Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng xe công trong khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.54 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN CƠNG HIỀN

HỒN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ SỬ DỤNG XE
CÔNG TRONG KHU VỰC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
SỰ NGHIỆP TỈNH SĨC TRĂNG
Chun ngành: Quản lý Cơng
Mã số

:60340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HỮU LAM

Thành Phố Hồ Chí Minh 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan các đoạn trích dẫn, số liệu trong luận văn đều được dẫn
nguồn, có độ tin cậy trong phạm vi tôi hiểu biết. Các số liệu khảo sát, các kết quả
khảo sát đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào đã có từ trước./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2016
Tác giả


Trần Công Hiền


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu,
Viện Đào tạo sau Đại học, Khoa Quản lý Nhà nước cùng tất cả thầy cơ tham gia
giảng dạy lớp Quản lý cơng khóa 24 Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS.Nguyễn Hữu Lam đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hoàn
thành luận văn.
Chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Sở Tài chính, các sở, ban ngành tỉnh
Sóc Trăng đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập để hồn
thành luận văn này./.


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………..

i

LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………

ii


MỤC LỤC…………………………………………………………………….

iii

DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………..

vii

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ………………………….

1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………

1

1.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu………………………………………..

2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………

2

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………

2

1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………….


2

1.2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….

3

1.2.5 Kết cấu luận văn………………………………………………………….

4

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU

5

TRƯỚC…………………………………………………………………………
2.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản công……………………………………..

5

2.1.1 Khái niệm tài sản công …………………………………………….

5

2.1.2 Đặc điểm tài sản công…………………………………………………..

5

2.2 Phân loại tài sản công ……………………………………………………

6


2.2.1. Phân loại theo công dụng của tài sản ………………………………….

6

2.2.2. Phân theo đối tượng sử dụng ……………………………………

6

2.3 Quá trình quản lý nhà nước đối với tài sản cơng trong cơ quan hành chính

7

và đơn vị sự nghiệp……………………………………………………………
2.3.1. Khái niệm về quản lý nhà nước về tài sản công……………………

7

2.3.2 Nội dung quản lý tài sản cơng trong cơ quan hành chính và đơn vị

8

sự nghiệp………………………………………………………………………………...
2.4. Cơ chế quản lý nhà nước đối với tài sản công…………………………….

9

2.4.1 Sự xuất hiện của ngành quản lý công sản.........................................

9


2.4.2 Trách nhiệm của quản lý tài sản công…………………………………

10


iv

2.4.3 Mơ hình quản lý cơng sản Malaysia .................................................

11

2.5. So sánh với cơ chế và hệ thống quản lý tài sản của Việt Nam ………….

16

2.6. Các bài nghiên cứu trước..............................................................................

17

2.7. Cơ sở lý thuyết về quản lý xe công………………………………………

18

2.7.1 Phân loại xe ô tô công theo tiêu chuẩn, định mức …………………

18

2.7.2 Phân loại xe công theo cấp quản lý…………………………………


19

2.7.3 Phân loại xe cơng theo đối tượng sử dụng…………………………….

19

2.8 Q trình quản lý nhà nước đối với xe công trong cơ quan hành chính và 21
đơn vị sự nghiệp………………………………………………………………
2.8.1 Quản lý q trình hình thành xe cơng………………………………….

21

2.8.2 Quản lý q trình khai thác, sử dụng xe cơng...................................

21

2.8.3 Quản lý q trình kết thúc sử dụng tài xe công……………………….

21

2.9 Mục tiêu quản lý xe cơng trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự 22
nghiệp…………………………………………………………………………
2.9.1 Hệ thống các mục tiêu quản lý…………………………………………

22

2.9.2 Các nguyên tắc, chuẩn mực quản lý nhà nước đối với xe 22
công……..
2.9.3 Các công cụ quản lý xe công…………………………………………….


22

2.10 Chỉ tiêu đánh giá hiệu lực cơ chế quản lý xe công………………………..

22

2.10.1 Hiệu lực của cơ chế quản lý……………………………………………

22

2.10.2 Độ nghiêm minh của cơ chế quản lý………………………………….

22

2.10.3 Mức độ tự giác chấp nhận thực hiện cơ chế quản lý xe 23
cơng……………………………………………………………………………………
2.11 Một số tiêu chí về hiệu quả, hiệu suất quản lý xe công………………

23

2.11.1. Đầu vào……………………………………………………………

23

2.11.2. Đầu ra………………………………………………………………

24

2.11.3. Hiệu quả………………………………………………………………


24

2.12 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý sử dụng xe công…………………

24


v

2.12.1 Sự phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính 24
sách, chế độ, quản lý xe cơng trong khu vực hành chính với thực tế
2.12.2.Nguồn nhân lực quản lý……………………………………………

25

2.12.3. Đối tượng sử dụng xe công…………………………………………

25

2.12.4.Lãnh đạo các tổ chức công…………………………………………….

25

2.12.5. Trách nhiệm, trách nhiệm và trách nhiệm phối hợp công khai…

26

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

27


3.1. Sơ đồ nghiên cứu…………………………………………………............

27

3.1.1 Xem xét tư liệu nguồn ……………………………………………

28

3.1.2 Nghiên cứu thử nghiệm ……………………………………………….

28

3.1.3 Câu hỏi khảo sát ……………….………………………………………

28

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG XE CÔNG TẠI CƠ 31
QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TỈNH SĨC TRĂNG.
4.1. Thực trạng công tác quản lý sử dụng xe công trong cơ quan hành chính sự 31
nghiệp tỉnh Sóc Trăng ……………………………………………………
4.1.1 Cơ quan quản lý xe công…………………………………………………

31

4.1.2 Những quy định cơ chế quản lý xe cơng trong khu vực hành chính 32
sự nghiệp tỉnh Sóc Trăng…………………………………………………
4.1.3. Tình hình quản lý sử dụng xe cơng tỉnh Sóc Trăng……

33


4.1.4. Nội dung quản lý xe cơng trong cơ quan hành chính sự nghiệp...

35

4.2. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xe cơng……………

39

4.3. Một số vấn đề cịn tồn tại trong quản lý sử dụng xe cơng như sau…

39

4.3.1 Q trình hình thành mua mới…………………..…………………..

39

4.3.2. Quá trình sử dụng …………………………………………………….

40

4.3.3. Quá trình kết thúc thanh lý xe công………………………………..

41

4.3.4. Nguyên nhân những hạn chế ………………………………………

41

4.4. Kết quả khảo sát……………………………………………………….


42

4.4.1. Các loại hình tổ chức để gửi khảo sát………………………………

43


vi

4.4.2. Mức độ nhận biết…………………………………………….

43

4.4.3. Mức độ hiểu biết về quy định quản lý sử dụng xe công hiện 46
nay…..
4.4.4. Mức độ chấp nhận………………………………………………………

48

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………

54

5.1. Đề xuất giải pháp…...................................................................................

