Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển mạng thông tin di động EVN TELECOM trên địa bàn tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.13 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------------

CHÂU THỊ LỆ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN
MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG EVN TELECOM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, 10-2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------

CHÂU THỊ LỆ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN
MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG EVN TELECOM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số:
60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN

TP. Hồ Chí Minh, 10 - 2011


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
- Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị
cho tơi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường.
- TS. Trần Hà Minh Quân, thầy Đặng Hữu Phúc đã hướng dẫn khoa học,
giúp tôi thực hiện nghiên cứu, tiếp cận thực tiễn, phát hiện đề tài và đã tận tình
hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
- Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Cơng Thương, những
đồng nghiệp và người thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn!

Tác giả: Châu Thị Lệ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Một số giải pháp góp phần phát triển mạng
thơng tin di động EVN Telecom trên địa bàn tỉnh Long An” là công trình
nghiên cứu của riêng bản thân tơi. Các số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác.

Tác giả: Châu Thị Lệ



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------- 01
1. Sự cần thiết của nghiên cứu---------------------------------------------------- 01
2. Mục đích nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 01
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------- 01
4. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------- 02
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài------------------------------------- 02
6. Kết cấu đề tài -------------------------------------------------------------------- 02
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VÀ
CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN DI ĐỘNG ------------------ 03
1.1. THÔNG TIN DI ĐỘNG (TTDĐ) ------------------------------------------ 03
1.1.1. Khái niệm ------------------------------------------------------------- 03
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ TTDĐ --------------------------------------- 03
1.1.3. Khái qt tình hình phát triển thơng tin di động
tại Long An ----------------------------------------------------------- 04
1.2. CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN DI ĐỘNG ------ 05
1.2.1. Cạnh tranh------------------------------------------------------------- 05
1.2.1.1. Khả năng cạnh tranh ---------------------------------------- 05
1.2.1.2. Môi trường cạnh tranh -------------------------------------- 05
1.2.1.3. Năng lực cạnh tranh (NLCT) ------------------------------ 06
1.2.1.4. Lợi thế cạnh tranh ------------------------------------------- 07
1.2.1.5. Vị thế cạnh tranh -------------------------------------------- 07
1.2.1.6. Yêu cầu tất yếu của cạnh tranh ---------------------------- 07
1.2.2. Lý thuyết về cạnh tranh --------------------------------------------- 08
1.2.2.1. Lý thuyết về cạnh tranh của Michael Porter ------------ 08
1.2.2.1.1. Mơ hình năm áp lực cạnh tranh------------------- 08
1.2.2.1.2. Chuỗi giá trị ----------------------------------------- 10
1.2.2.1.3. Những chiến lược cạnh tranh --------------------- 12

1.2.2.2. Cạnh tranh động -------------------------------------------- 14


1.2.2.2.1. Chất lượng mối quan hệ --------------------------- 15
1.2.2.2.2. Nội hóa tri thức ------------------------------------- 15
1.2.2.2.3. Đáp ứng thị trường --------------------------------- 15
1.2.2.2.4. Định hướng học hỏi -------------------------------- 16
1.2.2.2.5. Định hướng kinh doanh ---------------------------- 16
1.2.2.2.6. Mơ hình năng lực động và hiệu quả
kinh doanh ------------------------------------------- 17
1.2.3. Cạnh tranh trong lĩnh vực thông tin di động---------------------- 17
1.2.3.1. Yếu tố nội lực ảnh hưởng tới cạnh tranh của doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ TTDĐ ------------------------ 18
1.2.3.1.1. Năng lực về tài chính------------------------------- 18
1.2.3.1.2. Mạng lưới thơng tin di động ---------------------- 18
1.2.3.1.3. Công nghệ ------------------------------------------- 18
1.2.3.1.4. Sản phẩm dịch vụ ---------------------------------- 19
1.2.3.1.5. Nguồn nhân lực ------------------------------------- 19
1.2.3.1.6. Giá cước---------------------------------------------- 20
1.2.3.1.7. Phân phối sản phẩm, dịch vụ---------------------- 20
1.2.3.1.8. Hoạt động xúc tiến bán hàng---------------------- 21
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh --------------- 21
1.2.3.2.1. Sản lượng, doanh thu------------------------------- 21
1.2.3.2.2. Lợi nhuận -------------------------------------------- 22
1.2.3.2.3. Thị phần---------------------------------------------- 22
TÓM TẮT Chương 1 -------------------------------------------------------------- 22
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG EVN
TELECOM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN ------------------------------------ 23
2.1. GIỚI THIỆU MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG EVN TELECOM
VÀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG AN ---------------------------------- 23

2.1.1. Mạng TTDĐ EVN Telecom ---------------------------------------- 23
2.1.2. Giới thiệu về công ty Điện lực Long An -------------------------- 23
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ --------------------------------------- 23


