Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
___________________________________

NGUYỄN VĂN TRUNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỂN VĂN TRUNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Văn Trung
Sinh 23 tháng 07 năm 1980
Là học viên lớp cao học K27_2_NH, Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh
Mã số học viên: 7701271203A
Cam đoan luận văn “Giải pháp phát triển TDBL tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Bến Tre”
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực
hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong này được trích dẫn xuất phát từ tình
hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan chân thật của tơi
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 06 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Trung


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC HÌNH
DANH SÁCH CÁC BẢNG
TĨM TẮT
ABSTRACT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài:......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu : .................................................................. 2
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu : .................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................. 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 3
1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu: ...................................................................... 3
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VIETINBANK VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG
BÁN LẺ TẠI VIETINBANK BẾN TRE....................................................................5
2.1. Giới thiệu khái quát về Vietinbank ............................................................... 5
2.2. Tổng quan về Vietinbank Bến Tre. ............................................................... 6
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Bến Tre. ....................6
2.1.2. Bộ máy tổ chức của Vietinbank Bến Tre. ................................................7
2.1.3. Chức năng các phòng trực thuộc Vietinbank Bến Tre. .............................8
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank Bến Tre ............................9
2.3. Những dấu hiệu cảnh báo về hoạt động tín dụng tại Vietinbank Bến Tre. ....14
2.4. Sự cần thiết phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre. ....................17
Tóm tắt chương 2 ...............................................................................................19
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................................................20
3.1. Hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại .................................20


3.1.1. Khái niệm tín dụng bán lẻ .....................................................................20
3.1.2. Đặc điểm tín dụng bán lẻ......................................................................20
3.1.3. Vai trị của tín dụng bán lẻ ....................................................................22
3.1.3.1. Đối với các ngân hàng thương mại:.............................................................22
3.1.3.2. Đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình:.........................22
3.1.4. Các sản phẩm cho vay khách hàng bán lẻ...............................................22
3.1.4.1. Cho vay khách hàng bán lẻ..........................................................................23

3.1.4.2. Bảo lãnh.......................................................................................................23
3.2. Phát triển tín dụng bán lẻ .............................................................................24
3.3. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá phát triển tín dụng bán lẻ ...........................24
3.3.1. Quy mơ tín dụng bán lẻ .........................................................................24
3.3.2. Cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ: ...........................................................25
3.3.3. Tỷ lệ nợ xấu của tín dụng bán lẻ: ..........................................................26
3.3.6. Tính minh bạch và ổn định trong chính sách cho vay ............................27
3.3.5. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên quan đến tín dụng bán lẻ ...................28
3.3.7. Hệ thống kênh phân phối ......................................................................28
3.4. Các vấn đề cần quan tâm đến phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại.
...........................................................................................................................29
3.4.1. Các vấn đề về yếu tố vi mô ...................................................................29
3.4.1.1. Thương hiệu và uy tín ngân hàng.......................................................29
3.4.1.2. Năng lực tài chính..............................................................................30
3.4.1.3. Năng lực quản lý, tổ chức bộ máy.....................................................31
3.4.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực................................................................31
3.4.1.5. Mạng lưới hoạt động kinh doanh.......................................................33
3.4.1.6. Năng lực công nghệ...........................................................................33
3.4.1.7. Sự đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ................................34
3.4.1.8. Lãi suất cho vay.................................................................................34
3.4.1.9. Chương trình marketing, khuyến mãi................................................35
3.4.1.10. Chất lượng dịch vụ...........................................................................36
3.4.2. Các vấn đề về yếu tố vĩ mô.....................................................................36


3.4.2.1. Mơi trường kinh tế, văn hóa xã hội..................................................36
3.4.2.2. Mơi trường chính trị, pháp lý............................................................36
3.4.2.3. Mơi trường cơng nghệ.......................................................................37
3.4.2.4. Mơi trường cạnh tranh.......................................................................37
3.5. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến phát triển tín dụng bán lẻ. ........38

