Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá tác động của đào tạo nguồn nhân lực đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĨNH PHÚ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ,
TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĨNH PHÚ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ,
TỈNH BẾN TRE
Chun ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phạm Khánh Nam

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “đánh giá tác động của đào tạo nguồn nhân lực
đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” là do
tơi tự nghiên cứu và hồn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Khánh Nam.
Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn, thu
thập và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên thực hiện

Trần Vĩnh Phú


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nổ lực cố gắng
của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Q thầy cô, cũng như sự động
viên ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong thời gian học tập và thực hiện
đề tài. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Phạm Khánh Nam, người
đã tận tình giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành đề tài.
Cuối cùng, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cơ trong
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báo cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh. Đặc biệt,
gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Quang, Khoa Kinh tế về những kiến
thức trao đổi, giúp tơi hồn thành đề tài này.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và khả năng của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp chân thành từ quý Thầy Cô và các bạn./.



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
TĨM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
1.5. Kết cấu nghiên cứu ..............................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................7
2.1. Lược khảo lý thuyết có liên quan ....................................................................7
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ..........................................................11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................13
3.1. Khung phân tích .............................................................................................13
3.2. Mơ hình hồi quy .............................................................................................14
3.3. Phương pháp kết nối điểm xu hướng .............................................................17
3.4. Chọn mẫu và thu thập số liệu .........................................................................18
3.5. Phương pháp phân tích xử lý số liệu..............................................................19
3.6. Các bước thực hiện nghiên cứu .....................................................................19


CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN ĐÀO TẠO NHÂN LỰC VÀ THU NHẬP TẠI
HUYỆN THẠNH PHÚ ................................................................................................ 21
4.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................21
4.2. Điều kiện xã hội .............................................................................................22

4.3. Thực trạng nguồn nhân lực ............................................................................23
4.4. Chủ trương của Đảng và nhà nước về đào tạo nghề ......................................24
4.5. Thu nhập ........................................................................................................28
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................29
5.1. Thống kê mô tả ..............................................................................................29
5.2. Kết quả hồi quy ..............................................................................................34
5.2.1. Kết quả hồi quy thu nhập, đào tạo và nghề nghiệp ..................................34
5.2.2. Kết quả hồi quy thu nhập và ngành nghề được đào tạo ...........................37
5.3. Phương pháp kết nối điểm xu hướng .............................................................40
5.4. Phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu hộ gia đình ...........44
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .............................................47
6.1. Kết luận ..........................................................................................................47
6.2. Gợi ý chính sách ............................................................................................49
6.3. Ưu điểm, hạn chế và hướng nghiên cứu mới của đề tài ................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Ý nghĩa, đơn vị đo của các biến số trong mơ hình........................................16
Bảng 5.1.1: Thống kê mơ tả các biến số trong mơ hình ................................................29
Bảng 5.1.2: Trình bày hệ số tương quan theo cặp của tất cả các biến số trong mơ
hình ............................................................................................................................... 32
Bảng 5.1.3: So sánh thống kê thu nhập trung bình trước và sau đào tạo ......................33
Bảng 5.3.1: Thống kê mô tả và xác suất tham gia đào tạo và không đào tạo ...............41
Bảng 5.3.2: Số quan sát giữa 02 nhóm có tham gia đào tạo và không đào tạo được
đem ra so sánh ...............................................................................................................42


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Sơ đồ 1.1: Khung phân tích đề tài .................................................................................13
Sơ đồ 1.2: Quy trình phân tích đề tài .............................................................................20
Đồ thị 1.1: Thu nhập trung bình trước và sau đào tạo ...................................................33


TĨM TẮT LUẬN VĂN

Bài viết này đóng góp vào dịng nghiên cứu về vấn đề đào tạo và thu nhập,
đánh giá sự tác động của đào tạo nguồn nhân lực tác động đến thu nhập của hộ gia
đình. Kết quả khảo sát thu thập số liệu thống kê và phân tích mở rộng sử dụng
phương pháp hồi quy tối thiểu (OLS), kết hợp với phương pháp đánh giá tác động
kết nối điểm xu hướng (Propensity score matching) cho thấy bằng chứng về sự
khác biệt trong thu nhập của hộ gia đình có tham gia và khơng có tham gia chương
trình đào tạo nghề. Đề tài đi sâu vào phân tích sự tăng thu nhập giữa người được
đào nghề và người khơng được đào tạo nghề, để có sự so sánh, đánh giá sự chênh
lệch trong thu nhập do tác động bởi yếu tố đào tạo mang lại, trong đó có những
ngành nghề đào tạo mang lại sự tăng thu nhập đáng kể, ngồi ra có những ngành
đào tạo khơng mang lại hiệu quả. Bài viết đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao
hiệu quả đào tạo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu
nhập, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Phần mở đầu trình bày bối cảnh cũng như tính cần thiết của đề tài, mục tiêu và
đối tượng nghiên cứu, phương hướng, cách thức và các bước mà tác giả sẽ thực hiện để
tìm ra kết quả và các kết luận về tác động của chính sách đào tạo nguồn nhân lực đến
thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

