Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 102 trang )

This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-1-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------&------

PHẠM THỊ THU HÀ

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
TP.HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ LOAN
TP.HCM – Năm 2008


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-2LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng bản
thân tôi. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung luận
văn trung thực. Đồng thời cam kết rằng kết quả quá trình nghiên cứu của


luận văn này chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào.
Học viên

Phạm Thị Thu Hà


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-3MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1

1.1 Các yếu tố chính trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM

1

1.1.1 Thị trường ngoại hối và hàng hóa của thị trường ngoại hối


1

1.1.2 Tỷ giá hối đối

2

1.1.3 Những chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối

5

1.1.3.1 Các ngân hàng Thương mại

5

1.1.3.2 Những nhà môi giới

6

1.1.3.3 Ngân hàng Trung ương

6

1.1.3.4 Chủ thể khác

6

1.1.4 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại hối

7


1.1.4.1 Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay (Spot)

7

1.1.4.2 Nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn (Forward)

8

1.1.4.3 Nghiệp vụ ngoại hối hoán đổi (Swap)

9

1.1.4.4 Nghiệp vụ ngoại hối quyền chọn (Option)

9

1.1.4.5 Nghiệp vụ ngoại hối tương lai (Futures)

11

1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ

12

1.2.1 Đối với nền kinh tế

12

1.2.2 Đối với NHTM


12

1.3 Những điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM
1.3.1 Những tiền đề từ nội lực của NHTM

13
13


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-41.3.1.1 Chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ lâu dài và
hiệu quả

13

1.3.1.2 Nguồn nhân lực chuyên nghiệp đủ năng lực để tham gia vào
hoạt động kinh doanh ngoại tệ

14

1.3.1.3 Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
ngoại tệ

14

1.3.1.4 Nâng cao năng lực tài chính ngân hàng

14


1.3.2 Những điều kiện thuận lợi từ mơi trường vĩ mơ

15

1.3.2.1 Những thay đổi trong chính sách và quy định liên quan đến hoạt
động kinh doanh ngoại tệ

15

1.3.2.2 Cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã có những
bước tích cực
1.4 Quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ

16
16

1.4.1 Rủi ro về tỷ giá hối đoái

16

1.4.2 Rủi ro về thanh khoản

18

1.4.3 Rủi ro về tín dụng

18

1.5 Kinh nghiệm của một số ngân hàng trong phát triển hoạt động kinh doanh
ngoại tệ


19

1.5.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
(Eximbank)

19

1.5.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

21
22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG TP.HCM

23

2.1 Giới thiệu về tổ chức và hoạt động kinh doanh tại VCBHCM

23

2.1.1 Cơ cấu tổ chức tại VCBHCM

23

2.1.2 Các hoạt động kinh chủ yếu của VCBHCM


25

2.2 Thực trạng về phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCBHCM
2.2.1 Tổ chức kinh doanh ngoại tệ tại VCBHCM
2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ VCBHCM

27
27
27


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-52.2.1.2 Những chính sách và qui định liên quan đến hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của VCBHCM

30

2.2.2 Kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM
giai đoạn 2005 -2008

33

2.2.2.1 Về doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ

33

2.2.2.2 Về thị trường của hoạt động kinh doanh ngoại tệ


35

2.2.2.3 Về cơ cấu khách hàng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ

40

2.2.2.4 Về mục đích của hoạt động kinh doanh ngoại tệ

43

2.2.2.5 Về cơ cấu nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

44

2.2.2.6 Về thị phần của hoạt động kinh doanh ngoại tệ

46

2.2.2.7 Về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ

48

2.3 Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và nguyên nhân
2.3.1 Những hạn chế

53
53

2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kinh doanh ngoại
tệ


56
2.3.2.1 Nguyên nhân từ phía VCBHCM

56

2.3.2.2 Nguyên nhân từ phía hệ thống VCB

57

2.3.2.3 Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô

59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG TP.HCM

63

3.1 Mục tiêu và phương hướng cho hoạt động kinh doanh tại VCBHCM

63

3.1.1 Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng của VCB đến năm 2010


63

3.1.2 Định hướng chung của VCBHCM tới năm 2010

63

3.1.3 Mục tiêu và phương hướng cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ

64

3.2 Các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCBHCM

65

3.2.1 Nhóm giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
VCBHCM

65

3.2.1.1 Phát triển khách hàng cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ

65

3.2.1.2 Phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

71

3.2.1.3 Phát triển thị trường cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ

74



This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-63.2.1.4 Phát triển hoạt động tự doanh của bộ phận Dealer
3.2.2 Quản lý rủi ro với hoạt động kinh doanh ngoại tệ

76
80

3.2.2.1 Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ
3.2.2.2 Phân cấp trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

80
81

3.3 Các giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
VCBHCM
3.3.1 Kiến nghị với Hội sở chính VCB

83
83

3.3.1.1 Hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ ngân hàng

83

3.3.1.2 Thực hiện tốt việc phân cấp, phân quyền cho các chi nhánh cấp


83

3.3.1.3 Nâng cao chất lượng về công nghệ

83

3.3.1.4 Xây dựng trụ sở giao dịch và nâng cấp tiện nghi giao dịch.

84

3.3.1.5 Đẩy nhanh tiến độ xây dựng VCB thành tập đồn Tài chính –
Ngân hàng

85

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

86

3.3.2.1 Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường liên ngân hàng và hoàn
thiện cơ chế tỷ giá

86

3.3.2.2 Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về hoạt động kinh
doanh ngoại tệ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


87
87


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-7CÁC TỪ VIẾT TẮT
KDNT

Kinh doanh ngoại tệ.

