Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

(Luận văn thạc sĩ) mặt trái đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 234 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHIÊN

MẶT TRÁI CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ – XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62310102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học chính: PGS.TS. HỒ TRỌNG VIỆN
Người hướng dẫn khoa học phụ: TS. NGUYỄN THANH VÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2012


1
TRANG THƠNG TIN NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ
LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Đề tài: “ Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội ở Việt Nam”
- Chuyên ngành: Kinh tế chính trị. Mã số: 62310102.
- Nghiên cứu sinh: Trần Phiên
- Khóa: 2005.
- Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Hồ Trọng Viện
2. TS. Nguyễn Thanh Vân


Sau khi luận án được hồn thành sẽ có những đóng góp như sau:
1. Làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp luận liên quan đến mặt trái của đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Nghiên cứu các Lý thuyết về FDI của các học giả tư sản và lý luận của Lênin về
xuất khẩu tư bản, nghiên cứu sinh đã bổ sung, làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực
tiễn về nguyên nhân, động cơ hình thành FDI và ý nghĩa phương pháp luận tiếp cận
những tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế - xã hội đối với các nước đang phát
triển trong bối cảnh tồn cầu hóa về kinh tế. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về sự
tác động của FDI, nghiên cứu sinh đã xây dựng phương pháp tiếp cận những mặt trái
của FDI như sau:
Một là: Tiếp cận theo quan điểm về tăng trưởng và phát triển bền vững.
Khi nói về phát triển, đại hội Đảng toàn quốc lân thứ IX đã đề ra quan điểm: “ Phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ xã
hội, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”
Như vậy, tăng trưởng và phát triển bền vững được hiểu là một sự tăng trưởng và
phát triển sao cho thoả mãn các yêu cầu sau đây:
- Tốc độ tăng trưởng cao nhưng phải ổn định trong thời gian dài.
- Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ kinh tế - xã hội và công bằng xã hội.


2
- Đảm bảo củng cố và tăng cường thể chế chính trị, xã hội.
- Đảm bảo cân bằng mơi trường sinh thái cho sản xuất và đời sống.
Với cách đặt vấn đề như trên, để đảm bảo chất lượng hay đảm bảo độ bền vững
của phát triển kinh tế -xã hội, việc nhìn nhận FDI khơng thể khơng gắn với tính 2 mặt
(mặt tích cực và mặt trái) của nó.
Hai là: Tiếp cận theo quan điểm của V.I. Lênin về tính 2 mặt của xuất khẩu tư
bản hoạt động – của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ba là: Tiếp cận theo quan điểm về cơ hội và thách thức của tồn cầu hố và hội
nhập kinh tế quốc tế nhìn từ mặt trái của FDI.

Bốn là: Tiếp cận theo quan điểm về khuyết tật của kinh tế thị trường - nhìn từ
mặt trái của FDI
2. Đưa ra những đánh giá xác đáng hơn các mặt trái của FDI ở nước ta thời gian

qua trên các lĩnh vực cụ thể sau:
Một là: Mặt trái về kinh tế của FDI đối với nước ta.
Hai là: Mặt trái về xã hội của FDI.
Ba là: Mặt trái của FDI về vấn đề môi trường văn hóa, sinh thái và du lịch.
Bốn là: Mặt trái của FDI về chất thải gây ô nhiễm môi trường từ các doanh

nghiệp và nhập khẩu từ nước ngoài.
Năm là: Mặt trái của FDI đối với chính trị và quốc phòng - an ninh.
3. Xác định các nguyên nhân dẫn tới mặt trái của FDI tác động đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta. Gồm 3 nhóm nguyên nhân sau:
+ Nhóm nguyên nhân gây ra mặt trái của FDI về kinh tế: có 5 nguyên nhân.
+ Nhóm nguyên nhân gây ra mặt trái của FDI về mặt xã hội, mơi trường văn hóa và du
lịch: có 5 nguyên nhân.
+ Nhóm nguyên nhân gây ra mặt trái của FDI về mơi trường sinh thái, chính trị và quốc
phịng - an ninh: có 4 ngun nhân.


3
4. Đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ động hạn chế mặt trái của FDI trong
thời gian tới ở nước ta.
Về quan điểm, có 5 quan điểmsau: Việc hạn chế mặt trái của FDI phải đặt trên
cơ sở phát huy mặt tích cực và lấy việc phát huy mặt tích cực của FDI làm chủ yếu;
Phải thơng qua việc bổ sung, điều chỉnh và hồn thiện mơi trường vĩ mô liên quan đến
FDI để chủ động hạn chế mặt trái của FDI; Phải xuất phát từ nguyên tắc cùng có lợi,
thơng qua đối thoại để khắc phục và xử lý các mặt trái của FDI khi xảy ra; Phải trên
cơ sở tăng cường sức mạnh nội lực của nền kinh tế Việt Nam để chủ động hạn chế mặt

trái của FDI trong thời gian tới ở nước ta; Việc đánh giá kết quả khắc phục hay hạn chế
mặt trái của FDI phải dựa trên các chuẩn mực gắn với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” và với việc giữ vững định hướng XHCN.
Về giải pháp, nghiên cứu sinh đã xây dựng 7 nhóm giải pháp sau:
- Nhóm giải pháp nâng cao vai trị, hiệu lực quản lý nhà nước đối với
cơng tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
- Nhóm giải pháp đẩy mạnh thu hút kỹ thuật – công nghệ hiện đại, tiên tiến trong
các doanh nghiệp FDI
- Nhóm giải pháp điều chỉnh phân bố, thu hút FDI giữa các vùng, miền; giữa các
ngành theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý
- Nhóm giải pháp tăng cường sức mạnh nội lực của các doanh nghiệp trong tất cả
các thành phần kinh tế, tạo điều kiện để hạn chế mặt trái của FDI
- Nhóm giải pháp đảm bảo an ninh tài chính, ngân hàng
- Nhóm giải pháp về thực hiện cơ chế đầu tư nước ngồi đảm bảo bền vững mơi
trường sản xuất, an ninh xã hội, du lịch và văn hóa
- Nhóm giải pháp bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, xã hội trong thu hút và sử
dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ./.
Nghiên cứu sinh
Trần Phiên


