Tải bản đầy đủ (.docx) (196 trang)

Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp (nghiên cứu trường hợp viện công nghiệp thực phẩm và doanh nghiệp liên kết với viện công nghiệp thực phẩm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.54 KB, 196 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VIỆT HÒA

LIÊN KẾT GIỮA CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC
VÀ DOANH NGHIỆP
(Nghiên cứu trƣờng hợp Viện công nghiệp thực phẩm và doanh
nghiệp liên kết với Viện công nghiệp thực phẩm)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VIỆT HÒA

LIÊN KẾT GIỮA CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC
VÀ DOANH NGHIỆP
(Nghiên cứu trƣờng hợp Viện công nghiệp thực phẩm và doanh
nghiệp liên kết với Viện công nghiệp thực phẩm)

Ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Để Luận án“Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp (Nghiên
cứu trường hợp Viện công nghiệp thực phẩm và doanh nghiệp liên kết với Viện
công nghiệp thực phẩm)” đạt được kết quả theo yêu cầu đề ra, tôi xin trân trọng
cảm ơn Ban Giám đốc Học Viện Khoa học xã hội, Khoa Xã hội học, Phòng
Quản lý đào tạo và những người thầy đáng kính đã tạo ra những điều kiện tốt
nhất cũng như truyền đạt kiến thức và đóng góp những ý kiến quý báu cho quá
trình học tập, thực hiện kế hoạch đào tạo của nghiên cứu sinh.

Xin trân trọng cảm ơn Viện Công nghiệp Thực phẩm, Ban Lãnh đạo
Viện, các đơn vị, các nhà khoa học đã ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cũng
như tích cực hợp tác trong suốt q trình tôi thực hiện Luận án.
Xin đặc biệt trân trọng cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn khoa học - người
đã hướng dẫn tận tình cho tơi trong suốt q trình làm Luận án với tình cảm
và tinh thần trách nhiệm của một nhà khoa học.
Cuối cùng, xin cảm ơn sâu sắc đến những người thân yêu trong gia
đình, sự động viên và cả sự hy sinh của gia đình là nguồn động lực to lớn để
tơi có thể hồn thành tốt cơng trình nghiên cứu này.
Nghiên cứu sinh.
Nguyễn Việt Hịa


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả

nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác. Các số liệu, trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác và trung
thực.
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Việt Hòa

Nguyễn Việt Hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHI N CỨU VỀ LI N
ĐỒNG

ẾT GIỮA CỘNG

HOA HỌC VÀ DOANH NGHIỆP...................................................................... 14

1.1. Dẫn nhập...................................................................................................................................... 14
1.2. Các hƣớng nghiên cứu liên quan đến luận án.......................................................... 14
1.2.1. Liên kết trong đào tạo................................................................................................ 14
1.2.2. Liên kết trong nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu......................16
1.2.3. Liên kết trong sản xuất.............................................................................................. 17
1.2.4. Liên kết trong thương mại hóa sản phẩm.......................................................... 18
1.2.5. Nghiên cứu liên từ thể chế, cơ chế, chính sách............................................... 20
1.3. Tiểu kết Chƣơng 1.................................................................................................................. 23
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ L LUẬN NGHI N CỨU LI N
ĐỒNG

ẾT GIỮA CỘNG


HOA HỌC VÀ DOANH NGHIỆP...................................................................... 25

2.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................................................ 25
2.1.1. Khái niệm cộng đồng khoa học............................................................................. 25
2.1.2. Khái niệm doanh nghiệp.......................................................................................... 31
2.1.3. Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp..................................... 33
2.2. Một số khái niệm liên quan................................................................................................ 37
2.2.1. Khái niệm chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới............................... 37
2.2.2. Khái niệm về ngành công nghiệp thực phẩm................................................... 39
2.2.3. Khái niệm liên quan đến các hình thức liên kết.............................................. 40
2.3. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án........................................................ 42
2.4. Các lý thuyết vận dụng......................................................................................................... 44
2.4.1. Lý thuyết mạng xã hội.............................................................................................. 44
2.4.2. Lý thuyết mơ hình đổi mới Triple Helix............................................................ 47
2.5. Khung phân tích...................................................................................................................... 49
2.5.1. Biến độc lập.................................................................................................................. 49
2.5.2. Biến phụ thuộc............................................................................................................. 50
2.5.3. Bối cảnh kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ............................................ 50
2.6. Tiểu kết Chƣơng 2.................................................................................................................. 51


CHƢƠNG 3: LI N
CHU ỂN GIAO

ẾT TRONG ĐÀO T O NGHI N CỨU VÀ

ẾT QUẢ NGHI N CỨU T I VIỆN CÔNG NGHIỆP

THỰC PHẦM.................................................................................................................................... 53

