Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----oOo----VÕ THỊ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ VAY NGÂN HÀNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----oOo----VÕ THỊ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ VAY NGÂN HÀNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành

: Tài chính - Ngân hàng

Mã số

: 60340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS-TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC
TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ VAY NGÂN HÀNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” là
cơng trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ
q trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian
qua, các số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS-TS. Trầm Thị Xuân Hương.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 28 tháng 11 nam 2012
Tác giả luận văn

VÕ THỊ THÚY HẰNG


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu và Khoa đào tạo Sau Đại học Trường Đại

học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ
Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tơi trong suốt quá trình
tham gia học tập tại Trường.
PGS-TS. Trầm Thị Xn Hương đã tận tình hướng dẫn,
và có những ý kiến đóng góp q báu đã giúp tơi hồn thành
luận văn này.
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và hỗ trợ tơi trong suốt
q trình học tập, nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn,
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 28 tháng 11 nam 2012
Tác giả luận văn

VÕ THỊ THÚY HẰNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)

BASEL

: Ủy ban giám sát ngân hàng quốc tế

OECD


: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic
Co-operation and Development)

GDP
Tp.HCM

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
: Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1

: Ký hiệu các biến trong mơ hình ...................................................... 35

Bảng 2.2

: Tóm tắt các kết quả lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ............. 36

Bảng 2.3

:

Bảng 3.1

: Tóm tắt mơ tả thống kê các biến phụ thuộc ...................................... 46

Bảng 3.2


: Tóm tắt mơ tả thống kê các biến độc lập ........................................ 47

Bảng 3.3

: Kết quả kiểm định Hausman mơ hình 1 ............................................ 49

Bảng 3.4

: Tác động các biến độc lập đến cấu trúc tài chính ........................... 50

Bảng 3.5

: Kiểm định sự bằng nhau của các tác động cố định .......................... 50

Bảng 3.6

: Hệ số tác động cố định của các yếu tố tác động lên cấu trúc tài chính51

Bảng 3.7

: Kết quả kiểm định Anova mơ hình 1 ................................................ 52

Bảng 3.8

: Kết quả kiểm định Levene’s mơ hình 1 ............................................ 52

Bảng 3.9

: Kết quả kiểm định Hausman mơ hình 2 ........................................... 54


Danh sách ngành và số lượng doanh nghiệp khảo sát ................. 43

Bảng 3.10 : Tác động các biến độc lập đến nợ vay ngân hàng ngắn hạn ............ 55
Bảng 3.11 : Kiểm định sự bằng nhau của các tác động cố định ......................... 55
Bảng 3.12 : Hệ số tác động cố định của các yếu tố tác động lên nợ vay ngân hàng
ngắn hạn theo từng công ty ............................................................. 56
Bảng 3.13 : Kết quả kiểm định Anova mơ hình 2 .............................................. 57
Bảng 3.14 : Kết quả kiểm định Levene’s mơ hình 2 .......................................... 57
Bảng 3.15 : Kết quả kiểm định Hausman mơ hình 3 ........................................... 59
Bảng 3.16 : Tác động các biến độc lập đến nợ vay ngân hàng dài hạn ............... 60
Bảng 3.17 : Kiểm định sự bằng nhau của các tác động cố định ......................... 60
Bảng 3.18 : Hệ số tác động cố định của các yếu tố tác động lên nợ vay ngân hàng
dài hạn ............................................................................................ 61
Bảng 3.19 : Kết quả kiểm định Anova mơ hình 3 .............................................. 62
Bảng 3.20 : Kết quả kiểm định Levene’s mơ hình 3 .......................................... 62
Bảng 3.21 : Kết quả kiểm định Hausman mơ hình 4 ........................................... 64
Bảng 3.22 : Tác động của cấu trúc tài chính đến nợ vay ngân hàng ngắn hạn.... 65


Bảng 3.23 : Hệ số tác động ngẫu nhiên của cấu trúc tài chính lên nợ vay ngân
hàng ngắn hạn.................................................................................. 66
Bảng 3.24 : Kết quả kiểm định Hausman mơ hình 5 .......................................... 67
Bảng 3.25 : Tác động của cấu trúc tài chính đến nợ vay ngân hàng dài hạn....... 68
Bảng 3.26 : Hệ số tác động ngẫu nhiên của cấu trúc tài chính lên nợ vay ngân
hàng dài hạn .................................................................................... 69
Bảng 3.27 : Tổng hợp kết quả nghiên cứu của 5 mơ hình ....................................70
Bảng 3.28 : Tình hình vay nợ của 170 doanh nghiệp khảo sát từ 2008 – 2011 .. 74


DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang
Hình 1.1 : Cấu trúc vốn tối ưu và giá trị doanh nghiệp ........................................ 10
Hình 1.2 : Trật tự phân hạng của các lựa chọn tài trợ ......................................... 11
Hình 3.1 : Tổng nợ theo ngành từ năm 2008 – 2011 ........................................... 75
Hình 3.2 : Tổng nợ vay ngân hàng theo ngành từ năm 2008 – 2011 ................... 76


