Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đào tạo nghề nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

BÙI HỒNG

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG
NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

BÙI HỒNG

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 08.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Hồng Bảo

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Phân tích ảnh hưởng của đào tạo nghề nông nghiệp
đến thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai” là do
tơi tự nghiên cứu và hồn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hoàng Bảo. Các
đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn, thu thập và có
độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên thực hiện

Bùi Hoàng


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ .............................................. iv
TÓM TẮT ........................................................................................................v
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 2
1.4.3 Thời gian nghiên cứu ..............................................................................3
1.5 Cấu trúc của luận văn .................................................................................3
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................5
2.1. Các khái niệm có liên quan.................................................................. 5

CHƯƠNG 3 ...................................................................................................12
3.1. Khung nghiên cứu: .................................................................................12
3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả ................................................................14
3.3.2.1 Phương pháp hồi quy Binary Logistic .......................................... 14
3.3.2.2. Phương pháp hồi quy đa biến ...........................................................15
3.4. Chọn mẫu và thu thập số liệu............................................................. 16
3.4.1 Dữ liệu thứ cấp ......................................................................................16
3.4.2.1 Chọn điểm điều tra ....................................................................... 17
3.4.2.2 Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp .................................................... 17
3.4.2.3 Cỡ mẫu điều tra............................................................................ 17
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................18
4.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 18
4.2. Điều kiện xã hội ............................................................................... 18
4.3. Hiện trạng đào tạo nghề nông nghiệp ................................................. 19
4.4. Thu nhập .......................................................................................... 20


iii

CHƯƠNG 5 ...................................................................................................22
5.1. Thống kê mô tả ................................................................................. 22
5.1.1 Đặc điểm chủ hộ ............................................................................. 22
5.1.2 Đặc điểm của hộ ............................................................................. 23
5.1.3 Thực trạng về việc đào tạo nghề ...................................................... 26
5.1.4 Thực trạng về tiếp cận vốn và tham gia đoàn thể của hộ nông dân ..... 31
5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia đào tạo nghề của nông hộ
tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai ......................................................... 33
5.2.1 Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu......................................... 33
Bảng 5.6 Thống kê mô tả các biến trong mẫu khảo sát .................................33
5.2.2 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia

chương trình đào tạo nghề nông nghiệp của nông hộ tại huyện Trảng Bom
tỉnh Đồng Nai ......................................................................................... 34
5.3 Ảnh hưởng của đào tạo nghề nông nghiệp đến thu nhập của nông hộ trên
địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.................................................. 37
5.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Trảng Bom
tỉnh Đồng Nai ......................................................................................... 37
5.3.2 Kiểm định tác động của chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp đối với
thu nhập của nông hộ tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai........................ 39
CHƯƠNG 6 ...................................................................................................41
6.1. Kết luận............................................................................................ 41
6.2. Gợi ý chính sách ............................................................................... 42
6.3. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................... 43
PHỤ LỤC…………………..…………………………………….………...48


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Danh mục các bảng biểu
Bảng 2.1. Kết quả đào tạo nghề tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2014 .........11
Bảng 3.1: Diễn giải biến trong mơ hình Binary Logistic……………..…….15
Bảng 3.2: Diễn giải biến trong mơ hình hồi quy đa biến…………………...16
Bảng 5.1: Tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ nơng dân ..............................23
Bảng 5.2: Mô tả đặc điểm của hộ ...................................................................24
Bảng 5.3: Thực trạng về việc tham đào tạo nghề của hộ ...............................27
Bảng 5.4: Đánh giá chất lượng đào tạo nghề của hộ nơng dân ......................28
Bảng 5.5: Thực trạng về chương trình đào tạo...............................................29
Bảng 5.6 Thống kê mô tả các biến trong mẫu khảo sát .................................33
Bảng 5.7 Kết quả mơ hình hồi quy Binary logistic ........................................34
Bảng 5.8 Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy đa biến ..................................38