3.1. Liên kết trong đào tạo........................................................................................................... 54
3.1.1. Tình hình cơng tác đào tạo...................................................................................... 54
3.1.2. Các hình thức liên kết trong đào tạo.................................................................... 55
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong đào tạo............................................ 58
3.2. Liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu........................71
3.2.1. Tình hình nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu..........................71
3.2.2. Hình thức liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu.
........................................................................................................................ 73
3.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao kết
quả nghiên cứu......................................................................................................................... 77
3.3. Tiểu kết Chƣơng 3.................................................................................................................. 89
CHƢƠNG 4: LI N

ẾT GIỮA CỘNG ĐỒNG

HOA HỌC VÀ DOANH

NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG M I HÓA SẢN PHẨM T I
VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM................................................................................. 92
4.1. Liên kết trong sản xuất......................................................................................................... 93
4.1.1. Tình hình liên kết trong sản xuất........................................................................... 94
4.1.2. Các hình thức liên kết trong sản xuất.................................................................. 95
4.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng các hình thức liên kết trong sản xuất...................107
4.2. Liên kết trong thƣơng mại hóa sản phẩm............................................................... 118
4.2.1. Tình hình liên kết trong thương mại hóa sản phẩm..................................... 118
4.2.2. Các hình thức liên kết trong thương mại hóa sản phẩm............................ 118
4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong thương mại
hóa sản phẩm.......................................................................................................................... 123
4.3. Tiểu kết Chƣơng 4............................................................................................................... 131
ẾT LUẬN VÀ


HU ẾN NGHỊ......................................................................................... 132

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........................................ 137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM HẢO............................................................................ 138


DANH
CĐKH
CMCN4.0

The sci
The Fo

DN
ICT

Enterp
Inform

IoT

techno
Interne

IP
KH&CN
KT-XH
NC&PT


Intellec
Scienc
Econom
Resear

OECD

Organi

STI

Co-ope
Scienc
innovation


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Đội ngũ cán bộ của Viện công nghiệp thực phẩm.......................................... 9
Bảng 3.1. Quan hệ chức danh nghề nghiệp với hình thức liên kết trong
đào tạo

56

Bảng 3.2. Mối liên quan giữa loại hình lao động với liên kết trong đào tạo....57
Bảng 3.3. Cơ chế chính sách của Nhà nước tác động đến liên kết........................59
Bảng 3.4. Yếu tố từ cá nhân nhà khoa học tác động đến liên kết........................... 60
Bảng 3.5. Các yếu tố từ Viện tác động đến liên kết...................................................... 61
Bảng 3.6. Các yếu tố từ doanh nghiệp tác động đến liên kết................................... 62
Bảng 3.7. Các yếu tố khác tác động đến liên kết............................................................ 62

Bảng 3.8. Cơ chế chính sách Nhà nước, cá nhân nhà khoa học và thông
tin tác động đến thực hành, thực tập tại Viện 63
Bảng 3.9. Các yếu tố từ Viện, Doanh nghiệp tác động đến thực hành,
thực tập tại Viện

65

Bảng 3.10. Cơ chế chính sách nhà nước, cá nhân nhà khoa học, thông tin
tác động đến hướng dẫn qua dịch vụ và CGCN có đào tạo67
Bảng 3.11. Các yếu tố từ Viện, Doanh nghiệp tác động hướng dẫn qua
dịch vụ và CGCN có đào tạo

69

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa độ tuổi, giới tính trong liên kết nghiên
cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu

74

Bảng 3.13. Mối liên hệ các hình thức liên kết với chức danh nghiên cứu
và chuyển giao kết quả nghiên cứu

75

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các liên kết với loại hình lao động......................76
Bảng 3.15. Cơ chế chính sách của Nhà nước, cá nhân nhà khoa học và
thông tin tác động đến thực hiện các nhiệm vụ và hợp đồng
UDSP77
Bảng 3.16. Các yếu tố từ Viện và doanh nghiệp............................................................. 80



Bảng 3.17.Các yếu tố tác động hợp đồng ứng dụng các tiến bộ khoa
học, quy trình sản xuất và hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến thiết
bị, kỹ thuật 82
Bảng 3.18. Các yếu tố tác động đến liên kết hợp đồng ứng dụng các tiến
bộ khoa học, quy trình sản xuất và hỗ trợ DN cải tiến thiết bị,
kỹ thuật

83

Bảng 3.19. Các yếu tố cơ chế chính sách của Nhà nước, cá nhân nhà
khoa học, thông tin tác động đến cung cấp sản phẩm.