2.1.2.2. Tổ chức bộ máy (Phụ lục 1)-------------------------------- 23
2.2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ
CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG --------------------------------- 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu -------------------------------------------------- 24
2.2.2. Thông tin mẫu nghiên cứu ------------------------------------------ 24
2.2.2.1. Về độ tuổi----------------------------------------------------- 24
2.2.2.2. Về trình độ---------------------------------------------------- 25
2.2.2.3. Về thu nhập--------------------------------------------------- 25
2.2.2.4. Về nghề nghiệp ---------------------------------------------- 26
2.2.2.5. Mạng di động khách hàng sử dụng thường xuyên ------ 26
2.2.3. Kết quả nghiên cứu -------------------------------------------------- 27
2.2.3.1. Đánh giá của khách hàng về chất lượng mạng ---------- 27
2.2.3.1.1. Chất lượng sóng------------------------------------- 28
2.2.3.1.2. Phạm vi phủ sóng ----------------------------------- 28
2.2.3.1.3. Chất lượng kết nối cuộc gọi ----------------------- 28
2.2.3.2. Đánh giá của khách hàng về công nghệ ------------------ 29
2.2.3.2.1. Công nghệ tiên tiến --------------------------------- 28
2.2.3.2.2. Mạng di động ln có sự cập nhật---------------- 29
2.2.3.2.3. Quy mơ mạng di động ----------------------------- 29
2.2.3.3. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ---------------------- 29
2.2.3.3.1. Dịch vụ gia tăng/cộng thêm ----------------------- 29
2.2.3.3.2. Chăm sóc khách hàng chu đáo -------------------- 30
2.2.3.3.3. Thường xuyên gần gũi chăm sóc khách hàng--- 30
2.2.3.3.4. Mức độ đồng hành và phát triển cùng
cộng đồng -------------------------------------------- 31

2.2.3.3.5. Mạng lưới phân phối ------------------------------- 31
2.2.3.4. Đánh giá của khách hàng về giá --------------------------- 31
2.2.3.4.1. Giá cước---------------------------------------------- 31
2.2.3.4.2. Cách tính cước -------------------------------------- 32
2.2.3.4.3. Các hoạt động khuyến mãi ------------------------ 32


2.2.3.5. Đánh giá của khách hàng về nhân viên------------------- 32
2.2.3.5.1. Nhân viên nhiệt tình -------------------------------- 32
2.2.3.5.2. Nhân viên niềm nở --------------------------------- 32
2.2.3.6. Đánh giá chung của khách hàng về các nhà mạng------ 32
2.2.3.6.1. Được nhiều người tin dùng ------------------------ 32
2.2.3.6.2. Mạng di động có uy tín ---------------------------- 33
2.2.3.6.3. Thương hiệu lâu đời -------------------------------- 33
2.2.3.6.4. Mạng di động cho giới trẻ ------------------------- 33
2.2.3.6.5. Mạng di động đáp ứng yêu cầu của
khách hàng------------------------------------------- 33
2.2.3.6.6. Ý định của khách hàng trong tương lai ---------- 34
2.2.3.7. Biểu đồ hình sao đánh giá của khách hàng về
các mạng di động -------------------------------------------- 34
2.2.3.7.1. So với các nhà mạng nhỏ -------------------------- 36
2.2.3.7.2. Đối với các nhà mạng lớn ------------------------- 36
2.3. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA EVN TELECOM ---------------- 36
2.3.1. Các hoạt động hỗ trợ------------------------------------------------- 36
2.3.1.1. Cơ sở hạ tầng------------------------------------------------- 36
2.3.1.1.1. Mạng viễn thông quốc tế -------------------------- 36
2.3.1.1.2. Mạng viễn thông trong nước ---------------------- 37
2.3.1.2 Quản trị nguồn nhân lực------------------------------------- 37
2.3.1.3. Về công nghệ------------------------------------------------- 38
2.3.1.4. Hoạt động thu mua ------------------------------------------ 40

2.3.2. Hoạt động sơ cấp ----------------------------------------------------- 41
2.3.2.1. Logistics đầu vào -------------------------------------------- 41
2.3.2.2. Vận hành------------------------------------------------------ 42
2.3.2.3. Logistics đầu ra ---------------------------------------------- 43
2.3.2.3.1. Giá cước---------------------------------------------- 43
2.3.2.3.2. Chất lượng dịch vụ --------------------------------- 44
2.3.2.3.3. Chất lượng thời gian-------------------------------- 45


