MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG No PTNT LÁNG HẠ
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NO&PTNT LÁNG HẠ TRONG
THỜI GIAN TỚI
1.Định hướng phát triển của Ngân hàng No&PTNT VN trong thời gian tới.
Cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế cũng như của toàn bộ ngành ngân
hàng. Ngân hàng No&PTNT VN đã đề ra chiến lược phát triển của mình trong thời
gian tới đó là: Phải tập trung sức triển khai tốt chương trình hành động thực hiện
nghị quyết đại hội đảng lần thứ IX của ban cán sự đảng NHNN, đặc biệt phải thực
hiện đúng nội dung và lộ trình của đề án cơ cấu lại NHNo VN trong 10 năm từ
năm 2001 đến 2010 đã được chính phủ phê duyệt, tiếp tục duy trì tốc độ tăng tưởng
cao nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo an toàn vốn và khả năng sinh lời nhằm
tăng năng lực cạnh tranh. Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, sắp
xếp đổi mới doanh nghiệp mở rộng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, thích
ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh mới. Tiếp tục đổi mới công nghệ
ngân hàng, đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với tiến trình hiện đại hoá hệ
thống ngân hàng, theo kịp tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế trong tương lai
gần.
Để thực hiện được chiến lược phát triển trên Ngân hàng No&PTNT VN đã đề ra
những mục tiêu cụ thể cho từng năm hoạt động. Năm 2002 Ngân hàng No&PTNT
VN đã đề ra mục tiêu: Đưa tổng nguồn vốn huy động tăng lên 305000 đến 312500
tỷ đồng tăng từ 22 đến 25% so với năm 2001. Tổng dư nợ tăng lên 211200 đến
214720 tỷ đồng tăng từ 20-22% so với năm 2001.Nợ qua hạn dưới 3%, lợi nhuận
tăng từ 3-5% so với năm 2001. Với mục tiêu đã đề ra như trên đòi hỏi các chi
nhánh thuôc Ngân hàng No&PTNT VN đều phải lỗ lục trong kinh doanh, căn cứ
vào tình hình hoạt động để đưa ra những mục tiêu cụ thể mà từng chi nhánh cần
đạt được để có thể thực hiện tôt mục tiêu chung của toàn hệ thống.
2.Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ
trong giai đoạn tới.
Trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua đặc
biệt là năm 2001, căn cứ vào chiến lược phát triển của Ngân hàng No&PTNT VN
đã nêu ở trên đồng thời cũng câưn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, môi
trường kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng
No&PTNT Láng Hạ đã đề ra định hướng hoạt động trong thời gian tới và các mục
tiêu cụ thể cho năm 2002 như sau:
a.Về nguồn vốn huy động.
Tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng
truyền thống như BHXH, tổng công ty bưu chính viễn thông… đồng thời mở rộng
mối quan hệ với các khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rõi từ các
khách hàng này. Mở rộng thêm nhiều chi nhánh thành viên, các phòng giao dịch,
các bàn tiết kiệm để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư. Tiếp tục giữ vững tốc độ
tăng trưởng vốn huy động như các năm qua để không những tăng trưởng nguồn
vốn của chi nhánh mà còn cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho hệ thống góp
phần tăng trưởng nguồn vốn theo yêu cầu của Ngân hàng No&PTNT VN.
Năm 2002 tổng nguồn vốn huy động đạt 3250 –3287.5 tỷ đồng, tăng từ 23-25%
so với năm 2001.
b.Về hoạt động sử dụng vốn.
Chi nhánh tiếp tục thực hiện định hướng chiến lược khách hàng là các ngành mũi
nhọn của nền kinh tế có các dự án lớn có tính khả thi cao để tiếp nhận thẩm định và
đầu tư vốn. Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ tín dụng với các khách hàng truyền thống là
các tổng công ty 90,91 bên cạnh đó đầu tư vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
nhằm đa dạng hoá danh mục khách hàng.
Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng thông qua tăng cường công tác kiểm tra
kiểm soát bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn làm tốt công tác giáo dục phẩm chất
đạo đức cho cán bộ tín dụng. Đồng thời tiếp tục quản lý theo dõi chặt chẽ các dự
án đầu tư, cải thiện công tác thẩm định trước khi cho vay để tránh xảy ra tình trạng
nợ quá hạn .
