MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội luôn gắn liền với đời sống chính trị, xã
hội, văn hóa của một quốc gia. Nó là nhu cầu tinh thần không thể thiếu của một bộ
phận nhân dân và có ảnh hưởng không nhỏ trên phạm vi thế giới.
Hàng chục thế kỉ qua, khoa học kĩ thuật đã giúp loài người thực hiện bước nhảy
cách mạng từ thế giới thần linh sang thế giới hiện thực, nó chắp cho con người đôi
cánh của lí tính, trí tuệ thay thế niềm tin tôn giáo trong cuộc hành trình đi tìm chân lí.
Song, trong thế giới này vẫn còn chứa đựng những sự đau khổ, sự nghèo đói, nỗi lo
lắng, bệnh tật, bất hạnh và những tai họa do tự nhiên mang lại. Đặc biệt là hiện nay
nhân loại đang bước vào thời kì biến động sâu sắc. Sự biến động đó thấm vào tất cả
các mặt của đời sống xã hội. Những khuynh hướng chính trị, phân hoá giàu nghèo,
đường lối phát triển, lợi ích dân tộc khác nhau, thậm chí đối lập nhau đã dẫn đến
những xung đột đẫm máu giữa các dân tộc, tôn giáo. Trong tình hình đó, mảnh đất tôn
giáo dường như màu mỡ hơn, nó xoa dịu và an ủi những con người đang hoang mang,
vô vọng trong thế giới này. Có thể nói rằng, tôn giáo đã, đang và sẽ từng ngày tác
động đến đời sống tinh thần của xã hội.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, theo đó là các
tôn giáo khác nhau. Trong các tôn giáo ở nước ta thì Thiên Chúa giáo có sự phát triển
khá mạnh mẽ. Thiên Chúa giáo vào nước ta cách đây khoảng gần 500 năm, với sự
truyền đạo của tòa thánh Giáo hội La Mã ở Việt Nam.
Những năm gần đây, Thiên Chúa giáo ở Việt Nam có chiều hướng phát triển cả
về quy mô lẫn số lượng. Nét nổi bật của đồng bào tín đồ Thiên Chúa giáo là ổn định
làm ăn, chăm lo cải thiện đời sống, hưởng ứng chủ trương đổi mới, chấp hành tốt
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước. Các hoạt động xã hội nhân đạo, phong trào an ninh trật tự, phòng
chống các tệ nạn xã hội được các tín đồ hưởng ứng theo tinh thần “tốt đời, đẹp đạo”,
“kính Chúa yêu nước”. Số đông chức sắc Thiên Chúa giáo thực hiện tốt việc hành đạo
theo tinh thần “sống phúc âm trong lòng dân tộc”.
Tuy nhiên, trong Thiên Chúa giáo vẫn còn một số chức sắc không thể hiện rõ ý
thức công dân, không đặt lợi ích của Giáo hội trong lợi ích chung của dân tộc, muốn
Giáo hội hoạt động ngoài sự quản lý của Nhà nước. Một số phần tử phản động đã kích
1
động, lôi kéo tín đồ vào cuộc tranh chấp triền miên như đòi lại phần đất nhà thờ, nhà
tu đã hiến, tặng… Vì vậy đã gây mất ổn định xã hội, vi phạm pháp luật bị chính những
tín đồ địa phương phản đối.
Đăk Nông là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lược hết sức
quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, có những lợi thế tiềm năng phát triển
kinh tế, nhưng cũng là một địa bàn hết sức phức tạp. Đăk Mil là một trong những
huyện trọng yếu về kinh tế - xã hôi thuộc tỉnh Đăk Nông, là một huyện có nhiều dân
tộc anh em cùng sinh sống, theo đó là nhiều tôn giáo đa dạng về hình thức tổ chức,
khác nhau về số lượng tín đồ. Trong các tôn giáo trên địa bàn huyện Đăk Mil thì Thiên
Chúa giáo có sự phát triển mạnh mẽ, với số lượng tín đồ chiếm một phần khá lớn trong
dân cư. Do đó, việc nhận thức hiện trạng vận động và phát triển của Thiên Chúa giáo
trên địa bàn huyện Đăk Mil hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm phát huy
những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của Thiên Chúa giáo trên địa bàn
huyện. Qua đó, góp phần phát triển và ổn định đời sống của đồng bào có đạo nói
chung và đời sống của người dân trên địa bàn huyện Đăk Mil nói riêng.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài là: “Ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo trên địa
bàn huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông hiện nay”, làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
Liên quan đến đề tài trên, đã có nhiều nhà lí luận nghiên cứu ở những góc độ,
khía cạnh khác nhau, chẳng hạn:
- Nguyễn Chính (06/1998), Đảng viên với tín ngưỡng, tôn giáo, Tạp chí Cộng
sản, số 11.
- Nguyễn Đăng Duy: “Văn hóa tâm linh”, Nxb Văn hóa Đà Nẵng, năm 1998.
- Vũ Công Giao: “Tự do tín ngưỡng, tôn giáo hay lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn
giáo”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2004.
- PGS. TS Hồ Trọng Hoài: “Đảng lãnh đạo công tác tôn giáo”, Nxb Chính trị
quốc gia, năm 2007.
- PGS. TS Nguyễn Đức Lữ (2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở
Việt Nam, Nxb Tôn giáo Hà Nội, Hà Nội.
- TS. Nguyễn Ngọc Thu (2003), Giáo trình Đại cương lịch sử triết học, Nxb Tổng
hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
2
- Cao Huy Thuần: “Tôn giáo và xã hội hiện đại”, Nxb Chính trị quốc gia, năm
2006.
- GS. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Vui - Trương Hải Cường (2003), Tập bài giảng Tôn giáo học, Nxb
chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các công trình trên đã giải quyết nhiều vấn đề, dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên các ấn phẩm, các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu nghiên cứu một cách có
hệ thống về ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo trên địa bàn huyện Đăk Mil hiện nay.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho các nhà quản lí xã hội
trong việc hoạch định, thi hành chính sách tôn giáo trên địa bàn.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nhận diện thực trạng của Thiên Chúa giáo trên địa bàn huyện Đăk Mil hiện
nay.
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo trên địa bàn
huyện Đăk Mil hiện nay.
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình xây dựng, thi hành
các chính sách tôn giáo nói chung và Thiên Chúa giáo nói riêng trên địa bàn huyện
Đăk Mil hiện nay.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Đăk Mil
+ Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn hiện nay.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chung nhất là phương pháp
biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các biện
pháp khác như: Khái quát hoá, phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử.
3
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này góp phần trình bày có hệ thống quá trình ra đời, phát triển của Thiên
Chúa giáo và ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo đối với đồng bào có đạo trên địa bàn
huyện Đăk Mil. Từ đó thấy được sự quan tâm của các nhà quản lí xã hội trong quá
trình xây dựng và thi hành chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Đăk Mil hiện nay.
Là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành triết học, sinh viên trường Đại
học Tây Nguyên và những ai quan tâm.
7. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 2 chương, 4
tiết.
4
NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ THIÊN CHÚA
GIÁO
1.1. Quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo
1.1.1. Nguồn gốc, bản chất, tính chất, chức năng của tôn giáo
Thứ nhất, về nguồn gốc của tôn giáo
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo:
Xã hội thực chất là những con người trong mọi mối liên hệ với nhau. Vậy nguồn
gốc xã hội của tôn giáo bắt nguồn từ chính những mối liên hệ đó của con người. Trong
xã hội, có rất nhiều mối liên hệ với những tính chất, chủng loại, vị trí khác nhau, song
nguồn gốc xã hội của tôn giáo bắt nguồn từ những mối liên hệ có tính bản chất của
con người và cũng là bản chất của xã hội. Đó là mối quan hệ song trùng: mối quan hệ
giữa con người với nhau và mối quan hệ của con người với tự nhiên.
Một là, sự bất lực của con người trong quan hệ của họ với tự nhiên
Mối quan hệ cưa con người với tự nhiên là mối quan hệ rất cơ bản trong xã hội,
nó cùng với mối quan hệ con người với con người tạo thành bản chất của xã hội.
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo không phải là hệ quả nảy sinh ngay từ mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên mà bắt nguồn từ tính chất của mối quan hệ này, đó lầ sự
bất lực, thụ động và kém hiểu biết của con người trong quan hệ với tự nhiên. Con
người nguyên thủy, do trình độ văn minh thấp kém, lực lượng sản xuất còn thô sơ,
luôn bất lực trong cuộc đấu tranh với tự nhiên. Thiên nhiên trước con người nguyên
thủy luôn là một đối tượng thù địch, thường câm lặng, dấu mọi bí mật, thách đố và
luôn trả thù lại các hành động của con người. Mặt khác, tự nhiên như một sức mạnh
mù quáng gây ra nhiều tai họa, đau khổ cho con người.
