Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thanh Văn

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU
HỌC TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG,
TỈNH VĨNH LONG

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 814114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ HƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Quản lí hoạt động kiểm định chất lượng
giáo dục ở các trường tiểu học tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long”
là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi được thực hiện trên cơ sở nghiên
cứu lý luận, nghiên cứu tình hình thực tế về quản lí hoạt động kiểm định chất
lượng giáo dục ở các trường tiểu học tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của

TS. Phạm Thị


Hương. Các tài liệu nghiên cứu và số liệu trong luận văn là trung thực, chính
xác, xuất phát từ thực tiễn công tác đang phụ trách và chưa được công bố trong
các cơng trình nghiên cứu khoa học khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Văn


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này, tác giả đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngồi trường.
Tác giả bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến TS. PHẠM THỊ HƯƠNG,
người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn. Tác giả
cũng xin cảm ơn đến Ban Giám hiệu; các thầy, cơ trong khoa Khoa học Giáo
dục, Phịng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tác giả trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn này.
Tác giả cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long, Lãnh đạo phịng Khảo
thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả học tập hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả đã nhận và xin cảm ơn ý
kiến tư vấn, sự giúp đỡ của thầy, cô và các anh, chị trong cơ quan trong thời
gian qua.
Tác giả chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vĩnh
Long, hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vĩnh Long đã
giúp và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu
và cung cấp thông tin.
Luận văn này có được cũng nhờ sự động viên, giúp đỡ quý báu của những
người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Cuối cùng, dù đã rất cố gắng, nhưng khơng sao tránh khỏi những sai sót,
khiếm khuyết khi nghiên cứu. Tác giả kính mong q thầy, cơ và Hội đồng

chấm luận văn góp ý kiến quý báu cho những thiếu sót trong luận văn này.
Kính mong được sự chỉ dẫn và hỗ trợ tiếp tục của quý thầy, cô và đồng
nghiệp.


MỤC LỤC
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, hình vẽ
MỞ ĐẦU

....................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ......... 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................. 9
1.1.1. Tổng quan về những nghiên cứu ngoài nước ................................... 9
1.1.2. Tổng quan hệ thống KĐCLGD ở Việt Nam .................................. 11
1.2. Một số khái niệm .................................................................................. 15
1.2.1. Chất lượng giáo dục ....................................................................... 15
1.2.2. Kiểm định chất lượng giáo dục ...................................................... 16
1.2.3. Quản lí, quản lí giáo dục, quản lí hoạt động KĐCLGD ................ 17
1.3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học ................................... 21
1.3.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................. 21
1.3.2. Mục đích và nguyên tắc KĐCLGD ................................................ 24
1.3.3. Quy trình ĐGN và cơng nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo
dục ............................................................................................................ 24
1.3.4. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường TH ............................... 32

1.4. Nội dung quản lí KĐCLGD trường tiểu học ........................................ 33
1.4.1. Phân cấp quản lí KĐCLGD trường tiểu học .................................. 33
1.4.2. Quản lí hoạt động ĐGN trong KĐCLGD trường tiểu học............. 37
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến KĐCLGD trường tiểu học ......................... 38
1.5.1. Yếu tố khách quan .......................................................................... 38
1.5.2. Yếu tố chủ quan .............................................................................. 38
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI
THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG ............... 41


2.1. Khái quát hệ thống trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh
Long .................................................................................................... 41
2.2. Thực trạng KĐCLGD ở các trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long ........................................................................................... 43
2.2.1.Tổ chức khảo sát.............................................................................. 43
2.2.2. Qui ước cách thức xử lý số liệu...................................................... 50
2.3. Thực trạng hoạt động KĐCLGD ở các trường TH tại thành phố Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long.......................................................................... 50
2.3.1. Thực hiện nhiệm vụ ĐGN .............................................................. 50
2.3.2. Năng lực chun mơn, nghiệp vụ của các thành viên đồn ĐGN . 56
2.3.3. Về quy trình ĐGN .......................................................................... 58
2.3.4. Về việc chuẩn bị của nhà trường trong KSCT ............................... 63
2.4. Thực trạng về việc duy trì và cải tiến chất lượng sau ĐGN ................. 66
2.5. Kết quả KĐCLGD trường tiểu học....................................................... 66
2.6. Thực trạng quản lí hoạt động KĐCLGD ở các truờng TH tại thành phố
Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ................................................................ 67
2.6.1. Lập kế hoạch thực hiện KĐCLGD trường TH .............................. 67
2.6.2. Tổ chức thực hiện KĐCLGD trường TH ....................................... 70
2.6.3. Chỉ đạo thực hiện KĐCLGD trường TH ....................................... 72