54

5.1.1. Đối với đầu vào mua sắm xe cơng………………………………….


54

5.1.2 Q trình sử dụng………………………………………………………

56

5.1.3 Cơng tác thanh lý xe công…………………………………………….

58

5.1.4 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao mức độ hiểu 58
biết về quy định quản lý xe công
5.1.5 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý 59
và sử dụng xe cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp
5.1.6 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư, mua sắm, quản 59
lý, sử dụng xe công trong khu vực hành chính sự nghiệp.
5.2. Kiến nghị…………………………………………………………………

60

5.2.1 Kiến nghị trung ương………………………………………………….

60

5.2.2 Kiến nghị đối với tỉnh Sóc Trăng……………………………………..

61

Kết luận………………………………………………………………………..
Tài liệu tham khảo.

Bảng câu hỏi khao sát.
Phụ lục 1 Câu hỏi khảo sát và lý do khảo sát.
Phụ lục 2 Danh sách đơn vị khảo sát.
Phụ lục 3 Xe công của cơ quan hành chính sự nghiệp cấp tỉnh.
Phụ lục 4 Xe chuyên dung.
Phụ lục 5 Kết quả khảo sát.

62


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG

Stt

Ký hiệu và tên bảng

Trang

1

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ nghiên cứu

27

2

Bảng 4.1.3a Xe công hiện có trong cơ quan hành chính sự nghiệp


33

3

Bảng 4.1.3b: Xe cơng hiện có của các huyện, thị xã thành phố

34

4

Bảng 4.1.3c: Xe ơ tơ chun dùng.

34

5

Bảng 4.1.4a: Tình hình mua xe cơng tỉnh Sóc Trăng năm 2013-2015

36

6

Bảng 4.1.4c: Tình hình sửa chữa xe cơng tỉnh Sóc Trăng năm 2013-

37

2015
7

Bảng 4.1.4d: Tình hình điều chuyển xe cơng năm 2013-2015


38

8

Bảng 4.1.4e Tình hình thanh lý xe cơng tỉnh Sóc Trăng năm 2013-

39

2015
9

Bảng 4.4.1 Mơ hình tổ chức khảo sát.

43


1

CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản cơng khơng cịn được xem là một hoạt động cung cấp dịch vụ cơng,
mà cịn được coi là một thành phần đo lường của kế hoạch tổ chức, sẽ được cung
cấp một cách hiệu quả và hiệu quả như tất cả các nguồn lực tổ chức khác (Harris,
2010).
Quản lý tài sản công là một phần trong cơng tác quản lý tài chính cơng.
Việc quản lý tốt, hiệu quả góp phần vào hồn thành nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức.
Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng tài sản hiện nay vẫn còn bọc lộ nhiều hạn chế, chưa
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đặt biệt là quản lý, sử dụng xe công. Vấn đề này

thường xuyên phản ánh trên các diễn đàn Quốc hội, báo chí và là gánh nặng của các
nhà quản lý về tính hiệu quả của nó. Theo số liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài
sản Nhà nước (Bộ Tài chính, 2015) cả nước có 36.897 xe ơ tô công đang được sử
dụng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (chưa bao gồm xe của các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp Nhà nước), với
tổng nguyên giá gần 20 nghìn tỷ đồng, giá trị cịn lại khoảng gần 6.000 tỷ đồng.
Trong đó, xe phục vụ chức danh chiếm 2,36%; xe phục vụ công tác chung chiếm
66,29%; xe chuyên dùng chiếm 31,34% tổng số xe.
Theo số liệu tại cơ sở dữ liệu tài sản tỉnh Sóc Trăng (Sở Tài chính, 2015)
tồn tỉnh hiện có 199 xe với tổng ngun giá gần 132 tỷ đồng. Trong đó xe phục vụ
chung 155 xe, xe chuyên dùng 44 xe. Công tác quản lý, sử dụng xe ơ tơ cơng tỉnh
Sóc Trăng đã cơ bản được thực hiện nề nếp, tiết kiệm và hiệu quả đồng thời đáp ứng
yêu cầu hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
được giao. Tuy nhiên, thực tế vẫn cịn việc điều chuyển xe ô tô giữa các đơn vị
không đúng thẩm quyền quy định; việc thỏa thuận, mua sắm xe chuyên dùng chưa
được chặt chẽ; tiêu chuẩn định mức quy định chưa phù hợp với một số cơ quan, đơn
vị; chi phí cho việc mua sắm, sử dụng xe khá lớn trong điều kiện ngân sách cịn khó
khăn; việc sử dụng xe ô tô công vào việc riêng, sử dụng xe sai đối tượng, sử dụng


2

xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc với các chức danh không đủ tiêu chuẩn định
mức vẫn diễn ra.
Để việc quản lý xe công ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn, đảm bảo đúng
tiêu chuẩn, định mức và mục đích sử dụng là vấn đề mà tỉnh Sóc Trăng hết sức quan
tâm. Muốn vậy cần phải có những nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý
sử dụng xe công trong thời gian qua, cũng như mức độ nhận thức, am hiểu và chấp
nhận thực hiện những quy định quản lý xe công hiện nay như thế nào. Từ đó có
những giải pháp để hồn thiện việc quản lý xe công đạt hiệu quả, tránh lãng phí chi

tiêu cơng. Với những lý do trên tơi chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý sử
dụng xe cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp tỉnh Sóc Trăng”.
1.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Thực trạng quản lý xe công trong khu vực hành chính sự
nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
Mục tiêu 2: Nhận định những nội dung quản lý xe công và các nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình quản lý, sử dụng xe công như đối tượng quản lý sử dụng thông
qua mức độ nhận thức, am hiểu hiểu và chấp nhận tuân thủ thực hiện những quy
định để quản lý xe công.
Mục tiêu 3: Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm quản lý xe công đạt
hiệu quả nhằm tránh thất thốt lãng phí trong chi tiêu cơng.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
a) Quản lý xe công trong khu vực hành chính sự nghiệp bao gồm những nội
dung nào?
b) Những nhân tố nào tác động đến việc quản lý sử dụng xe công?
c) Thực trạng công tác quản lý sử dụng xe ơ tơ cơng trong khu vực hành
chính sự nghiệp trong thời gian qua như thế nào?
d) Cần những giải pháp nào để hoàn thiện việc quản lý sử dụng xe ơ tơ
cơng trong khục vực hành chính sự nghiệp tỉnh Sóc Trăng?
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý sử dụng xe ơ tơ cơng đối với cơ
quan hành chính sự nghiệp từ khâu hình thành đến khâu kết thúc.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào quản lý sử dụng xe cơng các cơ quan
hành chính sự nghiệp và đánh giá quản lý sử dụng xe cơng hiện nay nhìn từ mức độ
hiểu biết và chấp nhận thực hiện. Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm

2013-2015.
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở số liệu về tình hình quản lý sử dụng xe cơng của tỉnh Sóc Trăng.
Sử dụng phương pháp thống kê mơ tả và định tính để đánh giá nhận xét những thực
trạng quản lý xe công trong thời gian qua để thấy được vấn đề cịn tồn tại và có kiến
nghị phù hợp.
Vấn đề cịn tồn tại và những kiến nghị trong thời gian tới được nghiên cứu
trên cơ sở thăm dò ý kiến của các đơn vị sử dụng xe công ở các sở ban ngành cấp
tỉnh về cơ chế và các nhân tố tác động đến quản lý xe công. Ý kiến dựa trên cơ chế
quản lý xe công hiện hành so với thực tế của đơn vị đang sử dụng. Các thăm dị,
đánh giá tài liệu xác định các yếu tố chính trong việc phát triển các bảng câu hỏi để
đánh giá nhận thức và sự hiểu biết về thực hành quản lý xe công. Bảng câu hỏi được
lập 48 phiếu gửi cho 24 cơ quan đơn vị trong tỉnh, mỗi cơ quan đơn vị trả lời hai
phiếu. Tùy theo mức độ trả lời và số phiếu thu lại được sẽ tổng hợp phân tích
a) Thu thập số liệu: Tổng số lượng xe ơ tơ hiện có, tăng, giảm xe ơ tơ công
trên phần mềm đăng ký tài sản của Bộ Tài Chính- cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản
nhà nước tỉnh Sóc Trăng (2013-2015), Báo cáo tình quản lý tài sản Sở Tài chính.
b) Phương pháp xử lý thơng tin: Số liệu xử lý bằng Excel trên máy. Đối với
thơng tin là số liệu định lượng tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt
đối, phần trăm và lập thành bảng để nghiên cứu.
c) Phương pháp phân tích thơng tin, số liệu:
+Mục tiêu 1: Vận dụng những cơ chế chính sách, quản lý sử dụng xe cơng
căn cứ làm cơ sở lý luận để phân tích đánh giá thực trạng quản lý sử dụng xe công
hiện nay.


4

Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số hai chỉ tiêu xe thực tế (y1) và chỉ tiêu
xe định mức (y0) Số tuyệt đối = y1-y0

Phương pháp số tương đối: Là kết quả so sánh giữa hai chỉ tiêu xe thực tế
(y1) chỉ tiêu xe định mức (y0). Trong đó chỉ tiêu y1, y0 là mức độ cần nghiên cứu.
Số tương dối=y1/y0.
Số tương đối thực hiện đúng theo định mức xe ô tô=Tổng xe ô tô thực
tế/tổng xe theo định mức x 100%.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mơ về những vấn đề cịn tồn
tại trong quản lý sử dụng xe công.
+ Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp định tính và thống kê mơ tả phân tích
kết quả khảo sát đánh giá mức độ nhận biết, hiểu biết và chấp nhận thực hiện quy
định quản lý xe công hiện nay.
+Mục tiêu 3: Trên cơ sở nghiên cứu mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để phân tích
lựa chọn những giải pháp phù hợp để quản lý xe cơng hiệu quả tránh thất thốt lãng
phí chi tiêu công.
1.2.5 Kết cấu luận văn
Chương 1: Bối cảnh vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng công tác quản lý sử dụng xe công tại cơ quan hành
chính sự nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
Chương 5: Giải pháp và kiến nghị.
Tóm tắt chương 1: Nội dung chương một tập trung vào sự cần thiết, mục
tiêu và phương pháp nghiên cứu của đề tài tính cấp thiết của đề tài. Qua đó để có cơ
sở và phương pháp khoa học tiến hành nghiên cứu các chương tiếp theo.


5

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản công

2.1.1 Khái niệm tài sản công
Tài sản công theo Hiến pháp năm 1992 được cho là: Đất đai, rừng núi, sông
hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và
vùng trời, phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, cơng trình thuộc các ngành,
lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh
cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước sở hữu. Thuật ngữ "tài
sản" có thể được sử dụng để mô tả nhiều loại khác nhau của các tài sản bao gồm tài
sản tài chính, tài sản cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị và tài sản.
Các tài sản cả hữu hình và vơ hình trong đó bao gồm các tài sản tài chính như
tiền bạc, tài sản trí tuệ như kiến thức và tài sản vật chất như các tòa nhà (Fernholz
và Fernholz (2006) và Howarth (2006).
Liên đồn Kế tốn Quốc Tế (1995) trong nghiên cứu của họ đã phân biệt tài
sản sở hữu cơng cộng là tài sản tài chính bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu,
quyền theo hợp đồng để trao đổi cụ thể tài chính với doanh nghiệp khác dưới điều
kiện thuận lợi, và các công cụ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khác như cổ phiếu
trong Souls Private Equity Limited (DNNN), và các tài sản vật chất trong đó bao
gồm hàng tồn kho, tài sản cố định lâu dài, cơ sở hạ tầng, tài sản di sản, tài sản quốc
phòng, tài nguyên thiên nhiên, tài sản cộng đồng và các tài sản vơ hình. Tài sản
cơng có thể được mô tả như bất kỳ tài sản thuộc hoặc dưới sự kiểm sốt của Chính
phủ và phân loại tài sản di chuyển như hàng tồn kho, bất động sản như đất đai và
nhà cửa, tài sản sống như thực vật động vật và tài sản trí tuệ. Đối với phạm vi
nghiên cứu này, phạm vi của các tài sản được giới hạn trong việc nghiên cứu các
loại xe công.
2.1.2 Đặc điểm tài sản công
Thứ nhất, tài sản công được đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền của ngân
sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước.


