Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam trong giai đoạn 2006 2010 và tỷ số tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
WX

NGUYỄN THIÊN TÚ

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
VỀ QUAN HỆ GIỮA Ý KIẾN KIỂM TỐN
ĐỐI VỚI BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
VÀ TỶ SỐ TÀI CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
WX

NGUYỄN THIÊN TÚ

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
VỀ QUAN HỆ GIỮA Ý KIẾN KIỂM TỐN
ĐỐI VỚI BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
VÀ TỶ SỐ TÀI CHÍNH
Chun ngành :


Mã số
:

Kế tốn
60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS VŨ HỮU ĐỨC

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM ĐOAN
Họ tên học viên:
Ngày sinh:

Nguyễn Thiên Tú

13/06/1986

Nơi sinh: TP.HCM

Trúng tuyển đầu vào năm: 2009
Là tác giả của đề tài luận văn: Nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa ý kiến kiểm toán đối
với báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và tỷ số tài
chính

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Vũ Hữu Đức
Ngành: Kế toán

Mã ngành: 60.34.30

Bảo vệ luận văn ngày: 3

tháng: 1

năm: 2013

Điểm bảo vệ luận văn: 8,1
Tôi cam đoan đã chỉnh sửa nội dung luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài trên, theo góp ý
của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2013

Người cam đoan

Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hội đồng chấm luận văn 05 (năm) thành viên gồm:
Chủ tịch:


PGS. TS Phạm Văn Dược

Phản biện 1: PGS. TS Trần Thị Giang Tân
Phản biện 2: TS Nguyễn Đình Hùng
Thư ký:

TS Nguyễn Thị Thu Hiền

Ủy viên:

TS Trần Phước


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu
tham khảo của luận văn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Thiên Tú


MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 1

4.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................ 2

6.

Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 2


1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ GIỮA Ý KIẾN CỦA KIỂM
TOÁN VIÊN VÀ TỶ SỐ TÀI CHÍNH....................................................................... 4
1.1 KIỂM TỐN VÀ Ý KIẾN KIỂM TỐN............................................................ 4
1.1.1 Kiểm tốn báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán ............................................... 4
1.1.2 Các dạng ý kiến kiểm toán.................................................................................. 4
1.1.2.1 Căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành.................................... 4
1.1.2.2 Đổi mới chuẩn mực kiểm toán về báo cáo kiểm toán tại Việt Nam.................. 6
1.2 TỶ SỐ TÀI CHÍNH .............................................................................................. 7


1.2.1 Khái quát về tỷ số tài chính................................................................................. 7
1.2.2 Các nhóm tỷ số tài chính chủ yếu ....................................................................... 7
1.2.3 Khả năng sử dụng các tỷ số tài chính để dự đốn tình hình hoạt động của
doanh nghiệp ..................................................................................................... 12
1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý KIẾN KIỂM TOÁN VÀ TỶ SỐ TÀI CHÍNH ........ 14
1.3.1 Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm tốn và tình hình hoạt động của doanh nghiệp 14
1.3.2 Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và tỷ số tài chính ...................................... 15
Kết luận chương 1 ........................................................................................................ 19
2 CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH DỰ ĐỐN Ý KIẾN KIỂM TỐN VIÊN DỰA VÀO
TỶ SỐ TÀI CHÍNH ................................................................................................... 20
2.1 MƠ HÌNH .......................................................................................................... 20
2.1.1 Chọn lựa phương pháp nghiên cứu ................................................................... 20
2.1.2 Chọn lựa ban đầu các biến đưa vào mô hình .................................................... 21
2.1.2.1 Phân tích khả năng thanh tốn ....................................................................... 23
2.1.2.2 Phân tích khả năng sinh lời ............................................................................ 24
2.1.2.3 Phân tích khả năng hoạt động ........................................................................ 25
2.1.2.4 Phân tích cơ cấu tài chính .............................................................................. 26
2.1.2.5 Phân tích sự phát triển về quy mô công ty...................................................... 27
2.1.3 Chọn mẫu công ty nghiên cứu .......................................................................... 29
2.2 CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU .............................................................................. 31

2.2.1 Kiểm tra mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc........................ 31
2.2.2 Ứng dụng phân tích biệt số phân tích với các biến ban đầu ............................. 32
2.2.3 Ứng dụng phân tích biệt số phân tích với các biến đã chọn lọc ....................... 33