2.3.2.3.4. Chất lượng không gian ----------------------------- 46
2.3.2.4. Marketing và bán hàng` ------------------------------------ 47
2.3.2.5. Dịch vụ-------------------------------------------------------- 48
2.3.3. Kết qủa hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực
Long An--------------------------------------------------------------- 49
2.3.3.1. Kết qủa kinh doanh ----------------------------------- 49
2.3.3.2. Thị phần ------------------------------------------------ 50
2.4. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG NGÀNH TRONG LĨNH VỰC VIỄN
THƠNG DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN --------------- 51
2.4.1. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành-------------------------- 51
2.4.1.1. Công ty viễn thông quân đội Viettel ---------------------- 51
2.4.1.2. Công ty Viễn thông di động (Mobifone) ----------------- 52
2.4.1.3. Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
(Vinaphone) -------------------------------------------------- 52
2.4.1.4. Công ty CP dịch vụ BCVT Sài Gịn (SPT) -------------- 53
2.4.1.5. Cơng ty CP Viễn thông Hà Nội
(HT-Mobile/Vietnam Mobile) ----------------------------- 53
2.4.1.6. Công ty CP viễn thơng di động tồn cầu (Gtel) --------- 54
2.4.2. Nguy cơ đối thủ mới gia nhập ngành ------------------------------ 55
2.4.3. Áp lực từ khách hàng ------------------------------------------------ 56
2.4.4. Áp lực từ nhà cung cấp ---------------------------------------------- 57

2.4.5. Áp lực từ sản phẩm thay thế ---------------------------------------- 57
2.5. MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT --------------------------------------------- 58
2.5.1. Chủ trương, chính sách ---------------------------------------------- 58
2.5.2. Cơng nghệ ------------------------------------------------------------- 59
2.5.3. Xu hướng thị trường ------------------------------------------------- 59
2.5.4. Công nghiệp nội dung số-------------------------------------------- 59
2.6. PHÂN TÍCH SWOT---------------------------------------------------------- 60
2.6.1. Điểm mạnh ------------------------------------------------------------ 60
2.6.2. Điểm yếu -------------------------------------------------------------- 60


2.5.3. Cơ hội------------------------------------------------------------------ 61
2.5.4. Thách thức ------------------------------------------------------------ 62
TÓM TẮT Chương 2 -------------------------------------------------------------- 63
Chương 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN MẠNG THÔNG TIN DI
ĐỘNG EVN TELECOM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN -------------------- 64
3.1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ --------------------------------- 64
3.1.1. Nâng cao chất lượng kỹ thuật của dịch vụ ------------------------ 64
3.1.2. Đa đạng hóa dịch vụ ------------------------------------------------- 65
3.2. NÂNG CAO GIÁ TRỊ KHÁCH HÀNG ---------------------------------- 66
3.2.1. Đối với khách hàng mới--------------------------------------------- 67
3.2.2. Đối với khách hàng hiện hành-------------------------------------- 69
3.2.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng----------------------- 69
3.2.2.2. Xây dựng các chính sách chăm sóc khách hàng--------- 70
3.2.2.2.1. Khách hàng trung thành---------------------------- 70
3.2.2.2.2. Tập trung vào khách hàng lớn và
khách hàng sử dụng gói --------------------------- 71
3.3. ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ---------------------- 72
3.3.1. Đánh giá thực trạng đội ngũ nhân viên---------------------------- 73
3.3.2. Khâu tuyển chọn------------------------------------------------------ 73

3.3.3. Đào tạo nhân lực ----------------------------------------------------- 73
3.3.3.1. Đối với lao động quản lý ----------------------------------- 74
3.3.3.2. Đối với lao động kỹ thuật ---------------------------------- 74
3.3.3.3. Đối với lao động khai thác và phục vụ ------------------- 74
3.3.3.4. Đối với nhân viên chăm sóc khách hàng ----------------- 74
3.3.3.5. Đối với nhân viên mới tuyển dụng ------------------------ 74
3.3.3.5. Đào tạo đội ngũ chuyên gia -------------------------------- 74
3.3.4. Xây dựng quan hệ tốt giữa lãnh đạo và nhân viên--------------- 74
3.3.5. Công tác nghiên cứu và triển khai --------------------------------- 75
3.3.6. Cải cách chế độ tiền lương và đãi ngộ----------------------------- 75
3.4. GIẢI PHÁP VỀ GIÁ --------------------------------------------------------- 76


3.5. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - 77
3.5.1. Đổi mới tổ chức ------------------------------------------------------ 77
3.5.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ----------------------------------- 77
3.6. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH --------------------------- 79
3.6.1. Điều tra nghiên cứu thị trường ------------------------------------- 79
3.6.2. Xác định đối thủ cạnh tranh----------------------------------------- 80
3.7. CÁC KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------------------ 81
3.7.1. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông --------------------------- 81
3.7.2. Đối với EVN Telecom----------------------------------------------- 82
KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------- 83
Tài liệu tham khảo
Phụ lục I: Sơ đồ tổ chức công ty Điện lực Long An
Phụ lục II: Kết quả khảo sát thị trường
Phụ lục III: Bảng phỏng vấn nghiên cứu hành vi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ
thông tin di động.