Tóm tắt chương 3 ...............................................................................................38
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI VIETINBANK
BẾN TRE..................................................................................................................40
4.1. Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre.......................40
4.1.1. Tốc độ phát triển tín dụng bán lẻ ...........................................................41
4.1.2 Tỷ trọng và cơ cấu phát triển tín dụng bán lẻ ..........................................42
4.1.3. Dư nợ cho vay bán lẻ theo phân loại nợ ................................................48
4.1.4. Thị phần cho vay phân khúc khách hàng bán lẻ.....................................49
4.1.5. Các chi tiêu bán chéo theo sản phẩm theo tín dụng bán lẻ ....................50
4.1.6. Tính minh bạch và ổn định trong chính sách cho vay ............................51
4.1.7. Mạng lưới giao dịch và kênh phân phối.................................................51
4.2. Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre .........52
4.2.1. Kết quả đạt được ......................................................................................52
4.2.1.1. Phát triển quy mơ tín dụng bán lẻ........................................................52
4.2.1.2. Phân khúc bán lẻ đóng đáng kể vào doanh thu chung của chi nhánh...52
4.2.1.3. Đầu tư vào nhân sự phát triển tín dụng bán lẻ......................................53
4.2.1.4. Cải tiến quy trình thủ tục cho vay và áp dụng công nghệ thông tin vào cho
vay, phát triển dịch vụ ngân hàng..............................................................................53
4.2.2. Những hạn chế ........................................................................................54
4.2.2 1. Về con người và quy trình nghiệp vụ...................................................54
4.2.2 2. Chuyển dịch cơ cho vay trong phân khúc khách hàng bán lẻ còn chậm.55
4.2.2.3. Hiệu quả mạng lưới và năng suất lao động bình quân theo quy định
Vietinbank...................................................................................................................56
4.2.2 4. Vấn đề sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ...........................................57
4.2.2.5. Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác.........................................58


4.2.2.6. Vấn đề chất lượng dịch vụ.....................................................................58
4.2.2.7 Tăng trưởng tín dụng chưa đạt kỳ vọng chi nhánh..............................59
4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank

Bến Tre. .............................................................................................................59
4.3.1 Quản lý nhân sự và quy trình nghiệp vụ .................................................59
4.3.2. Cơ cấu danh mục cho vay .....................................................................60
4.3.3. Mạng lưới hoạt động và năng suất lao động ..........................................61
4.3.4. Triển khai các sản phẩm bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng ............61
4.3.5. Chất lượng dịch vụ ................................................................................62
Tóm lược chương 4 ............................................................................................62
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI
VIETINBANK BẾN TRE.........................................................................................64
5.1. Định hướng phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre .....................64
5.1.1. Định hướng phát triển của Vietinbank. ..................................................64
5.1.2. Định hướng đối với phát triển phân khúc bán lẻ của Vietinbank năm 2020...64
5.2. Một số giải phát phát triển tín dụng tại Vietinbank Bến Tre. .......................65
5.2.1. Đối với Vietinbank Bến Tre ..................................................................65
5.2.1.1. Về công tác nhân sự:...........................................................................65
5.2.1.2. Thay đổi cơ cấu danh mục cho vay và tăng chênh lệch lãi suất đầu vào
đầu ra khoản vay (NIM):............................................................................................66
5.2.1.3. Hiệu quả mạng lưới và năng suất lao động.........................................68
5.2.1.4. Bán chéo sản phẩm dịch vụ.................................................................69
5.2.1.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ..............................................................69
5.2.2. Đề xuất khuyến nghị đối với Vietinbank. ..............................................70
5.2.2.1. Về quy trình nghiệp vụ.................................................................................70
5.2.2.2. Về công tác đào tạo......................................................................................70
5.2.2.3. Với cơ chế mua bán vốn nội bộ FTP............................................................71
5.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. ...........................................71
5.3.1. Những hạn chế ......................................................................................71
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo. .................................................................72


Tóm lược chương 5 ............................................................................................73

Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATM:
BIDV:
DN:
ĐVCNT:
DVNH:
EFAST:
FTP
IPAY:
JCB:
KHBL
KPI:
MASTER:
NĐ:
NHĐT:
NHNN:
NHTM:
NII:
NIM
PGD:
POS:
SACOMBANK:
SCB:
SPDV:
SWIFT:
TCTD:

TDBL:
VIETINBANK BẾN
TRE
VIETINBANK:

Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tự động)
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Doanh nghiệp
Đơn vị chấp nhận thẻ
Dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng DN
Funds Transfer Pricing: Cơ chế điều chuyển giá mua
bán vốn nội bộ
Dịch vụ ngân hàng điện tử khách hàng cá nhân của
VietinBank
Japan Credit Bureau
Khách hàng bán lẻ
Key Performance Indicator: Chỉ số chính đánh giá
hiệu quả q trình thực hiện mục tiêu, kế hoạch
Thẻ tín dụng MASTER
Nghị định
Ngân hàng điện tử
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Thương mại
Thu nhập từ lãi
Net interest Margin: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Phòng giao dịch
Point of Sale (Đơn vị chấp nhận thẻ)
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín
Ngân hàng TMCP Sài Gịn

Sản phẩm dịch vụ
Society for Worldwide Interbank
Telecommunication: Hiệp hội Viễn thơng tài chính
liên ngân hàng tồn thế giới
Tổ chức tín dụng
Tín dụng bán lẻ
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi
nhánh BẾN TRE
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Số hiệu
hình
Hình 2.1
Hình 4.2

