Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố cá ở lưu vực sông tiền tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.4 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đạo Thị Ánh Phi

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI
VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁ Ở LƯU VỰC SƠNG TIỀN TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đạo Thị Ánh Phi

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI
VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁ Ở LƯU VỰC SƠNG TIỀN TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8420120

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TỐNG XUÂN TÁM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình
nghiên cứu nào trước đây.
Những thơng tin tơi thu thập để sử dụng làm tài liệu tham khảo được ghi rõ
trong danh mục tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2018
HỌC VIÊN

Đạo Thị Ánh Phi


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Tống Xn Tám đã tận tình giúp đỡ và hướng
dẫn tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cơ của Trường, Phịng Sau đại học, Khoa
Sinh học, bộ môn Sinh thái học, Động vật học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền
Giang và người dân địa phương ở khu vực sông Tiền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện luận văn này.
Qua đây, tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân,
bạn bè và CN. Nguyễn Ái Như đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2018
HỌC VIÊN

Đạo Thị Ánh Phi



MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG VÀ Ở SÔNG TIỀN ........................................................ 3
1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long .......3
1.1.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nội địa ở sông Tiền ..................................6
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA SÔNG TIỀN - TỈNH TIỀN GIANG ............. 6
1.2.1. Vị trí địa lí .................................................................................................6
1.2.2. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................7
1.2.3. Đặc điểm thủy văn ....................................................................................8
1.2.4. Đặc điểm lí hóa .........................................................................................9
1.3. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÁ ...................................................................... 21
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................23
2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................. 23
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................23
2.1.3. Tư liệu nghiên cứu ..................................................................................24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁ ........................................................... 24
2.2.1. Ngồi thực địa .........................................................................................24
2.2.2. Trong phịng thí nghiệm .........................................................................26
2.2.3. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng nước .............................31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................32
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở SÔNG TIỀN - TỈNH TIỀN GIANG ............ 32
3.1.1. Danh sách các lồi cá ở sơng Tiền - tỉnh Tiền Giang .............................32
3.1.2. Đặc điểm khu hệ cá ở sông Tiền - tỉnh Tiền Giang ................................42

3.1.3. Tình hình các lồi cá trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở sông Tiền ......47


3.1.4. So sánh khu hệ cá ở sông Tiền với các khu hệ cá khác ..........................48
3.1.5. Biến động khu hệ cá ở sông Tiền - tỉnh Tiền Giang ...............................50
3.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở SÔNG TIỀN - TỈNH
TIỀN GIANG ................................................................................................. 51
3.2.1. Độ mặn ....................................................................................................51
3.2.2. pH ............................................................................................................52
3.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở SÔNG TIỀN - TỈNH TIỀN GIANG ............ 52
3.3.1. Phân bố cá theo mùa ...............................................................................52
3.3.2. Phân bố cá theo độ mặn của nước ..........................................................53
3.3.3. Phân bố cá theo loại hình thủy vực .........................................................54
3.3.4. Sự di cư của các lồi cá vào sơng Tiền - tỉnh Tiền Giang ......................56
3.4. TÌNH HÌNH NGUỒN LỢI CÁ Ở SƠNG TIỀN - TỈNH TIỀN GIANG ...... 56
3.4.1. Tầm quan trọng của cá ở sông Tiền - tỉnh Tiền Giang ...........................56
3.4.2. Sử dụng hợp lí, các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ...........59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................62


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chú giải

CS

Cộng sự

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

Tổ chức Nông lương Thế giới của Liên Hợp Quốc
(Food and Agriculture Organization of the United
Nations)

KVNC

Khu vực nghiên cứu

NCKH

Nghiên cứu Khoa học

Nxb

Nhà xuất bản

p.

Page

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

Tr.

Trang


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Giới hạn nước tự nhiên theo Karpevits, A.F. .......................................10

Bảng 1.2.

Kết quả quan trắc nước mặt sông Tiền năm 2017 (Độ mặn) ...............11

Bảng 1.3.

Độ mặn lớn nhất (g/l) đến ngày 14/3/2017 ở một số trạm
Cửu Long ..............................................................................................12

Bảng 1.4.

Kết quả quan trắc nước mặt sông Tiền năm 2017 (nhiệt độ oC) ..........13

Bảng 1.5.

Kết quả quan trắc nước ngầm sông Tiền năm 2017 (nhiệt độ oC) .......13


Bảng 1.6.

Kết quả pH nước mặt sông Tiền năm 2017 ..........................................15

Bảng 1.7.

Kết quả quan trắc nước mặt sông Tiền năm 2017 (DO) .......................16

Bảng 1.8.

Kết quả quan trắc nước mặt sông Tiền .................................................17

Bảng 1.9.

Nguồn ảnh hưởng chính ở các vị trí thu mẫu .......................................21

Bảng 2.1

Thời gian, địa điểm thu mẫu .................................................................23

Bảng 2.2

Các điểm thu mẫu cá và nước ở sông Tiền........................................... 24

Bảng 2.3.

Thang đánh giá độ thường gặp ở cá ..................................................... 29

Bảng 3.1.


Danh sách các lồi cá ở sơng Tiền........................................................ 33

Bảng 3.2.

Tỉ lệ các họ, giống, lồi thuộc những bộ cá ở sơng Tiền ......................42

Bảng 3.3.

Thành phần, tỉ lệ các giống, loài trong những họ cá ở KVNC .............42

Bảng 3.4.

Các lồi cá ở sơng Tiền có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ............... 47

Bảng 3.5.

So sánh các đơn vị phân loại cá ở sông Tiền với các khu hệ ...............48

Bảng 3.6.

So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài với khu hệ cá khác ..........50

Bảng 3.7.

