Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nghèo theo cách tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện duyên hải – tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÁI THỊ MỸ DUNG

NGHIÊN CỨU NGHÈO
THEO CÁCH TIẾP CẬN ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN DUYÊN HẢI – TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÁI THỊ MỸ DUNG

NGHIÊN CỨU NGHÈO
THEO CÁCH TIẾP CẬN ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN DUYÊN HẢI – TỈNH TRÀ VINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. ĐINH PHI HỔ

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: Nghiên cứu nghèo theo cách tiếp cận đa chiều
trên địa bàn huyện Dun Hải – tỉnh Trà Vinh là cơng trình nghiên cứu của bản
thân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Trà Vinh, ngày 27 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Thái Thị Mỹ Dung


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU .......................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề................................................................................................ 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ................................................. 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 4
1.6. Cấu trúc đề tài ........................................................................................ 5

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN .........................................................................................................................6

1.1 Nghèo đơn chiều ..................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm ......................................................................................... 6
1.1.2 Đo lường nghèo đơn chiều ............................................................... 7
1.1.2.1 Chuẩn nghèo đơn chiều trên thế giới ........................................ 7
1.1.2.2 Chuẩn nghèo đơn chiều ở Việt Nam ......................................... 9
1.1.3 Phương pháp đo lường nghèo đơn chiều ....................................... 10
1.2 Nghèo đa chiều ...................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm về nghèo đa chiều ........................................................ 10
1.2.1.1 Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI - Multidimensional Poverty
Index) .................................................................................................. 10
1.2.2. Tiếp cận nghèo đa chiều ở Việt Nam ............................................ 12


1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến thước đo nghèo đa chiều ở Việt
Nam ......................................................................................................... 18
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo .................................................. 21
1.3 Khung phân tích của đề tài .................................................................... 22
1.3.1 Đo lường nghèo đa chiều ............................................................... 22
1.3.2 Các yếu tố tương quan đến nghèo đa chiều ....................................... 23
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................25

3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 25
3.1.1 Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................... 25
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 26
3.2 Lựa chọn đơn vị phân tích................................................................. 27
3.3 Chọn chiều phân tích và chỉ tiêu phân tích ....................................... 28
3.4 Định nghĩa các chiều và chỉ tiêu ........................................................... 29

3.4.1 Chiều thứ nhất: Giáo dục ............................................................... 29
3.4.2 Chiều thứ hai: Y tế ......................................................................... 30
3.4.3 Chiều thứ ba: Mức sống ................................................................. 30
3.5 Các bước xác định chỉ số nghèo đa chiều ............................................. 32
3.6 Thu thập số liệu ..................................................................................... 33
3.6.1 Số liệu thứ cấp ................................................................................ 33
3.6.2 Số liệu sơ cấp ................................................................................. 33
3.7 Xác định cỡ mẫu và chọn địa bàn điều tra ............................................ 33
3.8. Xây dựng mẫu phiếu điều tra ............................................................... 35
3.9. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ................................................... 35
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................37

4.1. Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng nghèo và giảm
nghèo trên địa bàn huyện Duyên Hải - tỉnh Trà Vinh................................. 37
4.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 37
4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội ................................................ 37
4.2. Kết quả điều tra và thảo luận về thực trạng nghèo đa chiều, các yếu tố
tương quan đến nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải ................. 40
4.2.1. Kết quả về nghèo đa chiều ............................................................ 40


4.2.2. Thực trạng nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải .......... 41
4.2.3. Các yếu tố tương quan đến nghèo đa chiều trên địa bàn huyện
Duyên Hải ............................................................................................... 42
4.2.3.2. Giới tính của chủ hộ ............................................................... 45
4.2.3.3. Dân tộc ................................................................................... 47
4.2.3.4. Vay từ các định chế chính thức của hộ .................................. 49
4.2.3.5. Trình độ học vấn chủ hộ; số nhân khẩu, số người phụ thuộc,
diện tích đất sản xuất của hộ ............................................................... 50
4.2.4. Thảo luận các kết quả khác của nghiên cứu nghèo đa chiều trên địa