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADSS

: Cáp quang tự treo

Android

: Hệ điều hành trên điện thoại di động

BCC

: Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BCVT

: Bưu chính Viễn thơng

BTS

: Trạm thu phát sóng tế bào

CDMA

: Đa truy nhập



: Cơ điện


CNĐ

: Chi nhánh điện

CP

: Cổ phần

CPH

: Cổ phần hóa

EVN Telecom : Cơng ty thơng tin Viễn thơng Điện lực
Femtocell


: Trạm phát sóng nhỏ của mạng thông tin di động tế bào
: Giám đốc

GSM

: Mạng thơng tin di động tồn cầu

Gtel

: Cơng ty cổ phần viễn thơng di động tồn cầu

1G, 2G, 3G, 4G : Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 1, 2, 3, 4
IMT


: Hệ thống thông tin di động mới

ITU

: Tổ chức Viễn thông quốc tế

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KTAT

: Kỹ thuật an tồn

HT Telecom/ Vietnam Mobile: Cơng ty cổ phần viễn thông Hà Nội
KD

: Kinh doanh

Mobifone

: Công ty Viễn thông di động

Modem

: Bộ điều chế và giải điều chế tín hiệu

MP3:

: Tập tin nén tạo âm thanh


NodeB

: Trạm phát sóng

NLCT

: Năng lực cạnh tranh

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế


OPGW

: Cáp quang chống sét

PDA

: Thiết bị hỗ trợ cá nhân

QLDA

: Quản lý dự án

SPT

: Công ty cổ phần bưu chính viễn thơng Sài gịn


TCHC

: Tổ chức hành chính

TCKT

: Tài chính Kế tốn

Tp.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TTBV-PC

: Tun truyền bảo vệ điện lực

TTDĐ

: Thông tin di động

TTTT

: Thông tin và Truyền thông

TV

: Ti vi

Viettel


: Tổng công ty viễn thông Qn đội

VNPT

: Tập đồn bưu chính viễn thơng Việt Nam

VoiP

: Điện thoại sử dụng phần mềm

VT-CNTT

: Viễn thông – công nghệ thông tin

VTDĐ

: Viễn thông di động

Wifi

: Hệ thống mạng khơng dây sử dụng sóng vơ tuyến

WiMAX

: Khả năng tương tác toàn cầu với truy nhập vi ba

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới



DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Độ tuổi của mẫu khảo sát -------------------------------------------- 24
Bảng 2.2: Trình độ của mẫu khảo sát ------------------------------------------- 25
Bảng 2.3: Thu nhập của mẫu khảo sát ------------------------------------------ 25
Bảng 2.4: Nghề nghiệp của mẫu khảo sát -------------------------------------- 26
Bảng 2.5: Mạng di động thường xuyên sử dụng của mẫu khảo sát --------- 26
Bảng 2.6: Đặc tính quan trọng khi sử dụng mạng di động ------------------- 27
Bảng 2.7: Các hình thức đào tạo qua các năm --------------------------------- 38


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1.1: Tăng trưởng th bao di động trên địa bàn Long An
và tồn quốc------------------------------------------------------------------------- 04
Hình 1.2: Mơ hình cạnh tranh của doanh nghiệp ------------------------------ 05
Hình 1.3: Mơ hình năm áp lực cạnh tranh ------------------------------------- 08
Hình 1.4: Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp --------------------------------- 10
Hình 1.5: Mơ hình năng lực động và hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp ----------------------------------------------------------------------- 17
Hình 2.1: Biểu đồ hình sao đánh giá của khách hàng về các mạng di động34
Hình 2.2: Tăng trưởng thuê bao di động EVN Telecom trên địa bàn
Long An ----------------------------------------------------------------------------- 49
Hình 2.3: Doanh thu viễn thơng di động tại Cơng ty điện lực Long An --- 49
Hình 2.4: Thị phần các mạng di động toàn quốc và tại Long An ----------- 50
Hình 2.5: Biểu đồ trạm BTS tại Long An -------------------------------------- 50
Hình 3.1: Sơ đồ dữ liệu khách hàng -------------------------------------------- 70

Hình 3.2. Sơ đồ giải pháp nâng cao giá trị khách hàng ---------------------- 71
Hình 3.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh ----------------------------------------- 80
Hình 3.4. Sơ đồ thơng tin phân tích đối thủ cạnh tranh ---------------------- 81


