Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN THỊ YẾN THANH

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN THỊ YẾN THANH

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng Ứng Dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. VÕ XUÂN VINH


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam” là nghiên cứu của
riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Võ Xuân Vinh. Các
thông tin dữ liệu được sử dụng trong đề tài là trung thực, chính xác và đáng tin cậy. Các
nội dung trích dẫn đều được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
nguồn gốc trong phần tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Nguyễn Thị Yến Thanh

năm 2020


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TÓM TẮT

ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 1
1.1

Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu..................................................... 3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4

1.5

Ý nghĩa đề tài..................................................................................................... 4

1.6

Kết cấu đề tài ..................................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN
VIỆT NAM ................................................................................................................. 5
2.1


Tổng quan về Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam ............................ 5

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt
Nam 7
2.2.1

Tình hình huy động vốn .............................................................................................. 7

2.2.2

Tình hình cho vay ....................................................................................................... 8

2.2.3

Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................................... 9

Tóm tắt Chương 2 .................................................................................................... 13


CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................... 14
3.1

Tổng quan về nợ xấu ....................................................................................... 14
3.1.1

Khái niệm...................................................................................................................14

3.1.2


Phân loại nợ xấu ........................................................................................................15

3.1.3

Đo lường nợ xấu ........................................................................................................17

3.1.4

Nguyên nhân nợ xấu..................................................................................................19

3.1.4.1 Từ phía Ngân hàng ........................................................................................................19
3.1.4.2 Từ phía khách hàng.......................................................................................................19
3.1.4.3 Các nguyên nhân khác ..................................................................................................19
3.1.5

Tác động của nợ xấu ..................................................................................................20

3.1.5.1 Đối với nền kinh tế.........................................................................................................20
3.1.5.2 Đối với ngân hàng .........................................................................................................22
3.1.5.3 Đối với khách hàng ........................................................................................................22

3.2

Tổng quan nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu qua các nghiên cứu thực nghiệm
22

3.3

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia ............................................. 24
3.3.1


Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc ............................................................................24

3.3.2

Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan ..............................................................................27

3.3.3

Bài học kinh nghiệm từ Malaysia ..............................................................................32

3.3.4

Bài học kinh nghiệm từ Indonesia .............................................................................36

3.3.5

Tổng quan kinh nghiệm xử lý nợ xấu các nước.........................................................38

Tóm tắt Chương 3 .................................................................................................... 44
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN
VIỆT NAM ............................................................................................................... 45
4.1 Thực trạng tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam ........................................ 45
4.2 Đánh giá công tác xử lý và hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TNHH MTV
Shinhan Việt Nam .................................................................................................... 51
4.2.1

Hệ thống cảnh báo sớm .............................................................................................51



4.2.2

Xử lý nợ thông qua thu hồi nợ trực tiếp .....................................................................53

4.2.3

Xử lý nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro ............................................................................53

4.2.4

Xử lý nợ xấu bằng biện pháp miễn/giảm lãi ..............................................................55

4.2.5

Xử lý nợ xấu qua bên thứ ba ......................................................................................55

Tóm tắt Chương 4 .................................................................................................... 58
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV
SHINHAN VIỆT NAM ............................................................................................ 59
5.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TNHH
MTV Shinhan Việt Nam .......................................................................................... 59
5.2 Giải pháp nhằm tăng cường xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TNHH MTV
Shinhan Việt Nam .................................................................................................... 60
5.2.1

Giải pháp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh......................................................................60


5.2.1.1 Hoàn thiện cơ cấu, hệ thống chấm điểm và quản lý rủi ro các khoản vay cá nhân .......60
5.2.1.2 Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra khoản vay .......................................................61
5.2.1.3 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ............................................................................62
5.2.2

Giải pháp tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu .............................................................63

5.2.2.1 Xây dựng, hoàn thiện bộ máy xử lý nợ, quy trình xử lý nợ ............................................63
5.2.2.2 Hợp tác chặt chẽ với các đối tác thu nợ .........................................................................63
5.2.3

5.3

Mơ hình xử lý nợ kiến nghị........................................................................................64

Một số kiến nghị .............................................................................................. 64

Tóm tắt Chương 5 .................................................................................................... 67
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
Từ Viết tắt
AMC