85

Bảng 3.20. Các yếu tố từ Viện, Doanh nghiệp tác động đến cung cấp
sản phẩm

87

Bảng 4.1. Mối quan hệ giữa độ tuổi, giới tính với việc tham gia liên kết
trong sản xuất............................................................................................................... 102
Bảng 4.2. Mối liên hệ chức danh nghề nghiệp với việc tham gia liên kết
trong sản xuất............................................................................................................... 104
Bảng 4.3. Mối quan hệ giữa loại hình lao động với tham gia liên kết
trong sản xuất............................................................................................................... 105
Bảng 4.4. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng thực hiện nhiệm
vụ và mua công nghệ trong 05 năm qua (2013-2018)............................107
Bảng 4.5. Các yếu tố từ Viện, doanh nghiệp ảnh hưởng đến hợp đồng thực
hiện nhiệm vụ và mua công nghệ trong 05 năm qua (2013-2018). .109

Bảng 4.6. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến Hợp đồng mua bán thiết bị,
Hợp đồng chuyển giao công nghệ.................................................................... 111
Bảng 4.7. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến Hợp đồng mua bán thiết bị,
Hợp đồng chuyển giao công nghệ.................................................................... 112
Bảng 4.8. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng đầu tư sản xuất
và hợp đồng giám định và kiểm tra.................................................................. 114


Bảng 4.9. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng đầu tư sản xuất
và hợp đồng giám định và kiểm tra

115

Bảng 4.10. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến góp vốn) đầu tư.........................116
Bảng 4.11. Các hình thức liên kết trong thương mại hóa sản phẩm..................118
Bảng 4.12. Quan hệ giữa độ tuổi, giới tính với liên kết trong thương mại
hóa sản phẩm

119

Bảng 4.13. Mối liên quan giữa chức danh nghề nghiệp với việc tham gia
liên kết trong thương mại hóa sản phẩm

121

Bảng 4.14. Mối quan hệ giữa Loại hình lao động với liên kết.............................. 122
trong thương mại hóa sản phẩm............................................................................................ 122
Bảng 4.15. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng kinh tế từ doanh
nghiệp, cùng đầu tư để tạo ra sản phẩm.


123

Bảng 4.16. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng kinh tế từ doanh
nghiệp, cùng đầu tư để tạo ra sản phẩm.

124

Bảng 4.17. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư để quảng bá sản phẩm.. 126


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ
Hình 1. So sánh các cách tiếp cận đa ngành, liên ngành và đổi mới
xun ngành43
Hình 2. Các tác nhân học hỏi trong mơ hình đổi mới Triple Helix......................47
Biểu đồ 3.1. Liên kết trong đào tạo của Viện 05 năm qua (2013-2018)............55
Biểu đồ 3.2. Liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên
cứu 05 năm qua (2013-2018)

73

Biểu đồ 4.1. Các hình thức liên kết trong lĩnh trong sản xuất (2013-2018).....99


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp là một vấn đề
quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ yêu cầu các quốc gia phải có nhiều vốn
tri thức để phát triển kinh tế-xã hội, các nước phát triển đã nhanh chóng xây
dựng xã hội tri thức tạo nền tảng vững chắc để phát triển quốc gia. Vốn tri

thức hình thành, phát triển có hệ thống và được lưu giữ nhiều nhất ở cộng
đồng khoa học. Trong kỷ nguyên mới, nhiều doanh nghiệp đã phát triển
mạnh mẽ trở thành các tập đoàn kinh tế lớn với nhiều năng lực, khả năng
trong đó có cả vốn tri thức, nhưng khơng phải tất cả các doanh nghiệp đều
có được vốn tri thức, vì đa số doanh nghiệp khó phát triển về số lượng và
chất lượng vốn tri thức. Liên kết với cộng đồng khoa học thông qua đào
tạo, chuyển giao kết quả nghiên cứu, liên kết để sản xuất và thương mại hóa
sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp
nhanh chóng có được tri thức mới ứng dụng vào hoạt động đổi mới, sản
xuất kinh doanh. Nhà nước đóng vai trị rất lớn trong việc hoàn thiện hệ
thống đổi mới quốc gia để tạo môi trường sinh thái phát triển liên kết giữa
cộng đồng khoa học và doanh nghiệp (CĐKH và DN), một trong những trụ
cột quan trọng của nền kinh tế quốc gia.
Về m t thực tiễn
Cộng đồng khoa học có vai trị rất quan trọng đối với doanh nghiệp,
đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển
nhanh chóng địi hỏi các doanh nghiệp cần phải có nhiều vốn tri thức để
phát triển công nghệ và đổi mới sản xuất. Bên cạnh đó, Việt Nam đã cam
kết thực hiện phát triển bền vững đến 2030, để thực hiện thành cơng cần có
lồng gh p gắn kết phát triển KH CN với phát triển KT-XH, cơ chế quan
1


