Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ tại TP bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH NHANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH NHANH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Nguyễn Văn Ngãi

Tp. Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Thanh Nhanh, tác giả luận văn tốt nghiệp cao học này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tơi đã tự mình nghiên cứu tài liệu và trao đổi
với giảng viên hướng dẫn.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, các số liệu và kết quả


nghiên cứu là trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2013
Người thực hiện luận văn

NGUYỄN THỊ THANH NHANH


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Tóm tắt
CHƢƠNG 1. TỒNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4
1.4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................. 4
1.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................ 5
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................... 5
1.7. Kết cấu của nghiên cứu ................................................................................. 5
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 7
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ ................................................................... 7
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ...................................................................... 7

2.1.2. Tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp nhỏ .............................................. 8
2.1.2.1. Tiêu chuẩn của một số quốc gia trên thế giới ............................ 8
2.1.2.2. Tiêu chuẩn tại Việt Nam .......................................................... 10
2.1.3. Đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ................ 11
2.2. Tổng quan về tín dụng chính thức ............................................................... 12
2.2.1. Khái niệm tín dụng ............................................................................ 12


2.2.2. Chức năng của tín dụng ..................................................................... 14
2.2.3. Khái niệm tổ chức tín dụng ............................................................... 15
2.2.4. Tín dụng chính thức và tín dụng khơng chính thức........................... 16
2.2.4.1. Khái niệm ................................................................................. 16
2.2.4.2. Sự lựa chọn giữa nguồn tín dụng chính thức và tín dụng khơng
chính thức ............................................................................ 17
2.3. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp .......................... 18
2.4. Các nghiên cứu về tín dụng chính thức đối với doanh nghiệp .................... 20
2.5. Tín dụng chính thức đối với doanh nghiệp Bến Tre ................................... 26
2.6. Mơ hình và giải thuyết nghiên cứu.............................................................. 27
2.6.1. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................... 27
2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................ 28
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 31
3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 31
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................... 31
3.1.2. Nghiên cứu chính thức ...................................................................... 32
3.2. Thang đo và các biến trong mơ hình ........................................................... 32
3.2.1. Chủ sở hữu doanh nghiệp .................................................................. 33
3.2.2. Hoạt động của doanh nghiệp ............................................................. 34
3.2.3. Năng lực của doanh nghiệp ............................................................... 34
3.2.4. Quy trình cấp tín dụng ....................................................................... 34
3.2.5. Chính sách/điều kiện tín dụng ........................................................... 35

3.2.6. Năng lực của tổ chức tín dụng ........................................................... 35
3.2.7. Thơng tin bất cân xứng ...................................................................... 35
3.2.8. Hoạt động của cơ quan quản lý ......................................................... 35
3.2.9. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức .............................................. 36
3.3. Đối tượng khảo sát và phương pháp chọn mẫu........................................... 36
3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 38
3.5. Phương pháp phân tích kết quả ................................................................... 38


CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 41
4.1. Giới thiệu doanh nghiệp Bến Tre ................................................................ 41
4.2. Thông tin mẫu khảo sát ............................................................................... 43
4.3. Thực trạng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ ................................................. 44
4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
doanh nghiệp nhỏ tại TP. Bến Tre .......................................................... 46
4.4.1. Kiểm định thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha .................. 46
4.4.1.1. Kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ .................. 46
4.4.1.2. Kiểm định thang đo khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
doanh nghiệp nhỏ ............................................................... 49
4.4.2. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......... 50
4.4.2.1. Kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ .................. 50
4.4.2.2. Kiểm định thang đo khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
doanh nghiệp nhỏ ............................................................... 56
4.4.3. Mơ hình hiệu chỉnh và giải thuyết được hiệu chỉnh .......................... 56
4.4.4. Phân tích hồi qui các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ............................................ 58
4.4.4.1. Đặc điểm các thành phần khảo sát trong mơ hình.................. 58
4.4.4.2. Phân tích tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến khả

năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ .. 59
4.5. Kết quả so sánh khác biệt về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức theo các
đặc điểm của đối tượng khảo sát ............................................................. 65
4.5.1. Khác biệt theo lĩnh vực hoạt động ..................................................... 65
4.5.2. Khác biệt theo loại hình doanh nghiệp .............................................. 66
4.5.3. Khác biệt theo qui mô vốn................................................................. 67
4.5.4. Khác biệt theo thời gian hoạt động.................................................... 68
4.5.5. Khác biệt theo mục đích vay vốn ...................................................... 68


