Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1985 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.66 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1985 ĐẾN NAY.
I. GIAI ĐOẠN TỪ TRƯỚC NĂM 1985-1988
Nông nghiệp nước ta trong giai đoạn này gặp rất nhiều những rào cản, vượt
qua tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài trong những năm 1976-1980.
Đến tháng 1-1980 - Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ra đời lúc
đó với nhân dân khoán sản phẩm cây lúa đến nhóm người và hộ lao động (và đây
thực chất là khoán hộ). Chính vì vậy, đã được coi là chìa khoá vàng mở ra thời kỳ
mới của nông nghiệp và cả của kinh tế nông thôn. Những kết quả đạt được trong
giai đoạn này của sản xuất nông nghiệp là những thành tựu bước đầu hơn hẳn các
thời kỳ trước. Bình quân 5 năm 1981-1985 so với bình quân 5 năm 1976-1980 sản
lượng lương thực tăng 27%, riêng thóc tăng lên 32%, năng suất lúa tăng 23%,
lương thực bình quân đầu người tăng 14%, đàn trâu tăng 8%, đàn bò tăng 39%, đàn
lợn tăng 22%.
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (5/4/1988) về đổi mới quản lý nông nghiệp
với nội dung cơ bản là khoán gọn đến hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông
thôn, đánh dấu sự mở đầu của thời kỳ đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn
nước ta.
Sản xuất lương thực đã tăng lên với xu hướng năm sau cao hơn năm trước:
năm 1987 là 17,5 triệu tấn, 1988 là 19,6 triệu tấn. Trong gần 3 thập kỷ lương thực
ở nước ta luôn là vấn đề nóng bỏng, tình trạng thiếu lương thực diễn ra triền miên.
Riêng 13 năm (1976-1988) nước ta nhập khẩu 8,5 triệu tấn quy gạo, bình quân
hàng năm nhập 0,654 triệu tấn.
Mặt khác, nông nghiệp nước ta mang nặng tính độc canh (vào những năm
đấuau thời kỳ giải phóng). Diện tích cây lương thực năm 1976 chiếm 88,0% trong
đó lúa chiếm 75,2% tổng diện tích gieo trồng, các loại cây trồng khác chiếm tỷ
trọng diện tích còn thấp. Cây công nghiệp chiếm 6%, cây ăn quả 2%. Từ năm 1981
trở đi lương thực có sự phát triển, vấn đề lương thực giảm bớt khó khăn cho nhân
dân ta trong nghiên cứu năm của thời kỳ đó.
Nông nghiệp trong thời gian này cũng đã có được sự đóng góp quan trọng
trong việc tăng nguồn hàng xuất khẩu, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước với


quan điểm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, do vậy, kinh tế nước ta đã có những
tiến bộ khởi sắc và chuyển biến tích cực. Năm 1986 giá trị xuất khẩu nông lâm
thuỷ sản đạt 513 triệu rúp-đo la.
Có được những bước đầu khởi sắc của giai đoạn gần thập niên 90 này là do
sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta nhằm từng bước phát triển nền kinh
tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Trong giai đoạn này, việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới bắt đầu được hình thành song vẫn chưa được
quan tâm đúng mức vì do điều kiện kinh tế nước ta tác động. Nông nghiệp ta thời
kỳ này vẫn độc canh là chủ yếu, cây trồng vật nuôi mới chỉ là "có sự góp mặt" còn
chủ yếu là lúa, hoa màu cho ta năng xuất thấp khiến nước ta vẫn phải nk lương
thực, thực phẩm.
II. GIAI ĐOAHN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 1994
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
a. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trong giai đoạn này, Đảng ta luôn luôn khẳng định sự phát triển kinh tế
nước ta phải dựa trên cơ sở kết hợp một cách đúng đắn giữa công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ.
Trong hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khoá VII họp tháng 12
năm 1993 đã xác định "từ nay đến cuối thập kỷ phải rất quan tâm đến công nghiệp,
hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm ngư
nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu…" (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiệnn Hội
nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Tháng 1 năm 1994). Trước đó
nhà nước ta đã có chính sách ưu tiên , phát triển cho nông nghiệp và nông thôn,
tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Tháng 1 năm 1980, chỉ thị 100 của Ban chấp hành bí thư Trung ương Đảng
với nội dung khoán sản phẩm cây lúa đến nhóm và người lao động (thực chất là
khoán hộ). Đây là chìa khoá vàng mở ra thời kỳ mới của nông nghiệp và kinh tế
nông thôn cho nước ta.
Tiếp đến là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (5-4-1988) về đổi mới quản lý

