Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT Ở VINARE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.6 KB, 39 trang )

THỰC TRẠNG TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT Ở VINARE
I-/ MỘT VÀI NÉT VỀ VINARE
1-/ Giới thiệu chung về VINARE.
a, Sự ra đời của công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE)
Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có được những bước tiến đáng kể.
Từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao và tương đối ổn
định (từ năm 1988 đến năm 1998, tốc độ tăng GDP hàng năm là 7%). Theo đà phát triển
của cả nền kinh tế, ngành bảo hiểm Việt Nam cũng đang dần khởi sắc. Ngày 18/12/1993
Nghị định 100CP của Chính phủ ra đời đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình
phát triển của ngành Bảo hiểm Việt Nam, kết thúc gần 30 năm độc quyền của Tổng công
ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Dựa vào Nghị định này hàng loạt công bảo hiểm mới ra
đời như Bảo Long, Bảo Minh, PJICO, PVIC đã đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao
cả về chất lượng và số lượng của thị trường.
Do sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các công ty bảo hiểm Việt Nam nói
riêng, tất yếu phát sinh nhu cầu về tái bảo hiểm và để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi phải có 1
công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Ngày 27/9/1994, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra quy
định số 920/CP/TCCB về việc thành lập công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
(VINARE). Theo đó VINARE là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập được Nhà nước
cấp vốn điều lệ, tự chủ về tài chính và hoạt động kinh doanh, được mở tài khoản bằng tiền
Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng theo quy định của Nhà nước, có con dấu riêng và có
trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ tài chính với Ngân Sách Nhà nước theo luật hiện hành.
Ngày 1/11/1995 công ty đã chính thức đi vào hoạt động với số vốn pháp định là 40 tỷ
đồng. Sau 5 năm đầu hoạt động, có thể nói sự ra đời của VINARE là một quyết định đúng
đắn, kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh và sự có mặt của VINARE thực sự dã góp phần
không nhỏ vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam như ngày nay. Trong 5 năm
qua, VINARE đã hoà cùng sự sôi động của thị trường bảo hiểm trong nước nhằm đưa thị
trường bảo hiểm Việt Nam dần phát triển, từng bước hội nhập với thị trường bảo hiểm khu
vực và thế giới.
b, Những nét chính về công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam.
VINARE là doanh nghiệp được phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo


hiểm theo luật pháp của Nhà nước và theo các quy định trong điều lệ tổ chức hoạt động
của công ty do Bộ Tài chính ban hành. Do vị trí của mình là một công ty tái bảo hiểm duy
nhất đang hoạt động trên thị trường Việt Nam nên VINARE có các đặc điểm sau:
* Chức năng:
- Thực hiện kinh doanh nhận tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong và
ngoài nước.
- Thực hiện nhượng tái bảo hiểm phần vượt quá khả năng tài chính của mình trên
nguyên tắc sử dụng có hiệu quả khả năng nhận tái bảo hiểm của thị trường bảo hiểm trong
nước tới mức tối đa trước khi phải tái bảo hiểm ra thị trường quốc tế.
- Giúp đỡ và tư vấn về việc thu xếp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm
trong nước.
- Tổ chức tiếp nhận và cung cấp các thông tin về thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm
Thế giới (quy tắc, hợp đồng, điều khoản, hoa hồng bảo hiểm, tái bảo hiểm...) cho các
doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
- Nghiên cứu và tiến hành các biện pháp tăng cường khả năng tài chính của công ty
để đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và khách hàng, đồng thời có
trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn theo quy định hiện hành.
- Thông tin tuyên truyền, mở rộng và phát triển kinh doanh tái bảo hiểm.
- Tăng cường các cơ hội tuyển dụng và đào tạo về tái bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm
và khách hàng Nhà nước.
* Nhiệm vụ cơ bản:
- Kinh doanh tái bảo hiểm nhằm điều tiết hoạt động kinh doanh của thị trường, ngoài
phần giữ lại dịch vụ trong nước, giảm phí ngoại tệ chuyển ra nước ngoài.
- Hỗ trợ giúp đỡ thị trường trong nước phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp mới
thành lập.
* Quyền hạn của công ty:
- Quan hệ với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm trong nước và ngoài nước trong lĩnh
vực kinh doanh tái bảo hiểm.
- Ký kết và thực hiện các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm
với các khách hàng trong và ngoài nước.