2.6.4. Kiểm tra, giám sát thực hiện KĐCLGD trường TH ...................... 74
2.7. Các điều kiện hỗ trợ chuyên môn về KĐCLGD trường TH ................ 75
2.7.1. Thực trạng tập huấn TĐG .............................................................. 75
2.7.2. Thực trạng tập huấn ĐGN .............................................................. 76
2.8. Đánh giá chung về quản lí hoạt động KĐCLGD trường TH ............... 79
2.8.1. Những ưu điểm ............................................................................... 79
2.8.2. Những khó khăn, hạn chế ............................................................... 79
2.8.3. Nguyên nhân ................................................................................... 80
2.8.4. Kiến nghị, đề xuất ........................................................................... 81
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI
THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG ............... 83
3.1. Định hướng đề xuất biện pháp .............................................................. 83


3.2. Định hướng phát triển đổi mới KĐCLGD trường tiểu học tại tỉnh Vĩnh
Long .................................................................................................... 84
3.3. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................ 85
3.3.1. Đảm bảo tính cần thiết ................................................................... 85
3.3.2. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp ........................................ 86
3.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, trung thực .......................... 86
3.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục và tính phát triển..................... 86
3.3.5. Đảm bảo tính phù hợp .................................................................... 86
3.3.6. Đảm bảo tính kế thừa ..................................................................... 86
3.4. Biện pháp quản lí hoạt động KĐCLGD ở các trường TH tại thành phố
Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ................................................................ 86
3.4.1. Biện pháp thứ nhất ......................................................................... 87
3.4.2. Biện pháp thứ hai ........................................................................... 91
3.4.3. Biện pháp thứ ba............................................................................. 92
3.4.4. Biện pháp thứ tư ............................................................................. 92

3.4.5. Biện pháp thứ năm ......................................................................... 94
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp ................... 96
3.5.1. Đối tượng khảo nghiệm .................................................................. 96
3.5.2. Mục đích khảo nghiệm ................................................................... 96
3.5.3. Nội dung khảo nghiệm ................................................................... 96
3.5.4. Phương pháp khảo nghiệm ............................................................. 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

AUN

ASEAN University Network (Mạng lưới
các trường đại học trong khu vực ASEAN)

AUN-QA

ASEAN University Network - Quality
Assurance (Mạng lưới đảm bảo chất lượng
của các trường đại học trong khu vực
ASEAN)

AVU


Association of Viet Nam Universities
(Hiệp hội các trường Đại học Việt Nam)

BCSB

Báo cáo sơ bộ



Cao đẳng

CBQL

Cán bộ quản lí

CEA-AVU&C

Centre for Education accreditation –
Association of Viet Nam Universities and
Colleges (Trung tâm KĐCLGD - Hiệp hội
các trường đại học, cao đẳng Việt Nam)

CEA-UD

Trung tâm KĐCLGD - Đại học Đà Nẵng

CHEA

Council for Higher Education
Accreditation (Hiệp hội kiểm định chất

lượng giáo dục đại học Mỹ)

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐGN

Đánh giá ngồi

ĐH

Đại học

ĐTB

Điểm trung bình

GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

KĐCLGD

Kiểm định chất lượng giáo dục


KT&KĐCLGD

Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo

dục

KSCT

Khảo sát chính thức

MC

Minh chứng



Quyết định

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TĐG

Tự đánh giá

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thong

TS

Tiến sĩ

USDE

United States Department of Education
(Bộ Giáo dục Mỹ)

VNU - CEA

Trung tâm KĐCLGD - Đại học Quốc gia
Hà Nội

CEA-VNU-HCM

Trung tâm KĐCLGD - Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh

XHH

Xã hội hóa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


Bảng 2.1.

Trường tiểu học tham gia khảo sát ………………...

43

Bảng 2.2.

Vị trí cơng tác của đồn ĐGN tham gia khảo sát ...

46

Bảng 2.3.

Thâm niên cơng tác của đồn ĐGN tham gia khảo sát

46

Bảng 2.4.

Số lượng phiếu khảo sát …………………………….

48

Bảng 2.5.

Kết quả khảo sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của
truởng đoàn ĐGN …………………………………..


51

Kết quả khảo sát năng lực thực hiện nhiệm vụ của thư
ký đoàn ĐGN …………………………………

53

Kết quả khảo sát năng lực thực hiện nhiệm vụ của các
thành viên đồn ĐGN …………………………

54

Kết quả khảo sát thầy, cơ hội đồng TĐG trong nhà
trường đánh giá năng lực đoàn ĐGN trong chuyến
KSCT ………………………………………………..

