Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thuốc bảo vệ thực vật sinh học của nông dân vùng lúa đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

HỒNG NGỌC THANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
MUA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SINH
HỌC CỦA NÔNG DÂN VÙNG LÚA ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

HỒNG NGỌC THANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
MUA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SINH HỌC
CỦA NÔNG DÂN VÙNG LÚA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mai
Mã số: 60340121

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Ngọc Huyền

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
thuốc bảo vệ thực vật sinh học của nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sơng
Cửu Long” là nghiên cứu của chính bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của Tiến
sĩ Ngô Thị Ngọc Huyền và những người mà tôi cảm ơn.
Mọi số liệu và tài liệu tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng,
được xử lý trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kì
cơng trình nghiên cứu nào.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 06 năm 2014

Hoàng Ngọc Thanh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................... 1
1.1. Giới thiệu ...................................................................................................................... 1
1.2. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................... 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 3

1.4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.6. Tính mới, ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................... 5
1.7. Kết cấu của đề tài ......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................ 8
2.1. Giới thiệu ...................................................................................................................... 8
2.2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................. 8
2.2.1. Thuốc BVTV sinh học ................................................................................................. 8
2.2.2. Khái niệm và lý thuyết về ý định mua........................................................................ 16
2.3. Giả thiết nghiên cứu ................................................................................................... 20
2.3.1. Thái độ ........................................................................................................................ 20
2.3.2. Chuẩn chủ quan .......................................................................................................... 21
2.3.3. Nhận thức kiểm soát hành vi ...................................................................................... 22
2.3.4. Mối quan tâm đến môi trường .................................................................................... 22


2.3.5. Giá trị của giá cả ......................................................................................................... 23
2.3.6. Nhân khẩu học ............................................................................................................ 24
2.4. Mơ hình nghiên cứu ................................................................................................... 25
2.5. Tóm tắt ....................................................................................................................... 26
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 27
3.1. Giới thiệu .................................................................................................................... 27
3.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................... 27
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 27
3.2.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 28
3.3. Xây dựng thang đo ..................................................................................................... 30
3.3.1. Thang đo thái độ đối với thuốc BVTV sinh học ........................................................ 30
3.3.2. Thang đo chuẩn chủ quan ........................................................................................... 30
3.3.3. Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi ....................................................................... 31
3.3.4. Thang đo mối quan tâm đến môi trường .................................................................... 32

3.3.5. Thang đo giá trị của giá cả ......................................................................................... 32
3.3.6. Thang đo ý định mua thuốc BVTV sinh học.............................................................. 33
3.3.7. Thang đo các yếu tố nhân khẩu học ........................................................................... 33
3.4. Thiết kế mẫu ............................................................................................................... 33
3.4.1. Xác định đối tượng khảo sát ....................................................................................... 33
3.4.2. Xác định kích thước mẫu............................................................................................ 34
3.4.3. Kỹ thuật lấy mẫu ........................................................................................................ 34
3.5. Tóm tắt ....................................................................................................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 37
4.1. Giới thiệu .................................................................................................................... 37
4.2. Thông tin mẫu nghiên cứu.......................................................................................... 37
4.2.1. Thống kê mẫu khảo sát theo giới tính ........................................................................ 38
4.2.2. Thống kê mẫu khảo sát theo trình độ học vấn ............................................................ 38
4.2.3. Thống kê mẫu khảo sát theo thâm niên canh tác ........................................................ 39
4.3. Kiểm định thang đo .................................................................................................... 39


4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................................... 42
4.4.1. Phân tích EFA với thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua .......................... 43
4.4.2. Phân tích EFA với thang đo ý định mua thuốc BVTV sinh học ................................ 46
4.4.3. Tổng hợp các biến quan sát sau khi kiểm định thang đo và phân tích EFA .............. 46
4.5. Phân tích tương quan và hồi qui tuyến tính ................................................................ 48
4.5.1. Phân tích tương quan .................................................................................................. 48
4.5.2. Phân tích hồi quy bội .................................................................................................. 49
4.5.3. Đánh giá độ phù hợp và kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình .................. 50
4.5.4. Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết ................................................................... 51
4.5.5. Tổng kết kết quả kiểm định các giả thiết .................................................................... 52
4.6. Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính trong đánh giá ý định mua ................... 54
4.6.1. Phân tích sự khác biệt về giới tính trong đánh giá ý định mua thuốc BVTV sinh học ...
.................................................................................................................................... 55