- Nhận làm đại lý, môi giới về hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm cho các tổ chức
bảo hiểm trong và ngoài nước.
- Được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định
của Nhà nước.
- Được phép vay vốn bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ của các ngân hàng và huy
động vốn của các tổ chức kinh tế khác theo quy định của Nhà nước khi cần thiết để phục
vụ hoạt động kinh doanh.
- Được phép đầu tư vốn theo quy định của Nhà nước.
- Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp các tài liệu liên quan đến việc thu xếp
tái bảo hiểm cho các dịch vụ bảo hiểm, tiến hành giám định và đánh giá về giá trị bảo
hiểm, tổn thất về tài sản được bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thu
xếp tái bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp bảo hiểm.
- Khởi kiện các tranh chấp trong quan hệ với khách hàng trước cơ quan Toà án kinh
tế.
2-/ Kết quả hoạt động của VINARE trong 5 năm.
Trong 5 năm đầu đi vào hoạt động, với số vốn được Nhà nước cấp ban đầu là 40 tỷ
VNĐ, công ty đã thu được những kết quả khả quan thể hiện ở bảng sau:
BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH
Đơn vị: tỷ VNĐ.
Năm DThu phí Lãi đầu tư
Tổng
doanh thu
Nộp ngân
sách
Tổng chi
Lợi nhuận
trước thuế
1995 83,100 4,451 26,720 4,972
1996 173,777 7,611 48,999 40,992 8,006
1997 204,447 6,477 65,978 6,752 56,779 9,199

1998 239,885 6,796 67,836 7,967 56,770 11,066
1999 240,133 6,650 68,308 5,864 56,603 11,705
Như vậy, nhìn vào bảng trên có thể thấy doanh thu phí tái bảo hiểm của VINARE
đang ngày càng tăng lên với tốc độ nhanh, trung bình mỗi năm tăng 36,25%. Thêm vào đó
là kết quả thu được từ hoạt động đầu tư khá ổn định đã giúp cho doanh thu của công ty
năm sau luôn cao hơn năm trước. Đồng thời thu nhập cao đã giúp công ty thực hiện nghĩa
vụ của mình với ngân sách Nhà nước bằng số nộp ngân sách đều, ổn định và được lãnh đạo
Bộ Tài chính đánh giá cao. Sau 5 năm hoạt động, số nộp ngân sách của VINARE đã lên tới
hơn 30 tỷ VNĐ. Và chỉ tiêu phương án rõ nhất kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
là số lợi nhuận trước thuế của công ty tăng trung bình hàng năm khoảng 25,5%. Để tìm
hiểu rõ hơn hiệu quả kinh doanh của công ty, cần xem xét đến từng khâu nghiệp vụ.
* Nhận tái bảo hiểm.
Trong tái bảo hiểm, việc nhận tái bảo hiểm là khâu đặc biệt quan trọng. Nhận thức
được điều này, VINARE đã luôn cố gắng thực hiện tốt khâu này. Hiện nay việc nhận tái
bảo hiểm ở VINARE được thực hiện theo 3 cách
_ Nhận tái bảo hiểm bắt buộc.
Theo quy định của Bộ Tài chính, công ty được nhận 20% tái bảo hiểm bắt buộc đối
với những nghiệp vụ có tái bảo hiểm. Tuy nhiên quy định này chỉ được áp dụng trên cơ sở
từng đơn bảo hiểm. Đối với các dịch vụ tạm thời, một số dịch vụ do sức ép của các công ty
bảo hiểm phụ thuộc (captive), do cạnh tranh quốc tế và trong nước nên tỷ lệ tái bảo hiểm
cho công ty tái bảo hiểm thấp hơn theo quy định.
Theo các số liệu có thể thấy rằng tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc qua VINARE thực sự
chưa nhiều và có ảnh hưởng đến việc điều tiết lại dịch vụ cho thị trường trong nước, ảnh
hưởng tới việc tổng hợp, thống kê, đánh giá tình hình phát triển chung của cả thị trường.
So với các nước trong khu vực và các nước đang phát triển quy định tái bảo hiểm bắt buộc
của ta hiện nay còn rất hạn chế. Ví dụ ở Trung Quốc tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc là 20%
trên cơ sở tất cả các loại hình dịch vụ (kể cả bảo hiểm nhân thọ); ở Phillippin, là 10% khác
với các nhiệm vụ có tái bảo hiểm. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ phí tái bảo hiểm trong tổng
phí bảo hiểm phi nhân thọ chỉ chiếm 6,8%...
- Nhận tái bảo hiểm tự nguyện. Đơn vị: NghìnUSD