1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Trong những năm qua, thị trường dịch vụ viễn thông di động ở Việt Nam phát
triển rất nhanh. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), thị trường viễn thơng nói chung và thị trường dịch vụ
viễn thơng di động nói riêng ngày càng sôi động hơn.
Dù ra đời muộn hơn nhưng EVN Telecom trong những năm qua không ngừng
phát triển và ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trong
bối cảnh tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng cao, mức độ
cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn, đạt được vị thế cạnh tranh mạnh
trên thị trường là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển trên thị trường luôn cần phải nhận dạng, xây dựng, củng cố và phát
triển các nguồn lực, thích ứng với sự thay đổi của thị trường để cạnh tranh có hiệu
quả tạo lợi thế phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Vì thế, đề tài “Một số giải
pháp góp phần phát triển mạng thơng tin di động EVN Telecom trên địa bàn tỉnh
Long An” là rất cần thiết nhằm giúp EVN Telecom cạnh tranh với các đối thủ lớn
hiện nay như Viettel, Mobifone, Vinaphone… và các đối thủ tiềm năng mới trong
và ngoài nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lý thuyết về cạnh tranh và cạnh tranh trong lĩnh vực thông tin
di động.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của EVN Telecom trong kinh doanh dịch vụ

viễn thông di động trên địa bàn tỉnh Long An.
Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển mạng thông di động EVN Telecom
trên địa bàn tỉnh Long An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thông tin di động.
Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ thông tin di động EVN Telecom trên địa bàn
tỉnh Long An.


2

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: thống kê, điều
tra khảo sát, phân tích và tổng hợp, so sánh và dự báo, mơ hình hóa, phương pháp
tổng hợp các ý kiến chuyên gia, xử lý trên phần mềm SPSS.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là yếu tố mang tính quyết định sự thành
bại của một doanh nghiệp. Hội nhập vào sân chơi lớn, kinh nghiệm và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế nhất là doanh nghiệp Nhà nước
chưa quan tâm đúng mức đến nội dung, yêu cầu của cạnh tranh, về nâng cao năng
lực cạnh tranh. Trong khi đó, xu hướng hội nhập quốc tế, cộng với sự ra đời của các
nhà khai thác mới nhập cuộc, xu hướng hội tụ của công nghệ và dịch vụ là một
thách thức rất lớn đối EVN Telecom. Nội dung luận văn là nghiên cứu đề xuất một
số giải pháp cơ bản mang tính định hướng góp phần phát triển mạng thông tin di
động EVN Telecom trên địa bàn tỉnh Long An.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài
chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về mạng thông tin di động và cạnh tranh trong
lĩnh vực thông tin di động

Chương 2: Thực trạng phát triển mạng thông tin di động EVN Telecom trên
địa bàn tỉnh Long An.
Chương 3: Giải pháp góp phần phát triển mạng thông tin di động EVN
Telecom trên địa bàn tỉnh Long An.


3

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
VÀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN DI ĐỘNG

1.1. THÔNG TIN DI ĐỘNG (TTDĐ)
1.1.1. Khái niệm
TTDĐ là dịch vụ thông tin vô tuyến hai chiều cho phép thuê bao đăng ký sử
dụng dịch vụ có thể sử dụng các loại hình dịch vụ thoại và phi thoại trong phạm vi
vùng phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chỉ với một máy cầm tay di động, thuê
bao có thể sử dụng được nhiều dịch vụ viễn thông cơ bản như dịch vụ thoại, dịch vụ
nhắn tin (nhắn tin thông thường và nhắn tin đa phương tiện), dịch vụ truyền số liệu,
dịch vụ internet. Do ưu thế của dịch vụ TTDĐ là thuê bao có thể di chuyển vị trí mà
vẫn có thể sử dụng được dịch vụ cho nên ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt đối
với những khách hàng năng động có nhu cầu sử dụng thường xun nhiều loại
thơng tin. Chính vì vậy mà dịch vụ TTDĐ đang ngày càng thu hút được nhiều
khách hàng sử dụng.
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ TTDĐ
Dịch vụ TTDĐ là một dịch vụ viễn thơng có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật
riêng quyết định đến việc tổ chức kinh doanh dịch vụ này:
Là loại sản phẩm tiêu dùng một lần, một phút đàm thoại đã trơi qua thì khơng
thể sử dụng lại được, muốn tiếp tục đàm thoại khách hàng phải tiếp tục tiêu dùng
các đơn vị dịch vụ (các phút đàm thoại) mới; Mang lại hiệu quả thông tin liên lạc tới
mọi nơi, mọi lúc; Có tính bảo mật cao vì thơng tin trong lúc truyền đi đã được mã

hóa; Giá thành sản xuất ra một đơn vị giá trị sử dụng của dịch vụ TTDĐ ở những
vùng khác nhau rất khác nhau, dịch vụ được tạo ra ở đâu thì được bán tại đó, khơng
thể tính đến việc sản xuất ở những nơi có chi phí thấp để bán ở những nơi có doanh
thu cao. Trong cơ chế thị trường, đặc điểm này ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức hoạt
động viễn thông. Dịch vụ TTDĐ được tiêu thụ ngay trong q trình tạo ra nó, vì vậy
việc đảm bảo chất lượng khai thác mạng lưới, chất lượng dịch vụ có u cầu rất
cao; Có tính chất kinh tế mạng. Kinh doanh dịch vụ TTDĐ gắn liền với q trình
thơng tin liên lạc giữa các th bao với nhau. Mỗi thuê bao có thể coi là một nút