Tiếng Anh
Asset Management Company

Tiếng Việt

Công ty quản lý tài sản
Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam

ANZ
BI

Bank of Indonesia

Ngân hàng trung ương Indonesia

BNM

Bank Negara Malaysia

Ngân hàng trung ương Malaysia

Corporate Debt Restructuring

Ủy ban tư vấn tái cơ cấu nợ doanh

Advisory Committee

nghiệp

CDRAC

The Corporate Debt Restructuring
CDRC

Committee


Ủy ban tái cấu trúc nợ doanh nghiệp

CN

Chi nhánh

CVTD

Cho vay tiêu dùng
Financial Institutions

FIDF

IBRA

Development Fund

Quỹ phát triển các tổ chức tài chính

The Indonesian Bank

Cơ quan tái cấu trúc Ngân hàng

Restructuring Agency

Indonesia

Korea Asset Management
KAMCO


Corporation

Tập đoàn quản lý tài sản Hàn Quốc

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương Mại

NPL

Nonperforming loan

Nợ xấu

PGD

Phòng Giao dịch

QLRR

Quản lý rủi ro


RM

Retail manager

Rủi ro tín dụng

RRTD
ROA

Cán bộ quản lý tín dụng

Return on asset

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản


ROE

Return on equity

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt

SHBVN

Nam
Thai Asset Management

TAMC


Corporation

Công ty quản lý tài sản tập trung Thái Lan

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSBĐ

Tài sản bảo đảm
VietNam Asset Management

VAMC

Company

Công ty Quản lý tài sản Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.1 : Tổng tài sản của SHBVN giai đoạn 2013-2018 ........................................... 9
Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của SHBVN giai đoạn 2013-2018 .............. 11
Bảng 3.1 : Sắp xếp thể chế của việc cơ cấu tài chính tại Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia
và Indonesia giai đoạn xử lý nợ xấu............................................................................ 39
Bảng 3.2 : Sự thay đổi cấu trúc trong hệ thống tài chính tại Hàn Quốc, Thái Lan,
Malaysia và Indonesia giai đoạn xử lý nợ xấu ............................................................ 40
Bảng 3.3 : Kết quả mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt 2013-2016 của VAMC ............... 41
Bảng 3.4 : Kết quả xử lý nợ từ 2013-2016 của VAMC ............................................... 42

Bảng 4.1 : Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trên từng loại sản phẩm.......................... 47
Bảng 4.2 : Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân ủy quyền cho đối tác thu nợ vào
tháng 7.2018 ............................................................................................................... 55


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Tiền gửi khách hàng tại SHBVN giai đoạn 2013-2018 ............................ 8
Biểu đồ 2.2 : Cho vay khách hàng tại SHBVN giai đoạn 2013-2018 ............................ 8
Biểu đồ 2.3 : Lợi nhuận sau thuế SHBVN giai đoạn 2013-2018 ................................. 10
Biểu đồ 2.4 : Tỷ lệ tăng trưởng ROA, ROE của SHBVN giai đoạn 2013-2018 ........... 11
Biểu đồ 3.1 : Tổng tỷ lệ NPL đối với danh mục vay khác nhau dựa trên các biến số
kinh tế ........................................................................................................................ 21
Biểu đồ 3.2 : Nợ xấu của ngành tài chính tại Hàn Quốc từ năm 1997-2002 ................ 27
Biểu đồ 3.3 : Nợ xấu và chuyển khoản vay tại Thái Lan từ năm 1998-2006................ 31
Biểu đồ 3.4 : Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại Thái Lan giai đoạn 2007-2011 ............... 31
Biểu đồ 3.5 : Tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ tại Malaysia và Thái Lan từ năm 1995-2007.. 35
Biểu đồ 3.6 : Nợ xấu và chuyển khoản vay tại Malaysia từ năm 1995-2002 ............... 35
Biểu đồ 4.1 : Tỷ lệ nợ xấu tại SHBVN........................................................................ 45
Biểu đồ 4.2 : Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng cá nhân trên tổng dư nợ giai đoạn 2016-2018 .... 50
Biểu đồ 4.3 : Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng cá nhân trên tổng dư nợ năm 2018 ..................... 51
Biểu đồ 4.4 : Dự phòng rủi ro cho khoản vay của khách hàng giai đoạn 2013-2018 ... 54
Biểu đồ 4.5 : Kết quả xử lý nợ xấu qua bên thứ ba đến tháng 12.2018 tại SHBVN ..... 56
Biểu đồ 5.1: Mơ hình cơ cấu phịng quản lý và thu hồi nợ kiến nghị ........................... 64


