Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Lịch sử quan hệ quốc tế ở châu âu trong chiến tranh lạnh (1949 1991)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 124 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
KHOA LỊCH SỬ

LÊ PHỤNG HOÀNG

LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU ÂU

TRONG CHIẾN TRANH LẠNH
(1949-1991)

LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2005

1


DẪN NHẬP
Khái quát về quan hệ quốc tế ở châu Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới
thứ hai (1945 – 1949).

Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh thế giới, khi Đức và Nhật đi đến thất bại hoàn toàn và
đầu hàng, sự chia rẽ giữa các cường quốc Đồng minh Mó, Anh với Liên Xô đã nảy sinh và dần dần
biến thành những cuộc tranh chấp ngày càng quyết liệt, khi các cường quốc này tổ chức lại thế giới
trong thời hậu chiến (1945 − 1949). Trong 4 năm này, Mó và Anh đã đấu tranh với Liên Xô trên các
lónh vực kinh tế (cắt viện trợ, hạn chế việc nhận bồi thường chiến tranh...), chính trị (đấu tranh tại các
hội nghị thượng đỉnh, trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tại các hội nghị của Hội đồng Ngoại trưởng và
những cuộc đàm phán song phương...) và cả quân sự (bao vây, phong tỏa, hậu thuẫn và viện trợ cho
lực lượng vũ trang thân hữu của mình để chống đối bên kia...). Những cuộc tranh chấp lớn ở châu Âu
có thể được tóm tắt như sau:
a. Tranh giành ảnh hưởng ở Đông Âu
Trong quá khứ, các cường quốc Tây Âu luôn tìm cách ngăn chặn sự bành trướng của nước Nga ở
Đông Âu. Từ sau Cách mạng tháng mười Nga, việc ngăn chặn này còn mang thêm ý nghóa chống “sự


bành trướng của chủ nghóa cộng sản”. Vì vậy, từ khi Hồng quân vượt biên giới Liên Xô tiến vào các
nước Đông Âu, giới lãnh đạo Anh, Mó đã tính đến việc đề phòng Liên Xô thiết lập chế độ cộng sản ở
các nước này.
Tại cuộc hội đàm Moskva (tháng 10.1944), thủ tướng Anh Churchill và chủ tịch Liên Xô Stalin đã
thỏa thuận phân chia khu vực ảnh hưởng ở Rumania, Bulgaria, Hungary, Nam Tư và Hy Lạp.
Tại hội nghị thượng đỉnh Yalta (tháng 2.1945), những người lãnh đạo ba đại cường Liên Xô, Mó
và Anh đã cùng kí tên trong bản “Tuyên ngôn về châu Âu giải phóng” xác định quyền tự do lựa chọn
chế độ chính trị của các nước được giải phóng khỏi ách phát xít; đồng thời Liên Xô cam kết thành
lập Chính phủ Liên hiệp Ba Lan trên cơ sở mở rộng chính phủ do đảng Cộng sản lãnh đạo (được
Liên Xô hỗ trợ) cho các chính khách thuộc Chính phủ Ba Lan lưu vong (được Anh, Mó công nhận)
tham gia. Liên Xô cũng thừa nhận Chính phủ Tiệp Khắc lưu vong (được Anh, Mó hỗ trợ) với điều
kiện mở rộng nó cho đảng Cộng sản Tiệp Khắc tham gia để trở thành một chính phủ liên hiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế, các đảng cộng sản đều giành được chính quyền ở các nước Đông Âu do
Liên Xô giải phóng. Về phần mình, Hoa Kì đã đột ngột chấm dứt chương trình viện trợ theo Đạo luật
Lend-Lease vào đúng ngày chiến thắng phát xít Đức (9.5.1945); đồng thời Mó và Anh đã gây sức ép
và đấu tranh với Liên Xô, can thiệp giúp các đảng phái không cộng sản ở các nước Đông Âu giữ địa
vị của mình trong chính quyền... Nhưng bất chấp tất cả, mọi đảng phái của nền dân chủ tư sản cùng
các chính khách lưu vong trở về đều lần lượt bị loại bỏ, chế độ dân chủ nhân dân do đảng cộng sản
nắm quyền lãnh đạo được thiết lập ở Nam Tư (11.1945), Albania (1.1946), Bulgaria (9.1946), Ba Lan
(1.1947), Rumania (11.1947), Tiệp Khắc (2.1948) và Hungary (8.1949). Như vậy Mó và Anh đã thất
bại hoàn toàn trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Âu.
b. Tranh chấp ảnh hưởng ở nước Đức
Do vị trí đặc biệt của nước Đức hùng mạnh ở trung tâm châu Âu, cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng
giữa Liên Xô với Mó và Anh ở đây đã diễn ra rất quyết liệt.
Sau khi sáp nhập 1/4 lãnh thổ Đức trước chiến tranh vào Ba Lan và Liên Xô, bốn cường quốc đã
chiếm đóng nước Đức theo các quyết nghị ở Yalta và Potsdam. Sử dụng quyền chiếm đóng của mình,
các cường quốc Đồng minh đã thực hiện các chính sách khác nhau ở mỗi khu vực chiếm đóng.
2



Tại Đông Đức, Liên Xô đã triệt để tiêu diệt mọi tàn tích của chủ nghóa phát xít, xóa bỏ luôn chủ
nghóa tư bản và tạo điều kiện để xây dựng chủ nghóa xã hội theo mô hình của Liên Xô. Trong khi đó
tại Tây Đức, Mó, Anh và Pháp cũng xóa bỏ chủ nghóa phát xít nhưng lại phục hồi nền kinh tế tư bản,
khôi phục chế độ dân chủ theo khuôn mẫu phương Tây. Hai miền phát triển theo hai xu hướng trái
ngược nhau, trong khi cả Liên Xô lẫn Mó, Anh và Pháp đều không muốn Đức thống nhất theo mô
hình của phía bên kia. Chính vì vậy, vấn đề thống nhất và kí hòa ước với nước Đức đã trở thành một
cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt và không khoan nhượng giữa hai bên, mà không đi đến kết quả
nào. Phía Mó, Anh đã quyết định đơn phương hành động bất chấp mọi thỏa hiệp trước đây: xúc tiến
việc hợp nhất 3 khu chiếm đóng ở Tây Đức để thành lập nước Cộng hòa Liên bang Đức. Liên Xô
phản ứng rất mạnh và cuộc khủng hoảng Berlin (từ tháng 6.1948 đến tháng 5.1949) đã trở thành
cuộc đối đầu quyết liệt nhất giữa Liên Xô với Mó và Anh trong thời gian hậu chiến ở châu Âu. Sự
thành lập nước Cộng hòa Liên bang Đức ở Tây Đức (5.1949) và nước Cộng hòa Dân chủ Đức ở
Đông Đức (10.1949) là kết quả của cuộc đấu tranh bất phân thắng bại giữa Mó, Anh với Liên Xô
trong cuộc tranh chấp ảnh hưởng ở Đức. Nước Đức trở thành trọng điểm đối đầu giữa hai phe trong
cuộc Chiến tranh lạnh.
Gắn liền với cuộc tranh chấp ở Đức là cuộc đấu tranh giữa hai bên về nước Áo. Như nước Đức,
Áo cũng bị phân chia thành 4 khu vực chiếm đóng của Mó, Anh, Pháp và Liên Xô. Cả bốn nước này
cũng không tìm ra tiếng nói chung để đi đến giải pháp trao trả chủ quyền cho nước Áo.
c. Tranh giành ảnh hưởng ở Hy Lạp, Thổ Nhó Kỳ và Iran
Cùng với sự thiết lập chế độ dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, ảnh hưởng của Liên Xô còn
lan rộng tới Hy Lạp, Thổ Nhó Kỳ và Iran. Vì thế, Mó và Anh lại tìm cách đối phó với Liên Xô ở các
nước này.
Tại Iran, sự tranh chấp ảnh hưởng đã diễn ra ngay sau khi Chiến tranh thế giới kết thúc giữa Anh
(được Mó ủng hộ) với Liên Xô là hai nước được quyền đóng quân ở đây trong chiến tranh. Lúc đầu,
Chính phủ Hoàng gia Iran ngả theo Liên Xô và thừa nhận tỉnh tự trị Azerbaijan đặt dưới quyền kiểm
soát của đảng Tudeh (tức đảng Cộng sản Iran) và đảng Dân chủ của người Kurd (cả hai đảng này
đều nhận được sự ủng hộ của Liên Xô). Phía Anh và Mó liền dựa vào các bộ lạc vũ trang Hồi giáo để
gây áp lực và lôi kéo Chính phủ Iran theo mình. Chính phủ Iran đã thẳng tay đàn áp đảng Tudeh và
đảng Dân chủ của người Kurd, giành lại chủ quyền đối với tỉnh Azerbaijan (12.1946). Do vậy, quan
hệ giữa Iran và Liên Xô trở nên căng thẳng, trong lúc quan hệ giữa Iran với Anh và Mó lại được cải

thiện.
Thổ Nhó Kỳ không tham gia chiến tranh thế giới nhưng khi chiến tranh kết thúc, Liên Xô yêu cầu
Thổ phải trả lại Liên Xô hai vùng đất trước đây thuộc Đế quốc Nga, đồng thời yêu cầu Thổ để cho
Liên Xô cùng cộng tác trong việc quản lí và phòng thủ các eo biển Dardanelles và Bosphore. Mó và
Anh liền đứng về phía Thổ để chống lại áp lực của Liên Xô.
Hy Lạp được coi là thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh tới 90% theo sự thỏa thuận giữa Stalin và
Churchill; song phong trào du kích của đảng cộng sản ở đây phát triển rất mạnh và đã tiến tới khởi
nghóa giành chính quyền khi chiến tranh thế giới kết thúc. Quân đội Anh đã thẳng tay đàn áp phong
trào cộng sản để bảo vệ Chính phủ Hoàng gia Hy Lạp. Nội chiến đã diễn ra trong suốt 3 năm (1946 −
1949) giữa Chính phủ Hy Lạp (được Anh và Mó hỗ trợ) với đảng cộng sản (được Liên Xô giúp đỡ
thông qua các nước dân chủ nhân dân Nam Tư, Albania và Bulgaria). Vấn đề Iran và vấn đề Hy Lạp
đã trở thành cuộc đấu tranh giữa Liên Xô với Mó và Anh trong suốt thời gian đó. Hoa Kì đã đối phó
với Liên Xô trong các vấn đề Hy Lạp và Thổ Nhó Kỳ bằng chủ thuyết Truman.
d. Sự ra đời của hai phe đối lập
Tình trạng căng thẳng trong quan hệ Xô - Mó sau chiến tranh đã đưa tới việc Mó công bố chủ
thuyết Truman (3.1947) nhằm ngăn chặn Liên Xô và phong trào cộng sản quốc tế. Kế hoạch
3


Marshall (6.1947) đã tập hợp các nước Tây Âu dưới sự lãnh đạo của Mó.
Trước tình hình đó, Liên Xô đã thành lập Cục Thông tin Cộng sản (Kominform) vào tháng
7.1947, bao gồm đại diện đảng cộng sản Liên Xô, 6 đảng cộng sản của các nước dân chủ nhân dân
(DCND) Đông Âu, đảng Cộng sản Pháp và đảng Cộng sản Italia, để xác định đường lối, trao đổi kinh
nghiệm và phối hợp hành động chống chủ nghóa tư bản. Chính phủ Liên Xô còn cho công bố chủ
thuyết Zhdanov(1) về sự phân chia thế giới thành hai phe: phe thứ nhất gồm các nước xã hội chủ
nghóa (XHCN), dân tộc chủ nghóa và yêu chuộng hòa bình với Liên Xô làm trụ cột, và phe thứ hai
gồm các nước đế quốc, thực dân và hiếu chiến do Mó cầm đầu. Khối liên minh về mọi mặt giữa các
nước XHCN cũng được xiết chặt bằng một hệ thống các hiệp ước song phương về “Hữu nghị, Hợp
tác, Liên minh và Tương trợ” kí kết giữa Liên Xô với các nước DCND Đông Âu và giữa các nước
này với nhau.

Do tác động của kế hoạch Marshall, Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OEEC) ra đời vào tháng
4.1948, tạo nên sự liên kết chặt chẽ về kinh tế giữa các nước tư bản Tây Âu.
Để giúp đỡ nhau phát triển kinh tế mà không cần đến kế hoạch Marshall, Liên Xô đã thành lập
Hội đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON) vào tháng 1.1949. Đây là tổ chức liên kết kinh tế chủ yếu
của các nước XHCN Đông Âu do Liên Xô lãnh đạo. Tổ chức này về sau sẽ mở rộng đến các nước
XHCN ngoài châu Âu.
Trước sự đoàn kết chặt chẽ của hệ thống XHCN và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng
sản quốc tế, các cường quốc tư bản Tây Âu và Mó đã xúc tiến việc thành lập các khối liên minh về
chính trị và quân sự của phương Tây: Khối Liên hiệp Tây Âu tức Hiệp ước Brussels ra đời tháng
3.1948 và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) được thành lập tháng 4.1949. Tổ chức Hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương là liên minh quân sự và chính trị quan trọng nhất và hùng mạnh nhất của hệ
thống tư bản chủ nghóa (TBCN) do Mó lãnh đạo, mà mục đích chủ yếu là chống hệ thống XHCN do
Liên Xô đứng đầu.
Như vậy, đến năm 1949, tại châu Âu đã hình thành hai phe thuộc hai hệ thống đối lập: phe
XHCN do Liên Xô đứng đầu, được liên kết bằng Cục Thông tin Cộng sản (Kominform), Hội đồng
Tương trợ Kinh tế (COMECON), và các hiệp ước song phương...; phe TBCN do Mó đứng đầu, được
liên kết bằng Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OEEC), Hiệp ước Brussels và Tổ chức Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương (NATO)... Trên phạm vi thế giới, hệ thống XHCN còn có sự tham gia của các
nước DCND châu Á; hệ thống TBCN có thêm Tổ chức các Quốc gia châu Mó (OAS) và các nước tư
bản trong khối Thịnh vượng chung (Commonwealth)...
Với sự hình thành của hai phe thuộc hai hệ thống thế giới vào năm 1949, quan hệ quốc tế bước
sang một thời kỳ mới. Trong thời hậu chiến (1945 - 1949), nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế là
việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh giữa các nước Đồng minh, từ đó nảy sinh tình trạng Chiến
tranh lạnh giữa Mó, Anh với Liên Xô. Từ 1950 cho đến khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991), nội
dung chủ yếu của quan hệ quốc tế trên toàn thế giới nói chung, ở châu Âu nói riêng, sẽ là sự đối đầu
giữa hai hệ thống thế giới do Mó và Liên Xô đứng đầu.
I. QUAN HỆ ĐÔNG-TÂY TRONG CHIẾN TRANH LẠNH (TỪ 1950 ĐẾN 1991)
Sau khi NATO được thành lập, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời và chiến tranh Triều
Tiên bùng nổ, quan hệ giữa Liên Xô với Mó và quan hệ giữa hai khối nước Đông Âu XHCN và Tây
Âu TBCN chuyển hẳn sang thời kì Chiến tranh lạnh với những nét đặc trưng như: đối đầu trong lónh

vực ngoại giao, đọ sức bằng chạy đua vũ trang trong lónh vực quân sự, tuyên truyền đả kích nhau
trong lónh vực tư tưởng và văn hoá...
(1)

Độc giả nào quan tâm, có thể tìm đọc toàn văn chủ thuyết Zhdanov trong Béledi Lézsló − Krausz Tamás . I.V.
Stalin Tiểu cử chính trị. Tủ sách Đại học sư Phạm TP. Hồ Chí Minh , 2004, tr.293 − 294.