4.6.2. Phân tích sự khác biệt về trình độ trong đánh giá ý định mua thuốc BVTV sinh học ....
.................................................................................................................................... 55
4.6.3. Phân tích sự khác biệt về thâm niên canh tác trong đánh giá ý định mua thuốc BVTV
sinh học ................................................................................................................................ 56
4.7. Tóm tắt ....................................................................................................................... 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ................................... 59
5.1. Giới thiệu .................................................................................................................... 59
5.2. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ................................................................................ 59
5.2.1. So sánh kết quả nghiên cứu với các giả thiết ban đầu ................................................ 59
5.2.2. So sánh kết quả nghiên cứu với mục tiêu nghiên cứu ................................................ 62
5.2.3. Ý nghĩa của nghiên cứu .............................................................................................. 63
5.3. Giải pháp nâng cao ý định sử dụng thuốc BVTV sinh học ........................................ 64
5.3.1. Đề xuất dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thuốc BVTV sinh học ............
.................................................................................................................................... 64
5.3.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 71
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 75
5.5. Tóm tắt ....................................................................................................................... 76


KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận tay đôi và kết quả thảo luận
Phụ lục 2: Phiếu thăm dò ý kiến
Phụ lục 3: Thống kê mô tả mẫu khảo sát
Phụ lục 4: Phân tích thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua với độ tin cậy
Cronbach Alpha
Phụ lục 5: Phân tích nhân tố các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thuốc BVTV sinh học
Phụ lục 6: Phân tích thang đo ý định mua với độ tin cậy Cronbach Alpha
Phụ lục 7: Phân tích nhân tố khám phá thang đo ý định mua thuốc BVTV sinh học

Phụ lục 8: Phân tích tương quan và hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thuốc
BVTV sinh học
Phụ lục 9: Kết quả kiểm định các giả định hồi quy
Phụ lục 10: Phân tích sự khác biệt các biến định tính lên ý định mua thuốc BVTV sinh học


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

AMA

Hiệp hội Marketing Hoa kỳ

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu long

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

PTTH


Phổ thông trung học

TM

Thương mại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPB

Thuyết hành vi hoạch đinh

TRA

Thuyết hành động hợp lý


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ năm 2000 đến năm 2012 ....................... 1
Bảng 2.1: Tỷ lệ các gốc thuốc BVTV được sử dụng tại ĐBSCL ........................................ 14
Bảng 2.2: Nhóm 30 Cơng ty nhập khẩu thuốc BVTV ở Việt Nam ................................. 15
Bảng 2.3: Tổng hợp các giả thiết nghiên cứu đề xuất.......................................................... 24
Bảng 4.1: Tỷ lệ trả lời ..............................................................................................................
.................................................................................................................................... 37
Bảng 4.2a: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của các thang đo ...................................... 41
Bảng 4.2b: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của thang đo ý định mua sau khi loại biến
YD2 ............................................................................................................................ 42

Bảng 4.3: Kết quả loại biến sau khi phân tích EFA lần 1 .................................................... 44
Bảng 4.4: Kết quả loại biến sau khi phân tích EFA lần 2 .................................................... 44
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố EFA các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua .............. 45
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố EFA ý định mua thuốc BVTV sinh học .................... 46
Bảng 4.7: Tổng hợp các biến quan sát sau khi phân tích EFA ............................................ 47
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi qui .................................................................................... 49
Bảng 4.9: Đánh giá độ phù hợp của mơ hình ...................................................................... 50
Bảng 4.10: Kết quả phân tích kiểm định F .......................................................................... 51
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các giả thuyết ..................................................................... 53
Bảng 4.12 : Kiểm định trung bình về giới tính đối với ........................................................ 55
Bảng 4.13a : Phân tích sự khác biệt về trình độ đối với ý định mua thuốc BVTV sinh học…
................................................................................................................................... 55
Bảng 4.13b : Phân tích sự khác biệt về trình độ đối với ý định mua thuốc BVTV sinh học
.................................................................................................................................... 56
Bảng 4.13c : Trung bình thang đo ý định mua giữa các trình độ học vấn ........................... 56
Bảng 4.14a : Phân tích sự khác biệt về thâm niên canh tác đối với ý định mua thuốc BVTV
sinh học....................................................................................................................... 57
Bảng 4.14b : Phân tích sự khác biệt về thâm niên canh tác đối với ý định mua thuốc BVTV
sinh học....................................................................................................................... 57
Bảng 4.14c : Trung bình thang đo ý định mua giữa những người có thâm niên canh tác ... 57


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Biểu đồ giá trị nhập khẩu thuốc BVTV tại Việt Nam từ 2000 - 2012 ............ 16
Hình 2.2: Mơ hình lý thuyết hành động hợp lý TRA........................................................... 17
Hình 2.3: Mơ hình lý thuyết hành vi hoạch định TPB ......................................................... 19
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 25
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 29
Hình 4.1: Biểu đồ thống kê mẫu khảo sát theo giới tính ..................................................... 39

Hình 4.2: Biểu đồ thống kê mẫu khảo sát theo trình độ học vấn ......................................... 39
Hình 4.3: Biểu đồ thống kê mẫu khảo sát theo thâm niên canh tác ..................................... 38
Hình 4.4: Kết quả mơ hình nghiên cứu ................................................................................ 54
Hình 5.1: Mơ hình kết hợp bốn nhà ..................................................................................... 74