BGĐ

Ban giám đốc

XNK

Xuất nhập khẩu.

NH

Ngân hàng.

NHNN

Ngân hàng nhà nước.

NHTW

Ngân hàng Trung ương.


NHTM

Ngân hàng thương mại.

TMCP

Thương mại cổ phần.

NHNT

Ngân hàng Ngoại thương.

STB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gịn Thương tín.

TCKT

Tổ chức kinh tế.

TCTD

Tổ chức tín dụng.

TTQT

Thanh tốn quốc tế.

VCB


Ngân hàng Ngoại thương Việt nam.

HSC

Hội sở chính.

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu.

VAB

Ngân hàng TMCP Việt Á.

EAB

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á.

EIB

Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt

Nam.
VCBHCM

Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP.HCM.

Đvt


Đơn vị tính.


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-8DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1

Doanh số mua ngoại tệ trong nước

Bảng 2.2

Tình hình mua bán ngoại tệ theo khách hàng của VCBHCM

Bảng 2.3

Doanh số mua bán ngoại tệ theo nghiệp vụ của VCBHCM

Bảng 2.4

Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM

Bảng 2.5

Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ và tổng lợi nhuận của VCBHCM

Bảng 2.6

Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM và hệ thống VCB


Bảng 2.7

Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM và một số NH TMCP
trên địa bàn TP.HCM


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-9DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 01: Tăng trưởng doanh số mua bán ngoại tệ của VCBHCM
Đồ thị 02: Tốc độ tăng trưởng doanh số mua bán ngoại tệ trong nước của
VCBHCM
Đồ thị 03: Tốc độ tăng trưởng doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế
của VCBHCM
Đồ thị 04: Tỷ trọng mua bán ngoại tệ phân theo thị trường của VCBHCM
Đồ thị 05: Tỷ trọng mua bán ngoại tệ theo khách hàng năm 2005 của VCBHCM
Đồ thị 06: Tỷ trọng mua bán ngoại tệ theo khách hàng năm 2006 của VCBHCM
Đồ thị 07: Tỷ trọng mua bán ngoại tệ theo khách hàng năm 2007 của VCBHCM
Đồ thị 08: Tỷ trọng mua bán ngoại tệ theo khách hàng năm 2008 của VCBHCM
Đồ thị 09: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM phân theo mục đích
Đồ thị 10: Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tự doanh của bộ phận Dealer 6 tháng đầu
năm 2008
Đồ thị 11: Tốc độ tăng trưởng doanh số mua bán ngoại tệ theo nghiệp vụ của
VCBHCM
Đồ thị 12: Tỷ trọng mua bán ngoại tệ theo nghiệp vụ của VCBHCM
Đồ thị 13: Tỷ trọng doanh số mua bán ngoại tệ của VCBHCM và Hệ thống VCB
Đồ thị 14: Tỷ trọng doanh số mua bán ngoại tệ của VCBHCM và Hệ thống Ngân
hàng trên địa bàn TpHCM
Đồ thị 15: Tăng trưởng lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM

Đồ thị 16: Tỷ trọng lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ 6 tháng đầu năm 2008
Đồ thị 17: Tỷ trọng lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM và hệ thống
VCB
Đồ thị 18: Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của VCBHCM và một số NHTMCP
trên địa bàn TpHCM


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01

Mô tả ngoại hối theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Sơ đồ 02

Tóm tắt các các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối

Sơ đồ 03

Tổ chức CN ngân hàng TMCP Ngoại Thương TP.HCM

Sơ đồ 04

Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCBHCM


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.