56

Kết quả khảo sát về quy trình đánh giá của đoàn ĐGN
(Đoàn ĐGN tự nhận xét) …………………..

58

Kết quả khảo sát về quy trình ĐGN của đồn ĐGN
(Hội đồng TĐG trong nhà trường nhận xét) ……….

60

Kết quả khảo sát ý kiến của đoàn ĐGN về việc chuẩn
bị của nhà trường cho chuyến KSCT của đoàn ……


63

Kết quả khảo sát ý kiến về nội dung các hoạt động
trong chuyến KSCT của đoàn ĐGN ……………….

65

Kết quả KĐCLGD trường tiểu học tại thành phố Vĩnh
Long ………………………………………….

67

Chỉ tiêu các trường thuộc huyện, thị, thành phố cấp tiểu
học thực hiện ĐGN ………………………………….

68

Khảo sát việc lập kế hoạch thực hiện KĐCLGD
trường tiểu học ………………………………………

69

Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.

Bảng 2.9.
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.

Bảng 2.12.
Bảng 2.13.
Bảng 2.14.
Bảng 2.15.


Bảng 2.16.

Kết quả ĐGN đạt được sau một năm thực hiện ………...

71

Bảng 2.17.

Kết quả khảo sát việc tổ chức thực hiện KĐCLGD
trường tiểu học ……………………………………

71

Kết quả khảo sát việc chỉ đạo thực hiện KĐCLGD
trường tiểu học ………………………………………

72

Kết quả khảo sát việc kiểm tra, giám sát thực hiện
KĐCLGD trường tiểu học ………………………….

73

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các

biện pháp ……………………………………………

97

Bảng 2.18.
Bảng 2.19.
Bảng 3.1.


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Sơ đồ 1.1.

Sơ đồ quản lí KĐCLGD ………………...................

21

Sơ đồ 1.2.

Cấu trúc tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá chất
lượng giáo dục trường tiêu chuẩn …………………..

32

Sơ đồ 1.3.

Sơ đồ phân cấp quản lí KĐCLGD trường tiểu học

34


Biểu đồ 2.1.

Khối lớp các thầy, cô đang dạy …………………...

44

Biểu đồ 2.2.

Thể hiện trình độ học vị của giáo viên ………………

45


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, xu thế tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng nền kinh tế tri thức đòi hỏi nguồn nhân lực
chất lượng cao đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện
nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục phổ thơng nói riêng trong
đó có giáo dục tiểu học (TH), cần phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, một trong những yêu cầu đổi mới là phải thực hiện kiểm định chất
lượng giáo dục (KĐCLGD) với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục trong nhà trường.
KĐCLGD là hoạt động đánh giá là công cụ hữu hiệu và là đòn bẩy để
nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, KĐCLGD ở Việt Nam nói chung và
KĐCLGD ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng cịn khá mới nhưng hoạt động này đã
dần phát huy hiệu quả, được xem là một trong những công cụ rất quan trọng
trong đảm bảo chất lượng, giúp cho các trường thấy rõ hơn những điểm mạnh

để duy trì phát huy và điểm yếu để từ đó phấn đấu, nâng cao chất lượng dạy và
học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được mục tiêu giáo dục
hiện nay. “Đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng
lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
(Luật Giáo dục, 2005).
Tuy hoạt động này không trực tiếp tạo ra chất lượng giáo dục, nhưng q
trình phấn đấu để được cơng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đòi hỏi
các cơ sở giáo dục phải khơng ngừng hồn thiện và nâng cao chất lượng các
chuẩn mực đầu vào, quy trình đào tạo và các chuẩn mực đầu ra.
Trong những năm qua, cơng tác KĐCLGD tồn tỉnh Vĩnh Long nói
chung, cấp tiểu học nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định.