2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 33
2.3.1 Kiểm tra mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc........................ 33
2.3.2 Phân tích biệt số với các biến độc lập ban đầu ................................................. 35
2.3.2.1 Ước lượng hệ số hàm phân biệt...................................................................... 35
2.3.2.2 Xác định mức ý nghĩa ..................................................................................... 38
2.3.2.3 Giải thích kết quả............................................................................................ 39
2.3.3 Ứng dụng phân tích biệt số với các biến được chọn lọc................................... 43
Kết luận chương 2 ........................................................................................................ 48
3 CHƯƠNG 3: TÓM TẮT NGHIÊN CỨU, NHỮNG BÀN LUẬN VÀ GỢI Ý
TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO ................................................................................................................ 49
3.1 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................. 49
3.2 NHỮNG BÀN LUẬN VÀ GỢI Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................... 51
3.2.1 Bàn luận về kết quả nghiên cứu ........................................................................ 51
3.2.2 Những gợi ý từ kết quả nghiên cứu................................................................... 54
3.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO...................................... 56
3.3.1 Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................... 56
3.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................................................. 57
Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 59
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TH

:

Tỷ số thanh toán hiện hành

PT

:

Sự thay đổi tài sản hằng năm trên tổng tài sản năm trước

DB

:

Tỷ số tổng tài sản trên tổng nợ

T1

:

Tỷ số vốn lưu chuyển trên tổng tài sản

T2

:

Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản


T3

:

Suất sinh lời trên tổng tài sản

T4

:

Tỷ số vốn cổ phần trên tổng nợ phải trả

T5

:

Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 :

Các biến độc lập được sử dụng trong nghiên cứu......................... 28

Bảng 2.2 :

Bảng xếp hạng các tỷ số tài chính................................................. 34

Bảng 2.3 :


Kết quả kiểm định Kruskal Wallis ................................................ 35

Bảng 2.4 :

Bảng thống kê theo nhóm ý kiến kiểm tốn.................................. 36

Bảng 2.5 :

Bảng kiểm tra sự bằng nhau của giá trị trung bình từng nhóm..... 37

Bảng 2.6 :

Ma trận tương quan nội bộ nhóm chung ....................................... 37

Bảng 2.7 :

Tỷ số giữa tổng các độ lệch bình phương giữa các nhóm và tổng
các độ lệch bình phương trong nội bộ nhóm................................. 38

Bảng 2.8 :

Hệ số Wilks’ Lambda.................................................................... 38

Bảng 2.9 :

Hệ số hàm phân biệt chưa chuẩn hóa............................................ 39

Bảng 2.10 :

Centroid của từng nhóm ý kiến kiểm toán .................................... 40


Bảng 2.11 :

Bảng kết quả phân loại.................................................................. 41

Bảng 2.12 :

Bảng hệ số chuẩn hóa của hàm phân biệt ..................................... 42

Bảng 2.13 :

Hệ số tương quan kết cấu .............................................................. 42

Bảng 2.14 :

Hệ số Wilks’ Lambda.................................................................... 43

Bảng 2.15 :

Hệ số hàm phân biệt chưa chuẩn hóa............................................ 44

Bảng 2.16 :

Centroid của từng nhóm ý kiến kiểm tốn .................................... 44

Bảng 2.17 :

Bảng kết quả phân loại.................................................................. 45

Bảng 2.18 :


Bảng hệ số chuẩn hóa của hàm phân biệt ..................................... 46

Bảng 2.19 :

Hệ số tương quan kết cấu .............................................................. 46


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 :

Tóm tắt về cỡ mẫu, biến tài chính, biến phi tài chính, phương pháp
nghiên cứu của các mơ hình trước đó

Phụ lục 2 :

Tóm tắt về kết quả nghiên cứu của các mơ hình trước đó

Phụ lục 3 :

Danh sách các cơng ty niêm yết sử dụng trong mơ hình


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đê tài
Nghiên cứu mô hình dự đốn ý kiến kiểm tốn viên trên báo cáo kiểm toán là
một hướng nghiên cứu thực nghiệm khá phát triển. Thơng qua các tỷ số liên quan
đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động, nhiều mơ hình đã được phát triển tại

các quốc gia. Các mơ hình này một mặt cung cấp một cơng cụ cho kiểm toán viên,
mặt khác giúp nhận định các nhân tố tác động đến ý kiến của kiểm tốn viên nhằm
có những gợi ý cho các cơng ty kiểm tốn.
Tại Việt Nam hiện nay hầu như là chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này.
Nhận thấy sự thú vị của hướng nghiên cứu này cũng như mong muốn đóng góp vào
hình thành một cơng cụ hỗ trợ kiểm tốn viên trong công việc, tôi quyết định thực
hiện đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa ý kiến kiểm tốn đối với
báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
và tỷ số tài chính”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
o Tìm ra mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính
của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và các
tỷ số tài chính.
o Đưa ra mơ hình dự đốn ý kiến kiểm tốn đối với báo cáo tài chính
của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam dựa trên các tỷ số tài chính.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
o Đối tượng nghiên cứu: ý kiến kiểm toán và các tỷ số tài chính trên báo
cáo tài chính.
o Phạm vi nghiên cứu: các công ty niêm yết tại thị trường chứng khốn
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Các cơng ty niêm yết trên không
bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng,
chứng khốn, bảo hiểm…)


