Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(Luận văn thạc sĩ) sinh kế của người dân sau tái định cư, trường hợp nghiên cứu chung cư khang gia, quận gò vấp, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KHÁNH HỊA

SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: CHUNG CƯ KHANG GIA,
QUẬN GỊ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KHÁNH HỊA

SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: CHUNG CƯ KHANG GIA, QUẬN
GỊ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Chun ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Tiến Khai

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012.




i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Tiến Khai,
người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian làm luận văn. Thầy đã dành
nhiều thời gian hướng dẫn, giúp định hướng nghiên cứu và cho nhiều lời khuyên
bổ ích giúp tơi từng bước hồn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đặc
biệt là các Thầy cô thuộc khoa Kinh Tế Phát Triển, những người đã truyền đạt
kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học cao học vừa qua.
Tôi xin cảm ơn chị Dung, Trưởng hiện đang cơng tác tại Ban bồi thường
giải phóng mặt bằng quận Gị Vấp, anh Nghĩa cơng tác ở Sở Xây dựng thành
phố Hồ Chí Minh, anh Thắng – trưởng ban quản lý chung cư Khang Gia, anh An
làm việc tại phòng quản lý chung cư Khang Gia, quận Gò Vấp, thành phố Hồ
Chí Minh đã giúp đỡ, cung cấp những thơng tin, số liệu và tạo điều kiện để tôi
tiến hành khảo sát, điều tra.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên về mặt tinh thần của
những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ của Thầy
hướng dẫn khoa học. Các số liệu, nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012

Tác giả

Nguyễn Thị Khánh Hòa


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ ix
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
1.7. Nguồn số liệu nghiên cứu .......................................................................... 3
1.8. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 5
2.1

Khung lý thuyết về sinh kế bền vững ........................................................ 5

2.1.1

Khái niệm sinh kế bền vững................................................................ 5

2.1.2


Khung lý thuyết về sinh kế bền vững ................................................. 6

2.1.2.1 Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP ............................ 7
2.1.2.2 Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE ............................ 8
2.1.2.3 Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID ............................. 9
2.2

Những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về vấn đề TĐC ................... 13

2.3

Các đề tài nghiên cứu trước có liên quan ................................................ 14

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 20
3.1

Xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cần thu thập và nghiên cứu.......... 20

3.2

Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu ........................................... 20


iv

3.3

Nhập liệu và kiểm định lại số liệu ........................................................... 21


3.4

Các phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................... 22

3.4.1 Thống kê ............................................................................................ 22
3.4.2 Mơ hình kinh tế lượng ........................................................................ 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 27
Tổng quan về hai dự án TĐC .................................................................. 27

4.1

4.1.1

Dự án cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước

Lên

........................................................................................................... 27

4.1.1.1 Giới thiệu dự án.............................................................................. 27
4.1.1.2 Mục tiêu của dự án ......................................................................... 28
4.1.2

Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài .......................... 28

4.1.2.1. Giới thiệu dự án .......................................................................... 28
4.1.2.2. Mục tiêu của dự án ...................................................................... 30
4.1.3

Về công tác bồi thường, TĐC ........................................................... 31


4.1.3.1. Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngồi .................... 31
4.1.3.2. Dự án Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên ....................... 32
4.1.3.3. Công tác chuẩn bị quỹ nhà TĐC................................................. 33
4.2

Mô tả tình hình kinh tế - xã hội của các hộ TĐC .................................... 34

4.2.1

Các nguồn lực.................................................................................... 34

4.2.2.1 Nguồn nhân lực .............................................................................. 34
4.2.2.2 Nguồn lực xã hội ............................................................................ 38
4.2.2.3 Nguồn lực vật chất ......................................................................... 43
4.2.2.4 Nguồn lực tài chính ........................................................................ 46
4.2.2
4.3

Những vấn đề khác............................................................................ 47

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân sau khi TĐC ..... 49

4.3.1. Quan hệ giữa các tài sản sinh kế của hộ gia đình ............................. 49


v

4.3.2. So sánh thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC theo nghề
nghiệp của lao động chính của hộ gia đình.................................................... 50

