THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH
TẾ Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế của nền kinh tế Việt Nam từ
1986 đến nay.
2.1.1. Giai đoạn 1986-1990.
Việt Nam bước vào thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 trong bối cảnh
kinh tế - xã hội phức tạp. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi còn có nhiều yếu tố
không thuận lợi cả trên tầm vĩ mô (mất cần bằng nghiêm trọng giữa tổng cung và
tổng cầu, lạm phát phi mã và siêu lạm phát, thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán
cân thương mại, nháng sai lầm nghiêm trọng trong chính sách kinh tế,...) cũng như
ở cấp độ vi mô (trước hết là sự hoạt động kém hiệu quả của các xí nghiệp quốc
doanh và các hợp tác xã nông nghiệp), cả yếu tố trong nước cũng như yếu tố quốc
tế (trước hết là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu,
vốn là nguồn viện trợ và bạn hàng chủ yếu của Việt Nam. Kết quả là vào thời điểm
đó xảy ra tình trạng khủng hoảng kinh tế sâu sắc, sản xuất đình đốn, mức sống của
đại đa số nhân dân càng bị giảm sút. Từ sau Đại hội lần thứ IV của Đảng, do có
những đổi mới về cơ chế quản lý trong nông nghiệp, ngành nông nghiệp nước ta
bắt đầu phát triển. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP tăng mạnh từ 36,11%
(1986) lên 42,07% (1989) và 38,74% (1990) trong khi đó tỷ trọng công nghiệp
giảm từ 30,06% (1986) xuống 23,79% (1990). Cụ thể là:
Bảng 11: Tăng trưởng và cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 1986-1990
1986 1987 1988 1989 1990
I. Tỷ lệ tăng GDP (%) 2,33 3,64 5,98 4,69 5,1
1. Nông -lâm -ngư nghiệp 2,39 -0,52 3,94 6,77 1,57
2. Công nghiệp - xây dựng 10,28 9,15 5,29 -2,81 2,87
3. Dịch vụ -2,83 5,25 9,09 7,61 10,81
II. Cơ cấu ngành (%) 100 100 100 100 100
1. Nông -lâm -ngư nghiệp 36,11 40,56 46,3 38,74 38,74
2. Công nghiệp - xây dựng 30,06 28,36 23,96 22,67 22,67
3. Dịch vụ
33,38 31,08 29,74 38,59 38,59
NguồnN: Niên giám thống kê.
Qua số liệu trên cho thấy, trong những năm đổi mới giai đoạn 86-90 thì sự
chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế nước ta mới diễn ra trong hai khu vực nông
nghiệp và dịch vụ là chính, còn trong công nghiệp sự chuyển dịch này chưa nhiều.
Về cơ bản, kinh tế nước ta vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nông
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn này. ở thời kỳ này, sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành diễn ra theo chiều hướng là tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp
và dịch vụ, giảm tỷ trọng công nghiệp. Đây là chiều hướng phát triển bất lợi đối
với quá trình công nghiệp hoá. Tuy tỷ trọng của ngành có sự tăng, giảm, song số
tuyệt đối của các nhóm ngành trong GDP đều tăng lên. Do đó làm cho nền kinh tế
nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng với con số đáng khích lệ, năm 1986 tăng 2,33%,
đến năm 1990 tăng 5,1%, tốc độ tăng trung bình là 4,34%. Trong đó, tốc độ tăng
trưởng GDP của nông nghiệp trong 5 năm (1986-1990) là 2,83%, công nghiệp là
4,96%, dịch vụ là 6%. Tương ứng, là tỷ trọng nông nghiệp trong GDP tăng từ
36,11% (1986) lên 42,07% (1989) và 38,74 (1990), công nghiệp giảm từ 30,06
(1986) xuống 22,67 (1990), dịch vụ tăng từ 33,83% (1986) lên 38,59 (1990). Qua
số liệu trên, ta thấy ở giai đoạn 1986-1990 nền kinh tế Việt Nam hình thành theo
cơ cấu nông - công nghiệp. Theo lý thuyết phân kỳ phát triển của Walt - Rostow
thì Việt Nam đang ở thời kỳ xã hội truyền thống với đặc trưng là nông nghiệp giá
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
2.1.2. Giai đoạn 1991 đến nay.
Giai đoạn 1991 – 2000.