Tên hình

Trang

Bộ máy tổ chức Vietinbank Bến Tre
Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng bán lẻ tại
VietinBank Bến Tre

8
42



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8

Tên bảng

Trang

Tình hình huy động vốn tại VietinBank Bến Tre
Hoạt động tín dụng tại VietinBank Bến Tre
Kết quả kinh doanh tại VietinBank Bến Tre
Dư nợ cho vay tại VietinBank Bến Tre
Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng bán lẻ tại
VietinBank Bến Tre
Dư nợ cho vay phân khúc khách hàng bán lẻ theo
ngành nghề tại VietinBank Bến Tre
Dư nợ cho vay phân khúc khách hàng bán lẻ theo
mục đích vay tại VietinBank Bến Tre
Dư nợ cho vay phân khúc khách hàng bán lẻ theo

kỳ hạn tại VietinBank Bến Tre
Dư nợ cho vay phân khúc khách hàng bán lẻ theo
phân loại nợ tại VietinBank Bến Tre
Thị phần cho vay phân khúc khách hàng bán lẻ của
VietinBank Bến Tre và các NHTM trên địa bàn
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu bán chéo sản phẩm dịch
vụ theo TDBL

10
11
13
41
42
43
45
46
48
49
50


TĨM TẮT
1. Tên đề tài: Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ (TDBL) tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam-chi nhánh Bến Tre (Vietinbank Bến Tre).
2. Tóm tắt
Việc nghiên cứu phát triển TDBL vừa phù hợp chuyên ngành đào tạo và vừa phù
hợp với công việc thực tế đang công tác tại Vietinbank Bến Tre.
Mục tiêu của luận văn qua nghiên cứu phát triển TDBL nhằm tìm ra ngun nhân
và các vấn đề cịn hạn chế trong hoạt động phát triển TDBL của Vietinbank Bến Tre
Để đạt được mục tiêu trên tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như

phương pháp thu thập thông tin, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp thể hiện qua các
số liệu được chuyển tải trong các bảng, biểu. Nguồn dữ liệu chủ yếu là dữ liệu thứ cấp
từ thơng tin từ tạp chí, sách báo, các báo cáo khoa học, các số liệu liên quan đến hoạt động
phát triển TDBL, kế hoạch kinh doanh của Vietinbank Bến Tre.
Qua nghiên cứu luận văn đánh giá thực trạng TDBL tại Vietinbank Bến Tre,
những điểm đã đạt được về phát triển quy mô TDBL, công tác nhân sự, cải tiến thủ tục
quy trình, sự đóng góp của TDBL trong lợi nhuận hoạt động Vietinank Bến Tre. Những
vấn đề còn hạn chế và ngun nhân về chính sách cho vay, cơng tác nhân sự và quy
trình, các vấn đề bán chéo sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa trong việc tìm ra cách thực hiện và định hướng
để phát triển TDBL cho Vietinbank Bến Tre. Để tư đó đưa ra một số kiến nghị đối với
Vietinbank và Vietinbank Bến Tre về quản trị nhân sự, quy trình nghiệp vụ cho vay,
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề cho vay, cũng như cải thiện lãi suất cho vay, chất lượng
sản phẩm dịch vụ và công tác bán chéo sản phẩm liên quan đến TDBL. Bên cạnh đó
cũng nêu lên các hạn chế của đề tài và các gợi ý cho các tác giả nghiên cứu tiếp theo.
3.Từ khóa: Tín dụng bán lẻ, Vietinbank Bến Tre.


ABSTRACT
1. Title: The solutions develop retail credit on Viet Nam Joint Stock Commercial
Bank for Industry and Trade - Ben Tre Branch (Vietinbank Ben Tre).
2. Summary
The research and development of retail credit are suitable for training majors and
working at Vietinbank Ben Tre.
In order to achieve the objective, the author uses research methods such as
information collection, statistics, comparison, analysis and synthesis through data
transferred in the tables. The main data source is secondary from information about
magazines, books, scientific reports, data relating to the development of retail credit,
business plan of Vietinbank Ben Tre.
Through researching of the dissertation will assess the real situation of retail

