Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành ca cao tỉnh bà rịa – vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

NGUYỄN VĂN ÚT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÀNH CA CAO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

NGUYỄN VĂN ÚT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÀNH CA CAO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chuyên ngành:

Quản lý công

Mã số:

8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn
và số liệu sử dụng trong luận văn này đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao
nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Bà Rịa –Vũng Tàu, tháng
năm 2018
Tác giả

Nguyễn Văn Út


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
TĨM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
1.5 Bố cục luận văn................................................................................................. 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 8
2.1Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 8
2.1.1 Năng lực cạnh tranh ................................................................................. .8
2.1.2 Mơ hình kim cương về năng lực cạnh tranh của Michael Porter ........... 10
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước .................................................................... 12
2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ................................................... 12
2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước .................................................... 12
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH ............................................ 15
3.1 Các nhân tố điều kiện cung............................................................................. 15
3.2. Phân tích Tình hình cung –cầu và thị trường ca cao thế giới ...................... 18
3.3 Các ngành hỗ trợ và liên quan………………………….. ............................. 27
3.4. Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp ngành ca cao ...... 30
3.5 Hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương .................................. 40
3.6 Kết quả phân tích mơ hình kim cương ............................................................ 44
3.7 Nhận dạng cụm ngành ca cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .................................. 45
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 46
4.1 Kết luận ......................................................................................................... 467


4.2 Đề xuất giải pháp .......................................................................................... 478
4.3 Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên tiếng anh


Tên tiếng việt

BR-VT

Bà Rịa – Vũng Tàu

NN &PTNT

Nông nghiệp và Phát triển
nông thơn

UBND

Ủy ban nhân dân

HCM

Hồ Chí Minh

USD

United States dollar

Đơ la Mỹ

PCI

Provincial Competitiveness index

Chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh

BVTV
NLCT

Bảo vệ thực vật
Competitiveness

Ban điều phối ca cao Việt
Nam

VCC

ICC

Năng lực cạnh tranh

International Cocoa Council

Hội đồng ca cao quốc tế


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
Bảng 3.1. Diện tích trồng ca cao ở một số quốc gia trên thế giới năm 2015……….25
Hình 1.1. Diện tích trồng ca cao ở một số địa phương trong nước đến năm 2016 …2
Hình 2.1. Mơ hình kim cương về năng lực cạnh tranh của Michael Porter……….10
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh BR-VT………………………………………….16
Hình 3.2: Sơ đồ phân phối sản phẩm ca cao tỉnh BR-VT………………………….26
Hình 3.3. Diện tích trồng ca cao thế giới năm 2015 ………………………………26
Hình 3.4. Sơ đồ phân phối ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu………………………..32

Hình 3.5. Diện tích và sản lượng ca cao các tỉnh năm 2016…………………….…34
Hình 3.6. Diện tích trồng ca cao một số quốc gia trên thế giới 2015……………...37
Hình 3.7. Sản lượng hạt ca cao khu vực Châu á niên vụ 2015-2016……………...38
Hình 3.8. Sơ đồ phân phối sản phẩm ca cao ở Indonesia………………………….39


TĨM TẮT
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều lợi thế và hồn tồn có cơ hội để phát triển
ngành ca cao, với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, đất đai thổ
nhưỡng rất thích hợp cho phát triển cây ca cao, tạo ra sản phẩm ca cao với thương
hiệu đặc trưng của Bà Rịa – Vũng Tàu, hơn hẳn các nước trong khu vực. Diện tích
trồng ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Bộ Nông nghiệp &PTNT, UBND
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quy hoạch để phát triển khoảng 1.300 ha và diện tích tiềm
năng có thể chuyển đổi bổ sung quy hoạch và trồng xen với diện tích trồng cây ăn
quả, cây lâu năm (cao su, cà phê, điều, tiêu) lên đến 20.000 ha.
Mặc dù với các lợi thế nêu trên cộng với nhu cầu tiêu thụ ca cao hiện nay của
thế giới rất lớn, và dự báo đến năm 2020, thế giới có thể thiếu hụt sản lượng ca cao
lên đến một triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay ngành ca cao của tỉnh phát triển
còn khiêm tốn, chỉ duy trì diện tích trồng cây ca cao khoảng 281 ha với sản lượng
trung bình vào khoảng 320 tấn mỗi năm.
Qua nghiên cứu, cho thấy điểm yếu hiện nay của ngành ca cao Bà Rịa –
Vũng Tàu là chưa hình thành được các cơ sở sản xuất, cung cấp giống cây ca cao
đảm bảo chất lượng cho nơng dân, nguồn vốn bố trí đầu tư cho phát triển ngành ca
cao còn hạn chế, vai trò hỗ trợ của chính quyền và hiệp hội cịn mờ nhạt, cơng tác
khuyến nơng, cơng tác bảo vệ thực vật cịn xem nhẹ, chưa hình thành được mối liên
kết ràng buộc chặt chẽ giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến ca cao với các nông hộ
trồng ca cao, khâu chế biến sản phẩm ca cao chưa được quan tâm đúng mức, những
chính sách hỗ trợ cho phát triển bền vững ngành ca cao còn chậm và chưa nhiều.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số
chính sách để phát triển ngành ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đó là các chính

sách về nguồn vốn, đất đai, thuế, khoa học cơng nghẹ, hỗ trợ hình thành liên kết sản
xuất, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tập trung, hình
thành các cánh đồng lớn trồng ca cao, đẩy mạnh sơ chế, chế biến sản phẩm ca cao…