4.5.6. Khác biệt theo trình độ học vấn của chủ sỡ hữu ............................... 70
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 71
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 71
5.2. Đề xuất các kiến nghị gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
doanh nghiệp nhỏ .................................................................................... 72
5.2.1. Đối với nhân tố tiềm năng phát triển doanh nghiệp .......................... 72
5.2.2. Đối với nhân tố thông tin bất cân xứng ............................................. 75
5.2.3. Đối với nhân tố mơi trường chính sách ............................................. 78
5.3. Kiến nghị ..................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CQQL

: Hoạt động của cơ quan quản lý

CSHDN


: Chủ sở hữu doanh nghiệp

CSTD

: Chính sách/ điều kiện tín dụng

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis)

HDDN

: Hoạt động của doanh nghiệp

KMO

: Hệ số Kaiser – Mayer – olkin

KNTC

: Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức

MLR

: Mơ hình hồi qui bội
(Multiple Linear Regression)

NLDN


: Năng lực của doanh nghiệp

NLTD

: Năng lực của tổ chức tín dụng

QTTD

: Quy trình cấp tín dụng

Sig

: Mức ý nghĩa quan sát
(Observed significance level)

SPSS

: Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội
(Statistical Package for the Social Sciences)

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP

: Thành phố

TTBCX


: Thông tin bất cân xứng

USD

: Đơ la
(United States dollar)

VIF

: Hệ số nhân tố phóng đại phương sai
(Variance inflation factor)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp của một số nước trên thế giới................. 9
Bảng 2.2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ........................... 11
Bảng 3.1. Thang đo chủ sở hữu doanh nghiệp ......................................................... 33
Bảng 3.2. Thang đo hoạt động của doanh nghiệp ..................................................... 34
Bảng 3.3. Thang đo năng lực của doanh nghiệp ....................................................... 34
Bảng 3.4. Thang đo quy trình cấp tín dụng ............................................................... 34
Bảng 3.5. Thang đo chính sách/ điều kiện tín dụng .................................................. 35
Bảng 3.6. Thang đo năng lực của tổ chức tín dụng .................................................. 35
Bảng 3.7. Thang đó thơng tin bất cân xứng .............................................................. 35
Bảng 3.8. Thang đo hoạt động của cơ quan quản lý ................................................. 36
Bảng 3.9. Thang đo khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ...................................... 36
Bảng 4.1. Cơ cấu doanh nghiệp tại TP. Bến Tre....................................................... 42
Bảng 4.2. Cơ cấu mẫu khảo sát ................................................................................. 44
Bảng 4.3. Cronbach‟s alpha của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ ......................................................... 46

Bảng 4.4. Cronbach‟s alpha của thang đo khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
doanh nghiệp nhỏ ...................................................................................................... 49
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ ......................................... 51
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của doanh nghiệp nhỏ.............................................................................. 56
Bảng 4.7. Mô tả đặc điểm các thành phần mơ hình .................................................. 58
Bảng 4.8. Kết quả hồi qui từng phần các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ..................................................................... 60
Bảng 4.9. Kết quả phân tích khác biệt về lĩnh vực hoạt động .................................. 65
Bảng 4.10. Kết quả phân tích sâu ANOVA sự khác biệt về lĩnh vực hoạt động ...... 65
Bảng 4.11. Kết quả phân tích khác biệt về loại hình doanh nghiệp .......................... 66


Bảng 4.12. Kết quả phân tích sâu ANOVA khác biệt về loại hình doanh nghiệp .... 67
Bảng 4.13. Kết quả phân tích khác biệt về quy mơ vốn ........................................... 67
Bảng 4.14. Kết quả phân tích khác biệt về thời gian hoạt động ............................... 68
Bảng 4.15. Kết quả phân tích khác biệt về mục đích vay vốn .................................. 68
Bảng 4.16. Kết quả phân tích sâu ANOVA sự khác biệt về mục đích vay vốn ....... 69
Bảng 4.17. Kết quả phân tích khác biệt về trình độ học vấn chủ sỡ hữu .................. 70
Bảng 5.1. Điểm bình quân các yếu tố tiềm năng phát triển doanh nghiệp ............... 73
Bảng 5.2. Điểm bình quân các yếu tố thông tin bất cân xứng .................................. 76
Bảng 5.3. Điểm bình qn các yếu tố mơi trường chính sách .................................. 78


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu .................................................................................. 28
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 31
Hình 4.1. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ................................................................ 57