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành xu thế khách quan trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. FDI được nhìn nhận là một
trong những nguồn ngoại lực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, FDI đem lại lợi ích
rất quan trọng như: bổ sung cho nguồn vốn trong nước, một trong những yếu

tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển; giúp tiếp
thu cơng nghệ và bí quyết quản lý tiên tiến; tạo điều kiện tham gia mạng lưới
sản xuất toàn cầu; tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động và đào
tạo ngày càng nhiều công nhân lành nghề; nâng cao nguồn thu ngân
sách…Với những lợi ích đó nên việc thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quan hệ kinh tế đối
ngoại đối với nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tiễn trên thế giới cho thấy: các nước và lãnh thổ công nghiệp mới
(NICs) như Hàn Quốc, Singapore, lãnh thổ Đài Loan, lãnh thổ Hồng Kông và
đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia láng giềng với nước ta là những điển hình
dẫn đầu về thu hút FDI.
Ở nước ta, theo số liệu của Tổng cục thống kê, và của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, lũy kế các dự án tính từ 1988 đến 31/12/2010, cả nước có 13.812 dự
án được cấp phép, vốn đăng ký là: 214.315,6 triệu USD, vốn thực hiện là
79.945,5 triệu USD [64, 161]. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, năm
2011 (tính đến 15/12/2011) có 1091 dự án được cấp phép, vốn đăng ký
khoảng 14.695,95 triệu USD, vốn thực hiện 11.000 triệu USD. Tổng hợp số
liệu trên đến 15/12/2011 cả nước có 14.903 dự án, tổng vốn đăng ký là:
229.011,55 triệu USD, tổng vốn thực hiện là: 88.945,5 triệu USD.


2
Nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu vốn đầu tư
thực hiện toàn xã hội, cụ thể: năm 2004 chiếm 14,2%; Năm 2005, 14,9%;
Năm 2006, 16,2%; Năm 2007, 24,8%, năm 2008, 30,9%; năm 2009, 25,6%;
năm 2010 là 25,8%; Năm 2011 là 25,9%.[65, 155].
Tính đến 31/12/2010, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
đã thu hút 2.156.161 triệu lao động trực tiếp. [65, 200].Trong đó, phần lớn tập
trung vào các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, kế đến là doanh nghiệp
Liên doanh. Ngoài ra, FDI còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động gián tiếp.

FDI được coi là một nhân tố quan trọng góp phần tích cực vào thành tựu
chung của nền kinh tế, năm 2010 Việt Nam ra khỏi nhóm nước nghèo, kém
phát triển và bước vào nhóm nước đang phát triển với thu nhập trung bình.
Giá trị tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD. [18,
91- 92].
Tuy nhiên, mọi hiện tượng kinh tế đều có tính 2 mặt: tích cực, tiến bộ và
tiêu cực, hạn chế. Với FDI ở Việt Nam ta, bên cạnh mặt tích cực, đóng góp là
chủ yếu, việc tồn tại một số mặt trái, tiêu cực (cả về kinh tế và xã hội) là tất
yếu, khách quan, khơng thể tránh khỏi.
Có thể dẫn ra một số biểu hiện về mặt trái (hạn chế, yếu kém, tiêu cực) của
FDI ở Việt Nam thời gian qua như: nguồn vốn FDI chưa được phân bổ và sử
dụng hợp lý đã gây lãng phí một nguồn ngoại lực quan trọng, đồng thời làm
gia tăng khoảng cách về trình độ phát triển giữa các ngành, các vùng, giữa
thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giữa những
vùng tiếp nhận được nhiều dự án và vốn FDI với những địa phương không có
điều kiện thu hút nguồn vốn đó. Vấn đề này nếu không được khắc phục, về
lâu dài sẽ làm cho nền kinh tế phát triển mất cân đối, làm gia tăng phân hóa
giàu nghèo và dẫn đến mâu thuẫn, xung đột xã hội.