4


Trong suốt khoảng thời gian hơn 40 năm đó, giới lãnh đạo Liên Xô và Hoa Kì luôn nuôi nỗi ngờ
vực lớn lao đối với mỗi động thái của đối phương, vì họ nghó rằng mục đích cuối cùng của hai bên
đều giống nhau: chiến thắng của bên này đồng nghóa với sự tiêu vong của bên kia. Để đạt được
chiến thắng trong Chiến tranh lạnh, giới lãnh đạo của hai siêu cường đã đặt đất nước trong tư thế
luôn sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh, lần này không phải bằng vũ khí quy ước như trong hai cuộc
chiến tranh thế giới vừa qua, mà bằng vũ khí hạt nhân. Quan niệm rằng cuộc chiến sắp đến sẽ là một
cuộc chiến tổng lực, họ cố tìm đủ phương sách để tranh đoạt ưu thế trước đối phương trong mọi lónh
vực, mà ngoại giao là một.
Tuy cuối cùng vẫn không diễn ra, viễn cảnh của cuộc chiến tranh hạt nhân vẫn trở thành nỗi ám
ảnh dai dẳng đè nặng lên đường lối đối ngoại lẫn đối nội của hai phe. Biểu hiện cụ thể là cuộc chạy
đua vũ trang kéo dài trong suốt thời Chiến tranh lạnh. Có những lúc, ý thức về những hiểm họa khôn
lường của một cuộc chiến tranh hạt nhân, giới lãnh đạo hai siêu cường đã tìm cách hòa giải để tránh
một cuộc đối đầu trực tiếp, nhưng không lúc nào quên bỏ lỡ cơ hội mà họ cho là thuận lợi để lấn át
đối phương. Hậu quả là ở nơi này, nơi khác trên thế giới lúc nào cũng xảy ra những cuộc xung đột vũ
trang, hoặc những cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự, trong đó có bàn tay can thiệp của Mó hoặc sự
tác động của Liên Xô.
1. Văn kiện NSC-68
a. Hoàn cảnh
Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt trên lục địa châu Âu (5.1945), Chính phủ Hoa Kì đã cho giải
ngũ và đưa về nước phần lớn lực lượng viễn chinh của mình(1a). Hậu quả là sau khi quan hệ đồng

minh thời chiến giữa các nước phương Tây chủ chốt (Hoa Kì, Anh, Pháp) và Liên Xô không những
chấm dứt, mà còn trở nên căng thẳng đến mức như đang trong trạng huống chiến tranh, Chính phủ
Washington chỉ có thể dựa vào sức mạnh kinh tế - tài chính và độc quyền vũ khí hạt nhân để thực
hiện chiến lược “ngăn chặn” chống lại điều mà họ gọi là “hoạt động bành trướng của chủ nghóa cộng
sản Xô viết ở châu Âu”, vì Liên Xô đang kiểm soát một lực lượng quân sự quy ước khổng lồ, vượt
xa lực lượng quân sự của cả Hoa Kì, Anh và Pháp cộng lại.
Nếu sức mạnh kinh tế-tài chính của Hoa Kì là điều không thể nghi ngờ, thì ưu thế về độc quyền
vũ khí hạt nhân của nước này xem ra là một dấu hỏi lớn: số lượng, kiõ thuật sản xuất, phương tiện
mang chúng đến mục tiêu..., vì trong một cuộc diễn tập năm 1948, không một quả bom nào được thả
trúng mục tiêu. Dấu hỏi này không lâu sau trở thành dấu chấm than, khi tháng 9-1949, Hoa Kì phát
hiện ra rằng Liên Xô đã thử nghiệm thành công bom A.
Không đồng ý với lập luận của G. Kennan, tác giả của thuyết “ngăn chặn” nổi tiếng, theo đó
Liên Xô không hề có ý định xâm lăng Tây Âu, rằng nỗ lực ngăn chặn “sự bành trướng của Liên Xô”
đã thành công, giờ đã đến lúc nghó đến các cuộc đàm phán nhắm đến một hiệp ước đảm bảo nền
trung lập của châu Âu và rút phần lớn lực lượng nước ngoài khỏi Đông và Tây Âu, Tổng thống H.
Truman ngày 31-1-1950 đã ra lệnh cho các Bộ Ngoại giao và Quốc phòng “duyệt xét và đánh giá lại
toàn bộ chính sách đối ngoại và quốc phòng của Hoa Kì dưới ánh sáng của các sự biến: Trung Quốc
bị mất, Liên Xô làm chủ năng lượng hạt nhân và viễn cảnh chế tạo bom H” [Dẫn lại theo 2, tr.13].
b. Nội dung chính
Sau hơn ba tháng làm việc, Ủy ban liên bộ Ngoại giao-Quốc phòng đã soạn thảo một báo cáo,
mà sau đó được Hội đồng An ninh quốc gia dưới quyền chủ tọa của Tổng thống Truman thông qua
(1a)

Lúc Đức đầu hàng, quân số quân đội Mó vào khoảng 8,290 triệu; đến cuối tháng 5-1945 chỉ còn khoảng trên 4
triệu, cuối tháng 6-1946 còn gần 1,9 triệu. Sau đó, quân số tiếp tục giảm xuống không ngừng: 1,349 triệu (cuối
1946), 0,989 triệu (giữa 1947). Tháng 12-1948, vào thời điểm diễn ra sự kiện tháng Hai ở Tiệp Khắc, quân số Mó là
898.000. Còn chi phí quốc phòng giảm từ 45 tỉ (1945) xuống còn 11 tỉ (1948) [40, tr.359 – 360, 31, tr.375]. Trong khi
đó, Liên Xô có một đạo quân đông gần 4 triệu, lực lượng trù bị đông gấp 3 lần và tiếp tục tuyển thêm 0,8000 triệu
hàng năm.


5


ngày 25.4.1950 và được mang kí hiệu NSC-68 (mãi đến ngày 27.2.1975, văn kiện này mới được công
bố công khai).
Được đánh giá là “một trong những văn kiện chính của Chiến tranh lạnh”, “một sự xác định toàn
diện đầu tiên về chiến lược quốc gia”, NSC-68 coi Liên Xô là mối đe dọa vónh viễn cho sự tồn tại của
Mó; Liên Xô phải bị kiềm chế hoặc bị tiêu diệt, nếu không Mó sẽ “không thể tiếp tục tồn tại như là
một xã hội tự do”. Phát xuất từ quan điểm này, văn kiện nhấn mạnh rằng “Mó phải tiến hành một
cuộc chiến tranh thực sự với người Xô viết hay với những người làm thay họ ở bất cứ nơi nào trên thế
giới” [X.1, tr.9 – 20]. Để làm được như vậy, Mó phải tăng cường khả năng tiến hành một cuộc chiến
tranh bằng các loại vũ khí quy ước để qua đó thu hẹp sự lệ thuộc vào vũ khí hạt nhân và giảm thiểu
viễn cảnh của một cuộc chiến hạt nhân [7, tr.336]. NSC-68 cổ vũ “việc tăng cường ngay lập tức và
trên quy mô lớn lực lượng quân sự và lực lượng nói chung của chúng ta và của các Đồng minh nhằm
mục đích đạt được thế cân bằng lực lượng và với hi vọng rằng chúng ta có thể khiến chế độ Xô viết
thay đổi về bản chất bằng những phương sách khác hơn là bằng một cuộc chiến tranh toàn diện”
[Dẫn lại theo 1, tr.113]. Văn kiện cho rằng trong lúc phương Tây đang mong chờ chế độ Xô viết bớt
cứng rắn hơn, Mó phải tái vũ trang để chặn đứng bất kì sự bành trướng nào của Liên Xô. Văn kiện
cảnh báo rằng đến năm 1954, Liên Xô sẽ có đủ lực lượng hạt nhân để tàn phá Mó. Do vậy, Mó phải
đề ra một “kế hoạch táo bạo và quy mô” xây dựng lại phương Tây cho đến khi nó vượt xa khối Xô
viết; chỉ có làm như vậy, Mó mới có thể đứng ở “trung tâm chính trị và vật chất, với các quốc gia tự
do khác xoay quanh”. Người Mó không nên tiếp tục cố tìm cách “phân biệt giữa an ninh quốc gia và
an ninh toàn cầu” [Dẫn lại theo 1, tr.114].
Bằng những số liệu cụ thể, NSC-68 dự trù trích 20% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) cho chi phí
vũ trang, đưa ngân sách quân sự từ 13,5 tỉ lên 48,2 tỉ USD, tăng quân số thêm một triệu người trong
vòng một năm, số chiến đấu cơ tăng 52%.
2. Tây Đức gia nhập NATO và tái vũ trang
Tuy xảy ra ở một vùng đất vừa xa xôi, vừa xa lạ với nhiều người Mó, chiến tranh Triều Tiên bùng
nổ vào tháng 6.1950 đã khiến họ thay đổi hẳn quan điểm của mình về phương sách ngoại giao của
Liên Xô.

Trước đó, người Mó nghó rằng Liên Xô sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện để mở rộng ảnh hưởng
của họ, trừ chiến tranh. Giờ thì Washington không thể không thực hiện ngay văn kiện NSC-68 tại
châu Âu, nơi giới lãnh đạo của cả Mó lẫn Liên Xô đều coi là có ý nghóa hàng đầu đến sự sống còn
của quốc gia mình.
Thực ra, trước cuộc chiến Triều Tiên hơn một năm, người Mó đã hoàn thành nỗ lực tái phối trí các
lực lượng quân sự ở châu Âu theo hướng phối hợp và kết hợp chúng thành một khối – tức NATO –
nhằm thực hiện thành công chiến lược “ngăn chặn” điều được giới cầm quyền ở Washington gọi là
“sự bành trướng của cộng sản”. Sau đó ngày 31.01.1950, Tổng thống Truman đã loan báo quyết định
sản xuất bom H, mạnh gấp 200 lần quả bom A đã thả xuống Hiroshima. Nhưng ưu thế − và còn hơn
thế nữa, độc quyền − về vũ khí hạt nhân mà Mó nắm giữ từ năm 1945 đến năm 1949, nếu rất cần cho
một cuộc chiến tranh hạt nhân, lại không thể bù đắp cho cán cân so sánh rất bất lợi cho Mó về lực
lượng quy ước, mà một cuộc chiến giới hạn như đang diễn ra ở Triều Tiên vẫn đòi hỏi. Tệ hơn nữa,
sự yếu kém về lực lượng quy ước của phương Tây hiện ra rất rõ ngay tại châu Âu. Lúc đó, NATO,
theo ước tính của giới chức quân sự phương Tây, có không quá 14 sư đoàn, so với 175 sư đoàn của
Liên Xô.
Tháng 5.1950, Quốc hội Hoa Kì thông qua Đạo luật sản xuất quốc phòng (Defense Production
Act) khẳng định ý định của Hoa Kì là “chống lại những hoạt động xâm lược... phát triển và duy trì
mọi lực lượng quân sự và kinh tế cần thiết để đáp ứng mục đích này”[Dẫn lại theo 16, tr.40]. Quốc
hội Mó đã tăng ngân sách quân sự thêm 12 tỉ dollars thông qua một khoản tín dụng trị giá 5 tỉ để viện
trợ quân sự cho các nước bạn, đưa quân số từ 1,5 triệu lên 3 triệu trong vòng một năm. Ngoài ra, Hoa
6


Kì cũng yêu cầu các nước phương Tây tăng cường lực lượng quân sự của mình. Nhưng thay đổi đáng
kể hơn cả trong quan điểm quốc phòng của Hoa Kì là Washington có ý định giúp Tây Đức tái vũ
trang để nước này có thể góp 12 sư đoàn vào lực lượng NATO sẵn có ở châu Âu.
Tuy nhiên, ý định trên đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ không chỉ của Pháp, mà cả từ phía
Anh tại Hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao ba nước Hoa Kì, Anh và Pháp diễn ra tại New York từ
ngày 12 đến ngày19.9.1950. Kết quả là Thông cáo chung của Hội nghị ủng hộ kế hoạch xây dựng
“trong thời hạn ngắn nhất một lực lượng quân sự chung có khả năng đảm bảo việc bảo vệ tự do ở

châu Âu” [Dẫn lại theo 16, tr.41], nhưng đồng thời khẳng định rằng “việc tái lập một quân đội riêng
cho Tây Đức sẽ không phải là cách tốt nhất phục vụ cho quyền lợi của nước Đức hay châu Âu” [Dẫn
lại theo 28, tr.705]. Bản thông cáo cũng cho biết ba nước có ý định đặt vấn đề chấm dứt tình trạng
chiến tranh với Đức, đồng thời khẳng định vẫn giữ quy chế chiếm đóng đối với Tây Đức. Đây chính
là lời hứa mà Washington và London đã đưa ra, khi vận động Paris tán thành việc thành lập CHLB
Đức [Dẫn lại theo 18, tr.387]. Phiên họp của Hội đồng NATO diễn ra gần như cùng lúc đó (trong các
ngày từ 15 đến 26-9) đã giao cho các cơ quan thẩm quyền trách nhiệm trong thời hạn ngắn nhất đưa
ra những khuyến cáo về việc bằng cách nào Tây Đức “có thể góp phần đắc lực nhất vào sự nghiệp
phòng thủ” [18, tr.388].
Do kế hoạch tái vũ trang nước Đức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nước Pháp và cũng
do không đủ sức ngăn cản diễn biến này, giới cầm quyền ở Paris đã phản ứng rất mau lẹ bằng một
kế sách khá tinh tế. Ngày 24.10.1950, thủ tướng Pháp R. Pléven đưa ra dự án “Cộng đồng phòng thủ
châu Âu” (CED), hay còn gọi là “kế hoạch Pléven”. Đây là kế hoạch xây dựng quân đội châu Âu
bằng các phương tiện tài lực, vật lực và nhân lực của các nước tham gia. Quân đội này sẽ “được gắn
kết vào các định chế chính trị của châu Âu thống nhất”, nghóa là sẽ thuộc thẩm quyền của một bộ
trưởng quốc phòng châu Âu do chính phủ các nước tham gia đồng thuận bổ nhiệm, được sự trợ giúp
của một hội đồng các bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước nghị hội châu Âu. Như vậy, kế hoạch
Pléven không tạo khó khăn cho việc tái vũ trang nước Đức, mà chỉ nhằm ngăn không cho nước Đức
có quân đội và bộ tham mưu riêng.
Về phần mình, các nước XHCN cũng phản ứng mau chóng không kém. Ngày 19.10.1950, Chính
phủ Liên Xô ra công hàm ngoại giao nêu rõ rằng sẽ “không dung thứ những biện pháp nào của các
chính phủ Mó, Anh và Pháp nhằm làm sống lại quân đội thường trực Đức ở Tây Đức” [Dẫn lại theo 9,
tr.55]. Liền ngay sau đó, trong các ngày từ 20 đến 21.10.1950 ở Praha đã diễn ra Hội nghị cấp bộ
trưởng Ngoại giao Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Các nước tham dự đề nghị Tứ cường tuyên
bố không cho phép tái vũ trang Tây Đức và không kết nạp nước này vào bất kì tổ chức quân sự nào.
Hội nghị ra thông cáo nhấn mạnh sự cần thiết của việc kí ngay hòa ước với Đức và thành lập Hội
đồng Lập hiến toàn Đức (bao gồm số đại diện ngang nhau của hai nước Đức) với nhiệm vụ thành lập
Chính phủ lâm thời cho cả nước Đức.
Sau đó, giữa hai bên đã diễn ra các cuộc trao đổi công hàm làm rõ lập trường của mình đối với
vấn đề Đức. Mó, Anh và Pháp nhắc lại lập trường mà họ đã từng đưa ra tại phiên họp lần thứ VI Hội

nghị bộ trưởng Ngoại giao Tứ cường tháng 6-1949: “Bước cần thiết để thống nhất nước Đức là tiến
hành bầu cử tự do dưới sự giám sát của quốc tế” [Dẫn lại theo 18, tr.389].
Tại Hội nghị sơ bộ thứ trưởng Ngoại giao Tứ cường họp ở Paris từ ngày 5-3-1951 nhằm chuẩn bị
cho Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao Tứ cường sẽ diễn ra sau đó, đại diện Anh, Pháp và Hoa Kì cương
quyết không chịu thảo luận những đề nghị mà Liên Xô coi là chính yếu: xúc tiến nhanh việc kí hòa
ước với Đức và sau đó rút quân chiếm đóng khỏi đây. Ngoài ra, họ không muốn cuộc đàm phán đụng
chạm đến kế hoạch xây dựng lực lượng quân sự hợp nhất của các nước Tây Âu. Ngày 21-6, Hội nghị
kết thúc mà không mang lại kết quả gì.
Thất bại trên đã khiến các cường quốc phương Tây đẩy nhanh hơn tiến độ thực hiện kế hoạch tái
7


vũ trang các thành viên NATO và Tây Đức. Tháng 9.1951, kế hoạch Pléven được bộ trưởng ngoại
giao các nước Mó, Anh và Pháp chính thức thông qua tại một hội nghị được tổ chức ở Washington và
được tán đồng ở Hội nghị Hội đồng NATO diễn ra tại Lisbon tháng 2.1952. Trước biến chuyển này,
ngày 10.3 Moskva lại tung ra sáng kiến mới là Dự thảo các cơ sở của hòa ước với Đức và công hàm
đính kèm, theo đó, việc soạn thảo hòa ước phải được tiến hành với sự tham gia của Chính phủ toàn
Đức, toàn bộ quân đội nước ngoài phải rút hết khỏi Đức chậm nhất là một năm sau khi hòa ước có
hiệu lực, tất cả căn cứ quân sự của nước ngoài tất nhiên cũng sẽ bị phá huỷ, những chính đảng và tổ
chức dân chủ được tự do hoạt động, những tổ chức phi dân chủ và chống hòa bình phải bị cấm hoạt
động, mọi người dân phải được hưởng quyền công dân và chính trị ngang nhau, kể cả những cựu só
quan và đảng viên phát xít (trừ những kẻ đang thụ án), nước Đức tương lai phải trung lập (nghóa là
không được tham gia bất kì tổ chức quân sự quốc tế nào), chỉ được phép có một đạo quân đủ để
phòng thủ, đường biên giới đã được xác lập ở Hội nghị Potsdam phải được tôn trọng [Dẫn lại theo 18,
tr.397 – 398; 9, tr.56 – 57].
Trong văn bản trả lời đề ngày 25.3, các chính phủ Hoa Kì, Anh và Pháp nhấn mạnh rằng việc kí
hòa ước đòi hỏi trước hết phải thành lập một chính phủ có đủ thẩm quyền kí kết và do vậy việc làm
đầu tiên, mà các nước liên quan cần phải thỏa thuận là tiến hành tổng tuyểân cử tự do trên cả hai
miền dưới sự giám sát của LHQ. Tuy nhiên, các nước phương Tây đồng thời vẫn tiếp tục xúc tiến kế
hoạch thành lập CED, vì xem kế hoạch này thuộc một vấn đề rộng lớn hơn – an ninh châu Âu. Ngày