Độ thường gặp của các loài cá ở sông Tiền ..........................................51

Bảng 3.8.

Kết quả đo độ mặn tại các điểm thu mẫu trên sông Tiền qua
hai mùa ..................................................................................................51


Bảng 3.9.

Danh sách các lồi cá có tầm quan trọng ở KVNC ..............................58


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Bản đồ sơng Tiền ................................................................................... 7

Hình 2.1.

Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá xương (theo Rainboth W.J., 1996) .........27

Hình 2.2.

Sơ dồ chỉ dẫn số đo ở cá đuối (theo Nguyễn Khắc Hường, 2001) .......28

Hình 3.1.

Biểu đồ tỉ lệ % họ, giống, loài trong các bộ cá ở KVNC ...................... 46

Hình 3.2.

Biểu đồ so sánh các đơn vị phân loại cá ở sông Tiền với sông
Cái Lớn và sông Hậu ............................................................................ 49


1

MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ lưu sông Mêkông, với hệ
thống sơng ngịi dày đặc, các loại hình thủy vực khác nhau như sông, kênh rạch,
vùng cửa sông, rừng ngập mặn và bãi bồi ven biển [1]. Sông Tiền là một nhánh
thuộc vùng hạ lưu của lưu vực sơng Mêkơng, có chiều rộng 600 - 1.800 m, tiết diện
ước vào khoảng 2.500 - 17.000 m2 và chịu ảnh hưởng thủy triều quanh năm [2].
Với vùng sông này, từ lâu, cá không chỉ được xem là nguồn thực phẩm chủ
yếu của người dân, mà cá còn được dùng làm giống, làm cảnh, xuất khẩu, phòng
dịch, chữa bệnh,... Tuy nhiên, việc khai thác quá mức đã làm giảm thiểu nguồn lợi
thuỷ sản và tác động đến mức độ đa dạng sinh học trong khu vực. Thêm vào đó, các
chương trình, dự án phát triển đập thủy điện trên dịng chính ở phía thượng nguồn
đã và đang tác động mạnh đến lưu vực sông Mêkông trong việc giảm thiểu nguồn
lợi và biến động đa dạng sinh học do các tác động kép của việc giảm lưu lượng
nước trong các dòng chảy từ việc xây đập và đồng thời sự xâm nhập của nước biển
do biến đổi khí hậu gia tăng [3].
Trong những năm qua, khu hệ cá ở đây đang bị ảnh hưởng do sự ô nhiễm môi
trường trong sản xuất nông nghiệp, mất cân bằng sinh thái và cạn kiệt nguồn trữ
lượng tự nhiên. Dân số ngày càng tăng thì sự khai thác nguồn lợi cá của con người
ngày càng đa dạng về hình thức, làm ảnh hưởng đến khu hệ cá của sông Tiền. Việc
đánh bắt, khai thác cá quá mức, sự ô nhiễm môi trường làm nhiều loài cá bị tuyệt
chủng, nguy cơ tuyệt chủng được liệt kê vào Sách Đỏ Việt Nam.
Trong khi đó, vấn đề đáng lo ngại nhất là tình trạng ghe tàu hút trộm cát trên
sơng Tiền đang diễn ra rất phổ biến bởi những “cát tặc”, một số trường hợp bị các
lực lượng cơ quan phát hiện và xử lí nghiêm các tình trạng khai thác cát trái phép.
Việc làm này không những gây sụt lún đất ảnh hưởng đến những hộ dân sống hai
bên bờ sơng, ảnh hưởng đến các cơng trình như cầu Rạch Miễu (thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang) có nguy cơ bị sụt lún các trụ cầu giữa sơng. Ngồi ra nó cịn ảnh
hưởng đến nơi sinh sống của các sinh vật, trong đó ảnh hưởng lớn đến nơi cư trú
của cá, làm ảnh hưởng đến sự phân tầng của cá, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp



2
không nhỏ đến sự phân bố, xâm chiếm môi trường sống của các lồi sinh vật, làm
thay đổi dịng chảy, ô nhiễm môi trường nước là điều không thể tránh khỏi. Trước
tình hình đó, việc nghiên cứu bảo tồn các loài cá là một việc làm cần thiết hiện nay.
Hơn nữa, việc thu mẫu và xây dựng bộ mẫu về các lồi cá ở sơng Tiền - tỉnh
Tiền Giang sẽ phục vụ đắc lực cho công tác dạy và học của giảng viên và sinh viên
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh.
Từ những lí do trên, đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố cá ở
lưu vực sông Tiền - tỉnh Tiền Giang” được thực hiện.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thành phần lồi và sự phân bố các lồi cá ở sơng Tiền - tỉnh Tiền
Giang nhằm đề xuất những biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lí và phát triển bền
vững nguồn lợi cá ở nơi đây.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các lồi cá và mẫu nước thu được ở sơng Tiền - tỉnh Tiền Giang.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Thu thập các lồi cá ở sơng Tiền - tỉnh Tiền Giang, định loại các loài cá và
sắp xếp theo hệ thống phân loại. Thống kê danh sách các loài cá quý hiếm, các lồi
cá có giá trị về kinh tế, y học, làm cảnh và vai trò khác.
2. Đo pH và độ mặn của nước mặt có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài cá và
thống kê các loài cá thu được theo mùa, theo độ mặn của nước.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Các mẫu cá và mẫu nước ở sông Tiền - tỉnh Tiền Giang trong 4 đợt thu mẫu
từ tháng 11/2017 đến 6/2018.
- Vì thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ phân tích một vài thơng số lí
hóa của nước.



