Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận “Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.45 KB, 17 trang )












TIỂU LUẬN

Cổ phần hoá một bộ phận
doanh nghiệp Nhà nước
Đề án Kinh tế chính trị
SV: Trần Thị Huyền Trang


LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta trong tiến trình chuyển đổi kinh tế từ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp sang cơ chế thị trường thì sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu đã
trở thành đòi hỏi tất yếu và ngày càng phổ biến trong toàn xã hội. Thực tế cho
thấy rằng bên cạnh hình thức sở hữu Nhà nước, thì các hình thức sở hữu khác
(tư nhân hay hỗn hợp) nếu được tạo đ
iều kiện tồn tại thuận lợi, cũng phát huy
vai trò tích cực trong đời sống kinh tế. Dựa trên cơ sở này các doanh nghiệp
Nhà nước Việt Nam với tư cách là nòng cốt chủ chốt ở nền kinh tế cũng đang
từng bước đổi mới và tìm hướng đi biện pháp kinh doanh phù hợp đã tìm ra
giải pháp thích hợp là Cổ phần hoá, thành tựu ở công cuộc đổi mới nước ta


đạt được nh
ững năm gần đây đã chứng tỏ hướng đẩy mạnh " Cổ phần hoá
một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước" là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp
vơi quy luật phát triển kinh tế.












Đề án Kinh tế chính trị
SV: Trần Thị Huyền Trang


I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm cổ phần hoá
1.1. Phân biệt Cổ phần hoá và tư nhân hoá
Khi xem xét vấn đề Cổ phần hoá, trước hết cần phân biệt Cổ phần hoá
và tư nhân hoá, đó là hai khái niệm riêng rẽ.
Tư nhân hoá theo nghĩa rộng (định nghĩa của Liên Hợp Quốc) "là sự
biến đổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của
một nước theo hướng ưu tiên thị trường".
Theo nghĩa hẹp tư nhân hoá là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu từ

Nhà nước -> tư nhân đồng thời chuyển các lĩnh vực kinh doanh sản xuất từ
Nhà nước độc quyền sang cho tư nhân đảm nhiệm theo nguyên tắc thị trường
(cung cầu, chiến tranh….). Như vậy mặc nhiên Cổ phần hoá chỉ là một trong
nhiều cách để tư nhân hoá một phần tài sản của Doanh nghiệp Nhà nước. Cổ
phầ
n hoá là một khái niệm hẹp hơn tư nhân hoá.
Vậy về hình thức: Cổ phần hoá là việc Nhà nước bán một phần và toàn
bộ giá trị cổ phần hoá của mình trong các xí nghiệp cho các đối tượng tổ
chức và tư nhân trong và ngoài nước hoặc cho các bộ quản lý, công xưởng
của xí nghiệp bằng đấu giá công khai và thông qua thị trường chứng khoán để
thành công ty TNHH và công ty cổ phần.
Về thực chất: Cổ phần hoá là phương thức th
ực hiện xã hội hoá sở hữu,
của hình thức kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp
thành công ty cổ phần, với nhiều chủ sở hữu để tạo mô hình doanh nghiệp
phù hợp với nền kinh tế thị trường, đầu tư, yêu cầu của nền kinh doanh hiện
đại.
1.2. Công ty cổ phần
Đề án Kinh tế chính trị
SV: Trần Thị Huyền Trang
Sau khi Cổ phần hoá, các doanh nghiệp sẽ trở thành các công ty cổ
phần đó là một loại doanh nghiệp trong đó các thành viên chỉ chịu trách
nhiệm nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
(tức là số cổ phần) của mình góp vào doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có các đặc điểm
Về mặt pháp lý: Công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách
pháp nhân mà vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp d
ưới hình thức cổ
phần. Các cổ đông trong công ty chỉ có TNHH đối với phần vốn góp của
mình. Nhờ đặc điểm này mà công ty là một hình thức pháp lý đầy đủ, thuận

lợi để kinh doanh
2. Sự cần thiết phải Cổ phần hoá một bộ phận Doanh nghiệp Nhà
nước
2.1. Cổ phần hoá là xu hướng chung ở nhiều nước
Trong những năm 1980, quá trình chuyển đổi sở hữu Nhà nước
đã trở
thành hiện tượng kinh tế chủ yếu trên toàn thế giới. Chỉ tính từ năm 1984 -
1991, trên thế giới đã có 250 tỷ USD tài sản Nhà nước đem bán và chỉ tính
riêng 1991 đã chiếm 50 tỷ USD. Làn sóng Cổ phần hoá được khởi đầu từ
Vương quốc Anh cuối những năm 1970 với hàng chục xí nghiệp quốc doanh
được Cổ phần hoá đến 1991 Nhà nước thu được 34 tỷ bảng. Sau đó quá trình
này đã l
ần lượt chuyển ra ở tất cả các nước công nghiệp phát triển với nhiều
hình thức phong phú trong đó Cổ phần hoá được lựa chọn nhiều nhất và trở
thành hiện tượng phổ biến. Sau đó các nước đang phát triển cũng gia nhập
vào xu hướng Cổ phần hoá đang diễn ra phổ biến trên thế giới này và đến nay
có trên 80 đang Cổ phần hoá 1 cách tích cực.
Trung Quốc cũng là một qu
ốc gia đi từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
nhưng khi ở sang nền kinh tế thị trường Trung Quốc cũng đã chọn giải pháp
Cổ phần hoá những thành tựu mà Trung Quốc đã và đang đạt được thoát khỏi
tình trạng nghèo nàn lạc hậu, phát triển kinh tế vững mạnh và hiện đại.
Đề án Kinh tế chính trị
SV: Trần Thị Huyền Trang
Việc Doanh nghiệp Nhà nước nước ta Cổ phần hoá chứng tỏ đang hội
nhập cùng với nền kinh tế thế giới và Cổ phần hoá là một đòi hỏi khách quan
khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
và vẫn theo con đường xã hội chủ nghĩa.