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1 : Danh sách các doanh nghiệp chọn mẫu khảo sát ................................ 91
Phụ lục 2 : Mối quan hệ tác động của cấu trúc tài chính giữa các ngành theo kiểm
định Tamhane mơ hình 1 .....................................................................97
Phụ lục 3 : Mối quan hệ tác động của nợ vay ngắn hạn giữa các ngành theo kiểm
định Tamhane mơ hình 2. ..................................................................102
Phụ lục 4 : Mối quan hệ tác động của nợ vay dài hạn giữa các ngành theo kiểm
định Tamhane mơ hình 2. ..................................................................105
Phụ lục 5 : Quy trình cho vay ..............................................................................108
Phụ lục 6 : Bộ chị tiêu của cấu trúc tài chính ......................................................110
Phụ lục 7 : Bộ chỉ tiêu của nợ vay ngân hàng......................................................112


i

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
TÍNH CẤP THIẾT VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..............1
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................3
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ẢNH HƢỞNG ĐẾN NỢ
VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP ..........................................................4
1.1

CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ..................................4

1.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính ......................................................................4
1.1.2 Các thành phần của cấu trúc tài chính........................................................5
1.1.3 Một số lý thuyết về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp...........................6
1.1.3.1 Lý thuyết MM của Modigliani và Miller ................................................6
1.1.3.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn..............................................................7
1.1.3.3 Lý thuyết trật tự phân hạng .....................................................................9
1.1.3.4 Lý thuyết chi phí đại diện ....................................................................10
1.1.3.5 Lý thuyết tín hiệu ..................................................................................11
1.2 NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP........................................12
1.2.1 Khái niệm nợ vay ngân hàng........................................................................12
1.2.2 Rủi ro tín dụng .............................................................................................13
1.2.3 Các lý thuyết liên quan nợ vay ngân hàng ...................................................15
1.2.3.1 Lý thuyết 5 C .............................................................................................16
1.2.3.2 Lý thuyết 5 P .............................................................................................17


ii


1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ NỢ VAY NGÂN
HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP ...........................................................................20
1.4 CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ẢNH HƢỞNG
NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP..............................................23
1.4.1 Lợi nhuận .....................................................................................................23
1.4.2 Tài sản hữu hình ...........................................................................................24
1.4.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................................25
1.4.4 Quy mơ doanh nghiệp ..................................................................................26
1.4.5 Cơ hội tăng trƣởng .......................................................................................28
1.4.6 Thời gian niêm yết .......................................................................................29
1.4.7 Tính thanh khoản..........................................................................................30
1.4.8

Đặc điểm riêng của sản phẩm ..................................................................30

1.4.9 Doanh thu .....................................................................................................31
1.4.10 Ngành .........................................................................................................31
Chƣơng 2: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CẤU TRƯC TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.............................34
2.1 KÝ HIỆU BIẾN NGHIÊN CỨU ....................................................................34
2.2 TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM ...............................................................................................................35
2.2 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................36
2.2.1 Mơ hình 1: Mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố tác động
đến cấu trúc tài chính ........................................................................................37
2.2.2 Mơ hình 2: Mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ vay ngân
hàng ngắn hạn. ..................................................................................................38
2.2.3 Mơ hình 3: Mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ vay ngân
hàng dài hạn. .....................................................................................................39

2.2.4 Mơ hình 4: Nghiên cứu cấu trúc tài chính tác động đến nợ vay ngân hàng
ngắn hạn ............................................................................................................40
2.2.5 Mơ hình 5: Nghiên cứu cấu trúc tài chính tác động đến nợ vay ngân hàng
dài hạn ...............................................................................................................40


iii

2.3

NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU .............41

2.3.1Nguồn số liệu khảo sát ..............................................................................41
2.3.2Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Tp.HCM ............................................................................................................41
2.3.2Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu .....................................................43
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẤU TRƯC TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.............................45
3.1 MÔ TẢ THỐNG KÊ CÁC BIẾN PHỤ THUỘC VÀ BIẾN ĐỘC LẬP ........45
3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH 1 ........................................................48
3.2.1 Kiểm định Hausman.................................................................................48
3.2.2 Kết quả ƣớc lƣợng ....................................................................................48
3.2.3 Kiểm định mơ hình ..................................................................................49
3.2.4 Phân tích sự khác biệt về cấu trúc tài chính giữa các ngành trong nghiên
cứu .....................................................................................................................51
3.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH 2 ........................................................53
3.3.1 Kiểm định Hausman.................................................................................53
3.3.2 Kết quả ƣớc lƣợng ....................................................................................53
3.3.3 Kiểm định mơ hình ..................................................................................54

