BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
(Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.TRƯƠNG QUANG DŨNG
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này khơng sao chép của bất cứ luận văn
nào khác và cũng chưa được trình bày hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu
nào khác trước đây.
Tác giả chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của TS Trương Quang
Dũng. Tác giả cũng chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các nhà quản trị của các ngân
hàng thương mại cùng các tổ chức trong nước có nêu tên trong đề tài nghiên cứu này
đã giúp đỡ tác giả trong việc tiếp cận các tài liệu nghiên cứu.
TP Hồ Chí Minh, ngày
tháng
năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Thùy Trang
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TĨM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
5. Ý nghĩa thực tiễn đề tài .................................................................................... 3
6. Kết cấu đề tài ................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................... 4
1.1 Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại .......................................... 4
1.1.1 Thanh khoản trong ngân hàng thương mại ............................................. 4
1.1.1.1 Khái niệm thanh khoản ................................................................................ 4
1.1.1.2 Cung thanh khoản và cầu thanh khoản ........................................................ 5
1.1.1.3 Trạng thái thanh khoản ................................................................................ 5
1.1.2 Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại ................................... 6
1.1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản (RRTK) ........................................................ 6
1.1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản .................................................... 7
1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại ............................. 8
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản .................................................... 8
1.2.2 Sự cần thiết của việc quản trị rủi ro thanh khoản .................................... 9
1.2.3 Cơ sở pháp lý về quản trị rủi ro thanh khoản ........................................ 10
1.2.4 Nội dung của quản trị rủi ro thanh khoản ............................................ 11
1.2.4.1 Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản ...................................................... 12
1.2.4.2 Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản .......................................... 13
1.2.4.3 Kiểm soát hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ...................................... 26
Kết luận chương 1 ............................................................................................ 26
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) ...................................................................................................... 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ngân hàng BIDV ....................... 28
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 28
2.1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý .............................................................................. 29
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV những năm gần đây
.......................................................................................................................... 31
2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2014 - 2017.......................... 31
2.1.3.2 Một số hoạt động cụ thể ............................................................................ 34
2.2 Thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam ........................................................................................... 36
2.2.1 Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản ................................................. 37
2.2.2 Tổ chức thực hiện quản trị RRTK ........................................................... 40
2.2.2.1 Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản của BIDV ............................ 40
2.2.2.2 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản ........................................................ 43
2.2.3 Kiểm soát hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ................................. 58
2.2.4 Quy trình hoạt động quản lý thanh khoản của BIDV……………….. 59
2.3 Đánh giá thực trạng quản trị RRTK tại BIDV ............................................ 59
2.3.1 Đánh giá thực trạng quản trị RRTK ...................................................... 59
2.3.1.1 Những kết quả đạt được ................................................................. 59
2.3.1.2 Hạn chế .......................................................................................... 60
2.3.2 Nguyên nhân ......................................................................................... 61
2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan .......................................................................... 61
2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan .............................................................................. 62
Kết luận chương 2 ............................................................................................ 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ RRTK TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM .......................................................................................................... 64
3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt
Nam ................................................................................................................. 64
3.1.1Định hướng phát triển của ngân hàng BIDV trong thời gian tới ........... 64
3.1.1.1 Sứ mệnh và tầm nhìn ................................................................................. 64
3.1.1.2 Định hướng phát triển của BIDV trong thời gian tới ................................. 65
3.1.1.3 Kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức giai đoạn 2018-2020
…………………………………………………………………………… ... …67
3.1.2 Định hướng phát triển chính sách quản trị RRTK ................................ 67
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị RRTK ở ngân hàng TMCP đầu tư và phát
triển Việt Nam ................................................................................................ 68
3.2.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị RRTK............................................ 69
3.2.1.1 Thành lập phịng quản trị rủi ro thanh khoản ............................................ 69
3.2.1.2 Cơng tác quản trị RRTK cần phải được gắn kết chặt chẽ với các công tác
quản trị rủi ro khác như quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động .