Đứng trước tự nhiên mù quáng, hung hãn, ở con người nguyên thủy xuất hiện hai
loại tình cảm. Một là khát khao tìm hiểu tự nhiên, đến với tự nhiên, yêu mến tự nhiên
với mục đích chinh phục tự nhiên. Hai là lo âu, run sợ trước tự nhiên, thần thánh hóa
tự nhiên. Chính loại tình cảm này dẫn đến tôn giáo. Như Angel viết: “Từ thời đại
nguyên thủy, tôn giáo đã sinh ra từ những biểu tượng hết sức ngu muội tối tăm và
nguyên thủy của con người về bản chất của chính họ và về tự nhiên bên ngoài bao
5
quanh họ” (Mác – Angel, tuyển tập - tập 2. Nhà xuất bản Sự thật. Hà Nội 1971, trang
481).
Một vấn đề đặt ra là: Có thể coi sự thống trị của sức mạnh tự nhiên là nguồn gốc
xã hội của tôn giáo không ? Thực ra sự thống trị này không phải thuộc tính tự nhiên
mà sự thống trị này chỉ xuất hiện như là tính chất của mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên trong sự phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết
là công cụ lao động. Như vậy không phải chính tự nhiên làm nảy sinh ra tôn giáo mà
là tính chất phụ thuộc của quan hệ giữa con người với tự nhiên. Chúng ta có thể thấy
ngay trong mối quan hệ này đã chỉ ra những vấn đề xã hội rồi.
Có thể rút ra, tôn giáo đã nảy sinh trong một xã hội mà trình độ sản xuất hết sức
thấp kém, con người mới thoát khỏi đời sống loài vật và trong mối quan hệ với tự
nhiên, con người hoàn toàn lệ thuộc và bất lực trước những hiện tượng tự nhiên.
Hai là, tính chất bất bình đẳng trong mối quan hệ của con người với con người
trong xã hội.
Mối quan hệ của con người với con người là mối quan hệ rất cơ bản trong xã hội,
nó mang tính tất yếu khách quan. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo cũng không nảy sinh
trực tiếp từ mối quan hệ này mà bắt nguồn từ tính chất của nó. Đó là hai nhân tố có vai
trò quyết định trong sự xuất hiện của tôn giáo.
Sự phát triển tự phát của xã hội thể hiện ở tất cả các hình thái xã hội trước đây.
Trong các hoạt động xã hội, con người chưa nhận thức được đúng và đầy đủ các quy
luật xã hội. Họ không thể dự tính được kết quả của các hoạt động thực tiễn của mình,
thậm chí còn có kết quả ngược lại với mục đích và ý chí của hoạt động con người. Vì
thế, các quy luật xã hội tham gia hoạt động nhự một lực lượng tự nhiên mù quáng, tự
phát như Angel viết: “Chẳng bao lâu, bên cạnh những sức mạnh thiên nhiên lại đã
xuất hiện những sức mạnh xã hội, những sức mạnh xã hội đối lập với người ta, và đối
lập với người ta thì sức mạnh xã hội này cũng xa lạ y như những sức mạnh tự nhiên
vậy. Lúc đầu cũng không thể hiểu được, và cũng chi phối người ta với một cái vẻ tất
yếu, bề ngoài hệt như sức mạnh tự nhiên vậy”. (Mác – Angel, tuyển tập, tập 2. Nxb Sự
thật, Hà Nội 1971, trang 484)
Chính do không thể giải thích được các hiện tượng, các quy luật xã hội do chính
hoạt động thực tiễn của mình tạo ra mà con người đã sợ hãi và phụ thuộc hoàn toàn
vào nó. Chính trạng thái thụ động trước sự phát triển tự phát của xã hội đã dẫn con
6
người đến chỗ sợ hãi và tự thần bí hóa chính các quan hệ của họ với nhau, biến chúng
thành các thế lực siêu nhiên, có sức mạnh mù quáng và quyền uy thần thánh.
Sự áp bức và bóc lột trong xã hội có giai cấp, ngoài sự bất lực của con người
trước những hiện tượng xã hội diễn ra một cách tự phát, đa dạng, còn có sự áp bức,
bóc lột giai cấp mà quần chúng nhân dân là nạn nhân. Sự áp bức, bóc lột của giai cấp
thống trị đã đẩy số đông quần chúng nhân dân không chỉ bị bóc lột và lệ thuộc về kinh
tế, chính trị mà còn bị tước mất quyền tự do về mặt tinh thần. Cuộc sống cực khổ,
nghèo đói, bị cưỡng bức lao động, bị o ép về tinh thần đã buộc họ tìm lối thoát ảo
tưởng ở thế giới hoang đường. Lênin đã chỉ ra rằng: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột
trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc sống tốt
đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người nguyên thủy trong
cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đe ra lòng tin vào thần thánh ma quỷ, vào những
phép màu” (Lênin toàn tập, tâp 12, Nxb Tiến bộ Matxcơva, trang 169 - 270)
Với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, con người dần dàn thoát khỏi tình trạng
phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, từng bước làm chủ tự nhiên. Về mặt xã hội, cùng
với sự phát triển của sản xuất, các quan hệ xã hội cũng được cải thiện một bước ở
những nước phát triển, những nước dành độc lập. Số phận con người được chú trọng,
có nhiều quyền dân chủ hơn.
Tuy nhiên, giới tự nhiên là vô cùng vô tận, sức mạnh nhận thức và cải tạo tự
nhiên cao tới đâu đi chăng nữa thì con người vẫn là một bộ phận của tự nhiên. Con
người không thể chinh phục tự nhiên như kiểu một dân tộc này thống trị dân tộc kia
được. Mặt khác, trong những điều kiện lịch sử nhất định sức mạnh nhận thức, cải tạo
tự nhiên là có hạn nên còn chưa giải quyết được nhiều nguyên nhân gây tai họa cho
con người: Ung thư, AIDS, tim mạch… Những biến động xã hội: Chiến tranh, xung
đột sắc tộc, tôn giáo… đã đẫn dến những quan niệm dường như khoa học đã đạt dến
giới hạn của nó và hoạt động của con người cũng có hạn định, vì vậy cần phải nhờ đến
sức mạnh siêu nhiên thần bí.
Từ phân tích trên, chúng ta rút ra kết luận chung về nguồn gốc xã hội của tôn
giáo là những nhân tố khách quan của đời sống xã hội làm nảy sinh và nuôi dưỡng
niềm tin tôn giáo.
Nguồn gốc nhận thức luận của tôn giáo:
7
Tôn giáo cũng bắt nguồn từ tính hạn chế nhất định của nhận thức con người. Sự
hiểu biết của người nguyên thủy, mơ hồ về nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên
và xã hội. Việc không lí giải được những biến động này hay sự kiện có liên quan đến
đời sống, số phận con người … là tiền đề quan trọng hình thành tín ngưỡng tôn giáo.
Trước hết, nhận thức xã hội như là sản phẩm của các hoạt động con người. chỉ có
nằm trong nhận thức hoạt động của con người mới được nảy sinh trong mỗi cá nhân và
được duy trì bảo tồn bằng cách truyền lại cho các thế hệ đời sau. Vì thế, nhận thúc tôn
giáo không phụ thuộc vào cá nhân mà phụ thuộc vào các điều kiện xã hội, nhu cầu, lợ
ích giai cấp… Mặt khác, quá trình nhận thức thế giới không phải là một quá trình giản
đơn, mà là một quá trình biện chứng phức tạp bao gồm sự thống nhất giữa nội dung
khách quan và hình thức chủ quan của nó.
Các hình thức phản ánh thế giới càng phong phú, đa dạng bao nhiêu thì con
người càng có khả năng nhận thức thế giới khách quan đầy đủ, sâu sắc bấy nhiêu.
Trong quá trình này luôn sảy ra hiện tượng tư duy của con người tách ra khỏi hiện
thực, đi xa hơn hiện thực và phản ánh sai lầm hiện thực. Còn nếu con người càng tuyệt
đối hóa hình thức chủ quan của nhận thức thì càng tách rời nội dung và thậm chí bóp
méo, xuyên tạc nội dung khách quan của nhận thức. Hơn nữa, hiện tượng tư duy tách
rời hiện thực còn được tiếp tay bởi chính ngay cơ chế hoạt động nhận thức của con
người. Đó là giai doạn chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lí tính, từ tri giác,
biểu tượng đến các khái niệm chung. Sự nảy sinh nhận thức tôn giáo nằm ngay trong
cơ chế hoạt động của quá trình trừu tượng hóa, khái quát hóa thường dẫn đến khả năng
tách rời và bóp méo các nội dung khách quan về sự vật.