3.3.4 Phân tích sự khác biệt về nợ vay ngân hàng ngắn hạn giữa các ngành
trong nghiên cứu ...............................................................................................56
3.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH 3 ........................................................58
3.4.1 Kiểm định Hausman.................................................................................58
3.4.2 Kết quả ƣớc lƣợng ....................................................................................58
3.4.3 Kiểm định mơ hình ..................................................................................59
2.4.4 Phân tích sự khác biệt về nợ vay ngân hàng dài hạn giữa các ngành trong
nghiên cứu .........................................................................................................61
3.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH 4 ........................................................63
3.5.1 Kiểm định Hausman.................................................................................63
3.5.2 Kết quả ƣớc lƣợng ....................................................................................63


iv

3.6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH 5 ........................................................66
3.6.1 Kiểm định Hausman.................................................................................66
3.6.2 Kết quả ƣớc lƣợng ....................................................................................66
3.7 PHÁT HIỆN MỚI TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................68
3.8

HẠN CHẾ CỦA MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU..............................................73

3.9

ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM......................73
Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT THEO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT, NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH ........................................................................................................................78
4.1

ĐỀ XUẤT THEO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

NIÊM YẾT, NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
.....................................................................................................................78
4.1.1 Đối với các nhà nghiên cứu .....................................................................78
4.1.2 Đối với doanh nghiệp, nhà đầu tƣ ............................................................78
4.1.3 Đối với ngân hàng ....................................................................................79
4.1.4 Đối với Chính phủ ....................................................................................80
4.2

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI LÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU TIẾP

THEO ....................................................................................................................82
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................87
PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................90
PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................96
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................101
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................104
PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................107
PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................109
PHỤ LỤC 7 .............................................................................................................111


1

LỜI MỞ ĐẦU

TÍNH CẤP THIẾT VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Theo xu thế phát triển của nền kinh tế xã hội thì các tổ chức tài chính ở Việt
Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển của các ngân hàng thƣơng mại
trong những năm gần đây, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp
cận với vốn đi vay đáp ứng với nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp mình.
Từ năm 2008 đến nay, diễn biến kinh tế vĩ mô của các quốc gia trên thế giới
và Việt Nam phức tạp; thị trƣờng tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
bắt đầu gặp khó khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu. Năm 2011,
9 tháng đầu năm 2012 và những năm tiếp theo tiếp tục là những năm khó khăn.
Điều đó làm ảnh hƣởng rất lớn đến việc sử dụng nợ vay và tiếp cận nợ vay ngân
hàng của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, cho
biết 9 tháng đầu năm 2012, có hơn 40 nghìn doanh nghiệp đang gặp khó khăn, phải
giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011. Điều đáng
lƣu ý là từ đầu năm 2011 cho đến hết Quý III năm 2012 đã có khoảng xấp xỉ
100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản. Con số này rất lớn,
trong khi các năm trƣớc, mỗi năm chỉ có khoảng 5 – 7.000 doanh nghiệp giải thể và
phá sản. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động không hiệu quả và mất khả năng
thanh khoản, khoản nợ tăng lên trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp mà trong
đó chủ yếu là nợ vay ngân hàng, một gánh nặng cho doanh nghiệp, từ thực tế này,
tác giả đặt ra vấn đề cần nghiên cứu cấu trúc tài chính ảnh hƣởng đến nợ vay ngân
hàng nhƣ thế nào?.
Từ trƣớc đến nay, hầu hết các nghiên cứu liên quan cấu trúc tài chính đều
khơng đề cập đến nợ vay hoặc một số nghiên cứu số liệu khảo sát chỉ dừng lại ở 1
năm nên chƣa thấy đƣợc tác động theo thời gian,...
Do vậy, tác giả tiến hành thu thập số liệu 4 năm để xây dựng mơ hình tìm ra
mối quan hệ để chứng minh sự ảnh hƣởng của cấu trúc tài chính đến nợ vay ngân
hàng với mẫu nghiên cứu 170 doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khốn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu cơ sở thực



2
nghiệm để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo của họ; cung cấp cho các doanh
nghiệp, các nhà đầu tƣ những bằng chứng làm cơ sở trong công tác quản trị doanh
nghiệp; giúp các ngân hàng trong công tác xây dựng các chỉ tiêu chấm điểm xếp
hạng tín dụng khi thẩm định cho vay; và cuối cùng kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp
cho các cơ quan Nhà nƣớc có thêm thơng tin thực nghiệm để từ đó xây dựng hoặc
sửa đổi các chính sách tài kinh tế - tài chính nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt
động của các doanh nghiệp cũng nhƣ giảm nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “ Nghiên cứu cấu trúc tài chính ảnh hƣởng
đến nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khốn Thành phố Hồ Chí Minh” là thực sự cần thiết trong tình hình thực tiễn hiện
nay.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với những lý thuyết về cấu trúc tài chính, lý thuyết nợ vay ngân hàng của các
doanh nghiệp và các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc kết hợp với thực tiễn tại Việt Nam trong thời gian qua, tác giả xây dựng mơ
hình các nhân tố để làm rõ mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và nợ vay ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau đây:
- Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp?
- Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn, dài hạn
của các doanh nghiệp hay ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng cần xem xét đến
những nhân tố nào liên quan đến quyết định đi vay của doanh nghiệp?
- Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và nợ vay ngân hàng theo chiều hƣớng
nhƣ thế nào?
Kết quả nghiên cứu đƣợc vận dụng trong việc nghiên cứu tiếp theo của các nhà
nghiên cứu; vận dụng đối với các doanh nghiệp niêm yết, các ngân hàng thƣơng mại
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng nghiên cứu: Cấu trúc tài chính và các khoản nợ vay ngân hàng
của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí

Minh.


3
- Phạm vi nghiên cứu: tác giả sử dụng số liệu báo cáo tài chính từ năm 2008
đến năm 2011 của 170 doanh nghiệp thuộc 11 ngành (ngoại trừ các doanh nghiệp
hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm thuộc mã ngành K theo danh sách phân
ngành của Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc Việt Nam năm 2011) niêm yết trên Sở
Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh đã đƣợc kiểm tốn bởi Cơng ty
kiểm tốn độc lập theo quy định của Bộ Tài chính. Tác giả chọn mẫu hơn 50% số
lƣợng doanh nghiệp tính đến cuối ngày 31/12/2011 theo từng nhóm ngành đƣợc
phân loại theo Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tác giả sử dụng các phƣơng pháp thu thập dữ liệu từ các phƣơng tiện thông
tin đại chúng đáng tin cậy, các tài liệu chuyên ngành, các kết quả nghiên cứu trƣớc đó.
- Sử dụng các phƣơng pháp tính tốn, so sánh, làm sạch dữ liệu trƣớc khi đƣa
vào mơ hình tính tốn.
- Xây dựng các nhân tố đƣa vào mơ hình kinh tế lƣợng, bằng phƣơng pháp hồi
quy tuyến tính
- Sử dụng các chƣơng trình nhƣ Microsoft Office Excel, Eviews để hỗ trợ tính
tốn trong nghiên cứu.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đƣợc chia làm 4 chƣơng. Bao gồm:
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ẢNH HƢỞNG ĐẾN
NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP
Chƣơng 2: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CẤU TRƯC TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG
ĐẾN NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẤU TRƯC TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG

ĐẾN NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chƣơng 4: VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT, NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ẢNH
HƢỞNG ĐẾN NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1

CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính là cơ cấu các loại nguồn vốn hình thành nên các loại tài sản
của doanh nghiệp. Cơ cấu các loại nguồn vốn là sự kết hợp các khoản nợ ngắn hạn,
các khoản nợ trung dài hạn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Hay nói cách khác
cấu trúc tài chính là cấu trúc các nguồn tài trợ cho hoạt động của một doanh nghiệp,
bao gồm tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và tài trợ bằng vốn vay.
Khi tài sản đƣợc hình thành từ vốn vay có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng
địn bẩy tài chính, đồng nghĩa với việc tạo ra một cấu trúc tài chính mới. Chính vì
vậy, mà thuật ngữ địn bẩy tài chính cũng hàm ý cấu trúc tài chính của doanh
nghiệp.
Sử dụng địn bẩy tài chính để đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp tài trợ
cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Khi một doanh nghiệp vay tiền,
doanh nghiệp luôn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, các cổ đông chỉ nhận
đƣợc những gì cịn lại sau khi chi trả cho chủ nợ. Do đó, vay nợ đƣợc xem nhƣ là

tạo ra địn bẩy. Đối với ngân hàng, căn cứ vào đòn bẩy tài chính để ấn định mức lãi
suất cho vay. Đối với doanh nghiệp, địn bẩy tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý lựa
chọn cấu trúc tài chính hợp lý nhất cho doanh nghiệp. Thơng qua địn bẩy tài chính
nhà đầu tƣ thấy đƣợc rủi ro về tài chính của doanh nghiệp và từ đó dẫn đến các
quyết định đầu tƣ của mình.
Cấu trúc tài chính là một khái niệm trừu tƣợng, nên khi nghiên cứu về lĩnh
vực này, các nhà nghiên cứu đã cụ thể hóa bằng nhiều cách đo khác trong các cơng
trình của mình. Đây là một vấn đề cần quan tâm vì mỗi cách đo lƣờng khác nhau
đều ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu, không giống nhƣ các định nghĩa phổ biến
trong các giáo trình tài chính. Rajan và Zingales (1995) cho rằng định nghĩa về cấu
trúc tài chính tùy thuộc vào mục tiêu phân tích. Theo đó, cấu trúc tài chính cũng
hàm ý địn bẩy tài chính hay địn bẩy nợ. Do vậy, tác giả sử dụng chỉ tiêu tổng nợ