6


Thứ hai: Sự hình thành và sử dụng tài sản công phải phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức. Tài sản công là cơ sở vật chất để phục
vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Do vậy, sự hình thành và sử dụng tài
sản công tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính tài sản cơng là điều
kiện vật chất, là phương tiện để cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính thực hiện
chức năng, nhiệm vụ đã được giao của mình. Tài sản cơng của các cơ quan này lớn
nhất là trụ sở làm việc, các phương tiện giao thông vận tải phục vụ đi lại công tác,
các trang thiết bị, máy móc và phương tiện làm việc.
Đối với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội: tài sản công chỉ đơn
thuần là phương tiện để các tổ chức này thực hiện các hoạt động thuộc chức năng,
nhiệm vụ của mình nhằm phát huy vai trị của tổ chức này. Tài sản công của tổ chức
này cũng như các cơ quan quản lý nhà nước là công sở, phương tiện giao thông vận
tải phục vụ công tác và các máy móc, trang thiết bị văn phịng và các tài sản khác.
Số lượng tài sản công tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy và số lượng cán bộ,
công chức, viên chức trong các tổ chức.
2.2 Phân loại tài sản công
2.2.1. Phân loại theo công dụng của tài sản
Theo cách phân loại này, tài sản công được chia thành ba nhóm chính: trụ sở
làm việc, phương tiện đi lại, máy móc, thiết bị và các tài sản khác. Ở gốc độ đề tài
nghiên cứu là phương tiện đi lại: Xe công gồm xe từ 16 chỗ ngồi trở xuống; xe chở
khách; xe ô tô tải; xe ô tô chuyên dùng như: xe cứu thương, xe cứu hoả, xe chở tiền,
xe phòng chống dịch, xe phòng chống lụt bão, xe hộ đê ...tàu xuồng ca nô,
2.2.2. Phân theo đối tượng sử dụng
Một là, tài sản công dùng cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước gồm: tài sản làm việc, nhà công vụ; phương tiện đi lại; máy móc, thiết bị và
các tài sản khác trực tiếp phục vụ hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Là
cơ quan cơng quyền nên các cơ quan hành chính nhà nước được ngân sách nhà
nước đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động (gồm cả kinh phí mua sắm, sửa chữa tài



7

sản). Về nguyên tắc, các cơ quan hành chính được bình đẳng sử dụng tài sản phù
hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Việc quản lý tài sản phải tuân thủ theo chế
độ, chính sách quản lý chung của Nhà nước như: tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài
sản, chế độ báo cáo, mua sắm, bán thanh lý tài sản... đồng thời phải chịu sự kiểm
tra, giám sát của Nhà nước trong suốt quá trình sử dụng. Nhà nước quản lý toàn
diện đối với tài sản do cơ quan hành chính nhà nước sử dụng, ở tất cả các khâu theo
vòng đời tồn tại của tài sản gồm: đầu tư, mua sắm; bố trí sử dụng, mục đích sử
dụng, báo cáo thống kê, kiểm kê, chuyển đổi công năng, thanh lý tài sản.
Hai là, tài sản công dùng cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp: là những
tài sản mà nhà nước giao cho các đơn vị sự nghiệp trực tiếp sử dụng để thực hiện
các mục tiêu sự nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ba là, tài sản công dùng cho hoạt động của tổ chức chính trị, các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phục vụ cho hoạt
động của tổ chức, bao gồm: tài sản làm việc, phương tiện đi lại, máy móc, thiết bị và
những tài sản khác.
2.2.3. Phân loại theo đặc điểm hao mòn tài sản
Tài sản hao mòn: là tài sản khi qua sử dụng bị hao mịn qua thời gian như:
máy móc thiết bị, phương tiện đi lại
Tài sản khơng bị hao mịn: là tài sản khi qua sử dụng mà cơ bản vẫn giữ được
hình dạng ban đầu như: đất đai, quyền sử dụng đất, cây lâu năm…
2.3 Quá trình quản lý nhà nước đối với tài sản cơng trong cơ quan hành
chính sự nghiệp
2.3.1. Khái niệm về quản lý nhà nước về tài sản cơng
Quản lý tài sản là quản lý q trình hình thành tài sản cho đến khi kết thúc,
nhằm bảo đảm tài sản phục vụ một cách hiệu quả đúng với mục tiêu, chiến lược của
các tổ chức.
a) Quản lý nhà nước đối với tài sản cơng có thể được định nghĩa là quá trình

đưa ra quyết định và thực hiện liên quan đến việc mua, sử dụng và thanh lý tài sản
(Kaganova và Mckellar, 2006).


8

b) Là một quá trình hướng dẫn sự bắt đầu, thu thập, sử dụng bảo trì và thanh
lý tài sản, để tận dụng tối đa tiềm năng cung cấp dịch vụ của chúng quản lý các rủi
ro liên quan và chi phí trong đời sống đầy đủ của các tài sản ( Leong, 2004).
c) Là một q trình có cấu trúc nhằm đảm bảo giá trị tốt nhất tài sản sở hữu
trong việc phục vụ nhu cầu chiến lược của chính quyền địa phương (Locat
Gopvermment Asset Managenment Guideline, RICS/ODPM, 2005).
d) Là một cấu trúc, tồn diện và tích hợp các phương pháp tiếp cận cho việc
sắp xếp và quản lý theo thời gian yêu cầu cung cấp dịch vụ và hiệu quả hoạt động
của các tài sản bất động sản để đáp ứng các mục tiêu và trình điều khiển trong một
tổ chức chính quyền trung ương (Đại học Leeds, 2006).
e) Một chiến lược quá trình cải tiến liên tục để cải thiện sự sẵn có, an tồn,
độ tin cậy và tuổi thọ của tài sản đó là các hệ thống, cơ sở vật chất, trang thiết bị và
quy trình ( Davis, 2007).
2.3.2 Nội dung quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính và đơn vị sự
nghiệp
a) Quản lý quá trình hình thành tài sản: Khi cơ quan, đơn vị được thành lập,
cùng với quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ công
chức; cơ quan, đơn vị được cấp một số tài sản gồm: tài sản làm việc, phương tiện đi
lại và các tài sản khác...Bên cạnh tài sản được cấp, cơ quan, đơn vị được đầu tư xây
dựng mới, mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn khác được
phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ được giao đơn vị lập kế hoạch bổ sung tài
sản; việc bổ sung tài sản hàng năm được thực hiện như sau: Mua sắm từ nguồn ngân
sách nhà nước hoặc các nguồn khác được phép sử dụng theo quy định của pháp

luật; tiếp nhận tài sản từ cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân khác hoặc thu hồi từ các dự
án đã kết thúc.
b) Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản: Đây là khâu có ý nghĩa quan
trọng trong việc phát huy hết vai trị của tài sản cơng. Quản lý khâu này là thực hiện
quản lý tài sản cơng theo mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức; quản lý quá trình