1.1. Đặt vấn đề
Nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của lực lượng sản xuất xã
hội, quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là nguồn lực quan trọng để thực hiện
thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 mà Đại hội Đảng
lần thứ XI đã thông qua. Tầm quan trọng này được Huyện ủy Thạnh Phú nêu trong
Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 20 tháng 10 năm 2011 về “Đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020”, xem đây là nhân tố quan trọng nhằm đẩy phát
triển kinh tế của huyện.
Thạnh Phú là một trong ba huyện biển của tỉnh Bến Tre, dân số đông (35.876
hộ, với 148.178 nhân khẩu), trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Qua kết quả bình
nghị hộ nghèo cuối năm 2014, tồn huyện có 3.897 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,86%, hộ
cận nghèo 2.566 hộ, chiếm tỷ lệ 7,15%; huyện có 08/18 xã được Chính phủ cơng nhận
là bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn theo chương trình 135, nguồn nhân lực và cơ
sở hạ tầng của huyện còn nhiều hạn chế, do đó Trung ương, tỉnh tập trung đầu tư nhiều
chương trình, chính sách..., trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực được quan tâm hàng
đầu để giải quyết vấn đề quan trọng sau: (1) “Chất lượng nguồn nhân lực của huyện
còn nhiều hạn chế”; (2) “Tỷ trọng lao động trong nơng nghiệp cịn cao. Lao động
thiếu việc làm và khơng có việc làm cịn nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo cao, tỷ lệ lao động
qua đào tạo thấp”; (3) “Thu nhập bình quân đầu người của huyện thấp”.
Theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” của Ủy ban nhân dân
huyện Thạnh Phú thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của


2

Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020”, kế hoạch trung bình mỗi năm mở 30 lớp đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, đào tạo nghề cho 900 lượt người, trong đó ưu tiên cho những hộ gia đình có thu
nhập thấp (hộ nghèo) và hộ gia đình thuộc các xã bãi ngang ven biển. Kinh phí đào tạo
khoảng 800 triệu đồng/năm; người được đào tạo sẽ được hỗ trợ 100% học phí, được

cấp tiền ăn trong thời gian tham gia khóa học và được ưu tiên vay vốn để sản xuất.
Đến nay, hiệu quả của chương trình đào tạo nguồn nhân lực vẫn là dấu hỏi lớn
về mặc chính sách. Chương trình đào tạo có góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống
của gia đình được đào tạo? Các yếu tố nào quyết định sự thành cơng của chương trình
đào tạo? nghiên cứu cung cấp bằng chứng lượng hóa tác động của các chính sách của
nhà nước đến cuộc sống của người dân sẽ đóng góp quan trọng trong việc xây dựng
chiến lược, chính sách kinh tế xã hội.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của đào tạo nguồn nhân lực đến thu
nhập của người được đào tạo nghề trên địa bàn huyện Thạnh Phú. Kết quả nghiên cứu
sẽ cho thấy tính hiệu quả của chương trình đào tạo nguồn nhân lực, từ đó giúp các cơ
quan nhà nước có bằng chứng khoa học để xây dựng các chương trình đẩy mạnh vốn
nhân lực cho nền kinh tế một cách hiệu quả.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tác động của đào tạo nguồn
nhân lực đến thu nhập của người thụ hưởng trên địa bàn huyện Thạnh Phú.
- Với mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể sau được đặt ra:
+ Đánh giá tác động của chương trình đào tạo nguồn nhân lực đến thu nhập
của người thụ hưởng trên địa bàn huyện Thạnh Phú.
+ Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng tham gia chương trình đào tạo
nguồn nhân lực.
Câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của đào tạo
nguồn nhân lực đến thu nhập của hộ gia đình và trả lời câu hỏi: Hiệu quả của chương