5
trên tổng tài sản để đại diện cho cấu trúc tài chính nhằm phản ánh mức độ sử dụng
nợ trong cấu trúc tài chính của từng doanh nghiệp và đƣợc tính tốn nhƣ :
Tổng nợ
Cấu trúc tài chính

=

(1.1)
Tổng tài sản

1.1.2 Các thành phần của cấu trúc tài chính
Vốn chủ sở hữu: là các nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Nguồn
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm: vốn đầu tƣ của chủ sở hữu, thặng dƣ
vốn cổ phần, các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, các
quỹ và lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối. Đặc trƣng của nguồn vốn chủ sở hữu là

thời gian sử dụng nguồn vốn dài, không chịu áp lực trả nợ và tạo điều kiện để huy
động các nguồn vốn khác.
Nợ phải trả: bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn nhƣ: phải trả ngƣời bán, ngƣời
mua trả tiền trƣớc, các khoản nợ thuế, nợ ngƣời lao động, nợ vay ngân hàng hay nợ
vay các tổ chức tài chính khác, phát hành các cơng cụ nợ, thuê tài sản, các nguồn
vốn chiếm dụng khác,…Nợ phải trả của doanh nghiệp có đặc trƣng là thời hạn sử
dụng có giới hạn và phải chịu áp lực trả nợ.
Sự kết hợp của nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả dùng để tài trợ cho quyết
định đầu tƣ để hình thành nên tài sản của một doanh nghiệp. Khi nói đến cấu trúc tài
chính là nói đến nợ và vốn chủ sở hữu và mục tiêu của một doanh nghiệp là hƣớng
tới một cấu trúc tài chính tối ƣu.
Cấu trúc tài chính tối ƣu là cấu trúc tài chính mà tại đó tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp (lợi nhuận của cổ đông đƣợc tối đa), tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và tối
thiểu hóa rủi ro. Đây đƣợc xem nhƣ là bộ ba cần đạt đƣợc của bất kỳ một doanh
nghiệp nào nhƣng lại là bộ ba bất khả thi. Theo quan điểm trên thì cấu trúc tài chính
tối ƣu chỉ tồn tại trên lý thuyết. Trên thực tế, nợ cao luôn song hành với rủi ro cao.
Một doanh nghiệp có sử dụng nợ cao sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho cổ đơng từ
tấm chắn thuế của lãi vay.
Nhƣng chi phí lãi vay là chi phí tài chính cố định, trong suốt thời gian vay nợ


6
địi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra cho mình một lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay lớn
hơn hoặc bằng với phần chi phí lãi vay để có nguồn trả nợ, đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp phải ln có dịng tiền dƣơng. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp vay nợ
càng nhiều thì các cổ đơng địi hỏi một tỷ suất sinh lời cao hơn cho phần vốn góp
của mình và chủ nợ yêu cầu chi phí phải trả cho mỗi đồng nợ tăng thêm cũng cao hơn.
Do vậy, không thể khẳng định các doanh nghiệp nên vay bao nhiêu là đủ
trong cấu trúc tài chính của mình và lựa chọn sử dụng bao nhiêu nợ tùy thuộc vào
đặc thù của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Chính vì thế, khơng thể

áp dụng một cấu trúc tài chính tối ƣu cho tất cả các doanh nghiệp. Do vậy, mỗi một
doanh nghiệp có thể xác định cho mình một cấu trúc tài chính riêng để tìm kiếm lợi
nhuận cao, chi phí sử dụng vốn, rủi ro thấp thì phải dựa vào những cơ sở lý thuyết
và những nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đó về cấu trúc tài chính.
1.1.3 Một số lý thuyết về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
1.1.3.1 Lý thuyết MM của Modigliani và Miller
Năm 1958, lý thuyết MM (Franco Modigliani và Merton Miller) cho rằng
trong thị trƣờng hồn hảo thì chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp và
giá trị của doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn. Đây là lý thuyết quan trọng làm
tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo của các nhà kinh tế học.
Năm 1963, Modigliani và Miller tiếp tục nghiên cứu và đƣa ra quan điểm
mới về tính liên quan giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp với việc có tính đến
ảnh hƣởng của thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong trƣờng hợp có thuế, giá trị một
doanh nghiệp sử dụng nợ bằng giá trị doanh nghiệp không sử dụng nợ ở cùng một
dạng rủi ro cộng với khoản lợi từ việc sử dụng nợ (khoản lợi này chính là hiện giá
của tấm chắn thuế do sử dụng nợ, giá trị của tấm chắn thuế hàng năm bằng thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với tỷ lệ lãi vay và nhân với giá trị nợ). Nhƣ vậy,
theo MM việc sử dụng nợ hay tỷ số nợ tăng lên làm gia tăng giá trị doanh nghiệp vì
chi phí lãi vay là một khoản chi phí đƣợc khấu trừ trong thu nhập chịu thuế của
doanh nghiệp nên khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay để tài trợ sẽ xuất hiện khoản tiết
kiệm bằng tiền tăng thêm đối với các nhà đầu tƣ.
Giá trị doanh