27.5.1952, sau nhiều tháng thương thảo ráo riết giữa Paris và Bonn, Hiệp ùc thành lập CED được bộ
trưởng ngoại giao các nước Pháp, Tây Đức, Italia và các nước Benelux(2) kí tại Paris. Trước đó một
ngày, nhằm chuẩn bị về mặt pháp lí cho việc kí Hiệp ùc thành lập CED, tại Bonn các đại diện Mó,
Anh, Pháp và CHLB Đức đã kí “Thỏa ước về quan hệ giữa CHLB Đức và ba cường quốc”. Thỏa ước
trao cho chính phủ Bonn toàn quyền trong các chính sách đối nội và đối ngoại(3), nhưng ba cường
quốc sẽ giữ lại cho mình một số quyền. Đó là nội dung của Điều 2: “Do tình hình quốc tế cho đến
nay vẫn tiếp tục gây trở ngại cho việc tái thống nhất nước Đức và kí hòa ước, ba cường quốc sẽ giữ
lại các quyền đã có và các trách nhiệm đã được giao trước đây trong những vấn đề liên quan đến
Berlin và nước Đức nói chung, kể cả vấn đề tái thống nhất nước Đức và kí hòa ước” [Dẫn lại theo 20,
tr.523], nghóa là Hoa Kì, Anh và Pháp sẽ vẫn duy trì quyền đóng quân trên lãnh thổ CHLB Đức.
Các văn kiện nói trên được Quốc hội Hoa Kì phê chuẩn ngày 1.7.1952, Anh phê chuẩn ngày
1.8.1952. Quốc hội CHLB Đức phê chuẩn ngày 15.3.1953. Tuy nhiên, Hiệp ước CED lại gặp rắc rối
ngay tại Pháp. Các đại biểu cộng sản trong Quốc hội kịch liệt chống đối vì cho rằng dự án này là một
phần của kế hoạch chạy đua vũ trang rộng lớn chống Liên Xô, còn các đại biểu gôlít (4) mạnh mẽ phê
phán tính chất siêu quốc gia của dự án. Ngày 30.8, các đại biểu cộng sản và gôlít đã cùng liên kết
thành đa số để bác bỏ Hiệp ước CED. Hội nghị bộ trưởng ngoại giao tứ cường diễn ra ở Berlin từ
ngày 25.1 đến ngày 18.2.1954 đã không mang lại kết quả tích cực đáng kể nào.
Diễn biến trên đã đặt nước Pháp vào thế cô lập trong quan hệ với các đồng minh NATO và hơn
thế nữa, trong bối cảnh của quan hệ Đông-Tây lúc bấy giờ(4a) hoàn toàn không có tác dụng ngăn cản
nước Đức tái vũ trang.
Tại Hội nghị London diễn ra từ ngày 28.9. đến ngày 30.10.1954, Hoa kì, Pháp và Anh đồng thỏa
thuận sẽ chấm dứt, ngay khi có thể, chế độ chiếm đóng đối với CHLB Đức, Hiệp ước Brussels kí
năm 1948 sẽ được mở rộng thành Liên hiệp Tây Âu để bao gồm cả CHLB Đức và Italia. Bù lại,
(2)

Tên gọi tắt các nước Bỉ , Hà Lan và Luxembourg.
Điều 1 của Thỏa ước ghi rõ: “Cộng hòa Liên bang (Đức] có toàn quyền trong các công việc đối nội và đối ngoại,
trừ một số ngoại lệ được nêu ra trong văn kiện này” [Dẫn lại theo 20, tr.523].
(4)
Một trào lưu chính trị do de Gaulle chủ xướng. Theo đó, Pháp phải giành một vị thế độc lập hơn trong quan hệ với

Mó trong lónh vực đối ngoại.
(4a)
Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao Tứ cường diễn ra ở Berlin từ ngày 25.1 đến ngày 18.2.1954 đã không mang lại kết
quả tích cực đáng kể naøo.
(3)

8


CHLB Đức hứa sẽ không chế tạo vũ khí nguyên tử, hóa học, sinh học, tên lửa tầm xa, tàu chiến hơn
3000 tấn, oanh tạc cơ chiến lược.
Tiếp đó, tại Hội nghị Paris diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23.10.1954, đại diện 9 nước – Hoa Kì,
Anh, Pháp, Canada, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg – đã kí Hiệp ước chính thức chấm
dứt chế độ chiếm đóng đối với CHLB Đức, kết nạp nước này và Italia vào Liên hiệp Tây Âu sẽ được
chính thức thành lập sau 5 ngày nữa. Các nước tham gia Hội nghị còn kí Nghị định thư kết nạp CHLB
Đức và Italia vào NATO với tư cách là các thành viên đầy đủ và có chủ quyền. Ngay sau đó, CHLB
Đức đã xây dựng một quân đội riêng của mình (Bundeswehr) gồm 12 sư đoàn bộ binh, còn không
quân 7,5 vạn, hải quân 2,5 vạn.
3. Vấn đề hoà ước với Áo và Đức
a. Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao Tứ cường tại Berlin (từ ngày 25-1- đến ngày 18-2-1954)
Sau khi các hội nghị bộ trưởng Ngoại giao Tứ cường bị thất bại và bị ngưng lại từ năm 1949,
trong quan hệ giữa các nước đó ở châu Âu đã xuất hiện thêm nhiều vấn đề mới, bên cạnh một vấn
đề lớn còn tồn đọng từ cuối chiến tranh - kí hòa ước với các nước bại trận, đặc biệt là với Đức và Áo.
Sự thay đổi giới lãnh đạo hai nước đứng đầu hai phe − Liên Xô và Mó − trong những tháng đầu năm
1953(4b), việc kí hiệp định đình chiến ở Triều Tiên đã tạo điều kiện cho Tứ cường nối lại Hội nghị bộ
trưởng Ngoại giao ở Berlin từ ngày 25.1 đến ngày 18.2.1954.
Chương trình nghị sự tại Hội nghị gồm:
- Vấn đề Đức và vấn đề đảm bảo an ninh châu Âu;
- Vấn đề kí hòa ước với Áo...
Về vấn đề Đức, Liên Xô đề nghị thành lập một chính phủ lâm thời do Quốc hội hai nước Đức

bầu ra, rút hết quân đội chiếm đóng nước ngoài và sau đó sẽ tiến hành bầu cử tự do do chính phủ
lâm thời chuẩn bị và đảm trách. Hai nước Đức cùng tham gia chuẩn bị dự thảo hòa ước.
Phái đoàn Xô viết còn gắn chặt vấn đề Đức với vấn đề đảm bảo an ninh châu Âu. Theo đó, chính
quyền tương lai của cả (hay của bất kì phần nào) nước Đức đều không được tham gia bất kì liên minh
quân sự tập thể nào tương tự như CED. Liên Xô nhấn mạnh rằng chỉ có cách giải quyết vấn đề như
vậy mới đáp ứng được quyền lợi của nhân dân châu Âu và quyền lợi thiết thân của chính nhân dân
Đức. Ngoài ra, V. Molotov − trưởng đoàn Liên Xô − cũng đề nghị kí một hiệp ước về an ninh tập thể
ở châu Âu, trong đó không có Canada; còn Hoa Kì và Trung Quốc, vì có những trách nhiệm đặc biệt
trong tư cách là thành viên thường trực của HĐBA LHQ, sẽ được mời cử quan sát viên bên cạnh các
cơ quan được lập ra theo hiệp ước an ninh. Cần lưu ý thêm rằng những đề nghị trên của chính phủ
Liên Xô đã mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của hai nước Đức.
Về phần mình, các chính phủ phương Tây muốn tiến trình thống nhất nước Đức được diễn ra theo
“kế hoạch Eden”(5) gồm năm giai đoạn với trọng tâm là việc tổ chức tổng tuyển cử tự do dựa theo cơ
sở đạo luật bầu cử do 4 cường quốc soạn thảo và dưới sự kiểm soát của họ. Quốc hội được bầu ra sẽ
thành lập chính phủ và chính phủ này sẽ có nhiệm vụ kí hòa ước với tất cả những nước nào từng
tham chiến chống Đức Quốc xã. Nước Đức thống nhất hoàn toàn tự do quyết định phương hướng
chính sách đối ngoại của mình: gia nhập một khối nào đó, hoặc trung lập. Các nước phương Tây bác
bỏ đề án an ninh tập thể châu Âu của đoàn Liên Xô, vì cho rằng Moskva có ý đồ buộc tiến trình
thống nhất nước Đức phải lệ thuộc vào một hệ thống, mà trong đó ưu thế sẽ thuộc về Liên Xô.
Việc giải quyết vấn đề Áo cũng vấp phải những khó khăn tương tự như trong vấn đề Đức. Ngoài
ra, Molotov còn đòi trì hoãn việc rút quân đội nước ngoài khỏi Áo cho đến khi hòa ước với Đức được
kí kết.
(4b)

Ngày 20.1, tướng D. Eisenhower làm lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kì . Ngày 5.3, nhà lãnh đạo Liên
Xô I. Stalin qua đời. Người thay ông là G. Malenkov.
(5)
Lấy theo tên của bộ trưởng Ngoại giao Anh – Anthony Eden.

9



Lập trường đối kháng giữa hai bên đã được phản ảnh trong Thông cáo chung kết thúc Hội nghị:
“Giữa bốn bộ trưởng Ngoại giao đã diễn ra những cuộc trao đổi ý kiếân toàn diện về vấn đề Đức, vấn
đề an ninh châu Âu và cả vấn đề Áo, nhưng họ đã không thể đạt được sự thỏa thuận về những vấn đề
vừa nêu” [Dẫn lại theo 9, tr.146; 18, tr.410]. Tuy nhiên, Thông cáo chung cho biết các bên dự Hội
nghị đã đồng ý triệu tập một hội nghị khác, bao gồm đại diện Tứ cường, CHND Trung Hoa, hai nước
Triều Tiên và các quốc gia khác có tham gia vào cuộc chiến tranh Triều Tiên nhằm mưu tìm một
giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên. Hội nghị này cũng sẽ được yêu cầu cứu xét “vấn đề tái
lập hòa bình ở Đông Dương”.
b. Hòa ước với Áo (15.5.1955)
Là nước có số phận gắn liền với Đức sau biến cố Anschluss(6), Áo sau chiến tranh cũng bị phân
thành bốn khu vực thuộc quyền chiếm đóng của bốn cường quốc thắng trận cho đến khi một hòa ước
được kí giữa Đức và các nước thắng trận. Trong điều kiện của Chiến tranh lạnh, việc giải quyết vấn
đề Áo cũng gặp nhiều trắc trở như Đức. Các nước phương Tây và Liên Xô đều quan niệm rằng vị thế
của họ tại các cuộc đàm phán về vấn đề Đức sẽ bị suy yếu, nếu vấn đề Áo được giải quyết một cách
bất lợi cho họ. Hậu quả là mãi đến mười năm sau chiến tranh, một hòa ước với Áo vẫn còn bỏ ngỏ.
Lần sau cùng vấn đề Áo lại được mang ra bàn bạc là Hội nghị Berlin giữa các bộ trưởng Ngoại giao
Tứ cường tháng 2.1954.
Đang chuẩn bị sẵn kế hoạch tái vũ trang Tây Đức và kết nạp nước này vào NATO, các nước
phương Tây đã mạnh dạn đề nghị rút toàn bộ quân chiếm đóng khỏi Áo, điều mà họ luôn khước từ
trong trường hợp của Đức, kể cả sau khi đã kí hòa ước với nước này. Nhưng một Tây Đức − thành
viên NATO, theo đánh giá của Liên Xô, sẽ có khả năng lập lại một Anschluss khác. Do vậy, Liên
Xô đã đề nghị hoãn việc rút quân khỏi Áo (điều mà Chính quyền Xô viết vẫn luôn muốn thực hiện
đối với Đức) cho đến khi vấn đề Đức được giải quyết một cách hòa bình(7).
Sau khi các hiệp ước London và Paris tạo cơ sở pháp lí cho việc kết nạp Tây Đức vào NATO và
tái vũ trang nước này được kí kết (10.1954), giới lãnh đạo Liên Xô nghó rằng một nước Áo với những
quy chế không rõ ràng sẽ tạo cơ hội cho sự can thiệp của nước Đức giờ đã được phương Tây phục
hồi đầy đủ địa vị và được tái vũ trang(8). Tốt nhất là nên sớm tìm một giải pháp tối ưu cho vấn đề Áo
trong những điều kiện đã đổi thay như vừa kể. Ngày 11.3.1955, Molotov đã đưa ra tuyên bố: “Tại

Hội nghị Berlin, phái đoàn Xô viết đã nhấn mạnh đến yêu cầu trì hoãn việc rút quân đội nước ngoài
khỏi Áo cho đến khi một hòa ước được kí với Đức. Giờ đây, Liên Xô đề nghị nên thực hiện việc rút
quân của bốn cường quốc khỏi Áo, mà không cần đợi đến lúc kí hòa ước, nếu người ta đạt được thỏa
ước về các biện pháp đủ sức ngăn chặn một vụ Anschluss mới. (Do vậy giờ đây) Liên Xô không gắn
liền việc giải quyết vấn đề Áo với việc giải quyết vấn đề Đức; Liên Xô chỉ muốn vạch ra mối liên
quan giữa hai vấn đề này... Không được đưa Áo vào bất kì liên minh hay hiệp ước quân sự nào chống
lại các quốc gia được đề cập đến trong các đề nghị của Liên Xô; không được dùng lãnh thổ Áo làm
căn cứ quân sự nước ngoài” [Dẫn lại theo 9, tr.255].
Từ ngày 12 đến ngày 15.4.1955 ở Moskva đã diễn ra các cuộc đàm phán tay đôi giữa các đoàn
Chính phủ hai nước Liên Xô và Áo, mà kết quả là sự ra đời của Giác thư Xô-Áo. Phía Áo cam kết
“luôn luôn tuân thủ một nền trung lập giống như của Thụy Só". Về phần mình, Liên Xô cam kết đồng
ý để “toàn bộ quân đội chiếm đóng của bốn cường quốc rút khỏi Áo sau khi Hiệp ước Nhà nước có
(6)

Năm 1938, Đức sáp nhập Áo.
Anatoli Dobrynin, phụ tá của Molotov, nhận xét lập trường của Liên Xô về vấn đề Áo: “Thời kì đó trong Bộ
Chính trị có các cuộc tranh luận rất nóng bỏng về hiệp định hòa bình ở Áo và việc rút quân các nước Đồng minh ra
khỏi Áo. Molotov là người cực lực phản đối các bước đi đó, vì ông cho rằng việc rút quân đội Liên Xô ra khỏi Áo sẽ
làm cho vị thế của Liên Xô ở trung tâm châu Âu bị suy yếu nghiêm trọng và làm cho Liên Xô bị mất một phần lớn
thành quả đã giành được trong Chiến tranh thế giới thứ hai” [11,tr.34].
(8)
Trong bản báo cáo về tình hình quốc tế đọc ngày 8.2.1954 tại Hội nghị Xô viết Tối cao, Molotov nhấn mạnh rằng:
“Sự hồi sinh của chủ nghóa quân phiệt Tây Đức là mối đe dọa đến nền độc lập của AÙo”.
(7)

