Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các nhân tố theo định hướng thị trường tác động đến kết quả kinh doanh nghiên cứu trường hợp các ngân hàng thương mại nhà nước tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

--------------------

PHAN TẤN HƯNG

CÁC NHÂN TỐ THEO ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH: NGHIÊN
CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI NHÀ NƯỚC TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

--------------------

PHAN TẤN HƯNG

CÁC NHÂN TỐ THEO ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH: NGHIÊN
CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI NHÀ NƯỚC TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số


: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TIẾN SĨ BÙI THANH TRÁNG

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Phan Tấn Hưng, là học viên cao học Khóa 20 – Ngành Quản trị kinh doanh –
Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu và kết quả trình
bày trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trước dây.
Các số liệu, kết quả do học viên trực tiếp thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn
dữ liệu khác được học viên sử dụng trong đề tài đều có ghi rõ nguồn trích dẫn và xuất
xứ.

TP.HCM, ngày 05 tháng 11 năm 2013
Học Viên

Phan Tấn Hưng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Chương 1: TỔNG QUAN ...................................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài: .......................................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................................. 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................ 3
1.5 Bố cục của Đề tài: ............................................................................................................ 4
1.6 Tính mới của Đề tài ......................................................................................................... 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ THEO ĐỊNH HƯỚNG THỊ
TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH ................................................... 6
2.1 Tổng quan về kết quả kinh doanh theo định hướng thị trường ........................................ 6
2.1.1 Khái niệm về kết quả kinh doanh .......................................................................... 6
2.1.2 Khái niệm về định hướng thị trường ..................................................................... 6
2.2 Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh và định hướng thị trường tại doanh nghiệp ......... 8
2.3 Các mơ hình nghiên cứu liên quan đến kết quả kinh doanh theo định hướng thị trường
............................................................................................................................................. 12
2.4 Nghiên cứu các nhân tố theo định hướng thị trường tác động đến kết quả kinh doanh
của ngân hàng TMNN.......................................................................................................... 15
2.4.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của của hệ thống ngân hàng TMNN ......... 15
2.4.2 Các nhân tố theo định hướng thị trường tác động đến kết quả kinh doanh của của
hệ thống ngân hàng TMNN .......................................................................................... 27
2.5 Đề xuất mơ hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 34
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 38
3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................................... 38
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 39


3.2.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 39
3.2.2 Nghiên cứu định lượng ........................................................................................ 39

3.3 Xây dựng thang đo cho các nhân tố (thang đo Likert 5 điểm) ...................................... 40
3.4 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................................. 43
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 45
4.1 Chi tiết mẫu nghiên cứu ................................................................................................. 45
4.2 Kiểm định thang đo Cronbach’s alpha .......................................................................... 46
4.2.1 Kiểm định thang đo cronbach’s alpha ................................................................. 46
4.2.2 Kiểm định thang đo cho từng nhân tố ................................................................. 49
4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................................ 50
4.3.1 Phân tích nhân tố cho nhóm nhân tố tác động ..................................................... 51
4.3.2 Phân tích nhân tố cho nhân tố kết quả kinh doanh .............................................. 53
4.4 Phân tích hệ số tương quan ............................................................................................ 54
4.5 Phương pháp Hồi qui ..................................................................................................... 55
4.6 Kết luận từ mơ hình ....................................................................................................... 59
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 66
5.1 Kết luận từ nghiên cứu ................................................................................................... 66
5.2 Kiến nghị........................................................................................................................ 66
5.2.1 Định hướng khách hàng....................................................................................... 66
5.2.2 Định hướng đối thủ cạnh tranh ............................................................................ 67
5.2.3 Tương tác, phối hợp giữa các đơn vị chức năng ................................................. 68
5.2.4 Định hướng lợi nhuận .......................................................................................... 68
5.2.5 Ứng phó nhạy bén ............................................................................................... 69
5.3 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Vietcombank: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BIDV: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Vietinbank: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
MHB: Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
TMNN: Thương mại nhà nước
TMCP: Thương mại cổ phần
TCTD: Tổ chức tín dụng
IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế
WB: Ngân hàng Thế giới
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á
ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
LNST: Lợi nhuận sau thuế


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Vietcombank
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của Agribank
Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh của BIDV
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của Vietinbank
Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh của MHB
Bảng 2.6 Diễn biến trần lãi suất huy động năm 2012
Bảng 2.7 Số lượng ngân hàng
Bảng 3.1 Mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1 Mô tả mẫu khảo sát
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s alpha
Bảng 4.3 Ma trận xoay nhân tố-nhóm nhân tố tác động
Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4.5 Ma trận xoay nhân tố-nhân tố kết quả kinh doanh
Bảng 4.6 Ma trận tương quan
Bảng 4.7 Bảng các chỉ số tổng hợp mơ hình hồi qui
Bảng 4.8 Bảng kiểm định Anova
Bảng 4.9 Mơ hình hồi qui kiểm định mơ hình nghiên cứu giả thuyết
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu
Bảng 4.11 Kết quả kết luận giả thuyết của mơ hình nghiên cứu