TĨM TẮT
Đối với sản xuất nơng nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là giải pháp rất quan
trọng để quản lý dịch hại, giúp tăng năng suất cho cây trồng. Tuy nhiên, càng ngày
người nông dân càng lạm dụng thuốc BVTV hóa học, gây ảnh hưởng đến chất lượng
lúa gạo làm ra, gây nguy cơ bùng phát dịch hại, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người
nông dân, gây ô nhiễm mơi trường sống. Trong khi đó, thuốc BVTV sinh học, đặc
biệt là thuốc chiết xuất từ thực vật, với nhiều ưu điểm nổi trội, chỉ mới được sử dụng
ở tỉ lệ 5%, riêng tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tỉ lệ cao hơn (8.8%). Đề tài
nghiên cứu muốn tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thuốc BVTV sinh học
của người nông dân, mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố và tìm ra giải pháp để nâng
cao ý định mua thuốc BVTV sinh học nhằm thay đổi việc sử dụng thuốc BVTV của
nông dân, dần thay đổi tình trạng trên.
Mơ hình nghiên cứu xây dựng dựa trên thuyết hành vi hoạch định và bổ sung hai yếu
tố nữa là mối quan tâm đến môi trường và giá trị của giá cả. Để xây dựng thang đo,
tác giả tham khảo các thang đo của các tác giả nước ngoài đo lường các khái niệm
tương tự trong lĩnh vực sản phẩm thân thiện mơi trường. Có 25 biến quan sát đo lường
cho 6 khái niệm là thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, mối quan
tâm đến môi trường, giá trị của giá cả, ý định mua. Tiến hành khảo sát định tính 2
lần, lần đầu với 5 người để hiệu chỉnh thang đo, lần sau với 10 người để xác định mức
độ rõ ràng dễ hiểu của câu hỏi, từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát định lượng.
Nghiên cứu định lượng được tiến hành với cỡ mẫu là 206. Dữ liệu thu về được xử lý
trên phần mềm SPSS 16.0. Các cơng cụ được sử dụng để phân tích là đánh giá độ tin
cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, hồi
qui, T-test, Anova.

Q trình đánh giá thang đo và phân tích nhân tố đã loại ra 3 quan sát, số quan sát
còn lại được đưa vào phân tích tương quan và hồi qui. Kết quả nghiên cứu cho thấy
cả năm yếu tố trên đều ảnh hưởng theo chiều thuận đến ý định mua thuốc BVTV sinh
học. Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là chuẩn chủ quan, thứ nhì là giá trị của giá cả,
thứ ba là nhận thức kiểm soát hành vi, thứ tư là mối quan tâm đến môi trường và cuối


cùng là thái độ. Phân tích khác biệt các biến định tính nhân khẩu học cho thấy giới
tính khơng có sự khác biệt lên ý định mua thuốc BVTV sinh học, trong khi hai biến
là trình độ học vấn và thâm niên canh tác thì có sự khác biệt lên ý định mua.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất ra các giải pháp dành cho bốn nhà là
nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà nước, nhà nông, và đặc biệt lưu ý sự phối hợp chặt
chẽ giữa bốn nhà để có giải pháp đồng bộ. Đây là những giải pháp góp phần tăng ý
định sử dụng thuốc BVTV sinh học, hướng đến một nền nông nghiệp xanh và bền
vững.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu
Chương này tác giả nêu lên sự cần thuyết và lý do chọn đề tài, đồng thời trình
bày các nội dung như mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu một cách tổng quát.
1.2. Sự cần thuyết của đề tài
Theo Tổng cục Thống kê năm 2013, GDP ngành nông nghiệp đạt 602,3 nghìn
tỷ đồng, chiếm 16,4% GDP cả nước, tăng 2,5% so với 2012. Một trong những
sản phẩm nông nghiệp nổi bật là lúa gạo Việt Nam, nhiều năm liền xuất khẩu
đứng vị trí thứ 2, năm 2013 xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan với sản lượng
xuất khẩu 6,61 triệu tấn1. Trong đó, ĐBSCL được xem là vựa lúa của miền Nam

cũng như cả nước. Tuy nhiên, diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng giảm theo
thời gian do tốc độ đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa. Để đảm bảo an ninh lương
thực và nhu cầu xuất khẩu, việc thâm canh tăng vụ được áp dụng và tăng năng
suất bằng nhiều biện pháp, trong đó có tăng sử dụng phân bón và thuốc BVTV
nguồn gốc hóa học.
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ năm 2000 đến năm 2012
Diễn giải

2000

2005

2010

2011

2012

Diện tích (ha)

7,67

7,33

7,49

7,65

7,75


Năng suất (tấn/ha)

4,24

4,89

5,34

5,53

5,60

Sản lượng (triệu tấn)

32,51

35,84

39,99

42,31

43,75

(Nguồn: Số liệu thống kê - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)2
Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng đã để lại nhiều hậu quả trước mắt và lâu
dài đến nền nông nghiệp, cùng với như môi trường, sức khỏe của con người và
vật nuôi. Việc thâm canh tăng vụ trong thời gian dài liên tục, chạy theo sản
lượng đã làm cho đất đai ngày càng thối hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất
1