Năm 2002 chi nhánh phấn đấu mức tổng dự nợ đạt từ 1257-1288 tỷ đồng tăng
khoảng 22-25% so với năm 2001. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dưới 0.2% so với tổng dư
nợ, lợi nhuận của chi nhánh tăng từ 5-7 % so với năm 2001.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ sẽ phải
tiến hành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhưng một trong những giải pháp đem
lại hiệu quả cao trong đầu tư tín dụng của ngân hàng chính là giải pháp nâng cao
chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trước khi quyết định cho vay vốn.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO&PTNT LÁNG HẠ.
Chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Láng Hạ chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố như: quy trình thẩm định, phương pháp thẩm định, vấn đề
thông tin và xử lý thông tin, trình độ kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác
thẩm định và một số yếu tố khác như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý… Do
đó việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án chính là việc nâng cao chất
lượng của các yếu tố trên.
1.Giải pháp về quy trình và các phương pháp thẩm định.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động đầu tư tín dụng nói
riêng luôn gắn liền với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác.
Đây là mối quan hệ tạo tiền đề và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển hoạt động đầu tư
tín dụng của NHTM luôn gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nhà
nước. Việc đầu tư tín dụng vào những dự án trung và dài hạn thường kéo theo sự
huy động nguồn lực lớn của xã hội cho việc thực hiện mục tiêu cụ thể nào đó.
Chính sự huy động này nếu đạt hiệu quả sẽ đem lại lợi ích lớn cho bản thân ngân
hàng, doanh nghiệp cũng như toàn xã hội ngược lại nó có ảnh hưởng tiêu cực đến
sự phát triển chung của nền kinh tế. Nên đầu tư tín dụng theo dự án phải đảm bảo
phương châm lấy hiệu quả chung của nền kinh tế và hiệu quả riêng của khách hàng
làm mục đích hoạt động. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Láng
Hạ cũng không nằm ngoài phương châm đó, nên khi tiến hành thẩm định dự án đầu
tư không chỉ thẩm định đến những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của chi nhánh như
khả năng trả nợ và thời gian thu hồi vốn mà cần phải quan tâm đến các chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả riêng của doanh gnhiệp và hiệu quả chung của nền kinh tế.
Trong đầu tư tín dụng ngân hàng cần tiến hành kiểm tra sự hoạt động của dự án,
giám sát việc sử dụng vốn vay, quá trình kinh doanh, tình hình sử dụng bảoquản tài
sản thế chấp. Chi nhánh cần tiến hành xây dựng riêng cho mình một quy trình thẩm
định cụ thể, cập nhật các phương pháp tính toán các chỉ tiêu mới giúp cho ngân
hàng nâng cao được chất lượng cuả công tác thẩm định dự án đầu tư. Có thể định
kỳ phân tích tình hình tài chính của dự án để có những yêu cầu giúp đỡ đề ra
những phương án thu hồi vốn nếu dự án không đem lại hiệu qủa như mong muốn.
Khi phân tích về mặt tài chính của dự án cần phải hoàn thiện hơn nữa các chỉ
tiêu phân tích hiệu quả tài chính của dự án. Không chỉ tính toán đến các chỉ tiêu
phản ánh mức sinh lời và nguồn trả nợ của dự án mà còn cần phải quan tâm đến
mức độ an toàn của dự án. Không chỉ đơn thuần sử dụng các chỉ tiêu phân tích giản
đơn mà phải sử dụng phân tích tài chính bằng giá trị hiện tại, các chỉ tiêu hiệu quả
tài chính cơ bản cần được sử dụng để thẩm định tất cả các dự án là: NPV,IRR, phân
tích độ nhạy của dự án. Khi thẩm định tài chính của bất kỳ dự án vay vốn trung và
dài hạn nào cần phải tính toán đầy đủ, chính xác 3 chỉ tiêu trên mới có thể đánh giá
chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì nếu chỉ sử dụng một chỉ tiêu
NPV thì mới chỉ phản ánh quy mô lãi của dự án, NPV còn phụ thuộc lãi suất vay,
chưa phản ánh tỷ suất sinh lời của bản thân dự án phải sử dụng chỉ tiêu IRR thì
mới cho biết được điều đó. Nếu như không sử dụng phương pháp phân tích độ
nhạy sẽ không cho ta kết luận chính xác về dự án có còn hiệu quả hay không khi
những nhân tố ảnh hưởng đến dự án thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Trong phân tích độ nhạy, khi cho một biến số thay đổi tăng hay giảm các biến số
khác giữ nguyên ta sẽ tính được NPV,IRR ứng với các biến số này. Nếu trong điều
kiện mới mà NPV,IRR đều đảm bảo so với định mức thì dự án này khả thi và có độ
an toàn cao, ngược lại Ngân hàng sẽ phải tiến hành xem xét lại đối với những dự
án nhạy cảm với những biến số có xu hướng biến động xấu để đưa ra quyết định có
nên cho vay vốn hay không.