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam ................. 6
Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ tái cấu trúc ngân hàng tại Indonesia giai đoạn xử lý nợ xấu ............ 37



TÓM TẮT
Đề tài: “Giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam”
Hệ thống tổ chức tài chính là kênh dẫn truyền vốn trong nền kinh tế. Đặc biệt hoạt động
kinh doanh của các Ngân hàng có một vai trị quan trọng. Tuy vậy, đi kèm với lợi nhuận
hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro. Trong thời gian qua
nền kinh tế đã chứng kiến những cuộc khủng hoảng xảy ra do những rủi ro từ hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng nhưng với những mức độ khác nhau như ảnh hưởng lợi
nhuận hay có thể dẫn tới phá sản, khủng hoảng hệ thống tài chính. Do đó, cùng với sự
phát triển của các tổ chức tín dụng, tăng trưởng tín dụng nhanh chóng kèm theo đó ln
có một vấn đề quan trọng mà các ngân hàng luôn quan tâm và khắc phục là tình hình
nợ xấu của chính ngân hàng mình. Nợ xấu gây mất an tồn hệ thống ngân hàng và phản
ánh tình trạng của khách hàng hay hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh
nghiệp đó. Hiện nay, các vấn đề về rủi ro hay nợ xấu luôn được các Ngân hàng quan
tâm và hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế sau hàng loạt những rủi ro xảy ra quanh vấn
đề tín dụng và vấn đề giải quyết nợ xấu ln là một bài tốn cho toàn bộ hệ thống Ngân
hàng. Trong sự cạnh tranh tăng trưởng hiện tại cùng phát tiển thị trường bán lẻ, là một
ngân hàng ngoại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (SHBVN) cũng khơng
nằm ngồi. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho
vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam” để
nghiên cứu và mong muốn đóng góp một phần nhỏ nhằm hạn chế nợ xấu tại SHBVN.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê mơ tả, tổng hợp, so
sánh dựa trên các số liệu lịch sử để thực hiện nhận xét, đánh giá, nghiên cứu tổng quan
về nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại SHBVN. Từ đó,
đưa ra những giải pháp, kiến nghị xử lý nợ xấu tại SHBVN.
Từ khóa: SHBVN, Nợ xấu, Cho vay tiêu dùng


ABSTRACT
Title: : “Measures of nonperforming loans settlement for consumer loans to individual

customers at Shinhan Bank Vietnam Limited”
System of financial institutions is the main channel for capital flowing in each
economy. In which, business activities operated by banks play the most important role.
However, there is no doubt that there are certain protential risks in banks’ credit
activities in return for their remarkable profits. In recent time, the economy has
undergone through some crisises, which caused by banking activities with different
volume of seriousness and consequences, ranged from decrease of profit even to
bankcruptcy, downgrade of financial indicators.
Therefore, as an integral part of credit growth and business development in general,
banks always have proper concentration on status of debts, measures of control and
settlement nonperforming loan (NPL) as well. Which could be explained by the fact
that NPL could deteriorate safety in banks’ operating system and reflect unhealthy
financial status and business activities of the banks’ customers. Currently, banks have
paid enough attention to NPL-related risks and issues and efforts to reach towards
global standardizations in bad debts controlling due to several crisis concerning credit
activities, eventhough bad debts settlement resolutions are challenging the banks in
general. The recent high competition level in Vietnam retail banking market excludes
nothing, even a foreign bank as Shinhan Bank Vietnam Limited (SHBVN). Therefore,
the author has chosen the topic: “Measures of nonperforming loan settlement for
consumer loans to individual customers at Shinhan Bank Vietnam Limited” for the
purpose of researching and desire to contribute a fraction to bad debts controlling at
Shinhan Bank Vietnam Limited. Methods of qualitative, statistic description,
consolidation, comparition of historical records has been used for the researching
process, from that comments, assessment, researching summarization of bad debts in
consumer loans at SHBVN has been given in this thesis. Finally, feasible measures and
suggestions for bad debts controlling at SHBVN has been proposed.
Key: SHBVN, Nonperforming loan (NPL), Consumer loans