bàn huyện Duyên Hải .............................................................................. 52
4.2.4.1. Kết quả nguyên nhân có bất kỳ hành viên nào của hộ gia đình
hồn tất 5 năm đi học (tiểu học) .......................................................... 52
4.2.4.2. Kết quả nguyên nhân trong hộ gia đình có bất kỳ trẻ em nào
trong độ tuổi đi học mà không được đến trường ................................ 54
4.2.4.3. Kết quả nguyên nhân có nguồn điện sử dụng ........................ 57
4.2.4.4. Kết quả nguyên nhân có nhà ở cố định .................................. 58
4.2.4.5. Kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách hỗ trợ trẻ em
đi học đúng độ tuổi .............................................................................. 58
4.2.4.6. Kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách hỗ trợ để
giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng........................................................ 60
4.2.4.7. Kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách hỗ trợ để
giảm tỷ lệ trẻ em tử vong .................................................................... 63
4.2.4.8. Kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách liên quan đến
điện ...................................................................................................... 66
4.2.4.9. Kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách liên quan đến
nhà vệ sinh........................................................................................... 67
4.2.4.10. Kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách liên quan
đến nước sạch ...................................................................................... 68
4.2.4.11. Kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách liên quan
đến nhà ở ............................................................................................. 70
4.2.4.12. Kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách liên quan
đến việc tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống ................. 71
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................74

5.1. Kết luận ................................................................................................ 74


5.2. Kiến nghị về các hàm ý chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện
Duyên Hải ................................................................................................... 75

5.2.1. Giới tính của chủ hộ ...................................................................... 75
5.2.2. Dân tộc .......................................................................................... 76
5.2.3. Nghề nghiệp của chủ hộ ................................................................ 77
5.2.4. Có giải pháp nâng cao trình độ học vấn của chủ hộ ..................... 77
5.2.5. Số người phụ thuộc của hộ............................................................ 78
5.2.6. Nâng cao chất lượng giáo dục ....................................................... 79
5.2.7. Nâng cao chất lượng y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân .............. 79
5.2.6. Nâng cao chất lượng cuộc sống .................................................... 81
5.2.6.1. Đề xuất các chính sách liên quan đến điện ............................ 81
5.2.6.2. Đề xuất các chính sách liên quan đến nhà vệ sinh ................. 81
5.2.6.3. Đề xuất các chính sách liên quan đến nước sạch ................... 82
5.2.6.4. Đề xuất các chính sách liên quan đến nhà ở .......................... 82
5.2.6.5. Đề xuất các chính sách liên quan đến việc nâng cao chất lượng
cuộc sống ............................................................................................. 83
5.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
HDI:

Chỉ số phát triển con người (Human development index)

HPI:

Chỉ số nghèo khổ con người (Human Poverty Index)

LĐTB&XH: Bộ Lao động thương binh và xã hội
MPI:


Chỉ số nghèo khổ đa chiều (Multidimensional Poverty Index)

NĐC:

Nghèo đa chiều

NHTG:

Ngân hàng thế giới (World Bank)

TCTK:

Tổng cục thống kê

UNDP:

Chương trình phát triển Liên hợp quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Chuẩn nghèo của World Bank theo thu nhập ............................................. 8
Bảng 2.2: Tình trạng nghèo trên thế giới (%) ............................................................. 8
Bảng 2.3: Xu hướng nghèo ở Việt Nam theo tiêu chuẩn World Bank (%) ............... .9
Bảng 2.4: Các chiều nghèo và tiêu chí đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam ......... 15
Bảng 3.1: Chỉ số đo lường các chiều nghèo .............................................................. 28
Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đơn chiều ở các xã – thị trấn trên địa
bàn huyện năm 2015 ................................................................................................. 34
Bảng 3.3: Cỡ mẫu điều tra theo tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện .......................... 34
Bảng 3.4: Loại kiểm định thông kê sử dụng……………………………………..36

Bảng 4.1. Số lượng mẫu điều tra ............................................................................... 41
Bảng 4.2. Thống kê kết quả điều tra về nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên
Hải ............................................................................................................................. 41
Bảng 4.3. Tình hình nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải ........................ 42
Bảng 4.4: Kết quả phân tích biến nghề nghiệp của chủ hộ ....................................... 42
Bảng 4.5: Kiểm định Chi bình phương của biến nghề nghiệp của chủ hộ ............... 43
Bảng 4.6: Kết quả phân tích biến giới tính của chủ hộ ............................................. 45
Bảng 4.7: Kiểm định Chi bình phương của biến giới tính của chủ hộ ..................... 45
Bảng 4.8: Kết quả phân tích biến dân tộc của chủ hộ ............................................... 47
Bảng: 4.9: Kiểm định Chi bình phương của biến dân tộc của chủ hộ ……………47
Bảng 4.10: Kết quả phân tích biến vay từ các định chế chính thức của hộ .............. 49
Bảng: 4.11: Kiểm định Chi bình phương của biến vay từ các định chế chính thức
của hộ……………………………………………………………………………...49
Bảng 4.12: Kết quả phân tích các biến thực hiện kiểm định t đối với mẫu độc lập..50
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định các biến thực hiện kiểm định t đối với mẫu độc lập ...... 51
Bảng 4.14: Thống kê kết quả điều tra về nguyên nhân có bất kỳ thành viên nào của
hộ khơng hồn tất 5 năm đi học (tiểu học) (NNGD1) .............................................. 54