Xét về mặt nhận thức của lịch sử nhân loại, tôn giáo đã xuất hiện khi khả năng
nhận thức của con người đang ở hình thức biểu tượng của giai đoạn nhận thức cảm
tính - như thần thoại cổ của mỗi dân tộc. Các biểu tượng về hiện thực bị tách ra và
thần thánh hóa, có quyền năng, song do tính chất của biểu tượng là hình ảnh của sự
vật, hiện tượng chưa có sự khái quát và trừu tượng hóa nên các vị thần này đèu rất
giống con người về hình dáng cũng như tâm lí yêu, ghét, đố kị, thậm chí cả ghen tuông
nữa. (Thần thoại Hy Lạp cổ đại)
Tôn giáo là kết quả của hoạt động nhận thức sai lầm của con người, khi nhận
thức ấy xa rời hiên thực trong sự trừu tượng và tuyệt đối hóa mặt chủ quan của nhận
thức. Nó tạo ra một thế giới hoang tưởng, những khái niệm không có đối tượng hiện
8
thực như: Trời, thượng đế, chúa… Chính những khái niệm, những quan niệm hoang
đường này đã tạo ra trạng thái tâm lí, tình cảm, niềm tin tôn giáo. Nếu không có quá
trình nhận thức này, tôn giáo sẽ không xuất hiện. Vì vậy, nhận thức cũng là một trong
những nguồn gốc cua tôn giáo. Nó là tất yếu và không thể thiếu được, song không có
tính chất quyết định vì nó chỉ là nguồn gốc phát sinh từ nguồn gốc xã hội. Vậy nguồn
gốc nhận thức của tôn giáo là những điều kiện, tiền đề, khả năng làm hình thành tình
cảm, niềm tin tôn giáo. Chúng được nảy sinh trong quá trình nhận thức của con người.
Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo:
Sự nảy sinh ra tín ngưỡng tôn giáo liên quan đến cảm xúc, trạng thái, tình cảm và
đối tượng của con người.
Đã có quan điểm cho rằng: “Tôn giáo là do sự sợ hãi mà ra”. Song vấn đề không
phải là sự sợ hãi và đây là một trạng thái tâm lí chung, vốn có của mọi người, và ai
cũng có trạng thái sợ hãi này nhưng chưa chắc dẫn đến tôn giáo. Trong quá trình tác
động với thế giới hiện thực con người luôn vấp phải một hiện thực vừa “nghiêm
khắc”, “khó hiểu” vừa “bao dung” vừa “tàn bạo”, vừa “gần gũi” vừa “xa lạ”. Ở họ nảy
sing những tâm lí, cảm xúc, trạng thái lo âu, sợ hãi, đau buồn, cô đơn… Trạng thái tâm
lí này lặp đi lặp lại dẫn đến “tâm thế khuất phục” không làm chủ được mình. Mặt
khác, lòng biết ơn, tôn kính những người có công khai phá, tiến công vào các lực
lượng tự nhiên hay chống áp bức, cường quyền, làm điều thiện cũng được tô vẽ, bổ
sung tạo ra hình tượng “thánh thần”, có tính siêu phàm, xuất chúng. Sự thần thánh hóa
những người anh hùng, lòng tôn kính họ được truyền từ đời này sang đời khác hình
thành niền tin tôn giáo bền vững ở các thế hệ sau. Như vậy, tôn giáo không nảy sinh từ
nỗi sợ hãi mà chính xác là nỗi sợ hãi cộng với những xúc cảm tiêu cực được lặp đi lặp
lại thường xuyên và trở thành nhân tố bền vững trong đời sống tâm lý. Chính những
xúc cảm tâm lý tiêu cực được lặp lại nhiều lần để trở thành bền vững đó là cơ sở nảy
sinh ra niềm tin, tình cảm tôn giáo.
Ta rút ra kết luận: Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo là những điều kiện, tiền đề, khả
năng hình thành niềm tin tôn giáo. Chúng được nảy sinh trong quá trình hoạt động của
con người.
Những nguồn gốc nêu trên chính là những nguồn gốc bên trong của sự hình
thành, tồn tại và phát triển tôn giáo. Ba nguồn gốc này đan xen và tác động biện chứng
9
với nhau không thể thiếu bất kì một nguồn gốc nào cả, song quan trọng và quyết định
nhất vẫn là nguồn gốc xã hội.
Tóm lại, sự hình thành và tồn tại của tôn giáo là do sự tác động của nhiều nguyên
nhân như xã hội, nhận thức, tâm lý. Do vậy tôn giáo là một hiện tượng xã hội, tồn tại
lâu dài cùng với sự tồn tại và phát triển của con người trong những hoàn cảnh lịch sử
nhất định. Khi con người vẫn còn những tâm trạng, cảm xúc bi quan yếu thế, sợ hãi về
cái chết, về bệnh tật, về đời sống cá nhân và gia đình. Khi con người còn chưa thỏa
mãn được những nhu cầu, khát vọng, hoài bão cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi trong
xã hội còn có giai cấp và áp bức giai cấp thì lúc đó tôn giáo còn có cơ sở tồn tại dưới
hình thức này hay hình thức khác, dưới biểu tượng này hay biểu tượng khác.
Thứ hai, về bản chất của tôn giáo
tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã hội, là thế giới quan
lộn ngược trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người với cái siêu nhiên, cái
hiện thực với cái hư ảo, cái trần tục với cái thiêng liêng, cái trần gian với cái siêu trần
gian, là sự phản ánh hư ảo, hoang tưởng những sức mạnh bên ngoài. Trong đó sức
mạnh trần gian mang hình thức sức mạnh siêu nhiên chi phối toàn bộ đời sống con
ngưởi và cả cộng đồng người. Như vậy, xét cho cùng mọi tôn giáo đều phản ánh đời
sống hiện thực của những cộng đồng người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Sự
phản ánh đó một mặt thể hiện khát vọng khám phá bản thân mình bằng cái siêu nhiên,
mặt khác biểu hiện sự phản kháng lại chính trạng thái bất lực, thụ động của họ trước tự
nhiên và xã hội.
L. Phơ Bách đã nhận xét rất đúng rằng: “Sự hiểu biết về Chúa là sự hiểu biết mà
con người rút ra từ bản thân nó. Từ Chúa của nó, anh hiểu con người, và lại từ con
người, anh hiểu Chúa của nó. Hai là một… Chúa là tuyên ngôn của nội tâm, là cái bản
thân biện minh từ con người. Tôn giáo là sự khám phá trang trọng nhất những của cải
cất giấu trong con người, là sự thừa nhận những tư tưởng thân thiết nhất của con
người, là sự thừa nhận những tình cảm công khai nhất của con người”. Ở đây, Phơ
Bách chỉ đề cập đến con người trừu tượng, chung chung chứ không phải là con người
hiện thực, sống động trong tổng hòa các quan hệ xã hội.
Mác đã phê phán bản chất trừu tượng của con người đó ở Phơ Bách và vạch rõ sự
phản ánh hoang tưởng thế giới hiện thực của con người, vừa là biểu hiện thế giới hiện
thực, đồng thời vừa là sự phản kháng chống lại thế giới hiện thực đó. Bản chất của tôn
10
giáo chính là sự phản ánh hoang tưởng mang tính hai mặt ấy như là mối liên hệ tất
yếu, nội tại quy định sự tồn tại của tôn giáo. Mác nhận xét: “Sự khốn cùng của tôn
giáo, một mặt là biểu hiện sự khốn cùng của hiện thực và mặt khác là sự phản kháng
chống lại sự khốn cùng của hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị
áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những
điều kiện xã hội không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Thứ ba, tính chất chung của tôn giáo
Một là, tính chất lịch sử.
Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù tôn giáo còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ
là một phạm trù lịch sử. Tôn giáo không xuất hiện ngay từ đầu cùng với sự xuất hiện
của con người. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy của con người đạt tới một
mức độ nhất định.
Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. trong từng thời kì của lịch sử, tôn giáo có sự
biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Cải cách tôn giáo
trong Thiên chúa giáo ở thế kỉ XVI là một thí dụ.Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có
sự thay đổi, điều chỉnh theo.
Đến một giai đoạn lịch sử, khi những nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo bị loại bỏ,
khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số nhân dân nhận thức được bản chất của các
hiện tượng tự nhiên và xã hội, tôn giáo sẽ dần dần mất đi vai trò của nó trong đời sống
xã hội và trong nhận thức, niềm tin của mỗi người.
Hai là, tính chất quần chúng
Tính chất quần chúng của tôn giáo thể hiện ở tín đồ các tôn giáo thuộc tất cả các
tôn giáo, tầng lớp trong xã hội, chiếm tỉ lệ cao trong dân số thế giới. Nếu chỉ tính các
tôn giáo lớn, đã có tới từ 1/3 đến một nửa dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
Tính chất quần chúng của tôn giáo xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một mặt, cho đến
nay sự phát triển của khoa học, sản xuất và xã hội chưa loại bỏ được những nguồn gốc
nảy sinh tôn giáo. Mặt khác, tôn giáo cũng đang đáp ứng phần nào nhu cầu tinh thần
của quần chúng, phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do,
bình đẳng… Vì vậy, còn nhiều người trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo.