3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG VÀ Ở SÔNG TIỀN
1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nội địa ở đồng bằng sơng Cửu Long
1.1.1.1. Thời kì trước năm 1975
Trước năm 1975 có các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong
và ngoài nước như: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964); Fourmanvir (1965),
Yamanura M. (1966) [3], [4], [5]; Kawamoto N., Nguyễn Viết Trương, Trần Thị
Túy Hoa (1972) với cơng trình “Danh lục cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long”,
các tác giả đã thu thập, định loại, thống kê và mô tả được 93 lồi cá nước ngọt ở
đồng bằng sơng Cửu Long,… [4].
Nhận xét: Các tác giả trên mới bước đầu thống kê thành phần lồi, đa phần
cơng trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở bước liệt kê, chưa mô tả chi tiết hình thái phân
loại của từng lồi cá, gây khó khăn cho việc định loại từng lồi cá cũng như tình
trạng phân bố cá. Nguồn lợi cá chưa được nhắc đến.
1.1.1.2. Thời kì sau 1975 đến nay
Các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu nhiều và sâu hơn, những cơng trình
nghiên cứu này phục vụ cho công tác nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo
vệ đa dạng sinh học của các khu vực, hàng loạt các cơng trình cơng bố như: Hồng
Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Khu hệ cá và nghề cá ở Đồng Tháp Mười” đã
công bố 125 loài, 66 giống, 34 họ và 6 phân họ, 14 bộ và 4 phân bộ [6]; Hoàng Đức
Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Danh lục về các lồi cá nước ngọt thuộc các vùng
nghiên cứu: Đồng Tháp Mười, sông Đồng Nai, Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng, Bàu Sấu vườn quốc gia Cát Tiên” gồm 177 loài
[7]; Nguyễn Hồng Nhung (2003), “Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nội địa Cà Mau”
gồm 179 loài, 125 giống, 56 họ, 17 bộ [8]; Hồng Đức Đạt, Nguyễn Xn Thư,
Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xn Đồng (2008), “Đa dạng sinh học khu hệ cá đồng bằng
sơng Cửu Long” với 253 lồi, thuộc 132 giống, 42 họ và 11 bộ [9]; Nguyễn Xuân
Đồng, Thái Ngọc Trí, Hoàng Đức Đạt (2009), “Điều tra, đánh giá về thành phần
lồi cá khu vực Búng Bình Thiên, huyện An Phú, tỉnh An Giang” với 103 loài,



4
thuộc 25 họ và 10 bộ [10]; Thái Ngọc Trí, Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Văn Sang
(2011), “Dẫn liệu về thành phần loài cá và hiện trạng sử dụng nguồn lợi cá ở Khu
Bảo vệ Cảnh quan rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang” đã thu thập và xác định được
43 loài cá thuộc 17 họ, 8 bộ ở KBVCQ Rừng tràm Trà Sư. Đã thu thập, xác định và
bổ sung 20 lồi cá cho khu vực Trà Sư. Có 3 lồi cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
(2007); Thái Ngọc Trí, Hồng Đức Đạt, Nguyễn Văn Sang (2012), “Nghiên cứu sự
đa dạng sinh học khu hệ cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An
Giang” đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ, 10 bộ [11]; Cao Hoài
Đức, Tống Xuân Tám, Huỳnh Đặng Kim Thủy (2014), “Nghiên cứu thành phần loài
và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực sông Cái Lớn - tỉnh Kiên Giang” với 117 loài,
xếp trong 91 giống, 50 họ, 16 bộ, trong đó có 112 lồi cá bản địa, 5 loài nhập cư
đến, 5 loài cá trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 49 loài đang bị giảm sút mạnh cần
được bảo vệ [12]; Tống Xuân Tám, Lâm Hồng Ngọc, Phạm Thị Ngọc Cúc (2014),
“Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực hạ lưu sơng Hậu
thuộc tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng” 413 mẫu cá với 113 loài, xếp trong 87
giống, 47 họ, 16 bộ. Trong đó, đề tài bổ sung cho khu hệ cá Việt Nam 1 loài; phát
hiện 1 loài cá ghi trong Sách Đỏ Việt Nam [13]; Thái Ngọc Trí (2015), “Nghiên cứu
đa dạng sinh học khu hệ cá Đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của chúng do
tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế-xã hội” đã thống kê 216 loài
cá thuộc 60 họ, 19 bộ. Ghi nhận mới 6 loài cá thuộc 3 họ, 2 bộ cho khu hệ cá
ĐBSCL (4 loài thuộc bộ cá Chép và 1 loài thuộc bộ cá Vược). Có 19 lồi cá thuộc
11 họ, 8 bộ bị đe dọa ở các mức độ khác nhau. Trong đó 14 lồi nằm trong sách Đỏ
Việt Nam (2007), 10 loài nằm trong Danh Lục Đỏ IUCN (2014);… [14].
Trong những năm qua, một số sách tiêu biểu tổng hợp các kết quả nghiên cứu
về khu hệ cá ở ĐBSCL cũng đã được xuất bản như:
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) với tài liệu “Định loại cá
nước ngọt vùng ĐBSCL” với 173 loài, 99 giống, 39 họ, 13 bộ [15].

Năm 2008, Ủy ban sông Mêkông đã xuất bản cuốn sách: “Field guide to
Fishes of the Mekong Delta” với 363 loài cá phổ biến thuộc lưu vực sông Mêkông
thuộc hai nước Việt Nam và Campuchia [16].