1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hệ thống các tổ chức tài chính là kênh dẫn truyền vốn trong nền kinh tế. Đặc biệt hoạt
động kinh doanh của các Ngân hàng có một vai trò quan trọng. Tuy vậy, đi kèm với lợi
nhuận hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng ln tiềm ẩn những rủi ro. Trong thời
gian qua nền kinh tế đã chứng kiến những cuộc khủng hoảng xảy ra do những rủi ro từ
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đầu tiên phải kể tới là cuộc khủng hoảng tín dụng
năm 1772 khởi đầu từ London rồi lan nhanh ra toàn Châu Âu, cuộc khủng hoảng bắt
nguồn từ việc các ngân hàng ở Anh phóng khống hơn trong việc cho vay tín dụng nhưng
sau đó một trong những đối tác lớn của các ngân hàng ở Anh bỏ trốn với khoản nợ chưa
thanh toán. Kế tới là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2009 với sự phá sản của
ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới Lehman Brothers (Bảo Quốc, 2016) kéo theo sự khủng
hoảng kinh tế Mỹ nền kinh tế đứng đầu thế giới rồi lan nhanh sang các quốc gia khác.
Toàn bộ những hoạt động của ngân hàng có thể gây ra những rủi ro nhưng với những
mức độ khác nhau như ảnh hưởng lợi nhuận hay có thể dẫn tới phá sản như nghiên cứu
về nợ xấu và các lỗ hổng kinh tế vi mô trong nền kinh tế tiên tiến (Nkusu, 2011) đã cho
thấy những khủng hoảng ngân hàng có thể dẫn tới sự sụt giảm GDP, tăng tỷ lệ thất nghiệp
và lạm phát. Cùng với sự phát triển của các tổ chức tín dụng, tăng trưởng tín dụng nhanh
chóng kèm theo đó ln có một vấn đề quan trọng mà các ngân hàng luôn quan tâm và
khắc phục là tình hình nợ xấu của chính ngân hàng mình. Nợ xấu của ngân hàng gây mất
an tồn hệ thống ngân hàng và phản ánh tình trạng của khách hàng hay hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Gần đây thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, ngồi các
cơng ty tài chính như FE Credit, Home credit, HD Saison, Prudential. Các ngân hàng
cũng cố gắng mở rộng thị phần của mình. Theo Bộ Cơng Thương giai đoạn 2011-2017,
mức tăng bình qn của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là
10%/năm. Đi vào cơ cấu dân số Việt Nam, Theo kết quả điều tra Dân số - Lao động của



2
Tổng Cục Thống kê năm 2016 đã cho biết dân số trung bình năm 2016 của Việt Nam
đạt 92,70 triệu người. Năm 2016, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đạt
54,45 triệu người, tăng 461,1 nghìn người so với năm 2015, trong đó lực lượng lao động
ở khu vực thành thị chiếm 32.1%; lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 67.9%. Điều
này đã cho thấy cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động trẻ Việt Nam cao và dân cư ở nông
thôn trong độ tuổi lao động đang chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng lao động của nền kinh
tế. Đó cũng là nguyên do, tiềm năng phát triển tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam những
năm qua. Nhưng đi kèm theo đó luôn là những rủi ro từ hoạt động cho vay của các tổ
chức tài chính, áp lực tăng trưởng tín dụng và từ những thói quen hay đặc điểm của cá
nhân người đi vay.
Hiện nay, các vấn đề về rủi ro luôn được Ngân hàng Nhà nước cùng các Ngân hàng
thương mại quan tâm và hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế sau hàng loạt những rủi ro xảy
ra quanh vấn đề tín dụng và vấn đề giải quyết nợ xấu ln là một bài tốn cho tồn bộ
hệ thống Ngân hàng. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước ba năm gần đây nợ
xấu có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2015 tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD Việt
Nam là 2.55%, năm 2016 giảm xuống còn 2.46% và năm 2017 là 2.34%. Trong khi nợ
xấu giảm thì dự phịng rủi ro của các ngân hàng lại tăng nhanh do trích lập dự phịng..
Vậy nên bản chất thì nợ xấu liệu đã được giải quyết triệt để. Trong sự cạnh tranh tăng
trưởng hiện tại, là một ngân hàng ngoại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
(SHBVN) cũng khơng nằm ngồi cộng thêm sự kiện SHBVN mới mua lại thành công
mảng bán lẻ của Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam (ANZVN) và công ty tài chính
Prudential cho thấy mục tiêu tăng trưởng bán lẻ của chính SHBVN nói riêng và tập đồn
tài chính Shinhan nói chung. Năm 2017 nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng của SHBVN
được kiểm sốt ở mức 0.60% thấp hơn năm 2016 (0.78%). Với con số như trên so với
các Ngân hàng thương mại trong nước là một mức an tồn nhưng bên cạnh đó vẫn có
những vấn đề liên quan có thể ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trường tín dụng bền vững
nhất là với mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ, tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro như
hiện nay. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “ Giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho



3
vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam” để
nghiên cứu và mong muốn đóng góp một phần nhỏ nhằm xử lý và hạn chế nợ xấu tại
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu nhằm nắm bắt tình hình nợ xấu và đề xuất các giải pháp xử lý nợ
xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV
Shinhan Việt Nam. Cụ thể:
-

Phân tích thực trạng nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại
SHBVN.

-

Tình hình xử lý nợ cũng như các phương án xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay
tiêu dùng cá nhân tại SHBVN.

-

Gợi ý các giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại
SHBVN.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
-

Tình hình nợ xấu và thực trạng xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng
khách hàng cá nhân của tại SHBVN trong những năm gần đây như thế nào?


-

Giải pháp nào xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân
tại SHBVN?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: nợ xấu phát sinh trong hoạt động cho vay tiêu dùng đối
với khách hàng cá nhân tại SHBVN.

-

Phạm vi nghiên cứu: thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu phát sinh trong hoạt động
cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại SHBVN. Dữ liệu được thu thập
từ các báo cáo tài chính của SHBVN giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 và từ
các báo cáo nội bộ của SHBVN từ năm 2016 đến năm 2018.


4
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê mơ tả, tổng hợp, so
sánh dựa trên các số liệu lịch sử để thực hiện nhận xét, đánh giá, nghiên cứu tổng quan
về nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại SHBVN.
1.5 Ý nghĩa đề tài
Nghiên cứu đã tổng hợp lại các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trước
đây liên quan đến nợ xấu tại các ngân hàng, một số giải pháp xử lý nợ xấu. Về mặt thực
tiễn, nghiên cứu đã phân tích thực trạng tình hình nợ xấu tại SHBVN cũng như các biện
pháp xử lý nợ xấu tại SHBVN hiện tại. Kết quả nghiên cứu về nợ xấu của ngân hàng từ
đó ngân hàng cần thường xuyên đánh giá thực trạng tình hình để kịp thời có biện pháp

điều chỉnh và can thiệp cần thiết, qua đó có thể ngăn chặn/giảm thiểu và đưa ra hướng
xử lý nợ xấu phù hợp.
1.6 Kết cấu đề tài
Đề tài này được thiết kế gồm năm (05) chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu;
Chương 2: Giới thiệu về Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam;
Chương 3: Cơ sở lý thuyết về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương
mại;
Chương 4: Thực trạng nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam;
Chương 5: Giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam.


5

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TNHH MTV
SHINHAN VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam thành lập văn phòng đại diện tại HCM năm
1993, vào thời điểm đó Ngân hàng Shinhan được xem như doanh nghiệp tiên phong thúc
đẩy quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc. Sau 2 năm, vào năm 1995 thành lập chi
nhánh đầu tiên chi nhánh Ngân hàng Shinhan tại TP.Hồ Chí Minh. Đến năm 2008
SHBVN được phép và trở thành một trong năm ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước
ngồi tại Việt Nam. Đến năm 2011, cùng với vịêc hợp nhất với Ngân hàng Shinhan Vina,
SHBVN chính thức trở thành ngân hàng nước ngồi có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam
tại thời điểm đó.
Chiến lược của SHBVN tại thị trường Việt Nam khơng chỉ là mở rộng thị phần mà cịn
đồng hành và tăng trưởng với ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam. Vốn có nhiều
kinh nghiệm trên thị trường quốc tế cùng mạng lưới hoạt động rộng rãi cả Châu Âu,