2

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lí nguồn nhân lực để thực
hiện cơng tác KĐCLGD cịn gặp rất nhiều khó khăn nhất là cán bộ đã được tập
huấn đánh giá ngoài (ĐGN) và được cấp giấy chứng nhận KĐCLGD rất ít so
với số lượng trường dẫn đến không đủ nhân lực để thực hiện ĐGN, nhận sự
tập huấn là người của Bộ GDĐT nhưng không đủ để tập huấn cho cả nước,
kinh phí tập huấn rất cao. Một phần khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng báo
cáo tự đánh giá (TĐG) trong nhà trường do có một số CBQL trong nhà trường
mới được bổ nhiệm và giáo viên trẻ chưa qua tập huấn về KĐCLGD. Mặt khác,
lãnh đạo nhà trường thiếu sự quyết tâm trong thực hiện KĐCLGD; Nhận thức
của đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên về công tác KĐCLGD chưa cao;
Thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai, viết báo cáo TĐG để tiến hành đăng
ký ĐGN; Khó khăn trong việc thu thập, sử dụng, quản lí minh chứng trong báo
cáo TĐG.

Ngồi những kết quả đạt được cũng như những khó khăn nhất thời, bản
thân người nghiên cứu luận văn đang công tác trong lĩnh vực khảo thí và
KĐCLGD. Hiện tại, tỉnh Vĩnh Long chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa
học nào đề cập đến việc quản lí hoạt động KĐCLGD. Chính vì các lý do trên
mà tác giả chọn đề tài “Quản lí hoạt động Kiểm định chất lượng giáo dục ở
các trường tiểu học tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” từ việc khảo
sát thực trạng KĐCLGD và thực trạng quản lí hoạt động KĐCLGD.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng KĐCLGD và
thực trạng quản lí hoạt động KĐCLGD ở các trường TH tại thành phố Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lí nhằm nâng cao
hoạt động KĐCLGD trường TH.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lí chất lượng giáo dục ở các trường
TH.


3

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động KĐCLGD ở các trường
TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lí hoạt động KĐCLGD ở các trường TH tại thành phố Vĩnh Long,
tỉnh Vĩnh Long còn một số hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch; tổ chức thực
hiện; chỉ đạo thực hiện; kiểm tra, giám sát hoạt động KĐCLGD chưa thường
xuyên, chưa đồng bộ. CBQL ở các trường TH mới được bổ nhiệm và giáo viên
trẻ chưa qua tập huấn về KĐCLGD.
Nếu xây dựng các biện pháp quản lí hoạt động KĐCLGD khả thi, phù
hợp với cơ sở khoa học và thực tiễn về quản lí CLGD sẽ cải tiến được
chất lượng hoạt động KĐCLGD trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh

Long.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động KĐCLGD và quản lí hoạt động
KĐCLGD.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng KĐCLGD và quản lí hoạt động
KĐCLGD trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động KĐCLGD trường TH tại thành
phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
5.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí
hoạt động KĐCLGD trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long đã
đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quản lí hoạt động KĐCLGD của Phịng chun mơn, nghiệp
vụ thuộc Sở GDĐT đối với các trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh
Long.


4

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống
Luận văn tiếp cận theo quan điểm hệ thống để nghiên cứu về KĐCLGD
và quản lí hoạt động KĐCLGD các trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long. Hoạt động KĐCLGD là một thành tố trong hệ thống quản lí giáo
dục nói chung và hệ thống giáo dục phổ thơng nói riêng. Hoạt động KĐCLGD
có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động giáo dục khác và cùng góp phần để
quản lí chất lượng trường TH.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Để đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động KĐCLGD ở các trường

TH, vấn đề được nghiên cứu trong tiến trình phát triển của nó, từ lúc triển khai
đến thời điểm hiện tại tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long dưới sự chỉ đạo
và hướng dẫn của Phòng GDĐT thành phố Vĩnh Long, Sở GDĐT Vĩnh Long.
Trên cơ sở đó tác giả đề xuất các biện pháp khả thi góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Tiến hành khảo sát, phỏng vấn tại các trường TH đã thực hiện TĐG và
được ĐGN để nắm bắt được những thuận lợi cũng như khó khăn, hạn chế trong
quản lí hoạt động KĐCLGD và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế,
từ đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động
KĐCLGD tại các trường tiểu học.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Mục đích nghiên cứu
Có được cơ sở lý luận về KĐCLGD trường tiểu học là điều kiện để khảo
sát thực trạng ĐGN trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
+ Nội dung nghiên cứu:


5

Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu về quản lí chất lượng, đánh giá chất
lượng, KĐCLGD nói chung cũng như chất lượng giáo dục trường TH nói riêng;
Nghiên cứu, phân tích lý luận về quản lí hoạt động KĐCLGD trường TH;
Nghiên cứu bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường TH đã được
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo “Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT,
ngày 23/11/2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy
trình, chu kỳ KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường
xuyên” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012b).
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng các phiếu khảo sát