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, trên thế giới có tổng cộng 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng ca
cao với tổng diện tích khoảng 50 triệu ha, cho sản lượng 3,6 triệu tấn hạt ca cao khô
mỗi năm. Tây phi là khu vực sản xuất nhiều ca cao nhất trên thế giới, sản lượng
chiếm 68% sản lượng toàn cầu với các nước sản xuất ca cao lớn nhất trong khu vực
là Bờ Biển Ngà và Ghana. Châu Á và khu vực Thái Bình Dương sản xuất khoảng
15,5% với các nước sản xuất nhiều nhất là Indonesia và Papua New Guinea. Khu
vực Nam Mỹ, chủ yếu là Braxin và Ecuador sản lượng xấp xỉ 14,4%. Những quốc
gia có sản lượng ca cao đứng đầu (hơn 100 ngàn tấn/năm) gồm Bờ Biển Ngà (1,24
triệu tấn), Ghana (632 ngàn tấn), Indonesia (535 ngàn tấn), Nigeria (240 ngàn tấn),
Cameroon (190 ngàn tấn), Braxin (161 ngàn tấn), và Ecuador (160 ngàn tấn). Tổng
cộng có hơn 80 quốc gia nhập khẩu ca cao, chủ yếu là các nước như: Hoa Kỳ, các
nước Châu âu và Nhật Bản (chiếm 76,22% sản lượng ca cao trên thế giới). (Bộ
NN&PTNT, 2016).
Ở Việt Nam mới phát triển cây ca cao từ cuối những năm 90 của thế kỷ
trước. Theo số liệu tổng hợp các tỉnh, diện tích ca cao năm 2016 của cả nước là
10.072 ha, năng suất bình qn 9,7 tạ hạt khơ/ha, sản lượng 7.372 tấn hạt khơ, trong
đó Đăk Lăk (2.078 ha), Đăk Nơng (460 ha), Lâm Đồng (615 ha), Bình Phước (675
ha), Đồng Nai (704 ha), Bà Rịa – Vũng Tàu (281 ha), Bến Tre (1.585 ha), Tiền
Giang (1.017 ha), Vĩnh Long (1.200 ha), Bình Thuận (100 ha), Hậu Giang (150 ha),
Cần Thơ (27,8 ha), Trà Vinh (543,8 ha), Sóc Trăng (666 ha) và Gia Lai (9,6 ha).
(Cục Trồng trọt, 2016).

Diện tích trồng ca cao hiện nay của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 281 ha
chủ yếu tập trung ở huyện Châu Đức (240 ha), huyện Xuyên Mộc (10 ha) và huyện
Tân Thành (31 ha), và được trồng xen trong các vườn điều, vườn tiêu, cà phê, cây
ăn trái các loại, năng suất bình quân đạt 1,46 tấn/ha, sản lượng 381,06 tấn. Thị
trường xuất khẩu ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu tập trung các thị
trường tiêu thụ chính như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Bỉ và sản lượng cung ứng hạt ca


2

cao lên men đạt khoảng 400 tấn/năm; riêng thị trường Hàn Quốc là thị trường tiêu
thụ lớn nhất hiện nay, bình quân xuất khẩu khoảng 720 tấn nguyên liệu/năm (Sở
NN &PTNT BR-VT, 2016).

Nguồn: Bộ Nơng nghiệp &PTNT, 2016.
Hình 1.1 Diện tích trồng ca cao ở một số địa phương trong nước đến năm 2016
Bộ Nông nghiệp &PTNT đã quy hoạch phát triển ca cao các tỉnh phía Nam
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với hình thức trồng xen trong các vườn
cây ăn quả, vườn tiêu, dừa, cà phê, điều…trong đó quy hoạch 03 vùng trồng ca cao:
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (gồm các địa phương Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh
Long, TP. Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang), Vùng Tây Nguyên (gồm các địa
phương Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng), Vùng Đông Nam Bộ (trồng ở 04 tỉnh:
Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận). Đến năm 2020, diện
tích đạt 50.000 ha, trong đó diện tích kinh doanh 38.500 ha, năng suất bình quân
1,19 tấn/ha; sản lượng hạt ca cao khô ủ lên men: 45.700 tấn. Tổng giá trị xuất khẩu:
65 - 75 triệu USD. Đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được quy hoạch phát triển diện
tích trồng ca cao đến năm 2020 là 1.300 ha, với sản lượng hạt ca cao khô ủ lên men


