Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tải Mở bài và kết bài Vợ nhặt của Kim Lân - Mở bài, kết bài phân tích Vợ nhặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.38 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Mở bài truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân</b>



Mời các em tham khảo một số cách mở bài truyện ngắn Vợ Nhặt dưới đây:


<b>Mở bài phân tích truyện Vợ Nhặt</b>



<b>Mở bài phân tích Vợ Nhặt 1</b>


Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã khiến cho nhân dân ta rơi vào tình cảnh vơ cùng thê thảm.
Tình cảnh ấy được các nhà văn tái hiện chân thực trong những sáng tác của mình. Nhà văn Kim
Lân cũng là một trong số đó. Ơng đã khắc họa số phận của những người nông dân qua tác phẩm
“Vợ nhặt” bằng một lòng thương cảm sâu sắc.


Vợ nhặt là một trong số truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, có tiền thân là tiểu thuyết
“Xóm ngụ cư” được ơng viết sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang và sau đó bị thất
lạc bản thảo. Đến năm 1954, Kim Lân đã viết lại tác phẩm này dựa vào một phần truyện cũ và
được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Truyện tố cáo tội ác diệt chủng của bọn thực dân,
phát xít đồng thời cũng khẳng định niềm khát khao hạnh phúc cùng niềm tin mãnh liệt của nhân
dân lao động vào sự sống và tương lai phía trước.


<b>Mở bài phân tích Vợ Nhặt 2</b>


Nhà văn Pháp Napoluye từng nhận định: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên, gợi cho
ta những tình cảm cao quý và can đảm khơng cần tìm ngun tắc nào để đánh giá nó nữa, nó là
cuốn sách hay do người nghệ sĩ có thực tài viết ra”. Vâng, một tác phẩm hay luôn biết cách đưa
tâm hồn con người tới địa hạt mới – địa hạt của những yêu thương, những sẻ chia và những
khát khao. Viết “Vợ nhặt”, Kim Lân đã thể hiện niềm cảm thương trước số phận của con
người cùng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của họ khi bị đẩy đến mức đường cùng của
cái đói.


<b>Mở bài phân tích Vợ Nhặt 3</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, ngịi bút của ông thật sắc sảo khi tập trung
miêu tả những phong tục tập quán và đời sống làng quê với những “thú vui đồng quê hay
phong lưu đồng ruộng”. “Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc được in trong tập “Con chó xấu xí”
của nhà văn, viết về người nơng dân trong tình cảnh thê thảm của nạn đói với bản chất tốt đẹp,
lương thiện. Bằng khả năng sáng tạo của mình, nhà văn đã thành cơng ở nghệ thuật miêu tả tâm
lí nhân vật và hàng loạt các biện pháp nghệ thuật đặc sắc khác khi xây dựng nhân vật của mình.


<b>Mở bài phân tích Vợ Nhặt 4</b>


Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Có lẽ vì vậy mà các
nhà văn thường viết về nó ở những khía cạnh tối tăm và bất lực. Nhưng với tác phẩm Vợ Nhặt,
nhà văn Kim Lân đã thật sự tìm được một tiếng nói riêng khi ơng đã mang đến cho những nạn
nhân của năm đói một khát khao cháy bỏng về tương lai tươi sáng và nhất là làm nổi bật vẻ đẹp
của truyền thống nhân văn: Lòng yêu thương và quý trọng hai chữ Con Người.


<b>Mở bài phân tích Vợ Nhặt 5</b>


Kim Lân là một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một
lòng đi về với “thuần hậu phong thủy”. Ơng rất thành cơng về đề tài nơng thôn và người nông
dân mà ông rất am hiểu cảnh ngộ và tâm lý của họ. Vốn tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”
nhưng do chiến tranh thất lạc bản thảo nên khi hịa bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi
thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã ra đời. Trong lần
này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi
chiếu tồn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những
người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện
rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có khám phá ra
diễn biến tâm lý thật bất ngờ.