2.2. Xuất phát từ thực trạng hoạt động kém hiệu quả của Doanh
nghi
ệp Nhà nước
Các Doanh nghiệp Nhà nước đựơc hình thành trong cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp kéo dài hàng chục năm, trên cơ sở nguồn vốn cấp phát của
ngân sách Nhà nước và do đó tất cả hoạt động đều chịu sự kiểm soát và chi
phối trực tiếp của Nhà nước. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì cả
một khu vực kinh tế Nhà nước đồ sộ, cồng kềnh bộc lộ t
ất cả những yếu kém
về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chấp vá, không
đồng bộ và xơ cứng trong việc thích ứng với cơ chế mới.
Các Doanh nghiệp Nhà nước từ lâu đã không được đặt trong môi
trường cạnh tranh, do đó chậm đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản
phẩm. Chế độ bao cấp bù lỗ tràn lan làm cho hạch toán kinh tế trong các
doanh nghiệp Nhà n
ước chỉ là giả tạo, sản xuất không tính chi phí, như hiện
tượng lãi giả, lỗ thật lại hết sức phổ biến. Có thể kể ra một số dữ liệu: trong số
12.084 có sở quốc doanh thì có tới 4.584 đơn vị sản xuất kinh doanh thua lỗ,
chiếm trên 30% tổng số các doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó quốc doanh
trung ương có 501 cơ sở thua lỗ = 29,6% số cơ sở do trung ương quản lý,
qu
ốc doanh địa phương có 4.083 thua lỗ = 39,9% số đơn vị do địa phương
quản lý và với việc bù giá, bù lương, bù chênh lệch ngoại thương và hàng loạt
khoản bao cấp chuyển Nhà nước khác cho các doanh nghiệp Nhà nước làm
cho gánh nặng tài chính và khoản vay nợ chuyển Nhà nước ngày càng nặng
nề trầm trọng, trong khoảng 85-90 tỷ lệ thiếu hụt ngân sách là > 30%.
Đề án Kinh tế chính trị
SV: Trần Thị Huyền Trang
Tổ chức bộ máy trong các doanh nghiệp Nhà nước không phù hợp do
quan niệm về sở hữu trong doanh nghiệp không rõ ràng, không có sự phân

biệt đầy đủ quyền sở hữu Nhà nước và quyền kinh doanh.
Việc phân phối về tính chất không dựa trên nguyên tắc phân phối theo
lao động mà mang nặng tính bình quân không kích thích người quản lý và
công nhân trong các Doanh nghiệp Nhà nước nâng cao hiệuq ủa công tác và
năng suất lao động. Ngoài ra đội ngũ cán bộ với kiến thức và trình độ quản lý
không phù hợ
p, thiếu năng động.
Như vậy tình trạng …. kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước
làm cho nền kinh tế không thể phát triển được, chế độ quan liêu bao cấp kìm
hãm sự phát triển lực lượng sản xuất, đẩy nền kinh tế vào khủng hoảng. Do đó
khi ở sang nền kinh tế thị trường, phát triển Nhà nước kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần thì việc Cổ phần hoá một bộ doanh nghiệp Nhà nướ
c là cần thiết
và cấp thiết.
2.3. Xuất phát từ sự thay đổi nhận thức về vai trò chủ đạo của kinh tế
Nhà nước
Hội nghị Trung ương lần thức VI tháng 3/1989 đã nêu rõ vai trò chủ
đạo của kinh tế Nhà nước không phải có mặt với tỷ trọng lớn ở tất cả mọi
ngành mà chỉ chiếm giữa những vị trí then chốt trong nền kinh tế giải pháp
được đặ
t ra để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
được đưa ra là: tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế Nhà nước
trong những lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện tốt chủ trương Cổ
phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước
không cần n/giữ 100% vốn.
2.4. Cổ phần hoá là sự l
ựa chọn tốt nhất của các Doanh nghiệp
a. Chế độ Cổ phần là sản phẩm tất yếu của xã hội hoá sản xuất và của
nền kinh tế thị trường. Là một hình thức quyền TS, chế độ cổ phần là biểu
hiện hình thức vận hành ở góc độ quan hệ sản xuất của sự xã hội hoá sản xuất,

theo cách nói của Mác nó là "tư bản xã hội", tư
bản tự nó vốn dựa trên

×