TĨM TẮT
Doanh nghiệp nhỏ là loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung. Khơng chỉ đóng góp
vào ngân sách nhà nước mà các doanh nghiệp này cịn đóng vai trị tích cực trong
giải quyết việc làm, nâng cao mức sống người dân. Một trong những vấn đề cốt lõi
cho sự phát triển loại hình doanh nghiệp này chính là nguồn vốn, đây là khó khăn
quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình phát triển hoạt động.
Giải pháp về vốn cho các doanh nghiệp chủ yếu được đáp ứng từ hai nguồn
tín dụng chính thức và khơng chính thức. Nguồn tín dụng khơng chính thức là
nguồn mà các doanh nghiệp nhỏ dễ tiếp cận với thủ tục đơn giản nhưng lại ẩn chứa
nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Nguồn tín dụng chính thức được kiểm soát và quản
lý chặt chẽ hơn nên hạn chế rủi ro nhưng đây lại là nguồn không phải tất cả doanh
nghiệp điều có thể tiếp cận.
Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của các doanh nghiệp, từ đó có cơ sở định
hướng trong việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện mối quan hệ tín dụng giữa
doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cũng như tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của các doanh nghiệp nhỏ.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có trên 60% doanh nghiệp có sử dụng vốn
vay, tuy nhiên không phải tất cả các doanh nghiệp đều có thể tiếp nhận được khoản
vay theo đúng nhu cầu của họ. Có nhiều nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của doanh nghiệp, trong đó sự tác động thể hiện tập trung vào ba
nhân tố là tiềm năng phát triển doanh nghiệp, thông tin bất cân xứng và mơi trường
chính sách thơng qua mơ hình hồi qui từ đánh giá của các doanh nghiệp nhỏ. Về
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức được các doanh nghiệp nhỏ đánh giá chung ở
mức trung bình.



1

CHƢƠNG 1: TỒNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại

hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Loại hình doanh
nghiệp này đóng vai trị quan trọng nhất trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm
nghèo. Hằng năm, loại hình doanh nghiệp này đã tạo thêm trên 500 ngàn lao động,
sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP. Chỉ trong vòng 10
năm gần đây, số tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nộp vào ngân
sách nhà nước tăng 18,4 lần. Sự đóng góp đã hỗ trợ rất lớn cho việc chi tiêu vào
cơng tác xã hội và các chương trình phát triển. Do vậy đã tạo ra khoảng 40% cơ hội
cho dân cư tham gia đầu tư, hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang
phân tán trong dân cư, hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Số liệu của Tổng cục Thống kê đến hết ngày 31/12/2012 cho thấy số doanh
nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động trên cả nước trong năm 2012 khoảng
55.000 doanh nghiệp, trong khi số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của
cả nước vẫn tiếp tục xu hướng giảm khoảng 10% và vốn đăng ký giảm khoảng
8,4%. Điểm yếu lớn nhất hiện nay và có ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp chính là vấn đề nguồn vốn. Nền kinh tế và các doanh
nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay từ hệ thống tín dụng ngân
hàng. Trong khi đó cơ cấu nguồn vốn của hệ thống ngân hàng còn nhiều rủi ro, chủ
yếu là sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, do đó thiếu hụt
nguồn vốn trung và dài hạn ổn định nền kinh tế. Mặc khác, do yếu tố khan hiếm
nguồn vốn nên chi phí sử dụng vốn trong nước vẫn còn ở mức cao so với các nước
trong khu vực và trên thế giới (Lê Chí Hiếu, 2012). Theo nghiên cứu của phịng

Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, có đến 75% doanh nghiệp muốn tìm vốn
bằng hình thức vay ngân hàng, nhưng thực chất không phải đơn vị nào cũng tiếp
cận được. Hiện chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được
nguồn vốn từ ngân hàng, 70% cịn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn


2

khác, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng bị sụt giảm, tăng trưởng tín dụng
thấp, khó khăn trong thu nợ, nợ xấu có xu hướng tăng cao. Theo phát biểu của ông
Vũ Tiến Lộc tại buổi tọa đàm “Giải pháp vốn cho doanh nghiệp” ngày 10/05/2011,
tiếp cận vốn đang là một trong những rào cản chính cho khu vực doanh nghiệp nhỏ
và vừa, đa số những doanh nghiệp lớn có uy tín và thương hiệu mới đáp ứng được
những yêu cầu của ngân hàng.
Hiện nay, các chương trình và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam phát triển mạnh. Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, Nhà
nước khuyến khích thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ
trợ các tổ chức tài chính nhằm mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài chính; đào tạo nâng cao năng
lực lập dự án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng khi thẩm
định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa; thành lập Quỹ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục đích tài trợ các chương trình nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ phát triển đổi mới sản phẩm, trang bị kỹ
thuật công nghệ, nâng cao năng lực quản trị.
Bên cạnh chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa cịn tiếp nhận
những chương trình hỗ trợ từ các tổ chức và các dự án. Điển hình gần đây có
chương trình đầu tư hơn 1 tỷ USD của Tổ chức tài chính Quốc tế cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; chương trình 2000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng với lãi suất ưu đãi giảm từ 1,5-2,5%