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu thị phần tín dụng
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu thị phần huy động
Hình 2.3 Đồ thị tăng trưởng tín dụng
Hình 2.4: Mơ hình đề xuất nghiên cứu mối quan hệ của các nhân tố tác động đến kết
quả kinh doanh theo định hướng thị trường
Hình 4.1 Kiểm định tính phân phối chuẩn của phần dư
Hình 4.2 Quan sát hiện tượng phương sai thay đổi của mơ hình


1

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức WTO vào ngày 07/11/2006

đã mở ra lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam, theo đó hệ thống
ngân hàng Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ và tuân theo nguyên tắc hoạt động
trong thương mại dịch vụ. Ví dụ Đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) – được quy định
trong Thương mại Dịch vụ (GATS), Việt Nam có nghĩa vụ đối xử như nhau với tất

cả các nước hoặc nếu Việt Nam dành ưu đãi cho một nước thì phải dành ưu đãi đó
cho tất cả các nước thành viên, hoặc theo nguyên tắc Đãi ngộ Quốc gia về nghĩa vụ
đối xử như nhau giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước
ngoài, cụ thể trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng và
dịch vụ ngân hàng nước ngoài được hưởng những ưu đãi ngang bằng với nhà cung
cấp dịch vụ ngân hàng và dịch vụ ngân hàng của Việt Nam hoặc các tổ chức tín
dụng nước ngồi được phép hoạt động tại Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử
với các tổ chức tín dụng trong nước v.v.
Đến tháng 11/2011, tức là sau 05 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã dỡ bỏ hạn
chế định mức về quyền nhận tiền gởi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt
Nam. Điều này đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng
thương mại nhà nước (TMNN) nói riêng cần nắm bắt kịp thời xu thế, hoặc cao hơn
là tạo ra nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực
cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường.
Từ thực tiễn trên nghiên cứu về “các nhân tố theo định hướng thị trường tác
động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại nhà nước tại Tp. Hồ
Chí Minh theo định hướng thị trường” nhằm cung cấp những kiến nghị nâng cao
kết quả kinh doanh cho các ngân hàng TMNN theo định hướng thị trường.


2

1.2 Mục tiêu của đề tài:
Đề tài tập trung vào 02 mục tiêu chính sau:
-

Xác định các nhân tố theo định hướng thị trường tác động đến kết quả kinh
doanh của các ngân hàng TMNN tại Tp.Hồ Chí Minh;

-


Đề xuất những kiến nghị nâng cao kết quả kinh doanh thông qua các nhân tố
định hướng thị trường đối với các ngân hàng TMNN ở Tp.Hồ Chí Minh.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các nhân tố theo định hướng
thị trường tác động đến kết quả kinh doanh, trong đó phạm vi nghiên cứu là 05 ngân
hàng TMNN1 hoạt động tại Tp.Hồ Chí Minh, bao gồm:
-

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank);

-

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank);

-

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV);

-

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank);

-

Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB).

Khảo sát được thực hiện đối với các cấp bậc quản lý và nhân viên kinh doanh
trực tiếp của các ngân hàng TMNN đang hoạt động tại Tp. Hồ Chí Minh, bao gồm:


1

-

Giám đốc/Phó Giám đốc Sở Giao dịch/Chi nhánh

-

Trưởng/Phó đơn vị kinh doanh thuộc Sở Giao dịch/Chi nhánh

-

Trưởng/Phó Phịng Giao dịch

-

Chun viên/Nhân viên Tín dụng/Hỗ trợ Tín dụng/Giao dịch viên

Nguồn:
/>00&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=2cz7fka93_1#%40%3F_afrWindowId%3D2cz7fka93_1%26_afr
Loop%3D2597736423322600%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D2cz7fka93_129


3

Đây là những đối tượng tác động rõ nét đến việc hoạch định chiến lược và thực
hiện các hoạt động định hướng thị trường cũng là những đối tượng tương tác trực
tiếp với khách hàng. Hơn nữa những kiến thức và kinh nghiệm của các đối tượng
trên là phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện qua 02 giai đoạn, bao gồm kết hợp cả phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng,
-

Trong giai đoạn nghiên cứu định tính, dựa trên nền tảng lý thuyết về định
hướng thị trường, học viên đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
nhằm khám phá và tìm ra những nhân tố cần thiết tác động đến kết quả kinh
doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Phương pháp này được thực hiện
theo phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu một số lãnh đạo cấp cao
của các ngân hàng tại Tp. Hồ Chí Minh, cũng như học viên sử dụng phương
pháp chuyên gia để lấy ý kiến dựa trên những những nhân tố tác động đến
kết quả kinh doanh theo định hướng thị trường.
Mục tiêu của khảo sát định tính nhằm hiệu chỉnh thang đo đo lường mối
quan hệ kết quả kinh doanh và các nhân tố tác động theo định hướng thị
trường. Thang đo nghiên cứu áp dụng thuộc thang đo của (Narver, J.C. and
Slater, S.F., 1990), (Deng, S. and Dart, J., 1994), (Gray, B., et al., 1998) và
(Wua, S.F and Cavusgil, T., 2006).