3

trình đào tạo, và người được tào tạo nghề thu nhập có tăng lên hay khơng, hay thu nhập
tăng lên do những yếu tốt khác?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập của hộ gia đình được hưởng

chính sách đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020” và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình, như sau khi
được đào tạo nghề, tìm được việc làm và có thu nhập tăng lên từ chính nghề được đào
tạo, so sánh thu nhập bình quân/tháng trước khi được học nghề (12 tháng trước) và thu
nhập hiện tại; so sánh thu nhập giữa nhóm được đào tạo nghề và nhóm khơng được
đào tạo nghề, tìm sự khác biệt trong thu nhập của hai nhóm nêu trên.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong phạm vi thời gian, không
gian và nội dung như sau: (i) về thời gian: nghiên cứu tác động của chương trình đào
tạo nguồn nhân lực từ năm 2012 và 2013 đến thu nhập của hộ gia đình; (ii) về khơng
gian: Do hạn chế về mặc thời gian và nhân lực, nên phạm vi nghiên cứu giới hạn trên
địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Huyện Thạnh Phú có những đặc điểm phù hợp
cho việc nghiên cứu và sự thuận tiện cho việc thu thập thông tin, tiến hành điều tra, do
là huyện nghèo nhất tỉnh, tăng trưởng kinh tế chậm, qua đó sẽ giúp cho nghiên cứu có
tính tổng quát cao hơn, ít bị thiên lệch, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao
hơn, có thể suy rộng ra phạm vi toàn tỉnh Bến Tre; (iii) về nội dung: nghiên cứu tập
trung vào các yếu tố cơ bản tác động đến thu nhập của hộ gia đình, bao gồm: các yếu
tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của người được đào tạo nghề như độ tuổi, giới tính,
trình độ học vấn, đất sản xuất, tài sản, chi tiêu, tiết kiệm; ngồi ra cịn các yếu tố như
ngành nghề được đào tạo, số nhân khẩu trong hộ gia đình, bệnh tật, hộ gia đình có
tham gia các tổ chức đoàn thể xã hội.


4

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở dữ liệu: Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu chính là dữ liệu sơ cấp được thu
thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 180 hộ gia đình có thu nhập thấp trên địa bàn
huyện, trong đó 50% hộ gia đình có tham gia và 50% hộ gia đình khơng tham gia vào
chương trình đào tạo.

Số liệu thứ cấp: Thu thập từ cục thống kê, các báo cáo của Ủy ban nhân dân
huyện Thạnh Phú.
Phương pháp phân tích: Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Để khảo sát tình hình thu nhập của hộ gia đình, tình hình kinh tế chung của
huyện Thạnh Phú, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả.
- Để phân tích tác động của chương trình đào tạo nguồn nhân lực đến thu nhập,
nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp: Mơ hình hồi quy và phương pháp kết nối điểm xu
hướng.
Mơ hình hồi quy bình phương tối thiểu (OLS) có biến phụ thuộc là thu nhập
(income) và biến độc lập là:
+ Hộ gia đình có tham gia hay khơng có tham gia vào chương trình đào tạo
(training)
+ Học vấn (edu),
+ Giới tính (gender),
+ Tuổi (age),
+ Số nhân khẩu trong hộ (hhsize),
+ Đất sản xuất (land value),
+ Tài sản (property),
+ Chi tiêu (spending),
+ Tiết kiệm (saving),


5

+ Ngành nghề được đào tạo (field),
+ Nghề nghiệp (occu).
Phương pháp đánh giá tác động kết nối điểm xu hướng (Propensity score
matching) cho phép tách biệt tác động của chương trình đào tạo lên thu nhập của hộ
gia đình.
-Để tìm hiểu các nhân tố giải thích tác động của chương trình đào tạo nguồn