4.3.3. So sánh thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC theo kỹ
năng của người lao động chính của hộ gia đình ............................................ 51
4.3.4. So sánh thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC, số người
có việc làm, số người phụ thuộc, số năm đi học của lao động chính giữa các
hộ có vay vốn hoặc không vay vốn. .............................................................. 52
4.3.5. So sánh sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo loại hình nghề
nghiệp của lao động chính ............................................................................. 53
4.3.6. So sánh sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo kỹ năng của lao
động chính ...................................................................................................... 54
4.3.7. So sánh sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo dạng nhà tái định


........................................................................................................... 56

4.3.8. So sánh thu nhập bình quân đầu người trước TĐC, thu nhập bình
quân đầu người sau TĐC, số người có việc làm, số người phụ thuộc, số năm
đi học của lao động chính giữa hai nhóm hộ có tình trạng thay đổi thu nhập
theo hướng xấu đi và không xấu đi................................................................ 56
4.3.9. Hồi quy Binary Logistics về những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế hộ
gia đình sau TĐC ........................................................................................... 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 62
5.1

Kết luận về những hạn chế của nghiên cứu ............................................ 62

5.2

Kết luận về những phát hiện của đề tài ................................................... 63

5.3


Đề xuất, chính sách.................................................................................. 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 67
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình sau TĐC ............... 25
Bảng 4.1: Số người có việc làm trong hộ............................................................. 34
Bảng 4.2: Số người phụ thuộc trong hộ ............................................................... 35
Bảng 4.3: Số năm đi học và kỹ năng của lao động chính .................................... 37
Bảng 4.4: Tình trạng quan hệ láng giềng tại nơi ở mới ....................................... 39
Bảng 4.5: Khả năng thiết lập mối quan hệ láng giềng ......................................... 40
Bảng 4.6: Sự giúp đỡ của chính quyền địa phương ............................................. 40
Bảng 4.7: Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội .......................................................... 41
Bảng 4.8: Việc thay đổi trường học và lý do thay đổi trường học ...................... 42
Bảng 4.9: Ý kiến của các hộ gia đình về cơ sở hạ tầng ....................................... 44
Bảng 4.10: So sánh diện tích hiện tại và trước đây.............................................. 45
Bảng 4.11: Tình trạng vay vốn của các hộ gia đình............................................. 46
Bảng 4.12: Mục đích vay vốn .............................................................................. 47
Bảng 4.13: Thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC theo nghề nghiệp
của lao động chính của hộ .................................................................................... 51
Bảng 4.14: Thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC theo kỹ năng của
người lao động chính của hộ ................................................................................ 52
Bảng 4.15: Thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC, số người có việc

làm, số người phụ thuộc, số năm đi học của lao động chính giữa các hộ có vay
vốn và khơng vay vốn ......................................................................................... 53
Bảng 4.16: Sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo loại hình nghề nghiệp của
lao động chính ...................................................................................................... 54


vii

Bảng 4.17: Sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo kỹ năng của lao động
chính ..................................................................................................................... 55
Bảng 4.18: Một số thay đổi về thu nhập và lao động trước và sau TĐC............. 57
Bảng 4.19: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy đánh giá những yếu tố tác động
lên sinh kế của người dân sau tái định cư tại chung cư Khang Gia ..................... 60


viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP .............................. 8
Sơ đồ 2.2: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE............................... 9
Sơ đồ 2.3: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID ................................ 10
Sơ đồ 2.4: Khung phân tích sinh kế bền vững của đề tài ..................................... 18
Biểu đồ 4.1: Nghề nghiệp của lao động chính ..................................................... 36
Biểu đồ 4.2: Số năm đi học của lao động chính................................................... 37
Biểu đồ 4.3: Kỹ năng của lao động chính ............................................................ 38
Biểu đồ 4.4: Thủ tục chuyển trường .................................................................... 43
Biểu đồ 4.5: Dạng nhà TĐC................................................................................. 45
Biểu đồ 4.6: Đánh giá của các hộ gia đình về căn hộ hiện tại so với trước ......... 46
Biểu đồ 4.7: Những vấn đề lo ngại của hộ TĐC về nơi TĐC .............................. 48



ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng phát triển châu Á
CARE: Tổ chức nghiên cứu và giáo dục
DFID: Cơ quan phát triển toàn cầu vương quốc Anh
TĐC: Tái định cư
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban nhân dân
UNDP: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc.