Bảng 5.9: Kết quả kiểm định ...........................................................................40
Danh mục các sơ đồ
Hình 3.1 Khung nghiên cứu ...........................................................................12
Hình 5.1 Đặc điểm giới tính của chủ hộ trong mẫu khảo sát .........................22
Hình 5.2: Nghề nghiệp của hộ nơng dân ........................................................26
Hình 5.3: Ngành nghề được đào tạo...............................................................27
Hình 5.4 Tình hình tiếp cận vay vốn của nông hộ tại huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai ........................................................................................................31
Hình 5.5 Tình hình tham gia hiệp hội đồn thể của nơng hộ tại huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai .......................................................................................32
Hình 5.6: Nhận hỗ trợ từ hiệp hội đoàn thể ...................................................32


v

TĨM TẮT
Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của đào tạo nghề nông nghiệp đến thu
nhập của hộ nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai dựa trên số liệu
điều tra 160 hộ nông dân trên địa bàn 08 xã huyện Trảng Bom. Điểm khác biệt giữa
nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đây về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tham
gia, sự khác biệt trong thu nhập của hộ có và khơng tham gia đào tạo nghề. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng tham gia đào tạo nghề có tác động làm tăng thu nhập, hộ tham
gia chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp có thu nhập tăng lên 950 ngàn đồng/tháng
so với hộ khơng tham gia. Dựa trên những kết luận đó, nghiên cứu đã đề xuất một số
gợi ý chính sách để tăng hiệu quả của chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp gồm:
Nông dân khi tham gia học nghề phải trả một khoản chi phí nhỏ; Nâng cao nhận thức
thơng qua các hội thảo, đối thoại về hiệu quả của đào tạo nghề nông nghiệp; Bổ sung
kiến thức về quản lý chi tiêu, quản lý sản xuất vào chương trình đào tạo nghề; Tổ
chức đi thực tế mơ hình sản xuất có hiệu quả của các nơng dân thành cơng sau khi
học nghề; Hỗ trợ nông dân tiếp cận thông tin thị trường, quy hoạch nông nghiệp để

chuyển đổi nghề nghiệp.


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Đào tạo nghề và tạo việc làm luôn là những nội dung quan trọng, không thể
thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát
triển của nông thôn. Tỉnh Đồng Nai coi công tác đào tạo nghề cho nông dân là nhiệm
vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước, thúc đẩy kinh tế
tăng trưởng, đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ hội
nhập. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được
quan tâm triển khai mạnh trên địa bàn.
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015) qua 05 năm từ năm 2010 đến
năm 2014, có 38.694 lao động nông thôn tham gia học nghề, tỷ lệ lao động có việc
làm sau khi được học nghề đạt từ 70%, số lượng lao động nông thôn tham gia đào tạo
giảm dần theo các năm (năm 2010 có 7.000 lao động, năm 2014 4.500 lao động), tỷ
lệ lao động đã tham gia đào tạo chỉ chiếm 35%. Tuy số lượng lao động chưa tham gia
đào tạo nghề còn đông (65%) nhưng tỷ lệ tham gia đào tạo giảm dần theo từng năm.
Lý do gì khiến cho 65% lao động nơng thơn chưa tham gia đào tạo nghề. Vì vậy để
đánh giá được hiệu quả của chương trình đào tạo nghề vẫn là một câu hỏi lớn. Chính
sách đào tạo nghề có thật sự tác động đến thu nhập, cải thiện đời sống của người nông
dân. Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy tính hiệu quả của chương trình đào tạo nghề, từ
đó giúp các cơ quan nhà nước có bằng chứng khoa học để xây dựng các chương trình
đào tạo nghề giúp phát triển nơng thơn một cách hiệu quả. Vì vậy đề tài “Phân tích
ảnh hưởng của đào tạo nghề nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân trên
địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai” được chọn là vấn đề nghiên cứu.



2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tác động của tham gia đào tạo
nghề nông nghiệp đến thu nhập nông hộ trên địa bàn huyện Trảng Bom
Với mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể đặt ra :
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia đào tạo nghề của nông
hộ tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.
- Phân tích ảnh hưởng của đào tạo nghề nơng nghiệp đến thu nhập của nông hộ.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những lý do nào ảnh hưởng đến quyết định có hay khơng tham gia đào tạo
nghề nơng nghiệp trên địa bàn huyện Trảng Bom ?
- Liệu việc tham gia chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp có ảnh hưởng của
đến thu nhập của người nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom hay không ?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham
gia đào tạo nghề và ảnh hưởng của đào tạo nghề nông nghiệp đến thu nhập của nông
hộ tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai. Đối tượng khảo sát là các hộ nông dân trên
địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, mục tiêu khảo sát nhằm lấy ý kiến, thu
thập thông tin làm cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện trong phạm vi thời gian nghiên
cứu các hộ nông dân tham gia đào tạo nghề nông nghiệp từ năm 2014 đến năm 2016.
Về không gian do hạn chế về nhân lực, thời gian nên chỉ nghiên cứu trên địa bàn
huyện Trảng Bom và chọn 08 xã (các xã Sông Trầu, Hưng Thịnh, Tây Hịa, Thanh
Bình, Trung Hịa, Cây Gáo, Đồi 61, Sơng Thao) để nghiên cứu. Huyện Trảng Bom
là huyện có tiềm năng phát triển cả nông nghiệp và công nghiệp, có điều kiện tương