2

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng bao gồm hai nghiên cứu
chính:
o Phân tích tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc với

phương pháp phân tích phi tham số Kruskall Wallis.
o Áp dụng phương pháp phân tích biệt số để đưa ra mơ hình dự đốn ý
kiến kiểm tốn viên.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
o Ý nghĩa khoa học: tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ số tài chính và ý
kiến kiểm tốn thơng qua các nghiên cứu trước đó trên thế giới. Từ đó
đóng góp một mơ hình phân biệt ý kiến kiểm tốn viên dựa vào tỷ số
tài chính trong bối cảnh Việt Nam.
o Ý nghĩa thực tiễn: Mơ hình hỗ trợ kiểm toán viên đưa ra quyết định
cuối cùng về ý kiến kiểm tốn dựa vào các tỷ số có thể xác định được
dựa vào các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
6. Nội dung nghiên cứu
o Chương 1: Cơ sở lý luận về quan hệ giữa ý kiến của kiểm tốn viên
và tỷ số tài chính. Chương này sẽ trình bày sơ nét về kiểm tốn báo
cáo tài chính và ý kiến của kiểm toán viên, khái quát về tỷ số tài
chính, khả năng sử dụng tỷ số tài chính để dự đốn tình hình hoạt
động của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa ý kiến kiểm tốn và tình
hình hoạt động và các nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa ý kiến
kiểm toán và các tỷ số tài chính.
o Chương 2: Mơ hình dự đốn ý kiến của kiểm tốn viên dựa vào tỷ số
tài chính. Chương này trình bày phương pháp chọn mẫu và các biến
độc lập, phương pháp kiểm định phi tham số và phương pháp phân
tích biệt số để dự đốn ý kiến kiểm tốn. Cuối cùng là trình bày kết
quả nghiên cứu đạt được.


3

o Chương 3: Tóm tắt nghiên cứu, các gợi ý từ kết quả nghiên cứu, hạn
chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. Chương này sẽ tóm tắt

đề tài, đưa ra gợi ý sử dụng mơ hình hỗ trợ kiểm tốn viên trong việc
trình bày ý kiến vê báo cáo tài chính. Ngồi ra, nghiên cứu cịn đánh
giá các hạn chế của đề tài chưa khắc phục được, từ đó đưa ra các đề
xuất cho những nghiên cứu trong tương lai.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ GIỮA Ý KIẾN
CỦA KIỂM TỐN VIÊN VÀ TỶ SỐ TÀI CHÍNH
1.1 KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ Ý KIẾN KIỂM TỐN
1.1.1 Kiểm tốn báo cáo tài chính và ý kiến kiểm tốn
Kiểm tốn báo cáo tài chính là việc kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn đưa
ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài
chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán (Quốc
hội, 2011).
Theo chuẩn mực kiểm toán số 200, mục tiêu của kiểm tốn báo cáo tài chính
là giúp cho kiểm tốn viên và các cơng ty kiểm tốn đưa ra ý kiến về sự trình bày
trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, về sự tuân thủ pháp luật và các quy định
nhà nước của đơn vị được kiểm tốn (Bộ Tài chính, 1999).
Như vậy, ý kiến kiểm tốn là mục đích sau cùng của một cuộc kiểm tốn báo
cáo tài chính. Ý kiến kiểm tốn phản ảnh tổng hợp kết quả cơng việc kiểm tốn và
cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính một sự đảm bảo hợp lý.
1.1.2 Các dạng ý kiến kiểm toán báo cáo tài chính
1.1.2.1 Căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, điều 34 quy định: căn cứ kết
quả kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra một trong các loại ý kiến về báo cáo tài chính,
như sau:
− Ý kiến chấp nhận toàn phần

− Ý kiến chấp nhận từng phần
− Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến)
− Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược)