trọng nhất đóng vai trị đưa KH CN vào hoạt động sản xuất cần có liên kết
giữa CĐKH và DN thơng qua các hình thức cơ bản như đào tạo, nghiên cứu
và chuyển giao các kết quả nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa sản
phẩm. Các hình thức liên kết đã được cụ thể trong Luật KH CN (2013):
“Liên kết xác định và thực hiện nhiệm vụ KH CN: 1) Nhà nước
khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức KH CN, nhà khoa học liên
kết với doanh nghiệp và tổ chức khác để xác định, thực hiện nhiệm

vụ KH CN phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ,
năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hố 2)
Việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện nhiệm
vụ KH CN quy định tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a)

Hỗ trợ đến 30% vốn đầu tư cho dự án của doanh nghiệp ứng dụng

kết quả thực hiện nhiệm vụ KH CN để tạo ra sản phẩm mới hoặc
nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm từ
kết quả thực hiện nhiệm vụ KH CN; hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư cho
dự án thực hiện ở vùng KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn; b) Hỗ
trợ đến 50% vốn đầu tư cho dự án thực hiện nhiệm vụ KH CN cấp
quốc gia thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước” [27,
Chương IV, Điều 32].
Cộng đồng khoa học Việt Nam hình thành và phát triển trong nhiều
khu vực hàn lâm (các viện, trường, trung tâm, học viện), khu vực doanh
nghiệp (cả khu vực công và tư), các tổ chức quốc tế có hoạt động chính là
NC&PT. Theo số liệu của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường
Quốc hội năm 2018, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ
quy đổi tồn thời gian (FTE) của Việt Nam khoảng 7 người/vạn dân. Cụ thể
là năm 2018 cả nước có khoảng 168.000 người tham gia hoạt động NC PT,
tăng 24,4% so với năm 2011, trong đó, khu vực nhà nước có hơn

2


141.000 người (84%), ngoài nhà nước hơn 23.000 (14%), khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi có khoảng 3.500 (2%). Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều
loại và quy mơ, tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường

trong 07 tháng đầu năm 2019 là 103.599 doanh nghiệp (tăng 9,6% so với
cùng kỳ 2018), bao gồm: 79.310 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 4,6%)
và 24.289 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 29,9%). Trung bình
mỗi tháng có 14.800 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Riêng doanh nghiệp KH CN khoảng 3.000
doanh nghiệp (Ủy Ban KHCN và MT Quốc hội, 2018).
Nhìn chung, số lượng và chất lượng phát triển của CĐKH và DN
đang có chiều hướng tăng lên trong những năm gần đây. Bên cạnh đấy, các
loại hình, mơ hình của CĐKH và DN có nhiều thay đổi, đổi mới và hình
thành mới, đặc biệt doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh
nghiệp công nghệ Việt Nam là những doanh nghiệp được kỳ vọng tạo nên
nhiều đột phá cho Việt Nam trong thời gian tới.
Thực tiễn đã có những hình thức liên kết như: liên kết ba nhà (liên kết
1

giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học), liên kết bốn nhà (liên kết giữa nông
dân với doanh nghiệp và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của nhà nước nhằm gắn
sản xuất với chế biến và tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển
ổn định, bền vững; tiến tới sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, hiện đại), các hình
thức liên kết này chưa có hiệu quả vì doanh nghiệp chưa xác định rõ cần nhà
khoa học để giải quyết việc gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, trong liên
kết này nhà nông và doanh nghiệp và nhà nước xác định được mục đích để
tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Bên
cạnh đó, theo cam kết thực hiện phát triển bền vững của
1 Thủ tướng Chính phủ: “Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản
hàng hóa thơng qua hợp đồng”. . Thủ tướng Chính phủ. 24 tháng 6 năm 2002.