Châu Á, Châu Mỹ nên SHBVN cũng đánh giá Việt Nam là mảnh đất màu mỡ đối với
dịch vụ tiêu dùng, bán lẻ.
Tháng 4/2017, SHBVN đã vượt qua 4 đối thủ để trở thành đối tác mua lại mảng bán lẻ
của ANZ tại Việt Nam. Tháng 12/2017, Ngân hàng Shinhan đã chính thức tiếp nhận từ
ANZ tồn bộ khối kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Thương vụ này giúp SHBVN trở thành
ngân hàng ngoại lớn nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Đến cuối năm 2018 SHBVN
đã có 30 chi nhánh và Phịng Giao dịch (PGD) tại các tỉnh, thành lớn và được cấp phép
mở thêm 5 chi nhánh và PGD trong năm 2019. Điều này cũng thể hiện rõ mục tiêu của
SHBVN, tập trung vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại Việt Nam cũng như Ngân hàng
nước ngoài số 1 Việt Nam.


6
Cơ cấu tổ chức hiện tại của SHBVN hiện tại như sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
Khối khu vực

Chi nhánh /PGD

Khối doanh nghiệp
Tổng giám đốc
Khối bản lẻ
Phòng Tuân thủ & Pháp lý

Khối Quản lý tài chính & Đầu tư
Ủy ban kiểm soát nội bộ
Khối kinh doanh
Hội đồng thành viên
Khối kế hoạch điều hành
Ban kiểm sốt

Khối nguồn vốn
Kiểm tốn nội bộ

Khối tín dụng
Hội đồng tín dụng

Khối hỗ trợ điều
hành

Ủy ban Quản lý rủi
ro

Khối ICT

Hội đồng xử lý rủi
ro
Ủy ban quản lý tài sản
công nợ

Khối Quản lý rủi ro

Khối CCPL

Ủy ban nhân sự

Nguồn: Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam


7
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

Trước những thay đổi đáng kể ngoài cơ cấu tổ chức - thêm khối CCPL chuyên kinh
doanh và quản lý các sản phẩm bán lẻ như thẻ tín dụng và cho vay cá nhân Ngân hàng
TNHH MTV Shinhan Việt Nam đã có những bước chuẩn bị trước cho mình để đủ sức
tiếp nhận thêm tồn bộ bộ máy, cấu trúc, sản phẩm...liên quan từ ANZ chuyển qua. Tác
giả sẽ tổng quát lại tình hình hoạt động kinh doanh của SHBVN trong thời gian vừa qua.
2.2.1 Tình hình huy động vốn
Nhìn sơ lược ban đầu về khối lượng tiền gửi ta thấy SHBVN trong 6 năm gần đây qua
Biểu đồ 2.1 tăng trưởng khá tốt. Năm 2013 nguồn vốn huy động từ khách hàng của
SHBVN là 18,232,250 triệu đồng, tăng thêm 9,265,120 triệu đồng vào năm 2016, đến
năm 2015 giảm nhẹ. Trong giai đoạn 2014-2015 tiền gửi của khách hàng giảm do trong
giai đoạn này lãi suất huy động và cho vay VNĐ đều giảm nhẹ để tạo điều kiện thúc đẩy
tăng trường kinh tế. Trong năm 2015 trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức
5.5% được NHNN duy trì trong cả năm. Cùng với đó lãi suất huy động USD cũng được
điều chỉnh xuống mức 0% với mục tiêu của NHNN là ngăn chặn tình trạng giữ ngoại tệ,
thực hiện giải pháp đồng bộ nhằm chống đơ la hóa của Chính phủ và chuyển từ huy động
– cho vay sang mua-bán bằng ngoại tệ.
Đến năm 2016, lãi suất huy động VNĐ có sự điều chỉnh tăng nhẹ. So với năm 2015 lãi
suất huy động tăng khoảng 0.5-1% ở các kỳ hạn dài trên 12 tháng do các ngân hàng cạnh
tranh về nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng Thông tư 06 yêu cầu tỷ lệ vay ngắn hạn,
cho vay trung dài hạn hạ từ mức 60% trong năm 2016 xuống còn 50% trong năm 2017.
Điều này cũng cho thấy kết quả lượng tiền gửi tại SHBVN đã tăng mạnh tới 55.44% so
với năm 2015 đạt con số 41,954,349 triệu đồng. Và không dừng lại, SHBVN tiếp tục mở
rộng, tăng lượng huy động đạt 58,731,435 triệu đồng (tăng gần 40%) vào năm 2017, tiếp
tục đạt 67,107,117 triệu đồng vào năm 2018 tức tương đương tăng 14% so với năm 2017.