5

Đối với những báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm tốn, và phù hợp với
chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, kiểm toán viên đưa ra ý kiến
chấp nhận tồn phần. Trong trường hợp kiểm tốn viên khơng thu thập được bằng
chứng kiểm tốn cần thiết và không thực hiện được thủ tục thay thế phù hợp, nếu
ảnh hưởng của giới hạn phạm vi kiểm toán nêu trên được xem là trọng yếu nhưng
chưa ảnh hưởng đến tổng thể báo cáo tài chính thì kiểm tốn viên đưa ra ý kiến
chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ (do giới hạn phạm vi kiểm toán); nhưng nếu
ảnh hưởng đến tổng thể báo cáo tài chính thì kiểm tốn viên xem xét đến ý kiến từ
chối đưa ra ý kiến. Trong trường hợp kiểm toán viên và ban giám đốc bất đồng ý
kiến trong việc trình bày một hoặc vài khoản mục trên báo cáo tài chính dẫn đến sai
lệch trọng yếu nhưng chưa ảnh hưởng đến tổng thể báo cáo tài chính thì kiểm tốn
viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ (do không nhất trí với ban
giám đốc); nhưng nếu ảnh hưởng đến tổng thể báo cáo tài chính thì kiểm tốn viên
đưa ra ý kiến không chấp nhận. Đối với trường hợp tồn tại sự kiện không chắc chắn
xảy ra trong tương lai, nằm ngồi khả năng kiểm sốt của đơn vị được kiểm tốn và
kiểm tốn viên, nếu sự kiện đó được xem là có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài
chính thì kiểm tốn viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần dạng tùy thuộc vào.
Bên cạnh việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, kiểm tốn viên cũng có thể
trình bày đoạn nhấn mạnh về một số các yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến báo
cáo tài chính nhưng khơng làm thay đổi ý kiến của kiểm toán viên. Các vấn đề
thường được kiểm tốn viên lưu ý là khi thơng tin đính kèm với báo cáo tài chính
khơng nhất qn với báo cáo tài chính, hoặc khi khách hang cịn tồn tại yếu tố

không chắc chắn trọng yếu liên quan đến điều kiện gây ra nghi ngờ về giả định hoạt
động liên tục và thông tin này đã được công bố đầy đủ trong phần thuyết minh báo
cáo tài chính…


6

1.1.2.2 Đổi mới chuẩn mực kiểm toán về báo cáo kiểm toán tại Việt Nam
Nhằm mục tiêu hướng đến xu thế hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh
vực kế toán và kiểm toán, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được soạn thảo lại có
nội dung tương tự với chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
Chuẩn mực kiểm toán mới (dự thảo) gồm 36 chuẩn mực. Liên quan đến báo
cáo kiểm tốn và ý kiến kiểm tốn có ba chuẩn mực:
− VSA 700 – Hình thành ý kiến kiểm tốn và báo cáo kiểm tốn về báo cáo tài
chính.
− VSA 705 – Ý kiến kiểm tốn khơng phải là ý kiến chấp nhận toàn phần
− VSA 706 – Đoạn nhấn mạnh vấn đề và vấn đề khác trong báo cáo kiểm tốn về
báo cáo tài chính.
So sánh hai hệ thống chuẩn mực này về phương diện ý kiến kiểm toán, ta
thấy có hai điểm khác nhau cơ bản. Thứ nhất, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam sắp
ban hành gộp ý kiến ngoại trừ, ý kiến không chấp nhận và ý kiến từ chối đưa ra ý
kiến thành dạng ý kiến khơng phải là ý kiến chấp nhận tồn phần. Vậy theo chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam dự thảo phân loại thành hai dạng ý kiến kiểm tốn chính
là ý kiến chấp nhận tồn phần và ý kiến khơng phải là ý kiến chấp nhận tồn phần.
Thứ hai, khi có yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn liên quan đến sự kiện có
thể xảy ra trong tương lai, nằm ngồi khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán
viên thì kiểm tốn đưa ra ý kiến có đoạn nhấn mạnh thay vì ý kiến chấp nhận từng
phần dạng tùy thuộc vào. Vậy, chuẩn mực kiểm toán dự thảo đã loại bỏ ý kiến chấp
nhận từng phần dạng tùy thuộc vào.
Các chuẩn mực trên còn đang trong giai đoạn chuẩn bị ban hành. Những thay

đổi cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế sẽ giúp Việt Nam mau hòa nhập với các
thông lệ chung trên thế giới.