Năm
Phí nhận tái bảo hiểm
Tốc độ tăng
trưởng
Bắt buộc Tự nguyện Tổng số
1995 2.484,5 5.044,3 7.528,8
1996 7.559,4 8.189,5 15.748,9 209,18%
1997 9.269,6 9.314,3 18.583,8 117,92%
1998 10.939,2 9.427,1 20.366,3 114,71%
1999 9.001,6 8.292,3 17.293,9
Tổng 39.254,3 27.033,7 66288
Như vậy, trong tổng số phí nhận tái bảo hiểm của công ty trong 5 năm qua thì phí
nhận tái bảo hiểm tự nguyện chiếm gần 50% đạt hơn 27.033 nghìn USD. Chứng minh rằng
trong thời gian qua các hợp đồng nhận tái bảo hiểm tự nguyện của công ty đều có điều
kiện, điều khoản tốt, bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng và người bảo hiểm, nhiều hợp
đồng có tỷ lệ phí tốt đã giảm hàng tỷ đồng cho khách hàng bảo hiểm, góp phần giảm bớt
ngoại tệ chuyển ra nước ngoài, đảm bảo an toàn về tài chính, thu hồi bồi thường nhanh
đảm bảo ổn định kinh doanh cho cả hai bên.
- Nhận tái bảo hiểm từ thị trường ngoài nước:
Việc kinh doanh nhận tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hiện
nay còn rất hạn chế do vốn hoạt động thấp, uy tín chưa nhiều. Vì vậy VINARE coi việc
kinh doanh nhận tái bảo hiểm từ thị trường ngoài nước cũng là một nhiệm vụ trọng tâm và
lâu dài của công ty. Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ năm 1996, công ty đã nhận dịch vụ
từ các nước trên thế giới, đặc biệt từ thị trường Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapore. Do vốn hoạt động còn hạn chế, thị trường bảo hiểm quốc tế cạnh tranh nên kết
quả nhận tái bảo hiểm từ thị trường quốc tế còn hết sức khiêm tốn, phí nhận chỉ đạt 500000
USD đến 700000 USD/năm. Nhưng nhờ công tác nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài, công ty
đã có điều kiện trao đổi dịch vụ, kỹ thuật, đào tạo và nâng dần uy tín công ty đối với thị
trường quốc tế.
* Nhượng tái bảo hiểm.

Với số vốn ít ỏi của mình, trong những năm đầu hoạt động gần như VINARE phải
nhượng tái phần lớn đơn tái bảo hiểm đã nhận được nhằm đảm bảo an toàn cho chính
mình, và đây cũng là công cụ để VINARE thực hiện nhiệm vụ điều tiết thị trường. Nếu
làm tốt công tác này, không những đảm bảo ổn định kinh doanh cho mình, VINARE còn
góp phần đảm bảo an toàn cho khách hàng mua bảo hiểm. Vì vậy công ty luôn chú ý tìm
những nhà tái bảo hiểm uy tín để nhượng đi phần trách nhiệm đã nhận. (Trong năm đầu
tiên hoạt động, vì trên thị trường Việt Nam chỉ có 2 công ty bảo hiểm hoạt động là Bảo
Việt, Bảo Minh nên phần lớn VINARE chuyển tái cho Munich Re. (Đây là công ty luôn
được xếp vào danh sách 10 tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, vì vậy độ tin cậy gần như
tuyệt đối). Đồng thời công ty luôn đề cao mối quan hệ tốt với các tập đoàn Tái Bảo Hiểm
lớn trên thế giới nhằm tạo ra mạng lưới các bạn hàng đáng tin cậy.Vì vậy VINARE đã tạo
được lòng tin cho các công ty bảo hiểm gốc và với đội ngũ chuyên môn có trình độ cao,
hoạt động nhượng tái bảo hiểm luôn được VINARE tiến hành rất hiệu quả theo đúng
nguyên tắc quốc tế khiến cho uy tín của công ty luôn được các đối tác đánh giá cao. Và
chính cơ cấu này đã giúp Nhà nước giảm lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài một cách
đáng kể.
Bảng số liệu dưới đây cho thấy tốc độ tăng của lượng phí tái bảo hiểm ra nước ngoài
hàng năm thấp hơn tốc độ tăng của lượng phí VINARE nhận được.
BẢNG PHÍ TÁI BẢO HIỂM RA NƯỚC NGOÀI CỦA VINARE.
Đơn vị:USD
Năm
Tổng phí
BH
Tốc độ tăng(%)
Phí TBH ra
nước ngoài
Tốc độ tăng(%) Tỷ lệ(%)
1994 741 314 42,37
1995 1026 138,4 381 121,3 37,13
1996 1288 125,5 472 123,3 36,62

1997 1352 14,9 465 98,5 34,39
1998 1721 127,3 563 121,1 32,71
1999 1727 558 32,31
3-/ Vị trí của nghiệp vụ kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Do đặc điểm của bảo hiểm kỹ thuật đã đề cập ở trên, VINARE luôn chú trọng đến
việc triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm của mình. Cụ thể, ngay từ khi thành lập, trong cơ
cấu của công ty, các nghiệp vụ liên quan nhiều đến kỹ thuật đã được tổ chức thành một
phòng ban riêng biệt là phòng kỹ thuật và dầu khí, không như các công ty khác, thông
thường nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật được ghép cùng với nghiệp vụ tài sản nói chung.
Qua thời gian 5 năm hoạt động, với tư cách là 1 trong năm nghiệp vụ chính của
VINARE, tái bảo hiểm kỹ thuật đã đóng góp một phần to lớn vào kết quả hoạt động kinh
doanh của VINARE thể hiện qua các kết quả cụ thể về tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận đem
lại được trình bày ở bảng sau:
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ KỸ THUẬT
THEO NĂM NGHIỆP VỤ
Đơn vị tính: USD
Năm Phí giữ lại
Chênh lệch
hoa hồng
Bồi thường thực trả
Kết quả
Số đã bồi
thường
Còn giải
quyết
1995 262,460.00 - 22,024.62 12,441.19 69,900.000
1996 298,569.38 - 2,948.07 - 117,398.56 - 16,915.75
1997 420,296.17 40,899.12 - 91,484.17 - 495,886.37
1998 551,796.37 - 120,557.48 - 59,849.54 - 15,957.94
1999 827,738.61 - 186,648.65 - 7,478.67 - 150,755.00