Với những dự án sản xuất thì chi nhánh cần phải tiến hành tính toán điểm hoà
vốn nhằm xác định công suất huy động tối thiểu cần có để dự án không bị lỗ không
mất khả năng thanh toán.
Về cách tính dòng tiền: cần phải tính cho cả đời dự án chứ không chỉ tính trong
thời gian dự án còn vay của ngân hàng. Bởi khi tính dòng tiền trả nợ trong dự án là
tính cho tương lai, nếu như trong phân tích dự án chỉ có hiệu quả trong thời gian trả
nợ còn trong suốt thời gian conf lại của dự án hoạt động không có hiệu quả thì khả
năng trả nợ tính ở trên sẽ là không chắc chắn. Mặt khác đối với những dự án vay
trung và dài hạn cần phải tính đến yếu tố lạm phát trong tỷ suất chiết khấu nhằm
xác định tỷ suất phù hợp cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm đảm bảo
những thông tin mà chúng phản ánh là chính xác, ví dụ như với chỉ tiêu NPV nếu
tỷ suất chiết khấu càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại.
Về đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp cần đưa thêm một số chỉ tiêu
như:
Tổng lợi nhuận KD
- Khả năng sinh lời của tài sản=
Tổng tài sản có
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của tài sản có, tỷ lệ này càng lớn thì hiệu
suất sử dụng tài sản càng cao và ngược lại.
LN ròng
- Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh số bán hàng =
Doanh số BH
Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả càng lớn. Nó dùng để đánh giá hiệu quả
sản xuất kinh doanh và vị trí của sản phẩm trên thị trường cạnh tranh.
Số tiền dùng trong thanh toán
- Khả năng thanh toán chung =
Số tiền DN phải thanh toán
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản
nợ, chỉ tiêu này phải lớn hơn 1 và càng lớn càng tốt.
TScó LĐ+TS thiếu + chênh lệch
Chờ sử lý tỷ giá
- Khả năng thanh toán cuối cùng=
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phải lớn hơn hoặc bằng 1
2.Giải pháp về thông tin.
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng của các ngân hàng rất đa dạng và phức
tạp từ các doanh nghiệp nhà nước đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ
gia đình, yếu tố đầu tiên mà các doanh nghiệp dựa vào để có quyết định đầu tư vốn
hay không đó chính là sự hiểu biết nhất định về khách hàng và dự án vay vốn. Mức
độ hiểu biết về khách hàng cũng như về dự án vay vốn phụ thuộc vào lượng thông
tin thu thập được. Có thể nói thông tin là cơ sở để cán bộ thẩm định tiến hàng các
bước phân tích và đánh giá thẩm định dự án vay vốn. Thông tin đầy đủ nhiều chiều
với độ tin cậy cao có ảnh hưởng lớn đến kết quả thẩm định. Để thẩm định một dự
án cho vay vốn đòi hỏi ngân hàng cần thu thập các thông tin cần thiết về khách
hàng vay vốn, dự án đầu tư, thị trường tiêu thụ…Ngoài ra còn có thông tin liên
quan đến quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và quá trình sản xuất kih doanh.
Việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế được thực hiện trên cơ
sở những thông tin mà ngân hàng thu thập được, nếu những thông tin đó là chính
xác thì kết quả mà các chỉ tiêu này phản ánh là đáng tin cậy, ngược lại cho dù việc
tính toán các chỉ tiêu này có đưa ra kết quả rất cao nhưng bản thân nó lại dựa vào
những nguồn thông tin không trung thực thì kết quả đó sẽ không có ý nghĩa gì, có
thể nó sẽ đưa ngân hàng đến những quyết định sai lầm khi cho vay vốn. Do vậy
việc thu thập thông tin là điều rất cần thiết đối với chi nhánh. Trước đây, nguồn