= Giá trị nếu đƣợc tài trợ hoàn

+

PV

(1.2)



7
nghiệp

toàn bằng vốn cổ phần

(tấm chắn thuế)

[17, trang 372]
Nhƣ vậy, theo MM thì các doanh nghiệp muốn nâng cao giá trị doanh nghiệp
thì phải gia tăng sử dụng nợ trong cấu trúc tài chính của mình. Nhƣng trên thực tế,
nhiều doanh nghiệp có mức sinh lợi cao nhƣng khơng có sử dụng nợ hoặc có cũng ở
mức độ thấp. Để giải thích điều này, Miller đã lập luận rằng tiết kiệm thuế rịng từ
nợ vay của doanh nghiệp có thể bằng không khi xem xét cả thuế thu nhập cá nhân
(Tp hoặc TpE) cũng nhƣ thuế thu nhập doanh nghiệp (Tc). Lãi từ việc tài trợ bằng nợ
không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣng chịu thuế thu nhập cá nhân. Lợi
nhuận vốn cổ phần chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣng phần lớn có thể tránh
đƣợc thuế thu nhập cá nhân nếu là lãi vốn. Nhƣ vậy, thuế suất thuế thu nhập cá nhân
thực tế đánh trên lợi nhuận cổ phần (TpE) thƣờng thấp hơn thuế suất thuế thu nhập
cá nhân thông thƣờng áp dụng cho lãi từ chứng khoán nợ (Tp). Điều này làm giảm
lợi thế tƣơng đối của nợ:
1-Tp
Lợi thế tƣơng đối của nợ = -----------------------

(1.3)

(1-TpE)(1-Tc)
Nếu lãi từ chứng khoán nợ và lợi nhuận vốn cổ phần chịu thuế suất bằng thuế
suất thuế thu nhập cá nhân thì lợi thế tƣơng đối bằng 1/(1-Tc). [17, trang 373]

Lý thuyết MM về cấu trúc vốn1 đƣợc xem là lý thuyết hiện đại lý giải quan
hệ giữa giá trị doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn và mức độ sử dụng nợ của doanh
nghiệp. Đây là lý thuyết quan trọng làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo của
các nhà kinh tế học.
1.1.3.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn
Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn đề cập đến việc doanh nghiệp sẽ quyết định

1

Cấu trúc vốn (Capital structure). Trong phần liên quan đến các lý thuyết về cấu trúc tài chính của luận văn
này, tác giả sử dụng thuật ngữ “cấu trúc vốn” hàm ý là cấu trúc tài chính. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp bao
gồm Nợ ngắn hạn thƣờng xuyên, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Cấu trúc tài chính bằng cấu trúc vốn cộng nợ
ngắn hạn tạm thời.


8
tài trợ bao nhiêu nợ và bao nhiêu vốn chủ sở hữu cho các hoạt động của mình nhằm
cân đối giữa chi phí và lợi nhuận. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc xem xét ƣu nhƣợc
điểm của các nguồn tài trợ và thừa nhận các tỷ lệ nợ mục tiêu có thể khác nhau giữa
các doanh nghiệp2. Khi tài trợ bằng nợ thì chi phí lãi vay sẽ đƣợc khấu trừ trong thu
nhập chịu thuế của doanh nghiệp, do vậy làm tăng lợi nhuận sau thuế, làm tăng giá
trị doanh nghiệp từ đó làm tăng thu nhập trên mỗi cổ phần cho các cổ đông. Tuy
nhiên, nếu sử dụng nợ nhiều sẽ làm tăng chi phí khốn khó tài chính3 và từ đó làm
gia tăng rủi ro vỡ nợ. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng doanh nghiệp nên sử
dụng nợ đến điểm tại đó giá trị biên của lá chắn thuế bằng với chi phí khốn khó tài
chính biên. (Frank và Goyal, 2007). Khi đó doanh nghiệp đạt đƣợc cấu trúc vốn tối
ƣu (Hình 1.1).
Điểm xác định cấu trúc vốn tối ƣu là tại đó với mỗi lƣợng nợ tăng thêm thì:
PV(tấm chắn thuế) = PV( chi phí khốn khó tài chính)


(1.4)

Hình 1.1 cho thấy giá trị doanh nghiệp đƣợc phân thành ba phần:
Giá trị
doanh
nghiệp

Giá trị nếu đƣợc
=

tài trợ hồn tồn
bằng vốn cổ phần

PV
+

(tấm chắn
thuế)

PV
-

(chi phí khốn

(1.5)

khó tài chính)
[17, trang 379]

2


Các doanh nghiệp có tài sản hữu hình an tồn và nhiều thu nhập chịu thuế để đƣợc khấu trừ nên có tỷ lệ nợ
mục tiêu cao. Các doanh nghiệp khơng sinh lợi có các tài sản vơ hình nhiều rủi ro nên dựa chủ yếu vào tài trợ
vốn cổ phần.
3
Chi phí khốn khó tài chính dịch từ “Financial distress cost.”