.......................................................................................................................... 70
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản .................. 71
3.2.3 Tăng cường dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô ................................... 72
3.2.4 Hồn chỉnh các cơng cụ quản lý phục vụ việc nhận dạng, đo lường và theo
dõi rủi ro thanh khoản ............................................................................................ 73
3.2.5 Nâng cấp, làm chủ hệ thống cơng nghệ thơng tin ................................. 74
3.2.6 Tăng vốn tự có nhằm tăng năng lực tài chính ....................................... 75
3.2.7 Cơ cấu quản trị danh mục tài sản nợ và tài sản có ................................ 76
3.2.8 Thắt chặt hoạt động kiểm tra, giám sát ................................................. 77
3.2.9 Các biện pháp khác ............................................................................... 78
3.2.9.1 Nâng cao chất lượng tín dụng .................................................................... 78
3.2.9.2 Đẩy mạnh huy động vốn ............................................................................ 79
3.2.9.3 Tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng .............................................. 80
3.2.9.4 Phát triển thương hiệu, mạng lưới ............................................................. 80
3.3 Một số kiến nghị ............................................................................................. 81
3.3.1 Về phía chính phủ ..................................................................................... 81
3.3.1.1 Ổn định mơi trường kinh tế vĩ mơ ...................................................... 81
3.3.1.2 Hồn thiện môi trường pháp lý .................................................................. 82
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.................................................... 82
3.3.2.1 NHNN cần quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ công tác quản trị RRTK của các
NHTM ................................................................................................................... 82
3.3.2.2 Xây dựng chính sách và quy trình kiểm soát, đo lường rủi ro .................. 83
Kết luận Chương 3 ........................................................................................... 83
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB
: Ngân hàng TMCP Á Châu
Agribank
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ALCO
: Hội đồng quản trị Tài sản Nợ - Có
ANZ
: Australia and New Zealand Banking Group Ltd
ATM
: Automated Teller Machine (Máy rút tiền tự động)
BCBS
: Uỷ ban Basel về giám sát Ngân hàng
BIDV
: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt
Nam
BIS
: Ngân hàng thanh toán quốc tế
CAR
: Hệ số an tồn vốn
CNTT
: Cơng nghệ thơng tin
ERM
: Risk Management
HĐQT
: Hội đồng quản trị
HSBC
: The Hongkong and Shanghai Banking Corporation Limited
MB
: Ngân hàng TMCP Quân đội
MHB
: Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long
NH
: Ngân hàng
NHNN
: Ngân hàng nhà nước
NHTM
: Ngân hàng thương mại
NPL
: Trạng thái thanh khoản ròng
POS
: Point of sale
QLRR
: Quản lý rủi ro
RRTK
: Rủi ro thanh khoản
SHB
: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
TCTD
: Tổ chức tín dụng
TMCP
: Thương mại cổ phần
VAMC
: Cơng ty quản lý tài sản
Vietbank
: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Vietcombank
: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank
: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
VN
: Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1 Kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu giai
đoạn 2014 – 2017 ...................................................................................................... 32
Bảng 2. 2 Tình hình huy động vốn ngân hàng BIDV 2016- 2017 ........................... 34
Bảng 2. 3 Phân loại nợ giai đoạn 2016 – 2017 ......................................................... 35
Bảng 2. 4 Lãi suất huy động năm 2017 của một ngân hàng TMCP Việt Nam ........ 44
Bảng 2. 5 Bảng phân loại thời hạn huy động vốn và thời hạn cho vay khách hàng
của BIDV giai đoạn 2014 - 2017 .............................................................................. 45
Bảng 2. 6 Thang đáo hạn tài sản nợ và có giai đoạn 2014 - 2017 ............................ 47
Bảng 2.7 Các chỉ số thanh khoản của BIDV giai đoạn 2014 - 2017
……………………………………………………………………………………...49
Bảng 2. 8 Tài sản dự trữ thanh khoản và nguồn vốn huy động giai đoạn 2014 - 2017
................................................................................................................................... 55
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2. 1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng BIDV ...................................................... 28
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của BIDV ........................................................... 29
Sơ đồ 2. 3 Cấu trúc chi nhánh ngân hàng BIDV ....................................................... 30
Sơ đồ 2. 4 Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tại ngân hàng BIDV .............................. 40
Sơ đồ 2. 5 Giá cổ phiếu BIDV giai đoạn 2015 - 2017 .............................................. 43
Biểu đồ 2.6 Khe hở thanh khoản giai đoạn 2014 – 2017 tại BIDV .......................... 48
Biểu đồ 2.7 Hệ số CAR của ngân hàng BIDV giai đoạn 2014 - 2017...................... 50
Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của BIDV giai đoạn 2014 - 2017 .................. 50
Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ dư nợ cho vay/ tiền gửi của BIDV giai đoạn 2014 - 2017 ........... 52
Sơ đồ 3. 1 Giá trị cốt lõi ngân hàng BIDV………………………………………... 64
TÓM TẮT
a. Tiêu đề: “ Quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV)”.