<b>Mở bài phân tích vợ nhặt mẫu 6</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Mở bài phân tích vợ nhặt mẫu 7</b>


Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông viết nhiều, viết hay về
nông thôn, về cuộc sống của người nông dân. Hiện lên trong những trang văn của ơng là hình
ảnh những người nông dân nghèo khổ, khốn đốn trong những hoàn cảnh riêng nhưng ở họ vẫn
sáng ngời những vẻ đẹp đáng trân trọng, đó là ơng Hai - một người dân yêu làng, yêu nước
nhưng phải đối mặt với bi kịch làng chợ Dầu theo giặc trong "Làng", đó cịn là anh Tràng
-người đàn ơng xấu xí, nghèo khổ sống ở xóm Ngụ cư vẫn chấp nhận cưu mang một -người đàn
bà xa lạ ngay giữa nạn đói trong truyện ngắn Vợ nhặt. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn
Kim Lân đã hướng ngòi bút nhân đạo của mình để lột tả những vẻ đẹp đáng quý trong tâm hồn
con người, đó là tình thương, là sức sống mãnh liệt.


<b>Mở bài phân tích nhân vật Tràng</b>



<b>Mở bài phân tích nhân vật Tràng 1</b>


Kim Lân là nhà văn lão làng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Ngòi bút của ông hướng
đến những mảnh đời bất hạnh, làng quê Việt Nam, những người nông dân chân chất mộc mạc,
nghèo đói nhưng tràn đầy tình u. Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một trong những kiệt tác tái hiện
lại chân thực nhất hình ảnh người nơng dân sống trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt tác giả đã
khắc họa thành cơng diễn biến tâm lý của nhân vật chính: anh cu Tràng.


<b>Mở bài phân tích nhân vật Tràng 2</b>


Kim Lân - một nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam vào giai đoạn trước và sau cách
mạng tháng Tám. Ông là một người yêu quê hương đất nước, giàu lòng thương người. Kim Lân
đã khắc họa rất thành cơng bức tranh của nạn đói năm Ất Dậu, nạn đói lịch sử của nước ta năm
1945 qua tác phẩm truyện ngắn “Vợ Nhặt”. Đặc biệt là qua hình ảnh nhân vật Tràng, một
người nơng dân nghèo đói, bất hạnh nhưng trong anh lại có một tấm lịng giàu tình thương


người, giàu khát vọng hạnh phúc. Tất cả được thể hiện qua câu chuyện đầy bất ngờ của Tràng
-câu chuyện nhặt vợ giữa ngày đói.


<b>Mở bài phân tích nhân vật Tràng 3</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

bọc lẫn nhau, vẫn khát khao hạnh phúc và có niềm tin bất diệt vào tương lai. Những phẩm chất
tốt đẹp ấy được nhà văn thể hiện qua nhân vật Tràng.


<b>Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ</b>



<b>Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ 1</b>


Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn. Đề tài của ông thường gắn liền với hơi thở
ruộng đồng Bắc Bộ nơi những con người quê hương chân chất thật thà, coi trọng nghĩa tình, rất
nhân hậu và giàu yêu thương. “Vợ nhặt” là tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được trích trong
tập truyện “Con chó xấu xí”. Bằng tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là bậc thầy của miêu tả
tâm lý. Kim Lân đã mang đến cho người đọc sự xúc động mãnh liệt thông qua diễn biến tâm
trạng nhân vật bà cụ Tứ.


<b>Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ 2</b>


Kim Lân với phong cách viết giản dị, gần gũi với đời sống của nhân dân nên ông được xem là
nhà văn của làng quê Việt Nam. Những sáng tác của ông luôn chạm vào trái tim người đọc cảm
xúc ấm áp, thân quen nhất. Truyện ngắn “Vợ nhặt” ra đời giữa bối cảnh đất nước ta đang lầm
than, nạn đói hồnh hành. Tác giả đã khắc họa thành cơng nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ
khắc khổ nhưng tràn đầy tình u thương.