+ Mục đích khảo sát
Có được các số liệu, các nhận định, đánh giá mang tính khách quan, chính
xác, đáng tin cậy về thực trạng KĐCLGD và thực trạng quản lí hoạt động
KĐCLGD trường TH tại thành phố Vĩnh Long.
+ Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng hoạt động ĐGN ở các trường TH tại thành phố Vĩnh
Long và việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng trong báo cáo ĐGN của các
trường TH tại thành phố Vĩnh Long đã được công nhận đạt chuẩn KĐCLGD.
Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động ĐGN trường TH tại thành phố Vĩnh
Long thông qua việc lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo và kiểm tra, giám
sát các hoạt động ĐGN trường TH của cấp Sở GDĐT Vĩnh Long,
+ Đối tượng và công cụ khảo sát
- Đối tượng khảo sát:
CBQL cấp Sở (Phòng KT&KĐCLGD; Phòng Giáo dục tiểu học), Phòng
GDĐT thành phố Vĩnh Long (CBQL, nhân viên phụ trách kiểm định);
Thầy, cơ trường TH (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các thành viên
trong hội đồng TĐG);
Thầy, cô là thành viên đoàn ĐGN.


6

- Công cụ khảo sát:
Phiếu khảo sát thực trạng KĐCLGD và thực trạng quản lí hoạt động
KĐCLGD trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
+ Mục đích phỏng vấn
Nhằm thu thập thêm thơng tin về hoạt động KĐCLGD cũng như thực trạng
tổ chức quản lí hoạt động KĐCLGD ở các trường TH tại thành phố Vĩnh Long,
tỉnh Vĩnh Long.

+ Nội dung phỏng vấn
Phỏng vấn về những thực trạng KĐCLGD tại các trường TH và khó khăn,
thuận lợi trong q trình thực hiện KĐCLGD tại các trường này;
Phỏng vấn về chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện, giám sát hoạt động
KĐCLGD trường TH.
+ Đối tượng, cơng cụ và quy trình phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn:
Hiệu trưởng các trường TH; Thành phần hội đồng TĐG nhà trường; Thành
phần đoàn ĐGN trường TH theo quyết định (QĐ).
CBQL cấp Sở (Phòng KT&KĐCLGD, Phòng Giáo dục TH) và cấp Phòng
(Trưởng Phòng, chuyên viên phụ trách kiểm định).
- Công cụ phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn.
- Quy trình phỏng vấn
Chuẩn bị các câu hỏi;
Chuẩn bị địa điểm, thời gian;
Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ: Máy ghi âm (nếu cần), viết, giấy;
Nói rõ mục đích phỏng vấn, khẳng định các thơng tin sẽ được giữ bí mật
và chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu;


7

Tập trung phỏng vấn vào những câu hỏi chính để khai thác thơng tin. Ghi
tóm tắt các thơng tin. Điều này thể hiện sự quan tâm tới những câu trả lời; Khai
thác sâu các thơng tin có liên quan làm rõ vấn đề;
Phỏng vấn đạt hiệu quả nhất là dùng bút và giấy để ghi chép;
Nói rõ lý do kết thúc cuộc phỏng vấn;
Cảm ơn và biểu lộ sự hài lịng.
7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm
+ Mục đích khảo sát

Khảo nghiệm nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lí hoạt động KĐCLGD truờng TH. Thông qua khảo nghiệm để làm
sáng tỏ giả thuyết khoa học của luận văn. Nếu xây dựng và thực hiện được biện
pháp quản lí hoạt động KĐCLGD khả thi, phù hợp với cơ sở khoa học và thực
tiễn về quản lí chất lượng giáo dục sẽ cải tiến được chất lượng hoạt động
KĐCLGD trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
+ Nội dung khảo sát
Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí
hoạt động KĐCLGD các trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
đã đề xuất. Sử dụng bảng hỏi nhằm thu thập thơng tin đánh giá về tính cần thiết
và khả thi của các biện pháp.
+ Đối tượng khảo sát
CBQL cấp Sở, cấp Phòng GDĐT, cấp trường TH, Đoàn ĐGN theo QĐ và
các thành viên trong hội đồng TĐG các trường TH tại thành phố Vĩnh Long,
tỉnh Vĩnh Long.
7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích kết quả, xử lý số liệu;
Sau khi thu thập các bảng hỏi đã khảo sát ý kiến, nghiên cứu phân loại từng
phiếu khảo sát, đánh số thứ tự từng phiếu và tiến hành nhập vào phần mềm thống