Ba là, tính chất chính trị
Trong xã hội không có giai cấp, tôn giáo chưa mang tính chính trị. Tính chính trị
của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác nhau về lợi ích
11
và các giai cấp bóc lột thống trị lợi dụng tôn giáo thực hiện lợi ích của mình. Những
cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử và hiện tại, như các cuộc Thập tự chinh thời
thời trung cổ ở Châu Âu hay xung đột tôn giáo ở bán đảo Ban Căng, ở Pakixtan, Ấn
Độ, Angiêri… đều xuất phát từ những ý đồ của những thế lực khác nhau trong xã hội,
lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Trong nội bộ các tôn giáo,
cuôc đấu trang giữa các dòng, hệ, phái… nhiều khi cũng mang tính chính trị. Cuộc đấu
tranh của giai cấp tư sản, tầng lớp thị dân mới hình thành với chính quyền phong kiến
kết hợp với nhà thờ được phản ánh trong cải cách tôn giáo ở Châu Âu thế kỉ XVI.
Trong xã hội chủ nghĩa tôn giáo hoàn toàn tách rời với chính trị. Nhà nước thực
hiện quyền tự do tín ngưỡng, bao gồm quyền tự do hoặc không theo một tôn giáo nào;
sinh hoạt tôn giáo mang tính chất tôn giáo thuần túy, không gắn với chính trị. Chính
sách tôn giáo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đã loại bỏ hoàn toàn tính chất chính trị
của tôn giáo.
Bốn là, tính chất đối lập với khoa học
Tôn giáo phản ánh hư ảo thế giới hiện thực vào đầu óc con người, giải thích một
cách duy tâm, thần bí những thực tại xã hội mà con người đang gặp phải. Vì vậy, tôn
giáo mang tính chất duy tâm, đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng khoa học.
Trong lịch sử, tôn giáo đã nhiều lần sử dụng quyền lực của mình để đàn áp những
nhà khoa học, phủ nhận những thành tựu khoa học. Xung quanh chuyện trái đất xoay
quanh mặt trời, một thực tế khoa học ngày nay ai cũng biết, đã làm cho bao nhiêu nhà
khoa học bị treo trên giàn lửa thời trung cổ do sự trừng phạt của nhà thờ.
Trong thời đại cách mạng công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay, tôn giáo có
sử dụng những thành tựu của khoa học để phát triển tôn giáo, đồng thời vẫn tìm cách
giải thích sai lệch những tiến bộ khoa học, kĩ thuật, gieo vào đầu óc con người những
định mệnh không thể cưỡng lại… Tính chất đối lập với khoa học của tôn giáo kìm
hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Thứ tư, về chức năng của tôn giáo
Một là, chức năng đền bù ảo tưởng
Là sự hứa hẹn, thỏa mãn nhu cầu được an ủi, được đền bù ở thế giới siêu nhiên
của tôn giáo cho giáo dân. Mọi tôn giáo đều đã và đang thực hiện đền bù aỏ tưởng cho
những con người yếu đuối, đau khổ. Sự đền bù này thường hướng con người thoát
khỏi hiện thực đời sống, tìm sự thỏa mãn nhu cầu trong niềm tin vào thần thánh. Sự an
12
ủi, đền bù đẩy con người vào cuộc sống mộng mị với nhiều hoang tưởng. Trong các xã
hội có giai cấp, tầng lớp thống trị thường sử dụng chức năng này của tôn giáo để xiềng
xích thống trị tầng lớp lao động nghèo khổ về mặt tinh thần.
Hai là, chức năng thế giới quan
Đây là chức năng phản ánh hoang đường và ảo tưởng về hiện thực. Tôn giáo đã
tạo ra bức tranh thế giới của mình và nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến giáo dân. Tôn giáo
đã giải thích tự nhiên, xã hội và con người theo bức tranh hoang đường, bóp méo hiện
thực, giải thích mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh bằng mối quan hệ
thần bí giữa con người với cái siêu nhiên.
Ba là, chức năng thường trực
Tôn giáo tạo ra một hệ thống các tiêu chuẩn và giá trị của nó. Nó giải thích các
giá thị siêu nhiên cao nhất và xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn đầu tiên là bảo vệ
và nhấn mạnh niềm tin vào cái siêu nhiên, tôn giáo đề ra các tiêu chuẩn không chỉ bảo
vệ trong lĩnh vực đạo đức trong thờ cúng, nghi lễ mà còn thường trực cả trong đạo đức
xã hội và quan hệ gia đình trong các học thuyết về đạo đức, xã hội của tôn giáo.
Bốn là, chức năng liên kết
Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, tôn giáo thường thực hiện chức năng liên
kết theo mối liên kết với tất cả xã hội, tăng cường, củng cố sự tồn tại của cả hệ thống
xã hội. Tuy nhiên, chức năng này bị nhiều nhà xã hội học tôn giáo không thừa nhận là
chủ yếu và chung cho mọi tôn giáo vì chức năng liên kết này chỉ biểu hiện ở các tín
ngưỡng thời kỳ công xa nguyên thủy mà thôi.
1.1.2. Phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo
Sự tiếp cận vào tôn giáo của tôn giáo học là một tổng thể các hệ thống phương
pháp nghiên cứu của các lĩnh vực khác nhau: Lịch sử, triết học, xã hội học, tâm lý học
thậm chí cả ngôn ngữ học và khảo cổ học. Sự tiếp cận triết học vào tôn giáo đóng vai
trò thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho tôn giáo học. Nó phải là những kết
luận chính xác được khái quát từ sự phát triển của tất cả các khoa học riêng biệt về tôn
giáo.
Sự tiếp cận xã hội học vào tôn giáo nhằm vạch ra vị trí của tôn giáo và vai trò của
tôn giáo trong các hệ xã hội, vạch ra cấu trúc các tổ chức tôn giáo, các nhóm tín
ngưỡng, thậm chí cả sự tác động của tôn giáo vào nhận thức và hành vi cá nhân. Xã
hội học – tôn giáo không giới hạn ở sự miêu tả và sự phân tích hình thức các hiện
13
tượng đặ biệt tôn giáo, mà nó còn xem xét các hiện tượng tôn giáo ở nhũng trình độ
khác nhau. Nếu là các hiện tượng xã hội thì chúng được xem xét trong các phạm vi,
các khái niệm chung của xã hội học đại cương. Còn nếu là một bộ phận, một nhân tố
trong xã hội thì đòi hỏi phải nghiên cứu cấu trúc bên trong của đối tượng, biểu hiện
những khía cạnh riêng, độc đáo trong tính chỉnh thể và độc lập tương đối của nó,
nghiên cứu vị trí chức năng của nó, nghiên cứu vị trí chức năng của nó trong một tổ
chức xã hội cụ thể , một nhóm người xác định hay ở một cá nhân, những vấn đề này
phải tiếp cận bằng phương pháp xã hội học chuyên ngành. Nghiên cứu triết học và xã
hội học về tôn giáo có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể rút khỏi cái này ra khỏi
cái kia. Tiếp cận triết học vào tôn giáo là giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong
lĩnh vực xã hội. Tiếp cận bằng phương pháp xã hội học vào tôn giáo sự giải thích các
hiện tượng tôn giáo trong phạm vi một cấu trúc xã hội mang tính toàn vẹn và hệ thống.
Sẽ không có sự tiếp cận xã hội học vào tôn giáo đúng đắn và khoa học nếu không dựa
trên quan điểm của triết học duy vật biện chứng. Ngược lại, nếu chỉ dừng lại ở phương
pháp nghiêm cứu triết học thuần túy với lý luận và phương pháp chung sẽ không thể
giải quyết một cách chính xác và rõ ràng các hiện tượng đa dạng của tôn giáo. Ranh
giới của hai phương pháp tiếp cận này chỉ có ý nghĩa tương đối, song đây là một tồn
tại hiện thực.
Nghiên cứu tâm lý xã hội tôn giáo đòi hỏi phải có phương pháp tâm lý tổng hợp
liên kết được các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng cá nhân, đặc biệt là sự tác động
của cá nhân với tôn giáo và ngược lại trong tiến trình tiến triển của cá nhân. Nghiên
cứu tâm lý riêng biệt của cá nhân trong những giai đoạn khác nhau của sự hình thành
và phát triển nhân cách có tầm quan trọng lớn, bởi nó vừa vạch ra con đường và lối
mòn nẩy sinh ra tôn giáo trong các thế hệ mới, vừa vạch ra được thực chất của tư
tưởng tôn giao tín ngưỡng, khái niệm tôn giáo trong ý thức cá nhân và cộng đồng giáo
dân. Chúng ta có hệ thống phương pháp cơ bản nghiên cứu tâm lý tôn giáo như:
Phương pháp hệ thống-cấu trúc, phân tích-loại hình, chọn lọc sơ bộ thông tin, quan sát,
trắc nghiệm…
Hệ thống những phương pháp trên cho phép chúng ta có đầy đủ các thông tin, tài
liệu, số liệu về tâm lý của các nhóm giáo dân khác nhau, các quan điểm, tình cảm tôn
giáo, các giá trị, các khuynh hướng, hoàn cảnh xã hội. Sử dụng rộng rãi các phương
pháp trưng cầu ý kiến, trắc nghiệm, phỏng vấn, lập các phiếu điều tra để nắm được
14
những đặc điểm khác biệt của các nhóm giáo dân khác tín ngưỡng, tìm ra đặc trưng
chung. Những phương pháp này giúp ta dựa vào thông tin đã có để từ đó phát hiện ra
nguồn gốc tâm lý của giáo dân trong toàn bộ tính phức tạp và mâu thuẫn của họ.