Cải cách kinh tế năm 1986 đã giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng trong
giai đoạn 1986-1990, cải thiện đáng kể tình hình kinh tế - xã hội trong thập niên
90. Từ năm 1991 đến năm 1996 nền kinh tế đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao
năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ tăng bình quân đạt đến 8,5%/năm. Đến năm 1997
khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế các nước trong khu vực, tăng trưởng của GDP
vẫn con đạt trên con số 8%, nhưng đó cũng là năm đầu tiên đánh dấu sự giảm sút
đà tăng trưởng trong phần còn lại của thập kỷ 90, năm 1998 là 5,8%, năm 1999 là
4,5%, dự báo năm 2000 đạt khoảng 5,1%. Tuy nhiên, xu thế chuyển dịch cơ cấu
kinh tế lại phù hợp với quá trình công nghiệp hoá thể hiện ở việc giảm tỷ trọng của
nông nghiệp trong GDP, tăng đồng thời tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Số
liệu ở bảng 12 phần nào thể hiện xu thế biến đổi tích cực của cơ cấu ngành kinh tế
nước ta giai đoạn 1991-2000.
Bảng 12: Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế thời kỳ 1991-2000
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
DB
2000
I. Tỷ lệ tăng GDP (%) 5,96 8,65 8,07 8,84 9,54 9,34 8,15 5,8 4,5 5,1
1. Nông -lâm -ngư nghiệp 2,17 7,08 3,82 3,92 4,95 4,40 4,32 3,53 5,2
2. Công nghiệp - XD 9,04 14,03 13,13 14,02 13,3 14,46 12,62 8,63 6,5
3. Dịch vụ 8,26 6,98 9,19 10,2 10,03 8,80 7,14 4,93 2,3
II. Cơ cấu ngành (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
1. Nông -lâm -ngư nghiệp 40,49 33,94 29,87 28,7 27,18 27,76 25,77 25,75 25,8 22,5
2. Công nghiệp - XD 23,79 27,26 28,9 29,65 28,75 29,73 32,06 32,59 33,5 31,8
3. Dịch vụ 35,72 38,8 41,65 44,07 42,51 42,17 41,66 40,7 40,7 45,7
Nguồn: Niên giám thống kê
Qua bản số liệu ta thấy, tốc độ tăng bình quân của các nhóm ngành kinh tế
cũng kách nhau, tăng trưởng nhanh nhất thuộc về nhóm ngành công nghiệp sau đến
dịch vụ, thấp nhất là nông nghiệp tốc độ tăng trưởng GDP của nông nghiệp bình
quân giai đoạn (1991-1998) là 4,2%, công nghiệp là 12,4% và dịch vụ là 8,5%.
Tương ứng với nó là hình thành xu hướng nâng cao tỷ trọng và tốc độ phát triển
của công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của nông nghiệp. Năm 1991 tỷ trọng
của nông nghiệp trong GDP là 40,5%, đến năm 1999 giảm xuống còn 25,8%, bù
vào đó là sự gia tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Năm 1991 tỷ
trọng của công nghiệp trong GDP là 23,79%, dịch vụ là 35,72%, đến năm 1999
tăng lên tương ứng là 33,5% và 40,7%. Như vậy xét trên góc độ toàn bộ nền kinh
tế, thì ở giai đoạn này đặc trưng cơ cấu kinh tế của nước ta là 1 nền kinh tế công -
nông nghiệp. Theo lý thuyết phân kỳ phát triển của Walt - Rostow thì Việt Nam
đang ở giai đoạn chuẩn bị cất cánh. Để mục tiêu đến năm 2010 Việt Nam trở thành
1 nước công nghiệp phát triển, thì cơ cấu kinh tế cần phải chuyển dịch nhằm đạt tới
mức tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chiếm 10-12%, công nghiệp 43-48%, và dịch
vụ 47-50%.
Giai đoạn 2001 đến nay.
Bảng 13: Cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2005 Đơn vị: %
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
GDP 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông lâm – ngư nghiệp 23,24 23,03 22,54 21,8 20,9
Công nghiệp và xây dựng 38,13 38,49 39,47 40,2 41,0
Dịch vụ 38,63 38,48 37,99 38,0 38,1
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục thống kê.
Theo kết quả từ bảng số liệu cho ta thấy trong thời gian này tỉ lệ giá trị sản
lượng của các ngành công nghiệp và xây dựng với dịch vụ đã có xu hướng tăng
lên; tỉ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp đã có xu hướng giảm xuống. Tuy
nhiên thì tốc độ tăng cũng như giảm của các ngành tương ứng nêu trên còn rất
chậm. Điều này thể hiện sự thay đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế là đang rất mờ
nhạt. Kết quả chuyển dịch có được chưa phát ảnh được nhiều sự phát triển của
phân công lao động xã hội.