b. Tóm tắt:
- Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Trong thời gian qua, đã có nhiều NH TMCP trên thế giới và Việt Nam do quản
lý thanh khoản yếu kém đã không đưa ra những biện pháp kịp thời dẫn đến ngân
hàng bị thiệt hại nặng nề, thậm chí phá sản như ngân hàng Lehman Brothers,
Nothern Rocks, ACB… Bên cạnh đó, BIDV cũng đứng trước nhiều thử thách về
việc quản lý thanh khoản như quản lý nguồn vốn, quản lý tín dụng đặc biệt là các
khoản nợ xấu, ảnh hưởng của thị trường tài chính tiền tệ cũng như các tin đồn xấu
về lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, hệ thống quản lý thanh khoản chưa được hồn
thiện. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm luận văn nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu: Quản trị rủi ro thanh khoản của BIDV.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính các chuyên gia quản trị rủi ro
thanh khoản của BIDV kết hợp thống kê mô tả để rút ra kết luận về hạn chế, tồn tại
và đề ra giải pháp.
- Kết quả nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện
quản trị rủi ro thanh khoản của BIDV trong thời gian tới.
- Kết luận và hàm ý: Kết quả đã đưa ra các giải pháp và khuyến nghị khả thi nhằm
hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của BIDV trong thời gian tới.
c. Từ khóa: Quản trị rủi ro thanh khoản.
ABSTRACT
a. Title: “ Liquidity Risk Management of The Joint Stock Commercial Bank for
Investment and Development Vietnam (BIDV)”
b. Abstract:
- Reason for writing:
In recent years, there have been many commercial banks in the world
generally and in Vietnam particularly due to weak liquidity management which did
not take timely measures to the bank suffered badly, even bankruptcy like Lehman
Brothers, Nothern Rocks, ACB… Besides, BIDV also faced many challenges in
liquidity management such as capital management, credit management, especially
below standard debt, the impact of money market, bad as well as uncertainty rumors
about high-ranking leaders of banks, liquidity management system has not been
completed. Therefore, the author has chosen the topic "Liquidity risk management
of The Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development Vietnam" as
a research.
- Problem: Liquidity Risk Management of The Joint Stock Commercial Bank for
Investment and Development Vietnam (BIDV)
- Methods: Qualitative research of liquidity risk management experts of BIDV
combined descriptive statistics to draw conclusions about limitations, exist and
propose solutions.
- Results: Proposing some solutions and recommendations to improve BIDV's
liquidity risk management in the coming time.
- Conclusion: The results of this research thesis provide feasible solutions and
recommendations to improve liquidity risk management activities of BIDV in the
coming time.
c. Keywords: Liquidity Risk Management
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh khoản là thước đo sức khoẻ của một ngân hàng, do đó quản trị rủi ro
thanh khoản mang nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của
ngân hàng. Ngày nay, trên thế giới, sự cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn
ngày càng gia tăng dẫn đến căng thẳng thanh khoản. Thị trường tài chính ngày
càng phát triển, các ngân hàng thương mại (NHTM) càng có nhiều cơ hội cũng
như rủi ro trong hoạt động quản trị thanh khoản. Vấn đề được đặt ra là ngân hàng
làm cách nào để có thể quản lý được thanh khoản với chi phí thấp nhưng vẫn đảm
bảo an tồn trong tình trạng cạnh tranh ngày càng gia tăng. Từ đó nhận thức được
tầm quan trọng của việc quản lý thanh khoản trong ngân hàng.
Trong xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng bị
ảnh hưởng tiêu cực từ những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gây ra những
bất ổn cho kinh tế trong nước đối với nền kinh tế vĩ mô. Giá dầu thô tăng cao làm
chỉ số giá tiêu dùng trong nước leo thang. Lạm phát leo thang, chính phủ với mục
tiêu kiềm chế lạm phát, đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ làm thanh khoản của
hệ thống NHTM bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt có một số ngân hàng rơi vào
tình trạng thiếu thanh khoản, đã phải huy vốn bằng mọi cách bất chấp chi phí huy
động vốn cao. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh
doanh của bản thân ngân hàng mà cịn tác động đến thị trường tiền tệ và tồn bộ
nền kinh tế nói chung. Đứng trước những vấn đề đó, các ngân hàng đã nhận thức
được tầm quan trọng của việc đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân
hàng.