Bảng 4.15: Thống kê kết quả điều tra về nguyên nhân trẻ em trong độ tuổi đi học
mà không được đi học (NNGD2) .............................................................................. 56
Bảng 4.16: Thống kê kết quả điều tra về nguyên nhân có nguồn điện sử dụng ....... 57
Bảng 4.17: Thống kê kết quả điều tra về nguyên nhân có nhà ở cố định ................. 58
Bảng 4.18: Thống kê kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách hỗ trợ trẻ em
đi học đúng độ tuổi .................................................................................................... 58
Bảng 4.19: Thống kê kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách hỗ trợ để
giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng .............................................................................. 62
Bảng 4.20: Thống kê kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách hỗ trợ để
giảm tỷ lệ trẻ em tử vong .......................................................................................... 65
Bảng 4.21: Thống kê kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách liên quan đến

điện ............................................................................................................................ 67
Bảng 4.22: Thống kê kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách liên quan đến
nhà vệ sinh ................................................................................................................. 68
Bảng 4.23: Thống kê kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách liên quan đến
nước sạch ................................................................................................................... 69
Bảng 4.24: Thống kê kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách liên quan đến
nhà ở .......................................................................................................................... 70
Bảng 4.25: Thống kê kết quả lấy ý kiến hộ gia đình về các chính sách liên quan đến
tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống ...................................................... 71


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Biểu đồ các thành phần của nghèo đa chiều ............................................. 11
Hình 2.2: Khung phân tích đo lường nghèo đa chiều ............................................... 23
Hình 2.3: Khung phân tích các yếu tố tương quan đến nghèo .................................. 24
Hình 3.1: Cách tiếp cận nghiên cứu .......................................................................... 25
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 26
Hình 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2013 đến năm 2015 của huyện Duyên Hải .......... 40
Hình 4.2: Nghề nghiệp của chủ hộ tương quan đến nghèo đa chiều ........................ 44
Hình 4.3: Giới tính của chủ hộ tương quan đến nghèo đa chiều............................... 46
Hình 4.4: Dân tộc của chủ hộ tương quan đến nghèo đa chiều ................................ 48


TÓM TĂT LUẬN VĂN
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các thước đo đánh giá nghèo đa chiều
và gợi ý các chính sách để giảm nghèo trên địa bàn huyện Duyên Hải – tỉnh Trà
Vinh. Trên cơ sở khung phân tích của Alkire and Santos (2010), các nghiên cứu có
liên quan và phương pháp đo lường nghèo đa chiều đang được triển khai ở nước ta,
tác giả đưa ra khung phân tích đo lường nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên
Hải theo 3 chiều: y tế, giáo dục và mức sống; ứng với 3 chiều này là 10 chỉ số: 2 chỉ

tiêu cho chiều y tế, 2 chỉ tiêu cho chiều giáo dục và 6 chỉ tiêu để đo lường chiều chất
lượng cuộc sống. Đề tài sử dụng phương pháp chính là thống kê mơ tả, sử dụng
kiểm định chi bình phương và kiểm định T đối với mẫu độc lập tương ứng từng loại
biến nhất định để tính tốn các chỉ tiêu về nghèo và xác định các yếu tố tương quan
đến nghèo đa chiều.
Qua kết quả phân tích của luận văn cho thấy, theo cách tiếp cận nghèo đa
chiều, tỷ lệ hộ nghèo ở Duyên Hải là 77,1% trong khi theo cách tiếp cận đơn chiều
tỷ lệ hộ nghèo là 50%. Số hộ nghèo tăng lên 27,1%. Như vậy, tình trạng nghèo trầm
trọng hơn ở địa phương; hầu hết hộ nghèo đơn chiều trở thành nghèo đa chiều và
một số tăng lên thêm từ hộ khác nghèo đơn chiều (120 hộ nghèo đơn chiều đã trở
thành nghèo đa chiều, trong 120 hộ khác nghèo đơn chiều đã có thêm 65 hộ rơi vào
nghèo đa chiều). Nghiên cứu chỉ ra độ sâu của nghèo trên địa bàn huyện là một
người nghèo bị thiếu hụt trung bình 48% các chỉ tiêu và với việc đo lường các chiều
nghèo cho thấy người nghèo bị thiếu hụt đến 37% về giáo dục, y tế và mức sống.
Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố tương quan đến nghèo đa chiều là:
Giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn của chủ hộ; số người phụ thuộc
của hộ. Những yếu tố này đã có ý nghĩa thống kê và có tương quan đến tình trạng
nghèo đa chiều hay không nghèo đa chiều của các hộ trên địa bàn huyện Duyên Hải.
Từ kết quả phân tích, đề tài đã gợi ý các nhóm chính sách giảm nghèo trên địa bàn
huyện liên quan đến: giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn của chủ hộ;
số người phụ thuộc của hộ và các nhóm chính sách khác liên quan đến việc nâng
cao chất lượng y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và nâng cao chất lượng cuộc sống.


