Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tổ chức rèn luyện kỹ năng phân tích chương trình môn tiếng việt cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.29 KB, 12 trang )

Tổ chức rèn luyện kỹ năng phân tích chương trình môn Tiếng Việt
cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
Tổ chức rèn luyện kỹ năng phân tích chương trình môn Tiếng
Việt cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học

PGS. TS. Chu Thị Thuỷ An
Trường Đại học Vinh
1. Chương trình, kỹ năng phân tích chương trình
"Chương trình là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng
thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó,
nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời,
xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương pháp,
phương tiện, cách thức tổ chức học tập, các cách thức đánh giá kết
quả học tập... nhằm đạt được mục tiêu học tập đã đề ra".[1.tr.14]
Kỹ năng phân tích chương trình là kỹ năng tìm hiểu chương
trình, từ đó, nắm vững từ mức độ khái quát đến cụ thể về mục tiêu,
cấu trúc nội dung, phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học
tập và đánh giá kết quả học tập được qui định trong chương trình.
Kỹ năng phân tích chương trình là một kỹ năng rất quan trọng
trong hệ thống kỹ năng cần thiết của người giáo viên (GV). Hiệu quả


của quá trình dạy học phụ thuộc rất nhiều vào việc GV nắm vững tư
tưởng chỉ đạo của chương trình, cơ sở khoa học của nội dung,
phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh
giá

kết

quả


học

tập

của

chương

trình.

2. Những hạn chế về kỹ năng phân tích chương trình trong
thực tế dạy học Tiếng Việt và đào tạo giáo viên tiểu học
Thứ nhất, quan sát thực tiễn dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học
hiện nay, chúng tôi thấy về kỹ năng phân tích chương trình còn rất
nhiều

hạn

chế.

GV tiểu học chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phân
tích chương trình nói chung và chương trình môn Tiếng Việt nói
riêng, chưa có ý thức trau dồi, rèn luyện kỹ năng này. Hầu hết, GV
chỉ sử dụng sách giáo khoa Tiếng Việt và bản phân phối chương
trình Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Từ đó, lập kế hoạch dạy học
cho từng tiết lên lớp của mình. Ít GV chú trọng việc xác định một cái
nhìn tổng thể về mục tiêu, cấu trúc nội dung của chương trình và cơ
sở khoa học của phương pháp thực hiện chương trình.Vì vậy, dẫn
đến nhiều lúng túng trong quá trình dạy học tiếng Việt. Chẳng hạn,
thực hiện chương trình này nhưng lại theo quan điểm của chương

trình kia; tiến hành các thao tác dạy học mà không hiểu tại sao phải


làm như vậy; không hiểu đúng ý đồ của sách giáo khoa, dạy không
"trúng" mục tiêu của bài học, không lý giải được các vấn đề vướng
mắc

trong

các

bài

học.

Mặt khác, khi hướng dẫn học sinh (HS) ôn tập hoặc khi bồi
dưỡng HS giỏi tiếng Việt, có tình trạng GV không khái quát được một
cách lôgic các mạch kiến thức và kỹ năng trong chương trình cấp
học cũng như chương trình của từng lớp, không khái quát được các
dạng câu hỏi, bài tập và mục đích, ý nghĩa của từng dạng, dẫn đến
quá trình hướng dẫn HS thực hiện mang tính mò mẫm, trùng lặp, tốn
nhiều thời gian và ảnh hưởng đến việc phát triển tư duy của HS.
Bên cạnh đó, kỹ năng phân tích chương trình kém cũng ảnh
hưởng đến kỹ năng thiết kế đề kiểm tra và việc tiến hành đánh giá
kết quả học tập tiếng Việt của HS. Bởi không hiểu tư tưởng chỉ đạo
và mục tiêu của chương trình thì việc đánh giá có thể lệch mục tiêu
và quá trình thực hiện. Chẳng hạn, mục tiêu cơ bản của chương trình
Tiếng Việt hiện hành là hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng
tiếng Việt; nội dung và phương pháp thực hiện chương trình đều
hướng tới mục tiêu này.Thế nhưng nhiều GV khi xây dựng đề kiểm