<b>Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ 3</b>


Nhà văn Kim Lân là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện thực Việt Nam. Ông được


xem là nhà văn của làng quê Việt Nam với những sáng tác luôn chạm đến trái tim người đọc
bằng sự giản dị, gần gũi. Tác phẩm Vợ Nhặt của ông được sáng tác trong bối cảnh đất nước
lầm than, nạn đói hồnh hành năm 1945. Thành cơng của tác phẩm chính là nhờ sự thành cơng
trong việc khắc họa nhân vật của tác giả. Nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo, khắc khổ
nhưng giàu tình yêu thương là một nhân vật được khắc họa rất thành cơng.


<b>Mở bài phân tích nhân vật Thị (người vợ nhặt)</b>



<b>Mở bài phân tích nhân vật người vợ nhặt 1</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

con người trong nạn đói. Tiêu biểu cho hình ảnh và thân phận con người trong nạn đói, đó
chính là nhân vật người vợ nhặt.


<b>Mở bài phân tích nhân vật người vợ nhặt 2</b>


Kim Lân là nhà văn của làng quê Việt Nam với cách viết chân chất, mộc mạc và những hình
ảnh nhân vật điển hình cho làng quê. Văn của Kim Lân đi sâu vào lòng người đọc bởi tình cảm
bình dị, rất đời thường nhưng chan chứa nghĩa tình. Tác phẩm “Vợ nhặt” là một “kiệt tác” của
văn học hiện thực Việt Nam, tái hiện thành công xã hội nghèo khổ, cùng cực, bế tắc của người
nông dân. Bằng bút pháp tả thực Kim Lân đã xây dựng thành công tuyến nhân vật đại diện cho
cuộc sống bần cùng giai đoạn đó. Nổi bật đó là nhân vật người vợ nhặt.


<b>Mở bài phân tích nhân vật người vợ nhặt 3</b>


Kim Lân là một trong số ít những nhà văn thành công khi viết về cái nghèo, cái đói để lại ấn
tượng sâu sắc trong lịng độc giả. Khi viết về cái đói, Kim Lân khơng dừng lại ở việc khơi gợi
lịng thương cảm, xót xa mà còn tạo ra một nỗi ghê sợ, ám ảnh về sức mạnh hủy diệt của nó đối
với nhân phẩm và thể xác con người. Tuy nhiên, với thông điệp “Hãy tin ở con người”, hầu hết
nhân vật của Kim Lân, đến cuối truyện ln tìm về với bản chất tốt đẹp, đáng quý của mình.
Đại diện cho kiểu nhân vật này, chúng ta có thể kể đến người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng


tên của nhà văn. Đây là nhân vật bị cái đói xui khiến, sẵn sàng vứt bỏ tự tơn, nhắm mắt đưa
chân theo người xa lạ vì một miếng ăn. Nhưng, ở đâu đó trong con người thị vẫn luôn tồn tại
những phẩm chất đáng trân trọng của một người phụ nữ truyền thống: đảm đang, biết vun vén
gia đình và cũng đầy tinh tế, ý nhị.


<b>Một số mở bài nâng cao về tác phẩm Vợ Nhặt</b>



<b>Mở bài nâng cao Vợ Nhặt 1</b>


<b> B. Sơ từng nói “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt diệu nhất vẫn là trái tim người</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Mở bài nâng cao Vợ Nhặt 2</b>


“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôx-tôi-ep-ki). Vâng, “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân thể hiện
rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lịng tin u vào cuộc sống là con nguồn
mạch giúp Kim Lân hồn thành tác phẩm. Ơng đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung,
về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lịng người và tình người. Đọc xong thiên
truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.