3

đồng với tỉnh Đồng Nai nên phù hợp với nghiên cứu và những kiến nghị đề xuất có
thể suy rộng và áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1.4.3 Thời gian nghiên cứu
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng việc phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trên
địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cuộc điều tra được thực hiện từ tháng
03/2017 đến tháng 06/2017.
Số liệu thứ cấp được lấy trong 3 năm, từ năm 2014 - 2016, thông qua các báo
cáo của các cơ quan ban ngành có liên quan.Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu từ
tháng 12/2016 đến tháng 10/2017, kể cả thời gian tổng hợp và xử lý số liệu được thu
thập.
1.5 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương và phần kết luận:
Chương 1 - Mở đầu: Giới thiệu về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó là các nội dung về phạm vi
nghiên cứu và đối tượng của đề tài nghiên cứu.
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết: Chương này trình bày các lý thuyết có liên quan
đến đào tạo nghề và mối quan hệ đào tạo và thu nhập. Đồng thời, chương này trình
bày các tài liệu nghiên cứu trong và ngồi nước trước đây có liên quan đến vấn đề
đào tạo nghề. Từ đó, thừa kế và phát triển dựa trên nền tảng của các nghiên cứu trước.
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: Trình bày khung nghiên cứu, phương
pháp phân tích và mơ tả phương pháp chọn mẫu khảo sát.
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Giới thiệu tổng quan về địa
bàn nghiên cứu; Phân tích thực trạng đào tạo nghề trên địa bàn nghiên cứu; Thống kê
mô tả mẫu nghiên cứu; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia đào
tạo nghề của nông hộ tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai; Phân tích ảnh hưởng của
đào tạo nghề nông nghiệp đến thu nhập của nông hộ; Thảo luận kết quả nghiên cứu.



4

Chương 5 - Kết luận và gợi ý chính sách: Tóm tắt lại các kết quả đạt được
trong nghiên cứu, những hạn chế của đề tài, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo;
Khuyến nghị một số gợi ý chính sách nhằm giúp cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao
hiệu quả, chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp.


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm có liên quan
Giáo trình Kinh tế lao động, trường Đại học Kinh tế quốc dân (2002), nghề là
một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động xã hội, là toàn
bộ kiến thức kỹ năng và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt
động xã hội nhất định.
Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi
hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn
và hiệu quả công việc chuyên môn. Đào tạo được hiểu là q trình hoạt động có mục
đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo, thái độ,… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể
vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả.
Dạy nghề (theo Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2013) là hoạt động dạy và học
nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề
để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khố học hoặc
để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Dạy nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề,
trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề
thường xuyên. Để tổ chức dạy nghề Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số

1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015
sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”. Để cụ thể hóa các chính sách trên cho phù hợp với địa bàn tỉnh Đồng Nai,
UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 29/09/2010;
Quyết định 1418/QĐ-UBND ngày 16/5/2016 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Đồng Nai với mục tiêu nâng cao chất lượng hiệu


6

quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu
nhập của lao động nơng thơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh
tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh
Đồng Nai đến năm 2020.
Các lĩnh vực đào tạo nghề nông nghiệp gồm: Trồng trọt (các loại cây); kỹ thuật
trồng nấm; kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, gia súc, nuôi thủy sản, chế biến nông, lâm thủy sản; quản lý trang trại (hợp tác xã, tổ hợp tác); kỹ thuật chăm sóc cây. Phương
thức đào tạo là đào tạo tập trung tại địa bàn dân cư ấp, xã; kèm cặp trực tiếp tại các
mơ hình thực tế sản xuất nơng nghiệp, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp; tại các cơ sở đào tạo tùy theo chương trình đào tạo đặc thù của từng nghề;
đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo và cam kết
sử dụng lao động sau tốt nghiệp, quy mô của một lớp học nghề tối đa không quá 35
người/lớp. Trình độ đào tạo: Thường xuyên (dưới 03 tháng), sơ cấp (3 tháng).
Theo Tổng cục thống kê (2010), Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị
hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của
hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm, bao gồm: Thu nhập từ
tiền công, tiền lương; Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã
trừ chi phí và thuế sản xuất); Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); Thu khác được tính vào thu nhập (

khơng tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển
nhượng vốn nhận được).
Theo Từ điển bách khoa tồn thư Việt Nam thì nơng hộ là gia đình nơng dân
ở nơng thơn, sinh sống bằng nghề nông hoặc một số ngành nghề phụ khác. Nông hộ
là đơn vị sản xuất quan trọng đối với nông nghiệp. Liên hợp quốc (1993) khái niệm
về “Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngơi nhà, làm chung và có chung
một ngân quỹ. Như vậy, nông hộ là những hộ sống ở nơng thơn, có ngành nghề sản
xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nơng.
Ngồi hoạt động nơng nghiệp, nơng hộ cịn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp


7

(như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ…) ở các mức độ khác nhau.
2.2. Các lý thuyết có liên quan
Mincer (1974) cho rằng vốn con người phải đầu tư qua tích lũy thơng qua giáo
dục, rèn luyện trong lao động và mang lại cho người sở hữu một khoản thu nhập.
Mức vốn con người tích lũy nhiều hay ít tương ướng với năng lực, lượng kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm của mỗi người nhận được trong quá trình đào tạo, rèn luyện.
Nó thể hiện qua số năm đi học và số năm làm việc.
Becker (1993) đã khẳng định không có đầu tư nào mang lại hiệu quả lớn như
đầu tư vào con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Bất kỳ hoạt động
nào làm tăng năng suất lao động đều được xem là đầu tư cho vốn con người. Về mặt
lợi ích cá nhân người lao động có trình độ học vấn và nghề nghiệp cao hơn có thu
nhập cao hơn, người có kinh nghiệp, thâm niên cơng tác cao hơn có mức thu nhập
cao hơn.
Borjas (2005) cho rằng, người lao động quyết định học ngành nghề gì và đến
mức nào giống như đưa ra quyết định đầu tư gắn với lý thuyết cơ bản trong kinh tế
học. Quyết định đầu tư vào giáo dục cũng như đầu tư vào vốn hữu hình, khi đó người
ta xem xét những dịng thu nhập quy về giá trị hiện tại ròng giữa các phương án khác

nhau, đi học nghề hay không đi và lựa chọn các ngành nghề với nhau. Phương án đi
học sẽ được lựa chọn khi nó đem lại dịng thu nhập cao nhất có thể.
Nguyễn Bá Ngọc (2008) cho rằng khi đi học chúng ta phải trả mức phí trước
mắt và thu lợi từ các dòng thu nhập cao hơn trong tương lai. Giả sử bạn đang gửi
khoản tiền “P” trong ngân hàng và nhận một mức lãi suất “r”, đến năm thứ n thì giá
trị tương lai “V” của khoản tiền nay là: V = P*(1+r)n. Với một người đi học 4 năm,
anh ta có chi phí cho 4 năm học (C0,C1,C2,C3) mức thu nhập dự kiến trong tương lai
là ∆𝑊 và số năm làm việc trước khi về hưu là “T” thì có thể tính được giá trị hiện tại
của tấm bằng là:
P(v) = .C0 +

− C1 + − C2 + − C3 + ∆W4 + ∆W5 + …+ ∆Wt
1+𝑟 (1+𝑟)2 (1+𝑟)3 (1+𝑟)4 (1+𝑟)5
(1+𝑟)𝑡


8

Như vậy về mặt lý thuyết, người đó chỉ nên đi học khi giá trị hiện P(v) >0
Hình 1. Quyết định đi học
Thu nhập, chi tiêu
Đại học (1)

III

Phổ thông (2)

II

018 22


T
Độ tuổi

I

Nguồn: Harvey B.King, 2006

Đường (1): thể hiện dòng thu nhập khi tốt nghiệp đại học (giả định sinh
viên tốt nghiệp đại học phải mất một vài năm mới có thể đuổi theo kịp kinh nghiệm
làm việc của những người chỉ tốt nghiệp trung học đã đi làm trước đó).
Đường (2): thể hiện dòng thu nhập khi tốt nghiệm phổ thơng trung học.
Vùng (I): chi phí cho sách vở, đồ dùng học tập, học phí và những khoản chi
phí khác khơng phải là chi phí sinh hoạt.
Vùng (II): phần thu nhập bị mất nhìn thấy (do khơng đi làm và dành thời gian
đi học), đây chính là chi phí cơ hội của thời gian bỏ ra đi học.
Vùng (III): thu nhập có được với tấm bằng đại học.
Người đó nên đi học khi: giá trị hiện tại của vùng (III) > giá trị hiện tại của
vùng (I) + vùng (II).
Như vậy, giáo dục đào tạo làm tăng thu nhập cho người lao động và giúp cải
thiện triển vọng nghề nghiệp của họ theo 3 hướng tác động sau:
- Tích lũy vốn con người mới (kiến thức, kỹ năng và phẩm chất);
- Chứng thực năng lực của người lao động ở một trình độ nhất định;