1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn là vấn đề mang tính tồn cầu, đặc biệt

là ở các nước chậm phát triển và đang phát triển. Đói nghèo là một trong những rào
cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia.
Mỗi quốc gia muốn thực hiện được mục tiêu phát triển xã hội bền vững thì khơng
thể khơng giải quyết vấn đề đói nghèo. Theo báo cáo năm 2014 được Chương trình
Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố tại Tokyo ngày 24/7, số người nghèo và
cận nghèo trên thế giới lên tới hơn 2,2 tỷ người và nếu dựa vào tiêu chuẩn của
World Bank với mức thu nhập nghèo là 1.25 USD/người/ngày thì trong năm 2014
thế giới có 1,2 tỷ người nghèo (UNDP, 2014); các cuộc khủng hoảng tài chính,
thiên tai, giá lương thực tăng và các cuộc xung đột có thể làm tình hình nghèo của
các quốc gia ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Vì thế mục tiêu xóa đói giảm nghèo
ln được đặt ra hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia trên thế giới.
Để đánh giá hiện trạng nghèo thì mỗi Quốc gia sẽ có cách đo lường nghèo
riêng. Trong những năm trước đây nghèo thường được đo lường thông qua thu
nhập hoặc chi tiêu. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng
những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Người nghèo hay hộ nghèo là
những đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách thức
đo lường này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn chế do
bỏ sót đối tượng, nhận diện nghèo và phân loại đối tượng chưa chính xác, từ đó
chính sách hỗ trợ mang tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu trong thực tế
(Bộ LĐTB&XH, 2015). Từ năm 2007, Alkire và Foster đã bắt đầu nghiên cứu về
một cách thức đo lường mới về nghèo đói, đơn giản nhưng vẫn đáp ứng tính đa
chiều của nghèo đói. Cách thức đo lường này đã được UNDP sử dụng để tính
tốn chỉ số Nghèo đa chiều (MPI) lần đầu tiên được giới thiệu trong Báo cáo


2
Phát triển con người năm 2010 và được đề xuất áp dụng thống nhất trên thế giới
sau năm 2015 để theo dõi, đánh giá đói nghèo. Chỉ số tổng hợp này được tính
tốn dựa trên 3 chiều nghèo Y tế, Giáo dục và Điều kiện sống với 10 chỉ số về

phúc lợi. Chuẩn nghèo được xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt và hiện nay đã
có 32 nước trên thế giới (như Mexico, Colombia, Braxin, Costa Rica, Trung
quốc...) đã nghiên cứu chuyển đổi và áp dụng phương pháp tiếp cận đo lường
nghèo đơn chiều dựa vào thu nhập sang đo lường nghèo đa chiều trong đo lường
và giám sát nghèo, xác định đối tượng nghèo, đánh giá và xây dựng các chính
sách giảm nghèo và phát triển xã hội (Bộ LĐTB&XH, 2015).
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về xóa
đói giảm nghèo và được đánh giá là một trong những nước có cơng tác xố đói
giảm nghèo tốt nhất theo tiêu chuẩn và phương pháp xác định đường nghèo khổ của
WB. Theo báo cáo đánh giá về nghèo của Việt Nam do Ngân hàng thế giới cơng bố
năm 2012 thì có hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo trong hai thập kỷ qua.
Nghèo đói ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 60% từ đầu năm 1990 xuống cịn
20,7% vào năm 2010; Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 12,6% năm 2011 xuống 11,1%
năm 2012; 9,8% năm 2013; 8,4% năm 2014 và 7,0% năm 2015, bình quân mỗi năm
trong 5 năm 2011-2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,44 điểm phần trăm (Tổng cục thống
kê, 2016). Tuy nhiên, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo ở nước
ta chủ yếu thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu
đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập
thấp dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là
chuẩn nghèo đơn chiều do Chính phủ quy định và chuẩn nghèo hiện nay của Việt
Nam được đánh giá là thấp so với thế giới. Trên thực tế, nhiều hộ dân thoát nghèo
nhưng mức thu nhập vẫn nằm cận chuẩn nghèo, do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn
rất lớn, tỷ lệ tái nghèo cịn cao, hàng năm cứ 3 hộ thốt nghèo thì lại có 1 hộ trong
số đó tái nghèo (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2011).
Do đó, việc đổi mới phương pháp tiếp cận, đo lường nghèo theo đa chiều để
đánh giá một cách toàn diện hơn kết quả giảm nghèo của cả nước cũng như từng địa