4

trong một mạng liên kết gồm nhiều thuê bao. Khi có nhiều nút thì mối liên hệ giữa
các nút tăng lên là cơ hội để xuất hiện một cuộc liên lạc giữa các nút tăng lên. Nói
cách khác càng nhiều thuê bao thì mỗi thuê bao gọi đi càng nhiều, lưu lượng đàm
thoại tăng nhanh hơn cấp số cộng. Thêm một thuê bao nhà cung cấp sẽ bán được
không phải là một mà nhiều hơn một đơn vị sản phẩm. Một th bao trên mạng dù
khơng gọi đi thì vẫn có ý nghĩa làm phát sinh lưu lượng vì các thuê bao khác gọi
đến thuê bao này. Do tính chất hai chiều và tính kinh tế mạng nói trên, phát triển
thuê bao là yếu tố quan trọng bậc nhất trong kinh doanh dịch vụ TTDĐ.
1.1.3. Khái quát tình hình phát triển thông tin di động tại Long An
Biểu đồ tăng trưởng thuê bao di động tại tỉnh Long An và tồn quốc
300.00%
250.00%
200.00%

260.87%
238.32%
166.30%
137.45%


150.00%

121.99%

152.90%
131.18%

100.00%

114.73%

50.00%
0.00%
2007

2008

2009

2010

Nguồn: tổng hợp
Long An

Cả nước

Hình 1.1: Biểu đồ tăng trưởng thuê bao di động tại tỉnh Long An và toàn quốc
Theo xu hướng tăng trưởng thuê bao di động cả nước, tăng trưởng thuê bao di
động trên địa bàn tỉnh Long An cũng giảm dần. Điều này cho thấy thị trường TTDĐ

dần bảo hòa. Thuê bao di động tại Long An chiếm trên 138,12% dân số của tỉnh
(1.994.452 thuê bao), khả năng thu hút thuê bao mới rất hạn chế. Do vậy, các nhà
mạng cần tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng, thu hút
thuê bao cố định chuyển sang thuê bao di động và thuê bao từ các nhà mạng khác.


5

1.2. CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.2.1. Cạnh tranh
Cạnh tranh xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XVIII, xuất phát từ “tự do kinh tế” mà
Adam Smith đã phát hiện. Thuật ngữ cạnh tranh được hiểu theo nhiều cách.
Theo tự điển Tiếng Việt, cạnh tranh là “tranh đua nhau để giành lấy lợi ích về
phía mình, giữa những người, những tổ chức có cùng lĩnh vực hoạt động như
nhau.”(1)
Theo tự điển thuật ngữ Kinh tế học, cạnh tranh là: “sự đấu tranh đối lập giữa
các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên, hay nhiều bên
cố giành lấy thứ mà không phải ai cũng có được.”(2)
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh
tranh không những là yêu cầu của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm
lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự phát triển. Do đó, quan niệm
về cạnh tranh được hiểu là “sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí
hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó, bằng cách ứng dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và
hiệu quả cao nhất.”(3)
Khả năng cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh


Vị thế cạnh tranh

Mơi trường cạnh tranh
Hình 1.2: Mơ hình cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.1. Khả năng cạnh tranh
Khả năng bên trong hay nội lực của doanh nghiệp. Đánh giá khả năng cạnh
tranh nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
1.2.1.2. Môi trường cạnh tranh
Bao gồm môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi doanh nghiệp. Mơi
trường bên ngồi của doanh nghiệp bao gồm mơi trường kinh tế vĩ mô và môi
trường kinh tế vi mô. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trong môi


6

trường kinh doanh kinh tế vi mơ, có quan hệ tương tác với các lực lượng khác trong
môi trường. Doanh nghiệp có thể có những tác động nhất định tới môi trường kinh
doanh kinh tế vi mô. Nhưng đối với các yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô, doanh
nghiệp chỉ có thể tìm cách thích nghi mà khơng thể kiểm soát được.
1.2.1.3. Năng lực cạnh tranh (NLCT)
Hiện nay, chưa có một định nghĩa nào về NLCT (NLCT doanh nghiệp, NLCT
quốc gia) được mọi người công nhận. Michael Porter nhận định “khơng có một định
nghĩa nào về NLCT được mọi người thừa nhận một cách phổ biến.”(4)
Theo quan niệm của Humbert Lesca: “NLCT là năng lực của doanh nghiệp có
thể tự duy trì lâu dài một cách có ý chí trên thị trường cạnh tranh và tiến triển bằng
cách thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất cũng đủ để trang trải cho việc thực hiện
những mục tiêu của doanh nghiệp.” (5).
OECD đưa ra nhận định “NLCT là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên
cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành,