credit at Vietinbank Ben Tre, the points gained in the development of retail credit
scale, human resource, process procedure improvement, significant contribution of
retail credit in profits operating Vietinank Ben Tre. The problems are limited and the
causes of lending, human resource and process, cross-selling issues.
The results of this research are significant in finding ways and directions to
develop retail credit for Vietinbank Ben Tre. In order to make that offer some
recommendations for Vietinbank Ben Tre on human resource management, business
process of lending, restructuring the lending industry, as well as improving lending
interest rates, product quality and cross-selling products related to retail credit.
Besides, the limitations of research topics and suggestions for the next study authors
are also mentioned.
3. Keywords: Retail Credit, Vietinbank Ben Tre.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế đã đặt
ra nhiều thách thức cho các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng. Đó là sự tham gia của các tập đồn tài chính đa quốc gia, các
ngân hàng nước ngồi có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và cơng nghệ. Các ngân hàng
nước ngồi có đủ năng lực về vốn và công nghệ trong việc chiếm lĩnh thị trường tài
chính ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, hoạt động ngân hàng bán lẻ là thế mạnh của các
tố chức tín dụng nước ngồi. Thực tế theo các kết quả cơng bố trên các báo cáo tài chính
các ngân hàng nước ngồi hoạt động tại Việt Nam thì dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các
ngân hàng nước ngoài từng bước được khẳng định và chiếm thị phần, uy tín trên thị
trường. Tình hình đó buộc các ngân hàng trong nước phải chuyển mình, cải cách mạnh
mẽ trong định hướng phát triển chiến lược trong hoạt động kinh doanh, để có thể cạnh
tranh sịng phẳng với các ngân hàng nước ngồi về lĩnh vực ngân hàng nói chung và

dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng.
Nắm bắt được xu thế đó, các NHTM VN cũng từng bước chuyển mình sang tập trung
chú trọng hoạt động ngân hàng bán lẻ. Cho nên, việc các ngân hàng thương mại xác
định tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ là chiến lược ưu tiên
trong thời gian này và trong tương lai một lựa chọn đúng đắn, tất yếu và cũng đầy thách
thức. Đối với Vietinbank trải qua thời gian khá dài là ngân hàng phục vụ đầu tư, phát
triển (bán buôn), chưa tập trung khai thác mạnh thị trường ngân hàng bán lẻ. Những
năm gần đây, Vietinbank đã từng bước dịch chuyển và xác định hoạt động ngân hàng
bán lẻ là nhiệm vụ chiến lược trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể năm 2014, Vietinbank
đã thành lập khối khách hàng bán lẻ tại Trụ sở Vietinbank để quản lý, đưa ra các định
hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ diễn ra khắp trong toàn quốc, ở tất cả các
chi nhánh. Riêng Vietinbank Bến Tre đã không ngừng đẩy mạnh phát triển ngân hàng
bán lẻ theo định hướng Vietinbank nhưng đặc thù phát triển ngân hàng bán lẻ chủ yếu
là phát triển TDBL. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh khá gay gắt trên địa bàn với
sự góp mặt của nhiều ngân hàng thương mại, việc mở rộng và phát triển các sản phẩm


2

TDBL tại Vietinbank Bến Tre chưa chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự kỳ vọng của
Vietinbank. Chính vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển tín dụng
bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Bến Tre” để nghiên
cứu luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu :
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ

tại Vietinbank Bến Tre.

-

Mục tiêu cụ thể:

Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ của Vietinbank Bến Tre;
Các giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre như thế nào?
Nguyên nhân nào hạn chế phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre?
Cần có các giải pháp nào để phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre?
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ
và các nguyên nhân giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng bán lẻ trên địa bàn tỉnh Bến Tre tại
Vietinbank Bến Tre.
Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thu thập để nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
2016-2018, nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu từ Vietinbank, Vietinbank Bến Tre.


3

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu thập thông tin, thống kê, so
sánh, phân tích, tổng hợp thể hiện qua các số liệu được chuyển tải trong các bảng, biểu
để làm cơ sở phát hiện vấn đề, phân tích đánh giá vấn đề phát triển tín dụng bán lẻ.
Thu thập các tài liệu, thơng tin từ tạp chí, sách báo, các báo cáo khoa học, các số liệu liên
quan đến hoạt động phát triển TDBL, kế hoạch kinh doanh của Vietinbank Bến Tre.
Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp số liệu và xử lý thông tin bằng
phần mềm Excel, phân tích đánh giá bằng phương pháp phân tích thống kê; Phương pháp
thống kê mô tả để tiến hành mơ tả hiện tượng. Tính tốn các số liệu dựa trên hệ thống chỉ tiêu

