Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình môn toán ở cấp tiểu học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.76 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH MƠN TỐN Ở CẤP TIỂU HỌC CHO SINH VIÊN
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ mơn Tốn
Mã số: 9140111

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2020


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Vinh

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng
2. TS. Nguyễn Thị Châu Giang

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường
Tại trường Đại học Vinh vào hồi …… ngày…… tháng…… năm 2020



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Trường Đại học Vinh
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Phát triển chương trình giáo dục (PTCTGD) nhằm tạo nên những thay đổi để thích ứng với
yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thơng
1.2. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi hỏi phải PTCTGD như là một giải pháp trước những
cơ hội và thách thức đối với công tác đào tạo giáo viên (GV) ở các trường sư phạm
1.3. Phát triển chương trình đào tạo sinh viên (SV) ngành giáo dục tiểu học (GDTH) theo định
hướng trang bị hệ thống năng lực và giá trị nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình
giáo dục phổ thơng (CTGDPT).
1.4. Rèn luyện kỹ năng thích ứng (KNTƯ) với việc PTCT mơn Tốn ở cấp tiểu học (TH) nhằm
trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ để đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của ngành GDTH ở các
trường đại học sư phạm
1.5. Phát triển chương trình giáo dục mơn Tốn ở các nhà trường tiểu học Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước, chương trình giáo dục (CTGD) cấp TH
đang trong quá trình đổi mới theo định hướng tiếp cận năng lực để đáp ứng các yêu cầu của xã
hội, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án: “Rèn luyện kỹ năng thích
ứng với việc phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học cho sinh viên ngành Giáo
dục tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án làm rõ nội hàm khái niệm KNTƯ với
việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH. Đề xuất các biện pháp rèn luyện KNTƯ với việc PTCT mơn
Tốn ở cấp TH cho SV ngành GDTH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV đáp ứng yêu
cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình rèn luyện KNTƯ cho SV ngành GDTH trình độ cử nhân sư phạm.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn và các biện pháp rèn luyện KNTƯ cho SV ngành
GDTH.
4. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở làm rõ nội hàm của khái niệm KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH, nếu
lựa chọn được các thành tố cơ bản và đề xuất được các biện pháp rèn luyện thích hợp đảm bảo
tính khoa học và khả thi thì có thể giúp SV thích ứng được với sự PTCT mơn Tốn ở cấp TH
qua đó góp phần đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành đào tạo cử nhân sư phạm GDTH.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: Làm rõ khái niệm KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn
ở cấp TH; xác định các KN thành phần của KNTƯ với việc PTCT môn Toán ở cấp TH.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về KNTƯ với việc
PTCT mơn Tốn ở cấp TH cho SV ngành GDTH.
5.3. Đề xuất các biện pháp rèn luyện KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH cho SV
ngành GDTH và tiến hành TNSP để kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện KNTƯ
và các phương án đánh giá đã đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Chương trình, nội dung mơn Tốn cấp TH của Việt Nam và một số nước khác.
- Xu thế PTCT mơn Tốn ở cấp TH của Việt Nam và một số nước khác.
- Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngành GDTH của Trường Đại học Vinh và một
số trường đại học sư phạm khác.
- Khảo sát và điều tra thực trạng dạy học toán theo hướng rèn luyện KNTƯ với việc
PTCT một số trường TH trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Thanh Hố, Thành phố Hồ Chí Minh
1


và một số địa phương khác.
7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp Toán thống kê
8. Những luận điểm đưa ra bảo vệ
8.1. Thích ứng với việc PTCT mơn Toán cấp TH là một trong những yêu cầu quan trọng
góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện
và xu thế phát triển của thế giới. Vì vậy việc giúp SV ngành GDTH rèn luyện KNTƯ với việc
PTCT môn Tốn cấp TH tạo ra mơi trường học tập thực tế, được trải nghiệm và có nhiều cơ hội
thực hành.
8.2. Trong thời gian qua, mặc dù các trường sư phạm đã có nhiều đổi mới nhưng KNTƯ
với việc PTCT mơn Toán ở cấp TH vẫn chưa được thực sự quan tâm, do đó cần phải có các
biện pháp để rèn luyện KNTƯ cho SV ngành GDTH.
8.3. Để nâng cao hiệu quả rèn luyện KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn cấp TH cho SV
ngành GDTH cần rèn luyện các KN: phân tích CT mơn Tốn ở cấp TH; biến đổi CT mơn Tốn;
lập KHDH mơn Tốn ở cấp TH đã được biến đổi đánh giá CT mơn Tốn ở cấp TH; quản lý sự
thay đổi CT mơn Tốn ở cấp TH của bản thân.
9. Đóng góp của luận án
9.1. Về mặt lý luận
- Làm rõ nội hàm các khái niệm KNTƯ, KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH.
- Xác định các KN thành tố cơ bản của KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH.
- Xây dựng, thiết kế các biện pháp rèn luyện KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH
cho SV ngành GDTH.
9.2. Về mặt thực tiễn
Có thể sử dụng luận án làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả PTCT mơn Tốn và rèn luyện KNTƯ cho SV ngành GDTH trong quá trình đào tạo.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương
trình mơn Tốn ở cấp tiểu học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Chương 2. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình
mơn Tốn ở cấp tiểu học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

2


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KỸ NĂNG THÍCH ỨNG
VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MƠN TỐN Ở CẤP TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp
1) Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước
Điểm qua các nghiên cứu của một số tác giả như E.A. Ermolaeva, A.E. Golomstoo, G.J.
Pine,... Chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đề cập đến khái niệm thích ứng nghề nghiệp, các yếu
tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến thích ứng nghề nghiệp cũng như các chỉ số đặc trưng
cho thích ứng nghề nghiệp. Hầu hết các tác giả đều có xu hướng cho rằng: Thích ứng nghề
nghiệp là q trình nhận thức, thay đổi tình cảm và hành động với nghề nghiệp.
2) Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Khái quát kết quả các cơng trình nghiên cứu của một số tác giả Nguyễn Xuân Thức,
Nguyễn Văn Hộ, Dương Thị Nga,… chúng tôi nhận thấy, các đề tài nghiên cứu đã tập trung
nghiên cứu nhiều về thích ứng trong q trình học nghề ở các mặt hoạt động khác nhau: thích
ứng với hoạt động học tập, thích ứng nghề thơng qua thực hành và luyện tập, thích ứng của GV
trẻ trong hoạt động nghề nghiệp,... Tuy nhiên trong lĩnh vực đào tạo GVTH, làm thế nào để SV
sư phạm thích ứng với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH là vấn đề còn mới mẻ. Do vậy, việc
nghiên cứu KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn cho SV ngành GDTH chưa được nghiên cứu rộng
rãi, các cơng trình nghiên cứu chưa có tính hệ thống.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo
dục
1) Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước

Chương trình giáo dục và PTCTGD đã được các tác giả H. Taba, P.F. Oliva, A.C.
Ornstein,… quan tâm nghiên cứu đến khái niệm, các cách tiếp cận, cấu trúc của CTGD, các
nguyên tắc và quy trình PTCTGD.
2) Tình hình nghiên cứu trong nước
Quá trình xây dựng CTGD của nước ta đã có những hoạt động nghiên cứu về CTGD
trong đó CTGDPT được quan tâm nhiều hơn, với nhiều hội thảo khoa học được tổ chức và các
cơng trình nghiên cứu được cơng bố của một số tác giả Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Khôi,
Đào Thái Lai, Nguyễn Vũ Bích Hiền,…Nhìn lại thời gian qua, các nghiên cứu về CTGD và
PTCTGD của nước ta đã có nhiều về số lượng và tập trung về chất lượng. Chúng tơi có một số
nhận xét:
- Phát triển CTGD đã trở thành một trong những hướng nghiên cứu thời sự được quan
tâm với những cấp khác nhau.
- Phát triển CTGD phổ thông được xem là trọng tâm và dần nâng cao về mặt lý luận. Nội
dung nghiên cứu đã dần phủ kín các lĩnh vực chủ yếu của CTGD.
- Nội dung nghiên cứu và các thành tựu đạt được có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn
xây dựng CTGD ở nước ta.
1.1.3. Đánh giá chung
1.1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước chúng ta nhận thấy rằng:
- Về PTCT GDPT được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Khái niệm về CTGD và
PTCTGD, các cách tiếp cận CTGD, các tiêu chí đánh giá CTGD, các mơ hình và quy trình
PTCTGD.
- Về vấn đề thích ứng: Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thích ứng với hoạt động học
tập, thích ứng mơi trường học tập, đặc biệt là thích ứng với hoạt động nghề nghiệp của SV.
1.1.3.2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu
Đối với lĩnh vực đào tạo cử nhân sư phạm, câu hỏi làm thế nào để SV thích ứng với việc
3


PTCTGD là vấn đề mở còn khoảng trống chưa được nghiên cứu. Chính vì vậy, một lần nữa

khẳng định tính cần thiết của việc triển khai vấn đề nghiên cứu của luận án.
1.1.3.3. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và làm rõ thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm về rèn luyện
KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH cho SV ngành GDTH, làm rõ khái niệm, biểu hiện,
thành tố, nội dung, tiêu chí đánh giá của việc rèn luyện KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp
TH.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Kỹ năng thích ứng
1.2.1.1. Kỹ năng
Xem xét KN ở góc độ nó kết nối các yếu tố kiến thức, kỹ thuật và thái độ trong hành vi
của một hoạt động nhất định. Chúng tơi đồng tình với quan niệm: Kỹ năng là sự vận dụng tri
thức và kinh nghiệm đã có vào hoạt động (hay hành động) thực tiễn trong điều kiện cụ thể để
thực hiện hoạt động (hay hành động) đó có kết quả theo mục đích đã đề ra.
1.2.1.2. Thích ứng
Luận án xác định khái niệm “Thích ứng” như sau: Thích ứng là sự thay đổi (tâm lý) của
chủ thể về nhận thức, kỹ năng và thái độ nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức để ứng
phó với những biến đổi (hoặc yêu cầu mới) của môi trường (hay hoạt động) giúp chủ thể hoạt
động một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả.
1.2.1.3. Kỹ năng thích ứng
Từ những phân tích chúng tơi cho rằng: Kỹ năng thích ứng là sự vận dụng được tri thức
và kinh nghiệm đã có của chủ thể hoặc cấu trúc lại chúng nhằm khắc phục những khó khăn,
thách thức để ứng phó với những biến đổi (hoặc yêu cầu mới) của môi trường (hay hoạt động)
giúp chủ thể hoạt động một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả.
1.2.2. Phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
1.2.2.1. Chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
Chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học là sự cụ thể hóa của CTGDPT mơn Tốn cấp
quốc gia, cấp địa phương vào trong nhà trường TH sao cho phù hợp với điều kiện của nhà
trường, của HS và các bên liên quan trên cơ sở đảm bảo và đáp ứng được các u cầu của
CTGDPT mơn Tốn.
1.2.2.2. Phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học

Phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp TH là q trình cụ thể hóa CT mơn Tốn cấp
quốc gia, cấp địa phương do GV linh hoạt, chủ động xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và
cách thức thực hiện để từ đó đánh giá, sửa đổi, bổ sung hồn thiện CT mơn Tốn sao cho phù
hợp với thực tiễn của nhà trường và nhận thức của HSTH để đáp ứng mục tiêu giáo dục.
Phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp TH có các biểu hiện sau:
- Phân tích được ý nghĩa, vai trị và nguồn gốc của tri thức tốn học.
- Chuyển hóa được các tri thức của CT mơn Tốn ở cấp TH vào trong các tình huống
dạy học cụ thể để triển khai và thực hiện CT.
- Thể hiện được mối liên hệ biện chứng giữa các tri thức thơng qua q trình phân tích
CT và SGK mơn Toán ở cấp TH.
- Kết nối được tri thức toán học với thực tiễn.
- Vận dụng được các tri thức toán học vào trong các bối cảnh cụ thể.
- Cụ thể hóa được CT mơn Tốn ở TH cấp quốc gia vào trong CT nhà trường TH.
- Khai thác được các vấn đề cốt lõi trong CT mơn Tốn ở cấp TH.
1.2.3. Kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
Kỹ năng thích ứng với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH là sự vận dụng những tri thức và
kinh nghiệm về PTCT mơn Tốn ở cấp TH đã có hoặc đã được tích lũy, biến đổi, hồn thiện
qua q trình học tập, rèn luyện để quen dần với những thay đổi của CTGD nhà trường được
4


chủ thể thực hiện một cách chủ động, linh hoạt, dựa vào những điều kiện tâm lý xã hội của cá
nhân.
1.3. Về phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
1.3.1. Mục tiêu, nội dung chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
1.3.1.1. Mục tiêu chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
1.3.1.2. Nội dung chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
1.3.1.3. Các cấp độ của chương trình mơn Tốn
CTGD mơn Tốn ở cấp TH có các cấp độ: CT mơn Tốn cấp quốc gia, CT mơn Tốn
cấp địa phương, CT mơn Tốn cấp nhà trường và CT mơn Tốn cấp lớp học. Trong nghiên cứu

này chúng tơi quan tâm đến CT mơn Tốn cấp nhà trường và CT mơn Tốn cấp lớp học.
Ví dụ 1.1. Nội dung hình phẳng và hình khối (CTGDPT mơn Tốn lớp 1, 2018).
Nội dung
(CT cấp quốc gia)
Hình
Quan sát,
phẳng và nhận biết
hình khối hình dạng
của một
số hình
phẳng và
hình khối
đơn giản

Yêu cầu cần
đạt
- Nhận biết
được vị trí,
định hướng
trong khơng
gian:
trêndưới, phảitrái,
trước
sau- ở giữa.

Chỉ số hành vi
- Nói đúng được vị trí,
định hướng khơng gian:
trên - dưới, phải - trái,
trước - sau, ở giữa.

- Đưa ra các ví dụ về vị trí,
định hướng trong khơng
gian: trên- dưới, phải trái, trước - sau, ở giữa.
- Nói đúng được vị trí các
vật.

Nội dung
(CT lớp học)
Các hoạt động dạy học:
+ Xung quanh lớp học (đồ vật
nào ở trên - dưới, phải - trái, …).
+ Bộ phận cơ thể (đầu, tay, chân,
mắt, …) nào ở trên -dưới, trước sau, …
+ Kể chuyện em đi mua bánh
pizza ở siêu thị.
+ Tham quan cửa hàng bán đồ
chơi và nêu vị trí các đồ vật ở
trong cửa hàng.

1.3.2. Nội dung phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
1.3.2.1. Nội dung phát triển chương trình mơn Tốn ở tiểu học cấp nhà trường
1) Phân tích bối cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường phổ thông.
2) Định hướng điều chỉnh cấu trúc nội dung dạy học mơn Tốn ở TH.
3) Xây dựng kế hoạch điều chỉnh nội dung dạy học mơn Tốn TH cấp nhà trường.
4) Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra ĐGCT mơn Tốn ở TH cấp nhà
trường.
5) Thiết kế, thực hiện và đánh giá CT mơn Tốn ở TH cấp nhà trường.
1.3.2.2. Nội dung phát triển chương trình mơn Tốn ở tiểu học cấp lớp học
1) Các ngun tắc PTCT mơn Tốn ở TH cấp lớp học
2) Các hoạt động chính cần được thực hiện trong PTCTGD mơn Tốn cấp lớp học:

3) Quy trình PTCT mơn Tốn ở TH cấp lớp học.
1.4. Về kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
1.4.1. Nhận diện những khó khăn và thách thức
GVTH gặp phải những thách thức khi thực hiện các nhiệm vụ trên là:
- Quan điểm đảm bảo tính mở dẫn đến CTGD có những tính mới địi hỏi người GV phải
thể hiện được năng lực, kinh nghiệm tổ chức dạy học.
- CTGDPT là CT mở nên chỉ quy định thời lượng dạy học mơn Tốn cấp TH trong năm
học, không quy định thời lượng đến từng tuần nên GV cùng với tổ chuyên môn phải chủ động
xây dựng, điều chỉnh KHDH phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
- Với mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến thức trong CT mơn Tốn ở cấp TH, GV linh hoạt
trong việc biến đổi mục tiêu, định hướng nội dung, lựa chọn PPDH để hoạt động dạy học phù
hợp với nhịp độ tiếp thu, trình độ và nhu cầu học tốn của HS, quy mơ lớp học, điều kiện cơ sở
vật chất phục vụ cho các hoạt động học tập.
- Xu thế PTCT thay đổi rất nhanh, có nhiều thành tựu mới của khoa học giáo dục cần
được bổ sung kịp thời vào CTGD chính vì vậy GV khơng thể bỏ qua hay cưỡng lại sự thay đổi
5


mà cần phải chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng.
- Một trong những khó khăn nữa mà GV gặp phải đó là đánh giá CT, thực thi CT. GV
cần phải nhìn lại và đánh giá CT trong quá trình PTCT để từ đó xem xét, điều chỉnh, cải tiến
CT cho phù hợp với thực tiễn nhà trường PT.
1.4.2. Những biểu hiện của kỹ năng thích ứng cần trang bị cho sinh viên
- Nhận diện được những khó khăn, thách thức khi PTCT thơng qua việc phân tích CT
mơn Tốn ở cấp TH.
- Bước đầu đánh giá được CT môn Toán ở cấp TH đã phát triển trên các phương diện:
đào sâu, mở rộng, tính mới.
- Biến đổi được CT mơn Tốn TH phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Lập được KHDH mơn Tốn ở cấp TH với CT đã được biến đổi.
- Quản lý được sự thay đổi CT mơn Tốn ở cấp TH của bản thân.

1.4.3. So sánh chương trình mơn Tốn tiếp cận nội dung với chương trình mơn Tốn
tiếp cận năng lực
Nếu như CT đặt mục tiêu truyền thụ kiến thức đơn thuần trả lời cho câu hỏi “Học xong
chương trình, học sinh biết được những gì?” thì CT đặt mục tiêu phát triển phẩm chất và năng
lực của người học sẽ phải trả lời được câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh làm được
những gì?”. Do đó, cách tiếp cận mới dẫn đến hệ quả là các thành tố của CT mơn Tốn có sự
thay đổi.
Ví dụ 1.6. So sánh nội dung Hình học trong mạch kiến thức Yếu tố hình học (Lớp 1)
theo tiếp cận nội dung và Hình học trực quan trong mạch kiến thức Hình học và đo lường (Lớp
1) theo tiếp cận năng lực.
Với nội dung hình học của hai CT, yêu cầu SV tự rút ra điểm giống nhau: Trang bị kiến
thức hình học phẳng cho HS ở mức độ nhận dạng và được thực hành. Sự khác nhau đó là: CT
theo tiếp cận theo nội dung có kiến thức về điểm; đoạn thẳng; điểm ở trong và điểm ở ngồi
một hình; thực hành vẽ đoạn thẳng còn đối với CT theo tiếp cận năng lực khơng có nội dung
này. Sự khác nhau này cho thấy CT theo tiếp cận nội dung hướng việc truyền thụ những tri thức
khoa học nhiều hơn, còn đối với CT theo tiếp cận năng lực lại không nặng về việc truyền thụ
kiến thức mà lựa chọn nội dung trên cơ sở hình thành các năng lực tốn học cần thiết phù hợp
với HS lớp 1.
1.5. Rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn tốn ở cấp
tiểu học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
1.5.1. Mục đích rèn luyện
Nhằm giúp SV ngành GDTH thích ứng được với sự thay đổi của CT cấp quốc gia, thích
ứng được với việc PTCT mơn Tốn cấp địa phương, cấp nhà trường và đặc biệt là cấp lớp học
thông qua việc thực hiện thành thạo các KN.
1.5.2. Nội dung rèn luyện
1.5.2.1. Kỹ năng phân tích chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
KN phân tích CT mơn Tốn ở cấp TH có vai trị giúp cho GVTH: Hiểu được cấu trúc
tổng thể và đặc điểm cấu trúc của CT; biết rõ mục tiêu, nội dung cơ bản và mối quan hệ giữa
các mạch kiến thức với nhau; thấy được vai trị, vị trí, ý nghĩa của từng mạch kiến thức; biết
được vị trí của các nội dung và các tiết dạy trong hệ thống CT và mối quan hệ qua lại giữa