các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế.” (6).
Theo tự điển thuật ngữ chính sách thương mại “Sức cạnh tranh là năng lực của
một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia, không bị doanh nghiệp khác,
ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế.” (7)
Theo Hội đồng cạnh tranh Mỹ “Sức cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa
của một nền sản xuất có thể vượt qua thử thách trên thị trường thế giới trong khi
mức sống của dân chúng có thể được nâng cao một cách vững chắc, lâu dài.”(8)
“Trong nền kinh tế cơng nghiệp, NLCT có nghĩa là phải tạo ra một nền sản
xuất có năng suất cao hơn với việc sử dụng đầu vào ít nhất mà tạo đầu ra nhiều
nhất. NLCT của một doanh nghiệp, của một ngành là năng suất so sánh giữa các
doanh nghiệp cùng loại hoặc giữa các ngành cùng loại của các nước khác nhau”(9).
Trong nền kinh tế tri thức, cơ sở của NLCT là tri thức, là kỹ thuật cao, là dịch
vụ hoàn hảo. Lúc này thị trường chú ý đến giá trị hơn là chú ý tới sản lượng. “Với
lượng của cải ngang nhau, doanh nghiệp nào tạo ra giá trị cao hơn thì doanh nghiệp
đó có NLCT cao hơn.”(10)


7

Tóm lại, NLCT của doanh nghiệp có thể hiểu yếu tố nội hàm của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chịu ảnh
hưởng bởi môi trường cạnh tranh. NLCT của doanh nghiệp “là khả năng doanh
nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng
cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và lợi thế
phát triển bền vững.”(11)
1.2.1.4. Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh đạt được nhờ trao cho khách hàng giá trị lớn
hơn, hoặc thông qua giá hạ, hoặc bằng cách cung cấp những lợi ích mà có thể biện
minh cho mặt bằng giá cao hơn. Lợi thế cạnh tranh xuất phát từ nhiều hoạt động

riêng biệt của doanh nghiệp trong thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối và hỗ trợ
sản phẩm. Mỗi hoạt động trong số này đều đóng góp vào tình trạng chi phí tương
đối của doanh nghiệp, tạo cơ sở khác biệt hóa. Theo Michael Porter “Lợi thế cạnh
tranh về cơ bản xuất phát từ giá trị mà một xí nghiệp có thể tạo ra cho người mua
mà lợi thế đó vượt q phí tổn của xí nghiệp”(12). Lợi thế cạnh tranh muốn nói tới
sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia nhiều hơn như chất lượng quản
lý, chất lượng sản phẩm, chất lượng sáng tạo, năng suất, môi trường kinh doanh.
1.2.1.5. Vị thế cạnh tranh
Thuật ngữ “vị thế” phát sinh từ quan niệm cho rằng các đối thủ cạnh tranh
nắm giữ các vị trí khác nhau trong tâm trí của người tiêu dùng.
1.2.1.6. Yêu cầu tất yếu của cạnh tranh
Cạnh tranh được sử dụng để điều chỉnh sự can thiệp của doanh nghiệp đối với
thị trường đầu ra. Dựa trên những lợi thế về nguồn lực, doanh nghiệp sẽ xây dựng
và lựa chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp để tạo ảnh hưởng lớn hơn tới thị trường.
Do vậy, cạnh tranh là một tất yếu đối với sự sống còn của mỗi doanh nghiệp hoạt
động trong cơ chế thị trường.


8

1.2.2. Lý thuyết về cạnh tranh
1.2.2.1. Lý thuyết về cạnh tranh của Michael Porter (13)
1.2.2.1.1. Mơ hình năm áp lực cạnh tranh
M. Porter coi trọng vai trò của doanh nghiệp, của ngành mà doanh nghiệp
tham gia trong quá trình cạnh tranh. Ơng đưa ra mơ hình “viên kim cương” và các
nhà kinh tế sử dụng mơ hình này để phân tích NLCT của một doanh nghiệp, một
ngành hoặc một quốc gia. Ơng mơ hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng
ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Tất cả
năm yếu tố cạnh tranh này cùng quyết định cường độ cạnh tranh.
Những đối thủ

mới tiềm năng
Nguy cơ có đối
thủ gia nhập mới

Nhà cung
cấp

Năng lực
đàm phán
của nhà
cung cấp

Các đối thủ trong ngành

Cạnh tranh giữa các
đối thủ trong ngành

Năng lực
đàm phán
của người
mua

Khách
hàng

Nguy cơ sản phẩm,
dịch vụ thay thế

Sản phẩm, dịch vụ thay thế
Hình 1.3: Mơ hình năm áp lực cạnh tranh

*. Nguy cơ từ doanh nghiệp mới gia nhập ngành
Những doanh nghiệp mới gia nhập ngành mang theo một năng lực sản xuất
mới, khát vọng chiếm thị phần và thường là nhiều nguồn lực đáng kể. Kết quả, giá
có thể bị ép xuống hoặc đội lên làm giảm lợi nhuận. Nguy cơ gia nhập mới trong
ngành phụ thuộc vào những hàng rào gia nhập hiện có: lợi thế kinh tế nhờ quy mơ,