Những phương pháp này còn giúp ta so sánh, đối chiếu những khía cạnh chủ quan và
khách quan trong đặc tính của giáo dân, phẩm cách của họ, hiểu rõ hành vi của họ để
tìm thấy khía cạnh biểu hiện của tâm lý tôn giáo. Ngoài ra, hệ thống những phương
pháp này cần phải liên kết chặt chẽ với nhau để vạch ra kiểu tác động của ý thức của
tôn giáo, vị trí của tư tưởng và tín ngưỡng tôn giáo trong cấu trúc của ý thức và phẩm
hạnh của giáo dân.
1.2. Một số vấn đề về Thiên Chúa giáo
1.2.1. Khái quát về Thiên Chúa giáo ở thế giới
Vài nét về lịch sử và giáo lý của Thiên Chúa giáo
Thiên Chúa giáo còn gọi là Kytô giáo, Cơ đốc giáo hay Gia tô giáo, cả ba tên gọi
này đều được phiên âm từ tiếng La Tinh – Christiannism, chỉ đến thế kỷ thứ X khi
trường phái chính thống giáo(Orthodoxism) và Tin lành giáo(Protestantism) tuyên bố
li khai thì phần còn lại mới gọi là Công giáo (Catholisism). Kitô giáo xuất hiện vào
đầu thế kỉ I ở phía Đông đế chế La Mã cổ. Đế quốc La Mã là nhà nước chiếm hữu nô
lệ với địa phận rộng lớn, bao gồm haàu hết các nước ở Địa Trung Hải và một số nước
ở phía Đông bị đế chế La Mã chinh phục. Quê hương gốc của Kitô giáo là Israel thuộc
Palestin, một vùng đất luôn bị chinh phục bởi các thế lực từ Ai Cập, Babylon, Hy lạp
và đầu công nguyên là đế chế La Mã. Nhà nước La Mã là chế độ chiếm hữu nô lệ rất
tàn bạo, chủ yếu dựa vào sức lao động của hàng triệu nô lệ có nguồn gốc từ phương
Đông. Do bị áp bức, bóc lột tàn bạo, người nô lệ liên tục phản kháng bằng mọi hình
thức mà cao nhất, quyết liệt nhất: Khởi nghĩa vũ trang.
Cuộc khởi nghĩa lớn nhất của người nô lệ diễn ra vào những năm 73 trước công
nguyên. Dưới sự lãnh đạo của ngưới anh hùng Spactacus. Cuộc khởi nghĩa đã làm
lung lay cả đế chế La Mã hùng mạnh. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa đã thất bại đẩy
những người nô lệ vào cuộc thảm sát của nhà nước la Mã. Sự thất bại làm đông đảo
quần chúng nhân dân rơi vào sự khủng hoảng tinh thần. Tâm lí chán nản, tuyệt vọng,
tinh thần hoang mang, dao động đã khiến họ đi tìm cứu cánh ở các vị thần. Thiên Chúa
giáo đã xuất hiện trong thời điểm này và nhanh chóng tạo được niềm tin, sự đền bù ảo
tưởng cho những người nô lệ như nhà sử học pháp Charles Ensel nhận xét: “Chúa Ki
15
tô đã thắng vì Spactacus đã thất bại”. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo được nhiều học
giả Phương Tây xem là cuôc đai cách mạng thời cổ đại và những lí do sau:
Giáo lý Thiên Chúa giáo kêu gọi xóa bỏ sự phân biệt giai cấp giàu nghèo, ca ngợi
sự bình đẳng. Sự xuất hiện của Jesus như sứ mệnh trung gian hòa giải giữa Chúa trời
và con người, tạo sự thống nhất của hai thế giới trong mỗi con người kéo họ ra khỏi
những ham muốn nhục dục, lac thú vật chất. Sự thống nhất giữa thế giới thần thánh và
thế giới phàm tục tạo cho con người một đức tin trong sự hòa hợp giữa hành động và ý
thức, một sự liên thông với ý định sáng suốt của Chúa.
Thiên Chúa giáo chủ trương xây dựng một thế giới mới, khắc phục tội lỗi, lòng
đố kị và thù hận, đáp ứng những khát vọng tự do, hạnh phúc của đại chúng. Mặc dù
thế giới hạnh phúc đó là thế giới hoang tưởng, độc lập, xa lạ với thế giới trần tục, song
chính thời điểm đó, nó lại có sức hấp dẫn đặc biệt mang lại cho đại chúng niềm an ủi,
tạm quên đi nỗi đau thể xác lẫn tinh thần.
Thiên Chúa giáo có quan niệm mới về con người. Trong kinh thánh con người
không chỉ là bề tôi hay kẻ được cữu rỗi mà là con của Chúa, noi theo gương Chúa yêu
thương đồng loại, vươn tới sự thánh thiện. Trong thực tế kinh thánh khuyên con người
thay đổi cả trong ý thức lẫn hành động từ sự phản kháng bằng bạo lực sang đạo đức
hoàn thiện mỗi con người và sự khiếm khuyết, thiếu nhân tính trong các quan hệ xã
hội là kết quả của sự thiếu hoàn thiện ở mỗi con người. Điểm cốt lõi trong sự hoàn
thiện đó là tinh thần hòa giải, tha thứ, tình bác ái. Lòng khaon dung độ lượng đó biến
Kytô giáo vượt lên trên mọi tôn giáo đương thời và đươch chứng minh hùng hồn bằng
chính cuộc đời hành đạo của Jesus. Ngoài sự can đảm đối đầu với thực tế, không vụ
lợi, có tinh thần trách nhiệm với đời sống, phấn đấu cho tự do, bình đẳng, Chúa Jesus
còn tha thứ cho mọi tội lỗi của con người kể cả kẻ đã sát hại mình.
Jesus là một nhân vật có thực trong lịch sử, ông sinh khoảng năm thứ I công
nguyên trong một hang đá ở Bethleem thuộc chủng tộc Israel. Mẹ là đức đồng chinh
Maria, cha là Joseph làm nghề thợ mộc ở Nazareth xứ Palestin, một xứ thuộc quyền
bảo trợ của đế chế La Mã, nằm tiếp giáp ba lục địa: Châu Á, Châu Âu và Châu Phi.
Đời sống của Jesus được hậu thế thêm vào nhiều màu sắc thần bí, song thực ra,
ông là một người hăng hái có ý chí từ nhỏ. Trong kinh Phúc âm của thánh Luca (Câu
41, đoạn 2) năm 12 tuổi ông đã theo cha mẹ đến đền thờ Jerusalem để làm lễ “Vượt
qua” của Do thái giáo. Sau khi giữ lễ xong, Jesus chốn cha mẹ ở lại đền để đàn đạo với
16
các vị tiến sĩ, thượng tế. Năm 30 tuổi đức Kitô bắt đầu giảng thuyết cho những người
nô lệ. Ông đã đi lang thang khắp nơi vừa chữa bệnh, vừa rao giảng một triết lý nhân ái:
Yêu Thượng đế và yêu nhân loại. Yêu Thượng đế vì Thượng đế là cha của loài người,
yêu nhân loại là anh em ruột với nhau.
Theo kinh thánh, Chúa Jesus đã cứu giúp bao kẻ mù lòa có ánh sáng, cứu sống
những kẻ bị căn bệnh hiểm nghèo và quan trọng hơn, ông đã đem đến cho mọi người
tin mừng vĩ đại: Thượng đế đã phái ông xuống trần để cứu chuộc tội lỗi của con người,
đưa mọi người đến hạnh phúc tron vẹn. Các thủ lĩnh tôn giáo đa thần đang ngự tri ở La
Mã rất tức tối vì mất độc quyền thống trị trong đời sống tinh thần. Người theo đạo Do
thái cũng tức giận vì trái với tín ngưỡng của họ, tất cả tầng lớp thống trị đều cho rằng
đạo của ông sẽ gây rối loạn trật tự xã hội. Họ tìm cách ngăn cản và thủ tiêu Jesus. Lợi
dụng sự vu cáo của những người Do thái ở Jeruasalem, nhà cầm quyền La Mã đã bắt
ông và chính viên trấn thủ La Mã – Phansico Pilato đã ra lệnh đóng đinh câu rút ông
trên thập giá ở núi Golgotha. Ông hấp hối trong ba giờ, trước khi tắt thở ông còn nói
lời nhân từ, bất hủ: “Cha, xin cha tha thứ cho họ, họ không biết họ đang làm gì”. Và
chính viên đội trưởng chỉ huy hành quyết Jesus đã phải thốt lên: “Quả thực ông này là
con Thượng đế”.