1

CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ thời xa xưa, ơng bà ta đã có câu “an cư - lạc nghiệp”, câu nói ấy lưu
truyền từ xưa đến nay và luôn đúng với mọi lúc, mọi nơi và với bao thế hệ. Có
an cư thì mới lạc nghiệp, con người ta khi sinh ra và lớn lên theo quy luật sinh
tồn, ai ai cũng muốn mình có một cuộc sống ổn định, ấm no và hạnh phúc. Từ
những nhu cầu trên, cùng tình hình kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay với
nhiều đô thị, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí thì việc TĐC là nhu cầu thiết
yếu mà Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm đến.
Q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa phù hợp với các cải cách kinh tế
đã diễn ra trong cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Các nhu cầu phát triển
thương mại, cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển đầu tư, v.v địi hỏi phải có sự giải
tỏa, di dời một số hộ dân cư. Tạp chí Bất động sản số 40/2007 đã đưa ra kết quả

nghiên cứu là khi dân số TP.HCM tăng từ 5 triệu (năm 1999) đến 10 triệu (năm
2020) sẽ có khoảng 50% dân số tham gia quá trình TĐC vào khu đô thị mới.
Cùng với việc phát triển các dự án xây dựng của TP.HCM thì Gị Vấp cũng
là một quận đang trên đà phát triển mạnh tại TP.HCM với nhiều cơng trình, dự
án lớn đã và đang được triển khai như dự án đầu tư xây dựng cơng trình tiêu
thốt nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên,
dự án xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài,
trường mầm non Sao Mai, các trường tiểu học, trung học, và một số dự án khác.
Trước khi triển khai xây dựng các cơng trình, các dự án thì cơng tác giải
phóng mặt bằng, di dời và TĐC cho người dân luôn là công việc phải được chú


2

trọng và thực hiện đầu tiên. Tuy nhiên việc di dời tới nơi ở mới như vậy sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến đời sống của người dân? Họ sẽ phải đối mặt với những
trở ngại và khó khăn như thế nào? Và những biện pháp nào nhằm góp phần “bảo
đảm cho người dân có cuộc sống, nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” như chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, học viên chọn nghiên cứu đề tài:
“Sinh kế của người dân sau TĐC, trường hợp nghiên cứu tại chung cư Khang
Gia, quận Gò Vấp, TP.HCM”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ tình hình TĐC ở chung cư Khang Gia và để đánh giá sinh kế
của người dân ở khu vực này sau TĐC, luận văn đề ra mục tiêu chính đó là xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sau tái định cư tại chung
cư Khang Gia. Từ đó luận văn đề ra các nội dung nghiên cứu như sau:
Mô tả thực trạng sinh kế của người dân sau TĐC hiện đang sinh sống tại
chung cư Khang Gia, quận Gò Vấp.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sau TĐC.
Đề xuất một số giải pháp, chính sách để có thể nâng cao chất lượng sinh

kế của người dân sau TĐC.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng sinh kế của người dân ở chung cư Khang Gia sau TĐC như thế
nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh kế người dân ở chung cư Khang Gia
sau TĐC?
Làm thế nào để ổn định cuộc sống và việc làm của người dân sau TĐC?