3



Chính phủ mơ hình liên kết nhiều nhà đang được hình thành, đặc biệt trong
sản xuất nơng nghiệp hiện nay cần có sự “Liên kết nhiều nhà” gồm: Nhà
nơng - nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - ngân hàng và các tổ
chức kinh tế-chính trị-xã hội, ngành nghề lĩnh vực khác. Như vậy, bên cạnh
các hình thức liên kết đã có nhưng chưa hiệu quả, xuất hiện nhu cầu, yêu
cầu liên kết mới giữa các nhà, điều này cho thấy các hình thức liên kết
khơng hiệu quả và thiếu bền vững.
Hiện nay cịn thiếu chính sách thúc đẩy liên kết giữa CĐKH và DN.
Nhận thấy tầm quan trọng của liên kết giữa cộng CĐKH và DN đối với sự
phát triển KT-XH, Chính phủ đã ban hành một số cơ chế chính sách liên kết
3 nhà, liên kết 4 nhà theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về "Chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng
qua hợp đồng”, các cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết chủ yếu tập trung
vào lĩnh vực nông nghiệp, đối với lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chưa
được chú ý, do đó thiếu chính sách tổng thể thúc đẩy liên kết. Đây là một
khoảng trống trong chính sách phát triển KH CN gắn với phát triển KT-XH.
Sự phát triển của các ngành, lĩnh khoa học, công nghệ và đổi mới, KT-XH
từ thế kỷ XX cho đến nay đã làm thay đổi hệ thống tổ chức của các quốc
gia, các mơ hình phát triển liên tục được thiết kế, hoạch định và triển khai
thực hiện trong thực tiễn, do đó vai trị của lý luận đặc biệt quan trọng
không chỉ phản ảnh thực tiễn khách quan, mà còn trở lại phục vụ thực tiễn,
làm luận cứ khoa học cho thực tiễn. Tuy nhiên, không phải lúc nào lý luận
cũng đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của thực tiễn, nghiên cứu liên kết
giữa CĐKH và DN cho thấy có những khoảng trống nhất định.
Về m t lý luận
Hệ thống quan điểm, khái niệm để phản ánh thực tiễn liên kết giữa
CĐKH và DN cho đến nay chưa được hồn thiện do đó việc mơ tả, phân
4



tích, làm rõ nội hàm liên kết giữa CĐKH và DN cịn nhiều khó khăn vì
chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu bởi sự liên kết không chỉ thể hiện mối
quan hệ và tương tác xã hội, mà còn là sự gắn kết, tiến hóa giữa KH CN và
KT-XH. Lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu liên kết giúp nhận diện
được các tác nhân quan trọng như nhà nước-khu vực Hàn lâm (viện,
trường)-doanh nghiệp quan hệ và tương tác xã hội, để nhận diện được sự đa
dạng và phức tạp của các mối quan hệ xã hội, sự biến đổi nhanh chóng của
xã hội ngày nay cần có tiếp cận đa ngành và xuyên ngành.
Liên kết giữa CĐKH và DN trong ngành công nghiệp thực phẩm, cụ
thể ở Viện Công nghiệp thực phẩm (viết tắt là Viện) tất yếu thay đổi từ sự
tác động của bối cảnh trong và ngồi nước. Việc nghiên cứu, nhận dạng,
phân tích các hình thức liên kết của CĐKH và DN, phân tích tác động của
các yếu tố, nhân tố thúc đẩy và cản trở liên kết này, từ đó khuyến nghị các
định hướng chính sách nhằm tạo mơi trường thuận lợi để CĐKH và DN
phát triển bền vững đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước, vào quá
trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước về KH CN là cần thiết.
Với những phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài Liên kết giữa Cộng
đồng khoa học và Doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp Viện công nghiệp
thực phẩm và các doanh nghiệp liên kết với Viện công nghiệp thực phẩm)
làm đề tài luận án tiến sĩ xã hội học.
2. Mục đích mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Góp phần cho sự hiểu biết về liên kết giữa
cộng đồng khoa học và doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động liên
kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu: Chỉ ra được các hình thức liên kết và các yếu
tố tác động đến liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong
5



bối cảnh kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ hiện nay có nhiều thay đổi;
trên cơ sở đó đề xuất khuyến nghị để nâng cao hiệu quả liên kết giữa cộng
đồng khoa học và doanh nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mơ tả, phân tích các hình thức liên kết giữa cộng đồng khoa học và

-

doanh nghiệp.
Phân tích các yếu tố tác động đến các hình thức liên kết giữa cộng

-

đồng khoa học và doanh nghiệp.
Đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả liên kết giữa cộng

-

đồng khoa học và doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp có các hình thức liên

-

kết nào? Hình thức nào có hiệu quả và hình thức nào khơng có hiệu quả?
Yếu tố nào thúc đẩy, cản trở liên kết giữa cộng đồng khoa học và

-

doanh nghiệp?