Sau 3 ngày, Jesus đã phục sinh trở về trần gian như đã hứa và trở về thiên đường
khi sứ mạng cứu rỗi đã hoàn tất và sẽ còn quay lại khi nhân loại tới ngày tận thế và sẽ
cứu chuộc, phán xét từng người.
Sau Jesus, 12 tông đồ tiếp tục công việc rao giảng tin mừng và ghi chép các lời
dạy của ông.
Chỉ trong vài năm, Kytô giáo đã phổ biến rộng rãi từ Palestin đến ba lục địa,
trong bồn thế kỉ đầu nó đã bao trùm toàn đế quốc La Mã và khắp Địa Trung Hải. Mặc
dù bị nhà nước La Mã bách hại, tàn sát suốt ba thế kỉ, Kytô giáo vẫn thiết lập những
hội thánh ở ba khu vực văn hóa lớn: Latin Tây Phương, khu vực Đông phương Hi Lạp,
khu vực văn hóa Xyri. Từ ba trung tâm này, Kytô giáo lan sang miền Lưỡng Hà
(Mesopotamic) Ba Tư rồi Ấn Độ và tràn sang cả Bắc Phi. Chính trong thời kì bách nạn
này đã có nhiều tông đồ tử vì đạo như thánh Phêrô, Phaolô, Gioan, Giacôbê…
Đầu thế kỉ thứ IV, khi chế độ phong kiến La Mã hình thành. Các hoàng đế La Mã
đã lợi dụng Thiên Chúa giáo và biến nó trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho lợi
ích của mình. Họ đã đưa ra chiếu chỉ cấm sát hại tín đồ Kytô giáo, xác nhận vị trí hợp
17
lí cho nó. Bắt đầu từ hoàng đế Constantinus với chiếu chỉ Milan năm 313 tới triều đại
của hoàng đế Teođơuxơ thì Thiên Chúa giáo đã trở thành quốc giáo.
Xuất hiện ở Palestin - một khu vực nhỏ bé nằm tiếp giáp với ba lục địa, Thiên
Chúa giáo tiếp thu ảnh hưởng của ba nền văn hóa Á, Âu, Phi. Vì vậy, giáo lý của nó là
sự tổng hợp, hòa lẫn giữa thần học phương Đông, triết học duy lý Hy Lạp, chủ nghĩa
khắc kỉ và tính thực dụng của người La Mã như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét.
Thần học phương Đông, mà chủ yếu Do thái giáo có ảnh hưởng rất lớn đến thế
giới quan, tín điều, những điều răn trong giáo lý của Kytô giáo. Bản thân Jesus từ nhỏ
đã được tắm trong bầu không khí linh thiêng của Do thái giáo. Theo kinh Phúc âm
(Luca, câu 21, đoạn 2) hồi nhỏ Jesus đã chịu phép: “Cắt bì” – một luật tục của người
Israel. Mặt khác, giáo lý Kytô giáo đã thừa nhận kinh thánh của người Israel và xem
đó là phần Cựu ước (Giao ước cũ giữa Chúa và con người).
Theo “Kinh thánh”, Chúa trời đã tạo dựng nên muôn vật và thủy tổ của loài
người là ông Ađam Và bà Eva. Do phạm lỗi với Chúa trời mà hai người bị đuổi ra
khỏi vườn địa đàng xuống trần gian. Ở trần gain con cháu của Ađam va Eva vẫn
không ngừng phạm tội nên Chúa trời phải gây nên trận Đại hồng thủy đẻ tiêu diệt tất
cả chỉ để vợ chồng Nô-ê sống sót. Con cháu của Nô-ê lại tiếp tục phạm tội và tội lỗi
ngày càng nhiều buộc Chúa trời phải phái “Ngôi thứ hai” của mình xuống trần gian để
cứu vớt con người. Cái chết của Jesus được coi là sự chuộc lỗi cho tội lỗi của con
người. Cái chết này là sự kiện quan trọng nhất và là cơ sở cho các tín điều khác.
Theo Hegel (1770 – 1831), trong “Lịch sử đức Chúa Jesus” thì “Tôn giáo là hình
thức thứ hai của hệ thống tự bộc lộ của tinh thần, sau nghệ thuật”. Ông cho rằng Thiên
Chúa giáo là loại tôn giáo tuyệt đối, là tôn giáo của chân lý tự do và tinh thần, là sự
thống nhất bản chất thần và người.
Xét về mặt tôn giáo, Thiên Chúa giáo là một hệ thống lý thuyết về đức tin và sự
mặc khải - hệ thống này nằm trong Thánh kinh bao gồm hai phần Tân ước và Cựu
ước.
Bộ kinh Cựu ước gồm 45 cuốn sách do các nhà tiên tri Do thái được Thiên Chúa
viết ra trước khi Chúa Jesus ra đời. Cựu ước giải thích nguồn gốc của vũ trụ và loài
người, lịch sử Do thái được Chúa chọn để đón nhận và chuẩn bị cho sự ra đời của
Chúa Jesus. Cựu ước được chia làm ba loại:
18
Các sách lịch sử do thánh Moise viết, các sách về các vị vua của anh em Macabê
viết.
Các sách văn thơ gồm ca vịnh, châm ngôn, nhã ca, truyền đạo
Các sách sấm ký (tiên tri) của các thánh như Saia, Gieremia, Ezechiel, Daniel và
12 nhà tiên tri nhỏ như Osê, Janas, Michê…
Tân ước cũng chia làm ba loại:
Loại lịch sử gồm 4 cuốn kinh Phúc âm của các thánh Mathieu, Marcô, Luca và
Gioan, thêm 1 cuốn “Công vụ Tông đồ” của thánh Luca.
Loại Thánh thư gồm lời giảng giải của các tông đồ như Phaolô, Phêrô, Giacôbê,
Juđa về các vấn đề tín lý và luân lý. (Gồm 21 cuốn)
Một cuốn sách khải huyền của thánh Gioan, ghi chép về vũ trụ và đời sống giáo
hội.
Trong số các cuốn sách “Kinh thánh” trên có cuốn chỉ hai hoặc ba trang, song
được tòa thánh Vantican chấp nhận và cho phổ biến rộng rãi trong giáo hội Công
giáo.
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm của các Giáo phụ Kytô giáo. Các tác phẩm này
không được xem là sự mặc khải của Chúa nhưng được bộ tín lý của tòa thánh Vatican
coi là kinh điển. Những tác phẩm này được chi làm hai loại:
Những tác phẩm thần học được giáo hội Công giáo xem trọng nhất như các tác
phẩm của thánh Agustin “Vương quốc của Chúa trời”, “Chúa ba ngôi”, “Tự thử”…
Những tác phẩm triết học mang tính chất kinh viện, chủ yếu dựa trên triết học Hy
Lạp để biện minh cho sự tồn tại và quyền năng của Chúa vể sự đúng đắn của các tín
điều. Trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất là “Hai mươi bốn luận đề triết học”.
Đức tin quan trọng trước tiên là phép nhiệm màu của Chúa ba ngôi (Tam vị nhất
thể - đó là cha, con và thánh thần). Chúa trời là nguồn gốc của sự sống, vì tội lỗi của
con người mà Chúa Jesus có hai bản chất: Thánh thần và con người. Chúa trời ba ngôi
cũng chỉ là bản thể độc nhất - bản thể của vũ trụ.
Đức tin lớn thứ hai: Chúa trời là người có quyền lực, cai quản toàn bộ vũ trụ gồm
ba thế giới: Thiên đàng, trần gian và địa ngục. Sách sáng thế đã ghi lại công việc tạo
dựng của Chúa trời như sau: Ngày thứ nhất tạo ra ánh sáng và bóng tối. Ngày thứ hai
tạo ra không gian và thời gian. Ngày thứ ba tạo ra biển và đất liền. Ngày thứ tư tạo ra
19
mặt trời và mặt trăng. Ngày thứ năm tạo ra chim và cá. Ngày thứ sáu tạo ra con người
và cầm thú. Ngày thứ bảy: Nghỉ việc.
Đức tin lớn thứ ba: Tội tổ tông của loài người bắt nguồn từ sự phạm tội của
Ađam và Eva mà bản chất tội lỗi của họ là sự kiêu căng muốn trở thành hoàn thiện,
toàn bí tích như Thiên Chúa, vì tội tổ tông đó mà nảy sinh ra đau khổ, cái thiện và cái
ác ở con người.
Đức tin lớn thứ tư: Sự phục sinh của Chúa Jesus. Cái chết “tuẫn nạn” của Jesus
không phải là chấm hết, đó chỉ là phương cách cứu con người ra khỏi tội lỗi. Sự phục
sinh sẽ đến với mọi người trên trái đất sau khi chịu sự “phán xử cuối cùng” của Chúa.