nhân lực, nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính thơng qua phỏng vấn chun gia,
phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu hộ gia đình nhằm tìm ra các yếu tố cụ thể nào của
chương trình đào tạo có ảnh hưởng đến hành vi kinh tế của người thụ hưởng.
1.5. Kết cấu nghiên cứu
Nhằm đạt được tính chặt chẽ trong việc trình bày, kết nối các nội dung giúp
cho người đọc có thể tham khảo các vấn đề và kết quả của quá trình nghiên cứu, gồm
06 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu các nội dung tổng quát của đề tài, đặt vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cũng như giới thiệu sơ lược về phương pháp và
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Chương này trình bày tổng quan về lược khảo các
lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày khung phân
tích, mơ hình hồi quy, chọn mẫu và thu thập số liệu, các bước thực hiện nghiên cứu:
Chương 4: Tổng quan về chương trình đào tạo nhân lực và thu nhập tại
huyện Thạnh Phú: Bằng phương pháp thống kê mô tả, sẽ đưa ra những đánh giá
tổng quan về thực trạng chương trình đào tạo nhân lực và thu nhập của hộ gia đình
thơng qua phân tích các số liệu về dân số, lao động, thu nhập, giáo dục và việc làm
trên địa bàn huyện. Qua đó, nghiên cứu chỉ ra tác động của đào tạo nhân lực và các
yếu khác ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình.


6

Chương 5: Kết quả nghiên cứu: Kiểm chứng định lượng nhằm đánh giá tác
động của đào tạo nguồn nhân lực đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn huyện
Thạnh Phú; cuối chương, tác giả một lần nữa đánh giá lại tác động của các yếu tố
bằng kết quả hồi quy tương tác giữa các biến trong mơ hình.
Chương 6: Kết luận và gợi ý chính sách: Chương này sẽ tóm lược lại những
kết quả quan trọng của đề tài và đặc biệt là mơ hình nghiên cứu. Đồng thời, vận vụng

những kết quả này vào các tình huống thực tế. Từ đó, có những kiến nghị chính sách.
Ngồi ra, chương này còn đánh giá lại những điểm mới cũng như những hạn chế của
đề tài để từ đó mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo.


7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lược khảo các lý thuyết có liên quan
- Lý thuyết về vốn con người (Human capital)
Theo Mincer (1974), Vốn con người cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì
con người phải đầu tư tích lũy thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc về
mỗi người, nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập. Vốn con người là những
kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy trong mỗi con người nhờ quá trình học tập,
rèn luyện và lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng trong sản xuất. Vốn con
người cũng hao mòn và phải tốn chi phí để đầu tư hình thành và là nguồn vốn quan
trọng nhất để phát triển của mỗi doanh nghiệp và quốc gia.
- Lý thuyết về thu nhập
Smith, A. (1766), quan niệm tiền lương là một phần thu nhập của công nhân
làm thuê, là một phần của sản phẩm lao động. Ông ủng hộ việc trả tiền lương cao. Hai
yếu tố quyết định đến mức tiền lương là cầu về lao động và giá cả trung bình của các
tư liệu sinh hoạt, ông cũng phân biệt sự khác nhau giữa tiền lương thực tế và tiền lương
danh nghĩa.
Ricardo, D. (1817), coi tiền lương là giá cả tự nhiên của hàng hoá lao động, là
giá cả các tư liệu sinh hoạt ni sống người cơng nhân và gia đình anh ta. Theo ông
tiền lương cao sẽ làm cho nhân khẩu tăng nhanh, đẫn đến thừa lao động, lại làm cho
tiền lương hạ xuống, đời sống công nhân xấu đi, là kết quả của việc tăng dân số.
- Các nhận định khác về đào tạo nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là sức lực, kỹ năng, tài năng và tri thức của những người trực

tiếp tham gia hoặc có tiềm năng tham gia vào sản xuất ra sản phẩm hoặc thực hiện các
dịch vụ hữu ích; đào tạo là đầu tư vào con người dưới góc độ kinh tế. Afred Marshall


8

nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục như “sự đầu tư quốc gia” và theo quan điểm
của ông “vốn giá trị nhất trong tất cả các loại vốn là vốn đầu tư con người”.
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và
của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục và đào tạo phải
gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và
công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ
yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế để phát triển đất nước
(Nguồn: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI).
-Vai trị của giáo dục và đào tạo trong chiến lược phát triển:
Giai đoạn
phát triển
1.

Đặc điểm của sản xuất
kinh tế

Thách thức của nền
kinh tế trọng điểm

Giáo dục, u cầu
đào tạo


Thu Phí chăn ni, khu vực Nâng cao sản xuất, tạo Giáo dục cơ bản, kỹ

nhập thấp, đô thị cung cấp ngành nguồn

thu

nhập. năng sinh kế, đào

nền kinh tế dịch vụ và sản xuất.