2.2. Thành tựu và nguyên nhân
2.2.1. Thành tựu.
2.2.1.1. Trong những năm đổi mới 1991-2000
Các ngành kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ
trọng và tốc độ phát triển của công nghiệpvà dịch vụ, giảm tỷ trọng của nông
nghiệp (Biểu 12) nhưng giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn tăng lên, tổng sản phẩm
nông nghiệp năm 1996 so với 1991 tăng 26%, bình quân mỗi năm tăng 4,8%, năm
1998 tăng 3,5%.
2.2.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành:
Được thực hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng đa dạng hoá,
dần hình thành ngành trọng điểm mũi nhọn.
* Nông nghiệp có bước chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật
nuôi, xoá dần tình trạng độc canh cây lương thực, do đó tăng hiệu quả sử dụng đất
và lao động nông nghiệp. Một kết quả đáng ghi nhận trong chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp, nông thôn là đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông sản
hàng hoá tập trung, chuyên canh với quy mô lớn như: cà phê ở Tây Nguyên, cây ăn
quả ở Nam Bộ và miền núi phía Bắc, mía ở duyên hải miền Trung và Đồng bằng
sông Cửu Long. Trong đó có một số sản phẩm đã đủ sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế như: cà phê, cao su, hạt điều. Sản lượng cà phê nhân năm 1988 mới có 31,
3 ngàn tấn đến năm 1996 lên tới 252 ngàn tấn và năm 1997 đạt 315 ngàn tấn, gấp
10 lần năm 1998. Sản lượng cà phê xuất khẩu năm 1996 đạt 248 ngàn tấn, tạo hơn
nửa tỷ đô la, đứng vị trí thứ hai sau gạo, trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Trong hơn 10 năm qua, cao su tự nhiên đã có bước phát triển vượt bậc cả về diện
tích và sản lượng. Năm 1987 cả nước có 203 ngàn ha với 51, 7 ngàn tấn mủ kh ô,
trong đó xuất khẩu 110 ngàn tấn. Cây điều nổi lên đứng thứ 3 trên thế giới sau ấn
Độ, Braxin về diện tích sản lượng và khả năng chế biến, xếp thứ hai về số lượng
xuất khẩu, đưa ngành sản xuất điều nước ta lên ngang hàng với các quốc gia sản
xuất, xuất khẩu điều lớn trên thế giới, năm 1996 lên tới 250 ngàn đô la, đứng thứ tư
trong xuất khẩu nông sản (sau lúa gạo,cao su, cà phê). Tuy nhiên, do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế, nên sản lượng xuất khẩu của cà phê, gạo... giảm và
giá của các mặt hàng này cũng giảm mạnh.
Xét trong nội bộ ngành nông nghiệp ta thấy rằng, trong những năm gần đây tỷ
trọng ngành nông nghiệp (bao gồm có lâm và ngư nghiệp) tuy có giảm song tốc độ
còn chậm và đến nay vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo so với ngành thuỷ sản. Năm 1998 tỷ
trọng ngành nông nghiệp chiếm 22,5%, thuỷ sản chiếm 3,2% trong cơ cấu GDP
(Biểu 3).
* Công nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, bước đầu khai thác
lợi thế, tạo ra được một số sản phẩm xuất khẩu khối lượng lớn, chất lượng tăng dần
như: dầu thô, khoáng sản, may mặc... Trong thời gian gần đây trong nội bộ ngành
công nghiệp thì các ngành nhỏ đã có sự tăng trưởng khá cao, chẳng hạn năm 1997
ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 13,2%, năm 1998 là 14,1%, các ngành còn
lại như: công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối khí đốt, năm 1998 có mức
tăng trưởng tương ứng là: 11% và 12,3%. Qua số liệu ở bảng 13 ta thấy trong nội
bộ ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỷ trọng cao
nhất, năm 1998 ngành này chiếm 17,3% GDP. Như vậy ngành công nghiệp đã
bước đầu hình thành và phát triển nhanh một số ngành thị trường có nhu cầu và đất
nước có nguồn lợi để hình thành và phát triển một số ngành mũi nhon.
* Các ngành dịch vụ bước đầu đã có sự phát triển đa dạng chất lượng được
nâng cao từng bước:
- Các loại dịch vụ liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế như: dịch vụ sản
xuất, nhập khẩu và dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn
thông đã có mức tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong nội bộ ngành dịch vụ
(bảng 13). Đặc biệt là tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành dịch vụ và thương mại
tăng từ 8,3% năm 1991 lên 10,9% năm 1995 và 8,5% năm 1997. Và trong nháng
năm gần đây đã xuất hiện thêm loại hình dịch vụ mới đó là dịch vụ làm thuê gia