-

Giai đoạn 2, nghiên cứu định lượng, được thực hiện bằng phương pháp
nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến
kết quả kinh doanh theo định hướng thị trường mà đã được khám phá và tìm
ra trong giai đoạn nghiên cứu định tính.
Bảng câu hỏi chính thức sau khi hiệu chỉnh thang đo ở giai đoạn nghiên cứu
định tính được ứng dụng để tiến hành khảo sát định lượng trực tiếp với đối
tượng khảo sát. Tiếp theo học viên tiến hành đo lường các tác động của các
nhân tố này đến kết quả kinh doanh của 05 ngân hàng TMNN là



4

Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV và MHB. Các bảng hỏi đạt yêu
cầu sẽ được nhập trực tiếp trên phần mềm SPSS nhằm tạo dữ liệu phân tích
cho đề tài.
Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được đánh giá thông qua hệ số tin
cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi qui. Phần
mềm SPSS 18 và Excel 2007 được sử dụng để phân tích dữ liệu.
1.5 Bố cục của Đề tài:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi,
phương pháp nghiên cứu và nội dung của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố theo định hướng thị trường tác động
đến kết quả kinh doanh
Nội dung Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết về các nhân tố của định hướng thị
trường, kết quả kinh doanh và phương pháp đo lường các nhân tố này để nâng cao
kết quả kinh doanh, đề xuất mơ hình nghiên cứu cùng các giả thiết của đề tài. Đồng
thời tổng quan các nghiên cứu về tác động của định hướng thị trường đến kết quả
kinh doanh tại doanh nghiệp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 giới thiệu về phương pháp thực hiện, quy trình nghiên cứu và kết quả
nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm hiệu chỉnh thang đo. Trên cơ sở lý thuyết được
trình bày ở chương 2 và kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ. Nghiên cứu đề xuất
thang đo hiệu chỉnh và bảng câu hỏi chính thức để đo lường các nhân tố tác động
đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng TMNN tại Tp.Hồ Chí Minh theo định
hướng thị trường.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu



5

Chương này trình bày phương pháp phân tích, quy trình phân tích và kết quả
nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu
cùng các giả thiết đưa ra. Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên phần mềm SPSS
18 và Excel phiên bản 2007.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương cuối cùng của Đề tài sẽ tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu,
các đóng góp và những hàm ý cho việc nâng cao kết quả kinh doanh ở các ngân
hàng TMNN theo định hướng thị trường. Đồng thời, nêu ra những hạn chế của đề
tài và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
1.6 Tính mới của Đề tài
Khái niệm định hướng thị trường không phải là một khái niệm mới mà đã được
các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu hơn 50 năm qua ở hầu hết
các lĩnh vực từ sản xuất đến dịch vụ, từ các tổ chức kinh doanh đến các tổ chức phi
lợi nhuận. Tuy nhiên một phần nguyên nhân do quá trình cổ phần hóa các ngân
hàng TMNN chậm so với lịch sử ra đời của khái niệm này, đến nay chưa có nghiên
cứu dành cho đối tượng là các ngân hàng TMNN Việt Nam nói chung và ở Tp. Hồ
Chí Minh nói riêng.
Đề tài khơng nhằm mục tiêu xây dựng lý thuyết mới về định hướng thị trường,
kết quả kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhưng tập trung nghiên cứu
các nhân tố theo định hướng thị trường tác động thực tế đến kết quả kinh doanh tại
các ngân hàng TMNN đang hoạt động ở Tp.Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất những kiến
nghị giúp các ngân hàng này nâng cao kết quả kinh doanh trong thời kỳ hội nhập.


6

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ THEO ĐỊNH HƯỚNG THỊ

TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH
2.1 Tổng quan về kết quả kinh doanh theo định hướng thị trường
2.1.1 Khái niệm về kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh được định nghĩa là thành quả đạt được từ những mục tiêu
của doanh nghiệp và là thước đo hiệu quả kinh doanh trong từng thời kỳ. Kết quả
kinh doanh được đo lường bằng lợi nhuận thu được, sự tăng trưởng, thị phần, doanh
số và những mục đích chiến lược khác (Homburg, C. et al., 2007); (Yeniyurt, S., et
al., 2005). (Hughes, M., et al., 2007) trong những nghiên cứu của mình lại đưa ra 2
khuynh hướng để đánh giá kết quả kinh doanh, đó là: Hiệu suất khách hàng và Hiệu
suất sản phẩm. Trong đó, hiệu suất khách hàng thường được đo lường bằng sự thu
hút khách hàng và sự ghi nhớ của khách hàng (Hansotia and Behram, 2004);
(Jayachandran, S., et al., 2004); (Chandon, P. et al, 2005). Chính vì vậy, (Hughes,
M., et al., 2007) đo lường hiệu suất khách hàng dựa trên doanh nghiệp tạo ra hiệu
ứng gì để tạo được sự thu hút, sự ghi nhớ, sự quay lại của khách hàng và tạo ra
khách hàng trung thành. Trong khi đó, hiệu suất sản phẩm thì được đo lường bằng
những thành quả của doanh nghiệp dựa trên doanh số và thị phần mà sản phẩm/dịch
vụ cung cấp cho thị trường.
Hiệu quả kinh doanh được định nghĩa là mức độ mà mục tiêu đạt được dựa vào
các vấn đề đã được giải quyết. Trái ngược với hiệu suất, hiệu quả được xác định mà
không cần xét đến chi phí, và trong khi hiệu suất có nghĩa là “làm việc đúng”, thì
hiệu quả là “làm đúng việc”.
2.1.2 Khái niệm về định hướng thị trường
Định hướng thị trường (Market Orientation) là một trong những khái niệm quan
trọng nhất của tư tưởng tiếp thị hiện đại (Pandelica, A. et al., 2009). Thuật ngữ này
được biết đến đầu tiên ở các nước phát triển từ những năm 1957 – 1960 nhưng mới