3
Lợi dụng sự khao khát vốn đầu tư và sự kiểm soát thiếu chặt chẽ của ta,
một số đối tác nước ngồi đã góp vốn vào liên doanh bằng cách chuyển giao
những máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu (được tân trang lại), đồng thời kê giá
cao hơn thực chất giá trị cịn lại của máy móc này để nâng cao vốn góp vào
liên doanh với ta. Kết quả của vấn đề này là: các chủ đầu tư tiếp tục thu lợi
nhuận từ những máy móc, thiết bị lỗi thời đó nhờ kéo dài được vịng đời, tuổi
thọ của nó, và quan trọng hơn là họ đã giải phóng được những thiết bị đó để
trang bị những máy móc, cơng nghệ tiên tiến. Cịn đối với các nước nhận đầu
tư như nước ta, phải gánh chịu hậu quả của sự chuyển giao công nghệ lạc hậu,

thiếu đồng bộ và tụt hậu về tiến bộ kỹ thuật công nghệ. Phần lớn các doanh
nghiệp FDI đang đầu tư ở Việt Nam có quy mơ nhỏ, các ngành cơng nghệ cao
cịn ít ỏi. Do đó, khả năng tác động lan tỏa, tạo điều kiện để các doanh nghiệp
khác trong nước cùng phát triển còn rất hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ mục
tiêu công tác thu hút FDI đã đặt ra.
Một trong những mặt trái của FDI mang lại hậu quả nghiêm trọng và lâu
dài đối với con người và xã hội Việt Nam là do các doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp nước ngoài lợi dụng sự hạn chế, yếu kém, quản lý thiếu chặt chẽ của
nước ta và vì chạy theo lợi nhuận họ đã cố tình gây ra những nguy cơ, thảm
họa về ơ nhiễm mơi trường sinh thái.
Ngồi những mặt trái đã nêu trên, vấn đề tranh chấp lao động trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; vấn đề khai gian doanh thu
để trốn thuế; vấn đề chuyển giá tạo ra “lời thật” “lỗ giả” giữa công ty mẹ,
công ty con gây thiệt hại cho nền kinh tế nước ta và làm lợi cho các cơng ty
đầu tư nước ngồi, vấn đề lãng phí đất đai do thành lập quá nhiều khu công
nghiệp, khu kinh tế không mang lại kết quả như mong đợi…cũng phải được
giải quyết kịp thời.


4
Như vậy, FDI bên cạnh những tác động tích cực thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng và phát triển, vẫn đang tồn tại một số mặt trái ảnh hưởng đến quá trình
phát triển kinh tế xã hội. Những mặt trái đó, vừa mang tính khách quan, vừa
mang tính chủ quan, vừa xuất phát từ bản thân nguồn vốn FDI, vừa do sự yếu
kém của ta trong công tác thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn này. Do đó,
việc nhận rõ những mặt trái, những tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI và
những mặt trái (hạn chế, yếu kém, tiêu cực) trong quản lý, sử dụng nguồn vốn
này là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, chủ động tìm ra những giải pháp để khắc
phục, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của FDI đối với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, nhằm nâng cao mở rộng thu hút,

quản lý và sử dụng tốt hơn nữa nguồn vốn FDI, phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp tiếp tục “ thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri
thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường”, [18, 75] mà Đại hội lần thứ XI của
Đảng đã đề ra. Đây cũng là ý nghĩa khoa học và thực tiễn cần được nghiên
cứu và giải quyết.
Với mong muốn được góp phần vào việc làm sáng tỏ những mặt trái của
FDI và tìm giải pháp để khắc phục những mặt trái đó, nghiên cứu sinh chọn
đề tài: “Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế
chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
cho đến nay, cả trong nước và nước ngoài đã có nhiều tác phẩm, cơng trình
nghiên cứu dưới các ấn phẩm như: tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa MácLênin, đề tài khoa học, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, sách chuyên khảo,
các bài viết trên tạp chí, các bài viết trên các báo, nhất là trên tạp chí kinh tế
và dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và báo Kinh tế, báo Đầu tư và các báo


5
điện tử. Có thể đề cập một số sách, cơng trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước,
các luận án có liên quan tiêu biểu sau đây:
+ Về tài liệu của nước ngoài:
- Faramarz AKRAMI, 2008. Foreign Direct Investment in Developing
Countries: Impact on Distribution and Employment. A Historical, Theoretical
and Empirical Study, Thesis. Fribourg, Switzerland.
Theo AKRAMI, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những
bánh xe quan trọng của nền kinh tế hiện đại, nó giúp mở rộng quan hệ kinh tế
quốc tế trong một hệ thống thị trường tự do gắn liền với tồn cầu hóa. Ơng
cho rằng, FDI đã thay đổi xu hướng và phân phối của ngành đầu tư trong nền
kinh tế thế giới một bàn tay, làm thay đổi phân phối đầu tư trong nước và giữa

các thành phần kinh tế. Kết quả là, làm thay đổi phân phối thu nhập giữa các
quốc gia, giữa các khu vực của một quốc gia, giữa các khu vực thành thị và
khu vực nông thôn, giữa các tầng lớp. Thông qua vấn đề này, nghiên cứu sinh
càng hiểu rõ dòng chảy của vốn FDI chỉ đơn giản là di chuyển đến các vùng
và quốc gia mà có cơ hội thuận lợi cho việc thu được lợi nhuận cao nhất. Do
đó, điều quan trọng là làm thế nào để nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
có những tác động theo hướng tích cực đến phân phối thu nhập và việc làm
trong tất cả các vùng và lĩnh vực kinh tế khác nhau trong điều kiện nền kinh
tế mở hội nhập.
- Imad A. Moosa, 2002. Foreign direct investment. Theory, Evidence

and practice. PALGRACE, New York, America.
Cuốn sách đã đề cập khá rõ về lịch sử hình thành FDI, chỉ ra những đặc
điểm, những yếu tố quyết định sự hình thành và những tác động của FDI. Xác
định tính hiệu quả của đầu tư vốn vào các dự án FDI nhờ dựa vào ưu đãi về
thuế và chi phí các yếu tố đầu vào thấp. Tác giả cuốn sách cũng đề cập đến
tính rủi ro của đầu tư vốn vào các dự án FDI và những tác động bất lợi của