3


đạt 1.188 tấn (Quyết định số 2015/QĐ-BNN-TT, ngày 23/8/2015 của Bộ NN
&PTNT).
Nhận thức được vai trò của cây ca cao góp phần vào sự phát triển ngành
nơng nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
nói chung. Thời gian qua, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quan tâm đầu tư để phát triển
cây ca cao, đã hình thành được hệ thống các cơ sở nhân giống, mạng lưới thu mua
quả, cơ sở sơ chế hạt ca cao thủ công, thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển ca
cao. Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội nghị quốc tế về ca cao được tổ chức
vào tháng 12 năm 2011 tại Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương hoàn toàn đáp
ứng đủ các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây ca cao ngang
tầm với các nước trong khu vực, mặc dù diện tích trồng ca cao cịn khiêm tốn
nhưng năng suất lại đứng vị trí thứ hai so với so với các tỉnh, thành khu vực phía
Nam. Một lợi thế phải kể đến đó là chất lượng hạt ca cao của Bà Rịa – Vũng Tàu,
theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, do điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu
mang lại thuận lợi cho vùng đất trồng cây ca cao của Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt là
vùng đất Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc, hạt ca cao của Bà Rịa – Vũng Tàu sau
khi chế biến thành sơ-cơ-la thì cho sản phẩm sơ-cơ-la có hương vị đặc trưng, có nét
đặc biệt hơn hẳn các sản phẩm sô-cô-la được chế biến từ hạt ca cao của các tỉnh
thành trong nước và các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, so với trước đây diện tích trồng ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu có sụt giảm đáng kể (năm 2013: 1.244 ha; năm 2014: 982,35 ha; năm 2015:
291,3 ha; năm 2016: 281 ha). Nguyên nhân trong những năm gần đây giá ca cao
liên tục giảm, đầu ra sản phẩm chưa thật sự ổn định, người trồng ca cao khơng đầu
tư theo quy trình, kỹ thuật canh tác cịn nhiều bất cập, do vậy nâng suất, chất lượng
khơng đảm bảo, liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ chưa được hình thành, tiêu thụ
qua nhiều khâu trung gian, tính cạnh tranh so với một số cây trồng khác như: Cây
tiêu, cà phê, bưởi…chưa cao, bên cạnh đó cơng tác quản lý chất lượng cây giống
còn nhiều bất cập, nhiều nơi sản xuất cây giống không từ cây đầu dịng, các đối
tượng sâu bệnh, bọ xít muỗi xuất hiện ngày càng nhiều, chưa được quan tâm phòng



4

trừ hiệu quả, phần lớn các doanh nghiệp chỉ quan tâm thu mua, chưa tham gia đầu
tư sản xuất, chưa có mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân (Sở
Nông nghiệp &PTNT tỉnh BR-VT, 2016).
Với tiềm năng, lợi thế về đất đai, diện tích quy hoạch vùng trồng, điều kiện
khí hậu thổ nhưỡng để phát triển cây ca cao cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nêu trên,
nhưng hiện nay, tỉnh chưa có quan tâm phát triển sản xuất ca cao đúng mức, chưa
có cơng trình nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Với những điểm yếu
hiện tại, cây ca cao Bà Rịa – Vũng Tàu cần có những định hướng chính sách cụ thể
để phát triển trong thời gian tới. Do vậy, thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển
ngành ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là hết sức cần thiết.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu của luận văn là khảo sát đánh giá hiện trạng phát triển hiện nay của
cây ca cao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phân tích các yếu tố năng lực cạnh tranh, từ
đó đề xuất giải pháp để phát triển cây ca cao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng tình hình sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu
thụ ca cao ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Mục tiêu 2: Đề xuất giải pháp để phát triển cây ca cao ở tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu:
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu để trả lời 02 câu hỏi:
Câu hỏi 1: Hiện trạng phát triển của cây ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như
thế nào?
Câu hỏi 2: Chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần phải làm gì để tập trung
phát triển cho cây ca cao trong thời gian tới?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm:


