Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp cải thiện cán cân thương mại hàng hóa của việt nam giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.67 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---- K ---

NGUYỄN THÚY PHƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2011-2015
Chuyên ngành: Thương mại
Mã số:60.34.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS.NGÔ CÔNG THÀNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ i
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................v
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ ......1
1.1. Một số nội dung về cán cân thương mại hàng hóa ......................................................1
1.1.1.


Các khái niệm có liên quan................................................................................1

1.1.2.

Các yếu tố tác động đến cán cân thương mại hàng hóa.....................................3

1.2. Vai trị của cán cân thương mại hàng hóa trong nền kinh tế .......................................9
1.2.1.

Vai trị của hoạt động xuất khẩu hàng hóa ........................................................9

1.2.2.

Vai trị của hoạt động nhập khẩu hàng hóa .....................................................11

1.2.3.

Ý nghĩa của cán cân thương mại hàng hóa trong nền kinh tế .........................13

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về cải thiện cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt ...............15
1.3.1.

Kinh nghiệm của Trung Quốc .........................................................................15

1.3.2.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc ............................................................................17

1.3.3.


Kinh nghiệm của Thái Lan ..............................................................................18

1.3.4.

Bài học sử dụng cho Việt Nam ........................................................................19

Kết luận chương 1 ..............................................................................................................20
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT
NAM TỪ 1998 ĐẾN NAY ...............................................................................................21
2.1. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ 1998 – 7/2010 .21
2.1.1.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa...............................................................21

2.1.2.

Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu .......................................................25

2.1.3.

Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu ......................................................33


ii

2.2. Đánh giá chung về cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam ....................................39
2.2.1.

Ưu điểm ...........................................................................................................39


2.2.2.

Nhược điểm .....................................................................................................42

2.2.3.

Một số nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt trong cán cân thương mại hàng hóa

Việt Nam .....................................................................................................................44
Kết luận chương 2 ............................................................................................................52
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 .................53
3.1. Quan điểm, mục tiêu và căn cứ đề xuất giải pháp .....................................................53
3.1.1.

Quan điểm đề xuất giải pháp ...........................................................................53

3.1.2.

Mục tiêu của các giải pháp ..............................................................................54

3.1.3.

Các căn cứ đề xuất giải pháp ...........................................................................54

3.2. Đề xuất các giải pháp cải thiện cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam giai đoạn
2011-2015 ..........................................................................................................................59
3.2.1.

Nhóm giải pháp về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa.................................59


3.2.2.

Nhóm giải pháp về quản lý hoạt động nhập khẩu ...........................................69

3.2.3.

Nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và vùng nguyên liệu ...73

3.2.4.

Các giải pháp và kiến nghị bổ trợ khác ...........................................................78

Kết luận chương 3 ............................................................................................................80
KẾT LUẬN ......................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................a


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Bản tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank


Ngân hang phát triển châu Á

BOP

Balance of payments

Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thương mại

CCTM
CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

Consumer Price Index

CNHT
CNY

Công nghiệp hỗ trợ
Nhân dân tệ Trung Quốc

Chinese Yuan

DN

Doanh nghiệp

DNNN


Doanh nghiệp nhà nước

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài

FPI

Foreign Portfolio Investment

Đầu tư gián tiếp của nước ngoài

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

GDPd

GDP deflator

Chỉ số giảm phát GDP

GSP

Generalized


System

of Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập

Preferences
IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

KRW

Korean Won

Đồng Won Hàn Quốc

ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

THB

Thailand Baht

Đồng Baht Thái Lan


TGHĐ

Tỷ giá hối đối

USD

United State Dollar

Đồng đơ la Mỹ

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

XNK

Xuất nhập khẩu


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Sự ảnh hưởng của CCTM hàng hóa lên tài khoản vãng lai Việt Nam ......... 14
Bảng 1-2: Diễn biến tỷ giá, cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ của ........................ 16
Bảng 1-3: Tỷ giá và cán cân thương mại của Thái Lan từ năm 1998-2007 .................. 19
Bảng 2-1 Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam giai đoạn 1998-7/2010 .................. 22
Bảng 2-2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam ........................................... 26
Bảng 2-3 Trị giá xuất khẩu hàng hoá theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương .... 27

Bảng 2-4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam ......................................... 29
Bảng 2-5: Trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo nhóm hàng ................ 32
Bảng 2-6: Xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường chính của Việt Nam ....................... 33
Bảng 2-7: Nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường chính vào Việt Nam ......................... 37
Bảng 2-8 Xu hướng nhập siêu của Việt Nam từ 2007 đến nay ..................................... 41
Bảng 2-9 Mất cân đối thương mại lớn của Việt Nam phân theo thị trường .................. 48
Bảng 2-10: Nhập siêu của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi từ 2005 – 7/2010 .......... 50
Bảng 3-1: Mơ hình SWOT ............................................................................................. 58
Bảng 3-2: 09 mặt hàng XNK chính của Việt Nam với Trung Quốc 2009 -2010 .......... 66

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2-1: Giá dầu thơ thế giới hàng tháng ..................................................................... 23
Hình 2-2: Giá vàng thế giới tính theo USD/ounces ....................................................... 24
Hình 2-3: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm .................................................... 45
Hình 2-4: Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam thời gian qua ........................................ 49
Hình 2-5: Dịng tài trợ ODA ước tính ............................................................................ 51


v

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu th
ế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, ngày
11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Đây là sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu một bước tiến dài
của Việt Nam trong hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Và điều này cũng đã mở ra
hàng loạt các cơ hội, cũng như thách thức cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam.
Cụ thể, sau hơn 3 năm gia nhập WTO, nhập siêu của Việt Nam ngày càng nặng nề.
Chính vì vậy, để hoạt động xuất nhập khẩu, mà đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hóa

tăng trưởng bền vững trong tương lai, cần thiết phải có những giải pháp thích hợp để
hạn chế nhập siêu, đó cũng chính là lý do mà tác giả quyết định thực hiện đề tài “Một
số giải pháp cải thiện cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 20112015” này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đề ra những mục tiêu cần phải đạt sau:
-

Hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về cán cân thương mại hàng hóa;

-

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc cải thiện cán cân thương mại hàng
hóa để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;

-

Phân tích thực trạng cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam từ 1998 đến
7/2010, từ đó đánh giá những mặt mạnh và yếu kém trong hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa Việt Nam; cùng những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập siêu
thời gian trên.