5
Quỹ Bảo vệ Môi trường Tự nhiên Nhật Bản (NAGAO) đã hợp tác với các
quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam để nghiên cứu khu hệ cá sông
Mêkông từ tháng 10/2006 đến tháng 3/2011. Kết quả nghiên cứu đã xác định và lưu
trữ mẫu của 540 loài cá, trong đó có 67 lồi lần đầu tiên được ghi nhận và 21 lồi
chưa được mơ tả ở lưu vực hai dịng sơng vực sơng Mêkơng và sơng Chao Phraya.
Riêng ở ĐBSCL có 292 lồi thuộc 188 giống, 70 họ, trong đó có 151 lồi đặc hữu,
có 5 lồi chưa được mơ tả, 8 lồi chưa định loại được, 62 lồi mới ghi nhận lần đầu
ở lưu vực sơng Mêkơng và Việt Nam và 9 loài mới ghi nhận lần đầu ở Việt Nam
[17].
Trường Đại học Cần Thơ - Khoa Thủy sản và Quỹ Môi trường Thiên nhiên
NAGAO (NEF) của Nhật Bản, nhóm nghiên cứu gồm tác giả Trần Đắc Định,
Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai
Văn Hiếu và Utsugi Kenzo đã biên soạn và xuất bản cuốn sách “Mô tả định loại cá
Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam – Fishes of the Mekong Delta, Viet Nam”.
Mơ tả chi tiết các đặc điểm hình thái và phân loại của 77 họ với 322 loài cá, trong
đó có 312 lồi cá vùng nước ngọt và lợ và 10 loài cá biển dựa trên các mẫu thực đã
thu được ở vùng ĐBSCL từ năm 2006 đến nay. Đặc biệt, có 1 lồi cá mới được phát
hiện và định danh là cá Bụng đầu Phallosterthus cuulong Shibukawa, Tran & Tran,
2012 và đã được công bố trên tạp chí Zootaxa [17].
Nhận xét:
Các cơng trình nghiên cứu khu hệ cá ở ĐBSCL ngày càng được thực hiện ở
nhiều lưu vực khác nhau nên thành phần các loài cá ở ĐBSCL được phát hiện ngày
càng nhiều, góp phần vào cơng tác điều tra nguồn lợi cá nói chung của Việt Nam.
Các cơng trình nhìn chung đã thống kê được thành phần lồi và khơng bó hẹp trong

những phạm vi nhất định. Mặt khác, các cơng trình ngày càng đi sâu vào nghiên cứu
đặc điểm phân bố, hình thái, sinh lí, sinh học, sinh thái, tình hình nguồn lợi; từ đó
đề xuất các hướng khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi cá, khoa học
nhờ đó đã phục vụ cho thực tiễn đời sống.
Tuy nhiên, các tác giả chưa thống nhất trong việc sắp xếp thành phần loài theo
một hệ thống phân loại nhất định nên việc đối chiếu và so sánh còn gặp rất nhiều


6
khó khăn. Trong nghiên cứu cịn một số tồn tại như: trang thiết bị, kĩ thuật chưa thật
đáp ứng tối ưu cho nghiên cứu. Các nghiên cứu mới chưa được cập nhật, bổ sung;
chưa có nhiều cơng trình với quy mơ tồn diện và đi sâu vào sự biến động số lượng
và thành phần loài do tác động con người, biến đổi khí hậu như: xây hồ chứa nước,
làm đập thủy điện, làm ô nhiễm môi trường nước và sự tăng nhiệt độ, sự xâm lấn
của nước biển.
1.1.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nội địa ở sông Tiền - tỉnh Tiền Giang
Thái Ngọc Trí, Lê Văn Thọ, Nguyễn Lưu Phương, Thái Thị Minh Trang
(2014), “Đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản vùng ven biển và hạ lưu cửa sông
Tiền đồng bằng sông Cửu Long” thu được 86 lồi. Tác giả cho biết ở sơng Tiền vào
cuối mùa lũ, đầu mùa khô ngư dân thường đánh bắt được các lồi cá Hơ
(Catlocarpio siamensis). Năm 2015 ngư dân ở tỉnh Trà Vinh bắt được cá Hô trên
sông Tiền nặng hơn 120 kg).
Nhận xét: Cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù đã tìm kiếm bằng nhiều hình
thức khác nhau, nhưng chúng tơi vẫn chưa tìm thấy một cơng trình nghiên cứu nào
về thành phần loài và đặc điểm phân bố các lồi cá tồn bộ hệ thống ở sơng Tiền. Vì
vậy, có thể khẳng định rằng đề tài nghiên cứu của chúng tơi chưa có tác giả nào
thực hiện và hồn tồn khơng bị trùng lặp với bất kì cơng trình nghiên cứu nào
trước đây.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA SƠNG TIỀN
1.2.1. Vị trí địa lí

Sơng Tiền chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, là nhánh hạ lưu bên trái (tả
ngạn) của sông Mêkông, chảy từ đất Campuchia vào đồng bằng miền Nam Việt
Nam, qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến
Tre, rồi đổ ra biển Đông. Sông Tiền chảy từ Phnom Penh, qua Kandal và dọc theo
ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Prey Veng (tả ngạn – bờ Bắc) và Kandal (hữu ngạn - bờ
Nam) [18].
Tới giáp ranh giữa thành phố Vĩnh Long và Tiền Giang, sông được tách làm
ba nhánh lớn: nhánh Cổ Chiên (tức sông Cổ Chiên), Hàm Luông (tức sông Hàm
Luông) và Mỹ Tho (tức sông Mỹ Tho).


7
Cổ Chiên chảy dọc theo ranh giới giữa Vĩnh Long, Trà Vinh (bên hữu) và Bến
Tre (bên tả) đổ ra biển ở cửa Cổ Chiên nằm giữa Châu Thành, Trà Vinh (Trà Vinh)
và Thạnh Phú (Bến Tre). Sông Hàm Luông chảy trọn vẹn trong tỉnh Bến Tre, ra
biển bằng cửa Hàm Luông ở giữa Thạnh Phú và Ba Tri. Sông Mỹ Tho chảy qua
ranh giới Bến Tre (bên hữu) và Tiền Giang (bên tả), đổ ra biển bởi ba cửa: cửa Tiểu
(Gị Cơng), cửa Đại (giữa Bình Đại và Gị Cơng) và cửa Ba Lai (giữa Ba Tri
và Bình Đại) [19].