5

- Các điều kiện về nhân tố sản xuất: điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, kỹ thuật,
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh, lao động, hạ tầng giao
thông, thủy lợi, công nghệ thông tin, điện nước…
- Những tác nhân, các nhà hỗ trợ và thúc đẩy phát triển cây ca cao tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu:
+ Nhà cung cấp đầu vào; nông hộ trồng ca cao; cơ sở thu gom, sơ chế, lên
men; công ty mua hạt; công ty chế biến và xuất khẩu.
+ Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ và thúc đẩy phát triển ngành ca cao: Hội Nông
dân, Trung tâm Khuyến nông, chương trình/dự án, các cơ quan quản lý nhà nước
(Sở Nông nghiệp &PTNT; Sở Công thương; Sở Kế hoạch &Đầu tư; Sở Khoa học
và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố; Chi cục Trồng trọt &BVTV, Chi cục
tiêu chuẩn đo lường chất lượng); Ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam; các
trường Đại học; Viện Nghiên cứu; Trung tâm chuyển giao kỹ thuật…
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về khơng gian: Tập trung tại 03 huyện có diện tích trồng ca cao
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm: Huyện Châu Đức, huyện Tân Thành và huyện
Xuyên Mộc, các cơ quan tổ chức cung cấp vốn, kỹ thuật, ban hành chính sách …tập
trung tại thành phố Bà Rịa.
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2013 – 2017.
+ Số liệu sơ cấp trong đề tài là số liệu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các tác
nhân và các nhà hỗ trợ, các chuyên gia (Thực hiện trong tháng 10/2017).
+ Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2017 đến tháng 4/2018.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết 02 câu hỏi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp
mơ tả định tính và thống kê mô tả dựa trên số liệu khảo sát thống kê, phỏng vấn
thực tế tại các hộ dân trồng ca cao, phỏng vấn chuyên gia, các Sở, ngành, UBND
của 03 địa phương có diện tích trồng ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (gồm:


6

Châu Đức, Xuyên Mộc và Tân Thành), các doanh nghiệp, cơ sở thu mua để đánh
giá và đưa ra các kiến nghị phù hợp với thực tế tại địa phương.
- Sử dụng khung phân tích về năng lực cạnh tranh địa phương theo mơ hình
kim cương của Michael E. Porter áp dụng cho ngành ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
- Sử dụng nguồn thông tin thứ cấp từ Ban điều phối phát triển ca cao Việt
Nam, Cục Trồng trọt, Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản, Hiệp hội ca cao
Việt Nam, Bộ Công Thương, các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2006 đến năm 2017, Niên giám thống kê, các
sách, báo, tạp chí thơng tin về quy hoạch, diện tích, sản lượng ca cao của các tỉnh
thành có thế mạnh và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thông tin về sản lượng, giá cả,
thị trường xuất khẩu và tình hình tiêu thụ chế biến ca cao trên thế giới.
- Sử dụng thông tin về các nghiên cứu trước đây về ca cao như: dịch vụ cung
ứng đầu vào (đất đai, lao động, vườn ươm và cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu hại
dịch bệnh, sự hỗ trợ kỹ thuật của các nhà khoa học trong nước và hỗ trợ của các tổ
chức quốc tế); sản xuất ca cao (trồng, chăm sóc và thu hái); dịch vụ đầu ra (thu mua
trái tươi, lên men, phơi, sấy) và thị trường tiêu thụ.
- Sử dụng nguồn thông tin sơ cấp từ việc phỏng vấn 02 chuyên gia (Chi cục
Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông); phỏng vấn đại diện 10 sở,
ngành, địa phương (Sở Nông nghiệp &PTNT, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu
tư, Sở Khoa học và công nghệ, Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện Châu Đức, UBND

huyện Xuyên Mộc, UBND huyện Tân Thành), 01 đại diện Trường đại học, 01 Ngân
hàng, 02 doanh nghiệp, phỏng vấn 49 hộ dân trồng ca cao tại 03 huyện: Châu Đức,
Xuyên Mộc và Tân Thành.
1.5 Bố cục luận văn
Luận văn được trình bày gồm 04 chương: chương 1 giới thiệu đề tài nghiên
cứu, đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và hình thức thu thập thơng tin; chương 2,
trình bày cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, lược khảo các nghiên cứu trước


7

đây về cây ca cao; chương 3, tác giả áp dụng lý thuyết, thơng tin thu thập được để
phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đối với ngành ca cao;
Cuối cùng là chương 4, tác giả nêu kết luận, trả lời hai câu hỏi đặt ra để nghiên cứu
và đề xuất giải pháp để phát triển cho cây ca cao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Năng lực cạnh tranh
* Cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc
giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, bản chất cạnh tranh ngày nay khơng phải tiêu diệt đối thủ mà
chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng
cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà khơng đến với đối
thủ cạnh tranh (Michael Porter, 1996). Có nhiều lý thuyết kinh tế và quản trị về

cạnh tranh, trong đó hai khái niệm được đề cập đến nhiều nhất là năng lực cạnh
tranh (competitiveness) và lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) trong giải
thích sự khác biệt trong thành quả (performance) cạnh tranh giữa các thực thể kinh
tế (quốc gia, ngành, cơng ty, hộ gia đình). Nhìn chung khi xác định tính cạnh tranh
của một doanh nghiệp hay một ngành công nghiệp cần xem xét đến tiềm năng sản
xuất một hàng hóa hay dịch vụ ở một mức giá thỏa hai điều kiện: (i) ngang bằng
hay thấp hơn mức giá phổ biến, (ii) khơng phải có trợ cấp. Cạnh tranh là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, bắt buộc người sản xuất
phải năng động, nhạy bén, tích cực, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học cơng nghệ,
hồn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu
thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh
tranh khơng lành mạnh đó là những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp
luật như buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,… hoặc những hành vi cạnh tranh
làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.
* Năng lực cạnh tranh:
Theo Michael Porter, khái niệm về năng lực cạnh tranh (NLCT) là năng suất
(productivity), trong đó năng suất được đo bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao
động (hay một đơn vị vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất là nhân tố