7

1.2 TỶ SỐ TÀI CHÍNH
1.2.1 Khái quát về tỷ số tài chính
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của một
doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các tỷ số tài chính. Tỷ số tài chính là giá trị
biểu hiện mối quan hệ giữa hai hay nhiều số liệu tài chính với nhau. Các tỷ số tài
chính khi đứng một mình cung cấp thơng tin khá hạn chế. Chúng chỉ hữu ích thực
sự khi được so sánh giữa các kỳ với nhau, giữa tỷ số của doanh nghiệp với số liệu
của các doanh nghiệp trong ngành hoặc giữa thực hiện với kế hoạch. Vì vậy,
phương pháp phân tích tỷ số tài chính chủ yếu là so sánh.
Tỷ số tài chính giúp nhà phân tích tìm ra được xu hướng phát triển của doanh
nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư hoặc các chủ nợ kiểm tra được tình hình tài chính
của doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra là tại sao chúng ta không sử dụng các số liệu của các khoản
mục có sẵn trên báo cáo tài chính để so sánh mà lại sử dụng tỷ số tài chính. Có hai
lý do cho việc sử dụng các tỷ số tài chính:
Thứ nhất, khi ta so sánh khả năng sinh lời của hai doanh nghiệp, chúng ta
không thể chỉ lấy lợi nhuận của chúng so sánh với nhau. Bởi vì với cùng mức lợi
nhuận như nhau trong khoảng thời gian như nhau, nhưng doanh nghiệp nào có số tài
sản ít hơn thì khả năng sinh lời sẽ cao hơn.
Thứ hai, khi so sánh tỷ số tài chính của một công ty với tiêu chuẩn của
ngành, người ta thường sử dụng tỷ số tài chính trung bình của ngành. Sự khác biệt
giữa tỷ số tài chính của cơng ty và tiêu chuẩn của ngành sẽ cho biết tình hình hoạt
động của cơng ty, vị trí của cơng ty trong ngành.
1.2.2 Các nhóm tỷ số tài chính chủ yếu

Có bốn nhóm tỷ số tài chính chủ yếu là: phân tích khả năng thanh tốn, phân
tích khả năng hoạt động, phân tích cơ cấu tài chính, phân tích khả năng sinh lời.
− Phân tích khả năng thanh tốn: khả năng thanh tốn là năng lực về tài chính mà
doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh tốn các khoản nợ khi đến hạn.
Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền, các khoản phải thu, tài sản có thể
chuyển đổi nhanh thành tiền như hàng tồn kho.


8

o Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio): đo lường khả năng doanh
nghiệp thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Tỷ số thanh
toán hiện hành được tính bằng cơng thức sau:
Tài sản ngắn hạn

Tỷ số thanh toán

=

hiện hành

Nợ ngắn hạn

Hệ số này càng cao thì doanh nghiệp có khả năng trả nợ càng lớn nhưng q
cao thì khơng phải là tốt vì tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp quá nhiều thì hiệu
quả sử dụng tài sản sẽ khơng cao.
o Tỷ số thanh tốn nhanh (Quick Ratio): đo lường mức thanh khoản cao hơn,
chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính tốn như
tiền, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc nợ phải thu ngắn hạn có thể chuyển
đổi nhanh thành tiền. Hàng tồn kho không được xem là tài sản có thể chuyển

đổi nhanh thành tiền nên bị loại ra khi tính tỷ số này.

Tỷ số thanh
toán nhanh

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
=

Nợ ngắn hạn

o Tỷ số vốn lưu chuyển trên tổng tài sản (Working capital to total assets ratio):
cho thấy tỷ trọng của vốn lưu chuyển so với tổng tài sản. Trong đó, vốn lưu
chuyển được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn trừ nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu vốn
lưu chuyển được dùng để xem xét khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
của cơng ty trong hiện tại. Vì vốn lưu chuyển là một số tuyệt đối nên hạn chế
trong việc so sánh giữa các doanh nghiệp khác biệt về quy mơ. Vì vậy, tỷ số
vốn lưu chuyển trên tài sản giúp hạn chế khuyết điểm này. Khi tỷ số này âm
hoặc nhỏ sẽ phản ảnh một khả năng thanh toán kém.

Tỷ số vốn lưu chuyển
trên tổng tài sản

Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
=
Tổng Tài sản


9

− Phân tích khả năng hoạt động: các tỷ số tài chính phân tích khả năng hoạt động

của doanh nghiệp được dùng để đo lường khả năng tổ chức và điều hành doanh
nghiệp, đồng thời cho thấy tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
o Vòng quay tổng tài sản (Total Asset Turnover Ratio): đo hiệu quả sử dụng
tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản thì tạo
ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay nói cách khác là vốn của doanh nghiệp
quay được bao nhiêu vòng trong một chu kỳ kinh doanh.
Doanh thu thuần

Vòng quay tổng

=

tài sản

Tổng Tài sản

o Vòng quay hang tồn kho (Inventory Turnover Ratio): được dùng để đo lường
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua hiệu quả sử dụng tài sản lưu
động mà cụ thể là hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho được tính bằng cơng
thức sau:
Vịng quay
hang tồn kho

Giá vốn hang bán
=
Giá trị hang tồn kho

Bên cạnh vòng quay hàng tồn kho, chỉ tiêu số ngày tồn kho bình quân cũng
được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Số ngày tồn kho
bình qn cho biết một vịng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp mất bao nhiêu

ngày và được xác định bằng cơng thức:
Số ngày tồn kho
bình qn

Số ngày trong kỳ
=
Vịng quay hàng tồn kho

Thơng thường, một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là một năm tài
chính. Vì vậy, số ngày trong kỳ thơng thường được sử dụng là 360 ngày. Số ngày
tồn kho bình quân càng lớn tương đương với việc vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ
chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho khá chậm, vốn được sử dụng không hiệu
quả và ngược lại.