nông nghiệp với nội dung cơ bản là khoán gọn đến hộ nông dân, thừa nhận hộ
nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Đây là một mốc mới đánh dấu cho
sự mở đầu của thời kỳ đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta.
Những chính sách của Đảng và nhà nước ở trên là một tiền đề mở ra cho nền
nông nghiệp một hướng đi mới, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nước ta một cách cơ nền tăng trưởng, có hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn này, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã và đang
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta một cách có nền tảng, có hiệu
quả hơn.
Trong giai đoạn này, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã và đang
chuyển dịch theo cơ cấu ngành, theo vùng, theo lãnh thổ tới nền sản xuất hàng hoá,
với những tiến bộ đáng kể:
* Một là: cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển biến khá rõ nét, đã và đang
tạo thế cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Với thành tựu to lớn nhất của
nông nghiệp trong giai đoạn này là căn bản giải quyết được vấn đề lương thực.
Sau 18 năm kể từ trước những năm 1985-1988, sau lượng lương thực nước ta tăng
86,6%, mức lương bình quân đầu người từ 274,4kg/năm năm 1976 tăng lên
359,2kg/năm 1993. Chỉ trong thời gian 6 năm ở giai đoạn này, khối lượng gạo
xuất khẩu từ 1,5-2,0 triệutấn và xếp hàng thứ 3 về xuất khẩu gạo trên thế giới.
Giải quyết được vấn đề lương thực là điều kiện quyết định để phát triển đa
dạng hoá cây trồng và vật nuôi. Đến năm 1993 diện tích cây công nghiệp tăng lên
1290.000ha, chiếm 13,3% trong đó cây công nghiệp tăng 3,77 lần, cây ăn quả tăng
3,0 lần so với trước những năm 1985-1988, tỷ trọng diện tích cây lương thực giảm
xuống 78,4% trong đó riêng lúa chiếm 65,7. Lương thực dồi dào, nguồn thức ăn
phong phú tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi, trong đó đàn lợn là nguồn cung
cấp thịt chủ yếu cho nhân dân, năm 1991 chiếm 70,5% tổng sản lượng thịt hơi xuất
chuồng. Năm 1993 số lượng đàn bò ở Miền bắc đã gấp 2,56 lần so với năm 1976
và gấp 2,45 lần so với năm 1980. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm đang phát triển
mạnh về số lượng và chủng loại cùng với phương thức chăn nuôi truyền thống,
nông dân đã tiếp thu phát triển chăn nuôi theo kiểu công nghiệp.

Trong những năm của giai đoạn này, thuỷ sản đã có bước phát triển đáng kế,
công tác nuôi trồng thuỷ sản được co trọng, nhất là vùng ven biển. Những cơ sở
sản xuất giống và nuôi tôm xuất khẩu được phát triển , mở rộng các hình thức tổ
chức liên doanh với nước ngoài để nuôi tôm được triển khai ở ven biển Miền trung.
Việc đánh bắt hải sản đang được khôi phục và phát triển ở nhiều địa phương, tầu
thuyền, các phương tiện đánh bắt được tăng cường, nhờ vậy mà sản lượng thuỷ hải
sản tăng nhanh, sản phẩm xuất khẩu ngày càng lớn.
Biểu 3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản cả nước 1991-1994 (%)
1991 1992 1993 1994
Nông nghiệp 84,5 84,7 84,5 85,3
Lâm nghiệp 7,7 6,8 7,0 6,5
Thuỷ sản 7,6 8,5 8,5 8,2
Việc giao đất, giao rừng được tiến hành rộng rãi tới người dân, việc bảo vệ,
khoanh nuôi và tái sinh rừng tốt hơn, diện tích rừng trồng tăng lên, kết hợp trồng
rừng với trồng cây công nghiệp, làm vườn và chăn nuôi, góp phần tạo ra sự bền
vững về sinh thái và xã hội để phát triển rừng. Ở nhiều vùng có dự án 327 đang
triển khai tốt bước đầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế lâm nghiệp miền núi. Nhà nước
chủ trương hạn chế khai thác xuất khẩu gỗ tròn, sản lượng gỗ và kim ngạch xuất
khẩu lâm sản có giảm xuống, những rừng đang từng bước được hồi phục.
Chính nhờ vậy, nông nghiệp đã đóng góp quan trọng việc tăng nguồn hàng
xuất khẩu, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước. Với quan điểm xuất khẩu để
tăng trưởng kinh tế, kinh tế nước ta đã có những tiến bộ và chuyển biến tích cực.
Năm 1993 tăng gần 3 lần (1500 triệu rúp đola) đến năm 1994 tăng lên khoảng
1800 triệu đô la, chiếm 48,0% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
* Hai là: ở các vùng sinh thái của đất nước đã bước đầu khai thác lợi thế so
sánh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất
hàng hoá lớn có hiệu quả.
Trong những năm của giai đoạn này, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
diễn ra có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu. Trước hết, phải khẳng định thành tựu to
lớn về sản xuất lương thực chủ yếu là cây lúa. Lúa gạo đã và đang hình thành 2