7

chỉ dừng trong phạm vi lý thuyết, học thuật thuần túy (McKitterick, 1957); (Levitt

T. , 1960); (Deng, S. and Dart, J., 1994).
Baker và Sinkula trong một nghiên cứu năm 1999 đã cho rằng định hướng thị
trường như là kim chỉ nam cho hoạt động xử lý thơng tin có được từ thị trường của
doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng xem xét yếu tố này sẽ được sử dụng như thế nào
trong chiến lược doanh nghiệp (Baker, W.E. and Sinkula, J.M., 1999). Trong khi
đó, Jaworski định nghĩa định hướng thị trường là một tổ hợp của những hành vi sắp
diễn ra và những hoạt động liên quan đến việc sản sinh, phổ biến và ứng phó lại với
thơng tin thị trường. Định hướng thị trường dẫn đến sự tập trung ra bên ngoài mà
hướng chủ yếu đến khách hàng và đối thủ cạnh tranh (Jaworski, B.J. and Kohli,
A.K., 1993). Hơn nữa, định hướng thị trường sẽ định giá trị của sự ứng phó tới với
khách hàng ra sao (Kohli A.K., et al., 1993) hay định hướng thị trường tồn tại dựa
trên mức độ liên tục đánh giá khả năng doanh nghiệp thu nhận và tương tác với
những phản hồi từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh (Baker, W.E. and Sinkula,
J.M., 1999).
Theo Lafferty và cộng sự, định hướng thị trường có 05 trường phái (Lafferty, B.
and Hult, G., 2001):
Trường phái tiếp cận theo hướng ra quyết định, định hướng thị trường là một
quá trình ra quyết định của doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh cam kết của ban điều
hành trong việc chia sẽ thông tin cho các bộ phận chức năng. Mối liên kết trong tổ
chức mạnh sẽ tạo nên truyền thông rõ ràng, sự kết hợp bền vững và sự cam kết ở
mức độ cao (Shapiro, 1988). Tuy nhiên Sapiro chỉ dừng lại ở mức độ ra quyết định
chứ chưa thể hiện sự phối hợp tạo ra giá trị cho khách hàng, chưa đề cập đến yếu tố
cạnh tranh trên thị trường trong khi sự cạnh tranh là một trong các nhân tố quan
trọng của nguyên lý Định hướng thị trường.
Trường phái hành vi của Kohli và Jaworski xem “định hướng thị trường” là
thuật ngữ chỉ sự triển khai ứng dụng của tư tưởng tiếp thị (Kohli, A.K. and
Jaworski, B.J., 1990). Theo đó, định hướng thị trường được định nghĩa là quá trình


8


tạo ra các thơng tin thị trường có liên quan đến nhu cầu hiện tại và tương lai của
khách hàng; sự tổng hợp và phổ biến các thơng tin đó đến các bộ phận chức năng;
hoạch định và triển khai có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng trong
doanh nghiệp để ứng phó với các cơ hội thị trường. Như vậy, định hướng thị trường
bao gồm (i) Tạo lập thông tin, (ii) Phổ biến thông tin và (iii) Đáp ứng nhu cầu khách
hàng.
Trường phái tiếp cận theo hướng văn hóa doanh nghiệp của Narver, Slater cho
rằng định hướng thị trường là một loại văn hóa doanh nghiệp, tạo nền tảng cho việc
tạo nên giá trị tốt hơn cho khách hàng và sự thành công của doanh nghiệp (Narver,
J.C. and Slater, S.F., 1990). Văn hóa này là sự kết hợp của 3 thành phần: (i) Định
hướng khách hàng, (ii) Định hướng đối thủ cạnh tranh và (iii) Sự tương tác giữa các
bộ phận chức năng.
Trường phái tiếp cận theo hướng tập trung chiến lược của Ruekert, dựa trên
những nghiên cứu của Kohli & Jaworski và Narver & Slater để tập trung vào phân
tích theo đơn vị kinh danh hơn là phân tích theo thị trường riêng lẻ. Cũng theo
Ruekert nhân tố mơi trường bên ngồi ảnh hưởng nhiều nhất đến định hướng thị
trường chính là khách hàng (Ruekert, 1992)
Trường phái tiếp cận theo định hướng khách hàng của Deshpande và các cộng
sự đã đồng nhất định hướng thị trường với định hướng khách hàng, đồng thời nhóm
tác giả này cũng phản bác nhân tố định hướng đối thủ cạnh tranh trong khái niệm
định hướng thị trường và thừa nhận nhân tố sự tương tác giữa các bộ phận chức
năng là phù hợp với định hướng khách hàng và là một phần trong định hướng khách
hàng. Nhóm nghiên cứu của Deshpande cũng xem định hướng khách hàng là một
phần trong tổng thể của văn hóa doanh nghiệp (Deshpande, R., et al., 1993).
2.2 Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh và định hướng thị trường tại
doanh nghiệp
Định hướng thị trường ln có giá trị đối với doanh nghiệp bởi vì nó sẽ định
hướng cho doanh nghiệp tạo ra giá trị vượt trội dành cho khách hàng (Slater, S.F.