2

Số liệu của Tổng cục thống kê năm 2013
Diện tích và sản lượng tính tổng các vụ trong năm


2

cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các
chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều
dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước. Dư lượng thuốc gây ảnh
hưởng đến môi trường nước, ngăn cản sự sinh trưởng và cấu trúc của hệ sinh
thái thủy vực, làm cho nguồn nước mất giá trị sử dụng trong tưới tiêu, sinh hoạt
và ăn uống. Dư lượng thuốc còn để lại trên nông sản làm cho nông sản không
sạch, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng (Nguyễn Trần Oánh, 2007)3.
Hàng năm, Cục BVTV và Chi cục BVTV lấy mẫu rau tại các vùng sản xuất và
trên thị trường để kiểm tra về dư lượng thuốc BVTV. Kết quả kiểm tra từ năm
2006 đến nay cho thấy, tỷ lệ mẫu có dư lượng vượt quá mức dư lượng tối đa
cho phép vẫn ở mức cao (8,53%) số mẫu kiếm tra4. Trong một kiểm tra sức khỏe
cho nông dân tại ĐBSCL, 35% nông dân được xét nghiệm có dư lượng thuốc
BVTV trong máu, có thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư và các
dạng u bướu khác (Dasgupta và cộng sự, 2005)5.
Theo xu hướng hiện nay, thế giới đang hướng đến nền nơng nghiệp xanh, có lợi
cho sức khỏe con người và mơi trường. Trong đó hạn chế sử dụng thuốc BVTV
hóa học, thay bằng thuốc BVTV sinh học thân thiện với môi trường và tạo ra
nông sản sạch. Tuy nhiên, theo Cục BVTV, thuốc BVTV sinh học chỉ chiếm
5% tổng lượng thuốc BVTV sử dụng35. Riêng tại ĐBSCL, tác giả Phạm Văn
Toàn (2013), trong nghiên cứu về “Thực trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật
và một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng thuốc không hợp lý trong sản xuất
lúa ở đồng bằng sông Cửu Long”, nông dân tại đây sử dụng thuốc BVTV sinh

học ở mức 8.8%6.
Ở Việt Nam, khái niệm thuốc BVTV sinh học khơng cịn mới, được nhắc nhiều
trong các buổi hội thảo, hội nghị, các báo cáo… nhưng việc ứng dụng và sử
dụng còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho hiện trạng này, như thuốc
Trích trong Giáo trình Thuốc BVTV của Nguyễn Trần Oánh, 2007
Số liệu của Cục BVTV 2012
5
Trích trong báo cáo của World bank
6
Đăng trên tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ
3
4


3

khó sử dụng, giá thành mắc, khó bảo quản, thói quen canh tác của người nông
dân, sự nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc sinh
học, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng chưa được chú trọng.
Do đó, việc tìm ra các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến ý định mua của nông dân
rất quan trọng trong việc thay đổi tập quán canh tác, từng bước hướng đến nền
nơng nghiệp xanh. Đó là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua thuốc BVTV sinh học của nông dân trồng lúa vùng
ĐBSCL”.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu bao gồm:
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thuốc BVTV sinh học của
nông dân trồng lúa tại ĐBSCL.
- Mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đó tới ý định mua thuốc BVTV sinh học
của nơng dân trồng lúa tại ĐBSCL.

- Đề xuất những giải pháp cho các nhà khoa học, các nhà quản trị doanh
nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hướng nông dân sử dụng
thuốc sinh học vào canh tác trên đồng ruộng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Theo Nguyễn Trần Oánh (2007), thuốc BVTV sinh học phân loại theo nguồn
gốc gồm 3 nhóm chính: nhóm hóa sinh, nhóm vi sinh và nhóm chiết xuất thực
vật.
Nhóm hóa sinh bao gồm các chất có nguồn gốc tự nhiên có khả năng kiểm sốt
dịch hại theo cơ chế khơng độc. Đó là các chất dẫn dụ (sinh dục hoặc thức ăn),
các chất xua đuổi, các chất điều khiển sinh trưởng cơn trùng.
Nhóm vi sinh có thể được tạo ra bằng nhiều con đường khác nhau như chế phẩm
sản xuất từ vi-rút Nucleopolyhedrosisvirus (NPV), vi khuẩn Bacillus
thuringiensis), các loại nấm côn trùng Metarhizum, Beauvenia, nấm đối kháng