được sử dụng trong xem xét đánh giá phát triển hoạt động TDBL. Sau đó, tiến hành, phân
tích các chỉ tiêu phản ánh hoạt động TDBL…Ngồi ra, bằng phương pháp phân tích số liệu,
luận văn đưa ra được các bảng và các biểu đồ minh họa phục vụ đề tài như biểu đồ về tình
hình TDBL, số lượng khách hàng bán lẻ, thị phần TDBL, tỷ lệ nợ xấu TDBL, các dịch vụ
bán chéo sản phẩm theo TDBL và các vần đề khác liên quan TDBL.
So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phát triển TDBL. Từ đó đánh
giá được xu hướng phát triển của các chỉ tiêu qua các năm. Từ đó đánh giá về tình hình
hoạt động phát triển TDBL tại Vietinbank Bến Tre.
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre, những điểm đã đạt
được và điểm chưa đạt được, còn hạn chế. Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm có
thể vận dụng để phát triển TDBL tại Vietinbank Bến Tre. Kết quả nghiên cứu này có ý
nghĩa trong việc tìm ra cách thực hiện và hoạch định phát triển TDBL cho Vietinbank
Bến Tre.
1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục, tài liệu tham khảo, kết cấu luận
văn có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu


4

Chương 2: Giới thiệu Vietinban bank và vấn đề phát triển tín dụng bán lẻ tại
Vietinbank Bến Tre.
Chương 3: Cơ sở lý luận phát triển tín dụng bán lẻ
Chương 4: Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre.
Chương 5: Các giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Bến Tre.


5


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VIETINBANK VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TÍN
DỤNG BÁN LẺ TẠI VIETINBANK BẾN TRE
2.1. Giới thiệu khái quát về Vietinbank
Kể từ khi ra đời từ năm 1988, VietinBank không ngừng lớn mạnh và phát triển,
thể hiện là một trong những ngân hàng nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trong ngành
ngân hàng tại Việt Nam. Tính đến 31/12/2018, Vietinbank có vốn điều lệ là 37.244 tỷ
đồng và vốn chủ sở hữu là 67.455 tỷ đồng.
Hoạt động chủ yếu của Vietinbank là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm:
huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho
vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất
và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; DVNH
điện tử ; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết
khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác
được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
-

Hiện tại, Vietinbank có hệ thống mạng lưới phát triển mạnh mẽ với 155 chi nhánh

và hơn 1.000 phòng giao dịch trãi dài rộng khắp 63 tỉnh/thành phố trong cả nước.
Bên cạnh đó, Vietinbank cịn có 07 Công ty thành viên, bao gồm:
-

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

-

Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

-


Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam;

-

Cơng ty Cho th Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

Nam.
-

Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

-

Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam.
-

Công ty TNHH MTV Chuyển tiền Tồn cầu Ngân hàng TMCP Cơng Thương

Việt Nam.
Và 03 Đơn vị sự nghiệp:
-

Trung tâm thẻ Vietinbank.


6


-

Trung tâm công nghệ Thông tin Vietinbank.

-

Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực VietinBank.
Với việc thành lập 02 Chi nhánh tại Berlin và Frankfurt, Cộng hòa liên bang Đức,

Vietinbank là ngân hàng của Việt Nam duy nhất, đầu tiên có sự hiện diện tại Châu Âu
và tại khu vực Đơng Nam Á, VietinBank đã có mặt tại Vientiane, Cộng hịa dân chủ
nhân dân Lào. Bên cạnh đó, Vietinbank đang đầy mạnh mở các văn phòng đại diện, chi
nhánh tại một số quốc gia khác như Cộng hòa liên bang Myanmar, Vương quốc Anh,
Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc… Ngồi ra, VietinBank cịn có quan hệ với hơn 1.000
ngân hàng đại lý tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên tồn cầu.
Với quy mơ vốn lớn nhất, chất lượng tài sản tốt và giá trị thương hiệu cao nhất
tại Việt Nam, năm 2018 là lần thứ 8 liên tiếp Vietinbank lọt vào danh sách Forbes Global
2000 (Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới) do tạp chí uy tín Forbes của Mỹ cơng
bối và theo bảng xếp hạng toàn cầu của Brand Finance năm 2018, Vietinbank lẩn đầu
loạt vào Top 400 với vị trí 310 và lần thứ 6 VietinBank lọt vào Top 500 Thương hiệu
ngân hàng giá trị nhất thế giới.
2.2. Tổng quan về Vietinbank Bến Tre.
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Bến Tre.
Vietinbank Bến Tre được thành lập ngày 24/06/1988 theo quyết định số 134/QĐ
– HĐQT1 – NHCT của chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Trụ sở
giao dịch hiện nay của VietinBank Bến Tre tại số 02 Đại Lộ Đồng Khởi phường 2, thành
phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, đây là một trong những khu vực sầm khuất nhất thành phố
Bến Tre.
Kể từ khi tách chuyển sang mô hình ngân hàng hai cấp cho đến nay, quy mơ hoạt
động kinh doanh của chi nhánh ngày càng tăng, thể hiện qua nguồn vốn huy động và dư

nợ cho vay có bước phát triển ổn định. Số dư nguồn vốn huy động từ khi mới thành lập
năm 1988 là 1,6 tỷ đồng, nay tăng lên hơn 3,2 ngàn tỷ đồng; dư nợ cho vay cuối năm
1988 chỉ có 4,6 tỷ đồng, nay tăng lên hơn 2,1 ngàn tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngân
hàng ngày càng đa dạng, bên cạnh hoạt động truyền thống tiền gửi và cho vay, hiện đã


