Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của trường cao đẳng tài chính hải quan luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.93 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
----------------------------

CHU THỊ THƯƠNG

NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LỊNG CỦA SINH VIÊN VỀ
CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
TÀI CHÍNH HẢI QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
----------------------------

CHU THỊ THƯƠNG

NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LỊNG CỦA SINH VIÊN VỀ
CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
TÀI CHÍNH HẢI QUAN
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Bích Châm



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hồn tồn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của giảng viên hướng dẫn. Các số liệu và kết quả có trong luận văn hồn tồn
trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2012
Tác giả luận văn

Chu Thị Thương


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Bích Châm,
người đã dành nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn này. Có thể nói những nhận xét thực tế và những lời phản
biện của cơ đã giúp tơi hồn thành tốt nhất có thể luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tơi hồn tất khóa học này.
Xin chân thành cảm ơn đến gia đình, tất cả các bạn bè, những người đã chia
sẻ cùng tơi những khó khăn, kiến thức và tài liệu học tập trong suốt quá trình học
lớp QTKD ngày 2 K18.
Xin chân thành cảm ơn đến các tổ chức, các cơ quan và các công ty đã tạo
điều kiện và hỗ trợ tơi rất nhiều trong q trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này.
Một lần nữa xin được cảm ơn tất cả.


Tp.HCM, tháng 12 năm 2012
Người thực hiện luận văn

Chu Thị Thương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV: Giảng viên
SV: Sinh viên
CFC: Trường Cao đẳng tài chính Hải Quan
ĐHQG: Đại học quốc gia


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Mơ hình khái niệm sự hài lịng của sinh viên ........................................... 17
Hình 2.2. Mơ hình khái niệm sự hài lòng của sinh viên như là nhà đồng sản xuất .. 18
Hình 2.3. Mơ hình đo lường sự hài lòng của sinh viên đối với GV ngoại khóa ....... 18
Hình 2.4. Mơ hình đo lường sự hài lòng của SV đối với chất lượng giảng dạy ....... 19
Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất để đo lường sự hài lòng của sinh viên trường
Cao đẳng Tài chính Hải quan về chất lượng giảng dạy ............................................ 25
Hình 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................ 28
Hình 4.1. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ................................................................ 42
Hình 4.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lịng ................................. 49

BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tóm tắt tiến độ thực hiện các nghiên cứu................................................. 27
Bảng 3.2. Thang đo chất lượng giảng dạy của giảng viên ........................................ 30
Bảng 3.3. Thang đo mức độ hài lòng của học viên về chất lượng giảng dạy ........... 31

Bảng 4.1. Số lượng mẫu khảo sát theo khoa ............................................................ 32
Bảng 4.2. Thông tin mẫu nghiên cứu ........................................................................ 33
Bảng 4.3. Kiểm định CA các thành phần của thang đo chất lượng giảng dạy ......... 34
Bảng 4.4. Kiểm định CA các thành phần của sự hài lòng ........................................ 36
Bảng 4.5. Bảng phân tích nhân tố EFA lần 1 ............................................................ 38
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nhân tố thang đo chất lượng giảng dạy ....................... 39
Bảng 4.7. Chỉ số KMO và Bartlett’s Test ................................................................. 40
Bảng 4.8. Kết quả phân tích thang đo sự hài lịng .................................................... 41
Bảng 4.9. Chỉ số KMO và Bartlett’s Test ................................................................. 42
Bảng 4.10. Thống kê mô tả các nhân tố của chất lượng đào tạo .............................. 43


Bảng 4.11. Bảng ma trận tương quan theo hệ số Pearson......................................... 45
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter ......................................... 46
Bảng 4.13. Kết quả phân tích phương sai ANOVA .................................................. 47
Bảng 4.14. Bảng phân tích các hệ số hồi quy đa biến............................................... 48
 
 
 
 


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 1
1.1.


Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 3

1.5.

Kết cấu của báo cáo nghiên cứu....................................................................... 4

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 5
2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................... 5
2.1.1. Chất lượng giảng dạy ........................................................................................ 5
2.1.1.1. Giảng dạy ....................................................................................................... 5
2.1.1.2. Chất lượng giảng dạy ..................................................................................... 6
2.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy ......................................... 8
2.1.1.4. Thang đo chất lượng giảng dạy ...................................................................... 9
2.1.2. Sự hài lòng ...................................................................................................... 13
2.1.2.1. Khái niệm sự hài lòng .................................................................................. 13
2.1.2.2. Thang đo sự hài lòng của sinh viên.............................................................. 14
2.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên ................................. 14