8

kê SPSS để tính tốn, phân tích. Sử dụng các cơng cụ thống kê để phân tích các
câu hỏi định lượng trong bảng hỏi;


9

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về những nghiên cứu ngoài nước
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, khi nền kinh tế thế giới bắt đầu mang
tính cạnh tranh dữ dội và phụ thuộc lẫn nhau thì tri thức đã trở thành động lực
thúc đẩy chính cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động của các cơ sở
giáo dục được đưa ra bàn luận và đánh giá, điều này dẫn đến khái niệm về chất
lượng giáo dục trở thành mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực quản lí giáo
dục (Nguyễn Lộc, 2010).
Hiện nay, hoạt động KĐCLGD đã trở nên khá phổ biến ở nhiều nước.
Trên thế giới có hơn 150 nước có hệ thống quốc gia đảm bảo và KĐCLGD.
Trong đó, những nước có hệ thống đảm bảo và KĐCLGD lâu đời như Mỹ, Anh
và cũng có những nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (ví dụ: Thái
Lan, Malaysia, Campuchia) cũng đã có các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo
dục quốc gia mới thành lập. Các tổ chức này rất khác nhau. Tuy nhiên, có xu
thế chung là các quốc gia ngày một quan tâm nhiều hơn đến hệ thống đảm bảo
chất lượng giáo dục và đứng ra thành lập các tổ chức ĐBCL (Phạm Xuân
Thanh, 2014).
Mỹ được đánh giá là nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới với những
ngôi trường danh tiếng như Harvard, Princeton, Yale, Pennsylvania, MIT. Một
trong những yếu tố chính làm nên thành cơng này là hệ thống kiểm định chất
lượng hoàn chỉnh, thường xuyên đổi mới, đánh giá khách quan và minh bạch
thông tin. KĐCLGD đại học ở Mỹ ra đời từ cuối thế kỷ IXX với sự thành lập
của Hiệp hội các trường đại học và trung học vào năm 1885.
Sang thế kỷ 20, thông qua các đạo luật giáo dục, Mỹ từng bước thể hiện
vai trị trong cơng tác kiểm định song cơng việc này vẫn do các trung tâm kiểm
định độc lập thực hiện. Để đảm bảo tính chính xác, những trung tâm kiểm định


10


phải được Bộ Giáo dục Mỹ USDE (United States Department of Education)
hoặc Hội đồng Kiểm định Giáo dục Đại học CHEA (Council for Higher
Education Accreditation) công nhận. Tuy nhiên, một số trung tâm kiểm định
vẫn hoạt động dù không được hai cơ quan trên cơng nhận. Họ có thể là các tổ
chức có tên tuổi nhưng khơng có điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn của USDE hay
CHEA. Hiện tại, Mỹ có gần 90 trung tâm được một trong hai hoặc cả hai cơ
quan USDE và CHEA công nhận. Những trung tâm này chia thành 4 loại là
kiểm định vùng, kiểm định quốc gia, kiểm định theo ngành chuyên ngành và
kiểm định theo tôn giáo.
Hầu hết kiểm định viên là người trong giới đại học, đảm bảo nguyên tắc
đồng nghiệp đánh giá. Nhờ đó, các quy trình, quy định về kiểm định chất lượng
đánh giá đúng thực tế đào tạo tại các trường trên cả nước.
Những trung tâm này đã kiểm định cho hơn 7.600 cơ sở đào tạo (có cấp
bằng và khơng cấp bằng) cùng hơn 23.700 chương trình đào tạo.
Quy trình kiểm định bao gồm 5 bước. Đầu tiên, trường nghiên cứu tiêu
chuẩn của trung tâm kiểm định, tiếp theo chọn cơ quan phù hợp, thường là
những trung tâm nằm trong danh sách được USDE và CHEA công nhận. Sau
đó, trường TĐG nội bộ. Tiếp đến, trung tâm tổ chức kiểm định tại hiện trường
trước khi thẩm định, xem xét kết quả. Khâu cuối cùng trong KĐCLGD đại học
là tái kiểm định và gia hạn kiểm định. Các trung tâm ở Mỹ khơng có tiêu chí
kiểm định chung nhưng đều tập trung việc đánh giá chất lượng đầu vào, q
trình đào tạo và đầu ra.
Những tiêu chuẩn chính bao gồm sứ mạng, tổ chức và quản lí, chương
trình đào tạo, giảng viên, sinh viên, thư viện và các nguồn thông tin, cơ sở vật
chất và công nghệ thông tin, tài chính, cơng khai, tính trung thực, trách nhiệm
và đạo đức (Nguyễn Sương, 2017).
Ngồi ra, nhóm các tác giả Fairman, Peirce và Harris (2009) với bài viết
“Kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT tại Maine: Nhận thức về chi phí