Chuyển đổi sang trồng tạo kinh doanh và

tự cung tự

cây công nghiệp, xây có những hình thức

cấp

dựng cơ sở hạ tầng.

hỗ trợ nhất định, hỗ
trợ học nghề truyền
thống, tái tập trung
giáo dục kỹ thuật và
đào tạo nghề trên
khu vực phi chính
thức.

2.


Thu Khai thác tài nguyên Tăng trưởng kinh tế Giáo dục cơ bản,

nhập thấp- thiên nhiên, lao động rắp được xác định chủ yếu đào tạo kỹ năng


9

yếu tố thúc ráp và sản xuất. Giá trị bởi các yếu tố chính trình độ thấp, thay
đẩy,
ngun

tài gia tăng và sản xuất của sản xuất như: Nhà đổi tập hoán làm
thấp. Khả năng cạnh xưởng, đất đai, hàng việc, các biện pháp

tăng trưởng tranh chủ yếu là mức hóa và lao động đơn kiểm soát việc tăng
lương và chi phí sản giản. Vai trị chính phủ lương.
xuất

thấp.

Khu

vực là cung cấp sự ổn định

chính chiếm ưu thế. về kinh tế và chính trị.
Nhạy cảm với sự thay Sử dụng hàng hóa và
đổi của kinh tế thế giới, lao động đơn giản có
giá cả hàng hóa, sự biến hiệu quả.
động của tỷ giá hối đoái.

3.

Thu tâp trung vào sản xuất và Thu hút đầu tư từ nước Giáo dục trung học,

nhập trung xuất khẩu. Sản xuất hàng ngồi, nhập khẩu cơng dạy kỹ hơn giáo dục
bình- định hóa và dịch vụ có giá trị nghệ thơng qua việc nghề nghiệp và kỹ
hướng đổi cao. Cạnh tranh chủ yếu cấp
mới
trưởng

phép



kinh thuật, đặc biệt là kỹ

tăng dựa vào sản xuất hiệu doanh. Liên kết nền thuật viên trung cấp.
quả. Chất lượng tốt, kỹ kinh tế quốc gia với hệ Lao động phổ thông
thuật đạt chuẩn. Sản xuất thống kinh tế tồn cầu. thơng qua quá trình
linh hoạt trở nên quan Ưu tiên của Chính phủ học tập đã trang bị
trọng hơn. Nhưng kỹ là cải thiện cơ sở hạ và cập nhật những
thuật và thiết kế chủ yếu tầng và sắp xếp cho kỹ năng. Nâng cao
sẽ nhập khẩu.

phép tích hợp với thị kỹ năng bao gồm
trường toàn cầu. Tạo làm việc theo nhóm,
điều

kiện


cho

thị thơng tin và giải

trường lao động được quyết vấn đề.
hoạt động linh hoạt.
4.

Thu Đổi mới dịch vụ và sản Tăng tốc, đổi mới công Phát triển cao, nền


10

nhập

cao- xuất. Vốn hiểu biết về nghệ, giáo dục đại học giáo dục cao hơn,

tăng trưởng kinh tế cơ bản. Thế hệ và cải thiện thị trường đặc biệt trong kỹ
theo

định công nghệ mới. Khả vốn. Quản lý hệ thống, thuật chuyên môn,

hướng đổi năng cạnh tranh chủ yếu hỗ trợ khởi động các tỷ lệ học xã hội cao,
mới

là chất xám, đối tượng doanh

nghiệp

cơng đặc biệt trong những


này có khả năng thích nghệ cao. Thích ứng mơn học cơ bản,
nghi với cơng nghệ mới.

và thương mại hóa các khu vực liên kết
cơng nghệ mới.

chương trình giáo
dục cao hơn. Các
cơng ty đầu tư mạnh
cho giáo dục và đào
tạo nhân lực cao
hơn.