2.1.3. Mối quan hệ giữa chất lượng giảng dạy và sự hài lòng của sinh viên ............ 15
2.1.4. Khái qt tình hình nghiên cứu sự hài lịng của sinh viên về chất lượng giảng
dạy ............................................................................................................................. 19
2.1.4.1. Khái quát tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................... 20
2.1.4.2. Khái quát tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .............................................. 24
2.1.4.3. Quan điểm của tác giả về vấn đề nghiên cứu ............................................... 24


2.2. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ............................................ 24
2.2.1. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................ 24
2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 25
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 27
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 27
3.1.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 27
3.1.2. Nghiên cứu khám phá ..................................................................................... 29
3.1.3. Nghiên cứu chính thức .................................................................................... 29
3.2. Xây dựng và điều chỉnh thang đo ...................................................................... 29
3.2.1. Thang đo về chất lượng giảng dạy .................................................................. 30
3.2.2. Thang đo sự hài lòng của sinh viên................................................................. 31
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 32
4.1. Thiết kế mẫu – thông tin mẫu nghiên cứu ......................................................... 32
4.1.1. Kích thước mẫu ............................................................................................... 32
4.1.2. Thơng tin mẫu nghiên cứu .............................................................................. 32
4.2. Đánh giá thang đo .............................................................................................. 33
4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha .................................. 33
4.2.1.1. Thang đo chất lượng giảng dạy .................................................................... 33
4.2.1.2. Thang đo sự hài lòng của sinh viên.............................................................. 36
4.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ............................ 36
4.2.2.1. Thang đo chất lượng giảng dạy .................................................................... 38
4.2.2.2. Thang đo sự hài lòng của sinh viên.............................................................. 41

4.3. Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .......................... 42
4.4. Kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.............................................. 43
4.4.1. Kiểm định mơ hình.......................................................................................... 43
4.4.1.1. Thống kê mơ tả............................................................................................. 43
4.4.1.2. Phân tích tương quan.................................................................................... 44
4.4.1.3. Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................. 46
4.4.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.............................................................. 48


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 51
5.1. Đánh giá tổng hợp về kết quả nghiên cứu.......................................................... 51
5.2. Gợi ý một số giải pháp ....................................................................................... 53
5.2.1. Về phương pháp giảng dạy và kiến thức của giảng viên ................................ 53
5.2.2. Về quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên ......................................... 54
5.2.3. Về phương pháp kiểm tra đánh giá ................................................................. 54
5.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 55
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 56
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


-1 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Trường cao đẳng Tài Chính Hải Quan được thành lập theo quyết định số
6641/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo trên cơ sở tổ chức lại 3 trường: trường cao đẳng Tài Chính Kế toán IV,
trường Cao đẳng Hải Quan và phân viện thành phố Hồ Chí Minh thuộc học viện tài
chính. Sứ mạng đặt ra cho nhà trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các

ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính, hải quan và các ngành nghề
khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ở trình độ cao đẳng và trung
cấp; thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính,
hải quan; cung cấp những sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước nói chung và khu vực phía Nam nói riêng. Trong q trình
xây dựng và phát triển, trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan đã khơng ngừng phát
triển về mọi mặt, với mong muốn nâng cấp thành trường Đại học trong tương lai và
đóng vai trị nòng cốt trong hệ thống các trường đại học khu vực phía Nam, do đó
trường rất chú trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
Nâng cao chất lượng đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu khơng chỉ của
trường cao đẳng Tài Chính Hải Quan, của các cơ sở đào tạo, không chỉ ở Việt Nam
mà còn trên thế giới. Chất lượng đào tạo cao hay thấp là kết quả của nhiều quá
trình, nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tồn tại trong hệ thống giáo dục của một
quốc gia nói chung và của chính các cơ sở giáo dục nói riêng.
Chất lượng giáo dục của một trường đại học phản ánh năng lực và uy tín
của trường đại học đó, nó phụ thuộc vào 3 yếu tố: cơ sở vất chất, tổ chức quản lý và
chất lượng của giảng viên. Chất lượng của đội ngũ giảng viên đóng vai trị quyết
định chất lượng đào tạo.
Đội ngũ giảng viên là những người trực tiếp giảng dạy cho người học, mang
những kiến thức cũng như kinh nghiệm tích lũy được để truyền đạt lại cho thế hệ kế
cận cũng là khách hàng trực tiếp của mình. Chất lượng của đội ngũ giảng viên
 
 