-

Xây dựng mơ hình SWOT đề xuất hệ thống các giải pháp cải thiện cán cân
thương mại hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam



vi

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Phạm vi thời gian: từ năm 1998 đến 7/2010
3.2.2. Phạm vi không gian: trên địa bàn Việt Nam, và chỉ xét đến xuất nhập
khẩu hàng hóa hữu hình.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phân tích tổng hợp, thống kê mô tả dựa trên dữ liệu thứ cấp chủ yếu lấy từ
Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổng Cục Hải quan Việt Nam và các nguồn dữ
liệu khác.
4.2. Nghiên cứu kinh nghiệm điển hình của các quốc gia khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học: đề tài đưa ra những phân tích sâu về tình hình xuất nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tương đối dài và số liệu cập nhật
nhất (tính đến thời điểm hồn thành đề tài), từ đó giới nghiên cứu có thể sử
dụng kết quả cho những hoạt động khoa học trong tương lai
5.2. Ý nghĩa thực tiễn: đề tài dựa vào kết quả nghiên cứu tình hình xuất nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam để đề xuất các giải pháp và kiến nghị áp dụng trong
thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam giai đoạn 2011-2015.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số đề tài liên quan đến hoạt động xuất nhập
khẩu của cả nước, cụ thể:
-

Cơng trình nghiên ứu
c khoa học cấp Nhà nước của PGS., TS. Vũ Chí Lộc
(2004), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường Châu Âu”, Nxb Lý Luận Chính Trị, Hà Nội: đề tài phân tí ch các đặc
điểm của thị trường EU và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của

Việt Nam vào thị trường này.


vii

-

Đề tài cấp Bộ của PGS., TS. Nguyễn Thị Mơ (2002), “Tìm hiểu về chính sách
xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thương mại Việt
Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực”, Bộ Thương Mại, Hà Nội: đề tài tập trung nghiên
cứu chính sách xuất nhập khẩu và các đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ (tiềm
năng, thị hiếu) để làm cơ sở cho các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang Hoa Kỳ.

-

Đề tài cấp Bộ do GS., TS. Võ Thanh Thu (chủ nhiệm đề tài), PGS., TS. Đồn
Thị Hồng Vân (Phó Chủ nhiệm) năm 2004, “Những giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu những ngành hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản”,
Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM – mã số B2001-22-07: đề tài phân tích kinh
nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của một số quốc gia trên thế giới và các
doanh nghiệp Việt Nam (kinh nghiệm thành công lẫn thất bại) vào thị trường
Nhật Bản, kết hợp với nghiên cứu đặc điểm thị trường Nhật Bản và thực trạng
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cho 03 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thủy
sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ để đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.

-

PGS., TS. Nguyễn Hữu Khải, ThS. V ũ Thị Hiền, ThS. Đào Ngọc Tiến (2008),

“Quản lý hoạt động nhập khẩu – Cơ chế, chính sách và biện pháp” , Nxb
Thống Kê, Hà Nội: đề tài phân tích kinh nghiệm quản lý hoạt động nhập khẩu
của nhiều quốc gia trên thế giới, kết hợp với đánh giá thực trạng quản lý nhập
khẩu tại Việt Nam để đề xuất các giải pháp hạn chế nhập khẩu.

Và một số cơng trình nghiên cứu khác như:
-

Đề tài cấp Bộ của ThS. Nguyễn Thanh Hưng (2002), “Cơ sở khoa học áp dụng
thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế”, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên – Bộ Thương
Mại, Hà Nội.


viii

-

Nguyễn Xuân Minh (2007), “Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu
thủy sản Việt Nam từ nay đến 2020”, Luận án Tiến Sĩ, Trường Đại học Kinh tế
Tp. HCM.

-

Ấn phẩm “Niên giám thống kê” của Tổng cục Thống Kê

-

Ấn phẩm “Xuất nhập khẩu hàng hoá” của Tổng cục Thống Kê


7. Tính mới của đề tài
Từ tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đề tài có những đóng góp mới sau:
-

Bộ số liệu tương đối đầy đủ với thời gian dài và cập nhật mới nhất (đến thời
điểm hoàn thành đề tài);

-

Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tồn diện cán cân thương mại hàng hóa Việt
Nam, khác với nhiều đề tài trước đó phân tích hoạt động xuất nhập khẩu cho
từng mặt hàng, cho từng thị trường, cho cả cán cân thương mại hàng hóa và dịch
vụ hay cho các địa phương;

-

Bối cảnh kinh tế chính trị ảnh hưởng đến các hoạt động xuất nhập khẩu thay đổi
mạnh mẽ, đặc biệt là Việt Nam vừa mới có dấu hiệu thốt ra khủng khoảng kinh
tế tồn cầu 2007-2009;

-

Thời gian hiệu lực dành cho các giải pháp đề xuất đến 2015.

8. Kết cấu dự kiến của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 82 trang, với 03 chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về cán cân thương mại hàng hoá
Chương 2: Thực trạng cán cân thương mại hàng hoá Việt Nam từ 1998 đến
nay
Chương 3: Một số giải p háp và kiến nghị cải thiện cán cân thương mại hàng

hoá của Việt Nam giai đoạn 2011-2015


1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI HÀNG HỐ
Cán cân thương mại hàng hố (hay cịn gọi là cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa)
là một thuật ngữ vẫn thường xuyên được đề cập với tần suất dày đặc trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Vậy cán cân thương mại hàng hóa là gì? Vai trị của nó như
thế nào trong nền kinh tế ? Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng và kinh nghiệm cải
thiện cán cân thương mại hàng hóa trên thế giới như thế nào ? Tất cả những vấn đề
này, tác giả sẽ lần lượt trình bày trong chương 1 ngay sau đây.