3
phương, làm cơ sở để ban hành các chính sách giảm nghèo phù hợp cho từng nhóm

đối tượng, cũng như phân bổ ngân sách hợp lý, hiệu quả hơn đang được các cấp, các
ngành quan tâm và chủ trương thực hiện trong thời gian tới.
Khơng nằm ngồi thực trạng chung của cả nước, Duyên Hải là huyện có
tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nơng, trình độ dân trí
thấp, thiếu đất sản xuất; đất đai phần lớn nhiễm phèn, nhiễm mặn, kém màu mở,
tập quán sản xuất còn lạc hậu nên năng suất thấp; đời sống vật chất – tinh thần
cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức sống chưa thể ngang bằng được so với các
vùng miền trong cả nước. Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Duyên Hải
thời gian qua chỉ mới tập trung vào mục tiêu nâng cao thu nhập cho người
nghèo, hộ nghèo mà chưa tiếp cận theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều để đánh giá
hiện trạng nghèo và thực hiện công tác giảm nghèo cho người nghèo trên địa bàn
huyện. Với tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2016 là 25,01% (với 5.079 hộ nghèo), hộ
cận nghèo chiếm 10,7% dân số (với 2.168 hộ) huyện Duyên Hải đã là huyện
nghèo, huyện khó khăn của tỉnh Trà Vinh và nếu áp dụng theo phương pháp đo
lường nghèo đa chiều thì khả năng hộ nghèo trên địa bàn huyện Duyên Hải sẽ
thay đổi so với con số hiện tại, điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Duyên
Hải trên đường phát triển nếu không giải quyết được con số nghèo theo dự kiến.
Do đó, việc áp dụng chỉ số đo lường nghèo đa chiều để đánh giá hiện trạng
nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải, con số này thay đổi ra sao so với
hiện tại và những giải pháp gì để giảm nghèo đang là vấn đề mang tính cấp thiết
nhất hiện nay đối với chính quyền các cấp của huyện Duyên Hải trong việc giải
quyết bài toán giảm nghèo, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương
phát triển trong thời gian tới.
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài Nghiên cứu nghèo theo cách tiếp cận
đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải – tỉnh Trà Vinh để làm vấn đề nghiên
cứu của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung



4
Xác định các thước đo đánh giá nghèo đa chiều và hàm ý chính sách giảm
nghèo trên địa bàn huyện Duyên Hải – tỉnh Trà Vinh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(i) Xác định các thước đo đánh giá nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên
Hải – tỉnh Trà Vinh.
(ii) Nhận diện các yếu tố tương quan đến nghèo đa chiều trên địa bàn huyện
Duyên Hải.
(iii) Hàm ý chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Duyên Hải.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(i) Có phải đánh giá theo cách tiếp cận Nghèo đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo trên
địa bàn huyện sẽ tăng lên?
(ii) Yếu tố nào tương quan đến nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải?
(iii) Hàm ý chính sách nào để giảm nghèo trên địa bàn huyện Duyên Hải?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là
Thước đo đánh giá nghèo đa chiều và hàm ý chính sách giảm nghèo trên địa
bàn huyện Duyên Hải – tỉnh Trà Vinh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu các hộ gia đình trên địa bàn huyện Duyên
Hải, tỉnh Trà Vinh.
Phạm vi thời gian: Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các
báo cáo và các số liệu thống kê giai đoạn 2010-2016 và các số liệu thu thập thực tế
từ kết quả phỏng vấn mẫu các hộ trên địa bàn huyện Duyên Hải trong năm 2016.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở dữ liệu: Đề tài sử dụng 2 nguồn dữ liệu đó là (i) dữ liệu thứ cấp từ
các báo cáo của địa phương có liên quan đến đề tài và (ii) nguồn dữ liệu sơ cấp
bao gồm thông tin, số liệu tác giả thu thập được thông qua khảo sát thực tế tại
huyện Duyên Hải.