Những năm qua, trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều ngân hàng do
quán lý thanh khoản yếu kém đã không đưa ra những biện pháp kịp thời dẫn đến
ngân hàng bị thiệt hại nặng nề, thậm chí phá sản như ngân hàng Lehman Brothers,
Nothern Rocks, ACB… Xuất phát từ thực tế các ngân hàng đã xảy ra các vấn đề
2
về rủi ro thanh khoản, cho thấy vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân
hàng thương mại trên thế giới và trong nước có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận lẫn
thực tiễn. Đứng trước những tin đồn về lãnh đạo cấp cao thời gian qua đã gây ra
một số thông tin không tốt, để thực hiện được mục tiêu phát triển an toàn, và đạt
hiệu quả trong kinh doanh, việc kiểm soát và hạn chế RRTK trong hệ thống Ngân
hàng thương mại cổ phần (TMCP) Việt Nam nói chung và Ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng là cần thiết. Bên cạnh đó,
với tổng quy mơ tài sản và nguồn vốn hơn 1 triệu tỷ đồng, BIDV cần phải quản trị
nguồn vốn hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng nhưng vẫn
phải đảm bảo an tồn thanh khoản. Vì những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Quản
trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”
làm luận văn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ 2 vấn đề:
Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro
thanh khoản của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản trị rủi ro thanh khoản.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
+ Thời gian: từ năm 2014 đến 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu. Trong đó sử
dụng các phương pháp cụ thể như: thống kê mơ tả, phân tích, so sánh, đối chiếu,
khái qt hóa và tổng hợp.
3
Dữ liệu sử dụng trong luận văn bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo nội bộ của BIDV năm 2014, 2015,
2016, 2017. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn chuyên sâu các chuyên
gia.
5. Ý nghĩa thực tiễn đề tài
Luận văn trình bày sự cần thiết của việc hoàn thiện hoạt động quản trị ủi ro
thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam. Kết quả của đề
tài này có thể áp dụng vào thực tiễn vì BIDV đang trong q trình hồn thiện quy
trình, chính sách quản lý thanh khoản nhằm đáp ứng khả năng chi trả của hệ thống
BIDV.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn bao
gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương
mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh
khoản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại
1.1.1 Thanh khoản của ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm thanh khoản
Theo định nghĩa của Uỷ ban Basel về giám sát Ngân hàng: “Thanh khoản của
ngân hàng là khả năng của ngân hàng để tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ
nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức.”
“Thanh khoản ngân hàng là việc ngân hàng có thể có được những khoản vốn
khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu.” Peter S.Rose
(2001, trang 451)
Theo Rudolf Duttweiler (2009, trang 23): “Thanh khoản đại diện cho khả năng
thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn – đến mức tối đa và bằng đơn
vị tiền tệ được quy định. Do thực hiện bằng tiền mặt, thanh khoản chỉ liên quan đến
các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh tốn sẽ dẫn
đến tình trạng thiếu khả năng thanh khoản.”
“Thanh khoản- Liquidity, là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn
vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh.” Trần
Huy Hoàng (2011, trang 232).
Như vậy, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản hoặc nguồn vốn có thể
với chi phí hợp lý để đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh.
Cụ thể hơn, thanh khoản có thể được định nghĩa là khả năng đáp ứng tất cả các
nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn, các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho
hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm.
Một nguồn vốn được coi là có tính thanh khoản cao khi đáp ứng được hai điều
kiện sau: thứ 1 là chi phí huy động nguồn vốn đó phải thấp, thứ 2 là thời gian huy
động nguồn vốn phải nhanh.
Một tài sản có tính thanh khoản cao khi có chi phí chuyển hóa thành tiền thấp,
và khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh.
5
1.1.1.2 Cung thanh khoản và cầu thanh khoản
Cung và cầu thanh khoản thể hiện khả năng và yêu cầu của về thanh khoản của
ngân hàng.