-2 

khơng chỉ phụ thuộc vào trình độ cũng như bằng cấp mà họ đạt được mà nó cịn phụ
thuộc vào kỹ năng truyền đạt cho sinh viên của mình vì vậy việc đánh giá hoạt động
giảng dạy của giảng viên rất là quan trọng. Trong các phương pháp đánh giá chất

lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên như: giảng viên tự đánh giá, đánh giá của
đồng nghiệp, đánh giá của sinh viên, đánh giá của các nhà quản lý giáo dục,…thì
việc đánh giá thơng qua ý kiến phản hồi của sinh viên là một phương pháp hữu ích,
nó cho phép khách hàng ở đây là sinh viên tự cảm nhận, đánh giá về giảng viên từ
đó giúp cho giảng viên cũng như nhà trường có những điều chỉnh phù hợp nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
Thực hiện theo chỉ đạo của bộ Giáo dục và đào tạo cũng như để đánh giá
chính xác chất lượng giảng dạy của giảng viên, hàng năm trường cũng tổ chức các
hội thi về chất lượng giảng dạy bằng cách tham gia vào các lớp học của giảng viên,
phát phiếu khảo sát thăm dò học viên để đưa ra các nhận xét cũng như đánh giá về
từng giảng viên nhưng việc đánh giá này chỉ mang tính chất hội thi chưa tập trung
vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá của học viên, do
đó chưa thể đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến chất
lượng giảng dạy, vì vậy cũng chưa đưa ra được các giải pháp cần thiết để nâng cao
chất lượng giảng dạy cũng như đào tạo của nhà trường.
Bản thân là giảng viên trực tiếp đứng lớp với mong muốn tìm hiểu sự hài
lịng của học viên đối với chất lượng giảng dạy của trường mình công tác cũng như
yếu tố nào chi phối đến việc đánh giá của học viên để từ đó rút ra được những bài
học nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy sau này, do đó tơi đã chọn đề tài :
“Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy của trường
Cao đẳng Tài chính Hải quan” làm đề tài nghiên cứu.
Với đề tài này mong muốn có thể làm rõ những nhân tố tác động đến sự hài
lòng của học viên về chất lượng giảng dạy cũng như sự kỳ vọng, mong đợi của học
viên đối với giảng viên của mình để từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy tại trường Cao đẳng Tài chính Hải quan nói riêng và
các cơ sở giáo dục nói chung.
 
 



-3 

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để có thể nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của
giảng viên tại Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan, mục tiêu đặt ra:
-

Mục tiêu chung:

+ Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của trường Cao
đẳng Tài chính Hải quan.
+ Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng
dạy.
-

Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng và kiểm định các thang đo về chất lượng giảng dạy và sự hài lòng
của sinh viên.
+ Đo lường mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố của chất lượng giảng dạy

-

Phạm vi nghiên cứu tại trường cao đẳng Tài chính Hải Quan

-


Đối tượng khảo sát là các sinh viên, học sinh đang theo học tại trường Cao

đẳng Tài chính Hải Quan năm học 2011-2012.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 giai đoạn chính, đó là: nghiên cứu
chính thức và nghiên cứu sơ bộ
-

Nghiên cứu sơ bộ: từ cơ sở lý thuyết xây dựng các thang đo sơ bộ 1. Nghiên

cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm, hỏi ý kiến của chuyên gia nhằm mục
đích điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng giảng dạy, cũng như sự hài lịng.
-

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định

lượng. Kỹ thuật phỏng vấn trực diện được sử dụng để thu thập thông tin từ sinh
viên, học sinh của trường. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm
SPS16.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy
Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân
tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
 
 


-4 

1.5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Kết cấu báo cáo gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

 
 


-5 

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH
NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu các lý thuyết có liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu
và thiết kế nghiên cứu, bao gồm các phần như: đầu tiên, tóm tắt các lý thuyết liên
quan về chất lượng giảng dạy, sự hài lòng, mối quan hệ giữa chất lượng giảng dạy
và sự hài lịng, tiếp theo là đánh giá tình hình nghiên cứu trước đây ở trên thế giới
cũng như là Việt Nam, đưa ra quan điểm nghiên cứu, sau cùng là đề xuất mơ hình
và giả thiết nghiên cứu.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Chất lượng giảng dạy
2.1.1.1. Giảng dạy
Giảng dạy là sự điểu khiển tối ưu hóa q trình SV chiếm lĩnh khái niệm
khoa học, trong và bằng cách đó, phát triển và hình thành nhân cách.
Lê Đức Ngọc (2005) thì dạy đại học là dạy nhận thức, dạy kĩ năng và dạy
cảm nhận. Tùy theo khoa học (Tự nhiên hay Xã hội – nhân văn, Cơ bản hay Công
nghệ, Kỹ thuật ....) và tùy theo mục tiêu đào tạo (đại học hay sau đại học, chuyên
môn hay nghiệp vụ,....) mà chọn chủ điểm hay trọng tâm về dạy nhận thức, dạy kĩ
năng hay dạy cảm nhận cho phù hợp.