Tín điều về sự phục sinh mang lại cho các tín đồ, niềm tin vào kiếp sống tạm bợ nơi
trần gian và cuộc sống vĩnh hằng nơi thiên đường.
Các luân lý bao gồm mười điều răn và ba lời khuyên:
Theo thánh Misen, Đức tin Thiên Chúa bắt nguồn từ nguyên tắc luân lý cao nhất
là tình yêu thương của Chúa và tình yêu thương đồng loại. Từ nguyên tắc đó mà Chúa
đã có mà đã có mười điều răn:
1. Không được thờ phụng một thần nào khác ngoài ta.
2. Chớ kêu tên Thượng đế một cách vô cớ.
3. Hãy nhớ ngày lễ nghỉ để thánh hóa.
4. Hãy thảo kính cha mẹ.
5. Chớ giết người.
6. Chớ tà dâm
7. Không trộm cắp
8. Không lừa gạt, hại người khác.
9. Không thèm muốn vợ (hay chồng) người khác.
10. Không thèm muốn của cải người khác.
Thực chất luân lý ở Thiên Chúa giáo kêu gọi sự phục tùng ngoan ngoãn, đức
nhẫn nại, hy sinh với sự hứa hẹn đền bù ở Thiên đàng – như trong thánh kinh đã ghi
lại lời răn nỗi tiếng của Jesus: “Nếu chúng con tha thứ lỗi lầm cho kẻ khác, cha chúng
con trên trời sẽ tha thứ cho chúng con. Bằng nếu chúng con không tha thứ cho người
khác. Cha chúng con sẽ không tha thứ cho chúng con đâu”.
Nghi lễ và tổ chức giáo hội của Thiên Chúa giáo:
20
Trong các nghi lễ của Thiên Chúa giáo, các phép bí tích là quan trọng nhất. Bí
tích là những nghi lễ thể hiện mối quan hệ giao tiếp giao tiếp giữa con người với
Chúa.
Có bảy bí tích:
1. Bí tích rửa tội: Thường được thực hiện với ý nghĩa rửa sạch mọi tội lỗi cho con
người bằng nước thánh của Chúa. Kinh thánh viết: “Các con hãy đi giảng dạy muôn
dân, làm phép rửa tội cho họ nhân danh Cha, con và Thánh thần”.
Bí tích rửa tội nhằm xóa bỏ tội tổ tông và các tội ta phạm, tha mọi hình phạt do
tội gây ra, ban ơn thánh hóa và làm cho ta nên chí thể mầu nhiệm Chúa Kytô. Nghi lễ
cốt yếu của bí tích rửa tội là lấy nước lã đổ lên đầu kẻ lãnh bí tích rửa tội, vừa đổ vừa
đọc rằng: “Tôi rửa tội nhân danh cha, con và thánh thần”. Còn kẻ lãnh bí tích rửa tội
thề hứa từ bỏ ma quỷ xa lánh tội lỗi và tin theo Chúa Kytô cùng giữ lề luật người.
2. Bí tích thêm sức: Nhằm ban thêm cho tín đồ dồi dào đức tin, kính Chúa và tích
cực xây dựng hội thánh của người. Bí tích chỉ do các giám mục và linh mục theo luật
chỉ định của giáo hội thực hiện mà thôi. Nghi lễ của bí tích này là vị chủ lễ đặt tay lên
đầu kẻ lãnh bí tích thêm sức và cầu nguyện cho họ, lấy dấu thánh trên trán mà đọc lời
ban bí tích thêm sức, cuối cùng là chúc bình an bằng câu: “Hãy lãnh nhận ấn tín ơn
mới Chúa, thánh thần”.
Những tín đồ đã được rửa tội thì mới được lãnh nhận bí tích thêm sức.
3. Bí tích thánh thể: Là thực chất của đời sống Kytô hữu. Tương truyền chúa
Jesus đã lập bí tích thánh thể trong bữa tiệc ly trước khi tuẫn nạn. Kinh thánh ghi: Đức
Chúa Jesus cầm lấy bánh tạ ơn bỏ ra và trao cho các môn đồ và phán: “Các con hãy
cầm lấy mà ăn này là mình ta”. Rồi người cầm chén rượu nho, tạ ơn và trao cho môn
đệ mà phán: “Các con hãy uống chén này vì này là máu của ta, máu của tân ước sẽ đổ
ra cho mọi người để được tha tội”. Hình thức nghi lễ của bí tích này chỉ đơn giản là
các linh mục cầm bánh thánh và rượu đọc “Này là mình ta”, “Này là máu ta”, qua lời
đọc đó Chúa Kytô hiện diện biến bánh và rượu thành thịt và máu của Chúa – đây là ý
nghĩa rất thiêng liêng đối với tín đồ giáo dân.
4. Bí tích giải tội: Dành cho người cần xám hối tội lỗi. Khi xưng tội, người giáo
dân tin rằng Chúa sẽ tha thứ và được phục quyền trong hội thánh. Linh mục trong khi
nghe xưng tội không phải là quan tòa phán xét mà chỉ đại diện cho lòng nhân từ của
21
Chúa. Các linh mục có trách nhiệm tuyệt đối giữ bí mật của phép giải tội và những bí
mật của con chiên khi xưng tội.
5. Bí tích truyền chức thánh: Là nghi lễ để thông quyền cho giám mục, linh mục
đã được tuyển chọn, ban cho họ chức vụ trong cứu độ loài người. Sau khi truyền chức
thánh, các linh mục được quyền tế lễ và ban các bí tích khác, quyền chăn dắt dân
Chúa.
6. Bí tích hôn phối: Là lễ nghi mà Chúa ra để kết hợp hai tín hữu, một nam, một
nữ thành vợ chồng trước mặt Chúa và hội thánh ban ơn cho họ được sống xứng đáng
trong chức vụ của mình. Trong Kinh thánh có ghi lại lời phán truyền của Chúa: “Điều
gì đức Chúa trời đã kết hợp thì loài người không được phân ly’.
Bí tích hôn phối đối với tín đồ rất quan trọng vì tình yêu vợ chồng là hình ảnh
tình yêu của Chúa Jesus với loài người.
7. Bí tích sức dầu bệnh nhân: Là nghi lễ Chúa Jesus đã lập để nâng đỡ Chúa Jesus
về phần hồn và phần xác. Bí tích này nhằm tẩy sạch dấu vết tội lỗi, tha các tội quên sót
vì cơn bệnh mà không xưng tội, nó giúp tín đồ chịu đựng đau khổ, dọn mình chết lành.
Nghi lễ được thực hiện bằng cách linh mục lấy dấu thánh và nhờ lòng từ bi của Chúa
mà làm cho bệnh nhân giảm hết bệnh hoặc dọn mình trước khi chết.
Tổ chức giáo hội của Thiên Chúa giáo là một tổ chức rất chặt chẽ, hệ thống và
được gắn kết lại bởi một đức tin chung.
Đứng đầu hội thánh là Đức Giáo hoàng. Thiên Chúa giáo cho rằng, Đức Giáo
hoàng là người kế vị Thánh Phêrô và thay mặt đức Chúa Jesus làm đầu hội thánh ở
trần gian. Đức Giáo hoàng là biểu tượng và là cơ sở của sự thống nhất trong đức tin và
trong sự hiệp thông của các tín đồ Kytô hiện hữu.
Đức Giáo hoàng có quyền lực cao nhất và có trách nhiệm điều khiển mọi công
việc của hội thánh theo 4 mục đích:
Hội thánh duy nhất (độc tôn).
Hội thánh thiện.
Hội thánh Công giáo (Giảng dạy chân lý).
Tông truyền liên tục với các tông đồ.
Cơ quan đầu não của hội thánh ở Rôma. Cộng sự viên trực tiếp cho Đức Giáo
hoàng là các vị Hồng Y do chính Giáo hoàng bổ nhiệm và hàng ngũ các chức sắc làm
22
việc trong triều Rôma như các thánh bộ, thánh vụ, các tòa án và các văn phòng như
giáo (Chuyên lo việc tổ chức, sai phái các vị thừa sai đi khắp nơi truyền giáo)
Dưới tòa thánh Vantican là Hội thánh ở các địa phận. Điều khiển các Tòa thánh ở
địa phận là các giám mục. Giám mục có quyền lực tối cao trong địa phận mình cai
quản, họ điều hành các công việc của cả địa phận cả về mặt hành pháp và tư pháp, mỗi
năm không được vắng quá ba tháng ở địa phận, không được cư ngụ ở nhà anh em. Các
giám mục toàn cầu thành lập: “Thượng hội đồng giám mục” để xem xét những công
việc chung.