<b>Mở bài nâng cao Vợ Nhặt 3</b>


Còn nhớ sinh thời tác giả của Bỉ vỏ - nhà văn Nguyên Hồng từng “phán” về đồng nghiệp của
mình rằng: Kim Lân là nhà văn một lịng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên
thuỷ” của cuộc sống nông thôn. Quả thật không chê vào đâu được lời “truyền thần” ấy của nhà
văn Nguyên Hồng! Sự nghiệp và những quan niệm về văn chương của Kim Lân qua những tác
phẩm của ông đã để lại rất nhiều những ấn tượng đẹp trong lòng độc giả, và càng chứng minh
nhận định của nhà văn Nguyên Hồng không thể bỏ đi từ nào được. Đọc “Vợ nhặt” - tác phẩm
tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, ta càng hiểu rõ và thấm nhuần hơn điều này.


<b>Kết bài phân tích truyện Vợ Nhặt</b>




<b>Kết bài phân tích Vợ nhặt mẫu 1</b>


Trên phông nền u ám của nạn đói, của cái chết, tiếng quạ kêu thê thiết với mùi đống dâm khét
lẹt, Kim Lân vẫn pha vào đó một chút màu sắc ấm áp của hạnh phúc lứa đơi, lóe lên hy vọng về
một ngày mai tươi sáng, về sự thay đổi vận hội. Thơng qua tình huống dở khóc dở cười vơ cùng
trớ trêu đó, Tác giả ngầm khẳng định một chân lý mà Nguyễn Khải đã thể hiện trong “Mùa
Lạc”: “Sự sống nảy sinh từ trong lịng cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong gian khổ hy sinh.
Ở đời này khơng có con đường cùng mà đây chỉ là những ranh giới. Điều cốt yếu là con người
phải chuẩn bị cho mình một sức mạnh để có thể vượt qua những ranh giới ấy.”


<b>Kết bài phân tích Vợ nhặt mẫu 2</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

giữa sự sống và cái chết vẫn sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người vợ nhặt, cũng chính tình thương
ấy đã đánh thức phần thiện lương, dịu dàng và khát khao yêu thương bên trong người vợ nhặt.


<b>Kết bài phân tích Vợ nhặt mẫu 3</b>


Truyện mở ra bằng cảnh chiều chạng vạng và kết thúc trong buổi sáng mùa hè với ánh nắng
chói lóa, rực rỡ, các nhân vật bắt đầu bằng khơng gian ảm đảm chết chóc của xóm ngụ cư dưới
gầm trời đói khát và khép lại bằng khung cảnh đầm ấm của một gia đình quây quần bên mâm
cơm ngày đói. Cách kết thúc đã cho người đọc tin tưởng và tương lai cuộc đời các nhân vật
“hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau lưng bạn”. Dù khó khăn đến đâu thì hạnh
phúc lứa đôi vẫn đủ khả năng thay đổi con người và hồn cảnh.


<b>Kết bài phân tích Vợ nhặt mẫu 4</b>


Viết về nạn đói năm 1945 thế nhưng nhà văn Kim Lân không tập trung miêu tả thực trạng xơ
xác, thê thảm mà nạn đói mang đến cho con người mà tập trung bút lực khai thác, khám phá vẻ
đẹp ẩn chứa bên trong con người. Và "Vợ nhặt" của Kim Lân đã vơ cùng thành cơng khi tìm


thấy ánh sáng đẹp đẽ nhất của sức sống, vẻ đẹp tình thương bên trong những người nông dân
nghèo - nạn nhân đáng thương của nạn đói. Qua truyện ngắn, nhà văn cũng khẳng định cái đói,
sự mất mát khủng khiếp chỉ có thể bào mòn sức sống, tước đoạt sinh mạng con người mà
không thể làm mất đi bản chất tốt đẹp của con người: Bà cụ Tứ và anh Tràng tuy nghèo khó
nhưng vẫn sẵn sàng dang tay cưu mang, giúp đỡ người vợ nhặt, người vợ nhặt "lột bỏ" vẻ ngoài
chanh chua, chỏng lỏn để trở về với bản chất của mình: hiền hậu, đúng mực khi đã có một gia
đình.


<b>Kết bài phân tích Vợ nhặt mẫu 5</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8></div>

<!--links-->

×