- Cung thanh khoản:
“Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng,
là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng.” Trần Huy Hoàng (2011, trang 234)
- Cầu thanh khoản:
Trần Huy Hoàng (2011, trang 235); “Cầu thanh khoản, là nhu cầu vốn cho các
mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng.”
Những nghiệp vụ của cung và cầu thanh khoản:
Cung thanh khoản
+ Các khoản tiền gửi (S1)
Cầu thanh khoản
+ Khách hàng tất toán các khoản tiền gửi (D1)
+ Doanh thu từ việc bán các khoản + Yêu cầu cấp các khoản tín dụng (D2)
dịch vụ (S2)
+ Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi
+ Thu hồi tín dụng đã cấp (S3)
(D3)
+ Bán các tài sản đang sử dụng và + Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản
kinh doanh (S3)
phẩm và dịch vụ (D4)
+ Vay mượn từ thị trường tiền tệ
+ Thanh tốn cổ tức cho các cổ đơng (D5)
(S4)
1.1.1.3 Trạng thái thanh khoản
Theo Trần Huy Hoàng (2011), ở bất kỳ thời điểm nào, các nguồn cung và cầu
thanh khoản đến cùng với nhau và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng (Net
Liquidity Position –NLP ), trạng thái này có thể được xác định như sau:
NLP = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản
(NLPt) = (S1+S2+S3+S4+S5) – (D1+D2+D3+D4+D5)
- Thặng dư thanh khoản khi NLPt dương, ngân hàng đang ở trong tình trặng dư
thừa thanh khoản. Để đảm bảo có khả năng sinh lời nhiều nhất từ nguồn thanh
khoản thặng dư này, nhà quản trị ngân hàng phải đưa ra quyết định sử dụng nguồn
thanh khoản thặng dư này ở đâu và trong thời gian bao lâu để đầu tư kiếm lời cho
6
đến khi nguồn thanh khoản này được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản
cần thiết trong tương lai. Thanh khoản thừa thường được ngân hàng dùng để mua
các chứng khoán dự trữ thứ cấp, hoặc cho vay trên thị trường tiền tệ, hoặc gửi tại
các tổ chức tín dụng khác.
- Thiếu hụt thanh khoản khi NLPt âm, ngân hàng đang trong tình trạng thiếu hụt
nguồn vốn để hoạt động. Trong trường hợp này, nhà quản trị ngân hàng phải đưa ra
quyết định bổ sung thanh khoản như thế nào để đáp ứng nhu cầu vốn với chi phí
thấp nhất và kịp thời nhất. Chẳng hạn, ngân hàng có thể sử dụng các cơng cụ như
dùng dự trữ bắt buộc dư ra nếu có, hoặc bán dự trữ thứ cấp ngân hàng sở hữu (trái
phiếu chính phủ…), hoặc vay qua đêm, vay tái chiết khấu tại NHNN, hoặc huy
động từ thị trường tiền tệ bằng việc phát hành chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn để
huy động vốn…
- Cân bằng thanh khoản khi khi NLPt = 0, ngân hàng đang trong tình trạng cung
thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản. Đây là tình trạng rất khó xảy ra trên
thực tế vì cung và cầu ln có sự chênh lệch nhất định.
1.1.2 Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản (RRTK)
Có nhiều định nghĩa khác nhau về RRTK:
Theo Phan Thị Cúc (2006): “Đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp các
ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc
không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.”
Theo Rudolf Duttweiler (2009, trang 37): “Rủi ro thanh khoản là nguy cơ không
thể thực hiện các nghĩa vụ thanh tốn, theo đó việc khơng thể thực hiện này sẽ kéo
theo những hậu quả không mong muốn.”
Vậy, RRTK là loại rủi ro khi ngân hàng khơng có khả năng cung ứng đầy đủ
lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi
phí cao.