Tính nghệ thuật của việc giảng dạy đại học thể hiện ở năng lực truyền đạt
của người dạy làm sao cho khơi dậy được tiềm năng tiếp thu, phát triển và sáng tạo
của SV để nhận thức, để cảm nhận và để có kỹ năng cao.
Một số quan niệm Dạy học hiện đại
™ Quá trình dạy học đại học là một quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu
của SV dưới sự chỉ đạo của người cán bộ giảng dạy, là một quá trình hai mặt (dạy
và học) nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học, đạt được chất lượng và hiệu quả dạy
học ở đại học.
™ Dạy là quá trình tổ chức nhận thức cho SV; bản chất của dạy học là tổ chức
nên các tình huống học tập “các tình huống gia cố”, trong đó SV sẽ hoạt động tích
 
 


-6 

cực dưới sự hướng dẫn ít nhiều của GV nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy
học. Trong quá trình này, SV ln ln phải hoạt động tích cực, phải được tăng
cường, củng cố, khen thưởng, xác nhận ngay.
™ Dạy học là một quá trình điều khiển và tự điều khiển và là một q trình có
thể điều khiển được.
™ Dạy học là một quy trình cơng nghệ đặc biệt.
™ Quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng động, gồm nhiều nhân tố tác
động qua lại lẫn nhau theo những qui luật và nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện
các nhiệm vụ dạy học, nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. Ở đây cần
phải đặc biệt chú ý đến một số nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc dạy học phải xuất
phát từ SV, đầu vào, lấy SV làm trung tâm; Nguyên tắc hoạt động; Nguyên tắc đấu
tranh nhận thức; Nguyên tắc các đoạn ngắn xác nhận ngay.
™ Từ những luận điểm trên, chúng ta có thể đi đến luận điểm quan trọng là:
Dạy học về bản chất là một quá trình thiết kế và góp phần thi cơng của GV và học

tập về bản chất là một quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công của SV dưới sự
hướng dẫn, hỗ trợ ít nhiều của GV nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học.
2.1.1.2. Chất lượng giảng dạy
Chất lượng là một khái niệm rộng lớn, khó định nghĩa, khó đo lường và có
nhiều cách hiểu khác nhau, như:
Theo định nghĩa của ISO 9000-2000 thì chất lượng là mức độ đáp ứng các
yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có trong đó u cầu được hiểu là các nhu
cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc.
Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standards Institution, viết tắt là BSI) định
nghĩa chất lượng là “toàn bộ các đặc trưng cũng như tính chất của một sản phẩm
hoặc một dịch vụ giúp nó có khả năng đáp ứng những yêu cầu được xác định rõ
hoặc ngầm hiểu” (BSI, 1991).
Green và Harvey (1993) đã xác định năm (05) cách tiếp cận khác nhau để
định nghĩa chất lượng như sau:


 
 

Chất lượng là sự vượt trội ( đạt tiêu chuẩn cao và vượt quá yêu cầu);


-7 


Chất lượng là tính ổn định (thể hiện qua tình trạng “khơng có khiếm khuyết ”
và tinh thần “làm đúng ngay từ đầu”, biến chất lượng thành một văn hóa);




Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (tức sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng
đúng những mục đích đã đề ra, theo đúng các đặc tả và sự hài lịng của
khách hàng);



Chất lượng là đáng giá đồng tiền (có hiệu quả và hiệu suất cao);



Chất lượng là tạo sự thay đổi (những thay đổi về chất lượng).
Cũng như khái niệm chất lượng, khái niệm chất lượng giảng dạy hay chất

lượng giáo dục đại học cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế (INQAHE –
International Network of Quality Assurance in Higher Education) đã đưa ra 2 định
nghĩa về chất lượng giáo dục đại học là (i) Tuân theo các chuẩn qui định; (ii) Đạt
được các mục tiêu đề ra.
Theo Bộ tiêu chí của AUN-QA, Hệ thống đảm bảo chất lượng của Mạng lưới
các trường đại học các nước ASEAN, chất lượng được hiểu là mức độ hài lòng của
những người liên quan đến quá trình giáo dục, bao gồm các giảng viên, sinh viên,
doanh nghiệp, chính phủ, và các đối tượng liên quan khác.
Flairbrother (1996) tin rằng chất lượng giảng dạy cần được khám phá với ba
nguyên tắc chính như sau:
™ Dạy học địi hỏi một sự giải thích rộng hơn. Giảng dạy phải được định
nghĩa là: trách nhiệm của giáo viên tác động đến quản lý và học tập của sinh viên,
bao gồm cả trường học và kích thước chương trình giảng dạy, ngồi giảng dạy trong
lớp học.
™ Giảng dạy phải đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Điều đó là thỏa mãn sự
mong đợi của đối tượng sinh viên khác nhau.