Đơn vị thấp nhất của Hội thánh là Giáo xứ (Xứ đạo, họ đạo). Điều khiển Giáo xứ
và chăn dắt tín đồ họ đạo do Linh mục. Linh mục có hai loại: “Triều” là những Linh
mục theo đơn vị hành chính từ xứ họ trở lên. “Dòng” là những Linh mục làm chuyên
môn. Linh mục có nhiệm vụ chăm sóc giáo dân thuộc địa phận mình, không rời xa quá
2 tháng / năm. Không tham gia việc đời (Làm quan tòa, bộ trưởng, tỉnh trưởng ).
Quyền lợi của Linh mục là được quyền làm các bí tích và giáo huấn cho các tín đồ.
Việc đào tạo một Linh mục cũng rất được coi trọng. Linh mục “Triều” phải qua
bảy năm ở chủng viện, hai năm giúp xứ, sáu năm học ở Đại chủng viện. Sau đợt sát
hạch về tư cách, ý chí , thi cử, sức khỏe Các chủng sinh mới được thụ phong Linh
mục.
Tính ra, mỗi chủng sinh phải mất 15 năm học tập, tu luyện mới tốt nghiệp Linh
mục. Từ Linh mục thụ phong lên Giám mục cũng rất phức tạp. Những Linh mục trên
30 tuổi, đã có 5 năm làm Linh mục, có đạo đức và văn bằng cử nhân hay tiến sĩ thần
học mới đủ tiêu chuẩn. Việc thụ phong lên hàng Giám mục phải trải qua ba giai đoạn:
Đề nghị (hay tiến cử) của giáo dân, giao đoạn tuyên nhiệm (hay bổ nhiệm) do Giáo
hoàng duyệt, giai đoạn ba là tấn phong (thụ phong).
Mỗi địa phận có một ngôi thánh đường chính gọi là nhà thờ Chính tòa. Còn
những xứ đạo là các nhà thờ họ là nơi các giáo hữu tụ họp và hành lễ.
Các tín đồ giáo dân được gọi la Kytô hữu. Họ là những người tin theo đức Chúa
Jesus và sống một cuộc đời hiệp thông với Chúa. Về mặt lý thuyết, người Kytô hữu
sống thánh thiện theo “tin mừng”, có thái độ sống theo đức tin đó là hy sinh vì Chúa.
Có đức bác ái, nhân từ với đồng loại như trong kinh thánh đã răn dạy: “Hãy làm cho
người khác những gì các người muốn họ làm cho mình” hoặc “Thiên Chúa là tình
yêu”.
23
Theo Thiên Chúa giáo, toàn bộ thế giới được chia thành các địa phận và họ đạo,
ngoài ra còn có các dòng tu. Các dòng tu cũng giữ một vai trò quan trọng trong Kytô
hữu. Theo Giáo luật khoản 487, các bậc dòng tu là những người chung sống để đạt tới
những việc hoàn thiện công giáo bởi giữ được ba lời khấn: Vâng lời, sạch sẽ, khá
khăn. Người tu sĩ giống như giáo dân, cũng giữ những điều luật giáo hội, nhưng người
tu sĩ sống trong một tổ chức chặt chẽ hơn, ràng buộc nhiều hơn. Trong lịch sử Thiên
Chúa giáo có những dòng tu nỗi tiếng sau:
1. Dòng tên do thánh Inhaxiô sáng lập năm 1539 – 1541, dòng tên tôn kính cách
riêng Thánh danh Chúa Jesus, nhận lễ Thánh danh Chúa Jesus, nhận lễ thánh danh
chúa làm lễ bổn mạng.
2. Dòng Đa minh, còn gọi là anh em thuyết giáo do Thánh Saint Dominique sáng
lập đầu thế kỉ XIII.
3. Dòng Phanxicô do Thánh Phanxicô sáng lập đầu thế kỉ XVIII.
4. Dòng Lasan do Thánh Gioan Baotixtia Lasan sáng lập.
5. Dòng Biển Đức do Thánh Biển Đức sáng lập đầu thế kỉ thứ VI.
Công việc chính của các dòng tu là chuyên lo cầu nguyện và chiêm nghiệm, có
một số dòng tu đảm trách ở các trường học, bệnh viện, cô nhi viện. Mỗi dòng tu có bề
trên riêng và luật riêng, song các dòng tu luôn có sự phối hợp trong lợi ích chung của
Giáo hội.
Nhìn chung Giáo hội Thiên Chúa giáo luôn cố gắng bảo vệ thuyết Chúa bất di bất
dịch (thông điệp Deilideis 1871). Vẫn khẳng định tính “Không thể sai lầm” của Giapps
hoàng và khuynh hướng quyền lực tối thượng. Những quan niệm về Chúa, hệ thống
đức tin cũng rất ít thay đổi. Tuy nhiên trong lịch sử, với những biến cố lớn trong các
thời đại, Thiên chúa giáo buộc phải thay đổi, sự thay đổi lớn lao trong thiên Chúa giáo
đã dẫn đến sự cách tân, phân phái.
Các cuộc ly khai trong Giáo hội
Cuộc ly khai đầu tiên của Thiên chúa giáo trong lịch sử là sự đối lập của giáo hội
phương Đông với Tòa thánh Vantican ở Roma , vào những năm 974 – 984, nảy sinh
cuộc tranh luận về bản chất của Chúa, Giáo lý của Giáo hội Thiên chúa La mã
(Catholicism) thừa nhận quan điểm Chúa trời Ba ngôi: Chúa cha, chúa con và thánh
thần. Kinh thánh đã viết: “Chúa cha tạo nên ta, chúa con đã cứu chuộc ta và thánh thần
thánh hóa ta” và Chúa có hai bản chất, một là bản chất thánh thần, hai là bản chất con
24
người. Trái với những quan điểm truyền thống trên, giáo hội Đông Phương đề ra quan
điểm mới (Lạc thuyết Monothelism – năm 620) với mục đích thống nhất và độc lập
của cộng đồng Constantinopoli, thượng phu giáo chủ Sergius đề xướng quan điểm:
Chúa chỉ có một bản chất: Bản chất thánh thần, và Chúa chỉ có một ngôi vị độc nhất,
một hành động và ý chí độc nhất. Năm 692, Đại hội cộng đồng Constantinopoli III đã
tự ý quyết định tách khỏi giáo hội Thiên chúa giáo và quyết tâm xây dựng một đường
hướng riêng, cố gắng mở rộng quyền lực hơn nữa cho mình. Như vậy, chính thống
giáo đã ra đời ở Bizanxơ như một sự đối trọng với Thiên chúa giáo ở Roma. Tuy gọi là
“Chính thống giáo” song nó chỉ có tính khu vực và chỉ là bản sao của giáo hội Roma.
Cuộc ly khai của chính thống giáo chính thức, vĩnh viễn vào năm 1054. Chính thống
giáo phát triển mạnh nhất ở các nước nam Châu Âu, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 988, nước
Nga chịu lễ thánh Tây do Đại hoàng thân Kiev là Vladimia. Ông Vladimia kêu gọi
khai sáng một “Roma” mới cho nước Nga, một ngã ba đường cho đạo Kitô từ
Constantinopoli. Chính thống giáo đã thực hiện được việc Xlavơ Kitô giáo. Năm 1054,
chính thống giáo Nga đã có những nét riêng, được coi là “Roma thứ 3”. Cuộc ly khai
thư hai trong lịch sử Thiên chúa giáo diễn ra trong khoảng thế kỷ thứ 16 trong thời đại
chuẩn bị các cuộc cách mạng tư sản – Đạo tin lành. Cùng sự lớn mạnh của giao cấp tư
sản Châu Âu, Thiên chúa giáo tất yếu đòi hỏi phải có sự thay đổi để phản ánh hoàn
cảnh lịch sử đó. Cuộc vận động cải cách nổ ra đầu tiên ở Đức do Mục sư Martin Luter
(1483-1546). Chịu ảnh hưởng tư tưởng tự do của giai cấp tư sản, phản kháng lại những
quy định khắc nghiệt của Thiên chúa giáo truyền thống, Mục sư Luter muốn quay về
giáo lý Kitô nguyên thủy. Ông tuyên bố: “Điều kiện cứu rỗi của Chúa Jesu không phải
là tuân thủ một cách hình thức với nghi lễ bí mật và lời căn dặn của nhà thờ mà là
niềm tin cá nhân của tín đồ vào sự hy sinh của chúa Jesu để chuộc lỗi cho con người”.
Nếu như trước kia, con người chỉ có thể được cứu rỗi ở nhà thờ thì nay đối với Luter
chỉ cần lòng tin chân thành ở Chúa là được cứu rỗi ở bất kì nơi nào quan điểm mới này
đã được Mác đánh giá: “Luter đã chiến thắng sự nô lệ của sùng đạo bằng sự nô lệ của
niềm tin. Ông đã phá vỡ niềm tin vào uy tín bằng cách tạo ra uy tín của niềm tin…Ông
giải phóng con người khỏi tôn giáo bên ngoài và xây dựng tôn giáo thành thế giới bên
trong con người. Ông giải phóng thể xác con người khỏi gông xiềng nhà thờ nhưng lại
đặt gông xiềng trong trái tim con người.
25