3

1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về việc làm, thu nhập, giáo
dục, cơ sở hạ tầng, các điều kiện sản xuất, sinh hoạt, việc tiếp cận các dịch
vụ y tế, các dịch vụ xã hội, các quan hệ xã hội, v.v.
Phạm vi nghiên cứu: Chung cư Khang Gia, phường 14, quận Gò Vấp,
TP.HCM.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài tập trung mô tả sinh kế của người dân sau TĐC tại chung cư Khang
Gia, quận Gị Vấp, qua đó phát hiện ra những khó khăn mà người dân phải đối
mặt sau TĐC và tìm ra ngun nhân của những khó khăn này.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp về tình hình
TĐC của dự án đầu tư xây dựng cơng trình tiêu thốt nước và cải thiện ô nhiễm
kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên trên địa bàn quận Gò Vấp và dự
án xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, và các
dự án của quận Gị Vấp.
1.6. Thiết kế mơ hình nghiên cứu
Phương pháp thống kê nhằm mô tả và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến
sinh kế của người dân sau TĐC.
Phương pháp hồi quy: Xây dựng mơ hình hồi quy Binary logistic phân tích

các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình sau TĐC, sự tác động (tích cực
hoặc tiêu cực), mức độ tác động của các nhân tố này đến sinh kế hộ gia đình sau
TĐC.
1.7. Nguồn số liệu nghiên cứu
Số liệu thứ cấp bao gồm các số liệu đã được công bố về dự án đầu tư xây
dựng cơng trình tiêu thốt nước và cải thiện ơ nhiễm kênh Tham Lương – Bến


4

Cát – rạch Nước Lên và dự án xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất – Bình
Lợi – Vành đai ngoài, về chung cư Khang Gia; các quyết định di dời, giải tỏa,
quyết định đền bù, quyết định TĐC và các báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết do
UBND TP.HCM và UBND quận Gò Vấp ban hành.
Số liệu sơ cấp từ việc điều tra bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các hộ
gia đình TĐC đang sinh sống tại chung cư Khang Gia. Bảng câu hỏi được thiết
kế dựa trên các nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính (phỏng vấn chun gia,
phỏng vấn hộ gia đình).
1.8. Kết cấu luận văn
Chương 1: Phần mở đầu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và đề xuất chính sách.


5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khung lý thuyết về sinh kế bền vững

2.1.1 Khái niệm sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland (1987)
tại hội nghị thế giới vì mơi trường và phát triển. Nó có thể được hiểu và sử dụng
theo nhiều cách khác nhau. Trong tiếng Tây Ban Nha, sinh kế được hiểu như là
“một cách sống bền vững”. Trong tiếng Nga, nó được hiểu theo nghĩa “tạo thu
nhập và việc làm nơng thơn”. Cịn theo DFID (1999), sinh kế bao gồm ba nhân
tố chính: nguồn lực và khả năng con người có được, chiến lược sinh kế và kết
quả sinh kế. Có quan niệm cho rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm
sống, kiếm miếng ăn và nơi ở, mà nó cịn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền
sở hữu, thông tin, kỹ năng, các mối quan hệ (Wallmann, 1984). Sinh kế cũng
được xem như là “sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được
kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng
như đạt được các ước nguyện của họ” (DFID, 1999).
Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục
được những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng
và tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc
cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai – trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự
hịa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai
(Chambers & Conway, 1992).


6

Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau:
Lấy con người làm trung tâm, Dễ tiếp cận, Có sự tham gia của người dân,
Xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn
thương, Tổng thể, Thực hiện ở nhiều cấp, Trong mối quan hệ với đối tác, Bền
vững và Năng động.