™ Tiêu chuẩn giảng dạy tốt và sự hài lòng của sinh viên nên được xem xét
trước hết.
Yao Da-Qing and Zheng Zeng-Cai (1998) cho thấy các khái niệm có liên quan
của chất lượng giảng dạy như:
 
 


-8 

¾ Chất lượng giảng dạy là tương đối. Nó khác nhau với mục đích giáo dục
khác nhau và nhu cầu của những thời gian khác nhau.
¾ Trong hệ thống giáo dục hiện đại, phạm vi của chất lượng giảng dạy gồm
những mức độ sau:
+ Đó là chất lượng giáo dục được cung cấp bởi hệ thống giáo dục tổng thể.
+ Đó là chất lượng giảng dạy được cung cấp bởi các hoạt động trường học
tổng thể, bao gồm kế hoạch khóa học, việc sử dụng trang thiết bị và tài liệu giảng
dạy, chất lượng giảng dạy của giáo viên.
+ Chất lượng giảng dạy của giáo viên bao gồm hiệu suất tổng thể cá nhân
trong lớp học, và trong trường học.
Ngoài ra còn một số các quan niệm khác nhau về chất lượng trong giáo dục
đại học như chất lượng là sự phù hợp giữa các tiêu chuẩn hay chất lượng là sự đáp
ứng nhu cầu của khách hàng (người sử dụng lao động được đào tạo), chất lượng với
tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích của trường học,…Tóm lại, chất lượng là
thuật ngữ khó định nghĩa vì tính trừu tượng nhất là trong lĩnh vực giáo dục.
2.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như chất lượng
giảng dạy như chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chất lượng
đầu vào,…
™ Chương trình đào tạo:

Việc thiết kế chương trình đào tạo liên quan đến việc xây dựng kết cấu và nội
dung đào tạo sẽ định hướng cho kết quả đầu ra của một chương trình đào tạo.
Ngược lại, kết quả đầu ra gắn kết chặt chẽ với các khóa học trong chương trình đào
tạo. Sự gắn kết này chính là nền tảng của chất lượng đào tạo, chất lượng giảng dạy
hướng tới lợi ích, nhu cầu của người học.
™ Đội ngũ giảng viên:
Chất lượng giảng dạy là kết quả tổng hịa của nhiều yếu tố, trong đó vai trị
của đội ngũ giảng viên là cực kỳ quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng

 
 


-9 

chất lượng giảng dạy phụ thuộc vào nhiều khả năng sư phạm, kiến thức, trình độ
chun mơn và kinh nghiệm thực tế của giảng viên đó.
™ Cơ sở vật chất, các dịch vụ hỗ trợ đào tạo:
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông
tin, việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ một cách có hiệu quả sẽ đóng góp rất nhiều vào
việc thỏa mãn nhu cầu của người học cũng như nâng cao hiệu quả của một chương
trình đào tạo. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đóng vai trị tích cực trong
việc nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo chất lượng của một trường. Mặt
khác, để đảm bảo cho sinh viên có khả năng đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thì
việc tiếp cận với những công nghệ ngay tại cơ sở đào tạo và trường học là rất cần
thiết.
™ Chất lượng đầu vào:
Chất lượng đầu vào phụ thuộc vào quá trình giáo dục từ mẫu giáo, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thơng, mơi trường xã hội và gia đình. Tuy việc đào
tạo đại học sẽ tạo ra giá trị gia tăng nhưng nếu chất lượng đầu vào kém thì chất

lượng đầu ra cũng không cao được dù các yếu tố trên đã được hỗ trợ một cách tốt
nhất.
Mặc dù có nhiều nhân tố tác động đến chất lượng giảng dạy nhưng đề tài chỉ
tập trung vào đội ngũ giảng viên sẽ có vai trị quyết định đến chất lượng giảng dạy
cũng như tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của người học cụ thể là sinh viên.
2.1.1.4. Thang đo chất lượng giảng dạy
Trong nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên tại trường cao đẳng cộng đồng
Albury Wodonga đã đưa ra một số tiêu chí để đo lường chất lượng giảng dạy như:
-

Sự nghiêm khắc học tập , được cụ thể bằng các câu hỏi:

+ Giáo viên cung cấp cho tơi những thách thức mà tơi có thể đạt được
+ Tôi cảm thấy tự tin khi chủ đề mới được giới thiệu
+ Tơi hiểu những gì mà tơi được dạy
+ Tơi được khuyến khích suy nghĩ sâu về ý tưởng quan trọng mà tôi được
dạy
 