-11LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thị trường tài
chính mở cửa tạo cơ hội cho các ngân hàng nước ngoài thâm nhập sâu hơn vào thị
trường trong nước làm cho thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam trong thời gian tới
sẽ có nhiều chuyển biến mới. Nếu tận dụng được “bước đệm” này, hệ thống NHTM
Việt Nam nói chung và VCBHCM nói riêng sẽ có điều kiện tiếp nhận và triển khai
các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng. Đồng
thời, việc tham gia một “sân chơi” bình đẳng và chuyên nghiệp hơn sẽ góp phần tạo
động lực thúc đẩy các NHTM Việt Nam phải tự “đổi mới” mình đáp ứng các chuẩn
mực quốc tế về chất lượng tín dụng; hiệu quả kinh doanh ngoại tệ; chất lượng dịch
vụ; quản lý rủi ro; trình độ cơng nghệ…Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt
động kinh doanh ngoại tệ có chức năng vơ cùng quan trọng là cung cấp ngoại tệ
trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như giúp luân chuyển các khoản đầu tư
quốc tế và cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu xuất khẩu,
thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư hay đi vay bằng ngoại tệ.
Như vậy nhu cầu về ngoại tệ cho doanh nghiệp cũng như sự phát triển nghiệp
vụ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại nói chung và VCBHCM nói
riêng trong tiến trình hội nhập là rất lớn. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ
của VCBHCM đang bị cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng TMCP mới được thành
lập cũng như từ các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam theo cam kết
gia nhập của WTO. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt
động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương
TP.HCM” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu. Với mong muốn tìm hiểu thực tế các nghiệp vụ kinh
doanh ngoại tệ và phân tích thực trạng phát triển, nhận ra những hạn chế và nguyên
nhân tồn tại trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCBHCM. Từ đó đưa ra một số
giải pháp, kiến nghị góp phần phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCBHCM
và góp phần cung cấp những thơng tin hữu ích cho các nhà quản lý hoạt động kinh
doanh ngoại tệ tại VCBHCM.



This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-123. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
VCBHCM.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau bao gồm phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê,
so sánh kết hợp với những kiến thức của các mơn học về tài chính, ngân hàng và
những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về hoạt
động kinh doanh ngoại tệ.
- Ý nghĩa thực tiễn: đề xuất các giải pháp giúp VCBHCM duy trì thế mạnh
trong các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ truyền thống đồng thời và phát triển hơn nữa
các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hiện đại trong nền kinh tế đang phát triển và hội
nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
của VCBHCM nói riêng và hệ thống Vietcombank nói chung.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu gồm ba chương chính:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động về hoạt động kinh doanh ngoại tệ

của Ngân hàng Thương mại.
 Chương 2: Thực trạng về phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại

VCBHCM.
 Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại


VCBHCM.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn hẹp, học viên khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp qúy báu của qúy
Thầy Cơ để học viên điều chỉnh, hồn thiện luận văn và mở rộng kiến thức của mình
trong cơng tác nghiên cứu sau này. Trân trọng cám ơn Quý Thầy cô.


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-1CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI
HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Cùng với sự phát triển của ngoại thương và hệ thống ngân hàng, hoạt động
kinh doanh ngoại hối phát triển ngày càng đa dạng và phong phú. Có thể nói cơ sở để
hình thành các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của NHTM là hoạt động ngoại thương.
Nói đến ngoại thương là nói đến thanh tốn quốc tế, kinh doanh ngoại hối, các dịch
vụ đối ngoại của ngân hàng.
1.1.1 Thị trường ngoại hối và hàng hóa của thị trường ngoại hối
 Thị trường ngoại hối
Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với nhu cầu giao dịch và
trao đổi ngoại tệ giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh tế và xã
hội, đặc biệt là phục vụ cho sự phát triển của ngoại thương
Thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, trao
đổi các loại ngoại tệ và các hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ.
 Hàng hóa của thị trường ngoại hối
Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối. Trên thực tế người ta
chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ; cịn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được
giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn trở thành ngoại tệ để giao dịch

trên thị trường ngoại hối, trước hết phải bán (chiết khấu) giấy tờ có giá để thu được
ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán.
Như vậy, đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối gồm:
- Mua bán các đồng tiền khác nhau (ln có ngoại tệ tham gia).
- Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế.


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-2Ngày nay, do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể, vì vậy khi nói đến thị
trường ngoại hối người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các đồng tiền khác
nhau hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối thường được hiểu theo
nghĩa thực tế là thị trường mua bán ngoại tệ.
Sơ đồ 01: Mô tả ngoại hối theo nghĩa rộng và nghĩa thực tế
Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ
Nghĩa rộng
Ngoại hối

Vàng tiêu chuẩn quốc tế
Nội tệ do người không cư trú nắm giữ

Nghĩa hẹp

Ngoại tệ

1.1.2 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đối (Exchange rate) giữa hai đồng tiền chính thức là giá cả của
đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia.
Trong tỷ giá có hai đồng tiền, một đồng đóng vai trị đồng tiền yết giá, cịn
đồng kia đóng vai trị định giá.