11

và lợi phí” (High school accreditation in Maine: Perception of cost and benefits)
thuộc trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá giáo dục và Phát triển con người thuộc
Đại học Maine - Mỹ. Với cơng trình này, nhóm tác giả đã trình bày rất rõ quy
trình kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT tại Mỹ, gồm tự đánh giá,
đánh giá ngồi theo bộ tiêu chuẩn và cơng nhận kiểm định chất lượng thơng
qua các nghiên cứu điển hình, thực tế từ 40 trường THPT được kiểm định bởi
NEASC (The New England Association of School and Colleges). Cơng trình
đã rút ra những kinh nghiệm thực tiễn rất giá trị trong quá trình KĐCLGD
trường THPT và đề ra các giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt
động KĐCLGD trường THPT (Đặng Thị Thùy Linh, 2014).
Sổ tay thực hiện các hướng dẫn ĐBCL của mạng lưới các trường đại học
khu vực ASEAN(ASEAN University Network- Quality Assurance Guidelines
-2009) đã trình bày rất rõ về mơ hình ĐBCL bên trong của các trường đại học
thuộc khối ASEAN cũng như quy trình, thủ tục các cơng đoạn cần thiết trong
q trình TĐG (AUN-QA, 2010).
1.1.2. Tổng quan hệ thống KĐCLGD ở Việt Nam
Việc hình thành và phát triển hệ thống đảm bảo và KĐCLGD là một vấn
đề còn khá mới ở Việt Nam. Ở cấp quốc gia, có thể nói cơng tác này thực sự
được quan tâm từ đầu năm 2002 bằng việc hình thành một đơn vị chuyên trách
về vấn đề này trong Vụ Đại học, sau đó là Cục Khảo thí và KĐCLGD của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, hệ thống ĐBCL và KĐCLGD liên tục được củng cố và
phát triển theo xu thế chung của quốc tế. Tương tự như nhiều nước khác, việc
xây dựng một hệ thống đảm bảo và KĐCLGD ở cấp quốc gia có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong việc duy trì các chuẩn mực và khơng ngừng nâng cao chất
lượng giáo dục ở Việt Nam. Đối với các cơ sở giáo dục, đảm bảo sẽ tổ chức
đào tạo có chất lượng và có hiệu quả tương xứng với các điều kiện hiện có của
nhà trường, đảm bảo học sinh, sinh viên đại học, trung cấp chuyên nghiệp khi

tốt nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.


12

Đối với Nhà nước, trước hết hệ thống này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn
thực trạng giáo dục trong cả nước; đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người học;
đảm bảo rằng hệ thống giáo dục sẽ cung cấp được một lực lượng lao động có
năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Hệ thống đảm
bảo và KĐCLGD cũng sẽ cung cấp các cơ sở để Nhà nước đưa ra các chính
sách đầu tư hiệu quả cho hệ thống giáo dục. Người học có thể biết được khi tốt
nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm,
với kết quả đạt được có thể tiếp tục được học cao hơn. Các nhà tuyển dụng yên
tâm khi quyết định tuyển chọn nhân lực lao động. Việc phát triển hệ thống đảm
bảo và KĐCLGD bao gồm cả việc phát triển hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về KĐCLGD, xây dựng mơ hình phát triển và triển khai thực hiện, tranh
thủ sự hỗ trợ của quốc tế vì đây là một cơng việc cịn non trẻ nên cần có những
bước đi căn bản từ ban đầu (Phạm Xuân Thanh, 2014).
Hiện tại, ở Việt nam đến thời điểm tháng 06/2018 có 5 trung tâm
KĐCLGD trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đánh giá và công nhận
trường Đại học đạt chuẩn KĐCLGD gồm các trung tâm sau đây:
(1) Trung tâm KĐCLGD - Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt
Nam;
(2) Trung tâm KĐCLGD - Đại học Quốc gia Hà Nội;
(3) Trung tâm KĐCLGD - Đại học Đà Nẵng;
(4) Trung tâm KĐCLGD - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
(5) Trung tâm KĐCLGD - Đại học Vinh.
Như vậy, hệ thống đảm bảo và KĐCLGD đại học Việt Nam đã được thiết
lập đầy đủ theo như mơ hình do Mạng lưới Chất lượng Châu Á-Thái Bình
Dương (APQN) đề xuất, bao gồm 3 cấu phần: hệ thống đảm bảo chất lượng

bên trong nhà trường, hệ thống đảm bảo chất lượng bên ngoài nhà trường, và
hệ thống các tổ chức kiểm định chất lượng (Nguyễn Hữu Cương, 2017a).