2360,860.53 (291,279.70) (80,801.41) (609,015.06) 1,379,764.36
Như vậy, sơ bộ có thể kết luận rằng sau 5 năm hoạt động, nghiệp vụ đã đem lại gần
1,4 triệu USD lợi nhuận cho VINARE và chiếm tỷ trọng theo các năm trong tổng doanh
thu của VINARE như sau:
Năm
Nghiệp vụ
1995 1996 1997 1998 1999
Kỹ thuật 10,37% 9,98% 13,61% 11,75% 10,59%
Hàng Không 30,95% 28,20% 29,07% 24,02% 34,57%
Cháy 24,34% 21,67% 25,99% 28,98% 21,62%
Dầu khí 6,55% 11,93% 8,10% 8,24% 6,15%
Hàng hoá 15,24% 14,26% 10,42% 10,32% 10,44%
Thân tàu và P & I 12,55% 13,96% 12,81% 16,70% 16,63%
(Nguồn: Annual Report 95- 99)
II-/ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KỸ THUẬT Ở VIỆT
NAM.
Năm 1994 là năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thị trường bảo hiểm Việt
Nam sau khi Nghị định 100/CP được ban hành kéo theo sự xuất hiện của nhiều công ty bảo
hiểm gốc và 1 công ty tái bảo hiểm. Vì vậy, để xem xét một cách toàn diện về nghiệp vụ
bảo hiểm kỹ thuật cần dựa vào mốc lịch sử này.
1-/ Trước năm 1994.
Ngày 15/1/1965, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định
thành lập công ty bảo hiểm Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, suốt trong 10 năm từ 1965 đến
1975, chiến tranh ngày càng ác liệt trên phạm vi toàn miền Bắc nên hoạt động của công ty
chỉ dừng ở mức độ 1 quỹ dự trữ nhỏ, các nghiệp vụ còn rất hạn chế. Ngược lại với xu thế
đó, thị trường bảo hiểm miền Nam Việt Nam với hơn 50 công ty bảo hiểm mà hầu hết
thuộc SH tư nhân lại rất sôi động.
Sau ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, chế độ XHCN được
áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Theo quy định của Chính phủ, Tổng công ty bảo hiểm
Việt Nam (BV) là tổ chức bảo hiểm duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam. Trong

điều kiện đó với đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của nền kinh tế thị trường
nên ngành bảo hiểm Việt Nam thực sự không có nhiều thành tựu hoặc bước tiến đáng kể.
Năm 1986, Đảng và Nhà nước đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quan
liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Đến năm 1989, nhiều yếu
tố của nền kinh tế thị trường đã thực sự xuất hiện, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc,
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không ngừng tăng nhanh, hàng loạt các công trình xây
dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện bằng lượng vốn này và tất yếu phải có các loại hình bảo
hiểm nhằm đảm bảo an toàn về vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như
góp phần tạo ra một môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi ở Việt Nam. Bảo hiểm kỹ thuật là
một loại hình bảo hiểm đáp ứng được những nhu cầu trên. Đơn bảo hiểm kỹ thuật được
cấp lần đầu tiên ở Việt Nam là đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt (EAR) co trạm thu phát vệ
tinh mặt đất Láng Trung của Bảo Việt. Đây là công trình liên doanh giữa tổng công ty bưu
chính viễn thông Việt Nam và hãng Telstra - Úc vào năm 1988. Kể từ đó đến nay bảo hiểm
kỹ thuật ở Việt Nam đã không ngừng phát triển với nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau,
đóng góp không nhỏ vào việc phục vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước ổn định
kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.
Trong những năm đầu bảo hiểm kỹ thuật đã có tốc độ phát triển rất cao. Từ tổng số
khoảng 131.000 USD phí thu được năm 1988 thì năm 1993 tổng số phí thu được khoảng
2.429.000 USD đạt tốc độ phát triển trung bình hàng năm 78,5%. Cụ thể tốc độ tăng hàng
năm được thể hiện ở bảng sau:
Năm Phí Bảo hiểm Tỷ lệ tăng (%)
1988 131.000
1989 186.000 42
1990 253.100 36
1991 430.400 70
1992 1.483.000 244
1993 2.429.000 64
1994 2.790.000 15
Với tốc độ tăng trưởng như vậy, nghiệp vụ này luôn được đánh giá cao trong việc
góp phần tăng lợi nhuận kinh doanh của Bảo Việt.