- Đồng yết giá (Commodity Currency – ký hiệu là “C”); Là đồng tiền có số
đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị.
- Đồng tiền định giá (Term Currency – ký hiệu là “T”; Là đồng tiền có số đơn
vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Ví dụ: 1AUD = 0.7642
USD, trong đó: AUD là đồng tiền yết giá còn USD là đồng tiền định giá.
Các nhân tố tác động đến tỷ giá
Trên thực tế sự hình thành quan hệ tỷ giá là quá trình tác động của nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan. Tuy có những mâu thuẫn trong phương pháp nghiên cứu,
tiếp cận và đánh giá vai trị, tính chất, phương thức, cường độ, tốc độ tác động của
các yếu tố cụ thể. Song nhìn chung, giữa các nhà kinh tế, các lý thuyết hiện đại vẫn
có sự thống nhất trong việc thừa nhận các yếu tố quan trọng, trực tiếp cấu thành nội
dung và tác động lên quá trình hình thành tỷ giá hối đối. Đó là:


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-3-

Quan hệ cung - cầu về ngoại tệ trên thị trường

-

Sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước hữu

-

Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế trực tiếp ảnh hưởng đến cung-

quan.


cầu ngoại tệ, thơng qua đó tác động lên mức tỷ giá và kéo theo sự dao động của tỷ
giá lệch khỏi sức mua của các đồng tiền.
-

Chênh lệch mức lãi suất giữa các nước, giữa thị trường tín dụng nội địa

và quốc tế.
-

Thực trạng hoạt động của các thị trường tài chính, ngoại hối cũng như

các xu hướng và nghiệp vụ đầu cơ ảnh hưởng đến tỷ giá.
-

Hệ số tín nhiệm đối với các đồng tiền trên thị trường tài chính trong

nước và quốc tế.
-

Các phương thức, cơng cụ điều chỉnh, can thiệp của Nhà nước.

-

Cú sốc kinh tế, chính trị, xã hội và các quyết sách lớn của Nhà nước

trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ.
Phương pháp dự báo tỷ giá hối đoái
 Phương pháp chuỗi thời gian.
Phương pháp này dự báo giá trị của biến cần dự báo vào thời điểm hiện tại
dựa trên cơ sở các giá trị của nó trong quá khứ cộng với một phần sai số, phần sai số

này biến động ngẫu nhiên.
Phương pháp này dựa trên cơ sở là giá cả đã bao hàm tất cả các thơng tin
có liên quan và do đó những “mẫu hình” trong q khứ của tỷ giá sẽ không chứa
đựng bất kỳ thông tin nào hữu ích nữa nên khơng cần quan tâm đến mẫu hình trong
q khứ. Điều này hình thành đặc tính là tỷ giá biến động ngẫu nhiên, tức là hành vi
thay đổi trong tương lai hoàn toàn độc lập với hành vi trong quá khứ. Hướng nghiên
cứu này được sự hỗ trợ của lý thuyết toán về xác suất, kinh tế lượng và lý thuyết hỗn
loạn (chaos theory).


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-4Phương pháp này địi hỏi nhà phân tích phải giải tốn và có thể vận dụng
cơng cụ tin học trong phân tích dữ liệu kinh tế lượng. Kết hợp giữa lý thuyết về biến
động ngẫu nhiên và các mơ hình chuỗi thời gian, căn cứ vào độ ổn định của biến, độ
nhiễu, tính tự tương quan …, các nhà nghiên cứu thường sử dụng 3 mơ hình tương
ứng là ARIMA, ARCH, và GARCH. Ngồi ra cịn nhiều mơ hình tự tương quan phi
tuyến khác như STAR cũng được đề xuất trong những năm gần đây. Đặc điểm các
mơ hình này là có tính dự báo cao trong ngắn và trung hạn.
 Phương pháp dùng mơ hình kinh tế lượng về nhân tố xác định tỷ giá.
Theo đó, tỷ giá hối đối được xem như một biến phụ thuộc có thể được
giải thích bằng các biến số kinh tế vĩ mơ cơ bản như tăng trưởng, lạm phát, lãi suất,
tỷ giá thực, lý thuyết PPP … Các mơ hình này nhắm tới mục tiêu dự báo dài hạn với
những điều kiện cân bằng vĩ mơ dài hạn (vì vậy đơi khi được gọi là mơ hình cấu trúc
hoặc mơ hình cân bằng). Nhiều mơ hình phi tuyến đã được đề xuất nhưng tính phức
tạp các mơ hình thường cao, và hầu như đều khơng chứng minh được tính vượt trội
hồn tồn so với phương pháp chuỗi thời gian biến động ngẫu nhiên.
 Phương pháp phân tích theo “dịng chu chuyển lệnh” (order flow).
Đây là một phương pháp tiếp cận mới và ngược với phương pháp thứ hai,
tức là cho rằng tỷ giá chịu tác động chủ yếu bởi các cấu trúc vi mô của thị trường

ngoại hối: lệnh giao dịch, tin tức và điều chỉnh danh mục. Tuy nhiên, các mô hình
này tỏ ra cịn phức tạp hơn các mơ hình thuộc phương pháp thứ hai và tính hiệu quả
của mơ hình này vẫn cịn đang trong vịng kiểm định.
 Phương pháp phân tích cơ bản.
Những người sử dụng phương pháp này dựa vào những phân tích về
“những nhân tố cơ bản” như GDP, đầu tư, tiết kiệm, sản lượng, lạm phát, cán cân
thanh tốn … Những phân tích này khơng được mơ hình hóa bằng kinh tế lượng mà
chỉ mang tính định tính nhằm xác định tác động của nhân tố này đến xu hướng biến
động dài hạn của tỷ giá. Đây là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến bởi các
nhà kinh doanh ngoại tệ trên các thị trường tài chính phát triển, bên cạnh phương
pháp phân tích kỹ thuật.


