Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.45 KB, 18 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TIỂU
THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005.
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010.
Chuyển nhanh theo những lợi thế, khai thác mọi tiềm năng sẵn có, khai
thác thế mạnh của từng vùng, tạo ra sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế, xã
hội cao, thực hiện cơ cấu kinh tế theo hướng Nông nghiệp-Công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp-dịch vụ du lịch.
Chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng phát triển chăn nuôi, rau quả tươi, cây công nghiệp, giữ
vững diện tích lúa, đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng nhu cầu tăng lên của
dân số, quan tâm phát triển các cây lương thực có giá trị kinh tế cao cùng với
phát triển nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, tăng nhanh công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, các nghề thủ
công truyền thống như khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản,
chế biến đồ mộc, cơ kim khí, thủ công mỹ nghệ để tăng tỷ trọng công nghiệp-
tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và xã hội, trước hết là: Thuỷ lợi, điện, giao thông, thông tin liên lạc, dịch
vụ du lịch, trường học, bệng viện, trạm y tế xã. Hình thành các khu đô thị mới,
thị trấn thị tứ, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất dịch vụ khu công nghệ cao
Hoà Lạc, đại học Quốc Gia được xây dựng.
Tiếp tục sự nghiệp giáo dục, y tế, phổ cập trung học cơ sở vào năm
1999. Tiến tới phổ cập PTTH vào năm 2010. Làm tốt công tác kế hoạch hoá gia
đình, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, từng bước giải quyết tốt vấn đề xã hội,
nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân, bảo vệ môi trường, kỷ cương
pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội.
II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP- TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2005.
1. Quan điểm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
- Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, những năm tới huyện Thạch Thất cần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ nhanh
hơn. Vì vậy cần được triển khai rõ hơn từ nhận thức đến công tác lãnh đạo, chỉ


đạo thực hiện.
- Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp dựa vào nguồn lực hiện có, bao
gồm: Lợi thế so sánh, tài nguyên đất đai, lao động, làng nghề và hạ tầng cơ sở,
thực hiện gắn vùng nguyên liệu để tiến hành phát triển công nghiệp nông thôn,
từng bước cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm huy động tối
đa nguồn lao động nông thôn làm sản xuất công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phải coi trọng đến môi trường
sinh thái, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo mọi quyền lợi cần thiết cho người lao
động.
- Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp theo hướng khuyến khích thành
lập các xí nghiệp vừa và nhỏ, các HTX và tổ HTX các hộ tư nhân đầu tư các dự
án sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên phát triển các loại hình
sản xuất chế biến nông, lâm sản, cơ kim khí, du lịch làng nghề, may mặc và các
làng nghề truyền thống theo hướng “Hình thành các cụm điểm công nghiệp tập
trung (trước mắt ưu tiên hình thành cụm điểm cho các loại hình sản xuất ảnh
hưởng đến sức khoẻ cộng đồng)”.
- Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phải tranh thủ đi vào công nghệ
tiên tiến, phù hợp với khả năng thực tế nhằm thu hút nhiều lao động và ổn định
sản xuất. Sản phẩm làm ra có chất lượng cao, giá cả phù hợp, đủ sức cạnh tranh
giữ được thị phần trong nước, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu.
Trên cơ sở thống nhất các quan điểm phát triển công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp giai đoạn 2001-2005 nhằm phấn đấu thực hiện các mục tiêu cũng như
phương hướng phát triển trong tương lai cần thấy rõ các thuận lợi và khó khăn
sau:
* Thuận lợi:
- Có đường lối phát triển công nghiệp hoa, hiện đại hoá của Nghị quyết Đại
hội IX của Đảng và các chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước
từng bước hoàn thiện trên các lĩnh vực về tổ chức bộ máy quản lý, về thuế
và các chính sách khác nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.
- Cấp uỷ đảng từ cơ sở đến huyện và tỉnh đã xác định rõ vị trí, tầm quan trọng

của sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp.Từ đó quyết tâm lãnh đạo tổ
chức thực hiện nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông thôn.
- Đội ngũ cán bộ từ cơ sở đến các ban ngành của huyện đã có vốn kinh
nghiệm qua 15 năm vận hành theo cơ chế quản lý kinh tế mới.
- Huyện có lợi thế về vị trí địa lý: Gần thị trường lớn là thủ đô Hà Nội, tăng
từng bước hình thành khu công nghệ cao, khu đại học Quốc Gia, là địa
phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Ngoài ra còn các lợi thế rất cơ
bản: Là địa phương có nhiều ngành nghề truyền thống đang phát huy mạnh
có đội ngũ lao động lành nghề, rất đa dạng và phong phú.
* Khó khăn:
- Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển không
đồng đều.
- Nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp có xuất phát điểm thấp.
- Lực lượng sản xuất những năm qua phát triển nhanh, trong khi các quan hệ
sản xuất chưa kịp chuyển đổi đang để lại nhiều tồn tại cần phải khắc phục
như giải quyết ô nhiễm môi trường tại các làng nghề; giải quyết những bất
cập về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm để
bảo vệ sản xuất và bảo vệ người tiêu dùng, ngoài ra còn giải quyết các chế
độ bảo vệ người lao động…Trong bộ máy quản lý còn nhiều yếu kém; đội
ngũ cán bộ chưa được đào tạo lại.
- Chưa tìm được thị trường nước ngoài để trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm
truyền thống.
2. Phương hướng.
Chuyển dịch cơ câu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong
cơ cấu kinh tế công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Trong phương hướng chung
phát triển kinh tế xã hội của huyện nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo nhằm
đảm bảo an toàn lương thực đồng thời thúc đẩy các ngành khác phát triển. Song
song với phát triển nông nghiệp của huyện thì việc tăng tỷ trọng công nghiệp-
tiểu thủ công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-

nông nghiệp-dịch vụ là hết sức quan trọng và phù hợp với chuyển dịch cơ cấu
chung của cả nước.
Tiếp tục phát triển sản xuất chế gỗ ở Chàng Sơn, Hữu Bằng, Canh Nậu, Phùng
Xá, Hương Ngải,…Chế biến soong, mây, tre giang đan ở Bình Phú, Chàng Sơn,
Thạch Xá, Cần Kiệm, Hạ Bằng,…theo hướng sản xuất các sản phẩm truyền
thống, ưu tiên chế tác các sản phẩm “tinh” có thị trường tiêu thụ trong nước.
Từng bước đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến để mở rộng và phát triển sản
xuất, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu:
+ Xã Chàng Sơn: Chú trọng đến chế biến các loại lâm sản để sản xuất các loại
sản phẩm “tinh” như mộc, điêu khắc, khảm chai, các sản phẩm nội thất soong,
mây và các sản phẩm tiêu dùng quạt the, quạt giấy, đũa tre. ưu tiên đầu tư công
nghệ tiên tiến để sản xuất nhiều sản phẩm xuất khẩu.
+ Xã Hữu Bằng: Tiếp tục chế biến gỗ để sản xuất các sản phẩm mộc thông
dụng, phần lớn sử dụng ván nhân tạo phun sơn.
+ Xã Phùng Xá: Hướng chính chế biến gỗ tạo ra các bán thành phẩm để sản
xuất các sản phẩm hoàn chỉnh như cày bừa, xe cải tiến, ván sàn, cán cuốc, cán
xẻng,…
+ Xã Bình Phú: Coi trọng đầu tư công nghệ sản xuất, không ngừng cải tiến mẫu
mã để phát triển mạnh sản phẩm mây, tre, giang đan, có thêm nhiều sản phẩm
tham gia xuất khẩu.
+ Các xã khác: Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải,…tập trung sản xuất các sản
phẩm đang có trên thị trường, hướng chính phát triển sản phẩm mộc nộ thất,
mây giang đan.
Khai thác mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế để đẩy mạnh phát
triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Tạo môi trường thuận lợi để có nhiều hộ
dân đầu tư vào sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là các nghề
thủ công truyền thống. Do hiện nay trên địa bàn huyện các doanh nghiệp quốc
doanh ít nên vì vậy trong những năm tới cần đặc biệt khuyến khích các thành
phần kinh tế quốc doanh trong huyện cũng như thuê địa điểm trên địa bàn huyện
phát triển để góp phần tạo thêm việc làm cho nhân dân và tăng thu ngân sách