Hình 1.1. Bản đồ sơng Tiền [19]
1.2.2. Đặc điểm khí hậu
ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung với đặc điểm: nền
nhiệt cao và ổn định quanh năm, khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khơ từ tháng 12 đến tháng 4
trùng với mùa gió Đơng Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm là 28oC, chênh lệch
nhiệt độ giữa các tháng khơng lớn, khoảng 4oC. Độ ẩm khơng khí bình qn năm là
78,4% và thay đổi theo mùa. Mùa mưa ẩm độ khơng khí cao, đạt cực đại vào tháng
8 (82,5%), mùa khô ẩm độ thấp và đạt trị số thấp nhất vào tháng 4 (74,1%). Bão ít
xảy ra, thường chỉ ảnh hưởng bão từ xa, gây mưa nhiều và kéo dài vài ngày [20].



8
Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.183 mm, trung bình là 3,3 mm/ngày. Mùa
khơ có lượng bốc hơi nước cao, từ 3,0 mm/ngày đến 4,5 mm/ngày. Lượng bốc hơi
nước vào mùa mưa thấp hơn, từ 2,4 mm/ngày đến 2,9 mm/ngày [19], [20].
Các tháng mùa mưa chiếm đến 90% lượng mưa năm nhưng các tháng mùa
khô lại bị hạn gay gắt. Trong mùa mưa thường có một thời gian khơ hạn ngắn (gọi
là hạn bà chằn) vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Số giờ nắng cao bình
quân năm từ 2.586 giờ đến 2.650 giờ. Số giờ nắng mùa khô cao hơn nhiều so với
mùa mưa (từ 7,3 giờ/ngày đến 9,9 giờ/ngày vào mùa khô và từ 5,5 giờ/ngày đến 7,3
giờ/ngày vào mùa mưa) [21].
Nhiệt độ trung bình năm tăng đáng kể từ năm 1978 đến năm 2015, trong 38
năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng 1oC. Trong cả thời kì, nhiệt độ trung bình năm
có xu hướng tăng lên. Trung bình mỗi năm nhiệt độ trung bình năm tăng lên
0,015oC, tương đương với 0,15oC mỗi thập kỉ [21].
Nhận xét: Trong 10 năm qua, điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến khá phức
tạp so với quy luật, tình hình thiên tai lũ lụt, bão lốc xảy ra liên tiếp, tình trạng thiếu
nước ngọt và xâm nhập mặn khá nghiêm trọng vào mùa nắng tại vùng nhiễm mặn
Gị Cơng.
1.2.3. Đặc điểm thủy văn
Sơng Tiền chạy trên đồng bằng châu thổ, cao 1 - 5 m. Sông rộng 600 - 650 m
đến 1500 - 2000 m [22]. Là nơi tiếp nhận hầu hết khối lượng nước thải từ hoạt động
canh tác nông - lâm - ngư nghiệp trong vùng phèn Đồng Tháp Mười. Do vậy, vào
mùa lũ, hiện tượng lan truyền phèn làm cho các điểm đo vùng trung và hạ lưu sơng
Tiền có giá trị pH thấp hơn các điểm đo thuộc vùng thượng lưu, lũ xảy ra gần như
hàng năm trên sông Tiền. Từ năm 1911 đến nay, trên sơng Tiền có 32 trận lũ lớn và
trung bình, trong đó cứ 7 năm lại có một trận lũ lốn. Khi có lũ lớn, mực nước ở Tân
Chân cao hơn 4.5 m, lưu lượng đình lũ lớn nhất: 25.000 đến 30.000 m3/s. Cường
suất lũ trung bình 5 - 10 cm/ngày, lớn nhất 30 cm/ngày; biên độ lũ 3.5 - 4 m; tốc độ

truyền lũ 1.5 - 2 km/h, nhỏ hơn khi găp triều cường. Tốc độ dòng chảy lũ cực đại
vượt nhiều lần so với vận tốc cho phép khơng xói, dạt 2.7 m/s tại Tân Châu, 2.4 m/s
tại Sa Đéc, 2.45 m/s ở Mỹ Thuận, 2.0 m ở Vĩnh Long. Chiều sâu phổ biến hiện nay


9
ở độ nông hơn 25 m. Tỷ số chiều rộng/chiều sâu của sông Tiền phổ biến từ 60 130, đạt đến 150 - 250 trong khoảng 75 km gần cửa sông [23].
Vào giai đoạn mùa khô, ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh nhất vào những tháng
dòng chảy nhỏ với biên độ triều tại biển Đông 3 m - 3,5 m, sự thay đổi mực nước tại
Cần Thơ (cách biển khoảng 90 km) có thể đạt 1,5 m đến 2 m [21]. So với mùa lũ,
dòng chảy mùa kiệt thay đổi dáng kể, lưu lượng nhỏ hơn 5.000 m3/s, dòng chảy bị
ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều [24]. Tuy vậy vận tốc của dòng chảy vẫn lớn gấp 2 3 lần tốc độ dịng chảy khơng xói cho phép [23]. Vào tháng kiệt, sóng triều có thể
truyền lên phía thượng lưu cách bờ biển khoảng 380 - 410 km; biên độ triều đạt tới
1.5 m tại vị trí cách bờ biển 150 km, l m ở vị trí cách bờ biển 200 km. Tốc độ truyền
triều trung bình lúc triều lên là 25 km/s, lúc triều xuống có thể tăng gấp 2 lần [24],
Do ảnh hường của triều, xuất hiện sự ứ nước, tích tụ khi triều lên và tăng cường
dịng chạy, trục động lực liên quan với chúng không trùng nhau, hình thái lịng sơng
có thể bị biến đổi phức tạp hơn.
1.2.4. Đặc điểm lí hóa
1.2.4.1. Độ mặn
Độ mặn (độ muối hay hàm lượng hòa tan của muối trong nước) được kí hiệu
S‰ (S viết tắt từ chữ salinity – độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa
tan chứa trong 1 kg nước. Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, tỷ
lệ sống của cá, màu sắc của cá,…
Phân loại nước theo độ mặn. Căn cứ vào độ muối, năm 1934, Zernop đã
phân chia giới hạn các loại nước tự nhiên như sau [25]:
+ Nước ngọt: S‰ = 0,02 - 0,5 ‰
+ Nước lợ: S‰ = 0,5 - 16 ‰
+ Nước mặn: S‰ = 16 - 47 ‰
+ Nước quá mặn: S‰ = trên 47 ‰