8
Biểu đồ 2.1 : Tiền gửi khách hàng tại SHBVN giai đoạn 2013-2018
Đơn vị: Triệu đồng
80,000,000


67,107,117
58,731,435

60,000,000
41,954,349
40,000,000
20,000,000

27,497,370 26,990,935
18,232,250

2013

2014

2015

2016

2017

2018
SHBVN

Nguồn: Báo cáo tài chính SHBVN
2.1.1 Tình hình cho vay
Cùng với hoạt động huy động vốn thì hoạt động cho vay khách hàng của Ngân hàng
TNHH MTV Shinhan Việt Nam cũng tăng trong 6 năm vừa qua giai đoạn từ 2013-2018.
Thể hiện cụ thể ở Biểu đồ 2.2 sau đây.

Biểu đồ 2.2 : Cho vay khách hàng tại SHBVN giai đoạn 2013-2018
Đơn vị: Triệu đồng
50,000,000
40,000,000
30,000,000
20,000,000
10,000,000
-

2013
2014
2015
2016
2017
2018
SHBVN 16,061,2 19,857,6 22,081,0 27,121,8 40,091,9 45,194,6
Nguồn: Báo cáo tài chính SHBVN


9
Biểu đồ 2.2 cho thấy mức độ tăng của hoạt động sử dụng vốn hay cho vay tại SHBVN.
Sự tăng trưởng tín dụng của SHBVN đã thể hiện rất rõ rệt khi liên tục tăng trong 6 năm
qua. Giai đoạn năm 2014-2015, lãi suất huy động giảm cũng tạo điều kiện cho lãi suất
cho vay giảm theo hỗ trợ hoạt động sản suất kinh doanh đồng thời cũng tăng trưởng tín
dụng. Nhưng SHBVN vẫn tăng rõ rệt với mức tăng đạt trong năm 2015 là 11.20% so với
năm 2014. Năm 2017 SHBVN đã cho vay khách hàng tới 40,091,902 triệu đồng, tương
ứng tăng 47.82% so với năm 2016. Việc tăng trưởng mạnh trong năm 2017 cuả SHBVN
trong hoạt động cho vay một phần lớn xuất phát từ thương vụ mua lại mảng bán lẻ của
ANZ cũng như mục tiêu phát triển bán lẻ của chính SHBVN. Theo đó SHBVN đã mở
rộng thêm 8 Chi nhánh/PGD cho mình tại Hà Nội và TP.HCM cũng như toàn bộ nhân

viên khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ này. Và đà tăng trưởng tín dụng đạt 45,194,633 triệu
đồng vào năm 2018, tương đương tăng 12.73% so với năm 2017.
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Những năm qua SHBVN nhìn chung phát triển khá mạnh mẽ. Tổng tài sản của SHBVN
qua các năm luôn tăng. Qua bảng 2.1 Tổng tài sản của SHBVN bên dưới ta thấy vào năm
2017 SHBVN đã tăng nhanh tổng tài sản của mình đạt con số 75,708,931 triệu đồng.
Tương ứng tăng tới 37.76% so với kì báo cáo tài chính trước tức năm 2016 và tiếp tục
tăng 10.70% vào năm 2018 đạt 83,808,578 triệu đồng.
Bảng 2.1 : Tổng tài sản của SHBVN giai đoạn 2013-2018
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2013