tra giữa kỳ, cuối kì, cuối năm lại thiên về đánh giá việc nắm các kiến
thức về tiếng Việt của HS. Ví dụ, đánh giá kết quả học tập của HS về


các kiểu câu kể, các đề kiểm tra chủ yếu yêu cầu HS gạch chân các
kiểu câu trong đoạn văn cho trước. Lẽ ra những bài tập nhận diện
không nên chiếm tỉ lệ quá cao mà nên kiểm tra khả năng vận dụng
như đặt các câu kể hoặc viết đoạn văn có sử dụng các kiểu câu kể.
Thứ hai, trong quá trình đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại
học, chúng tôi nhận thấy sinh viên (SV) gặp nhiều lúng túng khi rèn
luyện kỹ năng này. Bởi vì muốn rèn luyện được kỹ năng phân tích
chương trình, trước hết, SV phải trang bị được những kiến thức cần
thiết về Ngôn ngữ học, Việt ngữ học cũng như các tri thức về Tâm lý
học, Giáo dục học. Trên cơ sở đó, phải tiến hành các hoạt động
luyện tập mang tính khoa học, yêu cầu có khả năng tư duy lô gic,
phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp hoá, khái quát hoá, trừu
tượng hoá để nắm được đặc trưng về mục tiêu, cấu trúc tổng thể, tư
tưởng chỉ đạo của chương trình. Từ đó, cụ thể hoá được các đặc
trưng này trên các bộ phận nội dung, lí giải cách vận dụng các
phương pháp, phương tiện dạy học và cách thức đánh giá kết quả
học tập tiếng Việt của HS, sau đó, là sự cụ thể hoá trên từng bài
học.Quá trình rèn luyện kỹ năng phân tích chương trình nói chung và
kỹ năng phân tích chương trình môn Tiếng Việt nói riêng không phải
là một quá trình đơn giản, dễ thực hiện. Các hoạt động rèn luyện


trong quá trình này mang tính trí tuệ cao, yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác,
khoa

học




sự

vững

vàng

về

mặt

tri

thức.

Chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc xây dựng
được nội dung và qui trình hướng dẫn SV rèn luyện kỹ năng phân
tích chương trình dùng cho các trường Đại học đào tạo GV tiểu học.
Hầu hết, việc rèn luyện kỹ năng phân tích chương trình Tiếng Việt
cho sinh viên ngành GDTH ở các trường Đại học đều đang tiến hành
theo kinh nghiệm, chưa đồng bộ, chưa hệ thống. Thời lượng sử dụng
để rèn luyện kỹ năng này cho SV còn rất ít. Hầu hết chỉ thực hiện
trong và sau khi sinh viên học học phần Phương pháp dạy học tiếng
Việt. Và có tình trạng khi học đến môn học này, SV đã quên mất các
kiến thức về Ngôn ngữ học, Văn học đã được học trước đó, phải tiến
hành

ôn


tập

lại

thì

mới

vận

dụng

được.

3. Một số đề xuất về nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ
năng phân tích chương trình môn Tiếng Việt cho SV ngành
GDTH
3.1.Theo chúng tôi, rèn luyện kỹ năng phân tích chương trình
Tiếng Việt cho sinh viên là rèn luyện một tổ hợp nhiều kỹ năng, bao
gồm các kỹ năng cơ bản: kỹ năng phân tích và giải thích mục tiêu
môn học, kỹ năng phân tích cấu trúc nội dung tổng thể (các mạch


kiến thức, kỹ năng) của chương trình, kỹ năng phân tích mục tiêu, nội
dung của từng phân môn, kỹ năng phân tích các bài học của SGK
Tiếng