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-5 Phương pháp phân tích kỹ thuật.
Phương pháp này dựa trên những nguyên tắc của trường phái nghiên cứu
“hành vi học trong tài chính” (behavioral finance). Trường phái nghiên cứu hành vi
học trong tài chính nhìn nhận thị trường dưới góc độ là các nhà đầu tư khơng phải là
những người có hành vi hợp lý, theo ý nghĩa tối đa hóa độ thỏa dụng kỳ vọng trong
các lý thuyết tài chính cổ điển, và các lý thuyết về tâm lý có thể giúp giải thích một
phần các câu đố hiện tại về những gì chúng ta quan sát được trên thị trường thực tại.
Theo quan điểm này, các nhà phân tích kỹ thuật có thể dự báo được những
“mẫu hình” của thị trường bằng cách “đọc” các đồ thị tỷ giá, nói cách khác, các “tín
đồ” của trường phái này tin rằng “lịch sử sẽ lặp lại chính bản thân mình”. Theo các
nghiên cứu và điều tra gần đây thì phân tích kỹ thuật là phương pháp dự báo được
phần lớn các nhà đầu tư, nhà phân tích và các dealer trên thị trường ngoại hối (và cả
thị trường chứng khoán) quốc tế quan tâm sử dụng.
1.1.3 Những chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối
Dựa vào động lực thúc đẩy sự tham gia vào thị trường hay mục đích tham gia

mua bán ngoại tệ, người ta có thể chia các thành phần tham gia giao dịch trên thị
trường ngoại hối thành các nhóm sau:
1.1.3.1 Các ngân hàng Thương mại
NHTM là chủ thể chính của thị trường ngoại hối. Các NHTM tiến hành giao
dịch ngoại tệ nhằm hai mục đích:
- Cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bằng cách mua hộ và bán hộ theo các
lệnh của khách hàng. Vì là mua bán hộ nên ngân hàng khơng phải bỏ vốn, không
chịu rủi ro tỷ giá và hoạt động này không làm thay đổi kết cấu bảng cân đối tài sản.
Thông qua dịch vụ mua bán hộ, ngân hàng thu được một khoản chênh lệch tỷ giá
mua bán.
- Kinh doanh cho chính mình, tức mua bán ngoại tệ nhằm kiếm lãi khi tỷ giá
thay đổi. Hoạt động kinh doanh này tạo ra trạng thái ngoại tệ, do đó ngân hàng phải
bỏ vốn, chịu rủi ro tỷ giá và làm thay đổi bảng cân đối nội bảng hoặc ngoại bảng của
ngân hàng.


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-6- Ngân hàng tiến hành giao dịch theo hai phương thức:
+ Giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với nhau và với khách hàng.
+ Giao dịch gián tiếp với nhau thông qua nhà môi giới.
1.1.3.2 Những nhà môi giới
Ngày nay, ngồi hình thức mua bán ngoại tệ trực tiếp giữa các ngân hàng với
nhau, thì hình thức giao dịch gián tiếp thông qua nhà môi giới ngoại tệ cũng phát
triển. Phương thức giao dịch qua mơi giới có ưu điểm ở chỗ: nhà môi giới thu thập
hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại tệ từ những ngân hàng khác nhau, trên
cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho khách hàng một cách
nhanh chóng, rộng khắp. Tuy nhiên, giao dịch qua mơi giới cũng có nhược điểm là:
các ngân hàng phải trả cho nhà mơi giới một khoản phí làm cho chênh lệch tỷ giá
mua bán hẹp lại.

Những ai muốn hành nghề mơi giới phải có giấy phép. Tại mỗi trung tâm tài
chính quốc tế thường có một số nhà môi giới chuyên nghiệp nhất định để giúp các
ngân hàng thực hiện các lệnh mua và bán ngoại tệ. Điểm cần lưu ý là những nhà môi
giới chỉ cung cấp dịch vụ môi giới chứ không được mua bán cho chính mình.
1.1.3.3 Ngân hàng Trung ương
NHTW với chức năng xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia
nhằm mục tiêu ổn định tiền tệ. NHTW có thể can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào
thị trường ngoại hối nhằm hai mục đích: một là, điều tiết tỷ giá nhằm thực hiện mục
tiêu kinh tế vĩ mô của quốc gia; hai là, duy trì trật tự của thị trường, đảm bảo cung
cầu ngoại tệ, tránh những biến động gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của
nền kinh tế.
1.1.3.4 Chủ thể khác
Chủ thể khác có thể là cá nhân, tổ chức kinh tế, định chế tài chính phi ngân
hàng,… có nhu cầu về trao đổi ngoại tệ. Đây là đối tượng chính tạo ra cung cầu trên
thị trường ngoại hối. Mục đích của đối tượng này khi tham gia thị trường là nhằm
chuyển đổi ngoại tệ mà họ cần cho nhiều mục đích khác nhau, có thể là thanh toán