một năm so với mức lãi suất thông thường, áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ gia dụng, dược phẩm, thiết bị
y tế, điện tử, viễn thơng; chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lần thứ 2,
vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á theo quyết định số 1201/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 19 tháng 07 năm 2013 với tổng kinh phí 50 triệu USD.
Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn


3

chưa tiếp cận được hiệu quả, tỷ lệ được tham gia vào các chương trình hỗ trợ của
Chính phủ cịn rất khiêm tốn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc là có nguồn lực
hạn chế, hoặc chưa chuẩn bị để tiếp cận các nguồn lực phân bổ bởi Chính phủ để
phát triển các ngành, nghề và lĩnh vực ưu tiên (Cao Sỹ Kiêm, 2013). Qua khảo sát
của Viện phát triển doanh nghiệp cho thấy 55% trở ngại do thủ tục vay vốn phức
tạp; 50% trở ngại yêu cầu thế chấp do thiếu tài sản giá trị để thế chấp hoặc danh
mục tài sản thế chấp chưa đa dạng hóa như hàng trong kho, khoản phải thu,..; 80%
cho rằng tỷ lệ lãi suất hoặc điều kiện cho vay chưa phù hợp; bên cạnh đó cịn bắt
nguồn từ ngun nhân thiếu thơng tin.
Bến Tre là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sơng Cửu Long được hình
thành bởi ba dãy cù lao. Bên cạnh thuận lợi về giao thông đường thủy, với cơng
trình Cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Lng đã nối liền hệ thống giao thông đường bộ
tạo điều kiện phát triển kinh tế tỉnh nhà. Cùng với thế mạnh về kinh tế biển và thủy
hải sản, Bến Tre cịn có thế mạnh về cây ăn quả, hoa kiểng và du lịch. Nghị quyết
số 34/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2009 đã hình thành thành phố Bến Tre trên cơ
sở thị xã Bến Tre.
Được công nhận đô thị loại III và cũng là trung tâm kinh tế - xã hội và văn
hóa của tỉnh, đây được xem là nơi có nền kinh tế phát triển mạnh nhất tỉnh với các
xí nghiệp may mặc, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng thủ công phục vụ cho hoạt

động xuất khẩu. Đồng thời đây cũng là nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đóng vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nhưng có phải tất cả các doanh nghiệp
đều có thể tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức để bổ sung nhu cầu vốn cho
hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: (1) các doanh nghiệp nhỏ ở
đây tiếp cận được với những nguồn vốn tín dụng chính thức nào? (2) mức độ tiếp
cận với nguồn vốn đó ra sao? (3) yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với
các nguồn vốn đó của doanh nghiệp nhỏ? (4) doanh nghiệp cần có những giải pháp
về vốn nào để đáp ứng nhu cầu vốn. Do đó, nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hƣởng
đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các doanh nghiệp nhỏ ở thành


4

phố Bến Tre” nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển của loại hình doanh nghiệp này,
đóng góp phần lớn vào phát triển kinh tế tỉnh là vấn đề cần thiết và là mục tiêu
chính của nghiên cứu.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Phát triển từ các câu hỏi được đặt ra liên quan đến khả năng tiếp cận nguồn

tín dụng chính thức của các doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động trên địa bàn thành
phố Bến Tre, nghiên cứu cần giải quyết hai mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các doanh nghiệp nhỏ.
Mục tiêu 2: Đề xuất các kiến nghị gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của doanh nghiệp nhỏ.
1.3.


Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính

thức của các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn TP. Bến Tre được đánh giá thông qua
cảm nhận của nhà quản lý doanh nghiệp.
Đối tượng khảo sát nhằm thu thập dữ liệu cho đề tài là các doanh nghiệp nhỏ
đang hoạt động trên địa bàn nghiên cứu, trong đó đối tượng được phỏng vấn trực
tiếp trong quá trình thu thập dữ liệu là chủ các doanh nghiệp nhỏ hoặc người quản
lý bộ phận tài chính của doanh nghiệp.
1.4.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 6 tháng, từ tháng 04/2013 đến tháng

10/2013 tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động ở thành phố Bến Tre,
không phân biệt loại hình và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ các báo cáo của các cơ quan ban ngành
có liên quan.
Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối tượng
khảo sát thông qua phiếu khảo sát được soạn sẵn.


5

1.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp thống kê mơ tả được sử dụng để phân tích và nhận xét tình
hình tổng quan về thực trạng nhằm hỗ trợ cho quá trình đánh giá và kiến nghị
hướng giải pháp.
Phương pháp hồi qui tương quan được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh
hưởng và mức độ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh
nghiệp nhỏ.
1.6.

Ý nghĩa nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về doanh

nghiệp nhỏ và vừa, lý luận cơ bản về tín dụng chính thức đối với loại hình doanh
nghiệp này, kết hợp với thực tiễn liên quan giúp người đọc tiếp cận dễ dàng và tổng
quát hơn về vấn đề tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở nguồn dữ liệu được thu thập, đề tài đi sâu phân
tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của
nhóm doanh nghiệp nhỏ, từ đó rút ra kết luận, hạn chế và các nguyên nhân chủ chốt
tác động đến mối quan hệ tín dụng này, đề xuất các giải pháp có thể tham khảo và
vận dụng trong thực tiễn. Về phía doanh nghiệp nhỏ có thể tăng khả năng tiếp cận
nguồn tín dụng chính thức. Về phía ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác có thể
thực hiện hiệu quả hoạt động cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp. Đồng thời,
đề tài này còn là nguồn tài liệu tham khảo đối với các cơ quan hữu quan trong hoạt
động quản lý.
1.7.

Kết cấu của nghiên cứu
Nội dung của đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các khái niệm nghiên cứu,


xây dựng mơ hình và giả thuyết phục vụ cho nghiên cứu.
Chương 3: Trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo dùng để đo
lường các khái niệm nghiên cứu và các phương pháp phân tích sử dụng trong
nghiên cứu.


6

Chương 4: Trình bày kết quả kiểm định mơ hình và phân tích kết quả nghiên
cứu thu được.
Chương 5: Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, đề xuất một số
hướng hồn thiện khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và
nêu lên những hạn chế của nghiên cứu.


7

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. Trong chương 2 sẽ
tiếp tục trình bày những lý thuyết liên quan đến nghiên cứu như lý thuyết về doanh
nghiệp, lý thuyết về tín dụng chính thức và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
của doanh nghiệp. Từ cơ sở lý thuyết đó, xây dựng mơ hình phục vụ cho nghiên cứu
và đưa ra các giả thuyết cần kiểm định.
5.4.

Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ

5.4.1. Khái niệm doanh nghiệp
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực

hiện các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số
hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Luật Doanh
nghiệp, 2005, Điều 4, Khoản 1 và 2).
“Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có hoặc khơng có tư cách pháp
nhân, có tên gọi riêng và hoạt động với danh nghĩa riêng, thực hiện các hoạt động
sản xuất kinh doanh trên thị trường và chịu trách nhiệm độc lập về hoạt động của
mình. Mỗi doanh nghiệp có mục đích hoạt động riêng tùy theo mục đích thành lập,
trong đó trừ một số ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơng ích thì mục
đích chủ yếu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận” (Võ Đức Toàn, 2012).
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế thực hiện hạch tốn kinh tế độc lập, có đầy
đủ tư cách pháp nhân, được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp
tác xã, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc theo Hiệp
định ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngồi, bao gồm các loại
hình doanh nghiệp: (1) doanh nghiệp Nhà nước; (2) doanh nghiệp tập thể thành lập
theo Luật Hợp tác xã; (3) doanh nghiệp tư nhân; (4) công ty hợp danh; (5) công ty
TNHH; (6) công ty Cổ phần; (7) doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài, doanh nghiệp liên doanh (Cục Thống kê Bến Tre, 2013).