1.1. Một số nội dung về cán cân thương mại hàng hóa
1.1.1.

Các khái niệm có liên quan

1.1.1.1.

Xuất khẩu hàng hóa

Trong cách tính tốn cán cân thanh tốn quốc tế của IMF, xuất khẩu hàng hố là
việc bán hàng hóa cho nước ngoài 1. Hay theo tự điển quốc tế, xuất khẩu hàng hóa là
việc di chuyển hàng hố sang nước khác để buôn bán, trao đổi 2
Theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam 2005, xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực
đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật.

Kim ngạch xuất khẩu (trị giá xuất khẩu) hàng hóa là tổng số ngoại tệ thu được
sau khi bán hàng xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài. Thường kim ngạch xuất khẩu
được tính trong vịng 1 năm.
[36] – link truy cập cập nhật ngày 14/08/2010
[41] – link truy cập cập nhật ngày 14/08/2010- tác giả dịch sang
tiếng Việt.

1
2


2

1.1.1.2.

Nhập khẩu hàng hóa

Theo điều 28, mục 2, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam 2005 thì nhập khẩu
hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật.
Kim ngạch nhập khẩu (trị giá nhập khẩu) hàng hóa là tổng số ngoại tệ mất đi
sau khi mua hàng nhập khẩu từ phía nước ngồi của người dân trong nước. Cũng giống
như kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu thường được tính trong vịng 1 năm.
1.1.1.3.

Cán cân thương mại hàng hóa

Xét về định nghĩa, thì cán cân thương mại hàng hố 3 là mức chênh lệch giữa trị
giá xuất khẩu hàng hoá và trị giá nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với các nước trong

một thời kỳ nhất định. Thông thường, trong cán cân thương mại hàng hoá của Việt
Nam, trị giá xuất khẩu được tính theo giá FOB 4, trị giá nhập khẩu được tính theo giá
CIF 5. Cịn theo cách tính của IMF, trị giá xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều được tính theo
giá FOB. Chính vì vậy mà khi so sánh số liệu giữa Tổng cục Thống kê Việt Nam và
IMF cơng bố, sẽ có một chút chênh lệch.
Khi cán cân thương mại hàng hóa > 0: cán cân thương mại hàng hóa thặng dư
hay cịn gọi là xuất siêu.
Khi cán cân thương mại hàng hóa < 0: cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt
hay cịn gọi là nhập siêu.
Khi cán cân thương mại hàng hóa = 0: cán cân thương mại hàng hóa ở trạng thái
cân bằng.

[24] – “Niên giám thống kê 2008” (2009), Nxb Thống Kê, Hà Nội - trang 420
Giá FOB là giá giao hàng tại biên giới nước xuất khẩu, bao gồm giá của bản thân hàng hố, chi phí đưa hàng
đến địa điểm xuất khẩu và chi phí bốc hàng lên phương tiện chuyên chở.
5
Giá CIF là giá giao hàng tại biên giới nước nhập khẩu, bao gồm giá của bản thân hàng hố, chi phí bảo hiểm và
chi phí vận chuyển hàng hố tới địa điểm nhập khẩu nhưng khơng bao gồm chi phí dỡ hàng từ phương tiện
chuyên chở.
3
4


3

1.1.2.

Các yếu tố tác động đến cán cân thương mại hàng hóa

Do cán cân thương mại hàng h óa sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế quốc

gia, nên việc tìm hiểu những yếu tố tác động đến cán cân thương mại hàng hóa là rất
quan trọng. Có nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng như: tỷ giá hối đối, lạm phát, giá cả
hàng hóa, thu nhập trong nước GDP, chính sách thương mại quốc tế, luồng vốn đầu tư
quốc tế v.v. Sau đây, tác giả sẽ lần lượt trình bày những tác động của một số yếu tố
chính đến cán cân thương mại hàng hóa dựa trên nguyên tắc cetaris paribus, nghĩa là
khi nghiên cứu tác động của một nhân tố, thì sẽ cố định các nhân tố khác – [19].
1.1.2.1.

Tỷ giá hối đối (TGHĐ)

Có nhiều khái niệm về TGHĐ. Nhưng nhìn chung, TGHĐ được định nghĩa là:
-

là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác [23], trang 410.

-

là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của một nước
khác - [1], trang 203.

Nhưng nhìn chung, đó là mức giá mà tại đó, hai đồng tiền chuyển đổi được cho
nhau. Ví dụ 1 USD = 19000 VNĐ.
Có 02 phương pháp thể hiện TGHĐ (hay còn gọi là yết giá):
Phương pháp 1: Lấy đồng nội tệ làm chuẩn: theo đó TGHĐ là lượng đơn vị
ngoại tệ cần có để đổi lấy một đơn vị nội tệ: e = số lượng đơn vị ngoại tệ / 1 đơn vị nội
tệ
VD: e = 0.0000625USD / 1VND
Cách này thường sử dụng cho các quốc gia có nền kinh tế vững chắc, đồng tiền
mạnh và khả năng chuyển đổi lớn trên thế giới như đồng USD, Euro, Bảng Anh. Và
khi thể hiện TGHĐ theo cách này, nếu TGHĐ tăng, tức một đồng nội tệ đổi được nhiều

ngoại tệ hơn, thì ta nói đồng nội tệ tăng giá.
Phương pháp 2: Lấy đồng ngoại tệ làm chuẩn: theo đó, TGHĐ là lượng nội tệ
cần có để đổi lấy 1 đơn vị ngoại tệ: E = số lượng đơn vị nội tệ / 1 đơn vị ngoại tệ