9

quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu
nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế
phải được liên tục nâng cấp. Trong khn khổ phân tích NLCT của Michael Porter,
năng suất sử dụng các nguồn lực (bao gồm vốn, lao động, đất đai và các tài ngun
khác) đóng vai trị trung tâm, một mặt vì nó là thước đo chính xác nhất và có ý
nghĩa duy nhất cho NLCT; mặt khác nó là nhân tố quyết định sự thịnh vượng của
các địa phương. Có ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của một quốc gia, bao gồm

(i) Các yếu tố lợi thế tự nhiên của quốc gia, (ii) NLCT vĩ mô, và (iii) NLCT vi mô.
Các nhân tố nền tảng quyết định năng suất của địa phương được chia thành ba
nhóm: nhóm thứ nhất, là “các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương”, nhóm nhân tố
thứ hai là “NLCT ở cấp độ địa phương”, nhóm nhân tố thứ ba là “NLCT ở cấp độ
doanh nghiệp”.
- Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương: bao gồm tài nguyên thiên nhiên,
vị trí địa lý, hay quy mơ của địa phương. Những nhân tố này khơng chỉ là số lượng
mà cịn bao gồm sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều
kiện khí hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản, nguồn nước, các nguồn
lợi hay ngư trường, v.v.
- Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương: bao gồm các nhân tố cấu thành
nên môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường hoạt động của doanh
nghiệp là tổng hoà các yếu tố có ảnh hưởng lên NLCT của các doanh nghiệp từ
cách suy nghĩ, quan điểm, thái độ cho đến hành vi, sự sáng tạo và tinh thần kinh
doanh. Có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm chính bao gồm (i) chất lượng của
hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hố, xã hội, giáo dục, y tế; (ii)
các thể chế, chính sách kinh tế như chính sách tài khố, tín dụng và cơ cấu kinh tế.
- NLCT ở cấp độ doanh nghiệp: Đây là những nhân tố tác động trực tiếp tới
năng suất của doanh nghiệp, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh
nghiệp. Môi trường kinh doanh là điều kiện bên ngoài giúp doanh nghiệp đạt được
mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất. Theo Michael Porter (2008),


10

chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng
quát bao gồm: (i) các điều kiện về nhân tố đầu vào, (ii) các điều kiện cầu, (iii) các
ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, (iv) và chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh
tranh nội địa. Michael Porter (2008) mô tả bốn đặc tính này thơng qua bốn góc của

một hình thoi được nhiều nhà nghiên cứu gọi một cách hoa mỹ là Mơ hình Kim
cương Porter.
2.2.2 Mơ hình kim cương về năng lực cạnh tranh của Michael Porter
Mơi trường chính sách giúp
phát huy chiến lược kinh
doanh và cạnh tranh

Những điều
kiện nhân tố
đầu vào

Số lượng và chi phí của
nhân tố (đầu vào)
● Tài nguyên thiên
nhiên
● Tài nguyên con người
● Tài nguyên vốn
● Cơ sở hạ tầng vật chất
● Cơ sở hạ tầng quản lý
● Cơ sở hạ tầng thông
tin
● Cơ sở hạ tầng khoa
học

● Mơi trường nội địa khuyến khích các
dạng đầu tư và nâng cấp bền vững thích
hợp
● Cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ
tại địa phương.


Các ngành công nghiệp
hỗ trợ và có liên quan
- Sự hiện hữu của các nhà cung
cấp nội địa có năng lực.
- Sự hiện hữu của ngành cơng
nghiệp cạnh tranh có liên quan.

Những điều
kiện cầu

Những khách hàng
nội địa sành sỏi và
đòi hỏi khắt khe.
● Nhu cầu của khách
hàng
(nội địa) dự báo nhu
cầu ở
những nơi khác.
● Nhu cầu nội địa bất
thường ở những phân
khúc chuyên biệt hóa
có thể được đáp ứng
trên toàn cầu.

● Nhân tố số lượng
● Nhân tố chun mơn hóa
Nguồn: Porter (2008, tr. 227)
Hình 2.1 Mơ hình kim cương về năng lực cạnh tranh của Michael Porter.