8

5.4.2. Tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp nhỏ
5.4.2.1. Tiêu chuẩn của một số quốc gia trên thế giới
Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ
và vừa khơng chỉ phản ánh các khía cạnh kinh tế của một quốc gia mà còn là khía
cạnh xã hội và văn hóa. Chính các khía cạnh khác nhau này đưa đến các định nghĩa
và các tiêu chí khác nhau của các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ các quốc gia khác
nhau. Trong khi một số quốc gia chọn tiêu chí số lượng lao động là tiêu chí cơ bản
thì một số quốc gia lại chọn vốn đầu tư, một số khác chọn cách kết hợp các tiêu chí

như số lượng lao động, vốn đầu tư, doanh thu và theo ngành hoạt động.
Theo Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương và Tổ chức tài chính quốc tế,
doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp đáp ứng hai trong ba điều kiện: (1) dưới 50 lao
động, (2) tổng tài sản dưới 3 triệu USD, (3) tổng doanh thu hàng năm dưới 3 triệu
USD. Theo diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, tiêu chuẩn phổ biến
nhất là số lượng lao động. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có dưới 100 lao động, trong đó
doanh nghiệp vừa sử dụng từ 20 đến 99 lao động, doanh nghiệp nhỏ sử dụng từ 5
đến 19 lao động, doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng dưới 5 lao động bao gồm quản lý.
Theo Liên minh Châu Âu, doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân loại dựa vào
ba tiêu chí: số lao động, tổng doanh thu hàng năm và tổng tài sản hàng năm. Doanh
nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có dưới 250 lao động và doanh thu hằng năm
dưới 50 triệu Euro và/ hoặc tài sản hằng năm dưới 43 triệu Euro. Trong đó doanh
nghiệp nhỏ có dưới 50 lao động và doanh thu hằng năm dưới 10 triệu Euro và/ hoặc
tổng tài sản dưới 10 triệu Euro. Doanh nghiệp siêu nhỏ có dưới 10 lao động và
doanh thu dưới 2 triệu Euro và/ hoặc tổng tài sản dưới 2 triệu Euro.
Theo ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp đáp ứng
ít nhất hai trong ba tiêu chí: nhân viên, tài sản và doanh thu hàng năm. Cụ thể doanh
nghiệp vừa là doanh nghiệp có dưới 300 lao động và tài sản và/ hoặc doanh thu
hằng năm dưới 15 triệu USD, doanh nghiệp nhỏ có dưới 50 lao động và tài sản và/
hoặc doanh thu hằng năm dưới 3 triệu USD, doanh nghiệp siêu nhỏ có dưới 10 lao
động và tài sản và/ hoặc doanh thu hằng năm dưới 100 ngàn USD.


9

Ngồi ra, ở một số nước châu Á cũng có những tiêu chí phân loại riêng về
doanh nghiệp nhỏ và vừa thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp của một số nƣớc trên thế giới
Quốc gia


Nhật Bản

Brazil
Indonesia

Hàn
Quốc

Philippin

Singapore

Đài Loan

Thái Lan

Mỹ

Tiêu chí phân loại
Ngành chế tạo: dưới 300 lao động hoặc vốn đầu tư dưới 100 triệu
Yên
Ngành bán buôn: dưới 50 lao động và vốn đầu tư dưới 10 triệu
Yên
Doanh nghiệp vừa: từ 50 đến dưới 250 lao động
Doanh nghiệp nhỏ: từ 5 đến 49 lao động
Doanh nghiệp nhỏ: lao động từ 5 đến 19 người, vốn khoảng 70
triệu Rubi (trừ bất động sản)
Doanh nghiệp vừa: Số nhân viên từ 20 đến 29 người
Ngành chế tạo: lao động dưới 300 người hoặc tài sản dưới 500
triệu Won

Ngành kiến trúc: dưới 50 lao động và tài sản dưới 50 triệu Won
Ngành thương mại, dịch vụ: lao động dưới 50 người và tài sản
dưới 50 triệu Won
Ngành bán buôn: dưới 50 lao động và tài sản dưới 200 triệu Won
Công nghiệp quy mô nhỏ và vừa: tổng tài sản trên 250 nghìn và
dưới 1 triệu Pêsơ
Cơng nghiệp quy mơ nhỏ: lao động từ 5 đến 99 người, tổng tài
sản từ 100 nghìn đến 1 triệu Pêsơ
Doanh nghiệp nhỏ: Tài sản cố định dưới 5 triệu đô la Sing
Doanh nghiệp vừa: Vốn cố định từ 5 đến 10 triệu đô la Sing
Ngành chế tạo: vốn dưới 40 triệu Đài tệ, tài sản dưới 120 triệu
Đài tệ
Ngành khoáng sản: Vốn dưới 40 triệu Đài tệ
Ngành thương mại, vận tải: Doanh thu hằng năm dưới 40 triệu
Đài tệ
Công nghiệp quy mô nhỏ: vốn đăng ký dưới 2 triệu Bạt và lao
động dưới 50 người
Ngành chế tạo: lao động dưới 500 người, chế tạo ô tô dưới 1.000
người
Ngành dịch vụ bán lẻ: doanh thu hằng năm dưới 80.000 USD
Ngành bán buôn: doanh thu hằng năm dưới 220.000 USD
Ngành nông nghiệp: doanh thu hằng năm dưới 1 triệu USD