10


hiệu lực, chậm nhất là vào ngày 31.12.1955”.
Trong hoàn cảnh châu Âu của thập niên 50, đây hẳn là giải pháp tốt nhất cho vấn đề Áo. Ngày

15.5.1955, lễ kí kết “Hiệp ước Nhà nước(9) về việc khôi phục nước Áo độc lập và dân chủ” đã diễn ra
ở Vienna với sự tham dự của đại diện bốn cường quốc thắng trận và Áo. Hiệp ước có các nội dung
chính sau:
- Áo là nước độc lập và có chủ quyền trong khuôn khổ biên giới có trước ngày 1.1.1938;
- Đức không được sáp nhập Áo và Áo không được gia nhập bất kì liên minh chính trị hoặc kinh tế
nào với Đức;
- Áo phải duy trì các quyền tự do dân chủ trong nước, tôn trọng quyền dân tộc của các dân tộc ít
người Slav và Horvate;
- Lực lượng vũ trang của Áo đủ để phòng thủ đất nước, không được trang bị vũ khí nguyên tử,
không được dùng các loại vũ khí được mua hoặc sản xuất ở Đức;
- Về kinh tế, các nước chiến thắng không đòi Áo bồi thường và hoàn trả các tài sản Đức trên lãnh
thổ Áo cho Chính phủ nước này;
- Sau khi hiệp ước có hiệu lực, quân đội chiếm đóng rút khỏi Áo trước ngày 31.12.1955.
Ngày 26.10.1955, Quốc hội Áo thông qua đạo luật có giá trị như hiến pháp về chế độ trung lập
lâu dài. Ngày 6.12 cùng năm, Liên Xô, Hoa Kì, Anh và Pháp cùng chính thức thừa nhận quy chế
trung lập của Cộng hòa Áo và cam kết tôn trọng nền trung lập của nước này. Quy chế trung lập
không ngăn cản Áo trở thành thành viên của LHQ, tham gia các tổ chức phi quân sự ở châu Âu.
Ngay trong năm 1955, Áo gia nhập Hội đồng châu Âu.
c. Hội nghị thượng đỉnh Tứ cường ở Geneva (từ ngày 18 đến ngày 23.7.1955)
Trong lúc đang diễn ra những cuộc vận động ráo riết ở các nước phương Tây quanh vấn đề tái vũ
trang Tây Đức và kết nạp nước này vào NATO, hai nước giữ vai trò chủ đạo trong quan hệ quốc tế –
Liên Xô và Hoa Kì – đã lần lượt thay đổi người lãnh đạo. Ngày 20.1.1953, Eisenhower chính thức
nhậm chức Tổng thống Hoa Kì với lời hứa hẹn sẽ sớm chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên; tháng 3
cùng năm ở Liên Xô một “ban lãnh đạo tập thể” thay thế Stalin vừa qua đời. Chẳng lâu sau đó, tập
thể này đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng, mà Hiệp định đình chiến Triều Tiên là một trong
những kết quả của chúng. Rõ ràng là những người lãnh đạo mới của cả hai nước đều muốn theo đuổi
một đường lối ngoại giao khác với người tiền nhiệm của họ. Trong bầu không khí thay đổi đó, những
đề nghị của Churchill (trở lại cầm quyền từ tháng 10.1951 đến tháng 4.1955) về một cuộc gặp gỡ
giữa những người đứng đầu Tứ cường − Liên Xô, Hoa Kì, Anh và Pháp − đã được chú ý lắng nghe.
Bên cạnh đó, việc giải quyết vấn đề Áo, tuy không chiếm vị trí trung tâm trong những bất đồng

phân cách hai khối nước ở châu Âu, đã góp phần không nhỏ vào việc làm dịu tình hình ở châu lục
này. Những nhà lãnh đạo các nước lớn ở phương Tây và Liên Xô đều coi đây là cơ hội thuận lợi để
tiến hành một hội nghị thượng đỉnh để giải quyết những vấn đề lớn tích lũy trong khoảng thời gian 10
năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Từ ngày 18 đến ngày 23.7.1955 ở Geneva đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Tứ cường với sự tham
gia của N. Khrushchev và N. Bulganin (Liên Xô), D. Eisenhower và F. Dulles (Mó), A. Eden và H.
Macmillan (Anh), E. Faure và A. Pignet (Pháp). Đây là Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên sau Hội nghị
Potsdam năm 1945. Chương trình nghị sự bao gồm các vấn đề sau: vấn đề Đức, an ninh châu Âu, giải
trừ vũ khí và phát triển liên lạc giữa Đông và Tây.
Vấn đề trung tâm mà phái đoàn Liên Xô muốn Hội nghị xem xét là an ninh tập thể ở châu Âu(10).
(9)

Tên gọi này nhằm nhấn mạnh ý nước Áo bị lôi vào Chiến tranh thế giới thứ hai bất chấp ý nguyện của nước này.
Đây là sự thay đổi lớn lao trong lập trường của Liên Xô. Nguyên nhân là cách nhìn của giới lãnh đạo mới ở
Moskva về vấn đề Đức đã không còn như trước. Một tháng trước Hội nghị, N. Bulganin đã tuyên bố rằng : “... trong

(10)

11


Theo họ, vấn đề sẽ được thực hiện qua hai giai đoạn: trong giai đoạn đầu, các nước tham gia NATO
và Hiệp ước Varsava (kể cả hai nước Đức) sẽ cam kết tránh dùng vũ lực và giải quyết mọi tranh
chấp bằng con đường hòa bình. Ở giai đoạn hai, khi các cam kết trong khuôn khổ hệ thống an ninh
tập thể bắt đầu có hiệu lực, các khối quân sự sẽ bị giải tán. Chỉ thị đề ngày 26.10.1955 của Chính
phủ Liên Xô gửi phái đoàn Xô viết ở Hội nghị Tứ cường cấp bộ trưởng Ngoại giao, vốn sẽ được triệu
tập ở Geneva sau Hội nghị thượng đỉnh này đã xác định rõ lập trường của Moskva: “Vấn đề chính là
đảm bảo an ninh ở châu Âu, còn vấn đề Đức là vấn đề riêng, phụ thuộc vào việc giải quyết vấn đề cơ
bản liên quan đến an ninh châu Âu” [Dẫn lại theo16, tr.181]. Đồng thời, Bulganin, trưởng đoàn Liên
Xô, không che giấu ý định đòi quân đội nước ngoài rút hết khỏi châu Âu.

Khác với Moskva, các phái đoàn Hoa Kì, Anh và Pháp lại nhấn mạnh đến vấn đề Đức. Trong bài
phát biểu đầu tiên tại Hội nghị, Eisenhower tuyên bố rằng vấn đề Đức “phải là chủ đề chính trong
các cuộc đàm phán của chúng ta ở đây” [Dẫn lại theo 18, tr.458]. Chừng nào nước Đức chưa được
thống nhất, sẽ không thể có hòa bình lâu dài ở châu Âu. Và nước Đức thống nhất, theo Eisenhower,
“có khả năng chọn lựa, thực hiện quyền tự vệ tập thể không thể di nhượng của nó” [Dẫn lại theo 22,
tr.128]. Tóm lại, một giải pháp đúng đắn cho vấn đề Đức theo cách nhìn của phương Tây phải là
nước Đức tái thống nhất có quyền gia nhập NATO.
Vậy là lập trường của hai bên khác biệt đến mức đối chọi lẫn nhau. Đòi Mó rút hết quân khỏi
châu Âu có nghóa là phải thuyết phục các nước Tây Âu tin rằng nguyên nhân thành lập NATO “hiểm họa Xô viết” - không còn nữa. Còn để nước Đức tái thống nhất ở lại trong NATO cùng với
Anh, Pháp và có thể cả Mó, trong lúc Liên Xô không phải là thành viên của khối này, thì đòi hỏi này
chẳng khác gì buộc Liên Xô từ bỏ quyền lợi của mình trong vấn đề Đức.
Ngày 21.7, Eisenhower tung ra một sáng kiến mới được gọi là “bầu trời mở”. Sau khi nhắc lại
rằng Đông và Tây trong các kế hoạch mà họ đệ trình lâu nay lên Uỷ ban giải trừ vũ khí của LHQ
đều công nhận cần kiểm tra việc thực thi các biện pháp đã được thông qua, nhưng đều không thống
nhất về phương thức tiến hành kiểm tra, Eisenhower đề nghị Liên Xô và Hoa Kì sẽ cử ra một số phi
cơ nhất định dò xét các căn cứ quân sự của nhau. Cho rằng Hoa Kì có ý đồ thám thính lãnh thổ của
mình, phái đoàn Liên Xô đã bác bỏ sáng kiến của Eisenhower, vì cho rằng nó chẳng liên quan gì đến
vấn đề giải trừ vũ khí.
Về vấn đề phát triển thông tin liên lạc Đông - Tây, quan điểm của hai bên cũng rất trái ngược
nhau. Phái đoàn Liên Xô nhấn mạnh sự cần thiết phát triển các mối liên hệ và trao đổi giữa các nước
trong các lónh vực kinh tế, văn hóa, khoa học và thông tin, không xâm phạm quyền lợi, nguyên tắc và
truyền thống của các nước đó, nghóa là mọi sự trao đổi đều phải được tiến hành thông qua các kênh
Nhà nước. Các phái đoàn Mó, Anh và Pháp đề cập đến sự tự do thông tin và di chuyển, truyền thanh,
xây dựng các trung tâm thông tin, du nhập sách báo vào lãnh thổ của nhau..., nghóa là các tổ chức tư
nhân và cá nhân đều có quyền dự phần vào những quan hệ liên lạc thông tin giữa các nước.
Không đồng ý với nhau về cách giải quyết các vấn đề mấu chốt, Hội nghị thượng đỉnh coi như
thất bại. Tuy nhiên, không nhà lãnh đạo nào muốn về nước với tay không. Vốn đặt nhiều hi vọng vào
đây, dư luận phương Tây tất sẽ không chấp nhận kết quả này sau những năm sống trong trạng thái
căng thẳng phát sinh từ Chiến tranh lạnh; còn giới lãnh đạo Liên Xô, đang trên bước đường thực hiện
những cải cách quan trọng, không muốn thế lực bảo thủ trong nước lấy thất bại của Hội nghị làm cơ

hội hồi sinh.
tình thế hiện nay, Chính phủ Liên Xô đành phải tính đến sự việc Tây Đức đã gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương
và Liên hiệp Tây Âu và việc Hiệp ước Paris đã được phê chuẩn. Trước chuyển biến này, Chính phủ Xô viết không
còn nghó đến việc chối bỏ Hiệp ước Paris hay đòi Tây Đức rút khỏi các Liên minh vừa kể. Đó là đòi hỏi hoàn toàn
không thực tế [Dẫn lại theo 9, tr.278 – 279]. Từ đây, Liên Xô chuyển sang chủ trương đòi hỏi phương Tây thừa nhận
sự tồn tại của hai nước Đức.

12


Sau các cuộc thảo luận gay gắt, Tứ cường đã đồng ý về văn kiện đúc kết các chỉ thị chung để lại
cho các bộ trưởng ngoại giao để họ tiếp tục đàm phán vào mùa thu. Văn kiện chứa đựng những lời lẽ
tốt đẹp về sự cần thiết phải giới hạn vũ trang và phát triển các liên lạc Đông-Tây. Về vấn đề gai góc
nhất - vấn đề Đức, Hoa Kì đã cố vận động để đưa vào văn kiện đoạn văn sau: “Ý thức về trách
nhiệm chung của họ đối với việc giải quyết vấn đề Đức và tái thống nhất nước Đức, các nhà lãnh đạo
chính phủ đồng ý rằng việc giải quyết vấn đề Đức và tái thống nhất nước Đức bằng con đường bầu cử
tự do sẽ được tiến hành phù hợp với quyền lợi dân tộc của nhân dân Đức và với yêu cầu của an ninh
châu Âu. Các bộ trưởng ngoại giao sẽ tiến hành các cuộc dàn xếp nào mà họ cho là thích đáng cho
sự tham gia của, hay tham khảo ý kiến với, các bên liên quan” [Dẫn lại theo 9, tr.284; 14, tr.821].
Thỏa thuận trên thể hiện rõ cố gắng dung hòa quan điểm đối chọi giữa các bên đàm phán: vấn
đề Đức phải được giải quyết vừa bằng bầu cử tự do, vừa không gây phương hại đến an ninh tập thể
châu Âu. Chính ở đây người ta nhìn thấy kết quả thứ hai của Hội nghị, đó là “Tinh thần Geneva”: các
cường quốc Đông và Tây cố gắng thể hiện rõ thiện chí làm giảm tình trạng căng thẳng và đối đầu
trong quan hệ giữa hai khối. Kéo dài đến ngày 23.7, các phiên họp cho thấy các bên đã sẵn sàng hơn
trước trong nỗ lực tìm kiếm một tiếng nói chung. Qua đó, có thể kết luận rằng Hội nghị đã mở đầu
giai đoạn “tan băng” trong quan hệ Đông-Tây nói chung, trong quan hệ Xô-Mó nói riêng trong thời
Chiến tranh lạnh.
Hội nghị Ngoại trưởng bốn nước diễn ra ở Geneva từ ngày 27.10 đến ngày 16.11.1955 cũng
không mang lại những tiến bộ nào rõ rệt trong các vấn đề đã bàn cãi.
Cũng như ở Hội nghị thượng đỉnh, phái đoàn Liên Xô đưa vấn đề an ninh tập thể châu Âu lên

hàng đầu, nhưng các nước phương Tây đã bác bỏ toàn bộ kế hoạch của Liên Xô, kể cả những thay
đổi được phía Liên Xô bổ sung sau đó. Về vấn đề Đức, bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov đã
thẳng thừng bác bỏ phương sách thống nhất nước Đức theo quan điểm của các nước phương Tây. Ông
tuyên bố: “Sự thống nhất giả tạo nước Đức bằng cái gọi là tổng tuyển cử tự do sẽ dẫn đến chỗ gạt bỏ
những quyền lợi mà nhân dân lao động CHDC Đức đã giành được. Điều đó tất nhiên là không thể
được. Chỉ có ghi nhận sự tồn tại của hai nước Đức cùng với một sự thật là sự thống nhất nước Đức
chỉ có thể được thực hiện bằng một thỏa thuận giữa hai quốc gia đó thì mới có thể tìm được một giải
pháp có thể chấp nhận cho vấn đề Đức”. Về vấn đề mở rộng tiếp xúc Đông-Tây, Molotov cáo giác
rằng: “Sự tự do trao đổi ý kiến thực ra chỉ là tự do tuyên truyền chiến tranh” [Dẫn lại theo 12, tr.490].
d. Vấn đề Đức trong quan hệ Đông-Tây cho đến giữa thập niên 50
Như đã đề cập ở trên, vấn đề Đức chiếm vị trí trung tâm trong quan hệ của Tứ cường ở châu Âu
trong thời hậu chiến, vì có quan hệ thiết thân đến quyền lợi riêng của cả bốn nước. Việc giải quyết
nó theo chiều hướng nào sẽ tác động trực tiếp đến vị thế của cả bốn nước này tại lục địa châu Âu
cũng như trên trường quốc tế.
Thực ra, không cần phải đợi đến lúc này vấn đề Đức mới thu hút sự chú ý của bốn nước. Ngay
sau khi nước Đức được thống nhất (1871), vấn đề Đức đã chi phối toàn bộ chính sách đối ngoại của
Pháp ở châu Âu, và từ thập niên 1880 trở đi đã trở thành mối bận tâm chính của Nga và Anh. Sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất, vị trí của Đức trong chính sách đối ngoại của Pháp vẫn không đổi, nhất
là nước Nga Sa Hoàng, đồng minh khi xưa giờ đã trở thành kẻ thù. Chính vì sự chia rẽ và nghi kị của
các cường quốc châu Âu và chính sách biệt lập của Mó, nước Đức đã có dịp phục hồi bộ máy chiến
tranh và gây ra cuộc chiến tranh thế giới mới.
Không lâu sau chiến tranh, giữa các cường quốc thắng trận đã diễn lại tấn tuồng cũ: sự chia rẽ và
ngờ vực lẫn nhau. Hậu quả là nguyên tắc 4-D(11) được xem là nền tảng của chính sách đối với nước
Đức bại trận đã bị các cường quốc thắng trận thực hiện theo cách sao cho phù hợp với quyền lợi
(11)

Đó là: denazification (phi phát xít hóa), demilitarization (phi quân phiệt hóa), demonopolisation (phi độc quyền
hóa) và democratization (dân chủ hóa). Các nguyên tắc này đã được xác lập ở Hội nghò Potsdam (1945).