6
nguồn vốn này đối với các nước chủ nhà (nước nhận đầu tư). Chuyển giá, vấn
đề thường xảy ra đối với hoạt động FDI cũng được đề cập đến. Tác giả cho
rằng những thành viên liên quan đến hoạt động chuyển giá thường trong cùng
một công ty, sự chuyển giá đó thường dựa vào giá chuyển nhượng do cơng ty
mẹ thiết lập. Cuốn sách cũng đề cập đến vai trò, chức năng của công ty đa
quốc gia, ưu thế vượt trội về công nghệ, kỹ thuật vốn và khả năng quản lý là
những yếu tố tạo cơ hội cho các công ty đa quốc gia thâm nhập vào thị trường
nước ngoài. Tài liệu này giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn những mánh khóe
trong việc thực hiện chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài và tầm quan trọng
của các công ty đa quốc gia trong việc chuyển giao công nghệ cho các nước

tiếp nhận FDI.
- Vintila Denisia, 2010. Foreign Direct Investment Theories: An
Overview of the Main FDI Theories. European Journal of Interdisciplinary
Studies
Vintila Denisia cho rằng, FDI có vai trị quan trọng trong nền kinh tế
quốc tế sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Để thấy nguyên nhân
hình thành dịng vốn FDI, cần nghiên cứu lý thuyết về FDI, bởi vì lý thuyết về
đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp ta hiểu biết hơn về cơ chế kinh tế và hành
vi của các tác nhân kinh tế cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Thông qua nghiên cứu
các lý thuyết về FDI, nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn động lực cơ bản hình thành
một cơng ty đầu tư nước ngồi.
+ Về tài liệu trong nước.
- Nguyễn Bích Đạt, 2005. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, vị trí,
vai trị của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX. 01.05.
Tác giả đề tài đã làm sáng tỏ bản chất, vị trí, vai trị của khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngồi trong q trình phát triển kinh tế - xã hội; Phân tích,


7

đánh giá thực tiễn hoạt động của khu vực kinh tế này ở nước ta. Xây dựng
một số kiến nghị về chính sách và giải pháp nhằm phát huy vai trị, tác động
tích cực của nguồn vốn này trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Võ Thanh Thu, 2005. Nghiên cứu những giải pháp phát triển các khu
công nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Nhà nước. Tác giả đã phân tích rất rõ q trình hình thành và phát triển
các khu công nghiệp ở nước ta, đồng thời chỉ rõ những hạn chế của các khu
công nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục
những yếu kém và phát huy các thành tựu, hiệu quả của các khu công nghiệp.

Đề tài này có thể tham khảo để làm sáng tỏ một số mặt trái như: việc lảng phí
đất đai, hoặc làm cho một bộ phận nông dân mất việc làm do thành lập q
nhiều khu cơng nghiệp trong q trình thu hút FDI.
- Phan Thanh Phố, 2005.Việt Nam với tiến trình gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Tác giả đã đề cập các
vấn đề như: tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam; một số vấn đề cơ bản về tổ chức Thương mại thế giới,
kinh nghiệm Trung Quốc gia nhập WTO; thực trạng tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam và cuối cùng là phương hướng và giải pháp chủ động
gia nhập WTO của Việt Nam. Nội dung về mảng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới được đề cập khá rõ.
- Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương, 2002. Các vấn đề pháp lý và thể
chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Hà Nội:
Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Cuốn sách đã đề cập một số vấn đề lý luận
về cạnh tranh và độc quyền; khái quát tình hình cạnh tranh và độc quyền ở
Việt Nam; kinh nghiệm quốc tế cạnh tranh và chống độc quyền ở Nhật Bản,
Mexico, Australia, Mỹ, có thể tham khảo ở khía cạnh nâng cao năng lực cạnh


8

tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thông qua Luật cạnh tranh để
khắc phục, hạn chế mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta.
- Nguyễn Quốc Nhật và Nguyễn Văn Ngừng, 2001. Hội nhập kinh tế với
vấn đề giữ gìn an ninh quốc gia ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia. Tác giả đã đề cập đến mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngồi trong
q trình hội nhập kinh tế quốc tế và phương hướng phòng ngừa đối với mảng
quốc phòng - an ninh.
- Lê Hữu Nghĩa, 2005. Xu hướng tồn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế
kỷ XXI. Chương trình khoa học cấp nhà nước. Đề tài K.X.08.01, Hà Nội,

2005. Tác giả đề tài đã đề cập nhiều vấn đề khá phong phú có ý nghĩa rất
quan trọng cho việc đề ra và thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của
nước ta. Đề tài đã trình bày khá rõ nội dung, đặc điểm, bản chất và xu thế của
tồn cầu hóa; tác động của nó đối với lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội; và
Việt Nam trước xu thế tồn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, trong
đó FDI có vai trị hết sức quan trọng.
- Trần Văn Lợi, 2008. Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm
2020. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh. Khoa Kinh tế. Luận án đề cập đến tác động tích cực, tiêu cực của đầu
tư trực tiếp nước ngồi đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển và
một số giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
- Nguyễn Xuân Trung, 2012. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam giai đoạn 2011 – 2020. Luận án Tiến
sĩ Kinh tế học. Mã số 62.31.05.01. Thông qua việc phân tích một số vấn đề về
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam liên quan đến: cân đối vĩ mô; bảo vệ
môi trường và chuyển giao công nghệ; Sự tác động lan tỏa, liên kết giữa các