9

and Narver, J.C., 2000) và được chứng minh có tác động tích cực đến kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp (Jaworski, B.J. and Kohli, A.K., 1993); (Baker,
W.E. and Sinkula, J.M., 1999); (Baker, W.E. and Sinkula, J.M., 1999). Hơn nữa,
một kết quả doanh tốt luôn thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và thấu đáo về khách hàng
của doanh nghiệp (Clark, K. B. and Wheelwright, S. C, 1993)
Narver và Slater, trong một nghiên cứu năm 1990, cũng cho rằng, định hướng
thị trường là (i) đáp ứng sự thay đổi của khách hàng, là (ii) đáp ứng sự thay đổi của
đối thủ cạnh tranh và là (iii) sự tương tác giữa các bộ phận chức năng, là điểm then
chốt dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp (Narver, J.C. and Slater, S.F., 1990).
Định hướng thị trường là một yếu tố của văn hóa doanh nghiệp, nó là nền tảng cho
các hoạt động cần thiết và hiệu quả nhằm tạo ra giá trị tốt hơn cho khách hàng và
thơng qua đó tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp.
Cụ thể các nhân tố đo lường định hướng thị trường được diễn giải như sau:
Định hướng khách hàng (Customer orientation) và định hướng đối thủ cạnh
(Competitor orientation) tranh bao gồm tất cả các hoạt động như thu thập thông tin
về khách hàng và đối thủ cạnh tranh tại thị trường mục tiêu và phổ biến các thông
tin này đến từng bộ phận chức năng.
Định hướng khách hàng (Customer orientation) là việc hiểu rõ nhu cầu của
khách hàng để có thể liên tục tạo ra những giá trị vượt trội dành cho khách hàng
(hoặc, theo (Levitt T. , 1980) liên tục tạo ra “sản phẩm tặng thêm”). Định hướng thị
trường đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải hiểu được chuỗi giá trị của khách hàng (
(Day, S.G. and Wensley, R., 1988), không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn trong
tương lai theo sự biến đổi của thị trường.
Một nhân viên kinh doanh tạo ra giá trị cho một khách hàng chỉ bằng 02 cách:
tăng lợi ích cho khách hàng so với chi phí khách hàng bỏ ra và giảm chi phí của
khách hàng so với lợi ích khách hàng nhận được. Hơn nữa lợi ích của khách hàng
cần được hiểu khơng chỉ có chi phí và lợi ích trước mắt của khách hàng trực tiếp mà

còn là khách hàng của khách hàng. Vì vậy địi hỏi nhân viên kinh doanh phải hiểu


10

các sức ép cả về kinh tế lẫn chính trị ở tất cả các cấp độ của kênh phân phối. Với sự
hỗ trợ của bộ khung tiêu chuẩn công việc, một nhân viên kinh doanh có thể hiểu ai
là khách hàng tiềm năng hiện tại cũng như trong tương lai, khách hàng mong đợi
điều gì hơm nay cũng như trong tương lai và hiểu được điều mà khách hàng cảm
nhận được lúc này cũng như có thể cảm nhận được sau này để có thể thỏa mãn nhu
cầu của họ.
Định hướng đối thủ cạnh tranh (Competitor orientation) được giải thích là một
nhân viên kinh doanh hiểu điểm mạnh và điểm yếu ngắn hạn và ba thành phần
thuộc về hành vi của định hướng thị trường (ví dụ: (Houston, 1986); (Kohli, A.K.
and Jaworski, B.J., 1990). Để tồn tại được lâu dài từ tình hình cạnh tranh hiện tại,
doanh nghiệp khơng thể né tránh triển vọng xa hơn. Để ngăn chặn đối thủ cạnh
tranh qua mặt trong việc tạo giá trị gia tăng cho khách hàng, doanh nghiệp phải bền
bỉ trong việc tạo ra và cung cấp những giá trị cộng thêm dành cho khách hàng, điều
này đòi hỏi phải đầu tư và chiến thuộc phù hợp. (Anderson, 1982) nhấn mạnh rằng
một viễn cảnh đầu tư dài hạn nên được hiểu là định hướng thị trường.
Sự tương tác giữa các bộ phận chức năng (Interfunctional coordination) là sự
kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị vượt trội dành cho
khách hàng mục tiêu. Bất cứ khâu nào trong chuỗi giá trị của khách hàng cũng tạo
ra cơ hội cho nhân viên kinh doanh cung cấp giá trị cho khách hàng. Vì vậy bất kỳ
cá nhân nào trong bất kỳ bộ phận chức năng thuộc doanh nghiệp cũng có thể có
tiềm năng đóng góp cho việc tạo ra giá trị cho khách hàng (Porter, 1985), và những
nỗ lực này phải là những nỗ lực cụ thể của tất cả các bộ phận chức năng chứ không
phải là từ một phòng/ban riêng lẻ (Webster, 1988). Điều này cũng đã được M.Porter
chia sẽ khi đến Việt Nam rằng một trong những điểm yếu lớn nhất của doanh
nghiệp Việt Nam là sự ma sát nội bộ quá lớn.