7

có các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như: các chương trình tài trợ thương mại, các dịch
vụ thanh tốn cho hoạt động xuất nhập khẩu, các dịch vụ bảo hiểm, phát hành và sử
dụng thẻ, thu hộ ngân sách… Mạng lưới hoạt động được mở rộng, góp phần đưa hoạt
động ngân hàng đến tận mọi nẻo đường thôn quê, bổ sung thêm nguồn vốn để đáp ứng
nhu cầu sản xuất kinh doanh và có những đóng góp vào tích cực tình trạng cho vay nặng
lãi. Bên cạnh trụ sở chính ở TP. Bến Tre và 7 điểm giao dịch tại các huyện với 19 ATM
và 75 điểm chấp nhận thẻ (POS).
Trong thời gian tới, với chiến lược kinh doanh “An toàn - Hiệu quả - Hiện đại Bền vững”, chi nhánh sẽ đẩy mạnh triển khai các mục tiêu kinh doanh gắn với định
hướng, xu thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thơng qua các chính sách tín dụng ưu
đãi phù hợp; ln đồng hành với khách hàng để duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bền
vững, nâng cao thị phần, khả năng cạnh tranh. Trong đó, phấn đấu là một trong những
ngân hàng dẫn đầu về phát triển cho vay, nhất là cho vay bán lẻ và thu phí liên quan đến
DVNH. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải đang đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh,
ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng để từng bước khẳng định vị thế
trên thị trường, phát triển năng động trên mọi lĩnh vực.
Cùng với cả hệ thống Vietinbank, chi nhánh sẽ đẩy mạnh tái cấu trúc, hồn thiện,
chuẩn hóa mơ hình tổ chức, hết sức chú trọng phát triển kiện toàn nguồn lao động để trở
thành là một trong những ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, xứng đáng là nơi gửi trọn
niềm tin của mọi thành phần kinh tế trong xã hội, khẳng định uy tín thương hiệu
VietinBank.
2.1.2. Bộ máy tổ chức của Vietinbank Bến Tre.
Ban giám đốc: gồm có 3 người (1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc) quản lý 6 phịng

ban tại trụ sở chính chi nhánh và 07 phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Mỗi
phòng ban đều có Trưởng phịng được phân cơng chức năng và nhiệm vụ về điều hành
cơng việc chung của phịng.


8

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc
(phó giám đốc
trực)

Phó giám đốc
(Đầu mối bán lẻ)

07
phịng
giao
dịch

Phịng
bán lẻ

Phịng
Hành
chính,
tổ chức

Phịng

tổng
hợp

Phịng
hỗ trợ
tín
dụng

Phịng
kế
tốn
tài
chính

Phịng
tiền tệ
kho

quỹ

Phịng
Khách
hàng
doanh
nghiệp

Chỉ đạo trực tiếp
Chỉ đạo gián tiếp
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức Vietinbank Bến Tre
(Nguồn: Phịng Tổ chức hành chánh Vietinbank Bến Tre.)

2.1.3. Chức năng các phòng trực thuộc Vietinbank Bến Tre.
Giám đốc chi nhánh là người điều hành cao nhất tại chi nhánh. Hai Phó giám đốc
giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành và tham mưu cho Giám đốc.
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở lên để kinh
doanh các nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ và tham mưu cho ban giám đốc trong việc
quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh của đối tượng khách hàng doanh nghiệp phù hợp
quy định của Vietinbank.
Phòng bán lẻ: giao dịch với khách hàng gồm cá nhân, hộ gia đình và khách hàng
doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề dưới 20 tỷ đồng để khai thác vốn bằng
VNĐ và ngoại tệ và tham mưu cho Ban giám đốc và đầu mối cho các Phòng Giao dịch
về hoạt động kinh doanh bán lẻ tại chi nhánh. Tiếp thị thẻ, phụ trách và xử lý các nhiệp
vụ thẻ ATM, bảo hiểm, huy động, tiền gửi CASA, phát hành khai thác và chăm sóc tốt