9

doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước…, tác giả đã làm sáng
tỏ một số mặt tích cực và tiêu cực (hạn chế) của đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng thu
hút và sử dụng FDI ở Việt Nam.
- Ngô Thị Hải Xuân, 2011. Những giải pháp chiến lược khắc phục tình
trạng mất cân đối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Đề tài NCKH cấp Bộ. Báo cáo vào tháng 11 năm 2011. Tác giả đã đề cập các
hiện tượng mất cân đối trong hoạt động FDI ở Việt Nam và các giải pháp

khắc phục sự mất cân đối đó.
- UBND Thành phố Hồ Chí Minh, 2009. Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, tất cả các cơng trình nói trên là những tài liệu rất cần thiết,
giúp nghiên cứu sinh kế thừa nhiều kiến thức quý báu để hoàn thành luận án.
Tuy nhiên, về mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa có đề tài nào
nghiên cứu với tư cách là một đề tài độc lập và có hệ thống trên cả 3 mặt: lý
luận, thực tiễn và giải pháp chủ động hạn chế mặt trái của nguồn vốn này. Do
đó, đề tài nghiên cứu sinh chọn không trùng lắp với các đề tài khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích
Trên cơ sở nhận thức rõ tính hai mặt của đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), đồng thời căn cứ vào mặt trái và nguyên nhân dẫn đến mặt trái của
nguồn vốn này trong thời gian qua, luận án đề xuất các quan điểm và giải
pháp hạn chế mặt trái của FDI trong thời gian tới ở Việt Nam.
Về nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, phương pháp luận liên quan đến FDI và mặt
trái của nó.


10

- Phân tích mặt trái của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt
Nam thời gian qua.
- Xác định nguyên nhân gây ra mặt trái của FDI đối với sự phát triển kinh
tế xã hội ở Việt Nam thời gian qua.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ động hạn chế mặt trái của FDI
trong thời gian tới ở nước ta.
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu mặt trái của FDI đã tác động đến quá trình phát
triển kinh tế - xã hội nước ta thời gian qua trên các mặt: Mặt trái về kinh tế;
Mặt trái về xã hội; Mặt trái về môi trường sinh thái và du lịch; Mặt trái đối
với chính trị và quốc phòng – an ninh.
Phạm vi nghiên cứu:
- Luận án nghiên cứu mặt trái của FDI ở hai hình thức đầu tư: hình thức
Liên doanh giữa Việt Nam với nhà đầu tư nước ngồi và hình thức 100% vốn
đầu tư của nước ngoài.
- Thời gian nghiên cứu: từ khi Nhà nước ta ban hành Luật đầu tư trực tiếp
nước ngoài (12/1987) đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử làm phương pháp luận chung.
Để hoàn thành nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã kết
hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp trừu tượng hóa
khoa học; Phương pháp lơgic và lịch sử; Phương pháp phân tích, thống kê, so
sánh.
6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án
Một số đóng góp mới:


11

- Làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp luận liên quan đến mặt trái của đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
- Đưa ra những đánh giá xác đáng hơn các mặt trái của FDI ở nước ta thời
gian qua.
- Xác định các nguyên nhân dẫn tới mặt trái của FDI tác động đến quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp hạn chế mặt trái của FDI ở Việt Nam

trong thời gian tới.
Ý nghĩa:
Luận án có thể giúp cơ quan, ban ngành liên quan làm tài liệu tham khảo
xây dựng giải pháp hạn chế mặt trái của FDI. Nó cũng có thể làm tài liệu
tham khảo giảng dạy những vấn đề có liên quan trong các trường Đại học và
Cao đẳng.
7. Kết cấu luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, về
nội dung được chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngồi và
tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chương 2: Thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và mặt trái của nó đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1988 đến nay.
Chương 3 : Quan điểm và giải pháp hạn chế mặt trái của đầu tư trực tiếp
nước ngồi đối với q trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời
gian tới.


12

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGỒI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĨ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Một số lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngồi
1.1.1. Khái niệm, bản chất và tính tất yếu khách quan của sự gia tăng đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Khái niệm đầu tư hiện đang có các ý kiến sau đây:

- Đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo
ra năng lực vốn lớn hơn. Vốn đầu tư là phần tích lũy của xã hội, của các
ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy
động từ các nguồn khác được đưa vào tái sản xuất xã hội. Trên bình diện
doanh nghiệp, đầu tư là việc di chuyển vốn vào một hoạt động nào đó nhằm
mục đích thu lại một khoản tiền lớn hơn.
- Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian
tương đối dài nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội. Đặc điểm của
đầu tư là nó xảy ra trong một thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên
đến 50, 70 năm hoặc lâu hơn nữa. Những hoạt động kinh tế ngắn hạn thường
trong vòng một năm không nên gọi là đầu tư.
- Đầu tư kinh tế, là việc bỏ vốn vào doanh nghiệp, vào một cơng trình
hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự do,
liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực
hiện việc hiện đại hóa, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển
phúc lợi công cộng .