Trong các thành phần khác nhau của một sinh kế thì thành phần phức tạp nhất
là danh mục các tài sản mất đi khi mà người dân xây dựng lại cuộc sống của họ.
Danh mục tài sản này bao gồm tài sản hữu hình như cửa hàng và tài ngun, và
tài sản vơ hình như quyền lợi và khả năng tiếp cận (Krantz, 2001).
2.1.2 Khung lý thuyết về sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững là một phương pháp tiếp cận toàn diện về các vấn đề
phát triển thông qua việc nhấn mạnh đến thảo luận sinh kế của con người. Nó có
nguồn gốc từ phân tích của Amartya Sen về các quyền (entitlements) trong mối
quan hệ với nạn đói và đói nghèo (1981) và gần đây được Bộ Phát triển Quốc tế
Anh (DFID) thúc đẩy (Diana Carney (ed.) 1998) cũng như được các học giả
cùng với các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi (Anthony Bebbington 1999;
Koos Neefjes 2000; Frank Ellis 2000). Lý thuyết khung sinh kế bền vững cho
rằng con người dựa vào năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, để giảm nghèo
và đảm bảo an ninh, đảm bảo sinh kế của mình, bao gồm: vốn vật chất (physical
capital), vốn tài chính (financial capital), vốn xã hội (social capital), vốn con
người (human capital) và vốn tự nhiên (natural capital), là những loại vốn đóng
cả hai vai đầu vào và đầu ra. Tiếp cận sinh kế bền vững cũng thừa nhận rằng các
chính sách, thể chế và q trình có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng
các tài sản mà cuối cùng ảnh hưởng đến sinh kế (Paulo Filipe 2005: 3). Trong


7

nghiên cứu này tác giả tập trung phân tích khung lý thuyết về sinh kế bền vững
của ba tổ chức UNDP, CARE và DFID.
2.1.2.1 Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP
Theo UNDP có 5 bước để thiết kế, thực thi và đánh giá những chương trình
sinh kế bền vững, đó là:
Bước 1: Xác định sự đền bù được thực hiện dựa trên những rủi ro phải đối
diện, những tài sản và những kiến thức cộng đồng mất đi.

Bước 2: Phân tích vi mơ, vĩ mơ, chính sách mà nó tác động đến chiến lược
sinh kế của người dân.
Bước 3: Hỗ trợ và xác định những đóng góp tiềm năng của khoa học kỹ thuật
hiện đại, góp phần bổ sung hệ thống kiến thức bản địa góp phần cải thiện sinh
kế.
Bước 4: Nhận dạng những đầu tư về Kinh tế xã hội để loại bỏ những cản trở
chiến lược sinh kế.
Bước 5: Đảm bảo rằng giai đoạn đầu tiên của q trình thích ứng phải diễn ra
thực sự để mà tồn bộ tiến trình hồn tồn là sự phát triển, hơn là những sự kiện
riêng lẻ.
Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP tập trung vào hai chiến lược:
đối phó và thích ứng. Chiến lược đối phó (coping) là sự đối phó trong ngắn hạn
trước một cú sốc cụ thể. Cịn chiến lược thích ứng (adaptation) đưa đến những
thay đổi dài hạn trong cách ứng xử trước những cú sốc hay những căng thẳng.


8

NGƯỜI DÂN
Khả năng sinh kế

Đời sống

Tài sản và
tài nguyên

Tài sản hữu hình

Tài sản và
tài ngun


Tài sản vơ hình

Nguồn: Krantz, 2001

Sơ đồ 2.1: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP
Theo Krantz (2001), thông thường những nghiên cứu của UNDP được thực
hiện ở cấp độ quốc gia và vận hành những chương trình đặc biệt ở cấp độ một
vùng tương đương cấp huyện.
2.1.2.2 Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE
Khung lý thuyết này tập trung vào sinh kế hộ gia đình. CARE đưa ra mơ hình
hoạt động của một sinh kế dựa trên tính năng động và sự tương tác được lập
trình sẵn, gồm các bước sau:
Bước 1: Nhận dạng những khu vực địa lý tiềm năng, sử dụng dữ liệu thứ cấp
để tìm ra những chủ hộ.
Bước 2: Nhận dạng những nhóm bị tổn thương và những khó khăn về sinh kế
mà họ phải đối mặt.
Bước 3: Thu thập những dữ liệu phân tích, ghi chú những xu hướng về thời
gian và nhận dạng những chỉ dẫn mà nó sẽ được kiểm định.
Bước 4: Lựa chọn những khu vực để thực thi các chính sách can thiệp.