2-/ Sau năm 1994.
Bước vào năm 1995, thị trường BH Việt Nam đã xuất hiện nhiều thành viên mới,
trong đó có Công ty Tái Bảo Hiểm quốc gia Việt Nam khiến cho thị trường càng trở nên
sôi động hơn. Đặc biệt cùng với tốc độ tăng nhanh và mạnh của vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam thì ngành BH Việt Nam cũng có những bước tiến hết sức khả quan.Trong số
những nghiệp vụ BH được coi là phát tiển nhanh nhất phải kể đến BH Kỹ thuật. Như trên
phần trước đã đề cập, tổng số phí thu được của nghiệp vụ trong năm đầu tiên triển khai là
131.000 USD thì đến năm 1998 con số này là 11.927.000 USD _ tăng hơn 90 lần. Và tốc
độ tăng trưởng hàng năm của nghiệp vụ được đưa ra trong bảng sau:
BẢNG TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NGHIỆP VỤ BHKT
Đơn vị tính: USD
Năm
Phí
1995 1996 1997 1998 1999 Tổng
Tổng phí (1) 5.478.117,0
7
8.401.829,9
8
11.753.577,19 11.181.823,27 3.572.217,3
6
40.387.564,87
Tổng bồi
thường đã
trả (2)
700.547,23 854.168,62 400.405,20 261.823,83 36.949,34 2.253.849,22
Tổn thất
chưa giải
quyết (3)
80.000,00 411.780,72 4.262.783,25 444.461,81 1.394.466,3
9

6.593.492,17
Tổng tổn
thất p. sinh
(4=2+3)
780.547,23 1.266.949,4
4
4.663.188,45 706.285,64 1.431.415,73 8.847.341,39
Tỷ lệ tổn
thất (5=4/1)
14,25% 15,08% 39,67% 6,32% 40,07% 21,91%
Cũng trong bảng trên có thể thấy nghiệp vụ BHKT có tỷ lệ tổn thất tương đối thấp,
đây chính là lý do khiến nhgiệp vụ này luôn góp một phần đáng kể vào lợi nhuận của các
Công ty BH.
Tuy nhiên ưu điểm này hiện nay đang là một vấn đề bức xúc trên thị trường. Đó là
việc cung đang lớn hơn cầu BH dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Hậu
quả tất yếu xảy ra là các nhà BH sẽ tiến hành giảm phí tối đa và mở rộng điều khoản vượt
quá giới hạn bình thường. Thêm vào đó thị trường BHKT ở Việt Nam còn khan hiếm các
chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật nên đã không đánh giá được đầy đủ
và chính xác các rủi ro dẫn đến việc đưa ra mức phí và điều khoản không tương xứng.
Đó là khâu khai thác, còn tình hình thực hiện công tác bồi thường lại đưcj các công ty
tiến hành khá tốt.
Như vậy có thể thấy nghiệp vụ BHKT đã góp một phần không nhỏ vào công cuộc
CNH_HĐH đát nước, và với tình hình kinh tế xã hội hiện nay, BHKT được đánh giá là
nghiệp vụ có nhiều tiềm năng phát triển.
III-/ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ KỸ THUẬT.
1-/ Nhận tái bảo hiểm.
Quá trình tái bảo hiểm cho một hợp đồng bao gồm các khâu: nhận tái bảo hiểm,
nhượng tái bảo hiểm. Tham gia đề phòng hạn chế tổn thất và bồi thường tổn thất. Vì vậy
để đánh giá một cách toàn diện về nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở VINARE cần tiến
hành phân tích từng khâu nhỏ của nghiệp vụ.

