởi một số luật lệ, được nhiều đặc quyền hơn, như khi ngân hàng
lớn gặp khó khăn, nó sẽ nhanh chóng nhận được hỗ trợ từ chính phủ, dẫn đến việc
các ngân hàng lớn trở thành nhóm ngân hàng quá lớn để đổ vỡ (too big to fail)
(Haan và Poghosyan, 2012). Vì vậy dường như ngân hàng lớn có động cơ để thực
hiện những hoạt động rủi ro hơn, hoạt động của ngân hàng lớn cũng làm cho chiều
hướng thị trường bị ảnh hưởng hơn là ngân hàng nhỏ. Ngân hàng lớn được kỳ vọng
ổn định hơn bởi vì có nhiều cơ hội đa dạng hóa, lợi thế kinh tế nhờ quy mơ trong
chi phí thơng tin sản phẩm, vận hành và giao dịch, do vậy ngân hàng lớn sẽ có ít
nguy cơ phá sản hơn (Nguyen và cộng sự, 2012).
2.2.2 Tổng nguồn vốn
Quy định về vốn đã hình thành từ lâu, với hiệp ước basel đầu tiên ra đời năm
1987, đây là chìa khóa để xây dựng quy định về nguồn vốn ngân hàng (Fratzscher
và cộng sự, 2016). Năm 1987, hội dự trữ Liên bang Mỹ basel đại diện cho Mỹ và 11
quốc gia bao gồm Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy sĩ,
Anh, Luychxambua, đã đưa ra các tiêu chuẩn sơ bộ về vốn áp dụng cho các ngân
hàng, tổ chức tài chính. Cho đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh thay đổi, hiệp ước
Basel 3 được đưa ra để cung cấp nền tảng đảm bảo tính bền vững của hệ thống ngân
hàng, ngăn ngừa tổn thất có thể xảy ra trong tương lai, đồng thời giúp các ngân
hàng tăng khả năng đối phó với khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Nguồn vốn của NHTM bao gồm những giá trị tiền tệ do các cổ đông tạo lập
nên và các khoản huy động để thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn vốn của NHTM cơ bản bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay,
vốn khác. Vốn chủ sở hữu thường nhỏ hơn nhiều so với vốn huy động được. Tuy
nhiên vốn chủ sở hữu đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì các hoạt động hàng
ngày và đảm bảo cho ngân hàng có khả năng phát triển lâu dài. Nó đóng vai trị như
là một tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, và nó là điều kiện bắt buộc mỗi ngân hàng
phải có để được cấp giấy phép hoạt động. Vốn tạo niềm tin cho khách hàng về sức
mạnh tài chính của ngân hàng. Các ngân hàng bắt đầu với khoản vốn do các cổ



×