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-7tiền hàng, phòng tránh rủi ro tỷ giá, kinh doanh trên cơ sở biến động tỷ giá của các
đồng tiền khác nhau.
1.1.4

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại hối
Sơ đồ 02: Tóm tắt các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (FOREX)

NGHIỆP VỤ SƠ CẤP
(Primary Operations)


Nghiệp vụ
ngoại hối giao ngay
(Spot)

Nghiệp vụ
ngoại hối kỳ hạn
(Forward)

NGHIỆP VỤ PHÁI SINH
(Derivative Operations)

Nghiệp vụ
ngoại hối hoán đổi
(Swap)

Nghiệp vụ
ngoại hối quyền chọn
(Option)

Thị trường phi tập trung (OTC)

Nghiệp vụ
ngoại hối tương lai
(Futures)

SỞ GIAO DỊCH
(EXCHANGE)

1.1.4.1 Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay (Spot)

Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay là nghiệp vụ trong đó việc thực hiện mua bán
một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và
kết thúc thanh tốn trong vịng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua,
bán. Đây là nghiệp vụ phổ biến và chiếm tỉ trọng lớn trong các nghiệp vụ của thị
trường ngoại hối.
Thuật ngữ “Spot” phát xuất từ các giao dịch được thực hiện ngay (On the
Spot) nhưng thực tế việc chuyển giao ngoại tệ cho phép diễn ra sau đó hai ngày làm
việc theo thơng lệ quốc tế (đây là thời gian cần thiết để các ngân hàng thực hiện bút
toán chuyển tiền).
 Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) là một ứng dụng của nghiệp vụ
giao ngay
Arbitrage là loại nghiệp vụ ngoại hối nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ lệ giữa
các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận. Tức là mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi mắc
nhất. Giao dịch mua và bán ngoại tệ đều được thanh toán qua hệ thống ngân hàng
nên phát sinh chi phí mơi giới, chuyển tiền, điện phí…Các nhà đầu tư so sánh lợi


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-8nhuận thu được do chênh lệch tỷ giá phải bù đắp được chi phí phát sinh và đảm bảo
có lợi thì nghiệp vụ Arbitrage được thực hiện.
Với nghiệp vụ Arbitrage, ngân hàng hoàn toàn chủ động mua/bán ngoại tệ
nhằm kiếm chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường. Chính đặc điểm của Arbitrage là cơ
hội kinh doanh ngắn đòi hỏi ngân hàng phải có chương trình hỗ trợ tính thu nhập khi
thực hiện giao dịch thì mới có thể đáp ứng nhu cầu ra quyết định trong thời gian rất
ngắn. Trên thực tế có chí phí giao dịch và các rào cản của thị trường khiến cho kinh
doanh chênh lệch giá ít xuất hiện và nếu có cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Nghiệp vụ này rất ít rủi ro vì thường là những giao dịch được thực hiện tức thời trong
thời gian ngắn dựa vào sự chênh lệch tỷ giá.
1.1.4.2 Nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn (Forward)

Forward là giao dịch trong đó hai bên cam kết trao đổi một số lượng ngoại tệ
nhất định theo tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời
điểm thỏa thuận trong tương lai.
Hợp đồng kỳ hạn khơng thể hủy bỏ đơn phương mà khơng có sự thỏa thuận
của hai đối tác.
Nghiệp vụ mua bán kỳ hạn được tiến hành tại một thời điểm theo tỷ giá do hai
bên thỏa thuận, nhưng việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện trong tương lai. Điều
này có nghĩa hợp đồng kỳ hạn được ký vào ngày T là ngày giao dịch (Trade date) và
ngày đến hạn là ngày T+n (Maturity date) theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký hợp đồng (tỷ
giá kỳ hạn) nhưng thực tế việc giao ngoại tệ có thể là ngày T+n+2 (ngày giá trị của
kỳ hạn – Value date).
Tỷ giá kỳ hạn: xác định tỷ giá kỳ hạn thực chất là xác định giá trị của ngoại tệ
trong tương lai, hai đồng tiền trong quan hệ tỷ giá có thể đầu tư (với lãi suất của mỗi
đồng tiền) trong cùng một thời gian như nhau.
Điểm kỳ hạn là chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao
ngay hay cịn gọi là điểm kỳ hạn. Vì tỷ giá bao gồm hai loại là tỷ giá bán và tỷ giá
mua nên về nguyên tắc điểm kỳ hạn được yết theo điểm gồm điểm kỳ hạn mua và
điểm kỳ hạn bán.