2014

2015

2016

2017

2018

Ngân hàng
SHBVN

29,677,279 39,445,555 41,842,003

54,955,149 75,708,931 83,808,578
Nguồn: Báo cáo tài chính SHBVN



10
Cùng với sự phát triển của mình thì lợi nhuận của SHBVN cũng tăng lên qua các năm.
Qua báo cáo tài chính từ năm 2013-2018 của SHBVN ta có Biểu đồ 2.3 dưới đây. Năm
năm gần đây lợi nhuận sau thuế của SHBVN liên tục tăng đều qua các năm. Giai đoạn
2014-2015 mặc dù giảm lượng tiền gửi khách hàng nhưng SHBVN vẫn tăng trường cùng
với đó cũng là sự tăng đều lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng. Năm 2016 lợi nhuận sau
thuế SHBVN đạt 1,036,972 triệu đồng, tới năm 2017 đã đạt 1,290,514 triệu đồng tăng
tương ứng 24.45%. Chỉ trong 5 năm từ 2013 đến 2017 lợi nhuận sau thuế của SHBVN
đã tăng hơn gấp đôi, năm 2017 so với năm 2013 đã tăng tới 102.70%. Lợi nhuận sau
thuế của SHBVN vẫn tiếp tục tăng 30.61% vào năm 2018 so với năm 2017.
Biểu đồ 2.3 : Lợi nhuận sau thuế SHBVN giai đoạn 2013-2018
Đơn vị: Triệu đồng
1,800,000
1,600,000
1,400,000
1,200,000
1,000,000
800,000
600,000
400,000
200,000
-

2013
SHBVN 636,649

2014
784,948


2015
911,414

2016
2017
2018
1,036,97 1,290,51 1,685,59
Nguồn: Báo cáo tài chính SHBVN


11
Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của SHBVN giai đoạn 2013-2018
Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Vốn chủ sở
hữu
Lợi nhuận sau
thuế

2013

2014

2015

29,677,279 39,445,555

2016


2017

2018

41,842,003 54,955,149 75,708,931

83,808,578

9,108,676 10,145,648 11,436,162

13,121,758

7,412,313

8,197,262

636,649

784,948

911,414

1,036,972

1,290,514

1,685,596

ROA


2.15%

1.99%

2.18%

1.89%

1.70%

2.01%

ROE

8.59%

9.58%
10.01%
10.22%
11.28%
12.85%
Nguồn: Báo cáo tài chính SHBVN và tính tốn của tác giả

Biểu đồ 2.4 : Tỷ lệ tăng trưởng ROA, ROE của SHBVN giai đoạn 2013-2018
Đơn vị: %
ROA

ROE
12.85%


14.00%
12.00%
10.00%

11.28%

9.58%

10.01%

10.22%

2.15%

1.99%

2.18%

1.89%

1.70%

2.01%

2013

2014

2015


2016

2017

2018

8.59%

8.00%
6.00%
4.00%
2.00%
0.00%

Nguồn: Báo cáo tài chính SHBVN và tính tốn của tác giả
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của việc quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra lợi
nhuận của ngân hàng. Chỉ tiêu ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của ngân


12
hàng. Và trong ngành ngân hàng chỉ tiêu ROE luôn cao hơn ROA do bản chất ngành
ngân hàng là sử dụng nguồn tiền gửi để cho vay hoặc đầu tư kinh doanh. Tại SHBVN
kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện rõ điều này. ROE cũng tăng qua các năm từ năm
2013-2018 điều này cho thấy ngân hàng đã sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu cũng như
sự tăng trường đều và liên tục qua các năm.
Theo thông báo của Ngân hàng Nhà Nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tương đương
năm 2018 tức dự kiến 14% trong cuộc họp sáng ngày 07.01.2019 họp báo về kết quả
hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2019 (Lan Hương,
2019). Ta nhận định được định hướng tăng trưởng kinh tế, hạn chế lạm phát. Việc hạn

chế tăng trưởng tín dụng từ cuối năm 2018 đến 2019 cho thấy mục tiêu tăng trưởng
nhưng kèm theo đó là yêu cầu về chất lượng tín dụng của NHNN. Vậy việc huy động
vốn và cho vay của ngân hàng liệu có được thắt chặt hơn. Theo tác giả để ổn định mức
tăng trưởng tín dụng trên kèm theo vẫn đảm bảo về lợi nhuận cộng hưởng với nhu cầu,
xu thế của thị trường dẫn tới việc phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng.


×