Việt.
Kỹ năng phân tích mục tiêu môn học là kỹ năng quan trọng


hàng đầu của tổ hợp kỹ năng phân tích chương trình. Bởi mục tiêu
môn học sẽ qui định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS. Nắm vững được
mục tiêu môn học, GV mới có thể lý giải cơ sở xuất phát của mọi vấn
đề về nội dung, hình thức dạy học Tiếng Việt được thể hiện trong
toàn bộ chương trình và trong SGK. Từ đó, có thể lựa chọn phương
pháp dạy học phù hợp nhằm đạt kết quả dạy học cao nhất cũng như
có biện pháp xử lý tối ưu cho những tình huống dạy học cụ thể.
Chẳng hạn, hiểu được mục tiêu "hình thành và phát triển các kỹ năng
giao tiếp cho HS" là mục tiêu hàng đầu của môn Tiếng Việt, GV sẽ lý
giải được tại sao khi dạy về trạng ngữ, sách Tiếng Việt 4 đã sử dụng
tên bài học là "Thêm trạng ngữ cho câu"; khi dạy về phép thế sách
Tiếng Việt 5 đã sử dụng tên bài học "Liên kết câu bằng cách thay thế
từ ngữ" và cách trình bày nội dung tương ứng với những tên gọi đó.
Hiểu được mục tiêu môn học Tiếng Việt, GV sẽ lý giải được tại sao
phân môn Tập làm văn đề cao phương pháp trò chơi đóng vai, đề


cao

việc

sử

dụng

các

bài


tập

tình

huống

lời

nói.

Để rèn luyện kỹ năng phân tích mục tiêu môn học Tiếng Việt
cho SV, có thể đưa ra yêu cầu phân tích, so sánh để tìm ra điểm
giống nhau và khác nhau về mục tiêu môn học Tiếng Việt của các
chương trình khác nhau. Chẳng hạn, so sánh chương trình hiện
hành và chương trình cải cách giáo dục (CCGD) trước đây hoặc
chương trình sau năm 2018. Giảng viên cần cung cấp cho sinh viên
một số văn bản về mục tiêu môn học hoặc mục tiêu phân môn, yêu
cầu sinh viên đọc và phân tích; so sánh, đối chiếu mục tiêu của các
chương

trình.

Sau khi đã nắm được mục tiêu của môn học, người GV cần
nắm được cấu trúc nội dung tổng thể của chương trình. Đây chính là
cấu trúc nội dung bề sâu chứ không phải là cấu trúc bề mặt và mang
tính hình thức. Xuất phát từ mục tiêu, chương trình sẽ được triển
khai ra thành các mạch kỹ năng và kiến thức nhất định. Chẳng hạn,
về kỹ năng sử dụng tiếng Việt, sẽ được phân thành các mạch: đọc,
viết, nghe, nói; về kiến thức tiếng Việt, sẽ được phân thành các

mạch: ngữ âm và chữ viết; từ vựng - ngữ nghĩa; ngữ pháp; văn
bản.Việc nắm được các mạch kỹ năng và kiến thức này sẽ giúp cho
GV có một cái nhìn khái quát, chủ động toàn bộ chương trình Tiếng


Việt tiểu học để có thể đi sâu vào các vấn đề cụ thể; tránh được tình
trạng "thấy cây mà không thấy rừng" trong quá trình dạy học.
Kỹ năng và kiến thức về tiếng Việt nói trên sẽ được thể hiện
thành 7 phân môn: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và
câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Cần hướng dẫn SV phân tích, lý giải
được mục tiêu cụ thể của từng phân môn bởi mục tiêu môn học sẽ
được cụ thể hoá thành mục tiêu phân môn. Sau đó, cần rèn luyện kỹ
năng hệ thống hoá được nội dung dạy học của từng phân môn.Thao
tác này có thể tổ chức cho SV tiến hành trên chương trình tổng thể,
kết

hợp

với

việc

phân

tích

SGK

Tiếng


Việt.

Tuy nhiên, kỹ năng cụ thể nhất không thể thiếu được của người
GV là kỹ năng phân tích bài học của SGK Tiếng Việt. Để có thể tiến
hành dạy học, người GV phải nắm được mục đích, yêu cầu và nội
dung của bài học và xác định được cách tổ chức hướng dẫn HS thực
hiện. Việc phân tích nội dung cụ thể trong SGK Tiếng Việt trên cơ sở
đã nhuần nhuyễn về chương trình tổng thể giúp GV chiếm lĩnh được
"ý đồ" thể hiện trong sách. Việc làm này, đôi khi, cũng giúp GV thấy
được những sai sót hoặc chưa phù hợp của nội dung bài học Tiếng
Việt trong SGK. Khi rèn luyện kỹ năng này, cũng cần tổ chức cho
SV khảo sát, so sánh để thấy được vị trí, mối liên hệ, cũng như tính


mức độ về kiến thức, kỹ năng của các bài học trong sách. Bởi vì, đa
số các chương trình Tiếng Việt ở tiểu học đều được xây dựng theo
cấu

trúc

đồng

tâm.