4

Trichoderma, tuyến trùng Entomopathogenic nematodes (EPN). Nhóm này qui
mơ sản xuất nhỏ, khó bảo quản và phải sử dụng riêng biệt, không phối trộn với
thuốc khác, giá thành cao dẫn đến nhiều hạn chế trong ứng dụng.
Nhóm chiết xuất thực vật: độc tố được chiết xuất từ các loài thực vật có hoạt
tính trừ sâu bệnh như xoan Ấn Ðộ, cây thanh hao, cây núc nắc, hoa hịe... Nhóm
này khắc phục được nhược điểm của nhóm vi sinh, có thể bảo quản trong điều
kiện thường, có thể phối trộn với các thuốc khác, hiệu lực hấp thụ thuốc lên cây
trồng cao và có thể đưa vơ sản xuất cơng nghiệp làm giảm giá thành. Đây được
xem là dạng thuốc BVTV sinh học có thể đưa vào ứng dụng rộng rãi. Trong
phạm vi đề tài, tác giả chọn nghiên cứu trên nhóm này.
- Sản phẩm nghiên cứu: thuốc bảo vệ thực vật sinh học chiết xuất thực vật.
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thuốc bảo vệ
thực vật sinh học của nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL.

- Đối tượng khảo sát: nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL.
- Phạm vi nghiên cứu: thực hiện nghiên cứu tại ĐBSCL, từ tháng 1 đến tháng
6 năm 2014.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu khám phá được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
tính thơng qua kỹ thuật thảo luận tay đôi. Đối tượng được chọn là chuyên gia
viện lúa ĐBSCL, cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH TM Tân Thành, đây là một
đơn vị sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV sinh học, Giám đốc Nhà máy
thuốc BVTV Delta, Trưởng nhóm câu lạc bộ nơng dân.
- Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp
nông dân trồng lúa tại các tỉnh ĐBSCL.


5

- Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Với các cơng cụ thống kê mơ
tả, phân tích tương quan, kiểm định thang đo với Cronbach’s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui, T - test, Anova.
1.6. Tính mới, ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cùng tiến trình phát triển của nền nơng nghiệp Việt Nam nói riêng và thế giới
nói chung, người nơng dân đã biết và sử dụng các sản phẩm sinh học để bảo vệ
mùa màng từ rất sớm như: sử dụng thiên địch (rắn bắt chuột, trồng hoa trên bờ
ruộng để thu hút cơn trùng có ích tiêu diệt sâu rầy trên ruộng), hoai ủ chất thải
động vật để tạo vi sinh vật cải tạo đất, chiết dịch từ thực vật có độc tố để trừ sâu
rầy, bệnh hại... Nhưng với sự ra đời của thuốc BVTV hóa học và bắt đầu bùng
nổ từ thập niên 40 của thế kỉ 20 - kỷ nguyên thuốc phòng trừ dịch hại tổng hợp
hữu cơ theo lối sản xuất công nghiệp7. Những ưu điểm như: hiệu quả nhanh,
tiện dụng, giá thành rẻ đã khiến nông dân quên đi những tác hại lâu dài của
thuốc BVTV hóa học.

Các chương trình vận động dùng sản phẩm sạch, thân thiện, dễ tiêu hủy nhằm
bảo vệ môi trường liên tục được phát động. Sử dụng thuốc BVTV sinh học cũng
là một trong những chương trình vận động của các cấp đến người nông dân
trong vấn đề bảo vệ môi trường sống và làm ra các nông sản sạch, an tồn. Có
nhiều cơng trình nghiên cứu hàn lâm và thực nghiệm về thuốc BVTV sinh học,
nhưng hầu hết là nghiên cứu về tác dụng, cách điều chế, hoặc ứng dụng vào các
qui trình sản xuất sạch như rau sạch, hoa sạch, gạo sạch. Hoặc những nghiên
cứu trong lĩnh vực thuốc BVTV nói chung. Có thể kể đến như:
- Phạm Văn Toàn, 2013. Thực trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật và một số
giải pháp giảm thiểu việc sử dụng thuốc không hợp lý trong sản xuất lúa ở
đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua khảo sát, tác giả thống kê lượng thuốc
nơng dân sử dụng, trong đó thuốc sinh học chiếm 8,8% và thực trạng sử dụng

7

Trích trong Giáo trình Thuốc BVTV của Nguyễn Trần Oánh, 2007


6

thuốc của nơng dân. Từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm hạn chế lạm
dụng thuốc như hiện nay.
- Lê Nguyễn Thanh Vân, 2013. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định
lựa chọn thuốc BVTV Cơng ty TNHH Hóa nơng Lúa vàng của người nơng
dân tại thị trường Long An. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Trường đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó tác giả phân tích các yếu tố Marketting
ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc BVTV của người nông dân.
- Nguyễn Duy Long, 2008. Nghiên cứu sự thỏa mãn của hệ thống phân phối
thuốc BVTV. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Trường đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu là hệ thống phân phối, từ đó đề xuất các