10

o Vòng quay nợ phải thu (Receivables Turnover Ratio) : được dùng để đo
lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vòng quay nợ phải thu thể hiện
tốc độ luân chuyển nợ phải thu hay khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Chỉ
tiêu này càng lớn chứng tỏ nợ thu hồi càng nhanh. Vịng quay nợ phải thu được
tính bằng cơng thức sau:
Vịng quay nợ
phải thu

=

Doanh thu bán chịu thuần
Nợ phải thu


Bên cạnh vòng quay nợ phải thu, chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cũng được sử
dụng để đo lường khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được tính bằng cơng
thức sau:
Kỳ thu tiền
bình qn

=

Số ngày trong kỳ
Vòng quay nợ phải thu

Nếu rút ngắn kỳ thu tiền bình quân thì chẳng những tăng tốc độ luân chuyển
vốn lưu động mà còn giảm bớt được rủi ro trong khâu thanh tốn.
− Phân tích cơ cấu tài chính (cịn gọi là địn bẩy tài chính): cơ cấu tài chính được
xem như là một chính sách tài chính thơng qua các khoản nợ vay để khuếch đại lợi
nhuận cho doanh nghiệp, chính vì vậy cịn gọi cơ cấu tài chính là địn bẩy tài chính.
Các phép đo địn bẩy tài chính là cơng cụ để xác định xác suất doanh nghiệp mất
khả năng thanh toán. Nợ quá nhiều sẽ dẫn tới xác suất phá sản và kiệt quệ tài chính.
Tuy nhiên, nợ là một dạng tài trợ tài chính quan trọng và tạo “lá chắn thuế” cho
doanh nghiệp do lãi suất tiền vay được tính như một khoản chi phí hợp lệ.
o Tỷ số nợ (Debt Ratio): được dùng để đo lường tương quan giữa nợ phải trả
và tổng tài sản. Các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng
thấp thì món nợ càng được đảm bảo thanh tốn khi doanh nghiệp có khả năng
phá sản. Tuy nhiên, các chủ sở hữu doanh nghiệp muốn có một tỷ số nợ cao vì
họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh và việc tăng thêm vốn chủ sở hữu có thể làm
giảm quyền điều hành hay kiểm soát của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ

=


Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản


11

− Phân tích khả năng sinh lời: khả năng sinh lời của doanh nghiệp là kết quả của
việc sử dụng tất cả tài sản doanh nghiệp nắm giữ. Chính vì vậy, phân tích khả năng
sinh lời tức là phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
o Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sales – ROS): đo lường lượng
lãi ròng tức lợi nhuận sau thuế trong một đồng doanh thu thu được. Các ngành
khác nhau thì sẽ có lợi nhuận biên tế khác nhau. Trong cùng một ngành, nếu
cơng ty nào có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn thì chứng tỏ cơng ty đó
quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn.
Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu

Lãi ròng
=
Doanh thu thuần

Trong cơng thức trên, một số nhà phân tích sử dụng tử số là lợi nhuận trước và
chi phí lãi vay. Lý do là cách tính này giúp loại bỏ ảnh hưởng của thuế và cơ
cấu tài chính đến việc so sánh khả năng quản lý chi phí của cơng ty.
o Suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Assets - ROA): đo lường khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp, qua đó đo lường hiệu quả sử
dụng và quản lý nguồn tài sản của một doanh nghiệp. Khi tính tốn chỉ tiêu
ROA, nhà phân tích thường sử dụng một trong hai cơng thức sau:
Lợi nhuận sau thuế
ROA


=
Tổng vốn

Hoặc:
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
ROA

=

Tổng vốn

Tuy nhiên, trong hai công thức này, công thức sử dụng lợi nhuận trước thuế
và lãi vay để tính ROA phản ánh tốt hơn về mặt ý nghĩa. Vì lợi nhuận trước thuế và
lãi vay là kết quả mà doanh nghiệp sử dụng tồn bộ tài sản của mình để tạo ra,
không phân biệt người thụ hưởng kết quả này là chủ doanh nghiệp hay chủ nợ cho
vay; cũng giống như tồn bộ tài sản khơng phân biệt tài sản đó có được do tự đầu tư
hay đi vay.