9

Tài nguyên thiên
nhiên

Về an ninh của:

Cơ sở hạ tầng

Kinh tế
Văn hóa
Chính trị
Mơi trường

Tài sản
Vốn con người
Khả năng sinh kế

Vốn xã hội
Lợi ích và cơ
hội

Lương thực
Dinh dưỡng
Sức khỏe
Nguồn nước
Nhà ở
Giáo dục

Vốn kinh tế
Cứa hàng và
các nguồn lực

Sự trợ giúp của
cộng đồng

Căng thẳng
và va chạm


Thu nhập
Sản xuất

Hộ gia
đình

Tiêu
thụ

An tồn cá nhân

va

Sản

Tình huống

Trao đổi
Xử lý

Chiến lược sinh kế

Kết quả sinh kế

Nguồn: Krantz, 2001.

Sơ đồ 2.2: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE
Mục tiêu chính trong nghiên cứu về sinh kế của CARE là hiểu được tính tự
nhiên của những chiến lược sinh kế ở những mục khác biệt trong hộ gia đình, tức
là nhận dạng những khó khăn và những cơ hội.

2.1.2.3 Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID
Khung lý thuyết đã đưa ra các phân tích sinh kế theo các phần về tổ chức,
chính sách, nghiên cứu, những quy tắc về văn hóa. Nó quyết định ai được thụ
hưởng những loại tài sản nào và hệ thống những chiến lược sinh kế cuốn hút
người dân. (Carney, 1998). Theo Phạm Minh Trí (2011), phương pháp tiếp cận
của DFID nhằm tăng hiệu quả của các cơ quan của chính phủ hoặc các tổ chức
phi chính phủ trong việc giảm những tác động từ những “cú sốc” theo hai cách
chính: thứ nhất lấy con người làm trung tâm; thứ hai là áp dụng tổng thể chương
trình hỗ trợ, để cải thiện sinh kế của người dân.


10

Bối cảnh dễ
tổn thƣơng

Chính sách,
tiến trình và
cơ cấu

Con ngƣời

- Xu hướng
- Thời vụ
- Chấn động
(trong
tự
nhiên và mơi
trường,
thị

trường, chính
trị,
chiến
tranh,v.v)

Xã hội

Vật chất

Tự nhiên

-Ở các cấp
khác nhau của
Chính phủ, luật
pháp,
chính
sách cơng, các
động lực, các
qui tắc

Tài chính

Các chiến lƣợc SK

-Các tác nhân xã

-Thu nhập nhiều hơn

hội (nam, nữ, hộ
gia đình, cộng

đồng, v.v)

-Cuộc sống đầy đủ hơn

-Các cơ sở tài
nguyên thiên nhiên

-Cơ sở thị trường
- Đa dạng
-Sinh tồn hoặc tính

-Chính sách và
thái độ đối với
khu vực tư
nhân

-Các thiết chế
cơng
dân,
chính trịvề
và sinh
Sơ đồ 2.3: Khung lý thuyết
kinh tế (thị
đã chỉ ra các loại tàitrường,
sản sinh
văn kế
hoá)

Các kết quả SK


bền vững

-Giảm khả năng tổn
thương
-An ninh lương thực
được cải thiện
-Cơng bằng xã hội
được cải thiện
-Tăng tính bền vững
của tài nguyên thiên
nhiên
-Giá trị không sử dụng
của tự nhiên được bảo
vệ

Nguồn: DFID (2003)

Hình vẽ

kế bền vững của DFID
bao gồm: Nguồn nhân lực (H),

nguồn lực xã hội (S), nguồn lực tự nhiên (N), nguồn lực vật chất (P) và nguồn
lực tài chính (F).
DFID’s Sustainable Livelihoods Guidance Sheets định nghĩa năm loại tài
sản này như sau:
Nguồn nhân lực đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức
khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến lược
sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Ở cấp độ hộ gia đình, vốn
con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động của hộ; yếu tố này khác

nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp,
khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữu chính
thống và phi chính thống (như các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính
quyền, các thủ tục);