Sự tương tác giữa các nguồn lực trong doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị gia
tăng cho khách hàng có mối quan hệ gần gũi với cả định hướng thị trường và đối
thủ cạnh tranh. Xuất phát từ bản chất tự nhiên của việc tạo ra giá trị vượt trội dành


11

cho khách hàng, những sự phụ thuộc lẫn nhau của chức năng marketing với các bộ
phận chức năng khác phải được phối hợp một cách có hệ thống theo chiến lược
marketing của doanh nghiệp (Wind, Y. and Robertson, T.S., 1983).
Một khi các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp không có truyền thống
tương tác tốt, các cấp ủng hộ và lãnh đạo cần phải vượt qua ngăn cách giữa chức
năng này với chức năng khác. Việc đạt được sự tương tác giữa các bộ phận chức
năng đòi hỏi, cùng với những nhân tố khác, sự sắp xếp các đơn vị và việc tạo ra sự
độc lập về chức năng lẫn nhau để mỗi khu vực chức năng cảm nhận lợi thế riêng
của nó trong việc hợp tác chặc chẽ với các khu vực khác. Nếu doanh nghiệp thưởng
cho mọi đơn vị đóng góp vào việc tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng, tính tư lợi
sẽ kéo các khu vực sẽ tham gia đầy đủ (ví dụ: (Ruekert, R.W. and Walker, O.C.Jr.,
1987a) (Ruekert, R.W. and Walker, O.C.Jr., 1987b); (Wind, Y. and Robertson, T.S.,
1983). Để phát triển sự tương tác giữa các bộ phận chức năng một cách hiệu quả,
phòng Marketing hoặc bất kỳ phòng nào ủng hộ cần phải thể hiện sự thơng cảm và
nhiệt tình với những nhận thức và nhu cầu của tất cả những phòng ban trong doanh
nghiệp (ví dụ: (Anderson, 1982)).
Xét về mặt khái niệm hóa (conceptualization), định hướng thị trường là một khái
niệm phức (high-order construct) bao gồm nhiều thành phần, trong đó hầu hết các
tác giả đều dựa vào 03 thành phần cơ bản do Narver J.C và Slater S.F xây dựng từ
năm 1990 như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên dựa vào môi trường kinh doanh trong
lĩnh vực ngân hàng và căn cứ vào kết quả của nhiều nghiên cứu khác trong và ngoài
nước, 02 nhân tố khác được đưa vào nghiên cứu này là định hướng lợi nhuận
(Deng, S. and Dart, J., 1994) và ứng phó nhạy bén (Gray, B., et al., 1998), cụ thể:

Định hướng lợi nhuận, đây có lẽ là nhân tố được hầu hết các doanh nghiệp quan
tâm. Tuy nhiên phần lớn chỉ tập trung vào lợi ích ngắn hạn mà chưa tập trung cho
lợi ích dài hạn của ngành, lợi ích của nền kinh tế và lợi ích xã hội. Định hướng lợi
nhuận yêu cầu doanh nghiệp xác định mục tiêu lợi nhuận theo từng nhóm khách


12

hàng khác nhau, theo từng dòng sản phẩm/dịch vụ khác nhau cũng như theo từng
đơn vị kinh doanh khác nhau tại các địa bàn hoạt động khác nhau.
Ứng phó nhạy bén, muốn tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần tập
trung thu thập thơng tin, phân tích và dự báo những thay đổi từ môi trường vĩ mô,
môi trường ngành đến môi trường nội bộ doanh nghiệp và đặc biệt là sự thay đổi
của nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng để có những ứng phó kịp thời và phù
hợp. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt đầu từ năm 2007 và tiếp diễn phức
tạp đến tận ngày nay là một thách thức không nhỏ đối với hệ thống ngân hàng Việt
Nam, đặc biệt là các ngân hàng TMNN, được cho là kém nhạy bén với sự thay đổi.
2.3 Các mơ hình nghiên cứu liên quan đến kết quả kinh doanh theo định
hướng thị trường
Hiện nay, thế giới có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng, tác động của định hướng
thị trường vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một số mơ hình nghiên cứu
điển hình như sau:
-

Nghiên cứu 1: Một nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa định hướng thị

trường và hiệu quả kinh doanh (“A meta- analysis of Relation between Market
Orientation and Business Performance: Evidence from five Continents”), Cynthia
Rodriguez Cano, Francois A.Carrillat, Fernando Jaramillo (2003). Mục tiêu của
nghiên cứu này nhằm làm rõ mối quan hệ giữa định hướng thị trường và hiệu quả

kinh doanh là mối quan hệ dương và không đổi trên tồn thế giới. Một trong những
đóng góp độc đáo của nghiên cứu này là việc lấy mẫu được thực hiện ở 23 nước
xuyên suốt 05 Châu lục. Những tác động giảm dần theo các đối tượng như kinh
doanh (lợi nhuận, phi lợi nhuận), loại hình cơng nghiệp (sản xuất, dịch vụ), phát
triển kinh tế xã hội (GPD, HDI và đo lường văn hóa cá nhân của Hofstede). Những
mối tương quan mạnh hơn về quan hệ giữa định hướng thị trường và hiệu quả kinh
doanh đã được khám phá đối với các tổ chức phi lợi nhuận so với lợi nhuận và dịch
vụ so với sản xuất.