9

- Tích lũy vốn kiến thức để họ có thể tìm được cơng việc thích hợp hơn.
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
Theo Becker (1976), nghiên cứu ở 21 quốc gia trong những năm từ 1991-2005

đã khẳng định: Học là một quyết định đầu tư tối ưu hóa, qua việc học sẽ làm tăng
năng suất lao động của các cá nhân và người lao động có tay nghề cao hơn sẽ được
trả lương cao hơn nếu thị trường lao động là hoàn hảo và lao động được trả lương
theo giá trị biên của nó. Kết quả chạy hồi quy, đã nhận định IRR (suất sinh lợi) tăng
lên rõ rệt ở Ireland, Bồ Đào Nha và Canađa.
Theo Mincer (1974), thực hiện phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu,
trong đó sử dụng logarit tự nhiên của thu nhập làm biến phụ thuộc và số năm đi học,
số năm kinh nghiệm và bình phương của nó là biến độc lập. Thông qua giả định các
cá nhân không khác nhau về năng lực bẩm sinh, hệ số ước lượng số năm đi học cho
ta biết phần trăm gia tăng của tiền lương khi thời gian đi học tăng lên một năm.
Dumas va Hance (2010) đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo nghề được
hỗ trợ bởi chính phủ Marốc lên kết quả của các cơng ty. Các chương trình đào tạo
việc làm làm tăng khả năng cạnh tranh và hiệu suất của các công ty. Nghiên cứu cũng
chỉ ra các cơng ty có nhận thức khác nhau về vai trị của chính sách đào tạo của nhà
nước. Hiệu quả đào tạo cao hơn đối với các công ty xem đào tạo là một phần của
chiến lược phát triển nguồn nhân lực và ngược lại các cơng ty xem chương trình hỗ
trợ của chính phủ như là một cơ hội tài chính thì khơng đạt được kết quả.
Theo Johnson, E., and Gregory C. Chow* (1997) đã sử dụng bộ dữ liệu thu
thập thông tin từ 51.352 cá nhân và 10.258 hộ gia đình nơng thơn và 31.827 cá nhân
và 9.009 hộ gia đình ở thành thị của Trung Quốc, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ
lệ lợi nhuận mỗi năm để đi học ở Trung quốc (4,02% ở vùng nông thôn và 3,99% ở
các đô thị), và cũng chỉ ra rằng tỷ lệ lợi nhuận để đi học cho người có thu nhập ở khu
vực nơng thơn cao hơn so với thành thị; tỷ lệ lợi nhuận để đi học cho phụ nữ cao hơn
đáng kể đối với nam ở các đô thị.


10

Theo Nguyễn Cơng Tồn và Bùi Lan Anh (2014) sau khi nghiên cứu tại xã
Thới Sơn huyện Tịnh Biên chỉ ra rằng yếu tố tác động đến sự tham gia học nghề của

người lao động là có thêm thu nhập; chất lượng dạy nghề thấp là khó khăn lớn nhất
của người lao động tham gia học nghề. Lý do quan trọng nhất của người lao động
chưa tham gia các lớp học nghề vì chưa am hiểu về Đề án Đào tạo tạo nghề cho lao
động nông thôn (Đề án 1956). Các yếu tố như trình độ học vấn, thu nhập, sự am hiểu
Đề án 1956 và nhận thức lợi ích từ học nghề có ảnh hưởng đến học nghề của người
lao động.
Theo Phạm Đức Thuần và Dương Ngọc Thành (2015) đã nhận định rằng một
số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia đào tạo nghề, tìm việc làm cho lao
động nơng thơn có hiệu quả ở thành phố Cần Thơ như: Trình độ học vấn, lợi nhuận
và khả năng đáp ứng nghề phi nông nghiệp của người lao động.
Theo Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Hữu Lộc (2014) qua nghiên cứu tại
tỉnh Bến Tre đã xác định phần lớn số hộ cho rằng đào tạo nghề đã có hiệu quả kể cả
nông nghiệp và phi nông nghiệp. Không có mối quan hệ giữa lĩnh vực học nghề và
việc làm, nhưng việc làm sau học nghề có mối quan hệ với sự liên kết giữa người học
– cơ sở dạy nghề - doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Thu nhập nơng hộ phụ thuộc
vào trình độ người học nghề, số người học nghề trong hộ và người học nghề có làm
đúng nghề hay khơng. Đào tạo nghề hiện nay vẫn chưa thật sự phù hợp với nhu cầu
của người học nghề, chưa hợp với sở thích của thanh niên nên chưa thu hút đối tượng
này.
Theo Vũ Văn Hùng, Nguyễn Thị Linh Hương (2013) đã chỉ ra rằng Chính phủ
Hàn Quốc đã triển khai chính sách tín dụng hỗ trợ cho lực lượng lao động nông nghiệp
trẻ để họ học nghề mới, đặc biệt là lao động mới bước vào nghề. Chương trình này là
cầu nối giữa các chuyên gia và các nhà nơng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
nơng nghiệp. Sau đó họ được hỗ trợ cho các lao động trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nước Hàn Quốc sẽ đứng ra chi trả các khoản chi phí
về tư vấn, đào tạo và hỗ trợ cho những người thực hiện hoạt động chương trình này.