13



riêng của mình, và tệ hại hơn, bất chấp quyền lợi của nước cùng chiếm đóng. Cuộc khủng hoảng
Berlin (kéo dài từ 18.6.1948 đến 12.5.1949) là biểu hiện cụ thể cho thấy mâu thuẫn giữa hai bên
quanh vấn đề Đức đã phát triển đến giai đoạn không thể dung hòa được.
Là đất nước chịu đựng nhiều tàn phá nhất do cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức gây ra,
Liên Xô, cũng giống như nước Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, muốn rằng nước Đức bại trận
thời hậu chiến sẽ không bao giờ còn có cơ hội trở thành mối đe dọa đến an ninh của Liên Xô nữa.
Để đạt được mục tiêu này, nước Đức, theo quan điểm của Stalin, nếu không thể trở thành nước
XHCN giống như những nước Đông Âu khác, thì chí ít phải theo đường lối trung lập, có một lực
lượng quốc phòng vừa đủ để tự vệ, không được tham gia bất kì liên minh quân sự nào, không bị quân
đội nước ngoài chiếm đóng.
Về phía các cường quốc thắng trận phương Tây, quan điểm của Anh và Hoa Kì đối với tương lai
của nước Đức bại trận có phần khác so với Liên Xô. Lúc đầu, họ không muốn thấy lặp lại điều mà
họ coi là sai lầm trong chính sách đối với Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: làm cho nước Đức
kiệt quệ để rồi sau đó phải bỏ tiền của ra nuôi sống nó. Rồi chẳng lâu sau, họ nhìn thấy trong tiến
trình xác lập chế độ dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu điều mà họ tin là tham vọng bành trướng
ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu, hay nói khác đi là sự lặp lại chính sách “xuất khẩu cách mạng”
của chính quyền Xô viết trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Mười. Càng đáng lo hơn là giờ
đây Liên Xô nắm ưu thế rõ rệt về lực lượng quân sự quy ước trên lục địa, bỏ xa các cường quốc
phương Tây. Riêng Pháp lúc đầu có thể tìm thấy trong chính sách của Liên Xô sự phản ánh ít nhiều
quan điểm của họ đối với Đức. Nhưng, do rất nhiều nguyên nhân − cả đối ngoại lẫn đối nội, giới cầm
quyền chế độ Cộng hòa thứ Tư(12) mau chóng ngả theo lập trường của Hoa Kì và Anh.
Sang năm 1949, các nước chiếm đóng phân thành hai phe rõ rệt: Liên Xô một bên, Hoa Kì, Anh
và Pháp một bên. Quan hệ giữa hai bên giờ đã trở nên xấu đến mức cả hai xem sự tồn tại của đối
phương là “hiểm họa” cho chính sự tồn tại của mình.
Nếu đã không đủ sức đảo ngược tình thế ở Đông Âu do sự hiện diện của một lực lượng Hồng
quân đông đảo ở đó, phương Tây quyết không để lặp lại những kinh nghiệm Đông Âu trên phần lãnh
thổ còn lại của châu Âu. Vậy là chính sách “ngăn chặn”, kế hoạch Marshall và cuối cùng “NATO”
nối tiếp nhau ra đời.

Do có vị trí chiến lược và tiềm năng rất lớn về kinh tế lẫn quốc phòng, Tây Đức, dưới con mắt
của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại phương Tây, giữ vai trò có tính chất quyết định trong
chính sách “ngăn chặn” chủ nghóa cộng sản. Lôgích phát triển của cái nhìn này là kết nạp Tây Đức
vào NATO với tư cách là một thành viên đầy đủ và có chủ quyền. Sau một thời gian ngần ngừ, cuối
cùng Pháp đành ưng thuận.
Đánh giá diễn biến trên như là sự xâm phạm những nghị quyết của Hội nghị Potsdam, Liên Xô
cho rằng phương Tây đang nuôi ý đồ tái vũ trang nước Đức và làm sống lại chủ nghóa quân phiệt,
chủ nghóa phục thù của các giới phản động Đức. Một nước Đức như vậy tất chỉ có thể là mối đe dọa
trực tiếp cho an ninh đất nước Xô viết. Vậy là nhiều chiến dịch vận động ngoại giao kế tiếp nhau ra
đời với cùng một mục đích: khuyến dụ các nước phương Tây thuận tình lập lại nước Đức thống nhất
theo chế độ hiệp bang, trên cơ sở các cuộc thương lượng giữa hai nhà nước Đức hiện tồn tại một cách
riêng lẻ, có chủ quyền, không bị quân đội nước ngoài chiếm đóng sau khi đã kí hòa ước với các nước
cừu địch trong thời chiến tranh, không tham gia bất kì một liên minh quân sự nào, tóm lại phải theo
đường lối trung lập, không được xây dựng quân đội vượt quá yêu cầu tự vệ. Sau khi Đức gia nhập
NATO trong tư cách một thành viên có chủ quyền đầy đủ, Liên Xô đã hé lộ khả năng chấp nhận hai
nước Đức từ đây sẽ tồn tại như hai thực thể chính trị riêng biệt, độc lập với nhau và có đầy đủ chủ
quyền.

(12)

Chế độ này tồn tại ở Pháp từ ngày 18.10.1946 đến ngày 4.10.1958.

14


Giới cầm quyền các nước phương Tây về cơ bản không bác bỏ hẳn những đề nghị của Moskva,
nhưng họ không chịu bàn bất cứ chuyện gì khác trước khi giải quyết xong vấn đề tổng tuyển cử tự do
trong cả nước Đức dưới sự giám sát của LHQ. Quốc hội mới được bầu ra sẽ thành lập chính phủ. Khi
Liên Xô đồng ý về nguyên tắc “tổng tuyển cử tự do”, các nước phương Tây lại đưa ra yêu sách đòi
lập đoàn thanh tra xem cả hai nước Đức có hội đủ điều kiện chính trị cho một cuộc tuyển cử trung

thực không. Yêu sách của họ rõ ràng hàm ý không thừa nhận CHDC Đức là một đất nước có đầy đủ
chủ quyền. Vả chăng, họ cũng đã tính toán rằng nếu nước Đức được thống nhất bằng con đường tổng
tuyển cử tự do, các chính khách Tây Đức thân phương Tây chắc chắn sẽ giành được thắng lợi, vì dân
số Tây Đức đông gần gấp ba lần dân số Đông Đức (trên 54 triệu so với trên 17 triệu, theo số liệu
cuối thập niên 1950).
Hiểu được dụng ý của phương Tây, Liên Xô đã bác bỏ kế hoạch của họ(13).
Phương Tây có thể không tính đến sự tồn tại của CHDC Đức, nhưng Liên Xô lại không thể hành
xử như thế với CHLB Đức, vì vị thế của nước này trên chính trường châu Âu, vốn đã rất quan trọng,
nay càng trở nên có ý nghóa hơn sau khi đã trở thành thành viên chính thức của NATO. Do vậy, tại
Hội nghị thượng đỉnh Geneva, Liên Xô đã quyết định chuyển hẳn sang lập trường thừa nhận sự tồn
tại của hai nước Đức độc lập với nhau, đẩy vấn đề Đức xuống hàng thứ hai và đưa vấn đề an ninh
tập thể châu Âu lên vị trí hàng đầu. Trong bối cảnh của sự thay đổi này, sẽ là không có lợi cho
quyền lợi của Liên Xô, nếu Moskva tiếp tục cự tuyệt các quan hệ chính thức với Bonn.
e. Liên Xô và CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao
Ngay tại Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao Tứ cường Berlin (từ 1.1954 đến 2.1954), Molotov đã đề
cập đến khả năng lập các mối “liên lạc giữa Liên Xô và Cộng hòa Tây Đức” [Dẫn lại theo 9,tr.262].
Ngày 15.01.1955, TASS ra tuyên bố rằng Liên Xô sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với CHLB Đức.
Ngày 7.6, trước ngày khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Geneva không lâu, von Brentano, vừa thay
Adenauer làm bộ trưởng ngoại giao được hai ngày, đã nhận được một công hàm của Liên Xô bày tỏ
ý muốn “bình thường hóa quan hệ và lập quan hệ trực tiếp giữa Liên Xô và CHLB Đức”. Chính phủ
Xô viết cũng mời thủ tướng Adenauer sang thăm Liên Xô trong “tương lai gần nhất”. Tháng 9,
Adenauer đã nhận lời. Nhưng ngay trước khi sang Liên Xô, ông đã đi thăm Hoa Kì từ ngày 13 đến
ngày 17.6 nhằm chứng tỏ rằng Tây Đức vẫn trung thành với NATO.
Từ ngày 9 đến ngày 13.9 đã diễn ra cuộc viếng thăm chính thức Liên Xô của thủ tướng CHLB
Đức K. Adenauer. Trong các cuộc đàm phán đã nổi lên hai vấn đề chính sau:
– Vấn đề những người Đức bị bắt trong thời chiến tranh, nhưng cho đến lúc này vẫn còn bị Liên
Xô giam giữ. Gọi họ là “tù binh chiến tranh”, phái đoàn Tây Đức yêu cầu Chính phủ Liên Xô thả họ
ra. Về phần mình, chính phủ Liên Xô đã xem những người này là “tội phạm chiến tranh” để tiếp tục
giam giữ họ. Theo Tây Đức, con số người Đức này lên đến hàng trăm ngàn, còn Liên Xô công bố
con số chính thức chỉ có 9.626 người.

– Về quan hệ giữa Liên Xô và CHLB Đức, Adenauer muốn rằng Liên Xô công nhận CHLB Đức
có quyền đại diện cho toàn thể dân tộc và nước Đức. Chính phủ Xô viết kiên quyết giữ vững lập
trường rằng hai nước Đức cần tiến hành đàm phán trong tư cách là hai quốc gia riêng biệt.
Các cuộc đàm phán diễn ra rất gay go và nhiều lúc rất căng thẳng. Mãi đến ngày cuối cùng −
ngày 13.9, hai nước mới đạt được thỏa thuận lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ. Riêng về vấn đề
những người Đức còn bị giam giữ, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô N. Khrushchev và chủ tịch
Xô viết tối cao Liên Xô N. Bulganin đưa ra “lời hứa danh dự” với Thủ tướng Tây Đức rằng không
quá một tuần sau khi hai nước thỏa thuận lập quan hệ ngoại giao, Liên Xô sẽ thả họ ra(14).
(13)

Lập trường của phương Tây đối với vấn đề Đức trong nửa đầu thập niên 50 được xác lập qua các công hàm ngoại
giao đề ngày 25.3, 10.5 và 10.7.1952, còn của Liên Xô là 9.4, 24.5, 23.8 và 23.9.1952.
(14)
Ngày 14.9, tức một ngày sau khi phái đoàn Tây Đức rời khỏi Liên Xô, phái đoàn của Chính phủ Đông Đức ñeán

15


Ngay tại cuộc họp báo diễn ra chỉ một ngày sau khi hai nước lập quan hệ ngoại giao, thủ tướng
Adenauer ra tuyên bố rằng diễn biến này không có nghóa là “thừa nhận thành phần lãnh thổ của hai
bên”, rằng Chính phủ Liên bang đại diện “toàn thể nhân dân Đức” trong quan hệ quốc tế. Về phần
mình, Chính phủ Xô viết, qua TASS, tuyên bố: “Chính phủ Xô viết xem CHLB Đức là một phần của
nước Đức. Phần kia là CHDC Đức”. Còn về vấn đề đường biên giới, Hội nghị Potsdam đã giải quyết
xong, nghóa là CHLB Đức “thực hiện quyền pháp lí của mình đối với phần lãnh thổ thuộc chủ quyền
của mình” [Dẫn lại theo 15, tr. 183].
4. Vấn đề Tây Berlin
a. Nguyên nhân
Sau khi CHLB Đức đã trở thành thành viên chính thức của NATO, mọi nỗ lực của Liên Xô nhằm
thống nhất hai miền Tây Đức và Đông Đức thành một nước Đức theo quy chế trung lập, đứng ngoài
ảnh hưởng của phương Tây coi như đã không thành công. Trong những năm tháng sau đó, được sự

giúp đỡ của phương Tây, Chính quyền Bonn đã đẩy nhanh tốc độ tái vũ trang. Tổng quân số của
Bundeswehr từ 12 vạn (1957) tăng lên 23 vạn (1959), ngân sách quốc phòng cũng tăng với nhịp độ
mau lẹ không kém: từ 95,4 triệu mark (1955) lên 3.404,4 triệu (1956), 7.974,2 triệu (1958)(28)[18,
tr.479 – 480]. Ngày 25-3-1958, Bundestag đã thông qua nghị quyết cho phép Bundeswehr được trang
bị vũ khí hạt nhân và tên lửa. Tất nhiên, đây chưa phải là đường lối chính thức của Chính phủ Bonn,
nhưng rõ ràng nghị quyết đã phản ánh một xu hướng rất đáng lo ngại ở nước này. Sức mạnh quân sự
của Tây Đức tăng lên song song với tốc độ phát triển được gọi là “thần kì” của nền kinh tế. Từ năm
1955, Tây Đức bắt đầu bước vào thời kì phồn vinh: chỉ số sản xuất công nghiệp tăng từ 100 (1950)
lên 293 (1963). Ngay trong năm 1955, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Tây Đức đã tương đương
với của toàn nước Đức năm 1936, dù xét về diện tích và dân số, Tây Đức chỉ bằng 53% và 75% của
nước Đức trước chiến tranh. Ngay từ năm 1958, Tây Đức đã trở thành nước xuất khẩu hàng công
nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau mỗi Mó.
Từ năm 1952, cán cân ngoại thương bắt đầu dư nhiều và dự trữ ngoại tệ mạnh tăng nhanh đến
con số 6,4 tỉ USD. Để hãm bớt đà tăng trưởng kinh tế quá mức, năm 1961 đồng mark đã được nâng
giá 5%.
Vững tin vào sức mạnh của mình, ngay từ tháng 12-1955, Chính phủ Bonn đã đưa ra “chủ thuyết
Hallstein”, theo đó CHLB Đức tự coi mình là đại diện duy nhất hợp pháp của toàn dân Đức trong các
quan hệ quốc tế và sẽ không lập, hay sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với bất kì nước nào vừa công
nhận Chính phủ Bonn, lại vừa muốn nhìn nhận vị thế hợp pháp của Chính phủ Berlin.
Sức mạnh tăng lên về mọi mặt của Tây Đức đã tạo thành một sức ép nặng nề đè lên Đông Đức,
mà giờ đây được xem là “tiền đồn của phe XHCN ở châu Âu”. Sau biến cố tháng 6.1953(15), nhiều
biện pháp sửa sai đã được thực hiện. Nhờ vậy, ngày 20.5.1958, Chính quyền Berlin đã có thể hủy bỏ
chế độ phân phối theo nhân khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đông Đức vào cuối thập niên 50
không kém Tây Đức bao nhiêu. Nhưng nhìn chung, mức sống trung bình ở Đông Đức vừa thấp hơn,
vừa chậm được cải thiện so với ở CHLB Đức. Nguyên nhân thì có nhiều, như mức khởi điểm của
Đông Đức là quá thấp so với Tây Đức và trong quá khứ Đông Đức cũng là vùng kém phát triển hơn
về kinh tế. Đông Đức lại chịu nhiều thiệt hại hơn do các hoạt động chiến tranh ác liệt trong những
năm 1944 − 1945 đều diễn ra ở đây. Đường lối phát triển kinh tế của Đông Đức được hoạch định dựa
theo mô hình Xô viết: chú trọng phát triển công nghiệp nặng, trong lúc chỉ dành một số vốn không
lớn cho việc xây dựng nền công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Hậu quả là thường xuyên xuất hiện

Moskva. Ngày 20.9, khi họ rời Moskva, Chủ tịch đoàn Xô viết Tối cao Liên Xô ra thông báo chính thức cho biết
Liên Xô đã đáp ứng lời kêu gọi của Chính phủ CHDC Đức và lời yêu cầu của Chính phủ CHLB Đức về việc thả
“các tội phạm chiến tranh người Đức”. Thông báo cũng cho biết Chính phủ Berlin đã đưa ra lời kêu gọi này hồi
tháng 6.1955 [9, tr.267].
(15)
Biến cố này sẽ được trình bày ở phần sau.