Nhận tái bảo hiểm là khâu đầu tiên của nghiệp vụ có vai trò chi phối quyết định trực
tiếp đến các khâu tiếp theo của nghiệp vụ và do đó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của
nghiệp vụ.
Nhận tái bảo hiểm còn có ý nghĩa quyết định đến việc đảm bảo quy luật số đông -
quy luật quyết định sự thành bại của nghiệp vụ.
Như vậy nhận tái bảo hiểm giống như khâu khai thác trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc
có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
VINARE được phép nhận tái bảo hiểm bắt buộc từ các công ty bảo hiểm gốc trong
nước. Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi trong việc triển khai các nghiệp vụ trong đó có
nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật.
Tuy nhiên là một pháp nhân kinh doanh hạch toán độc lập nên VINARE xác định
mục tiêu khi triển khai các nghiệp vụ nói chung, nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật nói riêng
là phải thu hút tối đa tái bảo hiểm tự nguyện từ các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước.
Trước tiên cần xem xét quy trình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật
của VINARE. Do sự khác nhau về bản chất và thủ tục của hình thức tái bảo hiểm tạm thời
và cố định nên quy trình nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật có thể tách riêng theo từng hình
thức.
1.1 Quy trình nhận tái bảo hiểm cố định:
a, Ký kết hợp đồng:
Việc thu xếp nhận hợp đồng cố định được thực hiện bằng thương lượng trực tiếp mà
không cần công ty bảo hiểm gốc phải gửi bản chào tái. Sở dĩ như vậy là vì VINARE được
phép nhận tái bảo hiểm bắt buộc và các công ty bảo hiểm gốc có trách nhiệm tái bảo hiểm
cho VINARE một phần trách nhiệm của nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật. Hiện nay các công
ty bảo hiểm đều được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và để thuận tiện hầu hết
các công ty đều thu xếp một hợp đồng cố định với VINARE ngay từ khi bắt đầu triển khai
nghiệp vụ.
Như vậy ngay từ khi các công ty bảo hiểm gốc triển khai nghiệp vụ, các cán bộ
nghiệp vụ của VINARE đã chủ động gặp gỡ các công ty gốc để đàm phán ký kết hợp
đồng.
Nếu như công ty bảo hiểm gốc chỉ tái bảo hiểm cho VINARE theo đúng tỷ lệ quy

định của Bộ Tài chính thì hoa hồng cũng xác định theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định và
hợp đồng sẽ là hợp đồng số thành..
Trong trường hợp công ty bảo hiểm gốc và VINARE đạt được thoả thuận về phần tái
bảo hiểm ngoài bắt buộc (tự nguyện) thì phần tái bảo hiểm tự nguyện được thu xếp trong
cùng một hợp đồng mà không tách riêng. Nếu phần tự nguyện được nhượng cũng theo
phương thức số thành thì thường áp dụng tỷ lệ hoa hồng chung cho cả phần bắt buộc và tự
nguyện. Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ quy định và phụ thuộc vào phần nhượng tự nguyện.
Nếu phần tự nguyện thực hiện theo phương thức mức dôi thì áp dụng tỷ lệ hoa hồng riêng.
b, Quản lý hợp đồng:
+ Hàng quý các công ty bảo hiểm gốc phải gửi bảng kê và bảng thanh toán và tổn thất
cho VINARE trong vòng 2 tuần sau khi hết quý. Việc thu phí và thanh toán bồi thường dựa
trên các bảng kê và bảng thanh toán.
+ Các cán bộ nghiệp vụ kiểm tra các bảng kê và các bảng thanh toán và phải xác nhận
trong vòng hai tuần. Nếu phát hiện thấy có gì không bình thường hoặc chưa rõ VINARE có
thể yêu cầu các công ty kiểm tra lại.
+ VINARE sẽ thanh toán cho công ty gốc ngay nếu như được yêu cầu trong trường
hợp tổn thất xảy ra lớn mà công ty gốc phải trả tiền bồi thường mà số tiền đó lớn hơn một
mức quy định trong hợp đồng, thường quy định là 10.000 USD. Trong trường hợp đó công
ty bảo hiểm gốc phải gửi ngay cho VINARE bảng thông báo tổn thất, biên bản giám định.
Trong những trường hợp xảy ra tổn thất lớn VINARE thường cử đại diện tham gia vào
việc giải quyết bồi thường.
1.2 Quy trình nhận tái bảo hiểm tạm thời:
a, Ký kết hợp đồng.
* Khi nhận được bản đề nghị tái bảo hiểm (Reinsurance place) của công ty nhượng
trước tiên các cán bộ nghiên cứu kỹ bản đề nghị. Để quyết định có nhận hay không thì các
yếu tố được xem xét là:
- Công ty nhượng:
Khi nhận tái bảo hiểm tạm thời cần thiết phải biết rõ khả năng tài chính, uy tín đội
ngũ nhân lực của công ty nhượng từ đó có thể đánh giá phần nào về dịch vụ được nhượng.
Hiện nay các công ty bảo hiểm gốc trong nước đã trở nên rất quen thuộc đối với các