9

thu hồi, điều chuyển, tài sản từ đơn vị này sang đơn vị khác; quản lý việc bảo
dưỡng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản nhằm duy trì hoạt động của tài sản công,
đảm bảo cho việc sử dụng tài sản cơng có hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu
cơng tác của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; nội dung khâu này tập trung
vào một số vấn đề sau: (i) giao tài sản cho các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trực
tiếp quản lý, sử dụng; xây dựng và ban hành nội quy, quy chế quản lý tài sản công;
(iii) mở sổ sách kế tốn theo dõi tình hình biến động của tài sản công; (iv) thực hiện
chế độ kê khai, đăng ký, báo cáo, kiểm kê đột xuất và định kỳ tài sản công theo quy
định của pháp luật; (v) kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài
sản công; (vi) bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo yêu cầu kỹ thuật và đặc điểm
sử dụng; (vii) điều chuyển, bán, chuyển đổi sở hữu tài sản công.
c) Quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản công: Tài sản công đưa vào sử
dụng sau một thời gian nhất định đều có q trình kết thúc để thay thế bằng tài sản
khác (trừ đất đai và một số cơng trình có tính chất tài sản lâu bền khác). Khi tài sản
công hết thời gian sử dụng, đã hao mịn hết hoặc hư hỏng khơng cịn sử dụng được
thì phải được tiến hành thanh lý để thu hồi phần giá trị có thể thu hồi được cho ngân
sách nhà nước và đồng thời đó cũng là căn cứ để chuẩn bị đầu tư, mua sắm tài sản
mới.
2.4. Cơ chế quản lý nhà nước đối với tài sản công
2.4.1 Sự xuất hiện của ngành quản lý công sản
Quản lý tài sản của khu vực cơng có thể được xem như là một phong trào

song song với việc quản lý tài sản bất động sản của công ty khu vực tư nhân
(CREAM). Simons (1993) cùng cộng sự Kaganova và Nayyar-Stone (2000) đồng ý
rằng khu vực công cần áp dụng các phương pháp và kỹ thuật quản lý tài sản của các
tập đoàn bất động sản.
Cooper (1993) cũng đồng ý rằng có một u cầu mà các tổ chức khu vực
cơng thông qua các thực hành kinh doanh khu vực tư nhân và trách nhiệm nhiều hơn
cho vai trò và hoạt động của mình bằng cách yêu cầu họ báo cáo một cách toàn diện
hơn.


10

Michael (2004) chỉ ra những thách thức quản lý tài sản cho các danh mục
đầu tư của chính phủ trung ương Anh trong đó bao gồm tái chế vốn từ việc bán tài
sản thừa, sự cần thiết của việc phát triển các chiến lược quản lý tài sản và liên kết
chúng với kế hoạch hoạt động và đảm bảo quản lý cấp cao hiểu trách nhiệm của
mình đối với các bộ phận quản lý tài sản của họ.
Tại Mỹ, vào đầu những năm 1980, quản lý tài sản ra đời khi các thành phố
Denver, Colorado và San Diego, California đã thông qua một số phương pháp quản
lý bất động sản công cộng như là một tài sản sản xuất hoặc một tài sản giá trung lập.
Một số thành phố bắt đầu quản lý nhà nước sở hữu và sử dụng tài sản hiệu quả hơn
và xử lý tài sản dư thừa để giảm bớt thâm hụt ngân sách.
2.4.2 Trách nhiệm của quản lý tài sản công
Một thành phần quan trọng của quản lý tài sản là để có một tầm nhìn chiến
lược trong đó tài sản được giữ lại tốt nhất và hiệu quả khai thác, cũng như để xác
định những người cần được xử lý để tạo ra nguồn lực để tái đầu tư (Lyons, 2004).
Báo cáo của Đại học Leeds (2006) cho thấy rằng tiền tiết kiệm hàng năm
trong chính quyền trung ương chi phí bất động sản của hơn 150 triệu £ là có thể với
hiệu quả tiết kiệm thêm lên đến 380 triệu £ mỗi năm từ các chiến lược nơi làm việc
và phong cách làm việc linh hoạt. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các mối liên

kết giữa các chiến lược và hoạch định nguồn lực tài sản, trách nhiệm quản lý tài sản
rõ ràng trong các cơ quan, việc sử dụng các số liệu hiệu suất để theo dõi tiến độ và
hiệu quả sử dụng nơi ăn nghỉ với việc xử lý không gian dư thừa và việc áp dụng tiết
kiệm các chiến lược nơi làm việc được khuyến khích.
Summerell (2005) cho thấy rằng bằng cách áp dụng các quy trình quản lý tài
sản, chính quyền địa phương có thể nâng cao hiệu quả và hiệu suất cung cấp dịch vụ
thông qua việc giảm và hồn tồn có thể kiểm tra chi phí hoạt động, giảm tỷ lệ trống
và cải thiện khoảng thời gian giao hàng, giá trị quản lý tốt hơn cũng như di chuyển
thấp hơn chi phí.
Lemer (1999) chỉ ra rằng một trong những thách thức đối với việc quản lý tốt
hơn tài sản công là họ được quản lý bởi các cơ quan khác nhau và ở nhiều cấp thẩm