chúng; Hiểu được mức độ yêu cầu của kiến thức, kỹ năng trong từng chương, từng phần cho tới
từng tiết học; Phát hiện được ý đồ sư phạm của CT [93]. Ngồi ra, phân tích CT mơn Tốn cịn
có thể giúp SV phân tích được cơ sở toán học hiện đại của việc dạy học toán ở TH để hiểu được
ý nghĩa, bản chất của tri thức khoa học được thể hiện để trở thành tri thức quy định trong CT và
SGK cần dạy, cần phải sàng lọc những tri thức khoa học với sự tác động của những cộng đồng
xã hội: nhà nghiên cứu CT, những nhà tốn học, những nhà giáo dục,… (cịn gọi là tri thức
chương trình). Từ đó có thể tổ chức lại tri thức CT và SGK và biến thành tri thức dạy học (Quá
6


trình chuyển hóa sư phạm) theo khả năng sư phạm của mình với những ràng buộc của lớp học,
phù hợp với trình độ HS và những điều kiện học tập khác.
Ví dụ 1.9. Giải bài tốn ở TH: Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào ơ trống:
2
3
4
5
𝑚
2020 × 𝑚
Hướng dẫn cho SV chỉ ra cơ sở toán học của bài toán này là ánh xạ (hàm số)𝑓: 𝐴 → ℕ
xác định bởi công thức f ( m ) = 2020  m trong đó A = 2, 3, 4, 5 . Việc chỉ ra ánh xạ f giúp
SV hiểu hơn bản chất khái niệm ánh xạ và biết cách nhìn nhận tư tưởng “tương quan hàm số”
trong nội dung của CT và SGK Tốn ở TH. Từ đó, hướng dẫn SV chọn các hoạt động tập dượt
cho HS biết sử dụng ngơn ngữ tốn học và ngơn ngữ thơng thường để tiếp nhận (nghe, đọc) và
biểu đạt (nói, viết) các ý tưởng toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập
luận.
1.5.2.2. Kỹ năng đánh giá chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
Đứng ở góc độ đánh giá CT mơn Tốn ở cấp TH thì đó là sự thu thập các thơng tin về
CT, những hoạt động có tính hệ thống, nằm trong một tiến trình nhằm kiểm tra một khía cạnh
hay tồn bộ các khía cạnh của CT: mục tiêu, nội dung, thời lượng, điều kiện thực hiện để ra

quyết định cần thiết đối với CT về độ sâu, sự mở rộng, tính mới.
Ví dụ 1.10. Đánh giá mạch kiến thức giải tốn
có lời văn trong CT mơn Tốn 2000, cụ thể là ở
lớp 1: Chưa phù hợp với nhận thức của HS ở giai
đoạn lớp 1, 2, 3; HS gặp khó khăn khi viết lời
giải cho bài toán và đơn vị của phép tốn. CT tập
trung vào cách trình bày một bài tốn có lời văn
mà khơng tập trung vào việc ý nghĩa và sự vận
dụng phép cộng với thực tiễn.
1.5.2.3. Kỹ năng biến đổi chương trình giáo dục mơn Tốn ở cấp tiểu học cho phù hợp
với điều kiện cụ thể
a) Kỹ năng xác định mục tiêu: Thay đổi cách viết mục tiêu ở đây là SV cần xác định và
trình bày các chỉ số hành vi (có mức độ) cần đạt được của HS sau mỗi tiết học để hướng tới việc
hình thành cho HS những năng lực gì. Vì vậy, để xác định mục tiêu SV xác định được các năng
lực cần hình thành cho HS, các yêu cầu cần đạt thơng qua các chỉ báo hành vi.
Ví dụ 1.11. Bài Phép cộng dạng 14+3 (Toán 1, Bộ sách Cánh diều) mục tiêu:
- Nói được cách thực hiện phép cộng dạng 14+3.
- Viết được phép cộng dạng 14+3.
- Thực hiện được phép cộng không nhớ trong phạm vi 20 theo hàng ngang và theo cột
dọc.
- Cộng nhẩm được một số phép tính đơn giản.
- Hình thành năng năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán
học, năng lực giao tiếp toán học.
b) Kỹ năng lựa chọn nội dung dạy học theo mục tiêu đã xác định
SV cần có KN lựa chọn nội dung dạy học mơn Tốn sao cho phù hợp với mục tiêu của
CT mơn Tốn đã được xác định, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện
đội ngũ GV và HS, phụ huynh và nhận thức của HS.
Ví dụ 1.12. Với chủ đề dạy học Các số trong phạm vi 10 (Toán 1), GV có thể lựa chọn
nội dung DH trên cơ sở phân tích tình hình về cơ sở vật chất, nhận thức của HS:
- Phương án 1. Bài: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5; Bài: 6, 7, 8, 9, 10.

7


- Phương án 2. Bài: Các số 1, 2, 3; Bài: Các số 4, 5; Bài: Số 6; Bài: Số 7; Bài: Số 8; Bài:
Số 9; Bài: Số 10.
- Phương án 3. Bài: Các số 1, 2, 3; Bài: Các số 4, 5, 6; Bài: Các số 7, 8, 9; Bài: Số 0;
Bài: Số 10.
c) Kỹ năng lựa chọn phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học mơn Tốn: Khi
bắt đầu tiến hành các hoạt động tập giảng, SV cần căn cứ vào các điều kiện sau để lựa chọn các
PPDH truyền thống và PPDH tích cực trên cơ sở hiểu rõ mục tiêu cụ thể của từng bài dạy đồng
thời SV có thể phân loại được các dạng bài tương ứng với các PPDH.
Ví dụ 1.15. Bài “Số 1, 2, 3” (Toán 1, sách Cánh diều) hay bài “Hình chữ nhật - Hình tứ
giác” SGK Tốn 2 có sự hỗ trợ của phương pháp trực quan sẽ tốt hơn. Đối với bài “Bài toán
giải bằng hai phép tính” SGK Tốn 3 (2006), bài “Rút gọn phân số” hoặc bài “Cộng hai phân
số khác mẫu số” trong SGK Tốn 4 (2006) khơng nhất thiết sử dụng hình ảnh trực quan để hỗ
trợ HS tìm kiếm lời giải; dạng bài thực hành và luyện tập có thể dùng PPDH thực hành - luyện
tập, PPDH phân hóa,... chẳng hạn như bài: “Luyện tập” và “Luyện tập chung” hoặc “ Ôn tập
cuối năm ” trong SGK Toán của các lớp.
d) Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại
trong dạy học mơn Tốn ở cấp tiểu học: CT mơn Tốn đã tăng cường sử dụng công nghệ thông
tin và các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại. SV cần được học các kiến thức về công nghệ
thông tin bao gồm các phần mềm công cụ và các phần mềm dạy học. Với những kiến thức đã
được học đó SV thực hành thiết kế các bài giảng điện tử, biết cách khai thác và sử dụng mạng
Internet kết hợp với các phần mềm dạy học như là Violet, FreeMind, iMindMap, Maple.
Ví dụ 1.24. Trong hoạt động tạo hứng thú theo hướng hình thành năng lực của bài: Phép
trừ trong phạm vi 5 (Toán 1), GV tổ chức cho HS xem video “Hái táo trên cây” (Video chiếu
hình ảnh một cành cây có 5 quả táo, GV dùng hiệu ứng để hái từng quả một). Với hoạt động
trên, nhờ vào việc sử dụng công nghệ thông tin đã làm cho HS hiểu được phép trừ một cách phù
hợp với nhận thức của HS.
1.5.2.4. Kỹ năng lập kế hoạch dạy học mơn Tốn ở cấp tiểu học

Kỹ năng lập KHDH mơn Tốn ở cấp TH là một trong những KN mà SV cần được rèn
luyện để hình thành và phát triển KNTƯ. SV phải được hướng dẫn lập KHDH cho cả năm học
của mỗi lớp và KHDH cho từng tiết (bài soạn) với những nội dung cụ thể:
a) Kế hoạch dạy học năm học: Cần thực hiện những cơng việc sau:
i) Phân tích chương trình mơn Tốn.
ii) Phân tích đặc điểm của HS.
iii) Phân tích mơi trường học tập.
iv) Xây dựng KHDH mơn Tốn:
I. Mục đích
II. Mục tiêu
III. Kế hoạch dạy học
Hình thức tổ chức
Phương tiện
Thời gian
Nội dung
Thời lượng
dạy học, PPDH
dạy học

b) KHDH cho từng tiết: Mỗi KHDH có thể góp phần hình thành và phát triển năng lực
toán học như là một quy trình trong chu trình dạy học phát triển năng lực tốn học cho HSTH.
Để lập một KHDH mơn Tốn phát triển năng lực HSTH, dựa trên cấu trúc bài soạn gồm 3 phần:
Mục tiêu của bài học; Nội dung chuẩn bị của bài soạn Chuẩn bị; Các hoạt động dạy học theo 4
giai đoạn: tạo hứng thú - khám phá - thực hành - vận dụng.
1.5.2.5. Kỹ năng quản lý sự thay đổi chương trình mơn Tốn trong nhà trường tiểu
8


học
Chúng tôi giới thiệu cho SV một số bước trong quy trình quản lý sự thay đổi:

Bảng 1.2. Các bước quản lý sự thay đổi CT mơn Tốn trong nhà trường
TT
Nội dung cơng việc/ Các bước tiến hành
1
Phân tích tình hình nhà trường và những thay đổi CT mơn Tốn ở cấp TH (mặt mạnh,
mặt yếu, cơ hội, thách thức).
2
Lập kế hoạch thực hiện sự thay đổi CT mơn Tốn ở cấp TH cho bản thân.
3
Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận và cá nhân, xác định mối quan hệ giữa các bộ
phận và cá nhân trong quá trình thực hiện.
4
Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ về tầm quan trọng của việc thực hiện sự thay đổi
để đồng lòng, quyết tâm thực hiện thay đổi.
5
Bồi dưỡng, huấn luyện lý thuyết thực hiện sự thay đổi.
6
Huy động các nguồn lực về tài chính và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ
sự thay đổi.
7
Thực hiện thí điểm, rút kinh nghiệm.
8
Triển khai đại trà trong toàn trường.
9
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện trong toàn trường.
10
Tổng kết.
11
Củng cố, giữ vững kết quả đã đạt được và PTCT trong thời gian tiếp theo.
1.5.3. Cách thức rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn

tốn ở cấp tiểu học cho sinh viên
1.5.3.1. Rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp
tiểu học thông qua các học phần trong chương trình đào tạo
1.5.3.2. Rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp
tiểu học thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
1.5.3.3. Rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp
tiểu học thơng qua hoạt động tự học, tự nghiên cứu
1.5.4. Các mức độ rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn
tốn ở cấp tiểu học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
Căn cứ vào những mức độ biểu hiện và các tiêu chí đánh giá trong nội dung rèn luyện
KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn cấp TH cho SV; Căn cứ đánh giá theo học chế tín chỉ (Quyết
định số 43/2007/QĐ-BGD và ĐT ngày 15/07/2007), chúng tôi phân loại 5 mức độ (tương ứng
điểm F, D, C, B, A của hệ thống tín chỉ) để đánh giá rèn luyện KNTƯ và rubric đánh giá từng
KN.
1.5.5. Các tiêu chí đánh giá kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn
tốn ở cấp tiểu học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
1.5.5.1. Nguyên tắc xây dựng tiêu chí đánh giá
Các tiêu chí đánh giá KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH cần đảm bảo các nguyên
tắc sau: 1) Đảm bảo tính phù hợp; 2) Đảm bảo độ tin cậy; 3) Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi;
4) Đảm bảo tính cụ thể, độc lập; 5) Đảm bảo tính phổ biến.
1.5.5.2. Các tiêu chí đánh giá
Dựa trên các nguyên tắc xây dựng tiêu chí đánh giá và KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn
cấp TH, chúng tơi đề xuất các 5 tiêu chí và 15 chỉ báo hành vi.
1.6. Thực trạng rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn Tốn ở
cấp tiểu học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
1.6.1. Mục đích khảo sát
Tiến hành khảo sát nhằm tìm hiểu và đánh giá những ưu điểm đã đạt được, những hạn
chế cần khắc phục, chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng để từ đó đề xuất các biện pháp rèn
9



luyện KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH cho SV ngành GDTH.
1.6.2. Đối tượng khảo sát
- Đơn vị khảo sát: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Trường Đại học Hồng Đức; Trường
Đại học Vinh; Trường Đại học Tây Nguyên; Trường TH trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Thành phần khảo sát: SV năm thứ 3 và năm thứ 4: 495 SV; Giảng viên các trường sư
phạm đào tạo ngành GDTH: 20 giảng viên; GVTH: 45 GV
1.6.3. Nội dung khảo sát
1.6.3.1. Thực trạng rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn Tốn
ở cấp tiểu học ở các trường đại học sư phạm đào tạo ngành Giáo dục tiểu học
1.6.3.2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn
Tốn ở cấp tiểu học của sinh viên
1.6.3.3. Thực trạng kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn Tốn ở cấp
tiểu học của giáo viên tiểu học
1.6.4. Phương pháp khảo sát
- Bảng hỏi thiết kế bằng phiếu gửi trực tiếp cho giảng viên, GVTH, SV.
- Nghiên cứu CTĐT cử nhân sư phạm ngành GDTH của các trường: Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Sư phạm Huế.
- Tham khảo ý kiến trực tiếp của các GVTH trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1.6.5. Kết quả và phân tích kết quả khảo sát
Như vậy việc rèn luyện các KN này là cần thiết và mức độ thực hiện các KN này chủ
yếu ở hai mức tương đối thành thạo và chưa thành thạo. Điều này đặt ra nhiệm vụ: Tăng cường
rèn luyện KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn cho SV ngành GDTH ở các trường đại học sư phạm.
1.6.6. Đánh giá chung về thực trạng
Qua khảo sát thực trạng chúng tôi nhận thấy hoạt động rèn luyện KNTƯ với việc PTCT
mơn Tốn ở cấp TH của các trường sư phạm đào tạo ngành GDTH đã được quan tâm, dành thời
lượng nhiều, nhưng chưa có quy trình rèn luyện cụ thể dẫn tới hiệu quả chưa cao. Cách tiếp cận
xây dựng CT bộc lộ một số hạn chế, làm cho việc đào tạo các năng lực nghề nghiệp chưa tường
minh, dẫn đến hệ quả của nó thiếu quy trình, thiếu biện pháp, thiếu môi trường rèn luyện phù
hợp ảnh hưởng đến chất lượng rèn luyện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung Chương 1 đã góp phần làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động
rèn luyện KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH cho SV ngành GDTH:
1. Phát triển CT mơn Tốn ở cấp TH là một q trình, thường xuyên và liên tục phù hợp
với xu thế phát triển kinh tế - xã hội - chính trị trong một giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia.
2. Quan điểm xây dựng CTGD phổ thơng mơn Tốn 2018 là hướng đi mới cho phép nhà
trường, GV và HS chủ động, linh hoạt và mềm dẻo trong việc phát triển CTGD cấp nhà trường
dựa vào CT cấp quốc gia, cấp địa phương phù hợp với bối cảnh nhà trường TH.
3. KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH gồm các thành tố cơ bản: Tri thức mơn
Tốn để thích ứng với việc PTCT; mức độ tích cực của GV trong việc PTCT; mức độ vận dụng
linh hoạt các kỹ năng PTCT mơn Tốn.
4. KNTƯ với việc PTCT mơn Toán ở cấp TH gồm các KN thành phần sau: Phân tích CT
mơn Tốn ở cấp TH; đánh giá CT mơn Tốn ở cấp TH; biến đổi CT mơn Tốn ở cấp TH phù
hợp với điều kiện cụ thể; lập KHDH mơn Tốn ở cấp TH sau khi CT đã được biến đổi và quản
lý sự thay đổi CT môn Tốn ở cấp TH.
5. Việc hình thành và rèn luyện cho SV ngành GDTH KNTƯ với việc PTCT là có ý
nghĩa và rất cần thiết với nhiều cách thức khác nhau.
Nội dung chương 1 là thể hiện các kết quả chính của bài báo [57], [93].

10


Chương 2
CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH MƠN TỐN Ở CẤP TIỂU HỌC CHO
SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
2.1. Các căn cứ đề xuất biện pháp
2.1.1. Cơ sở lý luận về kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn Tốn ở
cấp tiểu học
2.1.2. Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình

mơn Tốn ở cấp tiểu học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
2.1.3. Mục tiêu giáo dục ở trường đại học sư phạm
2.1.4. Chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngành giáo dục tiểu
học
2.1.5. Quá trình dạy học ở đại học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
2.1.6. Những định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn
2.2. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình mơn Tốn
ở cấp tiểu học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
2.2.1. Biện pháp 1. Trang bị tri thức về chương trình và phát triển chương trình các
mơn học nói chung và mơn Tốn nói riêng giúp sinh viên hiểu rõ mối quan hệ về cấp độ giữa
các chương trình và chuẩn bị tâm lý, thái độ phù hợp
2.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
2.2.1.2. Ý nghĩa của biện pháp
2.2.1.3. Nội dung của biện pháp
a) Nội dung 1. Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về khái niệm, phân loại,
quy trình phát triển CTGD
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm CTGD và phát triển CTGD
Hoạt động 2. Các loại CTGD phổ thông và phát triển CTGD phổ thơng
Hoạt động 3. Giới thiệu quy trình phát triển CTGD
Đối với hoạt động 1, dựa vào kết quả thảo luận của các nhóm SV để hiểu rõ khái niệm
của CTGD và PTCTGD:
- Chương trình giáo dục là tổ hợp các kinh nghiệm và hoạt động được tổ chức trong một
mơi trường sư phạm nhất định nhằm hình thành và phát triển ở HS những năng lực trí tuệ, đạo
đức, thẩm mỹ, thể lực và lao động. Nó thể hiện mục tiêu giáo dục mà HS cần đạt được trong
một khoảng thời gian xác định, đồng thời xác định rõ nội dung dạy học, các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học, các hình thức đánh giá kết quả học tập cũng như những điều kiện
nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra.
- Phát triển chương trình giáo dục là quá trình lập kế hoạch và hướng dẫn việc học tập
của người học (bao gồm cả các hoạt động trong và ngoài lớp học) do đơn vị đào tạo tiến hành.
Đối với hoạt động 2, xu thế chung của nhiều nước có nền giáo dục phát triển, các quốc

gia liên bang thường tổ chức xây dựng, PTCTGD theo hướng phân cấp, thường là 03 cấp: 1)
CTGD quốc gia; 2) CTGD địa phương; 3) CTGD nhà trường - đây chính là CT chi phối việc
soạn thảo KHDH của mỗi người GV. CT địa phương và CT nhà trường thực chất là sự cụ thể
hóa, áp dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt CT quốc gia sao cho phù hợp với đặc điểm và hoàn
cảnh cụ thể của địa phương và nhà trường.
Đối với hoạt động 3, xem xét các thông tin cơ bản và tham khảo kết quả thảo luận của
các nhóm, giới thiệu được quy trình PTCTGD gồm 5 bước sau đây [46], [62]:

11


Phân
tích tình
hình
Xác định
mục tiêu
GD

Đánh giá
CTGD

Thực
hiện
CTGD

Thiết kế
CTGD

Sau khi đưa ra được quy trình PTCT, giảng viên chia lớp học thành 5 nhóm, u cầu các
nhóm phân tích từng bước của quy trình PTCT.