giải pháp để làm hài long đối tượng này.
Tại Việt Nam chưa có nhiều cơng trình tập trung để nghiên cứu chuyên đề về
hành vi mua của đối tượng tiêu dùng trực tiếp là nông dân, nhằm làm rõ “nút
thắt cổ chai” là tại sao nông dân vẫn chưa sử dụng thuốc BVTV sinh học một
cách rộng rãi, dù đã có khơng ít các hội thảo, hội nghị chuyên đề của các cấp
quản lý tổ chức, cùng với khuyến cáo của các nhà khoa học. Xuất phát từ thực
trạng đó, với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thuốc
BVTV sinh học của nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL”, tác giả mong muốn
góp phần tìm ra giải pháp ban đầu để hướng nông dân đến việc sử dụng thuốc
BVTV sinh học, từng bước đi đến nông nghiệp xanh và bền vững.
1.7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài: sự cần thuyết của đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tính mới, ý nghĩa
của đề tài.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan đến thuốc BVTV sinh
học, các lý thuyết về ý định mua, giả thuyết nghiên cứu được thuyết lập và


7

đề xuất mơ hình nghiên cứu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
thuốc BVTV sinh học.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: xây dựng qui trình nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu, phương pháp
thu thập và phân tích xử lý số liệu.
- Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả phân tích các yếu
tố ảnh hưởng, kiểm định độ tin cậy, đánh giá mức độ quan trọng bằng cách
phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi qui, kiểm định T-test, Anova.
- Chương 5: Thảo luận và giải pháp: đưa ra kết luận về mơ hình nghiên cứu,

đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất giải pháp cho các nhà khoa học,
nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước trong việc khuyến khích
nơng dân sử dụng thuốc BVTV sinh học một cách rộng rãi.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu
Ở chương 1, tác giả đã trình bày lý do thực hiện đề tài cùng những mục tiêu
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu tổng quát. Trong chương 2, tác giả nêu ra
những cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu. Từ đó phát triển giả
thuyết nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu.
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Thuốc BVTV sinh học
2.2.1.1. Định nghĩa và phân loại
Theo định nghĩa của cục BVTV, thuốc BVTV là những hợp chất hoá học, những
chế phẩm sinh học được sử dụng trong nông nghiệp để bảo vệ cây trồng và nông
sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại và tăng cường sự phát triển
của cây trồng.
Phân loại theo tính năng, thuốc BVTV bao gồm các nhóm chính: (1) thuốc trừ
sâu, (2) thuốc trừ bệnh, (3) thuốc trừ cỏ dại, (4) chế phẩm điều hồ sinh trưởng,
(5) phân bón lá và (6) thuốc trừ động vật gây hại (Nguyễn Trần Oánh, 2007).
Phân loại theo nguồn gốc, thành phần, thuốc BVTV gồm 2 nhóm: hóa học và
sinh học. Trong phạm vi đề tài sẽ nói về thuốc BVTV sinh học, khơng nghiên
cứu thuốc BVTV hóa học (Nguyễn Trần Oánh, 2007).
Theo Cơ quan Bảo vệ Mơi trường Mỹ (US EPA) (trích trong Đào Văn Hoằng,
2011), thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học (Biopesticide) là các loại thuốc
phịng trừ dịch hại có nguồn gốc ngun liệu tự nhiên như thực vật, động vật,

vi khuẩn và khoáng chất.
Phân loại thuốc BVTV sinh học theo nguồn gốc gồm 3 nhóm chính: thuốc có
nguồn gốc vi sinh, thuốc có nguồn gốc hóa sinh, thuốc có nguồn gốc thực vật
(Nguyễn Trần Oánh, 2007).


9

Thuốc BVTV có nguồn gốc vi sinh (Microbial Pesticides): Bao gồm các loại vi
sinh vật (vi khuẩn, nấm, virus, sinh vật đơn bào hoặc tảo) có khả năng phịng
trừ dịch hại. Một số sản phẩm tiêu biểu:
Thuốc trừ sâu vi sinh BT (Bacciluss Thuringiensis var.): có nguồn gốc vi
khuẩn, phổ diệt sâu rộng và hữu hiệu đối với các loại sâu như sâu cuốn lá,
sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp… Sâu khi ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn
sau vài giờ và chết sau 1 – 3 ngày. Ở Việt Nam, chế phẩm BT (Bacillus
Thuringiensis) đã được nghiên cứu từ năm 1971. Hơn 20 chế phẩm BT nhập
khẩu và nội địa đã cho kết quả tốt trong phòng thí nghiệm và ngồi đồng đối
với một số sâu hại chính trên đồng ruộng như sâu xanh bướm trắng, sâu xám,
sâu tơ, sâu hại bông, sâu đo. Các loại sản phẩm thương mại có trên thị trường
khá nhiều như Vi-BT 32000WP, 16000WP; BT Xentary 35WDG, Firibiotox
P dạng bột; Firibiotox C dạng dịch cô đặc ...
Chế phẩm Biobac: được khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học
Cần Thơ nghiên cứu và sản xuất từ một chủng vi khuẩn có sẵn ở địa phương,
có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của sợi nấm gây bệnh đốm vằn.
Thuốc trừ sâu sinh học VIBAMEC với họat chất Abamectin: được phân lập
từ quá trình lên men nấm Steptomyces avermitilis. Diệt trừ được các loại sâu
như sâu vẽ bùa, nhện, sâu tơ, sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn; ngoài ra, cũng trong
nhóm này, Vivadamy, Vanicide, Vali… có hoạt chất là Validamycin A, được
chiết xuất từ nấm men Streptomyces hygroscopius var. jingangiesis. Đây là
nhóm thuốc trừ bệnh có nguồn gốc kháng sinh đặc trị các bệnh đốm vằn trên