16


những làn sóng người rời bỏ CHDC Đức để sang sinh sống ở CHLB Đức, nhất là vào những thời
điểm chính phủ Berlin thúc đẩy các biện pháp công nghiệp hóa XHCN và mở rộng quy mô tập thể
hóa nông nghiệp, hay các chiến dịch bài xích Giáo hội, cải tạo tư tưởng...
Chính quyền Berlin hẳn không tỏ ra phiền muộn lắm khi những nhà công nghiệp lớn, những đại
và trung địa chủ, phú nông, vốn bất mãn với những cải cách kinh tế và xã hội đang diễn ra ở CHDC
Đức đã từ Đông bỏ sang Tây. Song rắc rối là ngày càng có nhiều công nhân chuyên nghiệp và những
nhà chuyên môn có bằng cấp bỏ CHDC Đức sang CHLB Đức. Đôi khi có gần 1/3 số người tốt nghiệp
các trường đại học kó thuật bỏ sang sống và làm việc ở CHLB Đức, nơi họ được lónh lương cao hơn
nhiều. “Nạn chảy máu chất xám” này là một thiệt hại đáng kể cho CHDC Đức. Theo số liệu chính
thức của chính phủ Berlin, trong vòng mười năm − từ 1949 đến 1959, có đến 3 triệu người từ CHDC
Đức bỏ sang sinh sống ở CHLB Đức. Điều này đã khiến dân số CHDC Đức từ 18,292 triệu (1949) sụt
xuống còn 17,298 triệu (1959). Và con đường mà họ chọn để đi sang Tây Đức chính là từ Đông sang
Tây Berlin. Sự lựa chọn này có lí do của nó.
Như đã đề cập ở trên, từ tháng 9.1955, Liên Xô đã lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với CHLB
Đức, và mong muốn duy trì “nguyên trạng” ở cả hai nước Đức(16). Nhưng các nước phương Tây từ
chối không thừa nhận Chính phủ CHDC Đức. Chính phủ Tây Đức còn nâng lập trường này lên thành
chủ thuyết Hallstein. Lập trường vừa kể của phương Tây cũng khiến họ không coi đường ranh phân
chia hai nước Đức có giá trị như đường biên giới quốc gia, mà chỉ xem đây là những đường phân ranh
khu vực, được các nước Đồng minh lập nên năm 1945 khi phân chia nước Đức thành những vùng
chiếm đóng. Điều này có nghóa là đối với Chính phủ Bonn, biên giới giữa hai nước Đức không phải

là rào cản pháp lí cho việc tự do di chuyển của người Đức từ nửa phần này sang nửa phần kia của
nước Đức. Xét theo góc độ này, biên giới giữa khu Đông và khu Tây thành phố Berlin cũng hoàn
toàn có tính chất tượng trưng. Và trong thực tế, đúng là như vậy. Thành phố có chung hệ thống giao
thông và một sở công chính thống nhất. Nhiều công dân của Đông Berlin làm việc ở Tây Berlin, và
ngược lại. Để di chuyển từ phần lãnh thổ Berlin này sang phần lãnh thổ Berlin kia không đòi hỏi bất
kì thứ giấy tờ nào.
Việc biên giới giáp với Tây Đức bị bỏ ngỏ không chỉ gây cho Đông Đức bấy nhiêu khó khăn...
Cũng như ở các nước XHCN khác, giá bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng chính ở CHDC Đức thấp,
do được ngân sách nhà nước trợ giá. Nhiều người dân của CHLB Đức, đặc biệt là Tây Berlin, xem
việc mua những mặt hàng này ở CHDC Đức là có lợi cho mình. Hậu quả là nền kinh tế CHDC Đức
phải chịu thêm những thiệt hại to lớn. Theo tính toán của các nhà kinh tế CHDC Đức, việc đường
biên giới bị bỏ ngỏ đã gây ra những thiệt hại chung lên tới 15 tỉ mark một năm.
Hai chính phủ Liên Xô và CHDC Đức còn cáo giác phương Tây và Bonn biến Tây Berlin thành
trung tâm của các hoạt động gián điệp và tuyên truyền chống phá các nước XHCN, mà trước hết là
CHDC Đức.
Berlin lại là một thành phố có quy chế rất đặc biệt. Cũng giống như nước Đức thời hậu chiến, nó
cũng bị phân thành bốn khu vực chiếm đóng. Khi CHDC Đức được thành lập, Đông Berlin thuộc
quyền kiểm soát của Liên Xô trở thành thủ đô của quốc gia mới. CHLB Đức, không thể hành động
theo cách tương tự, vì lẽ Tây Berlin hoàn toàn nằm giữa lãnh thổ CHDC Đức. Tuy nhiên, chính phủ
Bonn lại có ý đồ muốn biến Tây Berlin thành một bộ phận của CHLB Đức với quy chế của một
“bang”. Phần lớn dân Tây Berlin ủng hộ yêu sách này, vốn được phản ánh trong hiến pháp của
CHLB Đức và Tây Berlin. Ở Tây Berlin, cũng có một số cơ quan của CHLB Đức, và những đảng
phái hoạt động theo những quy chế pháp lí có giá trị giống như ở CHLB Đức. Xét về quan hệ quốc tế
(16)

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ Pravda, Khrushchev đã tuyên bố rằng: “... thừa nhận nguyên trạng trong
vấn đề Đức có nghóa là phát xuất từ sự tồn tại của hai nước Đức: CHDC Đức – Nhà nước theo con đường phát triển
xã hội chủ nghóa – và CHLB Đức – Nhà nước theo chế độ tư bản chủ nghóa. Chính trên cơ sở nguyên trạng này,
người ta có thể xác lập những điều kiện cho việc giải quyết vấn đề Đức” [Dẫn lại theo 9, tr.506].


17


và văn hóa, Tây Berlin có thể được coi như là một bộ phận của CHLB Đức. Nhưng quy chế pháp lí
chung của thành phố không được xác lập rõ ràng và Tây Berlin không bầu đại biểu của mình vào
Quốc hội Liên bang của CHLB Đức. Đáng chú ý là tuy ủng hộ việc thành lập CHLB Đức, các cường
quốc phương Tây đồng thời vẫn đặt ra một quy chế đặc biệt cho Tây Berlin, nghóa là phần đất này
vẫn thuộc quyền kiểm soát của họ, chủ yếu về mặt đối ngoại. Do vậy, cả Mó, Anh và Pháp đều
không ủng hộ một cách vô điều kiện những đòi hỏi của Chính phủ Bonn đối với Tây Berlin.
b. Lập trường của chính phủ Liên Xô và của các nước phương Tây
Ngày 10.11.1958, Chính phủ Liên Xô, lấy cớ các nước phương Tây đã vi phạm quyết nghị
Potsdam khi cho phép Tây Đức tái vũ trang và do đó không còn quyền ở lại Tây Berlin nữa, bắt đầu
đòi xem xét lại quy chế chiếm đóng Berlin. Liên Xô đề nghị biến Tây Berlin thành “thành phố tự
do”, nghóa là toàn bộ quân đội nước ngoài sẽ rút khỏi đây. N. Khrushchev nói rõ rằng “Liên Xô sẽ
trao trả những chức năng mà các cơ quan của Liên Xô đang thực hiện ở Berlin về cho chủ quyền của
CHDC Đức”, trong đó có quyền kiểm soát việc ra vào Berlin. Ông nhấn mạnh: Chính phủ Liên Xô
sẽ bảo vệ CHDC Đức, nếu nước này bị các lực lượng gây chiến chống lại việc thực hiện chủ quyền
lãnh thổ của mình.
Tiếp đó, ngày 27.11.1958, Chính phủ Liên Xô đã gửi công hàm cho những nước phương Tây về
việc giải quyết vấn đề Tây Berlin. Các công hàm đề nghị thừa nhận Tây Berlin là một đơn vị chính
trị riêng biệt, có quy chế của thành phố phi quân sự (trung lập), tự do trên cơ sở thỏa thuận của quốc
tế, có quyền tự quản về hành chính. Bốn cường quốc và cả hai nước Đức cam kết tôn trọng quy chế
này và không can thiệp vào công việc nội bộ của Tây Berlin. Công hàm đề ngày 27.11.1958 nêu rõ
rằng trong vòng 6 tháng, nếu các nước không giải quyết xong vấn đề Tây Berlin, Liên Xô sẽ kí hòa
ước riêng với CHDC Đức và sau đó sẽ từ bỏ mọi quyền hạn của một cường quốc chiếm đóng. N.
Khrushchev viện dẫn một tiền lệ trước đó − hòa ước riêng lẻ đã được kí giữa Mó và Anh với Nhật, dù
không được sự tán đồng của Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ và Miến Điện, vốn đều là những nước
tham gia chiến tranh chống Nhật.
Các cường quốc phương Tây và Tây Đức đã đón nhận công hàm đề ngày 27.11.1958 của Chính
phủ Moskva như một lời “đe dọa”, một “tối hậu thư”. Cho đến lúc này, quyền kiểm soát đường ra

vào Tây Berlin vẫn do giới chức Xô viết đảm nhận. Nếu Liên Xô kí hòa ước riêng lẻ với CHDC Đức
và trao quyền này cho Chính phủ Berlin, thì các nước phương Tây buộc phải thương lượng trực tiếp
với Chính phủ CHDC Đức để được ra vào Tây Berlin. Đối với họ, đây là chuyện hạ mình và không
thể chấp nhận được, vì nó hàm ý công nhận địa vị hợp pháp của Chính phủ CHDC Đức, một điều mà
họ vẫn luôn kịch liệt phản đối. Đã xuất hiện nhiều tiếng nói trong dư luận phương Tây rằng chỉ còn
cách dùng “sức mạnh đột phá” vào Tây Berlin, một khi Liên Xô rút khỏi CHDC Đức. Trong bất kì
trường hợp nào, việc thay đổi “hiện trạng” này có nguy cơ gây ra những rắc rối quốc tế không lường
được vì Liên Xô đã cam kết sẽ bảo vệ CHDC Đức.
Nên có những phản ứng như thế nào? Trên thực tế đã có hai thái độ. Anh cho rằng có thể có
nhiều nhân nhượng để N. Khrushchev giảm nhẹ mức độ gay gắt của công hàm đề ngày 27.11. Trái
lại, de Gaulle vừa trở lại cầm quyền nửa năm trước đó và K. Adenauer cho rằng cần phải đứng vững
và kiên quyết bác bỏ mọi thỏa hiệp về Tây Berlin. Một công hàm của Pháp viết rằng không nên
“thương lượng dưới sự đe dọa của một tối hậu thư”. Là nước giữ vai trò quyết định, Mó do dự giữa lập
trường ôn hòa của Anh và thái độ kiên quyết của Pháp và Đức. Vấn đề là liệu Mó có chấp nhận tiến
hành một cuộc chiến tranh hạt nhân để bảo vệ một lãnh thổ nhỏ như Tây Berlin với 2,5 triệu dân,
vốn cũng đang mong muốn duy trì quy chế của họ. Trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố ngày
5.12, đảng duy nhất tán thành ý kiến của N. Khrushchev là đảng Xã hội Thống nhất (SED) chỉ được
1,9% số phiếu, so với 2,7% năm 1954.
Trong công hàm gởi Chính phủ Moskva đề ngày 31.12.1958, Hoa Kì, Anh và Pháp cùng yêu cầu
“mở rộng khuôn khổ của cuộc đàm phán” và bày tỏ quan điểm chung rằng “luôn luôn sẵn sàng thảo
luận vấn đề Berlin trong khuôn khổ của những cuộc thương thảo tìm một giải pháp cho vấn đề Đức và
18


cho cả vấn đề an ninh châu Âu” [Dẫn lại theo 16, tr.353; 28, tr.745].
Trong bức công hàm trả lời đề ngày 10.1.1959, Chính phủ Liên Xô đã nhắc lại lập trường về
vấn đề Đức: đường biên giới giữa Đông và Tây Đức là hợp pháp, hai nước Đức từ bỏ mọi yêu sách
về lãnh thổ nằm về phía đông đường Oder-Neisse, quân đội nước ngoài rút hết khỏi lãnh thổ Đức
trong thời hạn ngắn nhất sau ngày kí hoà ước, Đức không tham gia bất kì liên minh quân sự nào
chống một trong những nước từng nằm trong liên minh chống Hitler trước đây, quân đội Đức chỉ được

xây dựng đủ để phòng thủ, Tây Berlin vẫn sẽ là “một thành phố tự do phi quân sự hóa” cho đến khi
nước Đức tái thống nhất.
Ngày 16.2.1959, Hoa Kì, Anh và Pháp cùng đưa ra tuyên bố chung rằng họ sẵn sàng tham dự một
hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao để “giải quyết vấn đề Đức trong mọi khía cạnh và hệ quả phát sinh
của nó”.
c. Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao Tứ cường tại Geneva (1959) với sự tham dự của đại diện hai
nước Đức
Để tìm một giải pháp cho những lập trường cách biệt trên, từ ngày 10.5 đến ngày 20.6 và từ ngày
13.7 đến ngày 5.8.1959, bộ trưởng Ngoại giao Tứ cường gồm A. Gromyko (Liên Xô), C. Herter (Mó),
S. Lloyd (Anh) và Couve de Murville (Pháp) đã gặp nhau ở Geneva cùng với đại diện hai nước Đức.
Các nước Hoa Kì, Anh và Pháp đưa ra “Kế hoạch hòa bình cho cả châu Âu”, mà nội dung chính là
thành lập một Uỷ ban toàn Đức gồm 35 người (25 của Tây Đức và 10 của Đông Đức) phụ trách việc
phát triển các quan hệ giữa hai nước Đức, soạn thảo luật bầu cử và tổ chức bầu cử Quốc hội cho toàn
nước Đức trong vòng 30 tháng, số phận của Berlin sẽ gắn liền với việc giải quyết vấn đề Đức theo
hướng thống nhất nước này bằng con đường tuyển cử tự do. Riêng giải pháp cho “an ninh châu Âu”
không tách rời sự hiện diện của quân đội Hoa Kì ở châu lục này. Được gọi là “giải pháp cả gói”
(“package deal”), kế hoạch vừa kể bao gồm những biện pháp gắn bó chặt chẽ với nhau và đòi hỏi
phải được xem xét như một tổng thể không thể phân cắt, như bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì đã không
ít lần nhấn mạnh. Ra đời từ cuộc bầu cử này, chính phủ thống nhất sẽ thương lượng việc kí hòa ước.
Còn việc rút quân đội nước ngoài khỏi Đức chỉ được mang ra xem xét sau tiến trình vừa kể.
Liên Xô đề nghị thành lập ủy ban toàn Đức bao gồm đại diện của cả hai nhà nước Đức và kí thỏa
thuận về quy chế tạm thời cho Tây Berlin. Để đạt được mục tiêu này, Liên Xô đề nghị giảm quân số
của các nước phương Tây ở Tây Berlin, hai nước Đức tiến hành đàm phán về các vấn đề liên quan
đến việc duy trì liên lạc với Tây Berlin.
Sự khác biệt trong lập trường của hai bên xoay quanh các điểm mấu chốt sau: phương Tây kiên
quyết không chịu đàm phán về quyền tự do ra vào Tây Berlin của họ, bước đầu tiên để giải quyết
vấn đề Đức là thống nhất nước Đức thông qua một cuộc tuyển cử tự do dưới sự giám sát của Tứ
cường. Liên Xô dứt khoát đòi giải quyết ngay vấn đề Tây Berlin theo hướng biến nó thành một thành
phố tự do và phi quân sự hóa, còn vấn đề Đức chỉ có thể được giải quyết trên cơ sở các cuộc thương
thảo giữa hai nước Đức với nhau. Trong lúc chờ đợi được thống nhất, hai nước Đức vẫn có thể tiến

hành đàm phán việc kí hòa ước.
Tóm lại, lập trường của hai bên về nước Đức (và giờ đây gồm cả Berlin) cơ bản không thay đổi.
Ngày 5.8, Hội nghị kết thúc mà không mang lại kết quả gì, tuy trong thời gian Hội nghị đang diễn ra,
tổng bí thư đảng Cộng sản kiêm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô N.Khrushchev đã nhận lời
mời sang thăm Mó vào tháng 9.
d. Chuyến viếng thăm Hoa Kì của N. Khrushchev (tháng 9.1959)
Tuy không đặt ra mục tiêu kí bất kì văn kiện ngoại giao nào, chuyến viếng thăm kéo dài từ ngày
15 đến ngày 27.9.1959 là một chuyến viếng thăm chính thức và hơn thế nữa là một biến cố lịch sử
trong quan hệ giữa hai nước, vì đó là chuyến viếng thăm Mó đầu tiên của người đứng đầu đất nước
Xô viết và đảng Cộng sản Liên Xô. Tại đây, N Khrushchev đã có dịp trình bày quan điểm của ông
về vấn đề hòa bình và chiến tranh, mà vốn đang là nền tảng cho đường lối của Liên Xô trong quan
19


hệ Đông − Tây. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng chế độ của chúng tôi tốt hơn, và ngài nghó rằng chế độ
của các ngài tốt hơn; nhưng tất nhiên, chúng ta không nên biến cuộc tranh luận đó thành một cuộc
chiến tranh công khai. Nếu chúng ta đánh lẫn nhau, không những hai nước chúng ta sẽ phải chịu
những thiệt hại khổng lồ, mà các nước khác cũng phải bị lôi kéo vào việc tiêu diệt thế giới” [Dẫn lại
theo 31, tr.528 – 529].
Chiếm vị trí quan trọng trong các cuộc tiếp xúc giữa N. Khrushchev và D. Eisenhower là các vấn
đề ở Trung Âu và Tây Berlin. Được công bố vào cuối chuyến công du, bản Thông cáo chung nhấn
mạnh rằng dù những cuộc tiếp xúc không nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh, chúng vẫn có ích
trong việc làm sáng tỏ lập trường của hai nhà lãnh đạo và do vậy đã góp phần “mang lại một nền hòa
bình đúng đắn và lâu dài”. Hai bên đồng ý rằng “giải trừ vũ khí là vấn đề quan trọng nhất mà thế
giới hiện đang phải đối mặt”. Cả hai lên án việc dùng vũ lực để giải quyết “những vấn đề quốc tế
quan trọng”. Về vấn đề Berlin, bản Thông cáo chung chỉ ghi nhận một nguyên tắc chung là các cuộc
đàm phán phải mang lại một giải pháp thỏa đáng. Còn kết quả cụ thể của vấn đề này được công bố
tại cuộc họp báo chung được tổ chức ngày 28.9: Tổng thống Hoa Kì hứa với N. Khrushchev sẽ tiếp
xúc với Charles de Gaulle và Macmillan để thuyết phục các ông này dự hội nghị thượng đỉnh;
Eisenhower còn thừa nhận tính chất “bất bình thường” của tình hình ở Berlin, và thêm rằng cần tìm ra