b) Nội dung 2. Phân tích quy trình và các hoạt động PTCT nhà trường TH
Chẳng hạn, đối với kết quả thực hiện nhóm 1: Phân tích tình hình nhà trường TH
Giảng viên gợi ý một phương án cho SV phân tích tình hình nhà trường theo mơ hình SWOT:
Điểm mạnh
Điểm yếu
Cơ hội
Thách thức
(Strengths) (Weakness) (Opportunities)
(Threats)
Cơ sở vật chất (Số lượng,
chất lượng,…)
Giáo viên (Trình độ, cơ cấu,
năng lực,…)
Học sinh (Sĩ số, giới tính,
đặc điểm, nhu cầu, khả
năng,…)
Kết quả thực hiện kế hoạch
giáo dục của năm học trước
(Hạn chế, ưu điểm,…)
c) Nội dung 3. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo hướng
tiếp cận năng lực
Hoạt động 1. Chương trình giáo dục nhà trường phổ thơng theo hướng tiếp cận năng
lực.
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm PTCTGD nhà trường phổ thông theo hướng tiếp cận
năng lực.
Hoạt động 3. Quy trình PTCTGD nhà trường phổ thơng theo hướng tiếp cận năng lực.
2.2.2. Biện pháp 2. Tập luyện cho sinh viên phân tích chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
nhằm nhận diện các đổi mới trong chương trình đồng thời dự kiến trước những yếu tố mới
nảy sinh do phát triển chương trình cấp địa phương, cấp nhà trường để sẵn sàng ứng phó
2.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

2.2.2.2. Ý nghĩa của biện pháp
2.2.2.3. Nội dung của biện pháp
a) Nội dung 1. Phân tích quan điểm xây dựng CT, mục tiêu, cấu trúc CT mơn Tốn
ở cấp TH 2018
Hoạt động 1. Hướng dẫn và tổ chức cho SV phân tích những quan điểm xây dựng chương
12


trình GDPT.
Hoạt động 2. Hướng dẫn và tổ chức cho SV phân tích mục tiêu CT GDPT mơn Tốn và
CT mơn Tốn ở cấp TH, các u cầu cần đạt và năng lực tốn học.
Ví dụ 2.1. Đối với mục tiêu của CT mỗi nhóm SV lựa chọn một bài soạn cụ thể trong
mơn Tốn để xây dựng minh chứng biểu hiện của một năng lực đặc thù.
Năng lực

Yêu cầu
cần đạt

Thể hiện trong bài
dạy

Minh chứng

- Năng
- Nhận biết Xem tranh và viết phép - Quan sát trang và hình dung được tình
lực giải
được ý nghĩa tính thích hợp:
huống: Trong bể có 6 con cá, sau đó
quyết vấn của
phép

thêm 1 con cá nữa.
đề tốn
cộng.
- Liên hệ với phép tính thích hợp trong
học.
- Thực hiện
hình (liên quan đến phép cộng).
- Năng
được
phép
- Viết được phép tính thích hợp với
lực giao
cộng
trong
tranh vào ơ trống ( 6+1=7).
tiếp toán phạm vi 10.
- Kiểm tra lại kết quả.
học.
Hoạt động 3. Hướng dẫn SV phân tích cấu trúc, đặc điểm CT mơn Tốn bằng hình thức
SV nghiên cứu theo nhóm vào các giờ tự học và nhóm SV báo cáo sản phẩm trước lớp.
Hoạt động 4. Đối chiếu CTGDPT mơn Tốn ở cấp TH hiện hành (tiếp cận nội dung) với
CTGDPT mơn Tốn cấp TH (tiếp cận năng lực).
Hoạt động 5. Trình bày những yếu tố được cho là cốt lõi của CTGDPT mơn Tốn, ví dụ.
b) Nội dung 2. Hướng dẫn cho SV khai thác các nội dung CT mơn Tốn ở cấp TH
được cài đặt trong SGK để ứng phó với một CT nhiều bộ SGK và tăng cường chuyển hóa
sư phạm.
Hoạt động 1. SV xác định được tri thức Toán học hiện đại thể hiện trong chương trình
mơn Tốn ở cấp TH
1. Giảng viên có thể tổ chức câu lạc bộ cho SV thảo luận về chủ đề: Phép cộng hai số tự
nhiên.

Giảng viên nêu một số vấn đề cho SV thảo luận khi họ học xong về lý thuyết số tự nhiên
(xem [22]):
Vấn đề 1. “Phép cộng hai số tự nhiên có tính chất giao hoán” là một định lý hay một định
nghĩa trong tốn học?
Vấn đề 2. Dùng cơng cụ bản số tập hợp, hãy chứng minh tính chất giao hốn của phép
cộng hai số tự nhiên.
Vấn đề 3. Trong chương trình tốn TH hiện nay, GV hình thành tính chất giao hốn của
phép cộng hai số tự nhiên cho HS như thế nào? Theo bạn, chúng ta sẽ gặp những khó khăn hoặc
chướng ngại gì khi giới thiệu tính chất này cho HSTH?
Vấn đề 4. Công thức 1 + 1 = 2 là một định nghĩa hay là định lý toán học.
Vấn đề 5. Trình bày định nghĩa phép cộng hai số tự nhiên bằng ngôn ngữ ánh xạ và số
tự nhiên kề sau. Sử dụng định nghĩa đó hãy chứng minh 1 + 1 = 2.
Vấn đề 6. Nên chọn những biểu tượng trực quan nào để minh họa 1 + 1 = 2 cho HSTH.
2. Tóm tắt báo cáo của giảng viên trong xêmina khoa học dành cho SV ngành GDTH:
Về một phương án giới thiệu định nghĩa số tự nhiên [22].
3. Sau mỗi bài học của các học phần Tốn cơ sở ngành, giảng viên có thể đề xuất một số
bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau (tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan):
Bài 1. Hãy chỉ rõ cơ sở tốn học của việc dạy học hình thành khái niệm số thập phân ở
tiểu học.
Bài 2. Cho bài tốn “Từ ba chữ số 1,5,7. Hỏi có bao nhiêu số có ba chữ số được lập thành
13


(các chữ số trong mỗi số có thể giống nhau)?”. Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa lý thuyết tập hợp với
lời giải của bài tốn đó.
Bài 3. Khái niệm hợp của hai tập hợp có thể ẩn tàng trong nội dung dạy học nào sau đây
ở tiểu học:
a. Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng.
b. Hình thành khái niệm ban đầu về phép trừ.
c. Hình thành khái niệm ban đầu về phép nhân.

d. Hình thành khái niệm ban đầu về phép chia.
Bài 4. Phát biểu và chứng minh các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Hoạt động 2. Phân tích sự thể hiện của CT vào trong nội dung SGK Toán ở TH
Mỗi đơn vị kiến thức trong CT được các tác giả thể hiện vào trong SGK nhằm giúp kiến
tạo kiến thức theo hệ thống và khoa học. Để chuẩn bị thiết kế bài giảng có hiệu quả, SV cần
phải nắm được những chủ đề/nội dung của CT được cài đặt trong từng bài học của SGK.
Kết quả mong đợi: SV đưa ra nhận xét chung về nội dung So sánh các số trong phạm vi
100 với yêu cầu cần đạt là nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở
các nhóm khơng q 4 số):
- Hầu hết các bộ SGK đều thể hiện nội dung này thành 3 bài học: Nhiều hơn - Ít hơn Bằng nhau; Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu <. Bằng nhau, dấu =; So sánh các số trong phạm vi
100.
- Các bộ SGK đều bố trí các bài vào chủ đề: Các số đến 10 và chủ đề: Các số đến 100.
Tuy nhiên, vị trí các bài lại khác nhau, ví dụ: Đối với SGK Tốn 1 (Cánh diều) và SGK Toán 1
(Kết nối tri thức với cuộc sống) việc so sánh các số chỉ đề cập khi HS đã được hình thành các
số trong phạm vi 10 mà khơng đề cập ngay trong phạm vi 5 như SGK hiện hành, SGK Tốn 1
(Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) và SGK Toán 1 (Chân trời sáng tạo). Nhận thấy
rằng, nội dung so sánh các số trong phạm vi 100 của CT mơn Tốn lớp 1 (Trang 22, 24) đã được
SGK thể hiện một cách phù hợp với đặc điểm nhận thức HS đáp ứng được các yêu cầu cần đạt.
Thể hiện các nội dung từ cụ thể bằng cách dùng các từ nhiều hơn, ít hơn và bằng nhau đến tư
duy trừu tượng thông qua việc giới thiệu cho HS dấu >, <, = và so sánh, xếp thứ tự được các số
trong phạm vi 100. Bài So sánh các số trong phạm vi 100 (Trang 109) được sử dụng bằng ngôn
ngữ thông thường 14 đứng trước 17, 14 bé hơn 17 bằng việc cho HS sử dụng các thẻ số để hình
thành một dãy số và sắp thứ tự của dãy số.Từ hoạt động này, giảng viên có thể cho SV so sánh
các cách thể hiện nội dung này thông qua các bộ SGK khác nhau để từ đó SV có những đối
chứng với nhau và từ đó tập dượt lựa chọn được SGK phù hợp với bối cảnh thực tiễn của nhà
trường và HS.
Hoạt động 3. Phân tích dụng ý sư phạm và nội dung bài học
Mỗi đơn vị kiến thức trong bài học được các tác giả viết sách thể hiện dụng ý sư phạm
để HS kiến tạo theo hệ thống kiến thức. Để có các hoạt động dạy học hiệu quả SV cần phải hiểu
được những dụng ý sư phạm của từng đơn vị kiến thức được cài đặt trong một bài học.