cán bộ nghiệp vụ của VINARE. Chính vì vậy việc nhận tái bảo hiểm từ các công ty trong
nước có rất nhiều thuận lợi nhờ vào những hiểu biết của họ về khả năng tài chính của từng
công ty, năng lực chuyên môn, tình hình triển khai nhiệm vụ bảo hiểm kỹ thuật. Thêm vào
đó VINARE nhận tái từ các công ty nước ngoài trong nghiệp vụ kỹ thuật còn ít nên có thể
nói công tác nhận tái ảo hiểm được thực hiện rất có hiệu quả.
- Bản thân dịch vụ được chuyển nhượng:
Các yếu tố mà các cán bộ nghiệp vụ của VINARE xem xét về dịch vụ:
+ Số tiền bảo hiểm.
+ Vị trí, địa điểm công trình (có gần sông, biển hay không, vùng đó có chịu bão, lũ
lụt thường xuyên hay không.
+ Đặc trưng của công trình: đó là công trình thuộc lĩnh vực nào, chẳng hạn ngành
công nghiệp hoá chất, khách sạn hay văn phòng.
+ Các nhà thầu chính và phụ, đơn vị thi công.
+ Điều kiện, điều khoản của đơn bảo hiểm áp dụng cho dịch vụ (rộng hay hẹp), các
quy định về loại trừ hoặc điều khoản mở rộng, tỷ lệ phí áp dụng.
+ Tỷ lệ hoa hồng đề nghị.
+ Mức giữ lại của người nhượng.
Đó là những căn cứ để đánh giá mức độ rủi ro. Dựa trên các yếu tố đó các cán bộ
nghiệp vụ xác định tổn thất tối đa có thể xảy ra (PML - Possible Maximum Loss).
Sau khi xem xét đánh giá các cán bộ nghiệp vụ sẽ quyết định nhận hay không nhận.
* Sau khi VINARE xác nhận chấp nhận dịch vụ, công ty nhượng sẽ phải gửi cho
VINARE hai bản chào (Reinsurance Slip) giống nhau. Các cán bộ của VINARE sẽ kiểm
tra bản chào. Nếu thấy bản chào không đúng hoặc không chính xác các cán bộ nghiệp vụ
của VINARE sẽ yêu cầu công ty gốc xem xét lại. Khi nào thấy bản chào đúng thì các cán
bộ nghiệp vụ sẽ ký vào hai bản chào và gửi lại cho công ty nhượng một bản. Bản chào có
giá trị như hợp đồng tái bảo hiểm.
* Trong trường hợp VINARE nhượng tái dịch vụ cho một công ty khác (nhượng theo
hình thức tạm thời) thì VINARE lại lập hai bản chào giống như quy trình vừa mô tả trên.
b, Quản lý hợp đồng.
- Người nhượng phải nộp phí cho VINARE theo đúng thoả thuận và đáp ứng mọi yêu

cầu về cung cấp thông tin của VINARE.
- Trong trường hợp xảy ra tổn thất, người nhượng phải lập tức thông báo cho
VINARE bằng cách nhanh nhất. VINARE có quyền tham gia vào việc giải quyết bồi
thường.
- Khi người nhượng yêu cầu bồi thường thì phải gửi đầy đủ các tài liệu theo quy định.
Trên đây là những nét khái quát nhất về quy trình nghiệp vụ của nhận tái bảo hiểm
nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở VINARE.
Để có thể đánh giá về kết quả của quy trình trên cần thiết phải xem xét các kết quả
đạt được trong việc nhận tái bảo hiểm. Bảng 1: Tình hình nhận tái theo hình thức hợp
đồng sau đây cho thấy cơ cấu nhận tái theo hình thức hợp đồng.
BẢNG 1 - TÌNH HÌNH NHẬN TÁI THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG
Năm
HĐ cố định HĐ tạm thời
Phí Hoa hồng Phí Hoa hồng
1995 773,324.58 150,215.55 343,406.26 63,746.59
1996 1,438,883.16 379,451.30 721,034.61 158,248.30
1997 1,655,296.85 436,920.59 885,657.22 223,612.43
1998 1,016,138.64 262,606.90 468,962.66 114,257.97
1999 1,283,495.52 273,854.50 86,116.80 20,101.95
Từ bảng thống kê kết quả nghiệp vụ trong 5 năm qua có thể nhận thấy:
Trong các năm đầu tỷ trọng phí thu được theo hình thức cố định chiếm tỷ lệ khá lớn,
thường 70% nhưng có thể thấy xu hướng tăng dần tỷ trọng phí nhận tái bảo hiểm theo hình
thức tạm thời. Năm nghiệp vụ 1998 tỷ trọng phí nhận tái bảo hiểm tạm thời tính đến hết
tháng 3/99 là hơn 36% trong khi đó tỷ lệ này trong năm nghiệp vụ 97 là 29%, các năm
trước nữa cũng chỉ đạt 30%. Nếu như tính theo năm tài chính thì tỷ trọng phí nhận tái bảo
hiểm tạm thời năm 98 khá cao, theo thống kê của phòng nghiệp vụ thì phí tạm thời năm 98
chiếm khoảng 54% tổng phí nhận. Và đến năm 99 tỷ lệ này là gần 10%. Về hoa hồng tái
bảo hiểm hiện nay việc chi trả hoa hồng của VINARE không hoàn toàn cố định vì trong
thực tế hoa hồng tái bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chi phí liên quan tới khai thác, quản lý dịch vụ bình quân trên thị trường và của