12

o Suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (Return on Equity – ROE): đo lường
khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần, qua đó đo
lường hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho
các cổ đông cổ phần phổ thông.
Lãi cho cổ đông cổ phần phổ thơng
ROE

=

Tổng vốn cổ phần phổ thơng

ROE cịn được tính theo cơng thức sau:
Lợi nhuận sau thuế
ROE

=
Tổng vốn cổ phần phổ thông

1.2.3 Khả năng sử dụng các tỷ số tài chính để dự đốn tình hình hoạt động của
doanh nghiệp
Tỷ số tài chính được sử dụng cho rất nhiều mục đích. Người ta có thể dùng
tỷ số tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của một công ty, hoặc đánh giá năng lực
làm việc của ban giám đốc, hoặc sự phát triển về quy mô của cơng ty trong thời
gian kinh doanh trước đó… Ngồi ra, tỷ số tài chính cịn được sử dụng cho mục
đích dự đốn. Các nhà phân tích hoặc kế tốn thường sử dụng tỷ số tài chính để dự
đốn các biến tài chính trong tương lai. Riêng những nhà nghiên cứu sử dụng tỷ số
tài chính trong mơ hình thống kê để dự đốn khả năng phá sản của cơng ty hoặc
đánh giá rủi ro, dự đốn hệ số tín nhiệm của cơng ty… Các mơ hình đáng chú ý là
mơ hình của Horrigan (1966) dùng phương pháp phân tích tương quan, Pinches và
Mingo (1973) dùng phương pháp phân tích biệt số để dự đốn điểm của trái phiếu
các cơng ty… Hoặc mơ hình phân tích đơn biến của Beaver (1966) sử dụng các tỷ
số tài chính trong giai đoạn năm năm trước khi các doanh nghiệp phá sản để dự
đoán khả năng phá sản với xác suất đoán đúng khá cao. Đến năm 1968, Atman đã
sử dụng phương pháp phân tích biệt số trong mơ hình Z – score để phân tích tín
dụng, phân tích đầu tư và đánh giá khả năng không thể tiếp tục hoạt động của các
công ty.


13


Sau đó, kỹ thuật này được áp dụng ở nhiều nước và nhiều ngành nghề khác
nhau, và đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong ngành ngân hàng. Việc sử dụng Z –
score để phân tích và dự đốn ngày càng mở rộng hơn và được ưu tiên trong việc dự
đốn sự phá sản của các cơng ty. Một số các mơ hình khác cũng sử dụng tỷ số để dự
đốn sự phá sản của doanh nghiệp như mơ hình của Wilcox (1976), mơ hình của
Ohlson (1980) và mơ hình của Zavgren (1985)… Bên cạnh mơ hình dự đốn phá
sản doanh nghiệp, việc sử dụng tỷ số tài chính cịn giúp các nhà nghiên cứu đưa ra
các mơ hình dự đoán rủi ro doanh nghiệp mà sự phát triển mạnh nhất của loại mơ
hình này là sử dụng tỷ số tài chính để dự đốn chỉ số beta như mơ hình của
Thompson (1976), Roenfeldt và Cooley (1978)...
Vậy, việc sử dụng các tỷ số tài chính để dự đốn khả năng hoạt động của các
công ty đã được đưa vào nghiên cứu từ rất lâu và càng ngày càng được nghiên cứu
sâu hơn và áp dụng rộng rãi hơn tại nhiều nước trên thế giới. Các nhà nghiên cứu
cũng đã mở rộng lĩnh vực nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cả mục đích
nghiên cứu để tận dụng hết khả năng dự đốn của các tỷ số tài chính đối với tình
hình hoạt động của cơng ty. Trong nghiên cứu này, tỷ số tài chính được sử dụng để
dự đốn khả năng cơng ty niêm yết có đươc nhận ý kiến chấp nhận tồn phần của
kiểm tốn viên hay khơng. Khả năng dự đốn của tỷ số tài chính đối với tình hình
hoạt động của cơng ty đã được chứng minh bởi những nghiên cứu vừa nêu trên.
Phần tiếp theo của đề tài sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa ý kiến kiểm tốn và tình hình
hoạt động của doanh nghiệp.


14

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý KIẾN KIỂM TOÁN VÀ TỶ SỐ TÀI CHÍNH
1.3.1 Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm tốn và tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 quy định, kiểm tốn viên và
cơng ty kiểm tốn sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần nếu báo cáo tài chính sau