Kết quả mong đợi:
Số 0 đóng vai trị đặc biệt trong toán học và cuộc sống nên
SGK Toán 1 (Bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo
dục) các tác giả SGK được đưa ra làm một bài riêng Số 0
trong phép cộng. Quan sát các bức tranh HS tự rút nhận xét
thông qua phép đếm: 4 + 0 = 4; 0 + 2 = 2. Về dụng ý sâu hơn,
SV phải hiểu được số 0 đóng vai trò là phần tử đơn vị của
phép cộng các số tự nhiên: a + 0 = a, với mọi số tự nhiên a.
Rõ ràng những kiến thức này SV đã được học ở học phần
Toán cao cấp (Cấu trúc nửa nhóm và nhóm).
14


Hoạt động 4. Phân tích các hoạt động trong SGK để xem xét mức độ phù hợp với yêu
cầu cần đạt và biểu hiện năng lực trong CT mơn Tốn cấp TH.
Với hoạt động này, giảng viên cung cấp tài liệu và giao nhiệm vụ cho nhóm SV:
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nội dung, cách trình bày bài học trong 5 bộ SGK Tốn 1.
Nhiệm vụ 2. Phân tích các hoạt động với một bài học cụ thể trong SGK Toán 1 để xem
xét mức độ phù hợp với yêu cầu cần đạt và biểu hiện các năng lực toán học.
Đối với nhiệm vụ 1, trong SGK Toán 1 của bộ sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Vì sự
bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, Cùng học để phát triển năng lực được trình bày một bài
tương ứng với một tiết dạy trên lớp. Chúng đều có 3 hoạt động dạy học: 1. Khám phá; 2. Thực
hành, luyện tập; 3. Vận dụng. Như vậy các bộ sách này giống nhau về thứ tự trình bày các hoạt
động theo mức độ kiến thức, KN. Tuy nhiên nội dung trình bày của các bộ sách là khác nhau.
Đối với bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, một bài học là toàn bộ đơn vị kiến thức bao gồm
các tiết học. Được trình bày với các hoạt động: 1. Khám phá; 2. Hoạt động; 3. Luyện tập. Một
số bài học luyện tập thì có 2 phần là luyện tập và vận dụng bằng hình thức là hệ thống các bài
tập với các mức độ tăng dần hoặc hệ thống các bài tập và trò chơi. Như vậy, việc lập kế hoạch
một tiết dạy trên lớp khơng có phần vận dụng. Nội dung phần vận dụng được thiết kế trong một
tiết dạy khác.

c) Nội dung 3. Hướng dẫn SV dự kiến trước những yếu tố mới nảy sinh trong quá
trình phân tích CT mơn Tốn ở cấp TH
Hoạt động 1. Hướng dẫn SV lựa chọn và xác định mục tiêu dạy học phù hợp với bối cảnh
nhà trường phổ thông và đáp ứng u cầu của CT mơn Tốn cấp quốc gia.
Bước 1. Giảng viên chia các nhóm SV.
Bước 2. Giảng viên yêu cầu SV nghiên cứu nội dung và các u cầu cần đạt trong CT
GDPT mơn Tốn 2018.
Bước 3. Giảng viên giao nhiệm vụ:
Nhóm 1 và nhóm 2. Xác định mục tiêu bài Vị trí định hướng trong khơng gian (Tốn 1).
Nhóm 3 và nhóm 4. Xác định mục tiêu bài Phép cộng trong phạm vi 5 (Toán 1).
Bước 4. Các nhóm trình bày, thảo luận và có những đối chứng với nhau khi các nhóm
cùng xác định mục tiêu một nội dung bài học.
Bước 5. Giảng viên nhận xét, đánh giá và kết luận.
Kết quả mong đợi: Xác định mục tiêu bài Vị trí định hướng trong khơng gian.
Nội dung
Hình học trực quan
u cầu cần đạt Nhận biết được vị trí, định hướng trong khơng gian: trên - dưới, phải trái, trước - sau, ở giữa.
Mục tiêu bài học - Nhận biết được vị trí trên - dưới, phải - trái, trước - sau, ở giữa.
(Nhóm 1)
- Xác định được vị trí trong khơng gian thơng qua ảnh.
- Nói được vị trí các đồ vật trong lớp.
- Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao
tiếp toán học.
Mục tiêu bài học - Nhận biết được vị trí trên - dưới, phải - trái, trước - sau, ở giữa.
(Nhóm 2)
- Nhận dạng được các vật theo vị trí trong khơng gian.
- Nói được vị trí của bản thân với các bạn trong lớp học.
- Sử dụng được đồ dùng học tập để thể hiện vị trí định hướng.
- Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao
tiếp tốn học, năng lực sử dụng cơng cụ và các phương tiện học toán.

Trên cơ sở phân tích tình hình của nhà trường (đặc điểm vùng miền, điều kiện cơ sở vật
chất, HS, phụ huỵnh) để xác định mục tiêu bài học cho phù hợp. Với một nội dung nhưng cách
15


xác định mục tiêu để hình thành năng lực và phẩm chất khác nhau.
Hoạt động 2. Hướng dẫn SV lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu đã xác
định.
Bước 1. Giảng viên cung cấp các kiến thức.
Bước 2. Giảng viên nêu các nhiệm vụ cho SV.
Bước 3. SV làm việc theo cá nhân và nhóm.
Bước 4. SV thảo luận.
Bước 5. Giảng viên đánh giá và nhận xét với từng nhiệm vụ cụ thể.
Ví dụ 2.9. SV có thể lựa chọn nội dung bài học Định hướng vị trí trong khơng gian (Tốn
1) với mục tiêu nhận biết vị trí trong khơng gian như sau:
Cách 1. Lựa chọn nội dung: Vị trí định hướng trong khơng gian: Đầu tiên nhận biết vị trí
trên - dưới, sau đó phải - trái và cuối cùng là trước - sau - ở giữa.
Cách 2. Lựa chọn nội dung: Đầu tiên giới thiệu vị trí trên - dưới rồi đến phải - trái, ở giữa
sau đó trước - sau.
Cách 3. Giới thiệu vị trí trước - sau; phải - trái, ở giữa; trên - dưới.
Cách 4. Giới thiệu vị trí định hướng trong không gian: Trên - dưới; phải - trái; trước sau; ở giữa.
Cách 5. Giới thiệu đồng thời các vị trí trên - dưới, phải - trái, trước - sau, ở giữa trong
một bức tranh.
Hoạt động 3. Hướng dẫn SV lựa chọn PPDH và các kỹ thuật dạy học phù hợp với điều
kiện của địa phương, nhà trường đáp ứng mục tiêu, nội dung đã lựa chọn.
Ví dụ 2.11. SV lựa chọn và xác định PPDH đối với bài Vị trí định hướng trong khơng
gian: Trên - dưới, phải - trái, trước - sau, ở giữa (Toán 1) cho phù hợp với lớp học mà SV đang
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Mục tiêu


Phương pháp
dạy học
Tìm hiểu vị trí - Phương pháp
trong
khơng trực quan.
gian: trên - - Phương pháp
dưới
hợp tác nhóm.
Nội dung

Hoạt động dạy học

Nhận biết được
vị
trí,
định
hướng
trong
khơng gian (trên
- dưới, trước sau, phải - trái, ở
giữa)
Tìm hiểu về vị Phương
pháp
trí trong không vấn đáp gợi mở
gian: phải - trái

GV đưa ra bức tranh và yêu cầu HS quan sát,
cho biết cái nào ở trên, ở dưới.
GV có thể đưa thêm các bức tranh có nhiều
hình ảnh hơn và tổ chức cho HS làm việc theo

nhóm đơi, mơ tả vị trí các vật trong bức tranh
đó.
GV có thể cho bạn số 1 đứng trước lớp và
quay lưng về phía các bạn. GV cho bạn số 2
lên đứng bên phải, bạn số 3 đứng bên trái. GV
hỏi: Bạn số 1 đứng bên nào của bạn số 2? GV
có thể thay đổi vị trị 3 bạn HS đó và hỏi.
Tìm hiểu về vị Phương
pháp Kết hợp hoạt động về vị trí trong khơng gian:
trí trong không vấn đáp gợi mở phải - trái GV hỏi bạn số mấy ở giữa.
gian: ở giữa.
Tìm hiểu về vị Phương
pháp Cho hai bạn (1 bạn nam, 1 bạn nữ) đứng xếp
trí trong khơng giải quyết vấn đề hàng trước lớp. GV cho HS nêu vị trí của từng
gian: trước - ở mức độ đơn bạn so với bạn kia, chẳng hạn: Bạn Hà đứng
sau.
giản.
trước bạn Dũng. Bạn Dũng đứng sau bạn Hà.

Hoạt động 4. Hướng dẫn SV thiết kế một số công cụ đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực thông qua học phần đánh giá kết quả học tập mơn Tốn và RLNVSP
Bước 1. Giảng viên trang bị cho SV kiến thức về đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực.
Bước 2. Giảng viên giao nhiệm vụ cho SV: Thực hành thiết kế câu hỏi, bài tập, đề kiểm
16


tra mơn Tốn theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HSTH.
Bước 3. Trên cơ sở các kiến thức đã được trang bị, SV tiến hành làm việc nhóm theo u
cầu của giảng viên.

Bước 4. Các nhóm SV trình bày các câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra minh họa theo CT GDPT
2018.
Bước 5. Giảng viên nhận xét, đánh giá.
Ví dụ 2.12. Đánh giá nội dung cụ thể cần đạt: Nhận biết hình tam giác và nhận ra được
hình tam giác từ các vật thật, bộ đồ dùng học tập.
Mức
Nội dung câu hỏi/bài tập
Năng lực thành tố đánh giá
Biết
Hiểu

Đánh dấu x vào hình tam giác Năng lực tư duy và lập luận tốn học,
trong các hình
năng lực giao tiếp tốn học.
Kể tên một đồ vật trong nhà có Năng giao tiếp tốn học, năng lực tư
dạng hình tam giác.
duy và lập luận toán học.
Kể tên ba đồ vật khác nhau có dạng Năng lực tư duy và lập luận tốn học,
hình tam giác.
năng lực giải quyết vấn đề tốn học.