13

Mơ hình nghiên cứu của Cynthia Rodriguez Cano và các cộng sự tập trung kiểm
định mối quan hệ giữa định hướng thị trường và hiệu quả kinh doanh, những giả
thuyết tác giả đưa ra như sau:
 Có mối quan hệ dương giữa định hướng thị trường và hiệu quả kinh doanh
 Mối quan hệ giữa định hướng thị trường và hiệu quả kinh doanh ở văn hóa tập
chủ nghĩa thể mạnh hơn văn hóa chủ nghĩa cá nhân.
 Mối quan hệ giữa định hướng thị trường và hiệu quả kinh doanh ở tổ chức phi
lợi nhuận mạnh hơn tổ chức kinh doanh
 Mối quan hệ giữa định hướng thị trường và hiệu quả kinh doanh ở lĩnh vực
dịch vụ mạnh hơn lĩnh vực sản xuất
 Mối quan hệ giữa định hướng thị trường và hiệu quả kinh doanh được đo
lường bởi thang đo MRTOR mạnh hơn thang đo MARKOR
-

Nghiên cứu 2: Tác động của định hướng thị trường vào khả năng sinh

lời của hoạt động kinh doanh (“The Effect of A Market Orientation on Business
Profitability”, John C.Narver & Stanley F.Slater, 1990). Mục tiêu của tác giả là

phát triển một cách thức đo lường phù hợp về định hướng thị trường và phân tích
tác động của nó vào khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh. Đầu tiên tác giả đã
thảo luận về mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và định hướng thị trường
và lý do tại sao định hướng thị trường lại là văn hóa kinh doanh và văn hóa này tạo
ra giá trị vượt trội cho khách hàng một cách hiệu quả, hiệu suất nhất. Tác giả cũng
đã đưa ra giả thuyết về thành phần thứ 4 của định hướng thị trường. Ngoài ra tác giả
mong đợi về mối quan hệ giữa định hướng thị trường và khả năng sinh lời của hoạt
động kinh doanh cũng như mối quan hệ giữa 8 biến kiểm soát và khả năng sinh lời.
Giả thuyết được tác giả đưa ra là càng định hướng thị trường thì khả năng sinh
lời của hoạt động kinh doanh càng tốt, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
-

Nghiên cứu 3: Đo lường định hướng thị trường: Tổng hợp và Khái quát

hóa (“Measuring Market Orientation: Generalization and Synthesis”, Rohit


14

Deshpandé & John U.Farley, 1997). Nghiên cứu được thực hiện đồng nhất và qua
nhiều quốc gia nhằm khái quát và thử nghiệm lại công cụ đo lường định hướng thị
trường của doanh nghiệp được phát triển bởi 03 nhóm các nhà nghiên cứu khác
nhau vào những năm cuối thập niên 1980. Dựa vào nghiên cứu mới của tác giả trên
82 nhà quản lý đến từ 27 công ty ở Mỹ và Châu Âu. Tác giả đã khám phá rằng cả 3
thang đo đều có thể tin cậy và phù hợp. Các thang đo này dường như có thể khái
quát hóa một cách toàn cầu, cả về độ tin cậy lẫn dự báo hiệu suất. Cuối cùng tác giả
đã tổng hợp một thang đo 10 biến dựa trên định nghĩa chi tiết hơn về định hướng thị
trường như “tập hợp các quy trình và các hoạt động đa chức năng trực tiếp tạo ra và
thỏa mãn khách hàng thông qua đánh giá các nhu cầu một cách liên tục”
-


Nghiên cứu 4: Nâng cao hiệu quả quản lý ở các doanh nghiệp ngành du

lịch khách sạn theo định hướng thị trường, Lại Văn Tài và Hứa Kiều Phương
Mai, 2007 nhằm đánh giá mức độ quản lý theo định hướng thị trường của các
doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn tại Tp.Hồ Chí Minh và cũng xác định tác
động của từng thành phần định hướng thị trường lên kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Trong đó L.V.Tài và H.K.P.Mai đã kiểm định các giả thuyết sau:
 Có mối tương quan dương giữa định hướng khách hàng và kết quả kinh
doanh;
 Có mối tương quan dương giữa định hướng định hướng đối thủ cạnh tranh và
kết quả kinh doanh;
 Có mối tương quan dương giữa tương tác giữa các bộ phận chức năng và kết
quả kinh doanh;
 Có mối tương quan dương giữa định hướng lợi nhuận và kết quả kinh doanh;
 Có mối tương quan dương giữa ứng phó nhạy bén và kết quả kinh doanh;
Kết quả phân tích hồi qui của nghiên cứu này cho thấy, trong ngành du lịch
khách sạn, trong các thành phần của định hướng thị trường, ứng phó nhạy bén là