(Nguồn: Chiến lược, chính sách phát triển dạy nghề, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Hà Nội – năm 2013)
Năng suất lao động: Khi có kỹ năng thì người lao động làm việc năng suất hơn,
sản xuất ra nhiều sản phẩm, tạo ra nhiều thu nhập hơn trong một lượng thời gian và
công sức nhất định. Điều này đúng đối với cả người làm công ăn lương và những
người tự sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, khi người lao động có kỹ năng thì họ cịn giúp
cho người cùng làm việc củng có năng suất tốt hơn. Con người được xem là nguồn vốn
có vai trị quyết định đáng kể trong tổng vốn đầu tư nền kinh tế. “Nguồn nhân lực trình
độ cao có thể sử dụng máy móc thiết bị và nhà xưởng hiệu quả hơn, nâng cao tỷ lệ thu
lợi nhuận trên vốn đầu tư”. Lao động và vốn là hai yếu tốt bổ trợ cho nhau, nếu việc
đầu tư chưa đúng mức vào nguồn vốn con người sẽ làm giảm hiệu quả của vốn vật chất
và do đó sẽ dẫn đến sự thiếu hụt về đầu tư vật chất sản xuất và làm giảm tăng trưởng
kinh tế.
(Nguồn: Chiến lược, chính sách phát triển dạy nghề, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Hà Nội – năm 2013)



11

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc liên tục tăng trưởng kinh tế với tốc độ hai
con số, với dân số hơn 1,3 tỷ người, diện tích tự nhiên 9.597 km2, hiện đang là nền
kinh tế thứ hai thế giới. Sau giải phóng năm 1949 Trung quốc thực hiện chính sách đầu
tư mạnh cho giáo dục, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã chứng minh một
hướng đi đúng trong việc phát triển nguồn nhân lực để phục vụ quá trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, đó là tăng trưởng kinh tế gắn với giáo dục - đào tạo. Park
và cộng sự (2004), Knight và Song (2003) khẳng định quan trọng rằng lợi tức tăng lên
từ giáo dục ở Trung Quốc, Họ sử dụng dữ liệu từ năm 1988-2001 để chạy hồi quy ước
tính phương trình về tiền lương và chứng minh một sự gia tăng lợi tức của người dân
trong các đô thị ở Trung Quốc từ giáo dục. Năm 1998, tỉ lệ lợi tức cho giáo dục chỉ
4,0%; vào năm 2001, nó đã tăng lên 10%.
Các nghiên cứu về nguồn nhân lực bắt đầu ở Hoa kỳ cuối năm 1950 đã mang lại
kết quả quan trọng về tỷ lệ lợi tức để học, đào tạo trong công việc và các hoạt động đầu
tư vốn con người khác. Jamison và van der Gaag (1987) và Byron và Manaloto (1990)
đã sử dụng bộ dữ liệu thu thập thông tin từ 51.352 cá nhân và 10.258 hộ gia đình nơng
thơn và 31.827 cá nhân và 9.009 hộ gia đình ở thành thị của Trung Quốc, kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lợi nhuận mỗi năm để đi học ở Trung quốc (4,02% ở vùng
nông thôn và 3,99% ở các đô thị), và cũng chỉ ra rằng tỷ lệ lợi nhuận để đi học cho
người có thu nhập ở khu vực nông thôn cao hơn so với thành thị; tỷ lệ lợi nhuận để đi
học cho phụ nữ cao hơn đáng kể đối với nam ở các đô thị.
Theo Becker (1967), học được xem là một quyết định đầu tư tối ưu hóa. Giáo
dục sẽ làm tăng năng suất của các cá nhân, và cơng nhân có tay nghề cao hơn sẽ được
trả lương cao hơn, nếu thị trường lao động là hoàn hảo và lao động được trả lương theo
giá trị biên của nó, nhận định này được Becker (1967) nghiên cứu ở 21 quốc gia
OECD trong những năm từ 1991 đến 2005, qua kết quả chạy hồi quy, ông nhận định
IRR (suất sinh lợi) tăng lên rõ rệt ở Ireland, Bồ Đào Nha và Canađa.



12

Theo Mincer (1974), thực hiện một phép hồi qui bình phương tối thiểu, trong đó
sử dụng logarit tự nhiên của thu nhập làm biến phụ thuộc và số năm đi học cũng như
số năm kinh nghiệm và bình phương của nó làm các biến độc lập. Hệ số ước lượng cho
số năm đi học cho ta biết phần trăm gia tăng của tiền lương khi thời gian đi học tăng
thêm một năm. Thông qua giả định rằng các cá nhân không khác nhau về năng lực
bẩm sinh, hệ số ước lượng cho số năm đi học có thể được lý giải là suất sinh lợi của
việc đi học.