chính công ty nhượng (ước tính).
- Tỷ lệ hoa hồng trên thị trường.
- Tỷ lệ hoa hồng các công ty gốc nhận được từ các công ty nước ngoài.
- Mức chuyển nhượng của công ty nhượng.
Vì vậy, rất khó có thể đưa ra một tỷ lệ hoa hồng chính xác của nghiệp vụ. Tuy nhiên
tỷ lệ hoa hồng mà VINARE xác định so với hoa hồng mà các công ty nước ngoài trả cho
các công ty bảo hiểm Việt Nam cùng điều kiện thường thấp hơn 3 - 5%. Tỷ lệ cho hợp
đồng cố định số thành trong khoảng 25 - 29%, cho hợp đồng mức dôi đầu tiên khoảng 22 -
26%. Tỷ lệ hoa hồng cho phần tái bảo hiểm tự nguyện như vậy là khá cạnh tranh nếu đánh
giá trên nhiều phương diện. Tuy chỉ thấp hơn so với tỷ lệ hoa hồng do các công ty nước
ngoài trả một chút nhưng rất thuận tiên trong việc giao dịch đàm phán, giảm được chi phí
đáng kể. Và xét trên góc độ vĩ mô vì sự phát triển của thị trường trong nước, giảm thất
thoát ngoại tệ cho Nhà nước thì lợi ích là không nhỏ nếu như các công ty bảo hiểm Việt
Nam không chỉ vì lợi ích trước mắt, lợi ích nhỏ của riêng công ty mình tái cho các công ty
nước ngoài. Bởi vì tái cho VINARE các công ty trong nước sẽ nhận lại được mức chuyển
nhượng lớn hơn rất nhiều, giảm đáng kể việc thất thoát dịch vụ vào tay các công ty bảo
hiểm nước ngoài.
* Tiếp theo để có thể đánh giá hoạt động nhận tái bảo hiểm của công ty một cách
toàn diện cả về thực hiện các chức năng nhiệm vụ của công ty cũng như hoạt động kinh
doanh của công ty ta xem xét tình hình nhận tái bảo hiểm theo cơ cấu tái bảo hiểm bắt buộc
và tự nguyện.
Tình hình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ kỹ thuật theo cơ cấu bắt buộc tự nguyện được
thể hiện bảng 2.
BẢNG TÌNH HÌNH PHÍ NHẬN TÁI BẢO HIỂM THEO CƠ CẤU
TỰ NGUYỆN BẮT BUỘC
Đơn vị:
Năm
Phí nhận TBH bắt buộc
Phí nhận TBH tự
nguyện

Tổng phí
nhận
Tăng
(+)/Giảm
(-)
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1995 324.400 38.39 520.600 61.61 845.000
1996 806.000 53.45 701.900 46.55 1.507.800 78.45
1997 1.361.300 57.35 1.012.000 42.65 2.373.300 57.37
1998 1.558.000 77.00 465.100 23.00 2.023.100 -14.75
1999 972.254 53.49 845.513 46.51 1.817.767 -10.15
Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc của nghiệp vụ
tăng theo các năm từ 1995 đến 1998, năm sau luôn đạt cao hơn năm trước và tỷ trọng tổng
doanh số tăng dần trong khi đó tỷ trọng doanh số phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện giảm
dần trong cùng một thời gian. Chỉ có năm 1999 biểu đồ tăng trưởng có sự biến động. Như
vậy phải chăng việc thực hiện nhận tái bảo hiểm không đạt được mục tiêu mà công ty đề ra
?.
Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào số liệu trên thì không thể đánh giá chính xác tình hình
thực hiện nhận tái bảo hiểm. Việc nhận tái bảo hiểm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
khác. Vì vậy cần thiết phải xem xét tình hình nhận tái bảo hiểm trong từng năm.
Năm 1995 là năm đầu tiên công ty triển khai nghiệp vụ nên gặp không ít khó khăn;
Quyết định tái bảo hiểm bắt buộc của Bộ Tài chính được đưa ra quá chậm lại chưa
phù hợp với tình hình thực tế gây rất nhiều khó khăn cho cả VINARE và các công ty bảo
hiểm gốc. Văn bản đưa ra nhưng không có hướng dẫn cụ thể, không thông báo cho các đối
tượng có liên quan biết để thực hiện.
Các công ty bảo hiểm gốc phối hợp với nhau chưa tốt, các môi giới và các công ty
bảo hiểm nước ngoài đã lợi dụng sự cạnh tranh giữa các công ty gốc để kiếm lời.
Công ty mới đi vào hoạt động nên còn có nhiều trục trặc, đội ngũ cán bộ còn thiếu và
mới nên chưa có kinh nghiệm.
Tuy gặp nhiều khó khăn song các cán bộ của công ty đã tìm mọi cách khắc phục khó

khăn để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

×