2.4. Giả thuyết nghiên cứu
Giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp ở Việt Nam đã hình

-

thành từ nhiều kiểu liên kết khác nhau, tuy nhiên cho đến nay chưa có
hiệu quả và bền vững.
-

Các yếu tố từ mơi trường thể chế, cơ chế chính sách của Nhà nước,

Cộng đồng khoa học và Doanh nghiệp cùng với bối cảnh phát triển kinh tếxã hội, khoa học và cơng nghệ thúc đẩy, cản trở đến các hình thức liên kết
giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức liên kết giữa cộng đồng
khoa học và doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp Viện công nghiệp thực
phẩm và các doanh nghiệp liên kết với Viện công nghiệp thực phẩm).
6


3.2. Khách thể nghiên cứu: 06 Bộ môn 05 và Trung tâm thuộc khối
nghiên cứu tại Viện Công nghiệp thực phẩm thuộc Bộ Công Thương cùng
với lãnh đạo Viện, lãnh đạo các bộ mơn và trung tâm, tồn thể các cán bộ
nghiên cứu khoa học tại Viện.
3.3. Phạm vi nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu được tiến hành khảo sát
tại Viện Công nghiệp thực phẩm thuộc Bộ Công Thương. Trụ sở chính của
Viện tại số 301 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận

Thanh Xuân, Hà Nội vào năm 2018-2019.
Mô tả khái quát địa bàn nghiên cứu
Viện Công nghiệp thực phẩm được thành lập vào ngày 21/7/1967
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến nay là 53 năm (1967-2020),
luận án giới thiệu khái quát về Viện qua các nội dung chính sau:
3.3.1. Về cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức được quy định trong các quyết định nêu trên gồm có:
Khối quản lý có:
1)

Phịng Tổ chức Hành chính

2)

Phịng Kế hoạch Khoa học và Hợp tác quốc tế

3)

Phịng Tài chính Kế tốn

Khối nghiên cứu có:
4)

Bộ mơn cơng nghệ enzyme và protein.

5)

Bộ môn công nghiệp thực phẩm và dinh dưỡng.

6)


Bộ môn công nghệ vi sinh học

7)

Bộ môn công nghệ đường bột

8)

Bộ môn công nghệ lên men

9)

Bộ môn công nghệ đồ uống

10)

Trung tâm hóa sinh cơng nghiệp và mơi trường

11)

Trung tâm vi sinh vật công nghiệp.

12)

Trung tâm dầu, hương liệu và phụ gia thực phẩm

13)

Trung tâm phân tích và giám định thực phẩm quốc gia

7


14)

Trung tâm thực nghiệm sản xuất và chuyển giao công nghệ

Và Phân viện Công nghiệp thực phẩm tại TP Hồ Chí Minh.
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện
a. Chức năng: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào
tạo, tư vấn, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu nông sản thực
phẩm, vật tư, thiết bị thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh
học và môi trường theo cơ chế thị trường, phù hợp với các quy định của
Pháp luật.
b. Nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển,
định mức kinh tế - kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm. Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công
nghệ chế biến thực phẩm phục vụ sản xuất cơng nghiệp, các tổ chức cá
nhân có nhu cầu. Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ KH CN của Viện, tổ chức
đào tạo sau đại học, trên đại học, đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ sản
xuất - kinh doanh chuyên ngành. Giám định, kiểm định, kiểm tra chất
lượng nguyên liệu, bán sản phẩm, sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm, dây
chuyền công nghệ, thiết bị, máy, phụ tùng thuộc ngành nghề chế biến thực
phẩm. Tổ chức hoạt động thông tin khoa học, công nghệ và kinh tế ngành
chế biến thực phẩm. Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,
đầu tư trực tiếp, dịch vụ khoa học, công nghệ về lĩnh vực chế biến thực
phẩm với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tư vấn đầu tư, thiết kế,
chế tạo, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành dây chuyền công nghệ,
chuyển giao công nghệ chế biến thực phẩm và công nghệ sinh học, giống vi
sinh vật và các dịch vụ phân tích.

Sản xuất, kinh doanh các chế phẩm sinh học (trừ sinh phẩm y tế),
hoá chất, thiết bị thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm gồm: Các
sản phẩm đồ ăn, đồ uống, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, dầu
thực vật và hương liệu tự nhiên; Các chế phẩm sinh học (chủ yếu sử dụng
8