15

thành phần có tác động đáng kể nhất đến kết quả kinh doanh, trong khi định hướng
khách hàng, định hướng đối thủ cạnh tranh và tương tác giữa các bộ phận chức năng
có tác động yếu và khơng ổn định.
2.4 Nghiên cứu các nhân tố theo định hướng thị trường tác động đến kết
quả kinh doanh của ngân hàng TMNN
2.4.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của của hệ thống ngân hàng TMNN
2.4.1.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam2

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến nay có
thể được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1975-1985: Sau năm 1975, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở miền
Nam đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại
tiền mới, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978.
Từ năm 1986 đến năm 1990: Đây là giai đoạn manh nha của các cải cách bước
đầu, làm tiền đề cho việc hình thành và phát triển một hệ thống Ngân hàng Việt
Nam một cách căn bản và toàn diện hơn.
Từ năm 1991 đến nay: Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam có rất
nhiều chuyển biến dần theo hướng một hệ thống ngân hàng hai cấp hiện đại qua các
cột mốc chính sau:
- Từ năm 1991, khi Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực, các chi nhánh, văn phịng
đại diện của các ngân hàng nước ngoài bắt đầu được phép thành lập tại Việt
Nam. Trong giai đoạn này, 4 ngân hàng liên doanh của 4 ngân hàng thương
mại quốc doanh với các ngân hàng nước ngoài được thành lập ở Việt Nam.
Các ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu được thành lập;

2

Phần này được tham khảo chính từ nội dung giới thiệu lịch sử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại website:
www.sbv.gov.vn/gioithieu.asp.


16

- Năm 1993: Bình thường hố các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế (IMF, WB, ADB);
- Năm 1997: Quốc hội khố X thơng qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam
và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ

1/10/1998; thành lập Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long
(Quyết định số 769/TTg, ngày 18/9/1997). Đây cũng chính là năm xảy ra cuộc
khủng hoảng tài chính ở Đông Á. Và điều này đã tác động tiêu cực đến hệ
thống ngân hàng Việt Nam, sau giai đoạn này, một số ngân hàng cổ phần hoạt
động yếu kém được xắp xếp lại. Từ hơn 50 ngân hàng thương mại cổ phần,
đến cuối năm 2004 chỉ còn lại 37 ngân hàng;
- Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các Ngân hàng thương mại
Nhà nước và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các Ngân hàng thương mại
cổ phần. Trong đó có thêm một sự kiện đáng chú ý là việc thành lập các công
ty quản lý tài sản tại các ngân hàng thương mại;
- Năm 2001: Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết. Trong hiệp
định này, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị thường tài chính ngân hàng theo
một lộ trình nhất định;
- Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng - Bước
cuối cùng tự do hố hồn tồn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu
ra;
- Năm 2004: Sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam;
- Trong giai đoạn này, có một sự kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến hệ thống
ngân hàng Việt Nam nói riêng, hệ thống tài chính nói chung, đó là Hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết. Theo hiệp định này, Thị trường
tài chính ngân hàng Việt Nam từng bước được mở cho các doanh nghiệp của
Hoa Kỳ và đến năm 2010, các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ được đối xử bình
đẳng như các tổ chức tài chính của Việt Nam. Đây là điều kiện tốt để thị
trường tài chính Việt Nam phát triển, nhưng cũng là một thách thức rất lớn cho
các tổ chức tài chính trong nước, nhất là các ngân hàng thương mại;


17

- Ngày 16/6/2010: Quốc hội khóa XII chính thức thơng qua Luật Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2011. Luật NHNN 2010 đã có một số thay đổi quan trọng so với
Luật NHNN 1997, theo đó làm rõ hơn địa ví pháp lý của NHNN, đồng thời
xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ của NHNN với tư cách là ngân hàng
trung ương, thực hiện các chức năng về quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ
và hoạt động ngân hàng, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng
quan trọng của một ngân hàng trung ương: Thực thi chính sách tiền tệ và giám
sát an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Trong khi đó, so với
Luật cũ, thay đổi quan trọng trong Luật các TCTD 2010 đó là việc quy định
TCTD không được kinh doanh bất kỳ hoạt động nào khác ngồi hoạt động
ngân hàng. Điều đó có nghĩa là các hoạt động huy động vốn tương tự như
ngân hàng của các tổ chức phi ngân hàng trong lĩnh vực chứng khốn, dịch vụ
đầu tư tài chính sẽ phải chấm dứt từ đầu năm 2011.
Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 1997, được sửa đổi vào các năm
2004 và 2010, hệ thống tổ chức tín dụng của Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các
tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng;
- Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và
mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân
hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và
các loại hình ngân hàng khác;
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện
một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng
không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, khơng làm dịch vụ thanh tốn. Tổ
chức tín dụng phi ngân hàng gồm cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính
và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác;



×