13

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khung phân tích
Dựa vào khảo lược lý thuyết về vốn con người của Mincer, lý thuyết về thu
nhập của Adam Smith và khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, khung
phân tích sử dụng trong luận văn này được phát triển như sau:

Thống kê
mô tả

Đào tạo

Các biến số
kinh tế xã hội:
- Học vấn

- Giới tính
- Tuổi
- Số nhân khẩu
- Nghề nghiệp
- Ngành nghề
đào tạo.
- Chi tiêu.
- Tiết kiệm
- Sức khỏe

Thu
nhập

Phương pháp
hồi quy (OLS)

Phương pháp
đánh giá tác
động kết nối
điểm xu
hướng (PSM)

Phỏng vấn
chuyên gia,
phỏng phấn
nhóm, phỏng
vấn sâu

Sơ đồ: 1.1 Khung phân tích đề tài



14

3.2. Mơ hình hồi quy
Nghiên cứu này khảo sát tác động của các chương trình đào tạo nghề đến thu
nhập của người được đào tạo. Mơ hình sau đây dùng để lượng hóa tác động này.
Thu nhập = α + β1 đào tạo + β2 giới tính + β3 học vấn + β4 tuổi + β5 quy mơ hộ
gia đình+ β6 nghề nghiệp + β7 ngành nghề đào tạo + β8 tiết kiệm + Ui
Biến phụ thuộc (thu nhập), là biến thể hiện thu nhập thực của hộ gia đình.
Biến độc lập được định nghĩa như sau:
- Biến đào tạo là biến giả thể hiện hộ gia đình tham gia chương trình đào tạo
nghề. Biến nhận giá trị 1 nếu là có và 0 nếu là khơng.
Nhóm các biến kiểm soát:
- Biến thể hiện học vấn của người được đào tạo.
- Biến giả thể hiện giới tính của người được đào tạo. Biến nhận giá trị 1 nếu là
nam và 0 nếu là nữ.
- Biến thể hiện tuổi của người được đào tạo.
- Biến thể hiện số nhân khẩu trong hộ gia đình.
- Biến thể hiện nghề nghiệp của người được đào tạo, nhận giá trị từ 1 đến 7
+ 1= Nuôi trồng/ đánh bắt thủy sản;
+ 2= trồng trọt/nông nghiệp;
+ 3= Tự kinh doanh phi nông nghiệp;
+ 4= làm công ăn lương;
+ 5 = học sinh/sinh viên;
+ 6= thất nghiệp;
+ 7= không nằm trong lực lượng lao động.


15


- Biến thể hiện ngành nghề được đào tạo. Biến nhận giá trị từ 1 đến 10.
1= May công nghiệp
2= Kỹ thuật đan đát.
3= Kỹ thuật bó chổi cọng dừa.
4= Đan khung nhựa.
5= Điện/cơ khí.
6= Kỹ thuật chăn ni gia súc/gia cầm
7= Kỹ thuật trồng lúa theo mơ hìnhVietGAP
8= Kỹ thuật khai thác, đánh bắt thủy sản.
9= Nuôi tôm nước lợ.
10= Ngành nghề khác.
- Biến thể hiện tiết kiệm của hộ gia đình.


16

Bảng: 3.1. Ý nghĩa, đơn vị đo và kỳ vọng dấu hồi quy của các biến số
Tên biến

Ý nghĩa

Đơn vị đo

Kỳ vọng
dấu

đào tạo

Thể hiện hộ gia đình có tham gia chương
trình đào tạo nghề.


quy mơ hộ gia
đình

Thể hiện số nhân khẩu trong hộ gia đình

người

(-)

học vấn

Thể hiện học vấn của người được đào
tạo.

Từ 1 đến
12

(+)

giới tính

Thể hiện giới tính của người được đào
tạo nghề.

nam/nữ

tuổi

Thể hiện tuổi của người được đào tạo.


(-)

nghề nghiệp

Thể hiện nghề nghiệp của người được
đào tạo nghề

+

nghề đào tạo

Thể hiện ngành nghề được đào tạo

+

giá trị tài sản

Thể hiện giá trị tài sản của hộ gia đình

ngàn đồng

(+)

giá trị đất

Thể hiện giá trị đất sản xuất của hộ gia
ngàn đồng
đình


(+)

chi tiêu

thể hiện chi tiêu của hộ gia đình.

ngàn đồng

(-)

tiết kiệm

Thể hiện tiết kiệm của hộ gia đình

ngàn đồng

(+)

trình trạng sức
khỏe

Thể hiện trình trạng sức khỏe của hộ gia
đình

(-)

quan hệ xã hội

Thể hiện có tham gia các tổ chức xã hội


(+)

(+)


×