4

VD: E = 16000 VND / 1USD
Khi TGHĐ được thể hiện theo cách 2 tăng, tức ta cần phải sử dụng nhiều nội tệ
hơn để đổi lấy một đồng ngoại tệ, thì có nghĩa là đồng nội tệ bị mất giá và ngược lại.
Và Việt Nam sử dụng phương pháp thể hiện này6.
Trong nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương
mại quốc tế. Khi TGHĐ thay đổi, thì giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của quốc gia thay
đổi, ảnh hưởng lên cán cân thương mại của quốc gia đó.
Ví dụ 1: một lơ hàng xuất khẩu của Việt Nam có trị giá là 1 5 tỷ đồng, vào thời
điểm (t): E1 = 15000VNĐ/USD thì lơ hàng này trên thế giới được bán với giá 1 triệu
USD. Nhưng ếu
n tại thời điểm (t+1), VNĐ mất giá, TGH Đ tăng lên E2 =
20000VNĐ/USD thì giá bán trên thế giới của lơ hàng trên giảm xuống cịn 750.000
USD, và phía nước ngồi sẽ thấy hàng xuất khẩu từ Việt Nam trở nên rẻ hơn.
Ví dụ 2: một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam có trị giá là 1 triệu USD, vào thời
điểm (t): E1 = 15000VNĐ/USD thì để nhập lơ hàng này, người dân Việt Nam phải trả
15 tỷ đồng. Nhưng nếu tại thời điểm (t+1), VNĐ mất giá, TGHĐ tăng lên E 2 =
20000VNĐ/USD thì để trả cho lơ hàng trên, người dân Việt Nam sẽ phải trả đến 20 tỷ
đồng, tức hàng nhập khẩu trở nên mắc hơn trước.
Từ các ví dụ trên, ta có một kết luận quan trọng: Do TGHĐ của đồng Việt Nam
là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngồi tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam (lấy
đồng ngoại tệ làm chuẩn) nên khi TGHĐ tăng, nội tệ mất giá, sẽ dẫn đến hàng xuất
khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn, cầu về hàng xuất khẩu tăng, còn hàng nhập khẩu
trở nên đắt hơn, cầu về hàng nhập khẩu giảm, giúp cán cân thương mại hàng hóa có

khuynh hướng thặng dư (hoặc giảm thâm hụt). Đây là một kết luận quan trọng, làm cơ
sở cho các giải pháp liên quan đến tỷ giá hối đối để cải thiện cán cân thương mại
hàng hóa của Việt Nam.

6

[10]- điều 4, khoản 9


5

1.1.2.2.

Lạm phát

Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian – [1]. Khi
xảy ra lạm phát, mức giá chung của nền kinh tế tăng theo thời gian, làm xói mịn đi giá
trị của đồng nội tệ. Nếu như TGHĐ chính thức khơng thay đổi, lạm phát sẽ khiến cho
người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước có khuynh hướng mua hàng nhiều hơn từ
nước ngồi vì hàng nước ngồi trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng trong nước, làm
nhập khẩu tăng. Và ngược lại, lượng hàng xuất khẩu sang các quốc gia khác giảm
xuống. Kết quả là cán cân thương mại hàng hóa có khuynh hướng thâm hụt.
1.1.2.3.

Đầu tư nước ngồi

Khi nhắc đến đầu tư nước ngồi, người ta thường nói đến 03 kênh chính sau:
-

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài – gọi tắt là FDI


-

Đầu tư gián tiếp của nước ngoài – gọi tắt là FPI

-

Hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ và tổ chức quốc tế - ODA

Cả 03 nguồn vốn đầu tư nước ngoài này đều có những tác động nhất định đến
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, từ đó tác động đến cán cân thương mại hàng hóa
của một quốc gia, chẳng hạn:
Với nguồn vốn FDI: thơng thường chủ đầu tư nước ngồi quyết định hoạt động
đầu tư lâu dài tại quốc gia khác vì 03 động cơ chính sau – [4], trang 21:
o Đầu tư định hướng thị trường: để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
của công ty mẹ tại nước sở tại nhằm vượt qua hàng rào bảo hộ và kéo dài vòng
đời sản phẩm.
o Đầu tư định hướng chi phí: để tận dụng nguồn lao động và tài nguyên rẻ
của nước tiếp nhận đầu tư. Hình thức này đặc biệt thích hợp cho những ngành
sử dụng nhiều lao động, thiết bị lạc hậu và hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi
trường cao.
o Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu: mục tiêu là khai thác nguồn
nguyên liệu tại chỗ của nước sở tại rồi cung cấp cho công ty mẹ. Đó có thể là tài


6

ngun khống sản, hay các sản phẩm nơng lâm ngư nghiệp. Doanh nghiệp FDI
sẽ xuất thẳng hàng thô hoặc sơ chế về nước chính quốc để chế biến sản phẩm
thành phẩm.

Nhìn chung, cho dù hoạt động FDI thực hiện theo định hướng nào thì đều cần phải
nhập khẩu một lượng lớn máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc xây dựng nhà máy
và hoạt động sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, tùy mỗi định hướng đầu tư mà sẽ ảnh hưởng
thêm đến hoạt động xuất nhập khẩu, ví dụ: đầu tư định hướng chi phí thì phải nhập
khẩu thêm nguyên vật liệu sản xuất, và sau đó sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thành
phẩm hoặc sơ chế về nước chính quốc. Định hướng ngun liệu thì sẽ làm tăng kim
ngạch xuất khẩu hàng thô và sơ chế.
Với nguồn vốn FPI: đây là hình thức đầu tư chủ yếu thơng qua thị trường chứng
khốn, chủ đầu tư khơng trực tiếp tham gia hoạt động quản lý doanh nghiệp nên tác
động chính của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu là nâng cao tiềm lực tài chính của
doanh nghiệp nhận đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, nhập
khẩu trang thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Với nguồn vốn ODA: đây là nguồn vốn quốc tế do Chính phủ hay các tổ chức quốc
tế cho chính phủ nước tiếp nhận vay với lãi suất ưu đãi và thời gian đáo hạn dài, có thể
kèm theo các khoản viện trợ khơng hồn lại. Mục đích của nguồn vốn này thường là
dành cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận vốn ODA như đầu tư
vào xây dựng cơ sở hạ tầng , giáo dục , y tế v.v… Mặc dù nước tiếp nhận ODA có
quyền quản lý việc sử dụng ODA nhưng thơng thường danh mục dự án phải có sự thỏa
thuận với các nhà tài trợ. Và thường thì nhà tài trợ sẽ tham gia dưới hình thức nhà thầu
hoặc nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho các dự án. Vì vậy, sẽ có một số lượng lớn
tư liệu sản xuất, xây dựng được nhập khẩu từ quốc gia tài trợ sang nước tiếp nhận, làm
tăng kim ngạch nhập khẩu. Ví dụ, cầu Cần Thơ là cơng trình được thực hiện dựa trên