- Karpevits A. F. đã phân chia giới hạn các loại nước tự nhiên nước ngọt, nước
lợ và nước mặn như sau (bảng 1.1):


10
Bảng 1.1. Giới hạn nước tự nhiên theo Karpevits, A.F.
NƯỚC NGỌT

NƯỚC LỢ

NƯỚC MẶN

S‰ = 0,01 - 0,5‰

S‰ = 0,5 - 30‰

S‰ > 30 ‰

Ngọt
nhạt

Ngọt lợ

Lợ nhạt

Lợ vừa

Lợ mặn

Nước biển


Nước quá
mặn

0,010,2‰

0,20,5‰

0,54,0‰

4,018,0‰

18,030,0‰

30,0-40,0‰

40,0300‰

Sông, hồ, hồ chứa

Hồ, biển nội địa, cửa sông

Đại dương, biển hở,
biển nội địa, vịnh vũng,
cửa sông một số hồ,
vịnh, vũng

Vấn đề xâm nhập mặn nổi cộm ở ĐBSCL, sự thay đổi ranh giới mặn tại nhiều
khu vực cho thấy xu thế xâm nhập mặn gia tăng, mặc dù không đồng đều theo các
đoạn bờ khác nhau. ĐBSCL chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ thủy triều tại biển

Đông và vịnh Thái Lan [21].
Vào giai đoạn mùa khô, hiện tượng xâm nhập mặn (thông qua giá trị độ mặn
và hàm lượng Cl-) lấn sâu vào nội địa trong những năm gần đây, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nguồn nước, thay đổi hệ động, thực vật thủy sinh mẫn cảm với độ
mặn. Các điểm quan trắc khu vực gần biển có hàm lượng Cl- khá cao [20].


11
Bảng 1.2. Kết quả quan trắc nước mặt sông Tiền - tỉnh Tiền Giang năm 2017
ClSTT

I

II

III

IV

1

Vàm Cái Bè - huyện Cái Bè

8

22

5

5


2

Cửa sông Ba Rài - huyện Cai Lậy

9

20

6

10

3

Bến phà Ngũ Hiệp - sông Năm Thôn huyện Cai Lậy

8

22

8

12

4

Bến Chương Dương - thành phố Mỹ
Tho


15

17

7

10

5

Cảng cá Mỹ Tho - Phường 8 - thành
phố Mỹ Tho

16

106

10

11

6

Cầu Tân Hòa - thị trấn Tân Hịa huyện
Gị Cơng Đơng

114

123


28

43

7

Cống Vàm Giồng - Sơng Tiền thuộc
huyện Gị Cơng Tây

82

54

8

15

8

Cầu Rạch Nhiếm (giáp ranh giữa 2 xã:
Phú Thạnh và Tân Phú - huyện Tân
Phú Đông

4100

1187

45

74


“Nguồn: Sở Tài ngun và Mơi trường, tỉnh Tiền Giang, 2018"

Clorua có mặt trong tất cả các nguồn nước tự nhiên với nồng độ thay đổi
trong dãy rất rộng. Nồng độ clorua thường tăng khi nồng độ khoáng chất tăng. Với
mẫu nước chứa hàm lượng clorua 250 mg/l đã có thể nhận ra vị mặn [21].
Theo kết quả phân tích, hàm lượng clorua dao động trong khoảng từ 5 ÷
106mg/l. Trong đó: 06/06 vị trí quan trắc khu vực sơng Tiền có hàm lượng clorua
rất thấp, đạt giá trị quy định trong cột A1, QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cl- ≤ 250
mg/l).
Nguyên nhân nguồn nước bị nhiễm mặn là do mực nước trong kênh rạch
thấp tạo điều kiện để nước mặn ở biển lấn sâu vào các cửa biển gây nên tình trạng
xâm nhập mặn. Hơn nữa, vào mùa khô, nước trên các cánh đồng, kênh thủy lợi
ngày càng cạn dần khiến lượng nước ngọt đổ ra kênh rạch khơng nhiều. Vì vậy, lưu
lượng nước mặn đã lấn sâu vào các nhánh sông trong đất liền [21].