11


Tại Đồng Nai sau 05 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nơng
thơn tồn tỉnh đã tổ chức dạy nghề cho 38.694 người. Số người tốt nghiệp các khóa
đào tạo: 35.122 người, trong số người tốt nghiệp sau khố học có việc làm là 29.071
người, chiếm tỷ lệ 82,77%. Trong đó: Tự giải quyết việc làm (tạo việc làm mới) :
7.535 người, chiếm 25,92%; Làm việc tại cơ sở sản xuất và doanh nghiệp: 5.455
người, chiếm 18,76%; Tại trang trại, hợp tác xã: 835, chiếm 2,87%; Tại làng nghề:
106 người, chiếm 0,36%; Làm tại hộ gia đình (nâng cao thu nhập): 15.140 người,
chiếm 52,08%; Số người thuộc hộ nghèo, sau học nghề có việc làm, thu nhập đã thoát
nghèo là 2.024 người; Số người thuộc hộ thu nhập trung bình, sau học nghề trở thành
hộ có thu nhập khá là 3.226 người (UBND tỉnh Đồng Nai, 2015).
Bảng 2.1. Kết quả đào tạo nghề tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2014
Chia theo đối tượng

Chia theo ngành nghề

Tỷ lệ
giải

Tổng
Năm

số đào Nhóm
tạo

1

Tỷ lệ%

Nhóm
3


Phi
Tỷ lệ%

nơng

Tỷ lệ%

nghiệp

Nơng

Tỷ lệ

nghiệp

%

quyết
việc
làm
(%)

2010

2656

636

23.95%


2020 76.05%

2043

76.92%

613

23.08% 80.23%

2011

10375

3165 30.51%

7210 69.49%

6706

64.64%

3669

35.36% 82.25%

2012

10567


4345 41.12%

6222 58.88%

5549

52.51%

5018

47.49% 84.21%

2013

7650

2796 36.55%

4854 63.45%

2556

33.41%

5094

66.59% 86.12%

2014


7446

2108 28.31%

5338 71.69%

2792

37.50%

4654

62.50% 78.59%

Cộng

38694 13050 33.73% 25644 66.27% 19646

50.77% 19048

49.23% 82.77%

Nguồn: Báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai năm 2015


12

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khung nghiên cứu: Để thực hiện các mục tiêu đề ra, các bước nghiên cứu
dựa theo các bước được thiết kế ở Hình 3.1 sau đây
Hình 3.1 Khung nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu
trong và ngồi nước có liên quan

Xây dựng mơ hìnhnghiên cứu

Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tham gia đào tạo nghề;
Phân tích ảnh hưởng của đào tạo

- Mơ tả mẫu khảo sát
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tham
gia đào tạo nghề nông nghiệp; Các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập

nghề nông nghiệp đếnthu nhập của

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và gợi ý chính sách


13

3.2. Mơ hình nghiên cứu
Từ những nhận định được rút ra dựa trên các nghiên cứu có liên quan về khả

năng tham gia đào tạo nghề của nông hộ, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập. Hai mơ
hình nghiên cứu trong luận văn này được được đề xuất như sau:
a) Các nhân tố ảnh hưởng đến tham giađào tạo nghề nơng nghiệp
- Số năm đi học
- Giới tính chủ hộ
- Tuổi chủ hộ
- Nghề nghiệp
- Sức khỏe
- Tiếp cận vốn vay
- Am hiểu về chương trình đào tạo
- Nhận thức được lợi ích từ đào tạo

Khả năngtham gia đào
tạo nghề nông nghiệp
trên địa bàn huyện
Trảng Bom

b) Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ

- Tham gia đào tạo
- Số năm đi học
- Tuổi chủ hộ
- Số nhân khẩu
- Nghề nghiệp
- Tổng tiết kiệm của hộ/tháng
- Sức khỏe

Các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập nông hộ
trên địa bàn huyện