7

nguồn vốn ODA do Chính Phủ Nhật Bản cấp cho Việt Nam, nhà thầu chính là phía
Nhật Bản, và phần lớn lượng thép được nhập khẩu từ Nhật Bản 7.
Như vậy, các nguồn vốn đầu tư quốc tế đều có những tác động nhất định đến hoạt

động xuất nhập khẩu hàng hóa của nước tiếp nhận vốn đầu tư. Nhập khẩu tư liệu sản
xuất sẽ tăng, và xuất khẩu hàng hóa thành phẩm, bán thành phẩm, hàng thơ và sơ chế
ngược trở lại quốc gia đầu tư cũng tăng.
1.1.2.4.

Chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế là các chính sách liên quan đến việc điều tiết
hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia với thế giới. Chính vì vậy, chính sách này
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thương mại hàng hóa. Chính sách thương mại quốc tế
bao gồm 02 chính sách lớn: chính sách nhập khẩu và chính sách xuất khẩu - [6]
- Chính sách nhập khẩu: Chính sách này chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hàng
nhập khẩu cũng như hạn chế nhập khẩu khi cần thiết. Các công cụ quản lý và điều hành
hoạt động nhập khẩu chính gồm có:
+ Hàng rào thuế quan: sử dụng chủ yếu là các loại thuế nhập kh ẩu và hạn ngạch
thuế quan
+ Hàng rào phi thuế quan: gồm rất nhiều công cụ như hạn ngạch n hập khẩu (hạn
ngạch định lượng); chế độ giấy phép nhập khẩu; quản lý ngoại hối nhập khẩu; sử
dụng đầu mối nhập khẩu; phụ thu nhập khẩu; các hàng rào kỹ thuật như các quy
định về vệ sinh, kiểm dịch, môi trường..; các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời
như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp chống trợ cấp v.v.
- Chính sách xuất khẩu: Chính sách này được đa số các quốc gia sử dụng theo
hướng giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ với thế giới. Công cụ
chủ yếu gồm có:

7

/>

8


+ Tín dụng xuất khẩu : Nhà nước sẽ tiến hành bảo lãnh tín dụng (cho nhà xuất
khẩu trước ngân hàng hoặc để nhà xuất khẩu mạnh dạn bán chịu hàng cho nhà nhập
khẩu, mở rộng thị trường) hoặc trực tiếp cấp tín dụng xuất khẩu (cho doanh nghiệp
trong nước làm hàng xuất khẩu hoặc cho phía đối tác để nhập hàng từ Việt Nam).
Tại Việt Nam hiện nay, đơn vị được giao để thực hiện các nhiệm vụ này là Quỹ Hỗ
trợ Xuất khẩu.
+ Trợ cấp xuất khẩu: là hình thứ c khuyến khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước
dành sự ưu đãi về mặt tài chính cho nhà xuất khẩu thông qua tài trợ trực tiếp hoặc
gián tiếp – [20]. Trong đó, trợ cấp trực tiếp là trợ cấp bằng tiền hoặc cho vay với lãi
suất thấp, còn trợ cấp gián tiếp là Nhà n ước đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, môi
trường kinh doanh v.v. Tuy nhiên, hình thức này theo quy định của WTO không
phải lúc nào cũng được phép sử dụng thông qua việc WTO phân loại trợ cấp theo
hệ thống Nhóm đèn đỏ - Nhóm đèn vàng – Nhóm đèn xanh8.
+ Phá giá nội tệ: như đã phân tích trong phần 1.1.2.1, việc chính phủ một quốc gia
phá giá nội tệ sẽ giúp cải thiện phần nào cán cân thương mại, thông qua việc giúp
hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với trước, thúc đẩy tăng cầu về hàng xuất khẩu.
+ Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế
+ Xúc tiến xuất khẩu
+ Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (như ký
kết các hiệp định song phương và đa phương)
Tuy nhiên, chính sách xuất khẩu cũng có thể hạn chế hoạt động xuất khẩu thông
qua “hạn ngạch xuất kh ẩu” và “giấy phép xuất khẩu” . Hiện nay, Việt Nam đang áp
dụng hạn ngạch xuất khẩu cho mặt hàng gạo vì lý do đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia.

Nhóm đèn đỏ: là những hình thức trợ cấp phải bỏ ngay khi gia nhập WTO; nhóm đèn vàng: là những hình thức
trợ cấp hạn chế, tuy không bị cấm nhưng nếu gây thiệt hại cho quốc gia khác thì có thể bị trả đũa thương mại;
nhóm đèn xanh: là những hình thức trợ cấp được phép sử dụng mà không bị trả đũa – [20].


8


9

Có thể nói, chính sách thương mại quốc tế có tác động rất lớn đến hoạt động
ngoại thương của mọi quốc gia. Bất cứ sự thay đổi nào của chính phủ trong các công
cụ quản lý xuất nhập khẩu đều có tác động khơng chỉ trực tiếp đến hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa của nước mình, mà cịn gián tiếp tạo ra những phản ứng tích cực
(hoặc tiêu cực) từ phía các đối tác ngoại thương nước ngồi. Vì vậy, khi muốn cải
thiện cán cân thương mại hàng hóa của bất kỳ quốc gia nào, việc tìm hiểu về chính
sách thương mại quốc tế của quốc gia đó và của các quốc gia đối tác đều hết sức cần
thiết.
1.1.2.5.