“một giải pháp đảm bảo lợi ích chính đáng của Liên Xô, người Đông Đức, người Tây Đức và trên hết
là của phương Tây”. Đổi lấy hai nhân nhượng vừa kể, Khrushchev từ bỏ mọi giới hạn về thời gian
trong việc đi tìm một giải pháp cho vấn đề Berlin [Dẫn lại theo 1, tr.170; 31, tr.364; 37, tr.474].
e. Sự tan vỡ của Hội nghị thượng đỉnh Tứ cường ở Paris (tháng 5.1960)
Thái độ mềm dẻo của Eisenhower trong vấn đề Berlin được thể hiện qua lời tuyên bố của ông tại
cuộc họp diễn ra trong các ngày từ 19 đến 21.12.1959 giữa những người đứng đầu nhà nước và chính
phủ các nước Hoa Kì, Anh, Pháp và CHLB Đức nhằm chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh sắp đến.
Thủ tướng CHLB Đức K. Adenauer thuật lại:“Trong lời phát biểu đầu tiên, Eisenhower đã trình bày
dông dài quan điểm của mình, mà hóa ra trái ngược hẳn với yêu cầu không được, dù trong bất kì
trường hợp nào, thay đổi nền tảng pháp lí của quy chế hiện nay của Berlin. Đặc biệt ông nói rằng
quyền lợi của các cường quốc phương Tây ở Berlin không quan trọng đến mức công luận bên ngoài
nước Đức xem việc xâm phạm chúng là nguyên cớ đủ quan trọng để can thiệp vũ trang. Nói chung,
ông đặt ra câu hỏi sau: sẽ ra sao với Berlin, nếu người Nga bây giờ thì nhượng bộ, nhưng chẳng lâu
sau sẽ có những hành động khác chống lại nó? Phương Tây có nên, cũng theo đúng lời ông, phản đối
việc Liên Xô rất có thể sẽ kí một hòa ước với CHDC Đức, vì chúng ta đã chẳng kí hòa ước với CHLB
Đức là gì” [Dẫn lại theo 18, tr.510 – 511].
Trước sự phản bác mạnh mẽ của những người đối thoại, Eisenhower đã đồng ý từ bỏ quan điểm
của mình. Vậy là lập trường của phương Tây về vấn đề Berlin vẫn không thay đổi.
Ngày 14.5.1960, N. Khrushchev đến Paris dự cuộc họp thượng đỉnh. Ngày hôm sau, ông nói riêng
với tổng thống Pháp de Gaulle rằng muốn cho Hội nghị diễn ra thì Chính phủ Hoa Kì trước hết phải
xin lỗi về hoạt động gián điệp từ trên không của họ.
Nguyên là trước đó, vào ngày 1.5 một máy bay do thám U-2 của Mó đã vượt qua biên giới Liên
Xô từ hướng nam và đã bị tên lửa bắn rơi ở vùng Sverdlov.
Thực ra những chuyến bay thám thính siêu cao của Mó nhằm mục đích chụp hình lãnh thổ của
Liên Xô đã diễn ra ngay từ năm 1956 [1, tr.166]. Tuy biết, nhưng giới lãnh đạo Xô viết không công
khai lên tiếng phản đối, vì họ quan niệm rằng sự bất lực của Liên Xô trong việc ngăn cản các hoạt
động do thám từ trên không của Mó là một điều đáng hổ thẹn. Mãi đến ngày 1.5.1960, khi một phi cơ
Mó bị bắn hạ và viên phi công bị bắt sống, Chính phủ Mó mới thừa nhận sự thật sau khi Chính phủ
Liên Xô trưng ra những bằng chứng không thể chối cãi, mặc dù vậy Washington vẫn không chịu đưa
ra một lời xin lỗi chính thức, theo như đòi hỏi của phía Liên Xô.

Ngày 16.5.1960, khi lãnh đạo bốn nước họp tại điện Elysée, N. Khrushchev lại yêu cầu Hoa Kì
20


xin lỗi, trừng phạt những kẻ phạm tội và hứa không để những chuyến bay như vậy tiếp diễn. N.
Khrushchev còn đề nghị hoãn Hội nghị từ 6 đến 8 tháng. Eisenhower chỉ hứa ngừng các chuyến bay
đó trong phần nhiệm kì còn lại của mình (đến tháng 1.1961), nhưng không chịu đi xa hơn. Bất chấp
sự hòa giải của de Gaulle, Hội nghị đã tan vỡ trước khi nó bắt đầu thực sự. Ngoài ra, chính phủ Liên
Xô còn hủy bỏ cuộc viếng thăm đã được ấn định của Eisenhower.
Quan hệ giữa Liên Xô và Hoa Kì sau đó tất nhiên trở lại căng thẳng, nhưng không xảy ra sự biến
nào lớn để có thể ảnh hưởng xấu đến tiến trình hòa dịu đang diễn ra.
5. Cuộc khủng hoảng Berlin lần thứ hai (tháng 8.1961)
a. Hoàn cảnh
Sau thất bại của Hội nghị thượng đỉnh Paris, N. Khrushchev thỉnh thoảng lại nhắc đến khả năng
một hòa ước riêng rẽ sẽ được kí giữa Liên Xô và CHDC Đức. Tháng 9-1960, tại khóa họp của Đại
hội đồng LHQ, ông đã mạnh mẽ chỉ trích và lên án Hoa Kì rằng nước này đã thay đổi luật pháp quốc
tế bằng hành động ăn cướp và lừa đảo.
Tuy nhiên, là một người chủ trương đi tìm chiến thắng cho chủ nghóa xã hội bằng con đường “thi
đua hòa bình”, N.Khrushchev thực sự không muốn quan hệ giữa Liên Xô và các nước phương Tây
quay trở lại thời kì căng thẳng của thập niên 50. Hành động phản đối có phần kì quặc của N.
Khrushchev tại Đại hội đồng LHQ ngày 12.10(17) đã không ngăn cản ông phát biểu: “Theo những tính
toán của chúng tôi, chúng tôi sẽ vượt Hoa Kì trong cuộc đấu tranh chủ yếu về sản lượng tính theo đầu
người vào năm 1970, tức là trong vòng mười năm tới. Theo tính toán của các nhà kinh tế học chúng
tôi, năm 1980, chúng tôi sẽ sản xuất ra số của cải tính theo đầu người nhiều hơn Hoa Kì. Năm 1965,
chúng tôi sẽ sản xuất hàng tiêu dùng tính theo đầu người ngang hàng hoặc thậm chí hơn các nước
châu Âu” [Dẫn lại theo 12, tr.530].
Khrushchev tin vào thắng lợi sẽ đạt được trong cuộc “thi đua hòa bình”, và hi vọng cải thiện quan
hệ với Hoa Kì. Ông cũng không quên là J.Kennedy đã từng tuyên bố rằng nếu là Eisenhower, ông ta
sẽ không ngần ngại đưa ra lời xin lỗi Liên Xô về vụ chuyến bay do thám U.2. Vì vậy, N. Khrushchev
đã không để mất thời gian để gửi điện chúc mừng ngay khi vừa được tin ông này đắc cử tổng thống.

Bức điện viết rằng nhà lãnh đạo Xô viết hi vọng trong nhiệm kì của tân tổng thống Hoa Kì, “quan hệ
giữa hai nước sẽ trở về tình trạng của thời Franklin Roosevelt” [Dẫn lại theo 16, tr.461].
Về phần mình, J. Kennedy cũng muốn tỏ thái độ thiện chí với Liên Xô, tuy bằng những lời lẽ vừa
cứng rắn, vừa lịch thiệp qua bài diễn văn nhậm chức đọc ngày 20.1.1961. Ông muốn rằng cả hai “sẽ
có những bước khởi đầu mới nhắc nhở cả đôi bên rằng nhã nhặn không phải là dấu hiệu của sự yếu
đuối, rằng lòng chân thành phải luôn được thể hiện ra bên ngoài. Đừng bao giờ đàm phán vì sợ hãi;
nhưng cũng đừng bao giờ sợ đàm phán” [Dẫn lại theo 16, tr.461]. Giữa tháng 2.1961, tân tổng thống
Mó chấp nhận về nguyên tắc đề nghị của N. Khrushchev về một cuộc gặp gỡ tay đôi.
Giữa lúc đó, vào tháng 4 ở Tây bán cầu đã xảy ra sự kiện vịnh Con Heo (hay còn được gọi là bãi
biển Heron)(18). Giống như thất bại của lực lượng cánh hữu Nosavan ở Lào và tình cảnh khó khăn của
chế độ Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam, đây cũng là đòn giáng nặng nề vào uy tín của Mó trên
chính trường quốc tế. Rõ ràng là những khó khăn mà Mó đã gặp phải trong những năm cuối của
nhiệm kì D. Eisenhower ở các khu vực có ý nghóa chiến lược nằm ngoài châu Âu vẫn chưa chấm dứt.
Đáng chú ý hơn là Liên Xô đã tăng được kho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng đưa
vũ khí hạt nhân đến bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Trước đây, sau khi xây dựng hệ thống căn cứ quân
(17)

Để tỏ thái độ phản đối trước bài phát biểu của đại diện Mó rằng cần giải phóng các dân tộc, kể cả những dân tộc
đang sống dưới chế độ xã hội chủ nghóa, N. Khrushchev đã tháo giầy và nện xuống bàn.
(18)
Ngày 19.4.1961, lực lượng vũ trang của người Cuba lưu vong được chính phủ Mó yểm trợ đã đổ bộ lên bãi biển
này, nhưng đã bị quân cách mạng Cuba tiêu diệt hoàn toàn trong 72 giờ.

21


sự vây quanh Liên Xô, các nhà chiến lược Mó đã có thể lập kế hoạch giáng đòn vào những trung tâm
chính của Liên Xô và Đồng minh của nước này mà không sợ bị đòn trả đũa vào lãnh thổ mình.
Nhưng từ khi Liên Xô phóng thành công Sputnik I, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người, tình
trạng không bị thương tổn này đã chấm dứt. Tháng 1.1958, tức không lâu sau sự biến vừa kể, thượng

nghị só Lyndon Johnson đã tuyên bố rằng tình trạng không thương tổn về mặt địa lí của Mó đã vónh
viễn bị mất [15, tr.281]. Các nhà lãnh đạo Mó còn phải tính đến không chỉ khả năng chế độ cộng sản
sẽ được thiết lập ở Á, Phi, Mó Latinh, mà cả khả năng các cứ điểm và căn cứ quân sự Liên Xô sẽ
được xây dựng ở những nơi đó.
b. Cuộc đối thoại ở Vienna
Chính trong bối cảnh trên đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo của hai siêu cường ở
Vienna trong các ngày 3 và 4.6.1961. Không mang tính chất của một cuộc đàm phán chính thức, cuộc
gặp gỡ đã kết thúc mà không có một thông cáo chung nào. Theo lời của N. Khrushchev và J.
Kennedy sau này, các cuộc tiếp xúc giữa họ diễn ra trong bầu không khí thiện ý, trong đó cả hai đã
thẳng thắn, nhưng lịch thiệp, trình bày quan điểm của mình. Gây căng thẳng nhất là vấn đề Đức và
gắn liền với nó, vấn đề Berlin. N. Khrushchev nói rằng tình hình đã trở nên không thể dung nhận
được và dù Hoa Kì có đồng ý hay không, Liên Xô quyết định sẽ kí hòa ước với CHDC Đức trước
cuối năm. Còn Tây Berlin phải trở thành “thành phố tự do”, quân đội các nước thắng trận có thể vẫn
tiếp tục trú đóng tại đây, nhưng công việc liên lạc giữa thành phố và phương Tây phải tuân thủ các
quy định của Chính phủ CHDC Đức. J. Kennedy giải thích rằng nước Mó có những quyền lợi thiết
thân ở Berlin, an ninh của phương Tây gắn liền với an ninh của CHLB Đức và Tây Berlin, với sự
hiện diện của phương Tây ở Berlin với quyền tự do ra vào thành phố này. “Đó là quyền của chúng
tôi, - J. Kennedy tuyên bố, - chứ không phải là sự đồng tình thinh lặng, và chúng tôi rất quyết tâm
giữ gìn quyền này trong mọi tình huống hiểm nghèo” [Dẫn lại theo 30, tr.199]. Bất chấp những can
gián của tổng thống Hoa Kì, người đứng đầu đảng và chính phủ Liên Xô khẳng định: “Tôi muốn hòa
bình, nhưng nếu ngài muốn chiến tranh, đó là chuyện của ngài. Quyết định kí hòa ước vào tháng 12
tới của chúng tôi là không thể trì hoãn được” [Dẫn lại theo 16, tr.465].
Không đầy hai tuần sau cuộc gặp gỡ trên, đã bùng ra một cuộc khủng hoảng mang tên “Khủng
hoảng Berlin”.
Thái độ kiên quyết của hai vị nguyên thủ quốc gia ở Vienna cho thấy vấn đề Đức và vấn đề
Berlin không thể có được một giải pháp mau chóng. Nhưng N. Khrushchev lại đi đến kết luận rằng
Liên Xô có thể gây sức ép lên các nước phương Tây để giúp CHDC Đức thiết lập một chế độ kiểm
soát biên giới nghiêm ngặt. Vấn đề này trở thành chủ đề trong một số bài phát biểu của N.
Khrushchev. Trong buổi gặp gỡ các học viên tốt nghiệp học viện quân sự tại điện Kremlin, ông
tuyên bố: “Chúng ta sẽ kí hòa ước, và sẽ chỉ thị cho các lực lượng vũ trang của chúng ta giáng trả

đích đáng bất kì kẻ xâm lược nào, nếu chúng xúc phạm đến Liên Xô hay bè bạn của chúng ta”[Dẫn
lại theo 30, tr.201].
Ngày 3.8.1961, Chính phủ Liên Xô gửi cho các cường quốc phương Tây một yêu sách gần như là
tối hậu thư: “Trong vòng năm nay, bằng cách này hay cách khác phải giải quyết vấn đề kí hòa ước với
Đức, và trên cơ sở đó giải quyết tình trạng ở Tây Berlin” [Dẫn lại theo 30, tr.202].
Ngày 7.8, N. Khrushchev phát biểu trên truyền hình. Sau khi nhắc lại những lời đe dọa của
phương Tây về việc dùng “sức mạnh đột phá” vào Berlin, ông tuyên bố rằng do mối đe dọa của tình
hình đã nảy sinh đối với Liên Xô, chắc là đành phải tăng cường quân số ở biên giới phía tây của
Liên Xô và động viên một phần lực lượng dự bị để đảm bảo quân số đầy đủ cho các sư đoàn Xô viết.
Thái độ cứng rắn nói trên của N. Khrushchev có thể được giải thích bởi nguyên nhân: Tây Berlin
tiếp tục là cửa ngõ dễ dàng nhất cho những người Đông Đức nào muốn sang phương Tây : chỉ trong 8
tháng đầu năm 1961, số người bỏ trốn đã cao hơn cả năm 1960. Rõ ràng là Đông Đức sẽ chóng kiệt
quệ, nếu tình trạng này không sớm chấm dứt.
22