7
1.1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
Tính thanh khoản của ngân hàng được xem như là khả năng đáp ứng tức thời
được nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng và giải ngân các khoản tín dụng đã cam
kết. Do đó ngân hàng phải có trong tay lượng vốn khả dụng với chi phí thấp để đáp
ứng yêu cầu vay mới của khách hàng mà không cần phải thu hồi những khoản vay
cũ đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Ngân hàng cũng cần
có thanh khoản tốt để có thể đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng một cách kịp
thời, tránh ảnh hường đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay. Thanh
khoản kém là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng. Vậy
những nguyên nhân nào dẫn đến RRTK? Thanh khoản của một ngân hàng có vấn đề
là do những nguyên nhân sau:
Các nguyên nhân từ bên trong:
Thứ nhất: do quản lý thanh khoản chưa thật sự chặt chẽ dẫn đến thiếu khả
năng chi trả, cụ thể: dự trữ thanh khoản thấp nên không thể đáp ứng được nhu cầu
sử dụng vốn tức thời, ưa thích các loại chứng khốn có thanh khoản thấp, mất cân
đối trong kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản, hoặc không đủ khả năng chi trả do vốn
chủ sở hữu thấp.
Thứ hai: do ngân hàng cho vay và đầu tư quá liều lĩnh. Trong cho vay, thiếu
sự thẩm định chặt chẽ, tăng trưởng nóng dẫn đến nợ xấu, hoặc ngân hàng cho vay
nguồn vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế nào đó. Trong đầu
tư, khơng đa dạng hóa mà chỉ tập trung nắm giữ một số loại chứng khoán có độ rủi
ro cao.
Thứ ba: các hình thức huy động vốn chưa được đa dạng hố nên khó thu hút
được nguồn vốn từ khách hàng, do đó làm sụt giảm vốn huy động dẫn đến tình
trạng khơng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Thứ tư: do ngân hàng mất cân đối giữa việc huy động nguồn và sử dụng
nguồn. Ngân hàng sử dụng quá nhiều khoản huy động và đi vay vốn với thời hạn
ngắn, để cho vay và đầu tư trung dài hạn. Từ đó xảy ra tình trạng mất cân xưng giữa
ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của nguồn vốn huy động,
8
mà cụ thể là là dòng tiền thu vào từ các khoản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi trả các
nhu cầu tất toán các khoản tiền gửi của khách hàng.
Các nguyên nhân từ bên ngoài :
Thứ nhất: những thay đổi trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ,
chính sách tiền tệ của chính phủ. Trong những năm vừa qua dòng vốn tiền gởi vào
ngân hàng thương mại giảm do tác động của lạm phát và lòng tin. Trong những năm
gần đây, nền kinh tế hồi phục sau khủng hoảng kéo theo hoạt động của các ngân
hàng thương mại cũng tăng trưởng nóng làm phát sinh tư tưởng chủ quan, tăng
trưởng tín dụng khơng kiểm sốt, và bng lỏng chính sách quản lý rủi ro. Vì vậy
ngân hàng nhà nước (NHNN) đã phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt một
cách quyết liệt nhằm thu về một khối lượng tiền mặt đồng Việt Nam khá lớn từ lưu
thơng. Khơng có sự chuẩn bị tốt, một số ngân hàng thương mại đã khơng thể ứng
phó kịp thời, bị mất thanh khoản do cơ cấu đầu tư quá mạo hiểm
Thứ hai: do sự biến động của lãi suất thị trường làm ảnh hưởng đến nguồn
tiền huy động tại ngân hàng. Cụ thể, khách hàng sẽ rút các khoản tiền gửi tại ngân
hàng với lãi suất thấp khi lãi suất đầu tư tăng để chuyển sang đầu tư nơi khác có tỷ
lệ sinh lời cao hơn, ngược lại đối với khách hàng vay sẽ tích cực tiếp cận với vốn
vay ngân hàng vì có lãi suất thấp.
Thứ ba: do khủng hoảng suy thoái kinh tế trong thời gian vừa qua, các doanh
nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến thua lỗ, phá sản, mất khả năng hoàn vốn vay
cho dân ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nhu cầu thanh
khoản cho ngân hàng.
Thứ tư: do tình hình chính trị, an ninh xã hội trong nước không ổn định. Các
tin tức bất lợi liên quan đến ngân hàng, hoặc các tin đồn thất thiệt về uy tín của ngân
hàng, tạo tâm lý lo sợ và tâm lý “bầy đàn”, khiến khách hàng rút tiền hàng loạt, điều
này làm ngân hàng dễ rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả.