Tỷ trọng nhập khẩu trong sản xuất hàng xuất khẩu

Nếu một quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu trong sản xuất hàng xuất khẩu càng
cao, thì mọi biện pháp hạn chế nhu cầu nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả
năng xuất khẩu của quốc gia đó, và ngược lại, mọi biện pháp khuyến khích xuất khẩu
cũng sẽ khiến cho kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh. Một trong những nguyên nhân
khiến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu phụ thuộc lớn vào hàng nhập khẩu là ngành
công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, hoặc lượng đầu tư ít ỏi vào dây chuyền sản xuất sử
dụng nhiều đầu vào nội địa.

1.2. Vai trị của cán cân thương mại hàng hóa trong nền kinh tế
1.2.1.

Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa


Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư, hay còn gọi là xuất siêu thường là một
trong những mục tiêu vĩ mô quan trọng mà các quốc gia nhắm tới. Điều này cũng rất
dễ hiểu vì xuất khẩu hàng hóa mang lại rất nhiều ưu thế cho nền kinh tế. Có thể liệt kê
sau đây những ưu điểm nổi bật của việc xuất khẩu hàng hóa:
1.2.1.1.

Ưu điểm

- Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu: để hoạt động nhập khẩu được thuận tiện và có
lợi thế trên bàn đàm phán, rất cần thiết phải có lượng ngoại tệ đầy đủ. Tuy nhiên, ngoại
tệ là thứ mà Ngân hàng Trung ương mỗi quốc gia không thể in ra được, mà phải được


10

tích lũy thơng qua hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài hay vay mượn
từ các quốc gia khác. Vì vậy, nguồn ngoại tệ mà xuất khẩu mang lại sẽ là nguồn vốn
quan trọng phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.
- Giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân: hoạt động sản
xuất và xuất khẩu hàng hóa sẽ tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho người lao động trong
nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Kích thích tăng trưởng kinh tế trong nước: xuất khẩu giúp tiêu thụ sản phẩm
thừa trong nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Việc này sẽ giúp doanh
nghiệp có thể sản xuất sản phẩm với quy mơ lớn, giảm chi phí sản xuất và nâng cao
năng lực cạnh tranh thông qua lợi thế từ quy mô, và tăng đối trọng trên bàn đàm phán
với các đối tác cung cấp nguyên vật liệu sản xuất.
- Kích thích đổi mới trang thiết bị và cơng nghệ: để đáp ứng các yêu cầu từ phía
khách hàng, đặc biệt là những khách hàng từ các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản
thì sản phẩm xuất khẩu phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và đáp ứng tốt các tiêu chí
kỹ thuật khắt khe. Muốn vậy, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cần thiết phải đổi

mới trang thiết bị và nâng cao tay nghề, trình độ lao động để nâng khả năng cạnh tranh
của sản phẩm.
- Tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là các ngành
công nghiệp hỗ trợ: xuất khẩu tăng sẽ khiến nhu cầu về các yếu tố sản xuất tăng, tạo thị
trường đầu ra và kích thích các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào sản xuất,
trong đó có ngành cơng nghiệp hỗ trợ phát triển. Ví dụ, xuất khẩu hàng may mặc sẽ
giúp ngành công nghiệp dệt phát triển.
- Mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế Việt Nam trên
trường quốc tế: khi hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, thế giới sẽ biết đến
Việt Nam nhiều hơn, và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia có quan hệ ngoại
thương trở mạnh mẽ hơn. Quan hệ đầu tư làm ăn qua lại giữa các quốc gia cũng từ đó
mà phát triển mạnh mẽ.


11

1.2.1.2.

Nhược điểm

Mặc dù xuất khẩu hàng hóa mang lại nhiều lợi ích quốc gia, nhưng khơng vì thế
mà cứ nhắm mắt xuất khẩu tràn lan một cách bừa bãi vì đôi khi, xuất khẩu nhiều chưa
hẳn là tốt. Chẳng hạn, trong một số trường hợp sau, xuất khẩu nhiều mang lại nhiều
thiệt hại về lâu dài hơn là những lợi ích trước mắt:
- Xuất khẩu tài nguyên đất nước là sự đánh đổi tăng trưởng bền vững trong tương
lai cho lợi nhuận trước mắt.
- Xuất khẩu những hàng hóa sơ chế, gia cơng thì quốc gia xuất khẩu chỉ đơn
thuần là công xưởng của thế giới, nơi bán sức lao động rẻ mạt và chịu các thiệt hại về ô
nhiễm, bệnh tật thay cho các quốc gia nhập khẩu


1.2.2.

Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Nhập khẩu cũng là một mặt rất quan trọng của cán cân thương mại hàng hóa, và
bản thân nó cũng có những ưu và nhược điểm riêng của mình.
1.2.2.1.

Ưu điểm

- Thơng qua nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cơng nghệ hiện đại phục vụ hoạt
động sản xuất, nhập khẩu sẽ giúp thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hóa, tăng khả năng sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trong nước.
- Nhập khẩu các yếu tố đầu vào sản xuất sẽ giúp ổn định nguồn cung nguyên vật
liệu, đặc biệt là khi nền kinh tế gặp những mất cân đối trong sản xuất, từ đó giúp nền
kinh tế phát triển ổn định.
- Nhập khẩu hàng tiêu dùng sẽ giúp cải thiện và nâng cao mức sống của người
dân, vì người dân được mở rộng sự lựa chọn của mình đối với hàng hóa về mặt chất
lượng, mẫu mã, giá cả v.v. Hàng trong nước cũng sẽ phải cải thiện để có thể cạnh tranh
với hàng ngoại nhập ngay trên sân nhà. Đặc biệt, nhập khẩu những mặt hàng mà Việt
Nam khơng có ợ
l i thế tuyệt đối lẫn tương đối sẽ giúp giảm lạm phát trong nước, và
mỗi đồng chi tiêu của người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn và giá trị hơn . Đó là


12

chưa kể đến, nhập một số hàng tiêu dùng sẽ giảm ô nhiễm môi trường do hoạt động sản
xuất hàng hóa đó gây ra.