khi kiểm tốn phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình
tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành hoặc được chấp nhận tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi tình hình hoạt động của doanh nghiệp khơng tốt
sẽ gây ra nhiều vấn đề khiến kiểm toán viên phải cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra ý
kiến kiểm toán. Sự cân nhắc kỹ lưỡng vốn là công việc của kiểm toán viên trong bất
kỳ cuộc kiểm toán nào. Tuy nhiên, đối với những cơng ty có tình hình hoạt động
khơng tốt, kiểm toán viên càng phải cẩn thận hơn, đánh giá kỹ hơn những áp lực,
thách thức của công ty đang gặp phải, xem xét khả năng những khó khăn đó làm
ảnh hưởng đến tính chính trực của ban lãnh đạo.
Đặc biệt là với cơng ty niêm yết, vì sức ép rất lớn đối với việc phải đạt được
chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch trong điều kiện tình hình hoạt động gặp nhiều khó
khăn, các cơng ty này có khả năng sẽ sử dụng các thủ thuật kế toán để “làm đẹp”
báo cáo tài chính, biến lỗ thành lãi, biến lãi ít thành lãi nhiều để giữ giá cổ phiếu,
tránh sức ép của cổ đông, hoặc nhằm thu hút vốn từ các cổ đông tiềm năng khác
giúp công ty đứng vững trong điều kiện kinh doanh khó khăn.
Họ cũng có thể lợi dụng các ước tính kế tốn để giảm chi phí từ đó tăng lợi
nhuận theo mong muốn. Các biện pháp giảm chi phí có thể được sử dụng là thay đổi
chính sách khấu hao nhằm giảm chi phí khấu hao, hoặc việc cắt giảm các chi phí
hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, duy tu và bảo dưỡng thiết
bị… Để tăng lợi nhuận, bên cạnh việc giảm phí, các cơng ty niêm yết cũng thường
tăng doanh thu bằng cách ghi nhận doanh thu khơng có thật hoặc doanh thu của
năm sau vào năm hiện tại. Việc ghi nhận doanh thu ảo như vậy chẳng những làm
tăng lợi nhuận mà còn cải thiện tính thanh khoản của doanh nghiệp gây ra sai lệch
nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính. Các sai lệch này nếu trọng yếu này sẽ bị


15

kiểm tốn viên u cầu điều chỉnh và có thể gây ra sự bất đồng giữa kiểm toán viên

và ban giám đốc. Nếu bàn luận và thương lượng không giải quyết được vấn đề thì
có khả năng kiểm tốn viên sẽ đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận tồn phần.
Cũng với mục đích hạn chế những điểm xấu, khơng muốn kiểm tốn viên
phát hiện ra những sai lệch trên báo cáo tài chính, cơng ty được kiểm tốn có thể
giới hạn phạm vi kiểm tốn bằng cách áp đặt một số các điều khoản của hợp đồng
kiểm tốn, hoặc khơng thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán, lẩn
tránh trách nhiệm, từ chối cung cấp thông tin, bằng chứng cần thiết, hay ngăn chặn
cơng việc của kiểm tốn viên… Trong những trường hợp như vậy, kiểm toán viên
thực hiện thủ tục kiểm toán thay thế khác một cách hợp lý. Nếu không thể thu thập
được bằng chứng kiểm toán cần thiết, kiểm toán viên sẽ cân nhắc đưa ra ý kiến khác
với ý kiến chấp nhận tồn phần.
Khi tình hình hoạt động của doanh nghiệp khơng tốt, và thậm chí vi phạm
giả định hoạt động liên tục, kiểm toán viên sẽ cân nhắc sự đầy đủ của việc công bố
thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính và đưa ra ý kiến kiểm tốn.
Tóm lại, tình hình hoạt động của cơng ty được kiểm toán là yếu tố quan
trọng trong việc kiểm toán viên cân nhắc xem xét khi đưa ra ý kiến kiểm toán.
1.3.2 Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm tốn và tỷ số tài chính
Từ những vấn đề đã nêu trên, chúng ta thấy rõ tỷ số tài chính và tình hình
hoạt động của cơng ty có quan hệ mật thiết với nhau; bên cạnh đó, ý kiến kiểm tốn
lại có mối liên hệ khá chặt chẽ với tình hình hoạt động của cơng ty. Theo tính chất
bắc cầu, tỷ số tài chính và ý kiến kiểm tốn cũng có tương quan với nhau. Điều đó
đã được chứng minh bởi rất nhiều nghiên cứu trên thế giới (phụ lục 1 và phụ lục 2).
Nghiên cứu đầu tiên được kể đến là mơ hình sử dụng phương pháp xác suất
của Dopouch và cộng sự (1987) sử dụng biến tài chính và biến thị trường để dự
đốn kiểm tốn viên có đưa ra ý kiến chấp nhận tồn phần hay khơng. Kết quả cho
thấy biến quan trọng nhất trong việc dự đoán ý kiến kiểm toán là biến giả lợi nhuận
của doanh nghiệp năm hiện tại, sự thay đổi lợi nhuận cơng ty trừ lợi nhuận trung
bình ngành và sự thay đổi của tỷ số tài chính tổng nợ đối với tổng tài sản.



×