11

quyền. Cơ quan quản lý có liên quan đến các quy định, quy trình và chính sách của
mình, mà đơi khi mâu thuẫn với nhau, bởi vì họ có những mục tiêu riêng của họ và
có ít sự phối hợp giữa chúng. Priest (2006) đồng ý rằng sự thiếu phối hợp giữa các
ban ngành bất động sản và các đơn vị dịch vụ cơng cộng có thể dẫn đến sự mất cân
bằng giữa cung và cầu của các dịch vụ công cộng. NAO (2007) cũng đồng ý rằng,
để nâng cao hiệu quả, điều quan trọng là một bộ phận cần phối hợp hoạt động với
các phòng ban khác. Trung ương cần cung cấp hướng dẫn mạnh hơn và giúp đỡ
thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả và sở hữu danh mục đầu tư cá nhân.
Các yêu cầu quan trọng để quản lý tài sản tốt hơn đã được ghi nhận là sự cam
kết của các nhà quản lý cao cấp để quản lý tài sản và thay đổi phong cách làm việc,
tình trạng thiếu cán bộ quản lý tài sản có kinh nghiệm, khơng đáng tin cậy của dữ
liệu và sự vắng mặt của chia sẻ chỗ ở của công chúng các cơ quan trên ranh giới tổ
chức (The Operational Effciency Review, 2009).
2.4.3 Mơ hình quản lý cơng sản Malaysia
Các tổ chức khu vực công cộng của Malaysia bao gồm các chính phủ liên

bang, chính quyền bang, chính quyền địa phương, các cơ quan pháp lý. Trong bối
cảnh quản lý tài sản của Malaysia, chủ yếu tập trung vào các hoạt động xây dựng có
liên quan đến quản lý bảo trì, quản lý khơng gian hoặc sử dụng các yêu cầu về
không gian và quản lý an ninh. Bên cạnh đó, cũng đảm nhận việc định giá tài sản,
mua lại và xử lý mà thường tập trung vào sự phát triển của các tòa nhà mới.
Theo Yusdira (2013), “The Effectiveness of Public Sector Asset
Management in Malaysia” vào ngày 31 tháng ba năm 2009, Chính phủ Malaysia đã
ban hành và đưa ra một chính sách quản lý tài sản của Chính phủ để vạch ra những
định hướng và thực hiện các tài sản của Chính phủ. Chính sách này là sự khởi đầu
của một kế hoạch quản lý tài sản tổng thể để đảm bảo rằng tài sản của chính phủ sẽ
tiếp tục là niềm tự hào của dân tộc và có khả năng cung cấp các lợi ích tiếp cho các
thế hệ tương lai. Các mục tiêu của chính sách quản lý tài sản của Chính phủ là phù
hợp với nỗ lực của chính phủ để tạo ra văn hóa đầu tiên bảo trì lớp học, mà phù hợp
với sự phát triển cơ sở hạ tầng tài sản lớp học đầu tiên mà đã, đang và sẽ được thực


12

hiện tại Malaysia. Giải thích vai trị và cam kết để đảm bảo tài sản được quản lý
chiến lược và hệ thống cung cấp dịch vụ chất lượng cho quốc gia của Chính phủ.
Chính sách phục vụ như một hướng dẫn để được sử dụng bởi tất cả các cơ quan
Chính phủ thơng qua các phương pháp tiếp cận Quản lý tài sản tổng thể để các lợi
ích và hiệu quả sử dụng tài sản đạt mức tối ưu. Malaysia Total Asset Management
Manual (TAMM).
Nội dung của (TAMM) là những cơ chế quản lý tài sản của chính phủ quy
định từ khâu hình thành, sử dụng đến quá trình kết thúc tài sản bao gồm là tài sản
đất đai, tài sản xây dựng và các tài sản cơ sở hạ tầng bao gồm đường giao thơng,
thốt nước và hệ thống thốt nước. Tất cả các cơ quan chính phủ trung ương đang
trong q trình tích hợp các tài sản của họ vào hệ thống đăng ký quản lý tài sản duy
nhất. Hệ thống đăng ký quản lý tài sản này được gọi là di chuyển có hệ thống quản

lý tài sản (MySPATA). Hệ thống này được phát triển bởi Malaysia hành chính hiện
đại hố và Kế hoạch Quản lý Unit (MAMPU) và với Sở Cơng chính (PWD) như các
chun gia về vấn đề và chủ sở hữu của hệ thống. Mục đích của MySPATA là tạo ra
một cơ sở dữ liệu chứa tồn diện và chính xác các thơng tin phi tài sản di chuyển
cho quản lý và giám sát hệ thống, tích hợp và dễ tiếp cận. Chính phủ Malaysia đã
cam kết sẽ cung cấp cho các công dân với các dịch vụ chất lượng bằng cách cung
cấp các đặc tính quản lý đúng nơi do:
- Mỗi cơ quan chịu trách nhiệm về tính chính phủ dưới sự điều khiển của nó;
- Tất cả tài sản của chính phủ phải được xử lý đúng cách thông qua quản lý
tài sản trong các cách tiếp cận có hệ thống và chiến lược;
- Mỗi cơ quan phải thực hiện phương pháp TAMM trong việc quản lý các tài
sản của chính phủ.
Các mục tiêu của chính sách quản lý tài sản của Malaysia bao gồm việc tạo
ra các tài sản để đáp ứng nhu cầu của các dịch vụ chính phủ, quản lý tài sản được
thực hiện một cách hệ thống, toàn diện và bền vững để đạt được lợi ích tối ưu của
các tài sản, tính sẵn có của các tài sản thơng tin trong một hệ thống, tồn vẹn cấu
trúc dễ tiếp cận và thực hành của TAMM đang được thực hiện và giám sát.


13

a) Xác định chiến lược thực hiện TAMM: là làm rõ trách nhiệm của cán bộ
quản lý và sử dụng tài sản, tuân thủ các thông tư, đảm bảo việc thành lập cơ chế
quản lý tài sản cấu trúc như bộ phận quản lý tài sản và Ủy ban quản lý tài sản tại cơ
quan cấp.
Tiến hành xem xét quản lý: Để đánh giá hiệu quả và cải thiện quản lý tài sản
ít nhất một lần một năm.
Hệ thống và Quy trình nhận dạng tài sản: Mỗi cơ quan cần xác định tài sản
thuộc trách nhiệm và kiểm sốt nó theo cách phân loại tài sản quy định để đảm bảo
việc quản lý tài sản được thực hiện cho phù hợp và hiệu quả.