5
Phƣơng pháp phân tích: đề tài sử dụng phương pháp chính là thống kê mơ
tả và các kiểm định thống kê để xác định tỷ lệ nghèo đa chiều và các yếu tố tương
quan với nghèo đa chiều.
1.6. Cấu trúc đề tài
Nhằm giúp cho người đọc nắm rõ các vấn đề và kết quả của quá trình nghiên
cứu, nội dung đề tài được trình bày bao gồm 5 chương như sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu. Giới thiệu các nội dung tổng quát của đề tài, tính cấp
thiết của vấn đề nghiên cứu, bối cảnh, mục tiêu, câu hỏi, cũng như sơ lược về
phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan. Ở chương
này, tác giả đưa ra các khái niệm về nghèo, các lý thuyết đo lường nghèo, các nghiên
cứu thực nghiệm có liên quan để làm cơ sở rút ra khung phân tích của đề tài.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Nội dung chương này nêu ra các mơ
hình nghiên cứu, số lượng mẫu, phương pháp thu thập, xử lý số liệu và tính tốn các
chỉ số đo lường nghèo đa chiều theo các nhóm chỉ tiêu. Đồng thời, đưa ra quy trình
phân tích của đề tài.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này sẽ tập trung vào
việc mô tả tổng quát thực trạng nghèo của hộ gia đình ở Dun Hải. Phân tích các
chiều thiếu hụt, các tiếp cận về các nhu cầu cơ bản của hộ gia đình trên địa bàn huyện
theo các nhóm chỉ tiêu trong phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều, nhận diện các yếu
tố tương quan đến nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Duyên Hải.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị. Nội dung chương sẽ tóm lược lại một
cách khái quát những kết quả quan trọng của đề tài và vận dụng kết quả này vào
tình hình thực tế để đề xuất một số khuyến nghị về các hàm ý chính sách giảm
nghèo trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, chương này cịn tập trung đánh giá lại
những mặt được, chưa được của đề tài để gợi mở những chiều hướng nghiên cứu
tiếp theo.

Sau cùng, luận văn cịn đính kèm phần phụ lục để chứng minh chi tiết hơn
cho những kết quả phân tích được trình bày trong luận văn.


6

CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Chương này nhằm trình bày một cách hệ thống các khái niệm, các lý thuyết
về nghèo, các phương pháp tiếp cận nghèo và các lý thuyết đo lường nghèo; trong
đó, nội dung phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều được trình bày một cách có hệ
thống. Bên cạnh đó, nội dung chương còn đưa ra một số nghiên cứu thực nghiệm có
liên quan đến việc đánh giá nghèo để làm nền tảng rút ra khung phân tích cho đề tài
và ứng dụng trong các chương tiếp theo.
1.1 Nghèo đơn chiều
1.1.1 Khái niệm
Vào thập niên 1970 và những năm 1980: Nghèo khổ là sự “thiếu hụt” so với
một mức sống nhất định. Nghèo khổ chỉ được tiếp cận theo nhu cầu cơ bản gồm:
tiêu dùng, dịch vụ xã hội và nguồn lực (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005). “Nghèo là tình
trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo
thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn
thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định” (Vũ Thị
Ngọc Phùng, 2005, trang 152).
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok -Thái Lan vào tháng 9 năm 1993,
các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: Nghèo khổ là tình trạng
một bộ phận dân cư khơng có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con
người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong
tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen

Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau:
Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) mỗi ngày cho
mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.


7
Ở Việt Nam có rất nhiều quan điểm đưa ra xung quanh vấn đề khái niệm, chỉ
tiêu và chuẩn mực nghèo. Tuy nhiên, các quan điểm tập trung nhất vào khái niệm,
chỉ tiêu và chuẩn mực nghèo do Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐTB&XH)
ban hành.
Khái niệm về nghèo theo Bộ LĐTB&XH là:
Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một
phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống
trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Nghèo tuyệt đối: Một người hoặc một hộ gia đình được xem là nghèo tuyệt
đối khi mức thu nhập của họ hoặc hộ gia đình thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu (mức
thu nhập tối thiểu) được quy định bởi một quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế trong
một thời gian nhất định.
Nghèo tương đối: Là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về
nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội theo những địa điểm cụ thể và thời
gian nhất định.
1.1.2 Đo lƣờng nghèo đơn chiều
1.1.2.1 Chuẩn nghèo đơn chiều trên thế giới
Để xác định mức độ nghèo khổ thì mỗi quốc gia đều sử dụng các khái niệm,
phương thức khác nhau và đưa ra các chỉ số để xác định giới hạn nghèo khổ hay còn
gọi là chuẩn nghèo riêng biệt.
Theo phương pháp tiếp cận đơn chiều nghĩa là tiếp cận nghèo theo thu
nhập/chi tiêu thì chuẩn nghèo được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người
dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm
được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu

khác theo mức giá hiện hành.
Để đánh giá nghèo đói, UNDP dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phối thu
nhập theo đầu người hay theo nhóm dân cư. Thước đo này tính phân phối thu nhập
cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất định, nó không
quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sống của dân cư mà chia