trong cơng nghiệp chế biến thực phẩm), các kít thử ứng dụng trong chế biến
thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, hoá chất phục vụ nhu cầu sử dụng của các tổ
chức và người tiêu dùng; Sản xuất, kinh doanh các thiết bị chế biến thực
phẩm, thiết bị công nghệ sinh học, thiết bị bảo vệ môi trường;
Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp nhiên liệu, sản phẩm, hoá
chất, thiết bị và dây chuyền công nghệ trong lĩnh vực chế biến thực
phẩm.Tư vấn, chế tạo, lắp đặt, chuyển giao công nghệ, xử lý nước thải, khí
thải và chất thải rắn. Tư vấn về bảo vệ môi trường, bao gồm: tư vấn lập dự
án, xin phép xả thải, đăng ký chủ nguồn thải, đăng ký cấp ph p hành nghề
quản lý chất thải nguy hại, đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi
trường và các dịch vụ tư vấn khác về bảo vệ môi trường.
3.3.3. Khái quát về đội ngũ cán bộ của Viện
Tổng số CBVC của Viện có 203 người (biên chế, hợp đồng dài hạn,
ngắn hạn là 153, còn lại 50 là lao động thời vụ), số lượng CBVC có thay
đổi hàng năm chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn và thời vụ. Về trình độ, có 12
PGS.TS (chiếm 24,6%), 50 Tiến Sỹ (chiếm 5,9%), 84 Thạc sĩ (chiếm
41,37%), 46 Cử nhân (chiếm 22,66%), Kỹ sư 11 (chiếm 5,4%). Đội ngũ
cán bộ khoa học (CBKH) tập trung phần lớn ở 11 đơn vị R D và dịch vụ.
Bảng 1. Đội ngũ cán bộ của Viện công nghiệp thực phẩm
Trình
độ, học
hàm,
học vị

Tiến sỹ
PGS-TS
Thạc sĩ
Cử nhân
Kỹ sư
Tổng số


9


3.3.4. Các doanh nghiệp liên kết với Viện
Hiện nay Viện có 06 Bộ mơn 05 và Trung tâm của Viện có liên kết
với doanh nghiệp, một số doanh nghiệp liên kết với Viện như: Công ty Cổ
phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung, Cơng ty Cổ phần Nhiên liệu
sinh học Tùng Lâm, Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông,
Công ty TNHH Đại Việt, Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, Công ty Cổ
phần Thực phẩm Sao Ta, Công ty Cổ phần thực phẩm PAN; Công ty cổ
phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk); Công ty cổ phần Vang Thăng Long; Công ty
Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung (BSR-BF), Cơng ty Đại
Việt, Cơng ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông (OBF), Công ty
Halico và các công ty khác như Vinasugar 2, Brenntag Vietnam, Tập đồn
Lộc Trời; Cơng ty Yamasa (Nhật bản); Cơng ty CP Thực phẩm Thái Bình;
Xưởng lên men hiếu khí; Cơng ty sản xuất chế phẩm mốc giống dùng cho
sản xuất rượu (Nhật Bản); Công ty TNHH MTV Bia Rượu Eresson; Công
ty cổ phần thực phẩm và thức uống Việt; Công ty cổ phần Rượu Bia Nước
giải khát Aroma, Công ty CPTP Minh Dương; Công ty TNHH Thương mại
Hải Nam (Hải Phịng), Cơng ty TNHH Mỹ Thái (Hải Dương). Nhà máy sản
xuất sữa chua uống Yakult Việt Nam;
4.


Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

Có nhiều phương pháp để áp dụng trong nghiên cứu, mỗi phương
pháp có ưu và nhược điểm. Các hiện tượng xã hội rất phong phú đa dạng,
liên kết giữa CĐKH và DN là hiện tượng xã hội, có quy luật và có sự thay
đổi theo thời gian, do đó cần có tiếp cận và sử dụng các phương pháp phù
hợp với bối cảnh nghiên cứu. Trong luận án lựa chọn:
Cách tiếp cận xuyên ngành (phù hợp với bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0 với sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của các ngành lĩnh vực
KH&CN, KT-XH được lồng gh p, đan xen vào nhau, liên kết giữa CĐKH

10


và DN là sự chuyển giao kết quả, thành tựu KH CN vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh do đó cách tiếp cận xuyên ngành giúp nhận diện rõ các hình
thức liên kết.
Có rất nhiều phương pháp để tiến hành nghiên cứu, trong luận án
này áp dụng các phương pháp chính sau đây:
-

Phương pháp phân tích tài liệu: Trong luận án này, tác giả thu thập,

phân tích các tư liệu, tài liệu về liên kết, cộng đồng khoa học, doanh
nghiệp, lý thuyết mạng xã hội, lý thuyết mơ hình đổi mới Triple helix, các
tư liệu văn kiện Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Nhiều thông tin, tài liệu về Viện Công nghiệp thực phẩm được Lãnh đạo
Viện cung cấp.
-


Phương pháp phỏng vấn sâu: Để thu thập thơng tin định đính, thực

hiện 12 cuộc phỏng vấn sâu đối tượng là: 01 Lãnh đạo của Viện (Viện
trưởng); Lãnh đạo 11 đơn vị (06 Bộ môn 05 và Trung tâm) và các cán bộ
nghiên cứu ở khối nghiên cứu của Viện với độ tuổi, giới tính, trình độ
chun môn và chức danh nghề nghiệp khác nhau (xem Bảng 1).
-