12
Bảng 1.3. Độ mặn lớn nhất (g/l) đến ngày 14/3/2017 ở một số trạm Cửu Long

STT

Trạm

Sông

Khoảng
cách từ
biển (km)


Độ mặn lớn nhất đến
ngày 14/3
2016

2017

So sánh
2016 (+)
tăng, (-)
giảm

1

Vàm Kênh

Cửa Tiểu

4

23,6

23,5

-0,1

2

Vàm Giồng

Cửa Tiểu


27

10,4

3,6

-6,8

3

Xuân Hịa

Cửa Tiểu

43

4,7

0,6

-3,9

4

Bình Đại

Cửa Đại

8


27

25,6

-1,4

5

Lộc Thuận

Cửa Đại

20

16,8

14,2

-2,6

6

Giao Hịa

Cửa Đại

38

8,5


3,2

-2,5

“Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, 2017”

Ở Mỹ Tho, nước ngọt xuất hiện dồi dào, nước mặn chỉ ảnh hưởng một vài
ngày vào lúc triều cao.
Mùa khô năm 2016 - 2017 có khả năng thuộc năm thuỷ văn có diễn biến xâm
nhập mặn ở mức bình thường. Nguồn nước ngọt về đồng bằng khá dồi dào so với
cùng kì năm 2015 - 2016. Từ thời điểm dự báo đến cuối tháng 4 xâm nhập mặn với
ngưỡng 4 g/l vẫn có khả năng xảy ra ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất và nước
sinh hoạt trong phạm vi cách biển đến 20 - 25 km (tùy vị trí) [20].
1.2.4.2. Nhiệt độ
Mỗi lồi cá có khoảng nhiệt độ thích hợp riêng. Nhìn chung cá có thể chịu
đựng với việc hạ thấp nhiệt độ tốt hơn khi nhiệt độ tăng cao. Một số loài nhạy cảm
và dễ bị “stress” với nhiệt độ.
Nhiệt độ cao làm tăng trao đổi chất, do đó tăng tiêu hao oxy. Cá cũng tăng sự
mẫn cảm đối với vi khuẩn gây bệnh trong điều kiện nhiệt độ cao. Mặt khác, khi
nhiệt độ tăng tính độc của kim loại nặng cũng tăng. Cùng với sự tăng cường độ hô
hấp của cá và do đó gây ra tác động hợp lực ảnh hưởng xấu tới cá. Sự tăng, giảm
đột ngột nhiệt độ sẽ trực tiếp gây sốc cho cá, làm tỉ lệ sống và khả năng đề kháng
bệnh của cá thấp hơn rất nhiều so với cá sống trong khoảng nhiệt độ thích hợp [26].


13
Bảng 1.4. Kết quả quan trắc nước mặt sông Tiền - tỉnh Tiền Giang năm 2017
Nhiệt độ (oC)


STT

Quý

I

II

III

IV

Vị trí thu mẫu
1

Vàm Cái Bè - huyện Cái Bè

31

31,7

29,6

31,1

2

Cửa sông Ba Rài - huyện Cai Lậy

29,8


30,6

30,5

30,1

3

Bến phà Ngũ Hiệp - sông Năm Thôn
- huyện Cai Lậy

29,4

29,2

32,4

31,7

4

Khu vực chế biến thủy sản (KCN
Mỹ Tho)

31,2

32,8

29,5


30,2

5

Bến Chương Dương - thành phố Mỹ
Tho

30,6

29,4

30,1

30,5

6

Cảng cá Mỹ Tho - Phường 8 - thành
phố Mỹ Tho

31

29,8

30

31,4

7


Cầu Tân Hòa - thị trấn Tân Hịa,
huyện Gị Cơng Đơng

29,5

32,5

27,6

32,5

8

Cống Vàm Giồng - sơng Tiền thuộc
huyện Gị Cơng Tây

29,2

32,5

28,1

32,1

“Nguồn: Sở Tài ngun và Môi trường, tỉnh Tiền Giang, 2018”

Bảng 1.4 cho thấy nhiệt độ chênh lệch giữa các khu vực không lớn, dao động
trong khoảng 27,6 ÷ 32,8 (oC). Với nhiệt độ này không gây ảnh hưởng nhiều đến sự
phân bố cá.

Bảng 1.5. Kết quả quan trắc nước ngầm sông Tiền - tỉnh Tiền Giang năm 2017
STT

Nhiệt độ (oC)
I

II

III

IV

1

Khu vực phường 5 - thành phố Mỹ Tho

34,7

34,3

34,3

35,1

2

Khu vực phường 9 - thành phố Mỹ Tho

37,4


35,1

38,6

35,4

3

Khu vực xã Bình Đơng - thị xã Gị Công

34.8

33,5

33,4

33,7

4

Khu vực Ngũ Hiệp - thị xã Cai Lậy - huyện
Cai Lậy

31,5

35,1

34,5

34,3


“Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Tiền Giang, 2018”


14
Nhiệt độ chênh lệch giữa nước mặt và nước ngầm của một số điểm trên sông
Tiền cho thấy các chỉ số chênh lệch không quá nhiều, riêng ở thành phố Mỹ Tho
biên độ nhiệt dao động giữa nước mặt và nước ngầm khá lớn 29,4 ÷ 38,6 (oC)
(chênh lệch 9,2 (oC)) ảnh hưởng đến sự phân bố cá, hai loài cá được tìm thấy ở khu
vực này khá nhiều về số lượng loài so với các loài cá khác là: cá Lau kiếng và cá
Bống dừa xiêm.
1.2.4.3. pH
pH là đại lượng đặc trưng cho khả năng phân li của ion H+ trong môi trường.
pH thấp dưới 5 gây nguy hại đến thủy sinh vật, đặc biệt là cá. pH là nhân tố quyết
định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật. Khoảng pH thích hợp của một số
thủy sinh vật: pH nước ngọt tối ưu là 6,5 - 9. pH nước mặn tối ưu là 7,5 - 8,5. pH
nước lợ tối ưu là 7 - 8,4 [21].
pH thấp sẽ ảnh hưởng lên chức năng mang và hoạt động của cá khiến cá
giảm bơi lội. Khi pH thấp hơn 6 sẽ làm giảm q trình nitrat hóa, cá chậm phát dục.
Nếu pH quá thấp cá sẽ không đẻ hoặc đẻ rất ít.
pH cao sẽ gia tăng tiết dịch nhầy, tổn thương mắt.
pH vượt ngưỡng sẽ khơng thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển (pH >
8.5), làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Các loại vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm
nhập và gây bệnh; ăn kém, còi cọc, mệt mỏi, chậm chạp; mất cân bằng áp suất thẩm
thấu. Suy giảm khả năng trao đổi khí ở mang; làm tổn thương da, vây và mang; làm
biến dạng xương và gây tử vong; làm biến đổi độc tính của những chất khác trong
nước.
Vào giai đoạn mùa khô, giá trị pH khá cao tại các điểm đo thuộc vùng hạ lưu
sông Tiền. Trong những năm gần đây, trên sông Tiền có xu hướng tăng mức axit.
Tuy nhiên, các giá trị ghi nhận được đều nằm trong mức cho phép (xem bảng 1.6)