Vận dụng Kể tên một số đồ vật trong nhà em Năng lực giao tiếp tốn học, năng lực
có dạng hình tam giác và một đồ giải quyết vấn đề toán học.
vật khơng có dạng hình tam giác.
2.2.3. Biện pháp 3. Tập luyện cho sinh viên lập kế hoạch dạy học đáp ứng tính mở,
tính linh hoạt của chương trình mơn Toán tiểu học để phù hợp với bối cảnh nhà trường,
trong đó chú trọng cách thức làm việc với sách giáo khoa, lựa chọn nội dung, phương pháp
dạy học, kiểm tra đánh giá tương thích với mục tiêu dạy học.
2.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
2.2.3.2. Ý nghĩa của biện pháp

2.2.3.2. Nội dung của biện pháp
a) Nội dung 1. Hướng dẫn SV lập KHDH năm học để thích ứng với sự thay đổi
chương trình mơn Tốn ở cấp TH.
1/ Hướng dẫn SV thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết: đọc, nghiên cứu tài liệu
tìm hiểu mục đích, ý nghĩa, tác dụng, cấu trúc KHDH mơn Tốn
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa, vai trị của KHDH của năm học
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu trúc kế hoạch dạy học năm học thích ứng với sự thay đổi CT
mơn Toán cấp TH.
Kết quả mong đợi: SV đề xuất cấu trúc một KHDH mơn Tốn TH năm học:
A. Mục tiêu dạy học mơn Tốn một lớp ở TH
+ Về Số và phép tính;
+ Về Đại lượng và hình học;
+ Về thống kê và xác suất;
B. Chuẩn bị
- Đặc điểm nhận thức của HS, phụ huynh;
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường;
- Chuẩn bị đồ dùng dạy - học;
- Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức;
C. Kế hoạch cụ thể
- Nội dung;
- Thời gian thực hiện;
17


- Yêu cầu cần đạt;
- Hoạt động thực hành và trải nghiệm;
- Tích hợp với các mơn học khác.
Một phương án mẫu KHDH mơn Tốn của năm học cho các lớp 1, 2, 4, 5 (mỗi nhóm 1
lớp).
Thời gian

thực hiện

Nội dung

Hoạt động thực hành
và trải nghiệm

Yêu cầu
cần đạt

Tích hợp với các
môn học khác



2/ Hướng dẫn cho SV lập KHDH năm học mơn Tốn ở cấp TH thích ứng với sự thay
đổi chương trình
Bước 1. Giao nhiệm vụ cho SV
Nhiệm vụ 1. Hãy ước lượng thời gian và phân phối thới lượng cho từng nội dung /chủ
đề mơn Tốn theo từng lớp.
Nhiệm vụ 2. Lập KHDH năm học mơn Tốn theo từng lớp.
Bước 2. SV chuẩn bị lập KHDH năm học.
Bước 3. SV thực hiện lập KHDH năm học mơn Tốn theo từng lớp.
Bước 4. SV trình bày và thảo luận về KHDH năm học mơn Tốn đã được lập.
Bước 5. Giảng viên điều chỉnh KHDH năm học mơn Tốn.
Bước 6. Đánh giá KHDH năm học đã được lập.
Ví dụ 2.13. Ước lượng thời gian và phân phối thời lượng cho từng nội dung/ chủ đề mơn Tốn
lớp 1.
Chương trình mơn Tốn lớp 1 là 105 tiết.
Học kì I: 18 tuần, 54 tiết;

Học kì II: 17 tuần, 51 tiết.
Ước lượng thời gian cho ba mạch kiến thức như sau:
Ước lượng thời
Dự kiến số tiết
Mạch kiến thức
Số tiết tương ứng
gian (tính theo %)
phân phối
Số và phép tính
80%
84 tiết
84 tiết
Hình học và đo lường
15%
15,75 tiết
16 tiết
Thống kê và xác suất
0%
0 tiết
0 tiết
Hoạt động thực hành và
5%
5,25 tiết
5 tiết
trải nghiệm
Giảng viên yêu cầu SV phân phối thời gian các mạch kiến thức tiếp theo, từ đó giới thiệu
một KHDH năm học mơn Tốn 1 và các nhóm thảo luận phân phối thời gian học kì I.
b) Nội dung 2. Hướng dẫn SV lập kế hoạch một bài dạy để thích ứng với sự thay
đổi CT mơn Tốn ở cấp TH
1/ Hướng dẫn SV thực hiện được các yêu cầu của một KHDH thích ứng với sự thay

đổi CT mơn Tốn ở cấp TH
Hoạt động 1. Tăng cường hoạt động học tập cho HS trong một bối cảnh cụ thể.
Hoạt động 2. Tăng cường kết nối tốn học với cuộc sống thơng qua các tình huống toán
học thực tiễn.
Hoạt động 3. Chú trọng kỹ thuật đặt câu hỏi cho hoạt động dạy học.
Hoạt động 4. Tăng cường tổ chức cho HS được trải nghiệm.
Hoạt động 5. KHDH thể hiện được mối quan hệ giữa mục tiêu và hoạt động.
2/ Quy trình rèn luyện cho SV lập KHDH một bài dạy để thích ứng với việc PTCT môn
18


Toán ở cấp TH
Giảng viên hướng dẫn cho SV thiết kế KHDH theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị lập KHDH.
Bước 2. Lập KHDH.
Bước 3. Trình bày và thảo luận về KHDH đã được lập.
Bước 4. Điều chỉnh lập KHDH.
Bước 5. Đánh giá hoạt động lập KHDH.
Ví dụ 2.21. KHDH bài: Số 0 (Toán 1, Bộ sách cùng học để phát triển năng lực).
2.2.4. Biện pháp 4. Tập dượt cho sinh viên cách thức đánh giá chương trình và một
số thành tố của chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học để từ đó cụ thể hóa chương trình cấp
quốc gia, địa phương cho phù hợp với bối cảnh nhà trường
2.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
2.2.4.2. Ý nghĩa của biện pháp
2.2.4.3. Nội dung của biện pháp
a) Nội dung 1. Trang bị cho SV những kiến thức về đánh giá CTGD
Hoạt động 1. Yêu cầu SV tìm hiểu một số vấn đề về đánh giá CTGD.
Hoạt động 2. Hướng dẫn cách lập bảng tiêu chí đánh giá CTGD mơn Tốn ở TH.
Ví dụ 2.22. Bảng đánh giá CT mơn Tốn ở cấp TH như sau:
Tiêu chí đánh

giá

Nội dung đánh giá
Sắp xếp các phần, các mục theo trình tự lơgíc.

Tính trình tự
(3 điểm)

Tính gắn kết
(4 điểm)

Tính phù hợp
(4 điểm)

Trình bày nội dung theo trình tự đơn giản đến phức tạp, từ
cụ thể đến trừu tượng.

1,5

Có sự kết nối giữa các phần, các mục.

1,0

Sự gắn kết giữa các nội dung trong mơn Tốn: nội dung
trước là cơ sở để dạy học nội dung tiếp theo.
Sự gắn kết giữa nội dung mơn Tốn và hình thức tổ chức,
phương pháp dạy học.
Sự gắn kết giữa hình thức tổ chức, phương pháp thực thi
chương trình mơn Toán và phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Phù hợp với mục tiêu chương trình.

Phù hợp giữa nội dung mơn Tốn với điều kiện về thời gian.
Phù hợp giữa nội dung mơn Tốn với điều kiện các nguồn
lực (Sách giáo khoa, trang thiết bị phục vụ dạy và học).
Phù hợp giữa nội dung mơn Tốn với các hình thức tổ chức
triển khai thực hiện chương trình.
Phù hợp giữa nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra,
đánh giá với nội dung và hình thức tổ chức giảng dạy mơn
Tốn.
Chương trình phù hợp với nhận thức của học sinh.
Cân bằng giữa mục tiêu và nội dung mơn Tốn.

Tính cân bằng,
cân đối
(4 điểm)

Điểm
chuẩn
1,5

Chương trình có sự cân bằng giữa kiến thức và kỹ năng.
Cân đối về bối trí thời lượng, thời gian cho các phần nội dung
của mơn Tốn.
Cân đối về hình thức tổ chức các hoạt động giảng dạy mơn
Tốn.
19

1,0
10
1,0
1,0

1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0

Điểm
đánh giá


Tính cập nhật
(2 điểm)

Tính hiệu quả
(3 điểm)

Cập nhật về mục tiêu mơn Tốn để đáp ứng nhu cầu của xã
hội.
Cập nhật nội dung mơn Tốn phù hợp với mục tiêu của mơn
Tốn.
Cập nhật về hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.
Cập nhật về hình thức tổ chức, phương pháp kiểm tra, đánh
giá mơn Tốn.
Chương trình phù hợp với sự phát triển của học sinh.
Chương trình khơng q khó để giáo viên thực hiện.
Tổng


0,5
0,5
0,5
0,5
1,5
1,5
20

b) Nội dung 2. Tập dượt cho SV đánh giá CT mơn Tốn ở cấp TH
Giảng viên giao nhiệm vụ cho các nhóm SV:
Nhiệm vụ 1. Đánh giá CTGD mơn Tốn hiện hành.
Nhiệm vụ 2. Đánh giá CTGD mơn Tốn lớp 1 (2, 3, 4, 5) hiện hành của Trường TH
Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An.
Ví dụ 2.23. Một kết quả đánh giá CTGD mơn Tốn ở cấp TH 2000 của nhóm SV khóa
57 GDTH, Khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh.
Dựa vào các tiêu chí đánh giá và phân tích kết quả đánh giá mà SV được tập dượt, các
SV cho rằng CTGD mơn Tốn cấp TH 2018 đã có những đổi mới và sáng tạo như CT đảm bảo
tính tinh giản và thiết thực, đảm bảo tính mở, tăng cường hoạt động trải nghiệm, kết nối toán
học với thực tiễn,… nhưng vẫn đậm nét kế thừa CT hiện hành.
Ví dụ 2.24. Một kết quả đánh giá nội dung CT mơn Tốn lớp 4 hiện hành của một nhóm
SV khóa 58 GDTH, Khoa Giáo dục, Trường ĐH Vinh.
Sau khi tìm hiểu CT mơn Tốn 2006, cụ thể là mạch kiến thức Số học với chủ đề phép
nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 4 nhóm SV này cho rằng: Nội dung này đã đảm bảo tính
trình tự, tính gắn kết nhưng chưa có tính phù hợp, cụ thể là chưa phù hợp với nhận thức HS.
Nhóm SV đã chỉ ra rằng với mức độ cần đạt của CT là: biết đặt tính và thực hiện phép chia số
có nhiều chữ số cho số có khơng q hai chữ số (thương khơng q ba chữ số) thì CT nên đề
cập đến việc ước lượng được thương khi thực hiện phép chia (ví dụ: chia 572 cho 21 được
thương khơng thể là 30). Chính vì vậy, khi thực hiện nội dung này có thể lồng ghép bằng việc
hướng dẫn HS ước lượng thương trước khi thực hiện phép chia.