9

khác biệt hóa sản phẩm, u cầu vốn, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận các kênh phân
phối, bất lợi về chi phí khơng phụ thuộc vào quy mơ, chính sách của Chính phủ.
*. Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Cũng giống như ganh đua vị trí, sử dụng những chiến thuật cạnh tranh về giá,
chiến tranh quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tăng cường dịch vụ khách hàng... cạnh
tranh xảy ra vì các đối thủ cảm thấy áp lực hoặc nhìn thấy cơ hội cải thiện vị trí.
Trong hầu hết các ngành, hành vi cạnh tranh của một doanh nghiệp có ảnh hưởng
đến các đối thủ, có thể kích động sự trả đũa hoặc nổ lực chống lại hành vi cạnh
tranh đó. Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ là kết qủa của nhiều yếu tố tương
tác nhau: vô số đối thủ cạnh tranh hoặc các đối thủ cạnh tranh cân bằng, tăng trưởng
trong ngành chậm, chi phí cố định hoặc chi phí lưu kho cao, thiếu tính đặc trưng của
sản phẩm hoặc vấn đề chi phí chuyển đổi, cơng suất tăng nhanh thơng qua đầu tư
lớn, những đối thủ cạnh tranh đa dạng, lợi ích chiến lược.
*. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế nhanh chóng xuất hiện nếu cạnh tranh trong ngành đó tăng
lên gây sức ép giảm giá hoặc cải thiện chất lượng. Những yếu tố quyết định nguy cơ
của sản phẩm thay thế: giá tương đối của sản phẩm thay thế, các chi phí chuyển đổi,
xu hướng của người mua trước sản phẩm thay thế.
*. Sức mạnh mặc cả của khách hàng
Khách hàng cạnh tranh với ngành bằng cách ép giá xuống, mặc cả đòi chất
lượng cao hơn hay nhiều dịch vụ hơn và buộc các đối thủ phải cạnh tranh với nhau.

Những yếu tố quyết định năng lực đàm phán của người mua: sản lượng của người
mua, sản phẩm của ngành là sản phẩm chuẩn hóa khơng có đặc trưng riêng biệt, chi
phí chuyển đổi của khách hàng thấp, khách hàng có lợi nhuận thấp, sản phẩm của
ngành không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng,
khách hàng có đầy đủ thông tin.
*. Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp
Nhà cung cấp thể hiện sức mạnh mặc cả bằng cách đe dọa tăng giá hay giảm
chất lượng các sản phẩm, dịch vụ. Những điều kiện khiến cho nhà cung cấp có sức
mạnh mặc cả thường ngược lại những điều kiện đem lại sức mạnh cho khách hàng:


10

ngành cung cấp do một vài công ty thống trị, không bị buộc phải cạnh tranh với
những sản phẩm thay thế, ngành mua hàng không phải là một khách hàng quan
trọng của những nhà cung cấp, sản phẩm của nhà cung cấp là đầu vào quan trọng
của ngành khách hàng, sản phẩm của nhà cung cấp có đặc trưng khác biệt hoặc gây
ra chi phí chuyển đổi.
1.2.2.1.2. Chuỗi giá trị
Cơng cụ cơ bản để phán đốn, tìm phương pháp củng cố lợi thế cạnh tranh
được M.Porter sử dụng là chuỗi giá trị. Về cơ bản, lợi thế cạnh tranh phát sinh từ
các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn
các chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra. Các doanh nghiệp trong ngành có thể có
những chuỗi giá trị tương tự nhau, nhưng các đối thủ cạnh tranh thường có những
chuỗi giá trị khác nhau. Những khác biệt trong chuỗi giá trị là nguồn gốc cơ bản của
lợi thế cạnh tranh.
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực

Hoạt

động
hỗ
trợ

Phát triển công nghệ
Thu mua

Logistics
đầu vào

Vận
hành

Logistics
đầu ra

Marketing
&
bán hàng

Lợi
nhuận
Dịch
vụ

Hoạt động sơ cấp

Hình 1.4: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Chuỗi giá trị thể hiện tổng giá trị bao gồm hoạt động giá trị và lợi nhuận. Các
hoạt động giá trị là những khối riêng biệt của lợi thế cạnh tranh. Mỗi hoạt động này

được quyết định như thế nào cũng quyết định sự đóng góp của nó đến nhu cầu của
người mua và theo đó là sự khác biệt hóa.


×