Phương pháp khảo sát xã hội học

Để thu thập dữ liệu định lượng, tác giả đã xây dựng Phiếu khảo sát.
Phiếu khảo sát nhằm tìm hiểu thơng tin cơ bản về:
+

Các hình thức liên kết giữa Viện và doanh nghiệp trong: Đào tạo,

nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu; Sản xuất và thương mại
hóa sản phẩm.
+

Các nhân tố, yếu tố tác động, cản trở các hình thức liên kết giữa

Viện và Doanh nghiệp bao gồm: Cơ chế, chính sách của Nhà nước; Các
yếu tố từ cá nhân nhà khoa học; Các yếu tố từ Viện; Các yếu tố từ doanh
nghiệp; Các yếu tố khác như thông tin.
Tổng số phiếu được gửi đến 06 Bộ môn và 05 Trung tâm của Viện là
85 phiếu đến toàn bộ các nhà nghiên cứu của Viện và thu về 85 phiếu.
11



5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đóng góp mới của luận án: Trong bối cảnh cách mạng Việt Nam
chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đổi mới mơ hình tăng
trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu và cam kết quốc tế phát triển
bền vững. Nhiệm vụ của luận án tìm hiểu các cơng trình khoa học có liên
quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án trong và ngoài nước cho thấy mặc
dù đã có nghiên cứu, tuy nhiên cịn có nhiều khoảng trống do đó nhiệm vụ
vụ của luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về liên kết giữa CĐKH
và DN. Mơ tả các hình thức liên kết giữa CĐKH và DN (qua trường hợp
Viện Công nghiệp thực phẩm và các doanh nghiệp liên kết với Viện), bao
gồm: Đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu; sản xuất và
thương mại hóa sản phẩm. Làm rõ các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến các hình
thức liên kết giữa CĐKH và DN. Các nhóm yếu tố này đến từ: cơ chế chính
sách của Nhà nước, đặc điểm của Viện Công nghiệp thực phẩm, đội ngũ
các nhà khoa học, và các doanh nghiệp. Đề xuất khuyến nghị để nâng cao
hiệu quả liên kết giữa CĐKH và DN.
6.
-

nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần mở rộng sự hiểu biết về liên kết

giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp, cụ thể là liên kết giữa Viện và
doanh nghiệp với các hình thức liên kết chính là liên kết trong đào tạo,
nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu; liên kết trong sản xuất và
thương mại hóa sản phẩm.
-


Ý nghĩa thực tiễn: Luận án góp phần vào cơng tác quản lý ở cấp

Viện, Doanh nghiệp và quản lý nhà nước về KH CN ở các Bộ, ngành, các
nhà hoạch định chính sách nhận diện được các hình thức liên kết và nhóm
yếu tố từ: cơ chế chính sách của Nhà nước, đặc điểm của Viện Công nghiệp
thực phẩm, đội ngũ các nhà khoa học, và các doanh nghiệp tác động đến
các hình thức liên kết giữa CĐKH và DN.
12


Từ kết quả nghiên cứu, luận án góp phần phục vụ cơng tác quản lý
và hoạch định chính sách, góp phần giảm thiểu những tồn tại, hạn chế trong
cơ chế chính sách của Nhà nước, của Viện và và doanh nghiệp.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu 04 chương:
Chương 1 là chương tổng quan tình hình nghiên cứu, trong chương
này tập trung các hướng nghiên cứu: Liên kết trong đào tạo, nghiên cứu và
chuyển giao kết quả nghiên cứu; Liên kết trong sản xuất và thương mại hóa
kết quả; Liên kết thơng qua thể chế, cơ chế, chính sách.
Chương 2 là chương nghiên cứu cơ sở lý luận về liên kết giữa cộng
đồng khoa học và doanh nghiệp, trong chương này tập trung các hướng
nghiên cứu: Một số khái niệm liên quan đến liên kết giữa cộng đồng khoa
học và doanh nghiệp; Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu; Vai trò
liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp; Khung phân tích; Tổng
quan liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp.
Chương 3 là chương thực tiễn về liên kết giữa cộng đồng khoa học
và doanh nghiệp. Chương 3 tập trung vào hai nội dung nghiên cứu chính:
1)

Nghiên cứu liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong đào


tạo, nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu, trong chương này tập
trung các hướng nghiên cứu: Các hình thức liên kết trong đào tạo, nghiên
cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu; các nhân tố, yếu tố tác động đến
liên kết. 2) Nghiên cứu liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp
trong sản xuất và thương mại hóa sản phẩm, trong chương này tập trung
các hướng nghiên cứu: Liên kết trong sản xuất và thương mại hóa kết quả;
các nhân tố, yếu tố tác động đến liên kết.
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục các cơng trình đã cơng bố
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
13


×