 


- 10  

+ Tơi có thể khám phá ra những ý tưởng quan trọng hơn những gì được trình
bày trong lớp.
+ Giáo viên mong đợi tiêu chuẩn cao về việc học từ tôi
-

Thông tin phản hồi, gồm các câu hỏi:


+ Giáo viên giúp tôi nhận ra lỗi tôi mắc phải
+ Giáo viên cung cấp những thơng tin hữu ích về học tập
+ Giáo viên dành nhiều thời gian giúp tôi khi tôi gặp rắc rối trong việc học
+ Giáo viên đưa phản hồi kịp thời về việc học tập của tôi
+ Giáo viên chỉ tôi phải làm thế nào khi tơi có khó khăn
+ Giáo viên thường xun sửa chữa bài tập cho tơi
+ Bài tập thì được trả lại cho tôi kịp thời
-

Sự hiểu biết cuả giáo viên:

+ Giáo viên có kiến thức về mơn học họ dạy
+ Giáo viên giảng dạy trong nhiều cách khác nhau
+ Bài học được xây dựng trên cách khác nhau để phát triển hiểu biết
+ Giáo viên liên kết những gì chúng tơi học với kinh nghiệm cuộc sống thực
tế
+ Giáo viên làm cho việc học trở nên thú vị
-

Hoạt động của giáo viên:

+ Giáo viên giải thích mọi thứ rõ ràng
+ Giáo viên khiến tôi làm việc chăm chỉ
+ Giáo viên quan tâm giúp đỡ học sinh với tất cả khả năng của mình
+ Giáo viên rất nhiệt tình trong giảng dạy
+ Giáo viên lắng nghe ý kiến của tôi
+ Bài học được tổ chức tốt
+ Giáo viên khuyến khích tơi cải thiện các kỹ năng học tập
-


Quan hệ giữa giáo viên và học sinh

+ Giáo viên chấp nhận tôi bất kể tôi là ai
+ Giáo viên của tôi không giữ mối hận thù đối với học sinh trong lớp của tôi
 
 


- 11  

+ Giáo viên của tôi khen ngợi nỗ lực của tôi
+ Giáo viên đối xử công bằng
+ Giáo viên quan tâm đến cảm xúc của tôi
+ Giáo viên sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ học sinh khi cần thiết
+ Giáo viên luôn quan tâm đến tôi dù tơi có làm tốt hay khơng
+ Tơi cảm thấy thỏa mái khi nói chuyện với giáo viên của tơi
+ Tơi cảm thấy giáo viên của tôi biết tôi thật sự tốt như thế nào
+ Tôi rất tôn trọng giáo viên của tơi
Trong đánh giá chất lượng khóa học của Úc, Ramsden đã đề xuất ra thang đo
CEQ (Course Experience Questionnaire), thang đo này đang được sử dụng phổ biến
ở các trường đại học của Úc. Thang đo CEQ thu thập dữ liệu trên nhận thức của học
sinh về khóa học của họ trên các nhân tố: Giảng dạy tốt (good teaching), mục tiêu
và tiêu chuẩn rõ ràng (clear Goals and Standards), khối lượng công việc hợp lý
(Appropriate Workload), Nguồn lực học tập (Learning Rescources), đánh giá hợp lý
(Appropriate Assessment), tổ chức khóa học (Course Organisation), phát triển kỹ
năng chung (Generic Skills),…trong đó quy mơ giảng dạy tốt được đặc trưng bởi
những hoạt động như cung cấp cho sinh viên với thông tin phản hồi về sự tiến bộ
của họ, giải thích mọi thứ, làm cho q trình thú vị, động viên sinh viên, và hiểu
những vấn đề của sinh viên. Và quy mô dạng dạy tốt được cụ thể bằng các biến
quan sát như:


 
 

-

GV có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu

-

GV cập nhật các phương pháp giảng dạy mới

-

GV có kiến thức chun mơn sâu rộng và cập nhật liên tục

-

GV đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy

-

GV giải thích rõ ràng, dễ hiểu về những thắc mắc của SV

-

GV cung cấp thơng tin hữu ích về việc học tập và nghiên cứu

-


GV dành nhiều thời gian bình luận, góp ý về việc học tập, nghiên cứu

-

GV làm việc tận tụy, nghiêm túc để các chủ đề trở nên hứng thú

-

GV động viên, thúc đẩy SV thực hiện công việc học tập, nghiên cứu


- 12  

Trong các nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng đào tạo như Nguyễn Thành
Long nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng đào tạo tại Đại học An Giang, Nguyễn
Thị Thu Thảo nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng đào tào tại Đại học HUTECH,
… đều sử dụng thang đo SERVQUAL với 5 thành phần như: phương tiện hữu hình,
tin cậy, mức độ đáp ứng, năng lực phục vụ và cảm thông để đo lường một cách tổng
thể các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng trong đó đã đề cập đến chất lượng giảng
dạy của giảng viên với các câu hỏi nghiên cứu như:
-