13

Theo điều 3 Luật đầu tư được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam công bố ngày 12.12. 2005 thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng
các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành các
hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của
pháp luật có liên quan”.
Vấn đề đầu tư tuy có nhiều cách diễn đạt như đã nêu trên, song, khơng
có sự khác biệt lớn, theo đó, để xác định một hoạt động được coi là đầu tư có
thể căn cứ vào mấy điểm sau:
- Đầu tư là một hoạt động tài chính, nhằm mục đích đưa vốn vào hoạt
động để thu lợi nhuận hoặc phát triển cơng trình công cộng, vốn đầu tư là tiền

hoặc các loại tài sản nói chung.
- Đầu tư là hoạt động trong một thời gian tương đối dài.
- Mọi đầu tư đều phải tuân theo luật và các quy định liên quan.
Đầu tư hay hoạt động đầu tư được phân loại theo những tiêu thức khác
nhau tùy theo mục đích của việc phân loại. Chẳng hạn:
Thứ nhất: phân loại đầu tư theo tính chất của đầu tư có: hoạt động đầu tư
phát triển; hoạt động đầu tư chuyển dịch mà không làm thay đổi giá trị của nó
(ví dụ chuyển nhượng cổ phần từ người này sang người khác chẳng hạn).
Thứ hai: phân loại theo hình thức sở hữu vốn có: đầu tư của nhà nước,
đầu tư của tư nhân hoặc đầu tư của các tổ chức tài chính.
Thứ ba: phân loại theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư có: đầu tư trực tiếp
và đầu tư gián tiếp.
Mặc dù có nhiều cách phân loại khác nhau, tùy theo mục đích nghiên
cứu. Với Luận án này, tác giả chọn cách phân loại thứ ba, tức là phân biệt hai
loại đầu tư chính. Đó là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Việc phân loại


14

này có ảnh hưởng đến cách tiếp nhận, cách quản lý và sử dụng vốn đầu tư,
đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngồi:
Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước
ngoài, xin nêu một số khái niệm điển hình như sau:
+ Tổ chức Thương mại Thế giới đã đưa ra định nghĩa như sau về đầu tư
trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để
phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả

nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh
doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là
“cơng ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công
ty”.
+ Khái niệm của IMF: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm
đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh
thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ
đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Theo điều 3 Luật đầu tư 2005 của nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam thì:
- “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và
tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.
- “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”.
Từ đó, có thể hiểu khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:


15

Đầu tư trực tiếp nước ngồi là loại hình kinh doanh của nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam một lượng vốn bằng tiền và các tài sản hợp
pháp khác đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho
phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng mà họ đầu tư vốn
nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó.
Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngồi là một hình thức hợp tác kinh
doanh quốc tế với những đặc thù riêng về sự can thiệp của chủ đầu tư nước
ngồi vào q trình kinh doanh, sản xuất, về tính chất lâu dài của dự án, về sự
gắn liền với q trình chuyển giao cơng nghệ, được điều chỉnh bằng một hệ
thống luật pháp hoàn chỉnh, rõ ràng và đòi hỏi chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài
phải tuân theo quy định luật đầu tư của nước sở tại. Loại hình đầu tư này có

một số đặc điểm như sau:
* Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngồi:
Một là, vốn góp của chủ đầu tư nước ngoài phải đạt một lượng vốn tối
thiểu theo quy định của từng nước, qua đó để họ có quyền được trực tiếp tham
gia quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư: các nước phương Tây
nói chung, quy định lượng vốn này phải chiếm trên 10% cổ phần xí nghiệp
nước ngồi thì mới được xem là đầu tư trực tiếp. Có nước quy định là 25%.
Ở nước ta, Luật đầu tư nước ngoài quy định vốn tối thiểu của bên nước
ngồi phải chiếm ít nhất là 30% tổng số vốn pháp định. đối với phần góp vốn
USD phải thanh tốn bằng VNĐ theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng Việt
Nam. [50, đ 8].
Hai là, về quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi phụ thuộc vào mức góp vốn. Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
100% vốn thì xí nghiệp đó hồn tồn do nhà đầu tư nước ngồi điều hành, có
thể trực tiếp hoặc th người quản lý. Đối với các doanh nghiệp Liên doanh,


16

việc điều hành công ty do Hội đồng quản trị, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng
quản trị. Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm, miễn nhiệm. Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất là công
dân Việt Nam.[50, đ 12]
Ba là, về chia lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thu được lợi
nhuận đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp. Lãi,
lỗ được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định, sau khi đã trừ đi
thuế lợi tức và các khoản đóng góp cho nước sở tại theo quy định của pháp
luật. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển lợi nhuận thu được về nước
theo quy định hiện hành của nước nhận đầu tư.
* Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:

- Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do một bên hay các bên
nước ngồi góp vốn với một bên hay các bên nước nhận đầu tư để thành lập
nên doanh nghiệp mới gắn với việc hình thành pháp nhân mới.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư 100% vốn.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BCC) là văn bản
ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà khơng
thành lập pháp nhân mới.
- Hình thức BOT (hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao)
- Hình thức BTO (hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh)
- Hình thức BT (hợp đồng xây dựng – chuyển giao)
1.1.1.2. Bản chất của FDI và tính tất yếu khách quan của sự hình
thành, gia tăng FDI trên thế giới.
- Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài.