1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản
Có nhiều định nghĩa về hoạt động quản trị RRTK:
9
“Quản trị RRTK là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính
lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn.” (Trần Huy
Hồng, 2011, trang 233)
“Quản trị RRTK là q trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ những
nguy cơ rủi ro về việc ngân hàng không thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhu cầu
thanh toán cho khách hàng.” (Nguyễn Thị Mùi, 2008, trang 236)
Như vậy, quản trị RRTK là q trình quản trị có hiệu quả RRTK của tài sản và
nguồn vốn một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống thơng qua việc nhận dạng
được rủi ro, từ đó có chiến lược, phương pháp để phân tích, đo lường, kiểm sốt và
tài trợ rủi ro nhằm giảm thiểu và phòng ngừa những tổn thất, những ảnh hưởng bất
lợi do RRTK gây ra.
1.2.2 Sự cần thiết của việc quản trị rủi ro thanh khoản
Trên thực tế, tổng cung hiếm khi nào bằng với tổng cầu thanh khoản tại một thời
điểm. Do đó, tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng luôn ở trong trạng thái dư thừa hoặc thâm hụt, đó là lý do vì
sao cơng tác quản trị RRTK là cần thiết, và phải được thực hiện một cách thường
xuyên, liên tục xuất phát từ những lý do sau:
- Thứ nhất: sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời. Ngân hàng, nếu
tập trung vốn quá nhiều để đảm bảo khả năng thanh khoản thì khả năng sinh lời
thấp và ngược lại. Như vậy, ngân hàng phải thực hiện quản trị RRTK để một mặt
giảm thiểu RRTK có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, mặt khác vẫn đảm bảo
lợi nhuận của ngân hàng.
- Thứ hai: nếu thanh khoản có vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng, gây
ra những hậu quả lớn. Mức độ nhẹ là giảm uy tín và thu nhập của ngân hàng, mức
độ nghiêm trọng sẽ đẩy ngân hàng vào tình trạng mất khả năng thanh tốn và đưa
ngân hàng đến tình trạng phá sản. Đặc biệt, RRTK mang tính hệ thống có thể gây
ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của cả hệ thống tài chính.
Việc quản trị RRTK tốt sẽ giúp giảm thiểu RRTK có thể xảy ra. Thơng qua q
trình nhận dạng, đo lường RRTK, ngân hàng tiến hành đề ra các chiến lược kinh
10
doanh, các quyết định kinh doanh phù hợp: vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh,
vừa phịng ngừa, kiểm sốt, hạn chế tối thiểu rủi ro cho ngân hàng.
1.2.3 Cơ sở pháp lý về quản trị rủi ro thanh khoản
Năm 1988, với mục đích đưa ra các tiêu chuẩn về vốn để hạn chết rủi ro kinh
doanh của ngân hàng và đảm bảo an tồn cho hệ thống tài chính, BCBS (Ủy ban
Basel về giám sát ngân hàng) đã giới thiệu khung rủi ro tín dụng (Basel I). Tháng 6
năm 2004, các quy định này đã được sửa đổi bổ sung bằng cách ban hành một hiệp
ước về vốn mới (Basel II) nhằm đáp ứng các yêu cầu của phát triển liên tục trong
ngành Ngân hàng.
- Mục tiêu của Basel II: Nâng cao Sự ổn định và chất lượng của hệ thống ngân
hàng quốc tế; xây dựng một môi trường hoạt động kinh doanh chuẩn như nhau trên
thế giới; tăng cường việc chấp nhận các thông lệ quốc tế nghiêm ngặt hơn trong
lĩnh vực quản lý rủi ro.
- Basel II sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”:
+ Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì hệ số an tồn thanh khoản. Theo đó,
hệ số an tồn thanh khoản (CAR) tối thiểu vẫn là 9% của tổng tài sản có rủi ro như
Basel I. Thế nhưng, rủi ro được tính tốn theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải
đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường.
+ Trụ cột thứ II: Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những
“cơng cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng được đặt tên là rủi ro cịn lại
(residual risk), trong đó trụ cột này cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro
mà ngân hàng đối mặt, không chỉ cho rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược mà còn cho
rủi ro danh tiếng, RRTK và rủi ro pháp lý.
+ Trụ cột thứ III: Các thông tin cần phải được ngân hàng công khai thông tin
một cách rõ ràng, minh bạch theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh
sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin
về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy
cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy
trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
11
1.2.4 Nội dung của quản trị rủi ro thanh khoản
Vào đầu năm 1950, khái niệm quản trị rủi ro doanh nghiệp (Risk Management –
ERM) bắt đầu xuất hiện. Đến năm 1963, Robert Mehr và Bob Hedges đã tổng hợp
các quan niệm trước đây về QLRR và đưa ra một định nghĩa mới về vấn đề này.