Trảng Bom

3.3. Phương pháp phân tích
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mơ
tả và phương pháp đồ thị để phân tích thực trạng tham gia đào tạo nghề của nông hộ
tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, mô tả mẫu khảo sát. Bên cạnh đó, để phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia đào tạo nghề của nông hộ tại huyện
Trảng Bom tỉnh Đồng Nai và phân tích ảnh hưởng của đào tạo nghề nơng nghiệp đến


14

thu nhập của nông hộ, đề tài sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic và hồi quy đa
biến và hàm kiểm định.
3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Các phương pháp thống kê được sử dụng trong đề tài như: tần suất, tỷ lệ, trung
bình, độ lệch chuẩn kết hợp với phân tích bảng chéo.
Phương pháp phân tích thống kê mơ tả là các phương pháp có liên quan đến
việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mô tả các đặc trưng khác nhau để
phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Các đại lượng thường được dùng
mơ tả như: trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn.
Phân tích tần số nhằm mơ tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu
số liệu thô thông qua bảng phân phối tần số. Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt
các dữ liệu được sắp xếp các dữ liệu theo một thứ tự nào đó, tăng dần hoặc giảm dần
theo tần số và phần trăm.
3.3.2 Phương pháp hồi quy Binary Logistic và hồi quy đa biến
3.3.2.1 Phương pháp hồi quy Binary Logistic
Hồi quy Binary Logistic được dùng để xem xét mối liên hệ tuyến tính giữa
nhiều biến độc lập và một biến phụ thuộc. Trong đó, biến phụ thuộc là biến nhị
phân.Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy Binary logistic để ước lượng các yếu tố

ảnh hưởng đến khả năng tham gia chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp của nơng
hộ tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai

Yˆi  ˆ0  ˆ1 X 1  ˆ2 X 2  ....  ˆn X n  u
Trong đó: Y là biến phụ thuộc, thể hiện học nghề của người lao động, là một
biến nhị phân, nhận giá trị 1 nếu lao động học nghề và nhận giá trị 0 nếu người lao
động không học nghề.Các biến: Trình độ học vấn, Giới tính chủ hộ, Tuổi chủ hộ,
Nghề nghiệp, Sức khỏe, Tiếp cận vốn vay, Am hiểu về chương trình đào tạo, Nhận


15

thức được lợi ích từ chương trình đào tạo là các biến độc lập (biến giải thích) trong
mơ hình.
Bảng 3.1: Diễn giải biến trong mơ hình Binary Logistic
Tên biến

Diễn giải

Kỳ vọng

Thamgiadaotao Tham gia đào tạo (có = 1, khơng = 0)

+

hocvan

Trình độ học vấn (số năm đi học)

+


gioitinh

Giới tính chủ hộ (nam =1, nữ =0)

+

tuoi

Tuổi chủ hộ (số tuổi)

+

nnghiep

Nghề nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi = 1, Khác = 0)

+

skhoe

Sức khỏe (tốt = 1, không tốt = 0)

?

tiepcanvon

Tiếp cận vốn vay (có vay = 1, khơng vay = 0)

?


amhieu

Am hiểu về chương trình đào tạo (có = 1, khơng = 0)

+

Loiich

Nhận thức được lợi ích từ chương trình đào tạo (có = 1, không = 0)

+

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, 2017

3.3.2.2. Phương pháp hồi quy đa biến
Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để xác định mối liên hệ giữa các
yếu tố đến thu nhập của nông hộ.

Yi  1   2 X 2i   3 X 3i  .....   k X ki   i
Biến phụ thuộc (thu nhập), là biến thể hiện thu nhập thực của hộ gia đình.
Các biến độc lập đưa vào mơ hình nghiên cứu bao gồm các đặc điểm kinh tế
xã hội của hộ như: trình độ học vấn (hocvan), tuổi của chủ hộ (Tuoi), số nhân khẩu
của hộ (sonhankhau), nghề nghiệp của hộ (nnghiep), tiết kiệm của hộ/tháng
(tietkiem), tình trạng sức khỏe của hộ (skhoe) và biến tham gia đào tạo
(thamgiadaotao).