8
đều cho mọi thành phần dân cư. Phương pháp tính là: Đem chia dân số của một
nước, một châu lục hoặc tồn cầu ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm có 20% dân số bao
gồm: Rất giàu, giàu, trung bình, nghèo và rất nghèo.
Ngân hàng thế giới đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu, nghèo của các
quốc gia dựa vào mức thu nhập quốc dân bình qn tính theo đầu người trong một
năm với 2 cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là tính theo tỷ giá hối đối và tính
theo USD. Phương pháp ppp (purchasing power parity), là phương pháp tính theo
sức mua tương đương và cũng tính bằng USD.
Trên thế giới, các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn về mức thu nhập của
NHTG đưa ra để phân tích tình trạng nghèo của quốc gia.
Bảng 2.1: Chuẩn nghèo của World Bank theo thu nhập
Năm

Tiêu chuẩn nghèo
(Mức thu nhập hoặc chi tiêu (USD)/ngƣời/ngày)

2003

1 USD hoặc 360 USD/năm

2008


1,25 USD hoặc 450 USD/năm
(2USD-PPP)
(Nguồn: World Bank, 2010)

Theo chuẩn nghèo của World Bank thì tình trạng nghèo trên thế giới qua các
năm được thống kê lại như sau:
Bảng 2.2: Tình trạng nghèo trên thế giới (%)
Chuẩn nghèo

Vùng

$1/ngƣời/ngày

$1.25/ngƣời/ngày

1990

2002

15,40

12,33

9,07

77,20

14,30

Châu Âu và Trung Á


3,60

1,28

0,95

1,90

0,50

Mỹ Latinh và vùng Caribe

9,62

9,08

8,64

11,90

6,50

Trung Đông và Bắc Phi

2,08

1,69

1,47


9,60

2,70

Nam Á

35,04

33,44

30,84

61,10

36

Châu Phi Nam Sahara

46,07

42,63

41,09

51,50

47,50

52,20


22,40

Đơng Á và Thái Bình Dương

2004

Thế giới
(Nguồn: World Bank, 2010)

1981

2008


9
Bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ người nghèo trên thế giới theo chuẩn nghèo của
World Bank ($1.25/người/ngày) vào năm 1981 là 52,2%, vào năm 2008 là 22,4%.
Những vùng có tỷ lệ người nghèo cao nhất trên thế giới là Châu Phi Nam Sahara và
Nam Á. Tỷ lệ hộ nghèo sẽ thay đổi theo thời gian, khi thước đo này giảm dần theo
thời gian và thực tế cho thấy tình trạng nghèo được cải thiện do trình độ phát triển
thay đổi.
Bảng 2.3: Xu hướng nghèo ở Việt Nam theo tiêu chuẩn World Bank (%)
Năm

Tỷ lệ hộ nghèo

Năm

Tỷ lệ hộ nghèo


1993

58,1

2008

13,4

1998

37,4

2010

10,3

2002

28,9

2012

9,6

2004

19,5

2013


7,6

(Nguồn: TCTK, 2014)
Áp dụng theo tiêu chuẩn nghèo của World Bank thì tỷ lệ hộ nghèo của
Việt Nam có sự dao động và thay đổi lớn qua các thời kỳ. Từ là 58,1% vào năm
1993; xuống còn 37,4% vào năm 1998; 28,9% vào năm 2002; 19,5% vào năm
2004; 13,4% vào năm 2008; 10,3% vào năm 2010; 9,6% vào năm 2012 và 7,6%
vào năm 2013.
1.1.2.2 Chuẩn nghèo đơn chiều ở Việt Nam
Ở Việt Nam chuẩn nghèo là thước đo (hay tiêu chí) nhằm xác định ai là
người nghèo (hoặc không nghèo) để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của
nhà nước (Bộ LĐTB&XH, 2015).
Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các
hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08
tháng 7 năm 2005 công bố chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 như sau:
Khu vực nơng thơn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (3.120.000đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.


10
Tính theo ngoại kim thì chuẩn nghèo của Việt Nam là 15USD/tháng cho mỗi
gia đình.
1.1.3 Phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đơn chiều
Chỉ số đếm đầu người (N0): Đếm số người sống dưới mức chuẩn nghèo.
Tỷ lệ nghèo (P0): Là tỷ lệ số hộ có thu nhập / chi tiêu dưới hoặc bằng chuẩn
nghèo đối với toàn bộ số hộ trong quốc gia.

Thước đo này được dùng rộng rãi nhất và đơn giản nhất để tính phần trăm
dân số có thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo.