- Nhập khẩu hàng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những tài ngun khơng thể
(hoặc khó) phục hồi như dầu thơ, khống sản v.v. sẽ giúp đất nước giữ lại những
nguồn tài nguyên quý cho thế hệ mai sau, tạo sự tăng trưởng bền vững trong tương lai
cũng như giảm sự ô nhiễm khi khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó.
- Nhập khẩu nhiều cũng sẽ tạo ra lợi thế trên bàn đàm phán với những thị trường
nhập khẩu, từ đó có thể mở rộng xuất khẩu thơng qua việc địi hỏi kết hợp nhập khẩu
với xuất khẩu, hoặc yêu cầu phía đối tác phải mở cửa thị trường đối với một số mặt
hàng xuất khẩu cho quốc gia mình.
Do nhập khẩu mang lại nhiều lợi ích kể trên, mà Mỹ là một quốc gia điển hình
cho việc duy trì nhập khẩu trong một thời gian dài mặc dù cán cân thương mại thâm
hụt nặng nề. Mỹ chủ trương sản xuất những hàng hóa và dịch vụ mà nước khác không
thể sản xuất nổi như các sản phẩm công nghệ, điện tử chất lượng cao v.v. cịn đối với
những hàng hóa rẻ tiền, cần nhiều sức lao động, thì Mỹ lại khuyến khích nhập khẩu để
hạ giá thành sản phẩm, kiềm chế lạm phát và nhất là đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
cho tầng lớp người nghèo và trung lưu. Ngoài ra, việc nhập khẩu sẽ giúp đa dạng hóa
nền kinh tế, tạo tính năng động cho các ngành sản xuất và tạo đối trọng buộc các nước
đối tác phải mở cửa thị trường cho các sản phẩm Mỹ, hoặc tạo công cụ để Mỹ có thể
trả đũa thương mại khi cần thiết – [7].
1.2.2.2.

Nhược điểm

- Việc nhập khẩu quá nhiều sẽ làm hao tốn ngoại tệ mà đất nước kiếm được rất
khó khăn, làm giảm khả năng dự trữ ngoại tệ của đất nước, từ đó khó khăn trong bình
ổn tỷ giá hối đoái và tài trợ cho thâm hụt ngân sách.
- Nhập khẩu sẽ tạo cầu về ngoại tệ, từ đó gây áp lực mất giá lên đồng nội tệ, và
làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài của đất nước.


13


- Nếu khơng có các quy định về chất lượng, nguồn gốc, trình độ cơng nghệ v.v.
thì việc nhập khẩu tràn lan sẽ dễ khiến cho quốc gia nhập khẩu trở thành bãi rác thế
giới cho các trang thiết bị lạc hậu, lỗi thời; cho các sản phẩm kém chất lượng hay động
vật nuôi phá hoại môi trường (như đã từng xảy ra ở Việt Nam khi nhập khẩu ồ ạt ốc
bươu vàng, rùa tai đỏ, cá cọp v.v).
- Tạo ra nguy cơ mất việc làm cho người lao động trong nước khi hàng nhập khẩu
khiến các doanh nghiệp trong nước mất thị phần, thậm chí dẫn đến phá sản.
- Việc dựa quá nhiều vào hàng hóa, nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ dễ dẫn đến tình
trạng bị động khi các thị trường cung cấp gặp sự cố về sản xuất, chính trị hay do sự
thay đổi trong chính sách thương mại của họ. Từ đó, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh trong nước, lẫn làm hàng xuất khẩu.
- Nhập khẩu cũng làm tăng giá thành sản phẩm , giảm giá trị gia tăng của hàng
xuất khẩu vì phải chịu thêm các loại chi phí khác như: chi phí vận tải, các loại thuế,
biến động tỷ giá hối đoái v.v…

1.2.3.

Ý nghĩa của cán cân thương mại hàng hóa trong nền kinh tế

Trạng thái của cán cân xuất nhập khẩu hàng hố có ảnh hưởng đến nhiều chỉ
tiêu phản ánh sức khoẻ của một nền kinh tế như: cán cân thanh toán quốc tế (BOP),
lạm phát, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) v.v. Do phạm vi giới hạn của
đề tài, tác giả chỉ đề cập đến tác động quan trọng của cán cân thương mại hàng hoá đến
cán cân vãng lai và cán cân thanh tốn quốc tế của Việt Nam. Cịn các tác động khác,
tác giả sẽ đề cập trong các cơng trình nghiên cứu khác trong tương lai.
Cán cân thanh toán quốc tế - hay còn được viết tắt là BOP (Balance of Payment)
là một khoản mục hết sức quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô của một quốc gia.
Sự thâm hụt hay thặng dư của BOP sẽ ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường
ngoại hối, từ đó làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của TGHĐ. Đến lượt mình, sự thay đổi

của TGHĐ sẽ tác động ngược trở lại đến các luồng luân chuyển hàng hoá, dịch vụ và
vốn quốc tế. Độ mở của nền kinh tế và sự phụ thuộc vào quan hệ kinh tế quốc tế càng


14

lớn, thì tác động trên càng mạnh mẽ. Chính vì có những tác động trên, mà đa số các
cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới khơng nhiều thì ít đều có bóng dáng của tình
trạng mất cân đối trong BOP. Vì vậy mà IMF thường có chính sách giúp đỡ các quốc
gia thành viên khi có nh
ững rắc rối trong cán cân thanh toán nhằm ngăn chặn hoặc
giảm thiểu rủi ro dẫn đến khủng hoảng tài chính quốc gia và khu vực.
Một trong các thành phần quan trọng của BOP chính là tài khoản vãng lai 9. Mà
trong tài khoản vãng lai, cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá đóng vai trị quan trọng
thơng qua tỷ trọng rất cao của mình. Điều này có thể thấy rõ qua bảng số liệu của Việt
Nam sau đây:
Bảng 1-1: Sự ảnh hưởng của CCTM hàng hóa lên tài khoản vãng lai Việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
Năm