Các nhà lãnh đạo phương Tây cũng tỏ thái độ cứng rắn không kém. Lực lượng vũ trang NATO
được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Còn Tổng thống J. Kennedy thấy đây là cơ hội để lấy
lại uy tín đã bị sứt mẻ phần lớn sau thất bại ở vịnh Heron.
Ngày 25.7, J. Kennedy tuyên bố trên đài phát thanh và truyền hình: “Nếu chiến tranh bùng nổ, nó
sẽ bắt đầu ở Moskva, chứ không phải ở Berlin... Chỉ Chính phủ Xô viết mới có thể biến biên giới ở
Berlin thành cớ gây chiến” [Dẫn lại theo 16, tr.466]. Ông nhấn mạnh rằng Mó sẽ “bằng những biện
pháp kiên quyết nhất” đạt được ba mục tiêu sau: sự hiện diện của các cường quốc phương Tây ở Tây
Berlin, quyền tự do ra vào Tây Berlin, an ninh tự do cho người dân Tây Berlin [Dẫn lại theo 45,
tr.17]. Ông yêu cầu Quốc hội thông qua một loạt biện pháp khẩn cấp, như bổ sung ngân sách quốc
phòng, thêm 3,25 tỉ dollar, tăng quân số hiện hành, tăng số quân nhập ngũ lên 2, rồi 3 lần, động viên
lực lượng dự bị.
c. Bức tường Berlin
Trong tình hình đối đầu căng thẳng như trên, ở Moskva đã diễn ra hội nghị đại diện các nước
khối Hiệp ước Varsava. Hội nghị kêu gọi CHDC Đức thiết lập ở biên giới nước mình “chế độ ngăn

ngừa hoạt động phá hoại chống các nước phe XHCN”. Ngày 12.8, Hội đồng Bộ trưởng CHDC Đức
quyết định thực hiện chế độ kiểm tra nghiêm ngặt ở biên giới. Biên giới giữa CHDC Đức và CHLB
Đức bị đóng lại, mọi tuyến đường giao thông băng qua biên giới bị đặt dưới sự kiểm tra nghiêm ngặt.
Để đi qua biên giới cần có giấy phép đặc biệt. Chung quanh toàn bộ Tây Berlin người ta đã mau
chóng dựng lên dãy tường cao có rào dây thép gai với một số ít cửa qua lại. Giao thông trong thành
phố bị thay đổi, các công dân được phép đi từ Tây Berlin sang Đông và ngược lại chỉ khi nào có giấy
tờ chứng nhận và giấy phép qua lại.
Những biện pháp kể trên đã gây ra những phản đối ở phương Tây. J. Kennedy tiến hành những
cuộc họp khẩn cấp. Lính dù đổ bộ Mó được đưa sang châu Âu. Lực lượng dự bị của CHLB Đức được
động viên. Phó Tổng thống Mó L. Johnson bay đi Tây Berlin. Đã xảy ra một số vụ phá bỏ bức tường
đã được dựng lên, nhưng lại được sửa chữa ngay. Đứng bên kia bức tường là lính Mó, phía bên này là
xe tăng Xô viết. Hai bên yên lặng nhìn nhau... và hết (!). Tình hình này tỏ cho thấy phương Tây
không thể làm gì khác hơn ngoài việc chấp nhận sự đã rồi và đành phải lưu tâm đến chế độ kiểm tra
biên giới nghiêm ngặt trên ranh giới CHDC Đức, vì suy cho cùng, những biện pháp này nằm trong
khuôn khổ quyền hạn của CHDC Đức và không vi phạm mối liên lạc giữa Tây Berlin và phương
Tây. Đó là chưa kể phương Tây thực ra không có khả năng bảo vệ quan điểm của mình về Tây
Berlin bằng một cách nào khác hơn là một cuộc chiến hạt nhân. Chính phủ CHDC Đức cũng đã
tuyên bố rõ: việc giao thông giữa Tây Berlin và Tây Đức không bị ảnh hưởng, nghóa là quyền ra vào
Tây Berlin của các nước Mó, Anh và Pháp không bị đụng chạm. Vả chăng, N. Khrushchev cũng
“quên” đi lời đe dọa của mình: sẽ kí hòa ước với CHDC Đức trước cuối năm.
Từ đó, bức tường Berlin trở thành biểu tượng ngăn cách không chỉ giữa hai nước Đức, mà còn
giữa Đông và Tây. Nó đặt dấu chấm hết cho mọi nỗ lực tái thống nhất nước Đức bằng con đường
thương lượng giữa bốn cường quốc. Liên Xô từ nay sẽ cam nhận Tây Berlin chừng nào nó còn bị cô
lập và không làm kiệt quệ Đông Đức. Hoa Kì đành chấp nhận bức tường chừng nào Tây Berlin còn
nằm trong quỹ đạo của phương Tây.
6. Chính sách “Hướng về phía Đông” (Ostpolitik) và việc bình thường hóa quan hệ giữa hai
nước Đức
a. Sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của CHLB Đức

Sau khi gia nhập NATO (10.1955) cho đến năm 1969, CHLB Đức dưới quyền cai trị của các

Chính phủ K. Adenauer (1949−1963), L. Erhard (1963−1966) vaø K. Kiesinger (1966− 1969) đã theo
đuổi một chính sách về cơ bản không thay đổi đối với CHDC Đức nói riêng, các nước XHCN Đông
Âu nói chung.
Chính sách đóù gồm hai nội dung chính. Đó là “chủ thuyết Hallstein” được công bố tháng 12.1955,
23


theo đó CHLB Đức sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với bất kì quốc gia nào muốn thừa nhận cả Chính
phủ CHDC Đức. Trong chuyện này, trường hợp ngoại lệ duy nhất là Liên Xô, nước đồng thời có
quan hệ ngoại giao đầy đủ với cả hai nước Đức. Chính phủ Bonn còn khước từ thừa nhận đường biên
giới giữa Ba Lan và CHDC Đức dọc theo các sông Oder và Neisse, vì theo Bonn đường ranh này chỉ
được quy định tạm thời ở Hội nghị Potsdam. Trong thực tế, ít có người dân Đức nào nghó rằng những
vùng lãnh thổ đã bị mất ở phía đông một ngày nào đó sẽ trở về với Đức; Chính phủ CHLB Đức cũng
đã nói rõ rằng họ sẽ không dùng vũ lực để thu hồi chúng. Nhưng họ muốn rằng số phận cuối cùng
của chúng phải được định đoạt bởi một hòa ước kí giữa nước Đức tái thống nhất và các cường quốc
thắng trận.
Qua các sự kiện diễn ra trong thập niên 60, chính sách đối ngoại với các nội dung kể trên dần dà
bộc lộ tính cứng nhắc và lỗi thời của nó. Trước hết là vụ bức tường Berlin năm 1961 chứng tỏ tính ảo
tưởng trong lập trường lâu nay của thủ tướng Adenauer, khi ông cho rằng sức mạnh của phương Tây
là chìa khóa dẫn đến thống nhất. Chẳng những không thể buộc Liên Xô từ bỏ ảnh hưởng ở Đông
Đức, phương Tây thậm chí còn không ngăn nổi hành động đơn phương của Moskva ở khu vực này.
Vươn từ địa vị “kém phát triển” lên “đang phát triển” và được kết hợp thành “phong trào không
liên kết”, các nước châu Á và châu Phi trở thành một sức mạnh không thể không tính đến trên trường
quốc tế. Trước mối quan hệ quá chặt chẽ giữa Mó - nước đang bị phong trào không liên kết căm ghét
− và Tây Đức, các nước “thế giới thứ ba” − một tên gọi khác của các nước không liên kết − đã bày
tỏ, dưới tác động của Liên Xô, mối thiện cảm ngày càng rõ đối với Đông Đức.
Những thay đổi trên đã khiến một số chính khách Tây Đức bắt đầu chuyển sang một chính sách
đối ngoại bớt cứng nhắc hơn. Trong tư cách là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao trong Chính
phủ “đại liên hiệp” Kiesinger(19), Willy Brandt − cựu thị trưởng Tây Berlin và đang là chủ tịch đảng
SPD (đảng Xã hội Dân chủ) − đã tìm cách bình thường hóa quan hệ với một số nước Đông Âu −

Rumania và Nam Tư, những nước có đường lối đối ngoại độc lập hơn với Moskva, so với những nước
Đông Âu khác. Có thể nói đây là bước khởi đầu dè dặt của chính sách Ostpolitik (Hướng về phía
Đông).
Tuy nhiên, phải đợi đến khi trở thành thủ tướng của Chính phủ liên hiệp giữa hai đảng SPD và
FDP (đảng Dân chủ Tự do − vốn cũng ủng hộ chính sách xích lại gần với Đông Âu) ngày 21.10.1969,
Willy Brandt mới có điều kiện đẩy mạnh việc thực hiện chính sách Ostpolitik.
Ngày 30.10.1969, tức không lâu sau khi Chính phủ Brandt được thành lập, CHLB Đức và Liên Xô
tiến hành đàm phán quanh hiệp ước dùng làm nền tảng cải thiện toàn bộ quan hệ giữa hai nước trên
cơ sở thừa nhận những thực tế chính trị và lãnh thổ đã hình thành ở châu Âu.
b. Các hiệp ước giữa CHLB Đức với Liên Xô và Ba Lan
Sau gần một năm đàm phán khẩn trương và không kém phần gay go, ngày 12.8.1970 tại Moskva,
những người đại diện của hai nước: về phía Chính phủ Liên Xô có chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A. N.
Kosygin và bộ trưởng Ngoại giao A. Gromyko, còn về phía CHLB Đức có thủ tướng W.Brandt và bộ
trưởng Ngoại giao Walter Scheel − đã kí một Hiệp ước. Nội dung chính của Hiệp ước là cam kết của
các bên về vấn đề lãnh thổ. Điều 3 nói rằng Liên Xô và CHLB Đức “xem là không gì phá vỡ nổi cả
trong hiện nay lẫn trong tương lai biên giới của tất cả các quốc gia châu Âu, vốn đã được xác lập
đúng y như vào ngày Hiệp ước này được kí, trong đó có đường Oder - Neisse, vốn là biên giới phía tây
của CHND Ba Lan, và biên giới giữa CHLB Đức và CHDC Đức”. Hiệp ước xác định rõ rằng Liên Xô
và CHLB Đức “không có bất kì yêu sách lãnh thổ nào đối với bất kì ai và trong tương lai cũng sẽ
không đưa ra những yêu sách như vậy.”
(19)

Để đủ sức đối phó với những khó khăn nội bộ (kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng cao), Kiesinger đã thành lập
một chính phủ trên cơ sở liên hợp nhiều đảng phái rất khác nhau.

24


Việc kí kết Hiệp ước Moskva đã mở đường cho việc kí kết tại Varsava Hiệp ước giữa CHLB Đức
và Ba Lan ngày 7.12.1970 có cùng một nội dung tương tự liên quan trực tiếp đến đường biên giới

Oder - Neisse.
c. Bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Đức
Nhưng việc dàn xếp một hiệp ước giữa hai nước Đức tỏ ra khó khăn hơn rất nhiều so với quá
trình chuẩn bị hiệp ước giữa CHLB Đức với Liên Xô và Ba Lan. Khó khăn chủ yếu nằm ở vấn đề
Tây Berlin và đặc biệt là việc tự do ra vào Tây Berlin, mà các nước phương Tây không muốn để
CHDC Đức toàn quyền quản lí. Từ ngày 26.3.1970, các đại diện Tứ cường đã bắt đầu các cuộc đàm
phán nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề Tây Berlin. Cuộc thương thuyết kéo dài đến một năm rưỡi
mới cho ra kết quả: ngày 3.9.1971, các đại diện Tứ cường kí tắt vào Hiệp định Bốn bên về Berlin.
Văn kiện nói rõ rằng Tây Berlin không thuộc về CHLB Đức, do vậy Quốc hội và Chính phủ CHLB
Đức sẽ không được họp ở Tây Berlin như trước nữa. Quan hệ giữa Tây Berlin và CHLB Đức chỉ được
duy trì và phát triển với điều kiện phải lưu tâm rằng phần phía Tây của Berlin “không phải là một
phần lãnh thổ của CHLB Đức và từ nay sẽ không được cai quản bởi nước này”. Hiệp định cũng khẳng
định rằng “việc đi lại quá cảnh của người và hàng hóa dân sự giữa các khu vực phía Tây của Berlin
và CHLB Đức ngang qua lãnh thổ của CHDC Đức sẽ không bị cản trở”.
Việc kí kết các hiệp ước kể trên, nhất là Hiệp định Bốn bên về Tây Berlin đã tháo gỡ những cản
trở chủ yếu trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Đức.
Ngày 17.12.1971, ở Bonn các đại diện hai nước Đức đã kí Thỏa hiệp về đi lại quá cảnh của công
dân và hàng hóa giữa CHLB Đức và Tây Berlin.
Ngày 30.12.1971, ở Berlin các đại diện hai nước Đức kí Thỏa ước liên quan đến việc thăm viếng
CHDC Đức của cư dân thường trú Tây Berlin và về việc giải quyết vấn đề vùng lõm.
Cuối cùng ngày 26.5.1972, hai nước Đức đã kí Hiệp ước vận chuyển liên quan đến vấn đề qua lại
và quá cảnh giữa hai nước bằng đường sắt, đường bộ và đường thủy.
Vậy là những rào chắn cuối cùng đã được dẹp bỏ. Ngày 21.12.1972 tại Berlin, đại diện hai nước
Đức kí vào Hiệp ước đặt nền tảng cho các mối quan hệ giữa hai nước. Hai chính phủ nhấn mạnh tính
bất khả xâm phạm của đường biên giới giữa hai nước trong hiện tại lẫn trong tương lai, không một
chính phủ nào có quyền đại diện phía bên kia trong quan hệ quốc tế hay hoạt động thay mặt phía kia.
Hai chính phủ công nhận rằng “chủ quyền của mỗi nhà nước được giới hạn trong phần lãnh thổ của
mình”. Điều này hàm ý Chính phủ Bonn từ nay không có quyền tự nhận mình là đại diện hợp pháp
duy nhất của toàn thể nước Đức, và tất nhiên cũng từ bỏ công thức “một dân tộc Đức duy nhất”.
Ngay sau đó, các nước phương Tây lần lượt lập quan hệ với CHDC Đức. Ngày 18.9.1973, hai

nước Đức được kết nạp vào LHQ.
7. Giải trừ vũ khí (từ các cuộc đàm phán về việc cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân tháng
10.1958 đến cuộc gặp gỡ Vladivostok tháng 11.1974)
a. Tình trạng "cân bằng bởi khiếp sợ" trong quan hệ Đông-Tây

Một trong những hậu quả phát sinh từ cuộc đối đầu Xô − Mó nói riêng và đối đầu Đông − Tây nói
chung là cuộc chạy đua vũ trang rất tốn kém và đầy nguy hiểm giữa hai siêu cường Hoa Kì và Liên
Xô. Trong thời gian đầu (từ năm 1945 đến khoảng năm 1955), ưu thế nghiêng hẳn về phía Hoa Kì: là
nước nắm giữ độc quyền về vũ khí nguyên tử đến năm 1949, tháng 11.1952 Hoa Kì đã cho nổ thử
nghiệm thành công bom H (nhiệt hạch). Không những thế, Hoa Kì còn làm chủ một số lượng không
nhỏ các phương tiện mang vũ khí hạt nhân đến mục tiêu (bệ phóng, tàu ngầm, phi cơ oanh kích tầm
xa). Chính phủ Eisenhower đã đề ra chiến lược “trả đũa ồ ạt”: trong trường hợp xảy ra xung đột, Hoa
Kì sẽ tìm cách tiêu diệt mối đe dọa ngay tại nguồn của nó (mà ở đây hiển nhiên là Liên Xô sẽ bị
nghiền nát bởi những trận oanh kích dồn dập được thực hiện bằng hàng trăm quả bom hạt nhân).
Ngày 12.1.1954, bộ trưởng Ngoại giao Mó John F. Dulles tuyên bố: “Kế hoạch phòng thủ cục bộ cần
25


×