11

Có nhiều tranh luận về định nghĩa nguồn lực xã hội nhưng theo DFID (1999),
nguồn lực xã hội là các tiềm lực xã hội mà con người đưa ra để theo đuổi các
mục tiêu sinh kế của mình. Các mục tiêu sinh kế này được phát triển thông qua
các mạng lưới, các mối liên hệ liên kết với nhau, tính đồn hội, hợp tác của các
nhóm chính thức; và mối quan hệ được thực hiện dựa trên sự tin tưởng, sự trao
đổi, và ảnh hưởng lẫn nhau.
Nguồn lực tự nhiên là khái niệm dùng để chỉ về nguồn tài nguyên cung cấp
các nguồn lực và dịch vụ có ích cho sinh kế. Các yếu tố trong nguồn lực này rất
đa dạng, bao gồm cả những hàng hóa vơ hình như khơng khí, hệ sinh thái đến
những tài sản hữu hình như đất, nước,v.v
Nguồn lực vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng căn bản và các hàng hóa sản xuất
cần thiết để hỗ trợ cho sinh kế người dân (cơ sở hạ tầng như là kênh rạch, đường
sá, nhà ở, hệ thống cung cấp điện, nước, nhà vệ sinh, các phương tiện tiếp cận
thông tin để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, các phương tiện sản xuất
như là cơng cụ, máy móc và các phương tiện khác giúp con người hoạt động với
năng suất cao). Trong tài sản vật chất thì các nhân tố làm cho sinh kế của con
người trở nên đa dạng hơn là cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống cung cấp
điện và nước.
Nguồn lực tài chính chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương
mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình.
DFID đã mô tả các thành phần trong khung lý thuyết sinh kế bền vững như
sau:

Khả năng dễ bị tổn thương: Là mơi trường bên ngồi mà trong đó sinh kế con
người và các tài sản sẵn có của họ bị ảnh hưởng cơ bản, vừa tích cực vừa tiêu


12

cực, bởi những xu hướng, sự thay đổi đột ngột hoặc tính mùa vụ mà họ hạn chế
được hoặc khơng thể nào kiểm sốt được.
Các yếu tố trong hồn cảnh dễ bị tổn thương:
Xu hướng: Xu hướng dân số, xu hướng môi trường thay đổi, xu hướng tài
nguyên kể cả xung đột trong việc sử dụng, xu hướng kinh tế trong nước và thế
giới, những xu hướng cai trị bao gồm chính sách, những xu hướng kỹ thuật.
Cú sốc: Thay đổi về sức khỏe con người, thay đổi tự nhiên, thay đổi kinh tế,
xung đột, thay đổi về sức khỏe, vật ni, cây trồng. Ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán,
chiến tranh, dịch bệnh, v.v
Tính thời vụ: Biến động giá cả, biến động sản xuất, sức khỏe, những cơ hội
việc làm.
Theo Đỗ Thị Hồng Nga (2011), chiến lược sinh kế được dùng để chỉ phạm vi
và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử
dụng, quản lý các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao
đời sống cũng như để đạt được mục tiêu, nguyện vọng của họ. Kết quả sinh kế là
những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng do các chiến lược sinh kế mang
lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, nhận được phúc lợi nhiều hơn, giảm rủi ro, bảo
đảm cao hơn mức an toàn thực phẩm và sử dụng một cách bền vững hơn nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
Trong các khung lý thuyết trên thì khung lý thuyết của DFID có hai đóng góp
quan trọng trong việc cải thiện sinh kế của người dân. Đóng góp thứ nhất là hỗ
trợ trực tiếp bằng tài sản và đóng góp thứ hai là hỗ trợ trên những ảnh hưởng
không chỉ là khả năng truy cập tài sản mà còn là cơ hội sinh kế mở ra với người
dân (Krantz, 2001).