Theo Robert Mehr và Bob Hedges, ERM là một quy trình xem xét đánh giá toàn
diện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm
ẩn có thể tác động xấu đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các
giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ. Trên nền tảng
lý thuyết này, các nghiên cứu tiếp theo tập trung vào một số vấn đề sau:
- Theo Clup (2002) “quy trình QTRR bao gồm các bước cơ bản: nhận diện rủi
ro, phân tích đánh giá rủi ro, từ đó phân loại xếp hạng, báo cáo rủi ro, xử lý rủi ro và
giám sát rủi ro.”
- Rose (2012) đứng trên phương diện từ khách hàng và những nhà quản trị để
phân tích những cải cách trong hệ thống tài chính hiện đại, những rủi ro hệ thống,
những thách thức đặt ra trong hệ thống tài chính hiện nay, những nguyên nhân và
thách thức của suy thoái kinh tế thế giới....từ đó cung cấp cho người đọc những
phương pháp kiểm soát rủi ro của ngân hàng trong nền kinh tế đầy bất ổn hiện nay.
- Vào tháng 11/2004, hội nghị thường niên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á
(viết tắt ABA) được nhóm họp, đưa ra thảo luận đến việc ứng dụng hiệp ước mới về
vốn (Basel II) nhằm mục đích hạn chế được các rủi ro trong hoạt động của các
NHTM trong hiệp hội. Uỷ ban Basel đã đưa ra các nguyên tắc khuyến nghị để quản
trị và giám sát RRTK như sau:
+ Về xây dựng cơ cấu cho việc quản trị RRTK: Mỗi ngân hàng cần có một cơ
cấu tổ chức quản trị để thực hiện có hiệu quả chiến lược về khả năng thanh khoản.
+ Về đo lường và theo dõi rủi ro thanh khoản: Mỗi ngân hàng phải có một quy
trình quản lý thanh khoản hàng ngày nhằm theo dõi, báo cáo các biến động thanh
khoản.
12
+ Về quản trị khả năng tiếp cận thị trường: Mỗi ngân hàng cần có kế hoạch dự
phịng bao gồm chiến lược xử lý các vấn đề về khả năng thanh khoản và quy trình
xử lý sự suy giảm luồng tiền trong những tình huống khẩn cấp.
+ Về kiểm sốt nội bộ việc quản trị RRTK: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống
kiểm sốt nội bộ nhằm kiểm sốt hoạt động quản trị RRTK. Cần phải đánh giá và
xem xét một cách độc lập tính hiệu quả của hệ thống quản trị RRTK bằng một thành
phần cơ sở của hệ thống kiểm soát nội bộ và đảm bảo là việc kiểm soát nội bộ được
tăng cường hoặc chỉnh sửa khi cần thiết. Kết quả của những đánh giá này cần được
cung cấp cho các cơ quan giám sát.
- Quản trị RRTK tại BIDV bao gồm việc nhận dạng rủi ro thông qua các yếu tố
biến động như lãi suất, tiền gửi, tiền vay, thị trường…, đo lường, theo dõi, phân tích
biến động của dịng tiền (về chỉ số, trạng thái, xây dựng kịch bản…), từ đó đưa ra
các biện pháp, chiến lược kiểm soát để đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN, các
giới hạn thanh khoản của BIDV và đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống (bao gồm
chi nhánh, sổ ngân hàng, sổ kinh doanh và sổ thương mại). (BIDV, 2013)
Từ những quan niệm nêu trên, có thể tóm lại hoạt động quản trị RRTK bao gồm
các nội dung sau:
- Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản
- Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản
+ Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản
+ Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản bao gồm: nhận dạng, phân tích; đo
lường; kiểm sốt, phịng ngừa và ứng phó rủi ro thanh khoản
- Kiểm sốt hoạt động rủi ro thanh khoản
1.2.4.1 Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản
Theo Uỷ ban Basel, các NHTM cần xây dựng các chính sách cơ bản liên quan
đến quản trị RRTK của ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản. Các chính
sách này cần:
- Bảo đảm việc tuân thủ quy định của NHNN về quản lý thanh khoản.