Tuy nhiên phương pháp Total Asset Management (TAM): Mỗi cơ quan phải
nhấn mạnh đến các khái niệm, ngun tắc và thơng lệ của TAM dựa trên tồn bộ lãi
suất trong việc thực hiện quản lý vòng đời tài sản của các tài sản của chính phủ. Các
thủ tục quản lý tài sản có hiệu lực bao gồm lập kế hoạch, sáng tạo, chấp nhận, đăng
ký, sử dụng, kiểm tra, bảo trì, thanh lý tài sản cần được đáp ứng đầy đủ.
Đo hiệu suất của các dịch vụ tài sản: Sử dụng các chỉ số đo lường.
Báo cáo về tình hình quản lý tài sản: Mỗi cơ quan có trách nhiệm cung cấp
một báo cáo tình trạng về quản lý tài sản và được trình bày tại Ủy ban quản lý tài
sản Chính phủ ở cấp cơ quan.
Cơng nghệ Xây dựng hệ thống giám sát quản lý tài sản: Chính phủ sẽ phát
triển hệ thống giám sát quản lý tài sản dựa trên công nghệ thông tin mới nhất cho
đồng đều và để có được sản phẩm tốt nhất.
b) Một yếu tố quan trọng ghi nhận trong TAMM là vịng đời tài sản có bốn
giai đoạn chính được bao phủ bởi một tài sản trong thời kỳ của cuộc sống của
mình:
- Giai đoạn I: Lập kế hoạch tài sản. Nhu cầu đối với tài sản mới được biết,
xác định, lên kế hoạch và chuẩn bị.
- Giai đoạn II: Xác lập tài sản. Các tài sản được tạo ra và sở hữu thông qua
việc tạo ra các thủ tục sở hữu.
- Giai đoạn III: Sử dụng tài sản. Tài sản được sử dụng, vận hành và duy trì.


14

- Giai đoạn IV: Định đoạt tài sản. Các tài sản chấm dứt khi các dịch vụ khơng
cịn cần thiết, hoặc bị mất hoặc không được sử dụng kinh tế.
TAMM định nghĩa quản lý tài sản là sự kết hợp của các ngành khác nhau và
các quá trình trong việc duy trì các chức năng của một tài sản tương thích với hiệu
quả và hiệu suất, chi phí và kiểm soát rủi ro trong việc đạt được các mục tiêu và
đảm bảo việc cung cấp dịch vụ từ một cơ quan được đáp ứng.

c) Trong số các đặc điểm của quản lý tài sản hiệu quả như nêu bật trong
TAMM (2009) như sau:
-Tối ưu hóa tiềm năng của các tài sản phục vụ bằng cách đảm bảo rằng tài
sản được sử dụng và duy trì phù hợp; Làm giảm nhu cầu đối với tài sản mới và tiết
kiệm tài chính thông qua các kỹ thuật quản lý nhu cầu và lựa chọn giao hàng cho
các dịch vụ phi tài sản; Đạt được các lợi ích kinh tế tốt nhất thơng qua việc đánh giá
các tính tốn chi phí vịng đời; Giảm thiểu việc tạo ra các tài sản không cần thiết
bằng cách thông báo cơ quan này về các tác động của chi phí vận hành cao của tài
sản; Tập trung vào các quyết định chính xác, trách nhiệm giải trình và cung cấp các
báo cáo hiệu suất của tài sản.
- Một nội dung mà bất kỳ cơ chế hay một thể chế nào cũng cần phải có đó là
trách nhiệm trong vấn đề sử dụng tài sản công, ở TAMM vấn đề trách nhiệm gắn
liền giữa nhà quản lý đến nhà sử dụng hay còn gọi là cơ cấu trách nhiệm chủ sở hữu
tài sản.
d) Các chính sách quản lý tài sản Malaysia (TAMM, 2009) đã đề ra năm
nguyên tắc chính, cụ thể là: Sự cần thiết phải cung cấp dịch vụ tốt hơn là trọng tâm
chính đối với bất cứ việc ra quyết định liên quan đến tài sản; Lập kế hoạch quản lý
tài sản phải được tích hợp với hoạt động của cơ quan và lập kế hoạch của cơ quan,
ngân sách tài chính và trình báo cáo; Quyết định về quản lý tài sản phải được dựa
trên các đánh giá khác nhau có tính chu kỳ sống của tài sản tài khoản chi phí, lợi ích
và nguy cơ trong việc sở hữu một tài sản. Quyền sở hữu, kiểm sốt, trách nhiệm giải
trình và tiêu chuẩn của báo cáo phải được phát triển, thực hiện và trình bày rõ ràng.
Hoạt động quản lý tài sản phải dựa trên các chính sách quản lý tài sản của TAMM.


15

e) Cơ cấu trách nhiệm trong việc quản lý tài sản của Chính phủ Malaysia:
- Chủ sở hữu tài sản: Xác định các chính sách quản lý tài sản tại cơ quan cấp;
Xác định một đường phía trước cho quản lý tài sản chiến lược; Lập kế hoạch nhu

cầu và lập tài sản; Chịu trách nhiệm đối với tất cả các hoạt động quản lý tài sản.
-Quản lý tài sản: Xác định mức độ dịch vụ của một tài sản; Chuẩn bị các kỹ
thuật thực hiện quản lý tài sản; Hành động như là đại diện chủ sở hữu; Giúp đỡ
trong việc quy hoạch và xây dựng các tài sản; Đăng ký quản lý tài sản, sử dụng, bảo
dưỡng và bố trí; Quản lý dữ liệu và báo cáo về tài sản; Quy định vận hành tài sản.
-Nhà điều hành tài sản: Xử lý các hoạt động và bảo trì của tài sản; Đảm bảo
các cấp độ dịch vụ tài sản là đạt được; Đánh giá tình trạng hiện tại và hiệu suất của
một tài sản; Tân trang và nâng cấp các tài sản; Chuẩn bị và cập nhật thông tin tài
sản.
Trên tất cả trụ sở chính của cơ quan có trách nhiệm trong việc giám sát các
chủ sở hữu tài sản, quản lý và tuân thủ điều hành để TAMM và chính sách quản lý
tài sản của Malaysia. Cơ cấu quản trị hiệu quả cần được thực hiện bằng cách sử
dụng TAM trong việc đưa sự hài lòng của khách hàng, cũng như tăng cường các
dịch vụ giao hàng của chính phủ.
f) Thủ tục quản lý của Malaysia Tổng Quản lý tài sản: Các thủ tục quản lý
của Malaysia Tổng Quản lý tài sản là những tài liệu tiếp nối của Total Asset
Management Manual (TAMM). Mục đích của tài liệu thủ tục như sau:
- Hoạt động hiệu quả và quản lý bảo trì để tăng tuổi thọ của tài sản và lợi
nhuận trên đầu tư cho chính phủ.
- Đo hiệu suất tối ưu hóa giá trị tài sản và tăng dịch vụ chuyển phát của chính
phủ cho cơng chúng một cách hệ thống.
- Thủ tục giải thích chi tiết các tài sản nó bao gồm năm chương, cụ thể là:
- Tiếp nhận và đăng ký tài sản; Vận hành và bảo trì tài sản; tài sản thẩm định
điều kiện / hiệu năng; Tài sản nâng cấp/ cập nhật / nâng cấp.
g) Hệ thống quản lý tài sản của Chính phủ Malaysia (mySPATA):
MySPATA là một web-công nghệ dựa trên ứng dụng và phát triển dựa trên các quy