17

Dù trong bất cứ hồn cảnh, điều kiện nào thì đầu tư trực tiếp nước
ngồi cũng ln nhằm vào mục đích tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao lợi nhuận ở
những nước khác, dựa trên cơ sở khai thác lợi thế của nước nhận đầu tư về thị
trường tiêu thụ, nguồn tài nguyên, nguồn lao động giá rẻ, ổn định… Để đạt
được mục đích đó, nhà đầu tư nước ngồi sẵn sàng bằng mọi cách, kể cả thủ
đoạn, dù biết sẽ để lại hậu quả nặng nề cho nước nhận đầu tư.
Sự hình thành dịng FDI là do các ngun nhân dưới đây:
Một là, xuất phát từ sự chênh lệch các yếu tố đầu vào, trong đó nguồn
lao động rẻ là yếu tố rất cần thiết. Chẳng hạn tiền công của các công nhân Mỹ
làm việc tại ngành công nghiệp lắp ráp máy tính ở Hoa Kỳ từ 2.000 - 2.500
USD/ tháng thì với cơng việc tương tự trong các cơng ty con của chúng ở
Thailand và Malaysia chỉ bằng 1/5 con số nói trên [3, 135]. Cho đến nay, chi

phí lao động rẻ vẫn còn là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư; điều đó giải thích vì
sao đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc, vào ASEAN tăng nhanh trong một số
năm qua. Nói cách khác, các nhà đầu tư tìm kiếm sự đầu tư ở bên ngồi do lợi
dụng lợi thế chênh lệch về chi phí sản xuất giữa các nước, qua đó thu được lợi
nhuận cao hơn nhờ giảm được chi phí sản xuất.
Hai là, quy luật lợi nhuận là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự hình
thành và phát triển FDI. Thực tiễn đã chứng minh: tỷ suất lợi nhuận ở các
nước công nghiệp phát triển có xu hướng giảm xuống, bởi q trình tăng tích
lũy tư bản đi liền với sự tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. Cấu tạo hữu cơ trong
CNTB ngày càng tăng là xu hướng tất yếu, nhất là các ngành công nghiệp
truyền thống, nhưng nhà đầu tư tư bản có thể thay đổi tỷ lệ về lượng cơng
thức P’ = m/ c+v nhờ giảm v bằng cách thuê lao động rẻ hơn ở các nước đang
phát triển khác, hoặc chuyển giao các ngành công nghiệp truyền thống sang
các nước này. Mặt khác, do chạy theo tỷ suất lợi nhuận cao, nên khi các
ngành, các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao trong nước đã được đầu tư hết,


18

các nhà tư bản không muốn đầu tư vào các lĩnh vực cần vốn lớn, tỷ suất lợi
nhuận thấp, do đó họ tìm cách chuyển giao hoặc đầu tư ra nước ngồi những
ngành cơng nghiệp truyền thống nhằm “tối đa hoá” được lợi nhuận.
Ba là, phân tán bớt rủi ro khi bỏ vốn vào đầu tư. Vốn đưa vào hoạt
động đầu tư ln có những yếu tố rủi ro. Do đó, đưa vốn ra nước ngồi đầu tư
bên cạnh tranh thủ lợi thế so sánh, chính sách ưu đãi, thị trường… của nước
nhận đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận, nhà đầu tư cịn nhằm phân tán rủi ro,
chính vì vậy nhà đầu tư thường quan tâm đến việc lựa chọn đầu tư vào những
nước, những ngành chẳng những có tỷ suất lợi nhuận cao mà cịn ít có khả
năng xảy ra rủi ro.
Bốn là, do xu hướng bảo hộ mậu dịch ở các nước ngày càng gia tăng

với những hàng rào thuế quan. Chẳng hạn, Mỹ đánh thuế tới 40% đối với xe ô
tô nguyên chiếc nhập từ Nhật, nhưng sẽ chỉ đánh thuế giá trị gia tăng đối với
xe cùng loại nếu được lắp ráp tại Mỹ với mức thuế này chỉ bằng 25% giá trị
xe ô tơ. Chính vì thế mà các nước gia tăng đầu tư ra nước ngoài sản xuất để
tránh hàng rào thuế quan, để tiếp cận thị trường rộng lớn bên ngoài.
Năm là, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và cơng
nghệ trên thế giới, và chi phí bảo vệ môi trường tăng cao ở các nước phát
triển là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tăng dòng FDI từ các nước
phát triển sang các nước đang phát triển, làm cho tổng nguồn vốn FDI trên thế
giới gia tăng nhanh.
Những ngun nhân trên, cùng với q trình tồn cầu hóa là nhân tố
quan trọng thúc đẩy tổng dịng vốn FDI trên thế giới ngày càng tăng. (Xem
bảng 1.1 và phụ lục 1)


19

Bảng 1.1. Dòng vốn FDI trong thập niên cuối thế kỷ XX (1991-2000)

Tổng số

1991

1992

1993

1994

1995


1996

1997

1998

1999

2000

149

168

195

258.2

335.2

394.1

485.8

706.5

1089.5

1400


-

112.8

116.1

132.4

129.8

117.6

123.3

145.4

154.2

128.5

(Tỷ USD)
Tỷ

lệ

tăng

giảm (%)