Nguồn: Võ Đức Toàn (2012)


10

5.4.2.2. Tiêu chuẩn tại Việt Nam
Theo công văn số 681/CP-KTN của chính phủ ngày 20 tháng 6 năm 1998

quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là dựa vào vốn điều lệ và số lao
động của doanh nghiệp. Cụ thể quy định doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ
đồng và số lao động trung bình hằng năm dưới 200 người được xếp vào nhóm
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong quá trình thực hiện, tùy vào tình hình kinh tế - xã
hội cụ thể mà có thể áp dụng đồng thời cả hai hoặc một trong hai chỉ tiêu trên.
Để khuyến khích phát triển đối với loại hình doanh nghiệp này, năm 2001
chính phủ ban hành nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo
Điều 3 Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 đã định nghĩa
“doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh
doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao
động trung bình hằng năm khơng q 300 người”.
Tiếp tục chính sách trợ giúp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị
định số 56/2009/NĐ-CP đã ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2009 đã đưa ra tiêu chí
cụ thể hơn thể hiện tại Điều 3 của Nghị định. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở
kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp:
siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng
tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao
động bình quân hằng năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Hai tiêu chí phân
loại này còn khác nhau tùy thuộc vào khu vực hoạt động, quy định cụ thể được thể
hiện trong bảng 2.2.


11

Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Doanh
Tiêu chí
nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa

siêu nhỏ
Số lao
Tổng
Số lao
Tổng
Số lao
Khu vực
động
nguồn vốn
động
nguồn vốn
động
Khu vực I.
Từ trên 10
Từ trên 20 Từ trên 200
Nông, lâm
10 người 20 tỷ đồng
người đến tỷ đồng đến người đến
nghiệp và
trở xuống
trở xuống
200 người 100 tỷ đồng 300 người
thủy sản
Từ trên 10
Từ trên 20 Từ trên 200
Khu vực II.
10 người 20 tỷ đồng
Công nghiệp
người đến tỷ đồng đến người đến
trở xuống

trở xuống
và xây dựng
200 người 100 tỷ đồng 300 người
Từ trên 10
Từ trên 10
Từ trên 50
Khu vực III.
10 người 10 tỷ đồng
Thương mại
người đến tỷ đồng đến người đến
trở xuống
trở xuống
và dịch vụ
50 người
50 tỷ đồng
100 người
Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009

Trong đề tài nghiên cứu này, đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp nhỏ
đang hoạt động trên địa bàn nghiên cứu được xác định dựa vào cả hai tiêu chí tổng
nguồn vốn và số lao động theo Nghị định mới nhất của Chính phủ thể hiện trong
bảng 1.2.
5.4.3. Đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với
nhiều hình thức tổ chức doanh nghiệp: có thể là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cơng ty TNHH, công ty cổ
phần, hợp tác xã.
Là những doanh nghiệp có quy mơ vốn và lao động nhỏ: chủ yếu là những
doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân, do đó gặp nhiều khó khăn
trong quá trình hoạt động.

Khả năng quản lý hạn chế: chủ doanh nghiệp thường là lao động phổ thông,
kỹ thuật viên hoặc kỹ sư tự thành lập doanh nghiệp và vận hành dựa vào kinh
nghiệm. Họ vừa là người quản lý vừa tham gia sản xuất nên chun mơn hóa khơng
cao, phần lớn họ khơng được qua khóa đào tạo chính quy và cũng ít quan tâm đến
việc đào tạo để nâng cao năng lực quản lý.