Giảng viên hiểu rõ năng lực của sinh viên

-

Giảng viên hiểu rõ mong muốn của sinh viên

-


Giảng viên rất công minh trong đánh giá sinh viên

-

Giảng viên làm việc đúng theo các cam kết, thỏa thuận đã công bố

-

Giảng viên luôn sẵn sàng giúp sinh viên trong học tập

-

Giảng viên luôn tận tụy để giúp sinh viên ở mức cao nhất

-

Các đề nghị của sinh viên luôn được giảng viên hồi đáp nhanh chóng

-

Giảng viên có kiến thức chun mơn vững chắc

-

Giảng viên có kỹ năng giảng dạy tốt

-

Giảng viên thường thể hiện sự quan tâm đến việc học của sinh viên


-

Giảng viên luôn cho những lời khuyên như một người anh chị

Theo công văn số 1276/BGDĐT-NG về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến
phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên của Bộ giáo dục và
đào tạo đã hướng dẫn các nội dung cần phải tập trung vào khi tiến hành đánh giá
gồm:
-

Nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên;

-

Tài liệu phục vụ giảng dạy và thời gian lên lớp của giảng viên;

-

Trách nhiệm và sự nhiệt tình giảng dạy của giảng viên đối với người học;

-

Khuyến khích sáng tạo, tơn trọng tư duy độc lập của người học trong học
tập;

 
 

-


Sự công bằng trong việc kiểm tra,đánh giá của giảng viên;

-

Tư vấn, hướng dẫn hoạt động học tập của người học;


- 13  

-

Tác phong sư phạm.

Có rất nhiều thang đo khác nhau được áp dụng ở mỗi trường khác nhau, do
đó tùy vào đặc điểm cụ thể của đề tài nghiên cứu mà sử dụng thang đo cho phù hợp.
2.1.2. Sự hài lịng
2.1.2.1. Khái niệm sự hài lịng
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự hài lòng của khách hàng như:
Theo Philip Kotler (2004): “Sự hài lòng của khách hàng là mức độ của trạng
thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ một sản
phẩm với những kỳ vọng của người đó”
“Sự hài lòng của khách hàng là sự phản ứng của người tiêu dùng đối với việc
ước lượng sự khác nhau giữa mong muốn trước đó (hoặc những tiêu chuẩn cho sự
thể hiện) và sự thể hiện thực sự của sản phẩm như là một sự chấp nhận sau khi dùng
nó” (Tse và Wilton, 1988).
“Sự so sánh giữa mong đợi trước và sau khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ,
nó cũng chính là kết quả đạt được khi các chức năng sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng
nhu cầu của khách hàng và khi tổ chức cung cấp dịch vụ đáp ứng hoặc vượt quá
mong đợi khách hàng qua thời gian tồn tại của sản phẩm hoặc dịch vụ (Juran,
1991).

Còn theo Brown (1992): “Sự hài lòng của khách hàng là một trạng thái trong
đó những gì khách hàng cần, muốn, và mong đợi ở sản phẩm và gói dịch vụ được
thỏa mãn hay vượt quá sự thỏa mãn, kết quả là có sự mua hàng lập lại, lịng trung
thành và giá trị của lời truyền miệng một cách thích thú”.
Trong lĩnh vực giáo dục thì sự hài lịng, thỏa mãn nhu cầu của học viên là
một khái niệm tổng quát, nói lên sự hài lịng của học viên khi tham gia vào một
chương trình đào tạo. Nếu quá trình đào tạo có chất lượng sẽ khuyến khích người
học thích thú hơn và họ sẽ tích cực hơn trong việc tham gia vào lớp học đồng thời
họ cũng là những kênh tiếp thị rất hữu hiệu cho chương trình đào tạo nói riêng và cơ
sở đào tạo nói chung. Mặc dù nó có vẻ rõ ràng là gia tăng sự hài lịng của khách
hàng mang lại lợi ích cho người quản lý dịch vụ và làm thế nào để đo lường được
 
 