Cán cân thương mại

Tài khoản

Tỷ trọng (%)

hàng hoá (1)

vãng lai (2)


= (1) /( (1) + (2) − (1) ) *100

2003

-5107

-1931

61,66

2004

-5484

-1591

58,48

2005

-4314

-560

53,47

2006

-5065


-1064

55,87

2007

-14203

-6992

66,33

2008

-18029

-10706

71,12

Ước 2009

-12242

-8868

78,40

Nguồn: [24] và [44] 10


Cán cân thanh toán quốc tế gồm 4 khoản mục: tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, hạng mục cân đối và tài trợ
chính thức. Trong đó, tài khoản vãng lai ghi chép các luồng bn bán hàng hóa và dịch vụ (xuất nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ), cũng như các khoản thu nhập rịng khác từ nước ngồi; tài khoản vốn thì ghi chép các luồng vốn
đầu tư và giao dịch tài chính giữa các quốc gia; hạng mục cân đối hay còn gọi là sai số thống kê dùng cho việc
điều chỉnh sai sót mà q trình thống kê gặp phải; cịn tài trợ chính thức phản ánh tình hình dự trữ ngoại hối của
Ngân hàng Trung ương để đảm bảo cán cân thanh toán tổng thể cân bằng (tài trợ chính thức ln bằng – nhưng
ngược dấu – với tổng 3 khoản mục: tài khoản vãng lai + tài khoản vốn + hạng mục cân đối) – [39]
10
Số liệu của IMF cho tài khoản vãng lai, trích từ link download
cập nhật ngày 12/03/2010
9


15

Kể từ 2003, tài khoản vãng lai của Việt Nam thường xun rơi vào tình trạng
thâm hụt, trong đó, ngun nhân chính vẫn là do sự thâm hụt nặng nề trong cán cân
xuất nhập khẩu hàng hoá. Thời gian gần đây, khi mức thâm hụt trong cán cân xuất
nhập khẩu hàng hoá ngày càng tăng và chiếm trên 10 tỷ USD, thì mức thâm hụt trong
tài khoản vãng lai cũng tăng đáng kể. Tỷ trọng thường xuyên trên 50% càng chứng tỏ
vai trò quan trọng của cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá như là một nhân tố quyết định
trạng thái của tài khoản vãng lai. Đến lượt mình, tình trạng của tài khoản vãng lai sẽ
ảnh hưởng nhiều đến tình trạng của cán cân thanh tốn quốc tế.

1.3.

Kinh nghiệm quốc tế về cải thiện cán cân thương mại

hàng hóa thâm hụt
Do Việt Nam thường xuyên nhập siêu, nên để tạo cơ sở cho việc đề xuất giải pháp

trong chương 3, tác giả thấy cần thiết phải đi nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về
cải thiện cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt, nhất là những kinh nghiệm từ những
quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc.

1.3.1.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc nổi tiếng với cơng cụ chính sách tỷ giá trong cải thiện cán cân xuất
nhập khẩu của mình. Từ năm 1997 đến 2005, đồng nhân dân tệ Trung Quốc (CNY)
được neo cố định với USD tại mức tỷ giá 8,28 CNY/USD. Theo nhận xét của Hiệp hội
các doanh nghiệp của Mỹ (NAM), thì đồng CNY bị đánh giá thập khoảng 40% và tạo
ra một môi trường kinh doanh không công bằng, hàng nhập khẩu từ Mỹ trở nên quá đắt
và mất đi tính cạnh tranh trên thị trường 11. Theo các nhà phân tích, bằng chứng cho
việc “dìm giá” này chính là sự tăng lên đột biến trong cán cân thương mại và dự trữ
ngoại tệ (Bảng 1-2). Trước tình hình này, Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác của
PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến - />11


16

Trung Quốc đã gây s ức ép để đồng nhân dân tệ tăng giá. Cuối cùng Trung Quốc đã
phải điều chỉnh tỷ giá vào 2005.
Bảng 1-2: Diễn biến tỷ giá, cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ của
Trung Quốc 2002-2007
Năm E (CNY/USD)

Cán cân thương mại Dự trữ ngoại tệ
(nghìn tỷ USD)


(tỷ USD)

2002 8,2770

44,167

286,407

2003 8,2770

44,652

403,251

2004 8,2768

58,982

609,932

2005 8,1943

134,185

818,872

2006 7,9734

217,746


1.066,340

2007 7,6075

315,381

1528,250

Nguồn:[40]- Indicators/2008/pdf/Prc.pdf
Từ 7/2005 đến nay: Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc đã công bố thay
đổi chế độ tỷ giá. Tỷ giá sẽ được xác định dựa trên một rổ các đồng tiền (các đồng tiền
chính là đơla Mỹ, Euro, Yên Nhật, Won Hàn Quốc) nhưng các thành phần và tỷ trọng
các đồng tiền không được công bố. Đồng thời, NHTW Trung Quốc cho phép biên độ
dao động hàng ngày của các tỷ giá song phương là 0,3%.
Như vậy, chế độ tỷ giá của Trung Quốc là một dạng của chế độ tỷ giá BBC (Basket,
Band and Crawl Regime – dựa vào rổ tiền tệ với biên độ dao động rộng được điều
chỉnh định kì). Mặc dù tỷ giá song phương CNY/USD giảm giá nhưng tỷ giá đa
phương danh nghĩa của CNY lại có xu hướng tăng dần. Như vậy, Trung Quốc vẫn duy
trì được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng.
Bên cạnh cơng cụ tỷ giá, Trung Quốc cịn sử dụng các biện pháp bảo vệ thương mại
tạm thời, trong đó có cả thuế chống bán phá giá để hạn chế lượng hàng nhập khẩu. Bộ
Thương Mại Trung Quốc (MOFCOM) là cơ quan chủ trì thực hiện biện pháp này. Kể


×