12

Trình độ tay nghề của người lao động thấp: do hạn chế về tài chính nên chủ
doanh nghiệp khơng có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc
thuê mướn lao động có tay nghề cao. Đồng thời người lao động hoặc nhóm tham
khảo của họ cịn tồn tại nhiều định kiến về khu vực kinh tế này như rủi ro mất việc
làm lớn, khả năng thăng tiến hạn chế. Ngồi ra người lao động cũng ít được đào tạo
do vấn đề kinh phí nên trình độ và kỹ năng lao động thấp.
Khả năng về công nghệ thấp: do khơng đủ tài chính cho nghiên cứu triển
khai nên dù có những sáng kiến cơng nghệ, họ vẫn khơng thể ứng dụng công nghệ
mới hoặc bị mua với giá rẻ. Tuy nhiên doanh nghiệp nhỏ và vừa lại linh hoạt trong
thay đổi công nghệ sản xuất từ những sáng kiến đổi mới phù hợp quy mô từ công
nghệ lạc hậu, tạo nên sự khác biệt về sản phẩm và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thuê mặt bằng với diện tích hạn chế
và cách xa trung tâm hoặc sử dụng diện tích đất riêng làm mặt bằng sản xuất kinh
doanh: do đó gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh khi quy mô
doanh nghiệp được mở rộng.
Khả năng tiếp cận thị trường kém: khả năng tài chính cho hoạt động
marketing rất hạn chế và chưa có nhiều khách hàng truyền thống do chủ yếu là
doanh nghiệp mới hình thành, đồng thời quy mơ thị trường thường bó hẹp trong
phạm vi địa phương nên việc mở rộng ra thị trường mới là rất khó khăn, đặc biệt là
với thị trường nước ngồi.
Khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng: chủ yếu là sử dụng vốn vay từ bạn bè,

người thân. Nguyên nhân chủ yếu là do họ thiếu tài sản đảm bảo, sổ sách chứng từ
kế tốn có tính minh bạch chưa cao, chưa có uy tín trên thị trường.
5.5.

Tổng quan về tín dụng chính thức

5.5.1. Khái niệm tín dụng
“Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau
giữa các pháp nhân và thể nhân trong xã hội trên ngun tắc hồn trả có thời hạn và
có lợi tức” (Phạm Ngọc Vân, 2002, trang 64). Theo định nghĩa này, người cho vay
chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn tín dụng cho người đi vay trong một thời gian


13

nhất định. Người đi vay khơng có quyền sở hữu số vốn ấy nên phải hoàn trả lại
người cho vay khi đến thời hạn, sự hồn trả khơng chỉ bảo tồn về mặt giá trị mà
vốn tín dụng cịn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức.
“Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh sự chuyển nhượng quyền sử
dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định và
với một khoản chi phí nhất định” (Sử Đình Thành, 2008, trang 49). Từ khái niệm
trên, trong quan hệ tín dụng, người cho vay chỉ chuyển giao quyền sử dụng vốn cho
người đi vay trong một thời gian nhất định, không chuyển giao quyền sở hữu vốn
cho vay. Người đi vay chỉ nhận được quyền sử dụng, không nhận được quyền sở
hữu vốn vay ấy, cho nên họ phải có trách nhiệm hồn trả lại vốn vay khi đến hạn
như đã thỏa thuận. Lượng giá trị được hoàn trả bao gồm: lượng giá trị vốn gốc ban
đầu và một phần giá trị tăng thêm dưới dạng lợi tức tín dụng. Do đó, tín dụng được
hiểu là sự vận động độc lập tương đối của các luồng giá trị từ chủ thể cho vay sang
chủ thể đi vay và sẽ quay về người cho vay cả vốn và lãi sau một thời gian xác định.
Điều này cho thấy sự vận động các luồng giá trị trong quan hệ tín dụng khác với sự

vận động trong các quan hệ phân phối khác như phân phối ngân sách nhà nước hoặc
bảo hiểm mang tính khơng hồn trả hoặc hồn trả có điều kiện.
Như vậy, cho dù quan hệ tín dụng được biểu hiện dưới phương thức nào thì
nó cũng phải thể hiện đầy đủ ba đặc trưng sau: (1) chỉ làm thay đổi quyền sử dụng,
không làm thay đổi quyền sở hữu vốn; (2) quá trình chuyển giao vốn phải có thời
hạn và thời hạn này được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia
quan hệ tín dụng; (3) chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng
lợi tức tín dụng. Nếu thiếu một trong ba đặc trưng trên sẽ khơng cấu thành quan hệ
tín dụng. Cụ thể, nếu thiếu đặc trưng thứ ba thì trở thành quan hệ mượn vì khơng có
yếu tố lợi tức tín dụng là khoản chi phí của người đi vay và thu nhập của người cho
vay, nếu thiếu đặc trưng thứ hai và thứ ba thì đây là quan hệ biếu tặng hoặc cho
ln, cịn nếu thiếu cả ba đặc trưng thì khơng có quan hệ kinh tế xảy ra vì khơng có
sự chuyển giao vốn.


×