11

Để khái quát hóa những lợi thế cạnh tranh có tính địa phương, Michael
Porter đề xuất mơ hình kim cương bao gồm bốn nhân tố: i) Các điều kiện về nhân tố
sản xuất bao gồm lao động có kỹ năng, nguồn lực, công nghệ và cơ sở hạ tầng; ii)
các điều kiện về cầu bao gồm nhu cầu trong và ngoài nước về sản phẩm và dịch vụ;
ii) các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan bao gồm các nhà cung ứng và phân
phối hỗ trợ ngành; ii) và bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp bao
gồm những điều kiện ảnh hưởng tới việc tạo lập, tổ chức và quản lý doanh nghiệp;
và đặc điểm của các đối thủ trong nước. Qua Mơ hình kim cương về năng lực cạnh
tranh của Michael Porter, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu cho ngành ca cao tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:
Mơi trường chính sách giúp phát huy
chiến lược kinh doanh và cạnh tranh
ngành ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Những điều
kiện nhân tố
đầu vào

- Vị trí địa lý tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu.
- Địa hình, thổ nhưỡng,
tài ngun đất, khí hậu
thời tiết cho phát triển cây
cacao.
- Tài nguyên nước.
- Nguồn nhân lực.
- Nguồn vốn đầu tư, hỗ
trợ cho phát triển cây ca

cao.
- Hạ tầng giao thông,
điện, nước.
- Hỗ trợ về mặt khoa học
công nghệ để phát triển
cây ca cao.

- Vai trò của nhà nước trong việc quy
hoạch, thúc đẩy phát triển cây ca cao.
- Vai trò của hiệp hội để hỗ trợ thúc đẩy
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ca cao.
- Dịch vụ cung cấp cây giống và chuyển
giao khoa học kỹ thuật.
- Thông tin thị trường, giá cả.

Các ngành công nghiệp
hỗ trợ và có liên quan
- Mơi trường kinh doanh.
- Chính sách khuyến khích đầu
tư phát triển, quy hoạch vùng trồng
cây cacao.
- Công nghiệp chế biến ca cao.
- Sự tham gia chế biến xuất
khẩu của các doanh nghiệp.
- Tính liên kết giữa nông dân,
doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản
xuất, chế biến và tiêu thụ.

Những điều
kiện cầu


- Cầu nội địa.
- Cầu thế giới.
- Chủng loại sản
phẩm.


12

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước
2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất cây ca cao được Coulter và Abena (2010)
thực hiện ở Cameroon, các tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả tài
chính và phân tích SWOT để tiến hành nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy
Cameroon có nguồn tài nguyên đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng và
phát triển cây ca cao, có thị trường tiêu thụ nội địa đầy tiềm năng, điểm yếu là sản
phẩm ca cao làm ra không đảm bảo chất lượng đáp ứng cho xuất khẩu, khơng kiểm
sốt được giá thị trường thế giới; cơ hội là được Chính phủ Cameroon quan tâm hỗ
trợ vốn để kiểm soát vấn đề chất lượng sản phẩm; các mối đe dọa là giá cả không
ổn định, sự gắn kết giữa nông dân trồng ca cao, thương lái, cơ sở thu gom, doanh
nghiệp chế biến, cơ sở phân phối không được ràng buộc chặt chẽ, sự tin tưởng thấp.
Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh phân phối
của nông dân trồng ca cao được thực hiện bởi Rifin et al (2015), tác giả tiến hành
phỏng vấn trực tiếp 109 hộ nông dân trồng ca cao ở Miền Đông Java và 20 thương
lái. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố về tuổi tác và kinh nghiệm của người trồng
ca cao có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thương lái để tiêu thụ sản phẩm.
2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về phát triển bền vững cây ca cao được Agrifood Consulting
International (2008) đề cập khá sâu và tồn diện trong nghiên cứu về tính phù hợp,
khả thi và lợi ích kinh tế xã hội trong việc sản xuất ca cao tại Việt Nam. Nghiên cứu

đã khẳng định, ca cao là loại cây trồng có nguy cơ sâu hại/dịch bệnh cao và việc
phải dùng thuốc bảo vệ thực vật là điều khó tránh khỏi. Nhiều câu hỏi xung quanh
các vấn đề kinh tế xã hội cũng được đặt ra trong chuỗi giá trị ca cao cũng được đề
cập: Ai sẽ là người hưởng lợi từ việc phát triển ngành sản xuất ca cao và những tác
động mong muốn về mặt kinh tế xã hội tới các nhóm dân cư khác nhau là gì? Chiến
lược quản lý nào sẽ phù hợp hơn nhằm giảm thiểu những rủi ro về môi trường, nông
học, kinh tế và xã hội gắn liền với ngành sản xuất ca cao? Khả năng cho quan hệ