cho huyện.
Đối với chế biến lương thực thực phẩm cần tạo môi trường thuận lợi để
nhiều hộ đầu tư mô hình sản xuất nguyên liệu tập trung “trang trại”.
Hình thành khu đô thị mới, thị trân, thị tứ để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất
dịch vụ khu công nghệ cao Hoà Lạc và đại học Quốc gia được xây dựng.
3. Mục tiêu phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đến năm 2005.
3.1. Các mục tiêu chủ yếu.
Mục tiêu sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của huyện Thạch
Thất đến năm 2001 đạt giá trị là 116.536 triệu đồng, trong đó quốc doanh là
10.350 triệu đồng. Đến năm 2005 đạt giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp là 209.862 triệu đồng; trong đó,quốc doanh là 18.704 triệu đồng.
+ Nhịp độ tăng trưởng bình quân là 16%.
+ Cơ cấu sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trong GDP là 32,7%.
-Phấn đấu 1005 số làng trong huyện có nghề. Trong đó 20% làng đạt tiêu
chuẩn làng nghề (có phụ lục kèm theo).
-Các cơ sở sản xuất ở thời điểm cuối năm 2005 dự kiến:
+ 10 HTX sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp.
+ 12 tổ hợp tác.
+ 35 công ty TNHH.
+ Số hộ sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: 14.100 hộ (mỗi làng nghề
mới có 150 hộ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp).
- Sớm hình thành một cụm công nghiệp của huyện và 6 điểm công nghiệp của
các xã có nghề thủ công truyền thống để tạo đà phát triển các điểm công nghiệp
ở các xã còn lại với các ngành nghề mới vào cuối năm 2005.
chương trình sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 2001-2005:
Tên các chương trình sản
xuất
Năm 2001 Năm 2005
Giá trị
sản lượng

(triệu
đồng)
Tỷ
lệ
(%)
Giá trị sản
lượng
(triệu
đồng)
T

lệ
(
%
)
+ Sx mộc, chế biến lâm
sản
48.670 41,7 85.123
40
,6
+ Sx cơ kim khí 33.251 28,5 58.153
27
,7
+ Sx vật liệu xây dựng 20.050 17,2 35.066
16
,7
+ Chế biến LTTP 7.605 6,5 13.302
6,
4
+ Dệt may 960 1 2.080

1,
0
+ Các chương trình Sx
khác
6000 5,1 16.138
7,
6
3.2. Một số mục tiêu riêng.
a. Chế biến lâm sản và sản xuất đồ mộc:
* Các cơ sở sản xuất:
Tính đến cuối năm 2000 trên địa bàn huyện có các lực lượng tham gia chế
biến lâm sản và sản xuất đồ mộc gồm:
- 3.195 hộ; trong đó, xã Tràng Sơn trên 80% số hộ tham gia.
- 3 HTX
- 1 công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Dự báo đến năm 2005 sẽ có: 8.000 hộ, 7 HTX, 3 công ty.
Ngoài ra khu công nghiệp Phú Cát của tỉnh có một số cơ sở sản xuất ván nhân tạo
công suất 15.000 m
3
/năm. Đặc biệt có một lực lượng khá mạnh phải kể tới 15 xã có
làng nghề chế biển lâm sản và sản xuất đồ mộc.
+ Dự báo nguồn nguyên liệu đến 2005: Trong tương lai gỗ cây khai từ rừng xẽ ít
dần do Nhà nước đóng cửa rừng. Tuy nhiên lượng gỗ khai thác từ Sơn La, Hoà
Bình, Hà Tĩnh vận chuyển ra với mức độ cung ứng như thời gian qua xẽ đáp ứng
đủ cho sản xuất chế biến, mặt khác các cơ sở sản xuất đồ mộc đã sử dụng một
lượng gỗ ván nhân tạo tương đối lớn và khá phổ biến, nguyên liệu mây tre chủ yếu

×