- 14  

chúng quả là ít có sự rõ ràng khi mà bản thân học viên được xem như là một người
liên đới chính (vừa là khách hàng của dịch vụ đào tạo vừa chính là sản phẩm của
đào tạo trong thị trường lao động) (Brendan Nelson, 2002).
2.1.2.2. Thang đo sự hài lòng của sinh viên
Ryan et al. (1995) khẳng định sự hài lịng có thể được đo bằng cách yêu cầu
câu hỏi liên quan đến ba khía cạnh: phán đoán tổng thể, so với mong đợi, và so sánh
với một tính huống lý tưởng. Thang đo sự hài lịng của sinh viên được cụ thể bằng
các câu hỏi:
™ Tôi cảm thấy hài lòng với cơ sở giáo dục của tơi so với kỳ vọng
™ Tơi cảm thấy hài lịng với cơ sở giáo dục của tôi so với cơ sở lý tưởng
™ Nói chung, tơi cảm thấy hài lịng với cơ sở giáo dục của tơi nói chung
Theo nghiên cứu này thì sự hài lịng của học viên về chất lượng giảng dạy tại
trường Cao đẳng tài chính Hải quan có thể được hiểu như sau:



Sự mong đợi của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên tại

Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan trước khi học so với hiện thực mà sinh viên
đã trải qua sau khi học.


Tiêu chuẩn về giảng viên mà sinh viên đã mong đợi so với giảng viên mà

sinh viên đã học
2.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên
Price et al. (2003) báo cáo gần đây về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn
trường Đại học của sinh viên. Họ đã khảo sát một số trường đại học hơn 2 năm để
xác định lý do học sinh lựa chọn một trường đại học cụ thể, kết quả trung bình trong
2 năm tương đối giống nhau – tám lý do là: có khóa học đúng, thuận lợi của máy
tính, chất lượng của thư viện, giảng dạy uy tín, sẵn có các khu vực n tĩnh, khu tự
học, chất lượng của các phương tiện vận chuyển công cộng, thái độ thân thiện với
học sinh. Rõ ràng, nhận thức của học sinh về cơ sở trường đại học là một trong
những ảnh hưởng chính quyết định đến việc ghi danh của họ.

 
 


- 15  

Coles (2002) thấy rằng sự hài lòng của sinh viên giảm khi quy mô lớp học
lớn và khi sinh viên học những chương trình chính bắt buộc chứ khơng phải là
những chương trình tùy chọn.

Galloway (1998) nghiên cứu vai trò của văn phòng quản lý giảng viên trong
một trường đại học của Vương quốc Anh dựa trên nhận thức của sinh viên về chất
lượng dịch vụ. Ông thấy rằng nó tác động trực tiếp sinh viên và ảnh hưởng đến nhận
thức của họ về chất lượng của toàn bộ tổ chức.
Banwet và Datta (2003) tin rằng khách hàng hài lịng thì trung thành, và sinh
viên hài lịng thì thích tham dự bài giảng khác được cung cấp bởi cùng một giảng
viên hoặc lựa chọn một chương trình hay khóa học được giảng dạy bởi chính giảng
viên đó. Trong cuộc khảo sát của 168 học sinh mà tham dự bốn bài giảng được cung
cấp bởi cùng giảng viên, bao gồm nhận thức dịch vụ, chất lượng, tầm quan trọng và
mục đích của việc học, họ nhận thấy rằng sinh viên đặt nhiều tầm quan trọng của
kết quả bài giảng (kiến thức và kỹ năng đạt được, sự sẵn có của ghi chú và tài liệu
đọc, và chiều sâu của bài giảng và thông tin phản hồi về công tác đánh giá của giảng
viên) hơn so với các yếu tố khác. Điều này hỗ trợ các kết quả của Schneider và
Bowen (1995), người suy luận rằng chất lượng của các dịch vụ cốt lõi ảnh hưởng
đến chất lượng tổng thể của nhận thức dịch vụ. Đối với các trường đại học phương
pháp cung cấp dịch vụ cốt lõi vẫn là bài giảng. Banwet và Datta (2003) thấy rằng
học sinh ý định tiếp tục tham dự hoặc giới thiệu các bài giảng là phụ thuộc vào nhận
thức của họ về chất lượng và sự hài lịng có được từ việc tham dự vào các bài giảng
trước. Vấn đề này cũng được hỗ trợ bởi các nghiên cứu của Hill et al. (2003), mà đã
sử dụng những nhóm tập trung để xác định chất lượng giáo dục có ý nghĩa đến sinh
viên. Chủ đề quan trọng nhất là chất lượng của giảng viên bao gồm cung cấp lớp
học, thông tin phản hồi đến sinh viên trong buổi học và các bài tập, và mối quan hệ
với sinh viên trong lớp học.
2.1.3. Mối quan hệ giữa chất lượng giảng dạy và sự hài lòng của sinh viên
Sự hài lòng và chất lượng dịch vụ là hai khái niệm liên quan chặt chẽ đã thu
hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Mặc dù vậy không đạt được sự thỏa thuận
 
 



×