lúa, bệnh nấm hồng trên cao su, bệnh chết rạp cây con trên cà chua, khoai
tây, thuốc lá, bông vải…
Nấm đối kháng Trichoderma: vừa có tác dụng đề kháng một số nấm bệnh
gây hại trên bộ rễ cây trồng như: bệnh vàng lá chết nhanh (còn gọi là bệnh
thối rễ do nấm Phytophthora palmirova gây ra) hay bệnh vàng héo rũ (hay


10

còn gọi là bệnh héo chậm do một số nấm bệnh gây ra: Furasium solari,
Pythium sp, Sclerotium rolfosii).
Hai chế phẩm nấm trừ côn trùng Metarhizium anisopliae và Beauveria
bassiana là sản phẩm của đề tài do Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long thực
hiện: Ometar - Metarhizium anisopliae (nấm xanh), Biovip - Beauveria
bassiana (nấm trắng).
Nhóm sản phẩm chiết xuất từ virus Nucleopolyhedrosisvirus (NPV). Đây là
loại virus có tính rất chun biệt, chỉ lây nhiễm và tiêu diệt sâu xanh da láng
(Spodoptera exigua) rất hiệu quả trên một số cây trồng như bơng, đậu đỗ,
ngơ, hành, nho.
Tuy nhiên, nhóm vi sinh có những nhược điểm như điều kiện bảo quản riêng
biệt cho từng loại vi sinh, để ở điều kiện thường một số vi sinh sẽ chết hoặc
giảm tác dụng, sử dụng riêng không thể kết hợp với các loại thuốc khác. Sản
xuất trong phịng thí nghiệm, chưa đưa ra dây chuyền cơng nghiệp nên giá thành
khá cao.
Thuốc BVTV có nguồn gốc hóa sinh (Biochemical Pesticides): bao gồm các
chất có nguồn gốc tự nhiên có khả năng kiểm sốt dịch hại theo cơ chế khơng
độc. Đó là các chất dẫn dụ (sinh dục hoặc thức ăn), các chất xua đuổi, các chất
điều khiển sinh trưởng côn trùng (sex - pheromone)… Đến nay trên thế giới đã
nghiên cứu và tổng hợp được hơn 3.000 hợp chất dẫn dụ nhiều loại côn trùng
khác nhau36. Ở Việt nam hiện nay, việc ứng dụng pheromone được tập trung đối

với một số côn trùng sau đây:
Côn trùng hại rau: Các loại sâu ăn lá: sâu tơ (Plutella xylostella) , sâu xanh
(Helicoverpa armigera), sâu khoang (Spodoptera litura) và sâu xanh da láng
(Spodopteraexigua).
Côn trùng hại cây ăn trái: tập trung là chất dẫn dụ ruồi vàng đục trái
(Bactrocera dorsalis). Sản phẩm tiêu biểu là Vizubon - D với họat chất
Methyl Eugenol dẫn dụ đối với ruồi đực rất mạnh. Trong sản phẩm có pha


11

trộn thêm chất diệt ruồi Naled. Đối với sâu đục vỏ trái cam quýt (Prays citri
Milliire) cũng đã được sử dụng pheromone có hoạt chất Z(7) - Tetradecenal.
Thuốc BVTV có nguồn gốc thực vật (Botanical hoặc Plant Pesticides): Hoạt
chất là các chất thu được từ cây, cỏ, kể cả tinh dầu, ví dụ: nicotin trong cây thuốc
lào hoặc thuốc lá, D-limonen từ tinh dầu cam, chanh... Loại thuốc có nguồn gốc
thảo mộc này khơng tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên
địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây
hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như
ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản. Thuốc phòng trừ bệnh bằng
cách tạo ra các enzyme hoạt động trong cây như chất đề kháng và tấn công vào
nấm bệnh. Một số sản phẩm ứng dụng tại Việt Nam:
VINEEM 1500 EC: sản phẩm của Công ty Thuốc sát trùng Miền Nam, được
chiết xuất từ nhân hạt Neem (Azadirachta indica A. Juss) có chứa họat chất
Azadirachtin, có hiệu lực phịng trừ nhiều loại sâu hại trên cây trồng như lúa,
rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa kiểng. Các sản phẩm thương mại
tương tự từ cây Neem cịn có Neemaza, Neemcide 3000 SP, Neem Cake.
Hoạt chất Rotenone: được chiết xuất từ hai giống cây họ đậu là Derris
elliptica Benth và Derris trifoliata có thể sử dụng như một loại thuốc trừ sâu
thảo mộc có tác dụng diệt trừ sâu rầy trên lúa, ốc bươu vàng cũng như các