vùng sản xuất chuyên môn hoá của cả nước, những năm này tỷ trọng sản lượng
thóc so với cả nước tăng lên từ 69,6% năm 1993, trong đó vùng Đồng bằng Sông
Hồng từ 19,5% lên 20,6% và Đồng Bằng Sông Cửu Long từ 43,2 lên 49%. Cây
công nghiệp lâu năm phát triển mạnh và đang hình thành những vùng sản xuất với
quy mô lớn. Diện tích cao su năm 1993 của cả nước có 220.000 ha, trong đó có
93.000 ha cho thu hoạch mủ với 70.000 tấn mủ khô được phân bố chủ yếu ở mủ
khô cả nước. Sản xuất cà phê cũng đang hình thành 2 vùng lớn: vùng Tây nguyên
và vùng Đồng Nam Bộ. Vùng Tây nguyên trong đó tập trung nhất là Đaklak chiếm
45,6% diện tích thu hoạch là 54,4% sản lượng cà phê nhân của cả nước, tiếp đó
Đồng Nai chiếm 22% diện tích thu hoạch và 24,6% sản lượng cà phê nhân.
* Ba là: phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá, những năm giai đoạn này có sự
chuyển dịch quan trọng từ kinh tế quốc doanh và kinh tế tập trung là chủ yếu sang
kinh tế hộ và các hộ nông dân đang trở thành lực lượng chủ yếu hoạt động trong
nông nghiệp và nông thôn.
Doanh nghiệp nhà nước đến nay đã có 1921 đơn vị quản lý và sử dụng 7,5
triệu ha đất (trong đó có 415 lâm trường sử dụng 6,3 triệu ha rừng và đất rừng, 318
nông trường sử dụng 1,3 triệu ha đất nông nghiệp) với 377.000 lao động, sử dụng
70% vốn đầu tư cơ bản cho nông lâm ngư nghiệp, đến nửa năm 1993 đã có 940
doanh nghiệp đăng ký lại theo nghị định 388/HĐBT.
Gần đây doanh nghiệp nhà nước về nông nghiệp nổi lên hai vấn đề:
+Một sơ sở nông nghiệp quốc doanh bước đầu phát huy vai trò trung tâm
khoa học kỹ thuật cho thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn như giống cây,
con, gắn công nghiệp chế biến với vùng sản xuất nguyên liệu: mía đường, chè, cao
su, cà phê.
+Với khoảng 70% đơn vị chuyển sang khoán gọn cho hộ thành viên các
khoản này đã tạo cho các hộ nhận khoán tiếp thu kỹ thuật mới, yên tâm đầu tư vốn,
lao động vào cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập. Trong lâm nghiệp thực hiện
chính sách giao đất, giao rừng và cơ chế khoán giữ đất lâm nghiêp cho hộ gia đình
công nhân sử dụng. Các hộ nông dân đang trở thành lực lượng chủ yếu sản xuất

lương thực và phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi kết hợp khai thác nông lâm
thuỷ sản, mở rộng và phát triển các ngành nghề mới…
Bốn là: Cơ cấu kỹ thuật trong công nghiệp và nông thôn đã và đang được
chuyển dịch một cách mạnh mẽ và rộng khắp. Hệ thống kết cấu hạ tầng được cải
tạo, nâng cấp và xây dựng mới để đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp. Những kỹ thuật truyền thống đang được thay thế bởi những kỹ
thuật tiến bộ, rõ nhất là giống cây trồng vật nuôi. Cùng với cuộc cách mạng sinh
học, vấn đề thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, điện khí hoá từng bước được tăng cường
cho nông nghiệp và nông thôn, công nghệ sau thu hoạch nhất là công nghiệp chế
biến nông sản được coi trọng và phát triển
Biểu 4 cơ cấu tỷ trọng nông nghiệp trong GDP (%) 1991-1994
1991 1992 1993 1994
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP (%) 40,5 33,9 28,9 28,7
Biểu 5: Sản lượng lương thực 1990-1994 (triệu tấn)
1990 1991 1993 1993 1994
Sản lượng lương thực quy ra thóc
b. Đánh giá chung về những hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh doanh
nông nghiệp
Bên cạnh những tiến bộ và kết quả được ở trên, quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp vẫn còn những hạn chế và tồn tại.
+Một là: cơ cấu nông nghiệp nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng độc
canh, tự cung, tự túc và vẫn còn đang ở trình độ sản xuất hàng hoá nhỏ là chủ yếu.
Mặc dù có những tiến bộ trong chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng
và Nhà nước trong nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng ở nước ta
không thể chuyển mình nhanh chóng phát triển ngay được. Trong thời kỳ này, đất
nước ta mới bắt đầu có sự chuyể dịch nhưng còn nhỏ bé, cần phải có một khoảng
thời gian nhằm khắc phục dần những mặt yếu kém trong nền nông nghiệp của
nước ta.
+Hai là: các ngành nông lâm nghiệp chưa gắn bó với nhau trong cơ cấu kinh
tế thống nhất , mà thậm chí còn gây trở ngại, mâu thuẫn gay gắt trong quá trình

phát triển.
Nông nghiệp nước ta không thể phát triển cùng một lúc tất cả các ngành
nông nghiệp ngay được mà cần phải có sự hỗ trợ cho nhau, có mối liên hệ giữa
các ngành với nhau thì mới tạo đà và nền tảng cho phát triển và đặc biệt cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Có phát triển và cung cấp đầy đủ
lương thực thì mới có thể đưa được chăn nuôi phát triển được. Bởi vì lương thực
hay sản phẩm của nông nghiệp nói chung là sản phẩm thiết yếu đối với sự tồn tại
của con người.

×