9

khách hàng sử dụng thẻ; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cho
khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp, trường học, đơn vị.
Phòng hỗ trợ tín dụng: có chức năng thực hiện cơng tác vận hành tín dụng hỗ trợ
cho bộ phận kinh doanh tại chi nhánh phù hợp quy định, định hướng Vietinbank trong
từng thời kỳ.
Phịng tổ chức hánh chính: tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc chi nhánh
trong công tác nhân sự, văn phịng, hành chính quản trị của chi nhánh.
Phịng tổng hợp: có chức năng tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động
kinh doanh; thực hiện báo cáo hàng năm, thực hiện công tác quản lý chất lượng, chiến
lược phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn tại chi nhánh. Ngồi ra cịn được giao
nhiệm vụ theo dõi quản lý, xử lý khoản nợ có vấn đề, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, ngoại
bảng.
Phịng kế tốn tài chính: tham mưu, giúp việc ban giám đốc các nghiệp vụ kế

toán ngân hàng cho khách hàng, thực hiện hạch toán kế toán, quản lý tài sản, kế toán chi
tiêu nội bộ; quản lý hệ thống công nghệ thông tin; quản lý tài sản, công cụ dụng cụ và
các vấn đề khác liên quan cơng tác hạch tốn kế tốn tại Chi nhánh.
Phịng tiền tệ kho quỹ: tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc Chi nhánh công tác
quản lý, sử dụng tiền mặt vật lý, tài sản quý, ấn chỉ quan trọng, giấy tờ có giá và hồ sơ tài
sản bảo đảm của Chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển
theo quy định Vietinbank.
Phòng Giao dịch: thực hiện các chức năng về cho vay, huy động vốn, cung cấp
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho tất cả các đối tượng khách hàng theo phạm vi được
ủy quyền của Vietinbank và ban lãnh đạo chi nhánh.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank Bến Tre
Các mãng hoạt động chính của chi nhánh, gồm: Nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp
vụ cho vay và các dịch vụ ngân hàng.
 Huy động vốn tại Vietinbank Bến Tre


10

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Bến Tre
Đơn vị: triệu đồng, %
2016
Chỉ tiêu
Nguồn vốn huy
động
Loại tiền
-VND
-Ngoại tệ
Kỳ hạn
-Khơng kỳ hạn
-Có kỳ hạn

Phân khúc khách
hàng
-KHDN
+KHDN lớn
+KHDN vừa và
nhỏ
+KHDN FDI
-Định chế tài chính
-Khách hàng bán lẻ
+KHDN Siêu vi

+KHCN

Giá trị

2017

Tỷ trọng
(%)

Giá trị

2018
Tỷ
trọng
(%)

Giá trị

Tỷ

trọng
(%)

2,219,630

100.00

2,811,795

100.00 3,063,328

100.00

2,185,650
33,980

98.47
1.53

2,775,955
35,840

98.73 3,029,063
1.27
34,265

98.88
1.12

169,300

2,050,330

7.63
92.37

288,709
2,523,086

10.27
286,642
89.73 2,776,686

9.36
90.64

155,930
71,950

7.03

233,846
100,761

8.32

215,442
42,743

78,730


129,508

164,749

5,250
17,790
2,045,910

3,577
43,811
2,534,137

0.13
7,950
1.56
5,110
90.13 2,842,776

18,310

22,747

31,502

2,027,600

2,511,390

2,811,273


0.80
92.17

7.03

0.17
92.80

(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Bến Tre)
Nguồn vốn huy động của Vietinbank Bến Tre tăng dần qua các năm. Năm 2016,
huy động vốn là 2,219,630 triệu đồng, năm 2017 là 2,811,795 triệu đồng tăng 592.165
triệu đồng, tương ứng 26,68% so với năm 2016, huy động vốn năm 2018 là 3,063,328
triệu đồng tăng 8,95% so với năm 2017. Mặc dù năm 2018 có tốc độ tăng thấp hơn năm
2017, tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì vốn huy động năm 2018 vẫn tăng lên so với 2017
là 251,533 triệu đồng (tương đương 8,95%). Điều đó cho thấy, huy động vốn phát triển
và ln khẳng định vị thế mãnh nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh của
Vietinbank Bến Tre. Nếu phân theo cơ cấu nguồn vốn huy động thì có thể chia theo các
loại sau: nguồn vốn theo loại tiền, kỳ hạn, phân khúc khách hàng và qua bảng số liệu
2.1 thì việc huy động không đồng đều giữa các cơ cấu nguồn mà chi tập trung vào nguồn


11

vốn huy động là VNĐ; kỳ hạn có kỳ hạn và từ tầng lớp dân cư khách hàng bán lẻ với tỷ
lệ qua các năm đều lớn hơn 90% trên tổng nguồn vốn huy động. Từ những phân tích
trên, vấn đề đặt ra là chi nhánh cần phải tích cực thay đổi cơ cấu nguồn tập trung vào
các nguồn vốn khơng kỳ hạn, có kỳ hạn ngắn với lãi suất huy động thấp, ngoài huy động
bằng đồng Việt Nam, cần huy động bằng nguồn ngoại tệ ...nhằm đa dạng hóa nguồn vốn
huy động tại chi nhánh.
 Cho vay tại Vietinbank Bến Tre