0
(100)
N

Trong đó:
P0 là tỷ lệ hộ nghèo / người nghèo
N0 là tổng số hộ nghèo /người nghèo
N là tổng số hộ hoặc tổng số người (mẫu khảo sát)
1.2 Nghèo đa chiều
1.2.1. Khái niệm về nghèo đa chiều
Trên thực tế nghèo đơn chiều đã không thể hiện được sự thiếu hụt về giáo dục,
y tế và chất lượng cuộc sống. Do đó, UNDP (2013) đã mở rộng khái niệm nghèo:
Nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự
thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người, thể hiện được sự
thiếu hụt về giáo dục, y tế và chất lượng cuộc sống.
1.2.1.1 Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI - Multidimensional Poverty
Index)
Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI) được tổ chức Sáng kiến phát triển con
người và nghèo đói (OPHI - Oxford Poverty and Human Development Initiative)
của Đại học Oxford cùng UNDP sử dụng trong Báo cáo Phát triển Con người
(Human Development Report). Chỉ số này thay thế chỉ số nghèo khổ tổng hợp
(HPI) đã được nêu trong các báo cáo phát triển con người thường niên từ 1997.


11
Chỉ số MPI được đề xuất bởi Alkire và Foster lần đầu tiên vào năm 2007.

Theo Alkire and Santos (2010), đo lường kết quả nghèo ở số người/hộ theo nhiều
chiều (dimensions) và nhiều chỉ tiêu (Indiacators). UNDP (2011), chỉ số nghèo đa
chiều (MPI) được tính theo 3 chiều (Giáo dục, y tế, mức sống) và 10 chỉ tiêu.

Hình 2.1: Biểu đồ các thành phần của nghèo đa chiều
(Nguồn: Alkire and Santos, 2010)
Theo Alkire and Santos (2010), đo lường nghèo đa chiều theo 3 chiều Giáo
dục, y tế và mức sống. Trong đó, Chiều giáo dục có 2 chỉ tiêu là: Số năm đi học
(GD1) và Đi học của trẻ em (GD2), mỗi chỉ tiêu có trọng số trong MPI là 1/6;
Chiều y tế có 2 chỉ tiêu là: Tử vong trẻ em (YT1) và Dinh dưỡng của hộ gia đình
(YT2), mỗi chỉ tiêu có trọng số trong MPI là 1/6; Chiều giáo dục có 6 chỉ tiêu là:
Điện (MS1), vệ sinh (MS2), nước sạch (MS3), nền nhà (MS4), nhiên liệu đun nấu
(MS5) và sở hữu tài sản của hộ gia đình (MS6), mỗi chỉ tiêu có trọng số trong MPI
là 1/18.
Tổng điểm thiếu hụt của hộ gia đình:
TĐTH

=

(1/6*GD1

+1/6*GD2)

+

(1/6*YTE1

+

1/6*YTE2)


(1/18*MS1+1/18*MS2+1/18*MS3+1/18*MS4+1/18*MS5+1/18*MS6)
Hộ nghèo đa chiều là hộ gia đình có TĐTH ≥ 1/3,
+ Tỷ lệ nghèo đa chiều: H 

q
N

+


12
q: số người/hộ nghèo; N: Tổng số người dân/hộ; H: Tỷ lệ nghèo đa chiều
(%).
+ Độ sâu nghèo: Tỷ lệ trung bình điểm thiếu hụt (tính theo trọng số) của một
người/hộ nghèo.
q

A

c
1

q

q: số người/hộ nghèo; c: điểm thiếu hụt của từng người dân/hộ nghèo; A: Độ
sâu nghèo (%).
MPI = H.A
Chỉ số nghèo đa chiều là tích 2 chỉ số: tỷ lệ hộ/ người nghèo đa chiều (H) và
độ sâu nghèo (A).

1.2.2. Tiếp cận nghèo đa chiều ở Việt Nam
Trên cơ sở chuẩn nghèo được ban hành trong giai đoạn 2011-2015 theo
Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015;
Chương trình 135 giai đoạn III; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về
chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là
64 huyện), ban hành 7 nhóm giải pháp với khoảng trên 70 văn bản chính sách để
thực hiện mục tiêu giảm nghèo, hỗ trợ đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số;
chính sách trợ cấp xã hội với kinh phí thực hiện trong 5 năm khoảng hơn 32 ngàn tỷ
đồng. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội đã góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng,
các dân tộc và nhóm dân cư.
Từ năm 2015, phương pháp đo lường nghèo đa chiều đã Bộ LĐTB&XH
được nghiên cứu và đề xuất áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn quốc.
Ngày 15 tháng 9 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định
số 1614/QĐ-TTg Về phê duyệt đề án tổng thể “chuyển đổi phương pháp tiếp cận
đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”. Và


13
để thực hiện do lường nghèo đa chiều trên phạm vi cả nước, ngày 19 tháng 11 năm
2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban
hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó
đã quy định các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016-2020 như sau:
(i). Các tiêu chí về thu nhập
a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000
đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

(ii). Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch
và vệ sinh; thông tin;
b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ
số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình
trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu người;
nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài
sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Quyết định này cũng quy định chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức
sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 như sau:
(i). Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;


×