9
Hình 1.1 : Cấu trúc vốn tối ưu và giá trị doanh nghiệp
Giá trị thị trƣờng
doanh nghiệp (V)

VL = VU + TcD
PV(chi phí khốn khó

Giá trị doanh nghiệp

tài chính)

tối đa VL*

Giá trị thực
PV (tấm
chắn thuế)

VU

VU
Giá trị doanh nghiệp đƣợc tài trợ

hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu
D*

Tỷ lệ nợ (D)

Tỷ lệ nợ tối ƣu

Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2009, Tài chính doanh nghiệp căn bản

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn giải thích mỗi một ngành thì các doanh
nghiệp xác định cho mình một tỷ lệ nợ tối ƣu, nhƣng chƣa giải thích đƣợc tại sao
các doanh nghiệp sinh lợi nhất trong cùng ngành thƣờng có cấu trúc vốn bảo thủ
nhất (vay ít nhất).
1.1.3.3 Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết trật tự phân hạng khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của lý thuyết đánh
đổi là giải thích đƣợc tại sao các doanh nghiệp sinh lợi nhất lại có cấu trúc vốn bảo
thủ nhất. Trật tự phân hạng là kết quả của thông tin bất cân xứng. Thông tin bất cân
xứng dùng để chỉ rằng nhà quản lý biết nhiều về các tiềm năng cũng nhƣ rủi ro và
các giá trị của doanh nghiệp mình hơn là các nhà đầu tƣ từ bên ngồi. Do thơng tin
bất cân xứng giữa ngƣời bên trong và ngƣời bên ngồi, các doanh nghiệp sẽ thích
tài trợ bởi các nguồn vốn bên trong hơn là nguồn vốn bên ngoài. Nếu các khoản tài
trợ bên ngoài là khơng thể tránh khỏi thì các khoản nợ ít rủi ro sẽ đƣợc ƣu tiên sử
dụng và cuối cùng là khoản tăng vốn góp thơng qua việc huy động các cổ đơng mới
(Myers và Majluf, 1984).
Hình 1.2 cho thấy một trật tự phân hạng, theo đó đầu tƣ của doanh nghiệp sẽ
đƣợc tài trợ trƣớc tiên bằng vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận giữ lại; rồi mới đến
vay nợ mới; và cuối cùng phát hành vốn cổ phần mới.


10

Lý thuyết trật tự phân hạng nhấn mạnh đến giá trị của các thặng dƣ tài
chính4. Có thặng dƣ tài chính thì doanh nghiệp sẽ ƣu tiên lựa chọn tài trợ bằng vốn
nội bộ trƣớc mặc dù chi phí sử dụng vốn cao. Điều đó làm cho nợ vay ngân hàng
giảm trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Hình 1.2: Trật tự phân hạng của các lựa chọn tài trợ
ĐẦU TƢ

Vốn nội bộ

Phát hành

Phát hành

chủ yếu là

nợ mới hay

cổ phần

lợi nhuận

vay nợ ngân

mới

giữ lại

hàng
Khi doanh nghiệp đã sử dụng
hết khả năng vay nợ, khi có

mối đe dọa của các chi phí
khốn khó tài chính

Theo lý thuyết trật tự phân hạng các doanh nghiệp có khả năng sinh lời nhất
thƣờng vay ít và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong ngành tƣơng quan
nghịch với cấu trúc tài chính.
Lý thuyết trật tự phân hạng chƣa giải thích các khác biệt trong cấu trúc tài
chính giữa các ngành. Năm 1984, hai nhà nghiên cứu Myers và Majluf cho rằng sẽ
khơng có một cấu trúc vốn tối ƣu áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Lý thuyết
này về sau đƣợc mở rộng bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhƣ Krasker (1986),
Brennan và Kraus (1987), Noe (1988).
1.1.3.4 Lý thuyết chi phí đại diện
Vấn đề đại diện luôn chứa đựng mâu thuẫn tiềm tàng về lợi ích giữa chủ nợ,
cổ đơng và ngƣời quản lý doanh nghiệp trong quản trị tài chính. Và chi phí đại diện
là chi phí phát sinh mà ngƣời chủ sở hữu doanh nghiệp phải gánh chịu khi có sự
4

Thặng dƣ tài chính (hay dịng tiền thừa hay cịn gọi là dòng tiền tự do của doanh nghiệp): Financial Slack