13

đối tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân nhằm hỗ trợ ngành phát triển bền vững và
giảm thiểu rủi ro là gì?
Các tác giả Đào Thị Lam Hương, Lê Văn Bốn và Phạm Văn Thao (2010),
thực hiện nghiên cứu chọn tạo giống ca cao, các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên
tiến và công nghệ xử lý sau thu hoạch trên một số vùng trồng ca cao (nghiên cứu tại
các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bến Tre và Đồng Nai). Kết quả nghiên
cứu đã chọn được 02 giống ca cao được công nhận là giống cho sản xuất thử
nghiệm: PBC 157 và PBC 159 có năng suất trên 02 tấn/ha, chất lượng tốt, chống
chịu được bệnh thối quả do nấm Phythopthora và có khả năng thích ứng rộng với
vùng trồng; xây dựng được quy trình trồng và chăm sóc ca cao bền vững, quy trình
lên men hạt ca cao cụm dân cư, quy trình phịng trừ bệnh thối quả trên cây ca cao.
Nghiên cứu những rào cản chính đối với sự phát triển cây ca cao ở Đăk Lăk
trong các tộc người thiểu số tại chỗ của nhóm tác giả Lê Quang Bình, Hồng Cầm,
Đào Thế Đức và các cộng sự (2012). Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp
định tính, chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhân học (quan sát tham
gia, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu), có sự kết hợp với việc tham khảo tài liệu
thành văn (lưu trữ ở Trung ương và địa phương). Cây ca cao được du nhập vào
huyện Lăk của tỉnh Đăk Lăk từ những năm 1980, nhưng chỉ thực sự được chú ý từ
những năm 2000. Các phân tích về số liệu kỹ thuật và kinh tế cho thấy lợi ích kinh

tế của ca cao khơng vượt trội hơn các cây cơng nghiệp sẵn có như cà phê, điều, cao
su, và càng không thể thay thế các cây lương thực ngắn ngày. Tuy vậy, những vùng
đất mà cà phê khơng cịn thu được hiệu quả cao, hay ở những nơi có các loại cây
cơng nghiệp khác cần trồng thưa, thì trồng ca cao có thể là một sự thay thế hay
trồng xen hợp lý. Với các công đoạn kết hợp cả thời gian và tâm sức, cây ca cao
được đánh giá là loại cây trồng mới, khó và phức tạp đối với người nơng dân. Hơn
nữa, những trải nghiệm thất bại trong quá khứ đối với cây ca cao cũng như một số
loại cây trồng khác khiến người dân trở nên thận trọng hơn trong việc phát triển cây
ca cao. Đặc biệt sự thiếu thông tin và nhiễu thông tin, nhất là thiếu thông tin về “đầu
ra” của sản phẩm đã khiến cả cán bộ cũng như người dân chưa tìm thấy niềm tin ở


14

loại cây trồng mới này. Nhóm tác giả đã đề xuất tỉnh Đăk Lăk cần có biện pháp quy
hoạch lại đất đai để khắc phục tình trạng manh mún và người dân có nhiều đất sản
xuất hơn; cơng tác quy hoạch phải gắn với việc triển khai thực hiện, tránh tình trạng
quy hoạch treo; cần phải có các giải pháp chống độc quyền, đảm bảo có thị trường
cạnh tranh lành mạnh, thông tin đầy đủ … Các doanh nghiệp cần có chiến lược phù
hợp với thực tiễn, quan tâm nhiều hơn đến thị trường, nhà nước phải có chính sách
khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp một cách hợp lý….
Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm ca cao tỉnh Bến Tre của các tác giả
Nguyễn Hữu Tâm và Lưu Thanh Đức Hải (2016), thực hiện khảo sát 268 tác nhân
tham gia chuỗi giá trị tại 4 huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày
Nam của tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuỗi giá trị hiện tại có 03
kênh phân phối sản phẩm ca cao chủ yếu là xuất khẩu hạt (chiếm 85,92 %) ra thị
trường nước ngoài và 01 kênh tiêu dùng nội địa (chiếm 14,08%) là kênh phân phối
tiềm năng đối với sản phẩm bơ sơ-cơ-la, sơ-cơ-la và bột sơ-cơ-la. Bến Tre có điều
kiện tự nhiên đất đai thời tiết phù hợp trồng ca cao, có vườn dừa lớn nhất nước và
ca cao có điều kiện phát triển dưới tán dừa. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác

nơng hộ gặp khó khăn về sâu bệnh, xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra vào mùa
khô, hơn nữa do xác định đây là cây trồng phụ nên nơng hộ chưa quan tâm chăm
sóc đúng mức, và do cạnh tranh của một số cây trồng khác có lợi thế hơn, từ năm
2012 đến 2016 người trồng ca cao chặt bỏ với diện tích khá lớn (Năm 2012 với diện
tích 8.243 ha, đến năm 2016 chỉ cịn 1.585 ha). Nghiên cứu đã đề xuất 09 giải pháp
chiến lược, 6 nhóm hoạt động, trong đó xác định vai trị hỗ trợ quan trọng của chính
quyền địa phương để nâng cao cạnh tranh ngành ca cao ở tỉnh Bến Tre.