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-9Ở Việt Nam hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa ra thực hiện từ
năm 1998 nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều. Lý do
một mặt là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao dịch này. Mặt khác do cơ
chế điều hành tỷ giá của NHNN khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ so với
ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn ổn định với hoạt động nhập khẩu.
1.1.4.3 Nghiệp vụ ngoại hối hoán đổi (Swap)
Hoán đổi ngoại hối là một nghiệp vụ bao gồm cả hai giao dịch: giao dịch mua
và giao dịch bán một số lượng ngoại tệ nhất định (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng

trong giao dịch) với cùng một đối tác, trong đó kỳ hạn thanh tốn của hai giao dịch là
khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Trong giao dịch Swap bao gồm hai chiều, có thể là bán giao ngay và mua kỳ
hạn (Sell spot and buy forward – S/B) hoặc mua giao ngay và bán kỳ hạn (Buy spot
and sell forward – B/S).
Giao dịch hoán đổi giúp các ngân hàng cân bằng trạng thái vốn giữa hai thời
điểm khác nhau, giải quyết nhu cầu ngoại tệ, vốn trong kinh doanh và nâng cao thu
nhập cho ngân hàng.
Trong nghiệp vụ hốn đổi thường cơng bố điểm hốn đổi (Swap point).
Swap point được tính như sau:
Swap point = Forward rate – Spot rate
Ở Việt Nam giao dịch hốn đổi chính thức ra đời năm 1998 và cũng đang từng
bước được phát triển tại các ngân hàng.
1.1.4.4 Nghiệp vụ ngoại hối quyền chọn (Option)
Quyền chọn ngoại tệ (quyền chọn mua hoặc bán ngoại tệ) là một hợp đồng
giữa người mua và người bán, theo đó người bán trao cho người mua quyền chứ
không phải nghĩa vụ mua (Call) hoặc bán (Put) một số lượng ngoại tệ nhất định trong
một khoảng thời gian xác định với tỷ giá nhất định (tỷ giá thực hiện). Đổi lại người
mua phải trả cho người bán một khoản phí (gọi là phí Option). Người bán quyền


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-10chọn được hưởng khoản phí đó cho dù người mua có thực hiện hay khơng thực hiện
quyền chọn của mình.
Người bán quyền chọn là người có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo
hợp đồng đã ký kết với người mua quyền chọn.
- Giao dịch quyền chọn có hai kiểu
+ Option kiểu Mỹ (American style): ngày thực hiện hợp đồng là ngày bất kỳ
ngày nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

+ Option kiểu Châu Âu (European Style): ngày thực hiện hợp đồng chính là
ngày đáo hạn của hợp đồng
Để thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng, thị trường cơng bố sẵn tỷ giá, chi phí
cho mỗi quyền chọn cụ thể theo thời hạn nhất định như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6
tháng đến 12 tháng.
- Các loại quyền chọn
+ Quyền chọn mua (Call option)
Người mua quyền chọn mua (Buyer call option) – (Long call): người
mua quyền chọn mua được quyền, nhưng không bắt buộc phải mua một lượng ngoại
tệ nhất định theo một tỷ giá định trước tại một ngày xác định hoặc trước ngày đó khi
người mua muốn thực hiện cái quyền của nó.
Người bán quyền chọn mua (Seller call option) – (Short call); người
bán quyền chọn mua ngoại tệ có trách nhiệm phải bán một số ngoại tệ nhất định theo
một tỷ giá định trước vào ngày đã xác định trong tương lai hoặc trước ngày đó.
+ Quyền chọn bán (Put option)
Người mua quyền chọn bán (Buyer put option) – (Long put): người mua
quyền chọn bán có được quyền, nhưng khơng bắt buộc phải bán một lượng ngoại tệ
nhất định theo một tỷ giá định trước tại một ngày xác định hoặc trước ngày đó khi
người mua muốn thực hiện cái quyền của nó.
Người bán quyền chọn bán (Seller put option) – (Short put): người bán quyền
chọn bán có trách nhiệm phải mua một số ngoại tệ nhất định theo một số định trước


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-11tại một ngày xác định hoặc trước đó, khi người mua (người nắm quyền chọn bán)
muốn thực hiện quyền chọn của nó.
Giao dịch quyền chọn thường là phương án tốt thứ hai sau giao dịch giao ngay
và giao dịch kỳ hạn. Do đó, nhà kinh doanh có niềm tin chắc chắn vào xu hướng biến
động của thị trường thì ưu tiên giao dịch giao ngay hay kỳ hạn hơn là giao dịch