13

Nhà xã hội học người Mỹ Talcott Parsons – đại biểu và là người xây dựng
nên lý thuyết hệ thống vào khoảng năm 1940 – 1950. Lý thuyết này cho rằng xã
hội là một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành phần có những
chức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định. Như vậy, xã hội ở tầm vĩ mô hay
vi mô đều luôn ln tồn tại với một hệ thống tồn vẹn. Hệ thống đó là tổng hịa
các thành phần, các bộ phận và các mối quan hệ giữa chúng theo một kiểu nào
đó tạo thành một chỉnh thể tồn vẹn, hồn chỉnh.
2.2 Những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về vấn đề TĐC
Kinh nghiệm của Ngân hàng thế giới (World Bank, 2004) cho thấy rằng,
TĐC có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi
trường như: hệ thống sản xuất bị phá vỡ, người dân phải đối mặt với nguy cơ đói
nghèo khi những điều kiện sản xuất và những nguồn tạo thu nhập của họ mất đi,
người dân có thể bị di dời đến những nơi khơng có việc làm hay các tài ngun
kiếm sống khơng có nhiều, các thiết chế cộng đồng và mạng lưới xã hội bị phá
vỡ, các mối quan hệ họ hàng thân thích cũng bị ảnh hưởng; các yếu tố truyền
thống, văn hố và tình tương thân tương ái có thể bị mất đi. Đây chính là những
chi phí, những tổn thất “vơ hình” mà người dân TĐC phải gánh chịu bên cạnh
những mất mát về nhà cửa, đất đai.
Bên cạnh đó, ngồi những thiệt hại trên đã được nêu ra trên, Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB, 1995) còn nêu thêm những thiệt hại khác mà người dân
TĐC có thể gặp phải như: Cư dân tại chỗ các khu vực TĐC khơng thân thiện hay
khơng có những nét tương đồng về văn hóa, những khó khăn về cơng việc làm
ăn nơi ở mới có thể khiến cho người dân TĐC phải khai thác tối đa đến mức kiệt
quệ các tài nguyên môi trường để sinh tồn và điều này gây ra những hậu quả hết
sức tai hại cho môi trường.



14

Như vậy, theo các tổ chức quốc tế, hệ lụy của việc di dời, giải tỏa, TĐC là
nhà cửa, đất đai của người dân bị ảnh hưởng, mặt khác họ còn phải chịu nhiều
mất mát và thiệt hại liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường. Theo
đó, việc giải tỏa, di dời sẽ khiến cho đời sống người dân bị đảo lộn, mất ổn định
và môi trường bị đe dọa. Cụ thể đó là sự xuống dốc và nghèo đói của một bộ
phận dân cư, sự suy giảm các yếu tố văn hóa của một cộng đồng và ơ nhiễm mơi
trường. Ngồi những hậu quả lâu dài này thì những khó khăn trước mắt như đi
làm xa, khó khăn trong việc chuyển hộ khẩu và chuyển trường học cho con cái,
khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ khác, v.v gây tổn hại đến sức khỏe và
tinh thần của người dân.
2.3 Các đề tài nghiên cứu trƣớc có liên quan
Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, hệ quả về kinh tế xã hội
của dự án xây dựng khu đô thị mới Nam Sài Gịn. Đề xuất những biện pháp bảo
vệ mơi trường, khắc phục các hệ quả về kinh tế, xã hội” của Tô Thị Thúy Hằng
(1997) tập trung nghiên cứu về điều kiện sinh sống của các hộ nông dân bị di
dời, mất đất và làm rõ một số hệ quả về kinh tế - xã hội đối với các hộ dân qua
đó kiến nghị một số giải pháp các hộ nông dân bị di dời trong thời gian tới. Đề
tài đã nêu lên thực trạng về đời sống của người nông dân bị giải tỏa, di dời từ dự
án Nam Sài Gịn.
Đề tài “Đánh giá một số khía cạnh kinh tế – xã hội phát sinh trong quá trình
di dời của các hộ trên, ven kênh rạch tại TP.HCM (dự án Nhiêu Lộc – Thị
Nghè)” của Dư Phước Tân (1997). Tác giả tiến hành điều tra 150 hộ sắp sửa di
dời trong đợt giải tỏa vào tháng 5/1996, qua đó mô tả những đặc điểm kinh tế xã hội của hộ trên và ven kênh rạch, có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ: Quyết
định lên chung cư và Chưa muốn lên chung cư. Một số yếu tố kinh tế - xã hội



×