Nguồn: Tổng hợp báo cáo của UNCTAD.(tỷ lệ % năm trước được coi là 100)
Theo số liệu bảng 1.1 và phụ lục 1 cho thấy, bước sang những năm đầu
thập niên 80 của thế kỷ XX, tỷ lệ vốn FDI thế giới tăng rất đáng kể từ bình
quân 25 tỷ USD trong những năm thập niên 70 tăng lên 50 tỷ USD giai đoạn
1980-1985 liên tục tăng những năm sau đó (trừ 3 năm 1990-1992). Mặc dù
nền kinh tế thế giới chịu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài
chính Châu Á nổ ra vào năm 1997. Song, dòng vốn FDI thế giới vẫn gia tăng.
Năm 1998 dòng vốn này tăng 45% so với năm 1997. Năm 2000, đạt 1400 tỷ
USD, đánh dấu mức kỷ lục về nguồn vốn FDI thế giới ở thế kỷ XX.
Nhưng, sau khi đạt đến đỉnh điểm vào năm 2000 như đã trình bày trên,
nguồn FDI thế giới đột ngột giảm liên tiếp trong ba năm liền: năm 2001 tổng
đầu tư thế giới là 823 tỷ USD; Năm 2002 là 651 tỷ USD; thấp nhất là vào
năm 2003, chỉ đạt 575 tỷ USD. Sau ba năm liên tục giảm, sang năm 2004,
FDI bắt đầu phục hồi trở lại nhưng vẫn còn khiêm tốn: Năm 2004 đạt 612 tỷ
USD; Năm 2005 đạt 648 tỷ USD; Năm 2006 đạt 1200 tỷ USD và năm 2007 là
1538 tỷ USD ; Năm 2008 đạt 1370 tỷ USD ; Năm 2009 đạt 1040 tỷ USD ;
Năm 2010 đạt 1200 tỷ USD; Năm 2011 đạt 1510 tỷ USD. (xem bảng 1.2)


20

Bảng 1.2: Tỷ lệ tăng giảm FDI toàn cầu qua các năm( 2001-2011)
2001

2002

2003

2004


2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

823

651

575

648

916

1200

1538

1370


1040

1200

1510

79,1

88,3

112,7

141,4

131,0

128,2

115,4

125,8

Tổng số
(Tỷ USD)
Tỷ lệ tăng
giảm

-

89,1


76,0

(%)

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của UNCTAD.(tỷ lệ % năm trước được coi là 100)
Tóm lại, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, đặc biệt
từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, nền kinh tế quốc tế đã xuất hiện những xu
hướng mới: đẩy mạnh quá trình tự do thương mại, gia tăng mạnh mẽ đầu tư
quốc tế, thúc đẩy cạnh tranh - hợp tác trên phạm vi tồn cầu. Chính xu hướng
vận động mới đó của nền kinh tế thế giới lại quyết định sự phụ thuộc lẫn nhau
ngày càng sâu sắc giữa các nước. Sự gia tăng của dịng FDI một cách nhanh
chóng, mạnh mẽ trên khắp thế giới đã đem lại những cơ hội và thách thức mới
cho cả những nước đầu tư và những nước tiếp nhận đầu tư. Để có thể thu hút
ngày càng nhiều nguồn vốn này như các nước công nghiệp phát triển, các
nước đang phát triển cần phải tạo ra thế và lực, tạo ra môi trường đầu tư của
nước mình ngày càng hấp dẫn hơn.
1.1.2. Một số lý thuyết và quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế, vấn đề đầu tư trực tiếp nước
ngoài đang được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm không những ở tầm
quốc gia mà cả tầm Quốc tế. Nguồn vốn này đang có xu hướng ngày càng
tăng trên thế giới, bởi vì nó đang mang lại lợi ích cho cả hai phía: nước đi đầu
tư và nước nhận đầu tư. Mức độ lợi ích đó dựa trên lợi thế và sự khơn khéo
của mỗi bên.


21

Để lý giải hiện tượng kinh tế này, trên thế giới hiện có nhiều lý thuyết
đang cố gắng giải thích những động lực của hoạt động đầu tư từ điểm nhìn

của nhà đầu tư. Nó cũng xem xét những hậu quả cho nước có xuất xứ tư bản
đi đầu tư và nước nhận đầu tư. Trong giới hạn luận án này, tác giả xin nêu
một số lý thuyết sau đây.
1.1.2.1. Lý luận về FDI của một số học giả tư sản
+ Lý thuyết chu kỳ sản xuất của Vernon. Lý thuyết này được S.
Hirsch đưa ra trước tiên, sau đó Vernon phát triển từ năm 1966 để giải thích
một số loại đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện bởi các công ty Mỹ ở
Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai trong ngành sản xuất cơng nghiệp.
Ơng cho rằng có bốn giai đoạn của chu kỳ sản xuất: đổi mới, phát triển,
trưởng thành và suy giảm.
Theo Vernon, trong giai đoạn đầu các sản phẩm mới được sản xuất
ngay trên đất nước có phát minh để phục vụ cho sự tiêu dùng trong nước và
một phần được xuất khẩu để phục vụ thị trường nước ngoài. Nhưng khi sản
phẩm mới đã được thị trường thế giới chấp nhận rộng rãi và nhu cầu tăng lên
thì việc sản xuất mặt hàng đó bắt đầu vượt biên giới quốc gia để sản xuất.
Cũng theo lý thuyết này, sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Châu Âu đã tăng
nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Vì vậy, các công ty Mỹ bắt đầu
xuất khẩu sang Châu Âu. Nhờ vào lợi thế sở hữu công nghệ mới, các nhà sản
xuất sẽ tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Qua đó, các công ty Châu Âu đã bắt đầu bắt
chước sản phẩm của Mỹ. Do đó, các cơng ty Mỹ đã buộc phải thực hiện việc
xây dựng các cơ sở sản xuất trên chính các nước Châu Âu để duy trì thị phần
của họ, tức là sản xuất của các công ty ở Mỹ được mở rộng sang các nước
thông qua FDI.


×