quyền chọn.
Năm 2002 được sự cho phép của NHNN, Eximbank đã thí điểm đưa giao dịch
quyền chọn các loại ngoại tệ mạnh như EUR, AUD, SGD so với USD. Sau sự thí
điểm thành cơng này các ngân hàng khác như ACB, VAB và Techcombank cũng xin
phép NHNN cho phép thực hiện giao dịch quyền chọn. Đến nay giao dịch quyền
chọn không chỉ mở rộng ra nhiều ngân hàng tham gia giao dịch mà còn mở rộng sang
giao dịch quyền chọn dựa trên tỷ giá USD/VND và giá vàng thay vì dựa trên tỷ giá
EUR/USD hay AUD/USD như lúc mới thí điểm.
1.1.4.5 Nghiệp vụ ngoại hối tương lai (Futures)
Nghiệp vụ tương lai là một hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa, chúng
được giao dịch trên một sàn giao dịch và được điều chỉnh theo thị trường hằng ngày
trong đó khoản lỗ của một bên được chi trả cho bên còn lại
Giao dịch tương lai gần giống với giao dịch kỳ hạn với số lượng ngoại tệ
mua, bán đã biết theo tỷ giá thỏa thuận và việc giao nhận ngoại tệ được tiến hành vào
một ngày cụ thể trong tương lai.
Thị trường giao dịch tương lai thực chất là thị trường kỳ hạn được tiêu chuẩn
hóa về các loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ quy định cho mỗi lần giao dịch và ngày
chuyển giao ngoại tệ.
Nghiệp vụ ngoại hối tương lai chưa được áp dụng tại Việt Nam do một số
nguyên nhân về nhận thức giao dịch, mức độ hiệu quả của thị trường và cơ sở vật
chất hạ tầng phục vụ giao dịch chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-121.2 VAI TRỊ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
Có nhiều giao dịch bằng ngoại tệ được thực hiện tại ngân hàng như đi vay,
cho vay bằng ngoại tệ, mua bán ngoại tệ. Các nghiệp vụ ngoại tệ tại các NHTM ngày
nay rất đa dạng phong phú, chủ yếu bao gồm những nghiệp vụ như:
- Nhận tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ đối người cư trú và không cư trú.

- Kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế.
Trong phạm vi đề tài học viên chỉ xin đề cập đến vai trò của hoạt động kinh
doanh ngoại tệ đối với nền kinh tế và đối với NHTM.
1.2.1 Đối với nền kinh tế
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có vai trị lớn trong việc phát triển hoạt động
thương mại quốc tế. Thông qua mạng lưới các NHTM được phép kinh doanh ngoại
tệ, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đã giúp xác định một cách khách quan theo quy
luật cung cầu giá trị đối ngoại của các loại tiền tệ.
Đóng vai trị là cầu nối kinh tế nội địa với thế giới nên nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, tín dụng quốc tế,…
Ngồi ra, nhờ có nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mà các doanh nghiệp được
đáp ứng kịp thời và đầy đủ các loại ngoại tệ đang cần và được cung cấp các công cụ
bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thanh toán xuất nhập khẩu, các khoản đầu tư, đi
vay,…Từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế phát triển đóng góp
vào thành quả chung của nền kinh tế.
Cũng nhờ có nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mà ngân hàng Nhà nước có thể
can thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế.
1.2.2 Đối với NHTM
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong
tồn bộ các loại hình kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Việc đưa vào các nghiệp vụ kinh
doanh ngoại tệ đã giúp cho các NHTM có thể chủ động mua, bán ngoại tệ phục vụ
cho nhu cầu của chính NH mình và cho khách hàng.


This document is created with trial version of Document2PDF Pilot 2.5.82.

-13Hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng khi
ngân hàng đứng vào vị thế nhà đầu tư, nhà tạo lập thị trường để đầu cơ kiếm lời hoặc
bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho mình thơng qua các cơng cụ tài chính phái sinh.

Ngồi ra, hoạt động kinh doanh ngoại tệ cịn góp phần hỗ trợ các hoạt động
khác như thanh toán quốc tế, tín dụng đầu tư, tư vấn,… tạo cơ hội cho ngân hàng mở
rộng cung cấp các dịch vụ trọn gói với chi phí tiết kiệm, khả năng cạnh tranh cao, thu
hút thêm nhiều khách hàng.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt
động ngân hàng, là tác nhân để hoàn thiện một loạt các tiêu chí liên quan đến vận
mệnh của đất nước. Ngồi ra, nó cũng góp phần ổn định tình hình kinh tế – chính trị
– xã hội trong nước, đảm bảo an ninh quốc gia, thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế,
thúc đẩy hội nhập của ngân hàng trong nước và tạo điều kiện để đồng tiền quốc gia
hội nhập, có tính chuyển đổi trong khu vực hay trên toàn thế giới.
1.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Những tiền đề từ nội lực của Ngân hàng Thương mại
1.3.1.1 Chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ lâu dài và hiệu
quả.
Bất cứ một ngân hàng nào cũng cần phải có một chiến lược kinh doanh để
thành cơng. Chiến lược kinh doanh nhìn về tương lai xa hơn của ngân hàng, làm thế
nào có thể thành cơng trên thị trường. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ rất cần một
chiến lược kinh doanh hiệu quả để đảm bảo sự thành công tối ưu, giúp hoạt động
hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày càng phát triển. Các yếu tố của môi trường bên
trong đối với hoạt động hoạt động kinh doanh ngoại tệ có thể được phân loại thành
các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), các yếu tố bên ngồi có thể được phân thành các
cơ hội (O) và thách thức(T). Sự phân tích này đối với mơi trường chiến lược được
gọi là phân tích ma trận SWOT.
Do đó, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng cần có hoạch định chiến lược rõ
ràng kể cả thị trường ngoài nước và trong nước. Sự biến động của tỷ giá thường


×