2.2.5. Biện pháp 5. Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch của bản thân để quản lý sự thay
đổi chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
2.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
2.2.5.2. Ý nghĩa của biện pháp
2.2.5.3. Nội dung biện pháp
a) Nội dung 1. Trang bị những kiến thức cơ bản cho SV về quản lý sự thay đổi trong
nhà trường
Hoạt động 1. Trang bị kiến thức về khái niệm, tầm quan trọng, nội dung, quy trình về sự
thay đổi trong nhà trường và quản lý sự thay đổi trong nhà trường cho SV.
Hoạt động 2. Chức năng của lập kế hoạch thực hiện thay đổi
b) Nội dung 2. Giới thiệu quy trình lập kế hoạch thực hiện thay đổi CT mơn Tốn
ở cấp TH.
20


Giảng viên gợi ý phương án mẫu lập kế hoạch thực hiện CT mơn Tốn ở cấp TH:
Kế hoạch thực hiện thay đổi chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học trong 1 năm
(Từ tháng… đến…)
Nội dung công việc

Dự kiến

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
1. Luận án đã chỉ ra được các căn cứ để đề xuất biện pháp: Cơ sở lý luận và kết quả khảo
sát thực trạng; Mục tiêu đào tạo ngành GDTH ở trường đại học sư phạm; Chuẩn đầu ra trong
CTĐT ngành GDTH; Nội dung và thời lượng được quy định trong khung CTĐT của các học
phần; phương thức và quy trình dạy học; định hướng đổi mới của CTGDPT mơn Tốn 2018.
2. Đề xuất được 5 biện pháp rèn luyện KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH cho
SV ngành GDTH.
3. Xây dựng được quy trình rèn luyện KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH cho

SV ngành GDTH và chỉ rõ quy trình này cần được tổ chức và kiểm soát một cách thường xuyên
và chặt chẽ.
4. Chỉ ra được các yêu cầu đối với mỗi giảng viên để họ có thể vận dụng thành công các
biện pháp rèn luyện KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH cho SV ngành GDTH.
5. Đề xuất các biện pháp hình thành và bồi dưỡng cho SV phong cách học tập mới.
Nội dung của chương này được thể hiện trong các cơng trình [22], [92], [93], [94].

21


Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính hiệu quả và khả thi của các biện
pháp nhằm rèn luyện KNTƯ với việc PTCT mơn Tốn ở cấp TH.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Trong q trình thực nghiệm, chúng tơi lựa chọn một số hoạt động học tập để đo trước
và sau thực nghiệm.
Nội dung
Nhiệm vụ
Yêu cầu sản phẩm
KN PTCT mơn Hoạt động 1. Phân tích tình hình
Tốn ở cấp TH nhà trường TH trong quá trình
SV rèn luyện NVSP.
KN phân tích
Hoạt động 1. Bảng lựa chọn và
CT mơn Tốn xác định mục tiêu dạy học phù
ở cấp TH
hợp với bối cảnh nhà trường TH.
Hoạt động 2. Bảng lựa chọn nội
dung dạy học phù hợp với bối

cảnh nhà trường phổ thơng.
Hoạt động 3. Phân tích sự thể
hiện của CT vào trong nội dung
SGK Toán ở TH
KN đánh giá Hoạt động 1. Xây dựng bảng
CT mơn Tốn ở tiêu chí đánh giá CT mơn Tốn
cấp TH
ở cấp TH.
Hoạt động 2. SV tập đánh giá
CT mơn Tốn ở cấp TH.
KN lập KHDH Hoạt động 1. SV lập KHDH năm
mơn Tốn ở học mơn Tốn ở cấp TH thích
cấp TH
ứng với sự thay đổi CT.
Hoạt động 2. SV lập KHDH một
bài dạy để thích ứng với việc
PTCT mơn Tốn ở cấp TH.

- Bảng phân tích tình hình nhà trường.
- Mục tiêu bài học đáp ứng CT cấp quốc
gia và phù hợp với CT nhà trường theo tiếp
cận năng lực.
- Bảng nội dung bài học trên phù hợp với
CT nhà trường theo định hướng tiếp cận
năng lực.
- SV thực hiện cá nhân trên lớp theo yêu
cầu giảng viên với một bài học bất kì trong
SGK để chỉ ra sự thể hiện của CT.
- Bảng đánh giá chương trình mơn Tốn ở
cấp TH.

- Bảng đánh giá chương trình mơn Tốn ở
cấp TH năm 2000.
- KHDH năm học mơn Tốn (mỗi nhóm có
5 KHDH với 5 lớp).
- Mỗi nhóm có một KHDH một bài dạy
mơn Tốn ở cấp TH.

KN quản lý sự Hoạt động 1. Lập kế hoạch của - Kế hoạch của bản thân thực hiện thay đổi
thay đổi CT bản thân thực hiện thay đổi CT CT theo mẫu.
mơn Tốn của theo mẫu đã thiết kế.
bản thân
3.3. Thời gian và phương thức tiến hành thực nghiệm
3.3.1. Thời gian thực nghiệm
Thực nghiệm lần 1: Thực nghiệm cho SV ngành GDTH khóa 57, với 50 SV lớp thực
nghiệm, 50 SV lớp đối chứng ở học kỳ 6 và học kỳ 7 năm học 2018 - 2019
Thực nghiệm lần 2: Thực nghiệm cho SV ngành GDTH khóa 58, với 50 SV lớp thực
nghiệm, 50 SV lớp đối chứng ở học kỳ 6 và học kỳ 7 năm học 2019 - 2020.
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành chọn một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng của khóa 57 và
khóa 58 của trường Đại học Vinh
3.4. Kỹ thuật và công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.1. Đánh giá về định tính
3.4.2. Đánh giá về định lượng
22


3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.5.1. Kết quả thực nghiệm rèn luyện các kỹ năng thành phần
a) Kỹ năng phân tích tình hình nhà trường tiểu học
Sự hình thành và phát triển KN phân tích tình hình nhà trường của SV không phải xảy

ra ngẫu nhiên mà thực sự do hiệu quả của việc rèn luyện và trên thực tế SV có 4 mơ đun rèn
luyện KN phân tích tình hình nhà trường TH nên ở thời điểm SV năm thứ 3 tương đối thành
thạo và SV năm thứ 4 là thành thạo.
b) Kỹ năng phân tích chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
Việc rèn luyện KN này xảy ra thực sự có hiệu quả. Bên cạnh đó, KN này được tích hợp
nhiều vào các học phần cơ sở ngành (Toán cao cấp, Toán sơ cấp) từ năm thứ nhất đến các học
phần phương pháp (PPDH mơn Tốn, Thực hành dạy học bộ môn,…) ở những năm học tiếp
theo với các mức độ khác nhau nên KN này có nhiều thời lượng để rèn luyện.
c) Kỹ năng đánh giá chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học
Sự phát triển KN đánh giá CT mơn Tốn ở cấp TH của SV không phải xảy ra ngẫu nhiên
mà do hiệu quả việc rèn luyện.
d) Kỹ năng lập kế hoạch dạy học mơn Tốn ở cấp tiểu học
Sự phát triển KN lập KHDH mơn Tốn ở cấp TH của SV có hiệu quả do việc rèn luyện
cùng với có nhiều thời lượng học tập và phù hợp đặc điểm nhận thức của SV.
e) Kỹ năng quản lý sự thay đổi chương trình mơn Tốn ở cấp tiểu học của bản thân
Hoạt động hình thành KN quản lý sự thay đổi CT mơn Tốn của SV khơng phải xảy ra
ngẫu nhiên mà thực sự do hiệu quả thông qua cài đặt vào trong nội dung các học phần Phát triển
chương trình Giáo dục tiểu học và học phần NVSP. Việc rèn luyện này có tính khả thi để từ đó
SV đã tiến bộ về nhận thức, kỹ năng lập kế hoạch để SV thích ứng và ứng phó được với những
thay đổi của CT mơn Tốn ở cấp TH tốt hơn.
3.5.2. Kết quả rèn luyện phối hợp nhiều kỹ năng
Khi rèn luyện các KN thành phần được thực hiện tốt thì khi phối hợp các KN cũng đem
lại hiệu quả nhưng kết quả này không đáng kể về mặt thống kê.
3.5.3. So sánh tổng hợp kết quả thực nghiệm của các lần rèn luyện
Từ số liệu thu thập được có thể thấy điểm trung bình chung của các lần rèn luyện tương
ứng với từng KN đều gia tăng. Sự chênh lệch về điểm số của lần rèn luyện thứ nhất và lần rèn
luyện thứ hai của các KN theo tiến trình thực nghiệm cho kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi KN
khác nhau sẽ có các mức độ thay đổi khác nhau do phụ thuộc vào mức độ rèn luyện từng KN
thành phần của giảng viên.
3.5.4. So sánh kết quả trước và sau rèn luyện của nhóm thực nghiệm

Kết quả là “Phương án trước và sau thực nghiệm có tác động khác nhau đến mức độ biểu
hiện KNTƯ với việc PTCT môn Toán ở cấp TH của SV. Kết quả sau thực nghiệm tốt hơn nhiều
so với trước thực nghiệm”.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để kiểm chứng tính đúng đắn, tính khoa học của giả thuyết khoa học đặt ra và tính khả
thi, hiệu quả của nội dung các biện pháp tác động nhằm rèn luyện KNTƯ với việc PTCT mơn
Tốn ở cấp TH, trong chương 3 của đề tài nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm 10 KN thành
phần và 2 KN phối hợp với lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Tác giả đã xử lý dữ liệu bằng
Toán thống kê và phân tích các dữ liệu bước đầu cho kết quả đáng tin cậy.
\
23


×