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng tại Vietinbank Bến Tre
Đơn vị: triệu đồng, %
2016
Các chỉ tiêu

Tín dụng

Giá trị

2017

Tỷ trọng
(%)

Giá trị

2018

Tỷ trọng
(%)

Giá trị

Tỷ trọng
(%)

1,864,010

100.00


2,099,506

100.00

2,216,813

100.00

-KHDN

626,960

33.64

730,848

34.81

762,440

34.39

+KHDN lớn

319,540

17.14

339,824


16.19

403,805

18.22

+KHDN vừa
và nhỏ

307,420

16.49

391,025

18.62

358,635

16.18

1,237,050

66.36

1,368,658

65.19

1,454,373


65.61

122,080

6.55

133,422

6.35

125,236

5.65

1,114,970

59.82

1,235,236

58.83

1,329,137

59.96

1,716

0.09


378.00

0.02

1,550

0.07

16,552

0.89

10,445

0.50

6,378

0.29

-KHBL
+KHDN siêu
vi mơ
+KHCN
Nợ nhóm 2
Nợ xấu

(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Bến Tre)
Hoạt động cho vay tại Vietinbank Bến Tre giai đoạn 2016-2018 chuyển biến theo

chiều hướng tích cực. Cụ thể, dư nợ cho vay qua các năm đều có sự tăng trưởng, nợ
nhóm 2 và nợ xấu có tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay năm 2017 là
2.099.506 triệu đồng, tăng 234.496 triệu đồng so với năm 2016, đạt tỷ lệ tăng 12,63 %.


12

Dư nợ cho vay năm 2018 là 2.216.813 triệu đồng, tiếp tục tăng 117.307 triệu đồng so
với năm 2017 và tỷ lệ tăng 5,59%. Dư nợ cho vay trong năm 2017 tăng mạnh do
Vietinbank Bến Tre đã qua thời kỳ thắt chặt tín dụng, cơng tác xử lý thu hồi nợ quá hạn,
nợ xấu có tiến triển tốt so với giai đoạn khó khăn trước đó (từ 2011-2015). Tuy nhiên
có sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2018 so với năm 2017. Nguyên
nhân chủ yếu về cuối những tháng cuối năm 2018 do thực hiện theo sự định hướng và
điều hành chung của hệ thống Vietinbank, yêu cầu các chi nhánh trong hệ thống phải
điều chỉnh giảm dư nợ cho vay nhằm đảm bảo hệ số CAR (hệ số an toàn vốn), cộng với
việc tăng giá bán vốn nội bộ cho vay FTP, tạm dừng hoặc chấm dứt các chương trình
cho vay ưu đãi làm hạn chế khả năng cho vay của chi nhánh. Nhưng nhìn chung việc
thực hiện cho vay trong năm 2018 có những kết quả tích cực, cơ cấu dư nợ cho vay đã
từng bước hợp lý, đã hướng vốn tín dụng tập trung phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất
là đối với các lĩnh vực ưu tiên, các ngành kinh tế thuộc thế mạnh của địa phương, cho
vay phục vụ phát triển nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ sản xuất kinh
doanh. Bên cạnh việc chấp hành nghiêm túc mức lãi suất cho vay tối đa đối với khách
hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế do ngân hàng
Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Cùng với việc tăng trưởng dư nợ cho vay thì chất lượng tín dụng cũng được kiểm
sốt chặt chẽ với tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức thấp (năm 2016, 2017 và 2018: Tỷ lệ nợ nhóm
2 lần lượt chiếm 0,09%; 0,02% và 0,07% trên tổng dư nợ); kéo giảm số dư và tỷ lệ nợ
xấu trên tổng dư nợ về mức thấp nhấp trong 3 năm qua từ 0,89% năm 2016 còn 0,29%
năm 2018.
 Các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác

Ngoài hai mãng cho vay và huy động vốn, Vietinbank Bến Tre còn cung cấp cho
khách hàng các dịch vụ ngân hàng như: phát hành bảo lãnh, hoạt động tài trợ thương
mại và thanh tốn quốc tế, chuyển tiền trong ngồi nước, thanh toán ủy nhiệm thu, ủy
nhiệm chi, thanh toán séc, chi trả lương cho doanh nghiệp thông qua tài khoản, chi trả
kiều hối, các dịch vụ ngân quỹ, phát hành và sử dụng các thẻ ATM, thẻ tín dụng, các


×