15

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỐI VỚI NGÀNH CA CAO
3.1 Các nhân tố điều kiện cung (đầu vào)
Các điều kiện về nhân tố đầu vào liên quan đến phát triển cây ca cao trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm: Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
như (vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, địa hình, tài ngun đất, tài ngun nước, chế độ
nắng, gió), nguồn nhân lực, nguồn vốn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất
như (giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, hệ thống cảng biển, vận chuyển
đường hàng không, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thủy lợi, cấp thốt nước, hệ
thống thơng tin); các thể chế như Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học
công nghệ; cơ sở đào tạo, trường nghề.
3.1.1 Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Vị trí địa lý:
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng Kinh tế
trọng điểm phía Nam, các tỉnh tiếp giáp gồm: phía Tây giáp thành phố Hồ Chí
Minh; phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận và phía Nam
giáp biển Đơng; có diện tích 1.989,51 km2, chiếm 0,6 % diện tích tự nhiên của cả
nước và 8,6% diện tích vùng Đơng Nam bộ.
* Về địa hình:

Theo Dự án ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến 2020, thì
địa hình của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 4 dạng chính: là địa hình núi cao, địa hình
đồng bằng, địa hình đồng bằng ngập mặn và đáng chú ý là dạng địa hình núi thấp có
dạng lượn sóng, mang đặc điểm của các đồi đất bazan hay đất xám trên phù sa cổ,
đất xám trên Granít, cao độ biến đổi từ (+5 đến +120 m) thích hợp cho việc trồng
cây lâu năm như cà phê, tiêu, cây công nghiệp và đặc biệt là rất phù hợp cho việc
trồng cây cacao.


16

Nguồn: UBND tỉnh BR-VT
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
* Khí hậu, thời tiết:
Khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nói chung khơng có nhiều khác biệt so với các tỉnh khác của vùng Đông Nam bộ.
Như vậy, có thể xem đây là một lợi thế cho phát triển cây ca cao theo hướng thâm
canh, tăng vụ, xen canh, gối vụ, ứng dụng công nghệ cao phù hợp phát triển của nền
nông nghiệp chuyên canh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Về nhiệt độ, do nằm ở vĩ độ thấp, nhận khá nhiều năng lượng bức xạ mặt
trời, ít bị ảnh hưởng bởi gió mùa phương Bắc, nhiệt độ bình qn cao đều quanh
năm, tổng tích ơn lớn; độ ẩm trung bình năm xấp xỉ 80%, độ ẩm mùa khơ cao hơn
độ ẩm trong mùa mưa, bình quân cao nhất thường rơi vào tháng 9, 10, bình quân
nhỏ nhất thường rơi vào tháng 01 và tháng 02. Độ chênh lệch bình quân giữa độ ẩm
các tháng mùa mưa và mùa khô không nhiều (khoảng 10%), độ ẩm thấp, lượng bốc


17

hơi cao, và nhiệt độ thường tăng cao vào cuối mùa khô, số giờ nắng nhiều; mùa khô

thường kéo dài khoảng 5 tháng (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), với lượng mưa
nhỏ; mùa mưa thường kéo dài khoảng 7 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11), với lượng
mưa chiếm 90% lượng mưa năm, độ ẩm lớn bình quân 80%, lượng bốc hơi thấp,
nhiệt độ bình quân dao động khoảng 27 0C – 28 0C , nhiệt độ thường cao vào những
tháng đầu mùa mưa, mưa nhiều, ít bão, có bờ biển dài 156 km, khí hậu chịu ảnh
trực tiếp của Biển Đơng nên khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu tương đối ơn hịa, phù hợp
cho cây cacao sinh trưởng và phát triển tốt.
* Tài nguyên đất:
Theo Niên giám thống kê năm 2017, tổng diện tích đất nơng nghiệp trên địa
bàn tỉnh là 145.577 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 105.402 ha (gồm:
31.048 ha đất sản xuất cây hàng năm và 74.355 ha đất sản xuất cây lâu năm), đất
lâm nghiệp 32.351 ha, đất nuôi trồng thủy sản 5.971 ha, đất làm muối 1.129 ha, đất
nông nghiệp khác 724 ha. Trên 45% diện tích là đất phù sa và đất có nguồn gốc
bazan; trên 70% diện tích đất có địa hình bằng phẳng, độ dốc cấp 3; trên 88% diện
tích đất có độ dày tầng canh tác lớn hơn 50cm với ưu điểm cơ bản là thích nghi
rộng, hồn tồn thích nghi với loại cây trồng như ca cao. Hơn nữa, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu có diện tích đất trồng cây lâu năm vào khoảng 41.168,51 ha, trong đó các
loại cây trồng chủ yếu là cao su, điều, cà phê, tiêu và các loại cây ăn quả khác. Để
giảm bớt rủi ro trong sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, tăng thêm thu nhập. Cây ca
cao là loại cây cơng nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, phát triển tốt trên nhiều
loại đất và thích ứng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Với đặc tính sử dụng ít
nước vào mùa khơ (do hoa và trái chủ yếu phát triển vào mùa mưa) chịu được bóng
râm, cây ca cao có thể trồng xen với nhiều loại cây trồng lâu năm khác với diện tích
trồng xen lên đến 20.000 ha trong tổng số diện tích đất trồng cây lâu năm là
41.168,51 ha.
* Tài nguyên nước:
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh có nguồn nước mặt khá lớn, với 04 con sơng
chính là sơng Thị Vải – Cái mép, sông Dinh, sông Đu Đủ và Sơng Ray. Trong đó



×