loại cá dữ, cá tạp trong ruộng nuôi tôm.
Hoạt chất Polyphenol: chiết xuất từ cây liễu có tác dụng phịng trừ bệnh thán
thư, lở cổ rễ, thối nhũn trên rau màu, hoa, bệnh đạo ơn, cháy bìa lá lúa. Hoạt
chất Polyphenol chiết xuất từ cây hoa hịe có tác dụng kích thích sinh trưởng,
tăng năng suất.
Nhóm thuốc có nguồn gốc thực vật có hiệu quả khá nhanh trên cây trồng, dễ
dàng phối trộn với nhiều loại thuốc khác, bảo quản ở điều kiện thường, và có
thể sản xuất cơng nghiệp làm giảm giá thành nên có khả năng ứng dụng cao.
2.2.1.2. Vai trị của thuốc BVTV sinh học trong sản xuất nơng nghiệp


12

Như tên gọi, thuốc BVTV rất cần thuyết cho cây trồng từ khi gieo trồng đến
khi thu hoạch, giúp ngăn ngừa các tác nhân gây hại như côn trùng, sâu bệnh,
ngồi ra cịn giúp điều hịa và tăng năng suất, sản lượng cây trồng (Nguyễn
Trần Oánh, 2007).
Theo Đào Văn Hoằng (2011), do khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa,
nhiệt độ cao kéo dài trong năm nên thường tạo thuận lợi cho sâu bệnh phát
triển, thường phát triển thành dịch rộng và có thể gây thiệt hại lớn cho mùa
màng. Vì vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả trong nơng nghiệp
đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất nông nghiệp.
Tuy nhiên, mặt trái của thuốc BVTV là khi lạm dụng, hoặc sử dụng quá liều
cộng với kỹ thuật canh tác không đúng sẽ để lại dư lượng cho đất, nguồn
bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không
dự báo trước, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái8.
Theo Đào Văn Hoằng (2011), sử dụng thuốc BVTV sinh học, một mặt phát
huy tác dụng bảo vệ cây trồng, mùa màng, mặt khác lại khắc phục được
những nhược điểm của thuốc hóa học. Ngồi ra, trong sản xuất nơng nghiệp,
thuốc BVTV sinh học cịn có những ưu điểm sau:

- Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng.
Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng) trong mơi
trường đất nói riêng và mơi trường nói chung.
- Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, khơng làm
chai đất, thối hóa đất mà cịn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.
- Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và
chất lượng nơng sản phẩm.

8

Trích trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2011


13

- Có tác dụng tiêu diệt cơn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng
đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường
như các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.
- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải
sinh học, phế thải nông nghiệp, cơng nghiệp, góp phần làm sạch mơi
trường.
- Nơng sản làm ra sạch và an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn về dư lượng thuốc
BVTV cho phép.
2.2.1.3. Hạn chế của thuốc BVTV sinh học
Bên cạnh vai trị tích cực đối với nơng nghiệp và mơi trường, thuốc BVTV
sinh học vẫn có những nhược điểm của nó, khiến cho việc sử dụng cịn hạn
chế, như: chưa có đầy đủ bộ sản phẩm sinh học để phịng trừ tồn bộ dịch hại
trên các đối tượng cây trồng, biểu hiện trị bệnh chậm hơn so với thuốc hóa
học, chưa sản suất qui mơ lớn dẫn đến giá thành cao, công tác lưu trữ, bảo

quản khó, khi sử dụng khó kết hợp với các thuốc khác.
2.2.1.4. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam
Theo Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giai đoạn
1981-1986, số lượng thuốc sử dụng là 6,5 - 9 nghìn tấn thương phẩm, giá trị
khoảng 10 triệu USD. Giai đoạn 2001-2011 tăng lên 36 - 75,8 nghìn tấn, giá trị
khoảng 200 - 450 triệu USD. Năm 2012 số lượng và giá trị nhập khẩu đã tăng
lên 103.500 tấn, giá trị khoảng 700 triệu USD. Đến năm 2013 là 128.300 tấn,
tương đương 800 triệu USD. Lượng hoạt chất tính theo đầu diện tích canh tác
(kg/ha) cũng tăng từ 0,3 kg (1981-1986) lên 1,24 - 2,54 kg (2001-2010).
Tuy nhiên, trong số đó, thuốc BVTV sinh học chỉ chiếm 5% tổng lượng thuốc
BVTV sử dụng. Riêng tại ĐBSCL, tác giả Phạm Văn Toàn (2013), trong nghiên
cứu về “Thực trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật và một số giải pháp giảm
thiểu việc sử dụng thuốc không hợp lý trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu
Long”, nông dân sử dụng thuốc BVTV sinh học ở mức 8.8%.


×