11
tách bạch giữa quyền sở hữu (owership) và quyền quản lý (control). Do vậy, một tỷ
lệ nợ cao sẽ gây áp lực trả nợ cho các nhà quản lý, điều đó sẽ hạn chế nhà quản lý
đầu tƣ vào các dự án có nhiều rủi ro (Theo Brealey, Myers và Stewart, 2008).
Bài nghiên cứu năm 1976 của Jenshen và Meckling cho rằng có hai dạng
mâu thuẫn về đại diện: mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà quản lý doanh nghiệp và
mâu thuẫn giữa cổ đơng và chủ nợ. Chính sự mâu thuẫn cơ bản này đã tạo nên chi
phí đại diện. Và cho rằng một cấu trúc vốn tối ƣu có thể đạt đƣợc bằng việc cân đối
giữa chi phí đại diện với lợi ích do sử dụng nợ, chi phí đại diện làm giảm lợi ích do
sử dụng nợ để tài trợ.

Tóm lại, theo lý thuyết chi phí đại diện thì doanh nghiệp nên sử dụng vốn
vay trong cấu trúc tài chính của mình. Tức là, nợ vay ngân hàng sẽ tăng lên trong
cấu trúc tài chính, điều đó, gây áp lực trả nợ cho các nhà quản lý sẽ làm giảm chi
phí đại diện.
1.1.3.5 Lý thuyết tín hiệu
Việc lựa chọn cấu trúc vốn của một doanh nghiệp có thể truyền những dấu
hiệu cho ngƣời đầu tƣ bên ngoài về thông tin của ngƣời bên trong doanh nghiệp. Lý
thuyết này bắt đầu từ cơng trình của Ross (1977) và Lyland, Pyle (1977). Theo đó,
nhà quản lý biết rõ hơn nhà đầu tƣ bên ngoài về triển vọng của doanh nghiệp. Khi
doanh nghiệp đƣợc dự báo sẽ có triển vọng hoạt động tốt, nhà quản lý không muốn
chia sẻ lợi nhuận với những ngƣời chủ sở hữu mới, tức là họ lựa chọn hình thức sử
dụng thêm nợ vay ngân hàng, nợ vay ngân hàng sẽ tăng lên. Ngƣợc lại, khi doanh
nghiệp dự báo có triển vọng khơng sáng sủa, nhà quản lý mong muốn chia sẻ những
rủi ro này với những ngƣời chủ mới của doanh nghiệp. Do vậy, khi một doanh
nghiệp công bố phát hành thêm cổ phần mới hay vay nợ, sự kiện này có thể đƣợc
coi là đang cung cấp một tín hiệu cho thị trƣờng tài chính về viễn cảnh tƣơng lai của
doanh nghiệp. Các hành động làm tăng nợ vay trong cấu trúc tài chính thƣờng gắn
với thu nhập cổ phần dƣơng và ngƣợc lại các hành động làm giảm nợ vay trong cấu
trúc tài chính thƣờng gắn với thu nhập cổ phần âm.


12
1.2 NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm nợ vay ngân hàng
Nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp là một khoản tiền đƣợc ngân hàng cho
doanh nghiệp vay, nhằm sử dụng vào mục đích tài trợ cho hoạt động kinh doanh và
có thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
Nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp đƣợc cấu thành nên cấu trúc tài chính
của doanh nghiệp. Tùy theo quyết định tài trợ cũng nhƣ nhu cầu của doanh nghiệp
mà ngân hàng thiết kế các sản phẩm phù hợp tƣơng ứng với các thể loại ngắn hạn,

trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và các dự án đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp. Và phần nợ vay ngân hàng là một
bộ phận của nợ phải trả trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: nợ vay
ngân hàng ngắn hạn và nợ vay ngân hàng dài hạn đến hạn trả; nợ vay ngân hàng dài
hạn.
Khi xem xét các nhân tố tác động đến nợ vay ngân hàng ngắn hạn, nợ vay
ngân hàng dài hạn của doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét doanh nghiệp đã sử
dụng bao nhiêu nợ vay ngân hàng để tài trợ cho tổng tài sản. Do vậy, nợ vay ngân
hàng ngắn hạn và nợ vay ngân hàng dài hạn của doanh nghiệp đƣợc tính toán nhƣ
sau:
Tỷ lệ nợ vay ngân
hàng ngắn hạn
Tỷ lệ nợ vay ngân
hàng dài hạn

Nợ vay ngân hàng ngắn hạn
=

(1.6)
Tổng tài sản
Nợ vay ngân hàng dài hạn

=

(1.7)
Tổng tài sản

Trong hoạt động cho vay (hoạt động tín dụng) của ngân hàng, đơi khi ngân
hàng không thu hồi đƣợc vốn gốc và lãi do khách hàng sử dụng vốn không đạt hiệu
quả dẫn đến không trả đƣợc nợ vay ngân hàng. Trƣờng hợp ngân hàng không thu

hồi đƣợc tiền cho vay đƣợc xem là rủi ro tín dụng.


×