13

Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến giữa tháng 4/2018, có
250 cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng, trung cấp sư phạm đã hồn
thành báo cáo TĐG, được kiểm định. Trong đó có 217 trường đại học, học viện;
113 trường được tổ chức kiểm định chất lượng ĐGN, trong số này có 80 trường
đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cụ thể, Trung tâm KĐCLGD
- Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU - CEA) ĐGN 48 trường, công nhận 42 trường;
Trung tâm KĐCLGD - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (VNUHCM-CEA) ĐGN 28 trường, cơng nhận 21 trường; Trung tâm KĐCLGD Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (CEA-AVU&C) ĐGN 28
trường, công nhận 15 trường; Trung tâm KĐCLGD - Đại học Đà Nẵng (CEAUD) ĐGN 9 trường, cơng nhận 2 trường. Ngồi ra, 33 trường cao đẳng, trung
cấp sư phạm cũng đã hoàn thành báo cáo TĐG. 106 chương trình, bao gồm 7
chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước, 99 chương trình đánh giá
theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế được đánh giá công nhận (Phan Thảo, 2018).
Như vậy, đến giữa tháng 4/2018 đã có 80 cơ sở giáo dục đại học và 01
trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
bởi tổ chức kiểm định trong nước. 05 cơ sở giáo dục đại học được công nhận
chất lượng giáo dục bởi tổ chức đánh giá, kiểm định quốc tế gồm Trường Đại
học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Trường Đại học
Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại
học Xây dựng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)
(Phan Thảo, 2018).
Năm 2006, Nguyễn An Ninh đã tóm tắt tổng quan phương pháp luận về
đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông, xây dựng hệ thống
tiêu chí chất lượng giáo dục trường THPT với Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ mã số B2004-80-06 “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo
dục trường THPT và triển khai đánh giá thí điểm tại một số tỉnh, thành phố”

(đơn vị chủ trì là Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục). Cơng trình này là một


14

trong những cơng trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về tiêu chí đánh giá
chất lượng trường THPT. Bộ tiêu chí đã xây dựng trên cơ sở lý luận của mơ
hình CIPO (Context- Input-Process-Output) do UNESCO đề xuất. Bộ tiêu chí
gồm có 42 tiêu chí, mỗi tiêu chí có 03 chỉ số. Bộ tiêu chí đã thể thể hiện bao
quát được các hoạt động trường THPT. Nghiên cứu này được đánh giá thí điểm
chất lượng giáo dục tại một số trường THPT tại 03 tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên,
trong cơng trình này khơng đề cập đến kỹ thuật tự đánh giá nhà trường theo tiêu
chí (Nguyễn An Ninh, 2006).
Năm 2009, “Báo cáo giáo dục online” của Trần Thanh Bình có thể khẳng
định KĐCLGD phổ thơng là một cơng cụ nhằm mục đích xác định mức độ đáp
ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục, thông qua sự
đánh giá tổng thể về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. Kết quả kiểm
định là thước đo cơ sở giáo dục trong chuẩn chất lượng, đạt được những gì, cịn
thiếu những gì để điều chỉnh, bổ sung các điều kiện và tổ chức giáo dục nhằm
đạt chuẩn chất lượng. Kết quả kiểm định sẽ được cơng khai trước cơ quan quản
lí và cả xã hội. Đây cũng là một cách làm thúc đẩy tích cực các cơ sở giáo dục
phổ thơng phải tìm nhiều giải pháp, giải bài tốn bảo đảm và nâng cao chất
lượng giáo dục.
Mặc dù vậy cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được mơ hình ĐBCL cho
tất cả các cấp học, bậc học. Mơ hình đảm bảo chất lượng giáo dục ở Việt Nam
được xây dựng trên cơ sở tham khảo mơ hình ĐBCL của các nước có nền giáo
dục phát triển trên thế giới như: Hoa Kì, các nước Bắc Mĩ, các nước châu Âu,
các nước trong Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
2017a).
Có nhiều tác giả trong nước quan tâm đến vấn đề quản lí chất lượng giáo

dục. Vấn đề ĐBCL trong giáo dục đại học được Nguyễn Quang Giao (2007) đề
cập đến trên cơ sở làm rõ khái niệm ĐBCL và phân tích mối liên hệ giữa ĐBCL


×