16


Bảng 3.2: Diễn giải biến trong mơ hình hồi quy đa biến
Tên biến

Diễn giải

Kỳ vọng

hocvan

Trình độ học vấn (số năm đi học)

+

tuoi

Tuổi chủ hộ (số tuổi)

+

sonhankhau

Số người trong gia đình

+

nnghiep

Nghề nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi = 1, Khác = 0)

+


Tietkiem

Số tiền tiết kiệm hàng tháng hộ

?

skhoe

Sức khỏe (tốt = 1, khơng tốt = 0)

?

thamgiadaotao

Tham gia đào tạo (có = 1, không = 0)

+

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, 2017

3.4. Chọn mẫu và thu thập số liệu
Kích thước mẫu điều tra 160 hộ gia đình trên địa bàn huyện. Chọn 08 xã /16
xã (các xã Sơng Trầu, Hưng Thịnh, Tây Hịa, Thanh Bình, Trung Hịa, Cây Gáo, Đồi
61, Sơng Thao) , diện tích chiếm 59,8%, dân số chiếm 39,8% và đại diện cho sản xuất
nông nghiệp của huyện. Sử dụng phương pháp phỏng vấn, khảo sát trực tiếp các nông
dân trên địa bàn các xã. Tổng số hộ phỏng vấn là 160 hộ/14.247 hộ (1,12% tổng số
hộ nông dân trên địa bàn huyện.
3.4.1 Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu

thống kê về đào tạo nghề giai đoạn 2014 - 2016; tình hình phát triển kinh tế xã hội
giai đoạn 2015 - 2016 và quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế của huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu
trong và ngoài nước; Niên giám thống kê, các báo cáo của UBND tỉnh, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, Phòng Kinh tế huyện huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai.


17

3.4.2 Dữ liệu sơ cấp
3.4.2.1 Chọn điểm điều tra
Đề tài chọn ra 08 xã mang tính đặc trưng nơng thơn, tập trung chủ yếu sản xuất
nông nghiệp của huyện là 08 xã để nghiên cứu (xã Sông Trầu, Hưng Thịnh, Tây Hịa,
Thanh Bình, Trung Hịa, Cây Gáo, Đồi 61, Sơng Thao). Các xã này có diện tích chiếm
59,8%, dân số chiếm 39,8% và đại diện cho tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện.
3.4.2.2 Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng bảng
câu hỏi được thiết kế sẵn. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc
người đại diện của hộ gia đình. Nội dung Bảng câu hỏi phỏng vấn các thơng tin như:
Giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn, yêu cầu phỏng vấn và cam kết bảo mật
thông tin của cuộc phỏng vấn.
3.4.2.3 Cỡ mẫu điều tra
Kích thước mẫu điều tra 160 nông hộ. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nghiên, các hộ được chọn khảo sát dựa theo danh sách tên hộ gia đình được
thống kê ở UBND xã. Chọn hộ khảo sát theo bước nhảy 1:20, tức là khảo sát 1 hộ bỏ
20 hộ và khảo sát tiếp, cứ thực hiện như thế cho đến khi đảm bảo đủ kích cỡ mẫu
phục vụ nghiên cứu.



18

CHƯƠNG 4
TỔNG QUAN ĐÀO TẠO NGHỀ
VÀ THU NHẬP HUYỆN TRẢNG BOM
4.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Trảng Bom có một vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam với các điểm mạnh đáng kể về thị trường, tiềm lực về vốn, khoa
học công nghệ và hệ thống cơ sở hạ tầng. Dân số đông, nguồn lao động chiếm trên
66,3% dân số. Huyện Trảng Bom được hình thành từ việc chia tách huyện Thống
Nhất (cũ) theo Nghị định 97/2003/NĐ.CP của Chính phủ. Huyện có tổng diện tích
đất tự nhiên là 32.541 ha, chiếm 5,52% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh. Huyện nằm
trong vùng địa hình đồi thấp, thoải; cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình của
huyện có thể chia thành ba khu vực: (1) khu vực có địa hình thấp nằm ở phía Nam và
ven Quốc lộ 1A; (2) khu vực địa hình cao nằm ở phía Bắc của huyện; (3) khu vực có
địa hình trung bình nằm ở phía Bắc của Quốc lộ 1A.
Ranh giới hành chính huyện Trảng Bom, được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu.
- Phía Nam giáp huyện Long Thành
- Phía Tây giáp TP Biên Hịa
- Phía Đơng giáp huyện Thống Nhất.
Huyện có 17 đơn vị hành chính, bao gồm: 16 xã và 1 thị trấn; dân số 72.727
hộ, 295.703 nhân khẩu; đồng bào có đạo chiếm 63,4% dân số, trong đó: đạo Công
giáo chiếm 52,65%, Phật giáo chiếm 10,14%, Tin lành chiếm 0,33%.
4.2. Điều kiện xã hội
Huyện Trảng Bom có 04 khu công nghiệp (KCN) tập trung là: Hố Nai 3, Sông
Mây, Giang Điền và Bàu Xéo. Tính đến nay, đã có 168 dự án đầu tư vào các KCN trên



×