[21].


15
Bảng 1.6. Kết quả pH nước mặt sông Tiền - tỉnh Tiền Giang năm 2017
pH
Quý

STT

I

II

III

IV

Vị trí thu mẫu
1

Vàm Cái Bè - huyện Cái Bè

7,57

7,41

6.71

7,2


2

Cửa sông Ba Rài - huyện Cai Lậy

7,53

7,33

7,1

6,7

3

Bến phà Ngũ Hiệp – Sông Năm
Thôn - huyện Cai Lậy

7,46

7,29

7,12

6,99

4

Khu vực chế biến thủy sản (KCN
Mỹ Tho)


7,9

7,35

6,2

7,1

5

Bến Chương Dương - thành phố Mỹ
Tho

7,43

7,31

6,17

7,3

6

Cảng cá Mỹ Tho - Phường 8 - thành
phố Mỹ Tho

7,56

7,42


6,14

7,3

7

Cầu Tân Hòa - thị trấn Tân Hịa,
huyện Gị Cơng Đơng

7,45

6,88

7,21

7,4

8

Cống Vàm Giồng - sơng Tiền thuộc
huyện Gị Cơng Tây

7,31

7,23

7,1

7,3


“Nguồn: Sở Tài ngun và Mơi trường, tỉnh Tiền Giang, 2018”

pH ở 08/08 tuyến kênh khu vực sông Tiền trong 4 đợt quan trắc của năm 2017
có giá trị pH trung tính từ 6,14 ÷ 7,9, đạt giá trị quy định trong QCVN
08MT:2015/BTNMT, cột A1 (6 ÷ 8,5) [21].
1.2.4.4. Hàm lượng oxygen hòa tan
Nhu cầu oxy hòa tan (DO) của các loài cá khác nhau tùy theo giống lồi. Oxy
hịa tan trong nước > 3mg/l cá sống và phát triển tốt. Khi DO giảm thì hầu hết cá sẽ
tăng cường hoạt động hơ hấp. Oxy hịa tan trong nước < 0,3 mg/l gây chết cá. Oxy
hòa tan trong nước từ 1-3 mg/l cá sống nhưng phát triển chậm. DO thấp là một
trong những nguyên nhân gây stress cho cá. Khi DO cao vượt mức bão hịa: có khả
năng gây bệnh bóng khí cho tơm cá dẫn đến tử vong [26].


16
Bảng 1.7. Kết quả quan trắc nước mặt sông Tiền - tỉnh Tiền Giang năm 2017
DO (mg/l)
STT

Quý

I

II

III

IV


Vị trí thu mẫu
1

Vàm Cái Bè - huyện Cái bè

5,1

5,25

5,46

4,9

2

Cửa sông Ba Rài - huyện Cai Lậy

4,15

3,57

3,52

4,5

3

Bến phà Ngũ Hiệp - sông Năm Thôn
- huyện Cai Lậy


4,27

4

4,65

5,05

4

Bến Chương Dương - thành phố Mỹ
Tho

3,9

5,1

5,06

5,1

5

Cảng cá Mỹ Tho - phường 8 - thành
phố Mỹ Tho

3,95

4,55


5,12

4,8

6

Cầu Tân Hịa - thị trấn Tân Hịa
huyện Gị Cơng Đơng

3,12

3,75

2,82

3,71

7

Cống Vàm Giồng - sơng Tiền thuộc
huyện Gị Cơng Tây

3,41

3,1

3,35

3,9


“Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Tiền Giang, 2018"

Khu vực sông Tiền có hàm lượng DO dao động từ 3,1 đến 5,8 mg/l đạt giá trị
giới hạn theo QCVN 08-MT:2015/BTNM. Theo kết quả quan trắc, khu vực huyện
Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước có hàm lượng DO dao động trong khoảng 2,3 ÷ 5,15
mg/l (xem bảng 1.7) [21].
1.2.4.5. Độ dẫn điện
Độ dẫn điện của nước đặc trưng cho tổng hàm lượng các ion tan trong nước.
Các vị trí quan trắc của khu vực sơng Tiền có giá trị độ dẫn điện dao động trong
khoảng từ 115 ÷ 546 μS/cm. Trong đó, NM6 (Cống Vàm Giồng - Sơng Tiền thuộc
huyện Gị Cơng Tây, đợt 1 và đợt 2) có giá trị độ dẫn điện cao hơn nhiều so với các
vị trí còn lại. Trong biểu đồ 4 đợt lấy mẫu ta thấy đợt 3 và 4 có giá trị độ dẫn thấp
nhất, nguyên nhân là do vào thời gian này, nước bị pha loãng bởi lượng mưa lớn
nhất trong năm (xem bảng 1.8) [21].


×