16


trình làm việc bằng cách sử dụng cơng nghệ mã nguồn mở và các ứng dụng của
email. Mã tài sản cấu trúc trong ứng dụng mySPATA là duy nhất và bao gồm hai
thành phần, cụ thể là đăng ký Premise Asset (DPA) và đăng ký tài sản cụ thể
(DAK).
2.5. So sánh với cơ chế và hệ thống quản lý tài sản của Việt Nam
Xét về công tác quản lý tài sản của Malaysia, Việt Nam có điểm chung là cả
hai cùng ban hành những cơ chế quản lý tài sản. Cơ chế đó được Chính phủ ban
hành và những cơ quan trực thuộc Chính phủ. Tuy nhiên đối với Malaysia hệ thống
cơ chế được tập trung vào một (TAMM). Thông qua đó là một bộ quy tắc quản lý từ
khâu hình thành, sử dụng và kết thúc tài sàn bao gồm nhà đất các cơng trình cơng
cộng. Bên cạnh đó bao gồm hệ thống quản lý (mySPATA) được ứng dụng tin học
hóa tồn Chính phủ và các Bang.
So với Việt Nam cơ chế quản lý của Việt Nam được quy định bởi những bộ
luật như Luật quản lý sử dụng tài sản, Nghị định Chính phủ, Thơng tư các Bộ và cơ
quan ngang Bộ, những quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Hệ thống
quản lý tài sản của Việt Nam được thành lập vào năm 1994 đó là Cục Quản lý Cơng
sản thuộc Bộ Tài chính cơ quan trực tiếp tham mưu Chính phủ ban hành cơ chế và
hệ thống quản lý sản của Việt Nam. Qua đó hệ thống quản lý tài sản cơng được Bộ
Tài chính - Cục Quản lý cơng sản triển khai ứng dụng vào năm 2008 trên cơ sở nền
tản của cơ sở dữ liệu năm 1998 (tổng kiểm kê tài sản). Dự án được triển khai đồng
bộ trên toàn quốc nhằm tích hợp dữ liệu tài sản thành cơ sở dữ liệu tài sản quốc gia,
đây là hệ thống phần mềm ứng dụng tin học vào quản lý tài sản hiện đại. Giúp cho
việc khai thác và quản lý tài sản một cách kịp thời và chính xác, thơng qua phần
mềm quản lý Bộ Tài chính quản lý và nắm tồn bộ tài sản của các tỉnh thành phố và
cả nước. Đối tượng được kê khai và đăng nhập vào phần mềm là nhà, đất, xe ơ tơ và
tài sản có nguyên giá trên 500 triệu/một tài sản.
- Như vậy, việc quản lý tài sản công Việt Nam và Malaysia đều có điểm
giống nhau là cùng ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn việc quản lý tài sản từ
khâu hình thành đến khi kết thúc. Quá trình quản lý sử dụng được vận hành, bảo trì



17

nhằm mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất và hệ thống quản lý được ứng dụng công
nghệ thông tin để quản lý.
- Khác nhau ở chỗ là Quản lý tài sản tổng thể (TAMM) của Malaysia được
tích hợp tồn bộ toàn bộ hệ thống văn bản quy định và hệ thống quản lý, tính trách
nhiệm, chức năng, tính hiệu quả, hiệu suất. Cho nên nó được xem như là cẩm nang
quản lý tài sản, giúp cho người thực thi có thể dễ tiếp cận và thực hiện hơn. Cịn cơ
chế của Việt Nam thì việc quản lý tài sản có thể nói là quá nhiều văn bản từ Luật,
Nghị định, Thông tư và văn bản của địa phương. Cơ chế thì cịn chung chung, tính
trách nhiệm chưa cao, từ đó có thể dẫn đến thiếu nghiêm minh. Như vậy, mơ hình
quản lý tài sản cơng của Malaysia có phần ưu việt hơn so với Việt Nam.
2.6. Các bài nghiên cứu trước
Theo Yusdira (2013), “The Effectiveness Of PublicC Sector Asset
Management in Malaysia”: Luận văn đã thể hiện khá đầy đủ về cơ chế thực thi
chính sách quan lý tài sản cơng của Chính phủ Malaysia, thể hiện qua sổ tay quản
lý tài sản tổng thể Total Asset Management Manual (TAMM). Qua đó tác giả tập
trung so sánh thơng lệ quốc tế về những quy định trong TAMM. Đồng thời nghiên
cứu mức độ hiểu biết ứng dụng TAMM vào quản lý tài sản của Chính phủ. Đề tài
phản ánh khá hồn chỉnh về từ cơ sở lý thuyết đến mơ hình quản lý tài sản công của
Malaysia, xem như là cẩm nang quy trình quản lý tài sản. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu chỉ tập trung vào bất động sản, hệ thống nhà, xưởng các cơng trình cơng
cộng.... khơng đề cập đến quản lý xe công. Tuy vậy, việc được xem và tham khảo
luận văn có thể vận dụng những nghiên cứu trước đó về cơ chế quản lý tài sản của
Malaysia kết hợp với cơ chế quản lý tài sản của Việt Nam để làm cơ sở lý thuyết
cho đề tài trong lĩnh vực quản lý xe công.
Như vậy, cơ sở lý thuyết trên và kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước
đã đưa ra được những khung pháp lý, cơ chế để quản lý và sử dụng tài sản một cách
hiệu quả tránh lãng phí và tiết kiệm tạo ra được hệ thống quản lý chung giữa chính

phủ và các tỉnh thành. Tuy nhiên ở từng gốc độ của đề tài tập trung phân tích đánh
giá những nhân tố tác động, ảnh hưởng và các tiêu chí hình thành bộ khung để đánh


×