Ngoài ra, trong quá trình rèn luyện kỹ năng phân tích các bài
học của SGK, cũng cần hướng dẫn SV kỹ năng phân ra các dạng bài
học. Từ việc nắm được đặc điểm các dạng bài học, SV sẽ nhận thấy
sự giống nhau và khác nhau về phương pháp và qui trình lên lớp.
Trong quá trình rèn luyện các kỹ năng trên, SV nên thấy được
mục tiêu môn học chính là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, chi phối mọi

yếu tố về nội dung, hình thức và cách tổ chức thực hiện chương trình


SGK.
3.2.Việc tổ chức rèn luyện kỹ năng phân tích chương trình

Tiếng Việt cho sinh viên phải tiến hành đồng bộ và tích hợp trong
nhiều hoạt động. Vì như trên đã nói, đây là một kỹ năng phức tạp, có
yêu cầu cao về nền tảng tri thức và về khả năng tư duy, khả năng áp
dụng các vấn đề lý luận vào thực tiễn chương trình, SGK. Cho nên
trong quá trình đào tạo, phải ý thức rằng không chỉ học phần Phương
pháp dạy học tiếng Việt mới có nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng phân tích
chương

trình.

Kỹ năng phân tích chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học của


sinh viên phải được rèn luyện từ khi học các học phần Tiếng Việt 1,
Tiếng Việt 2, Văn học 1, Văn học 2...; các chuyên đề tự chọn về ngôn
ngữ học và tiếng Việt. Với các học phần này, giảng viên phải thiết lập
mối quan hệ giữa những kiến thức về ngôn ngữ học và văn học với
nội dung môn Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học.Qua các bài tập
nghiên cứu khoa học, các chủ đề xemina, dưới sự hướng dẫn của
giảng viên, SV có điều kiện rèn luyện kỹ năng phân tích các nội dung
cụ thể trong chương trình, SGK Tiếng Việt tiểu học để thấy được cơ
sở khoa học và tính mức độ về kiến thức và kỹ năng.
Kỹ năng nói trên, sẽ được tiếp tục rèn luyện nâng cao khi SV
tiếp cận với các học phần Lý luận và phương pháp dạy học tiếng

Việt. Bởi qua các học phần này, SV sẽ nhận thức được mối liên hệ
mật thiết, đóng vai trò nền tảng giữa ngôn ngữ học, văn học với lý
luận dạy học tiếng Việt. Phải chú trọng việc phân tích cơ sở ngôn
ngữ học và văn học của ngành khoa học về phương pháp dạy học
tiếng Việt, từ đó, SV có kỹ năng giải thích, minh hoạ về cơ sở khoa
học của cấu trúc nội dung môn học tiếng Việt, cơ sở khoa học của
việc xây dựng các nguyên tắc, phương pháp dạy học tiếng Việt ở
tiểu học. Như vậy, rèn luyện kỹ năng phân tích chương trình cũng
chính là một phương diện của việc rèn luyện kỹ năng nghiên cứu


khoa học cho SV. Kỹ năng này sẽ giúp SV tự hoàn thiện các kỹ năng
khác, liên tục nâng cao năng lực dạy học của bản thân.
Những kỹ năng mang tính chất cụ thể như kỹ năng phân tích
mục tiêu, cấu trúc tổng thể chương trình, phân tích SGK, cần tổ
chức rèn luyện khi SV đã được trang bị các kiến thức cơ bản về
chương trình, SGK Tiếng Việt cũng như các kiến thức cần thiết về
nguyên tắc, phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học. Vì vậy, có
thể tiến hành đồng thời với việc dạy các học phần Phương pháp dạy
học tiếng Việt, cũng có thể tổ chức rèn luyện sau khi SV kết thúc việc
học lý thuyết thông qua các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
thường

xuyên.

Trên đây, là một suy nghĩ và đề xuất của chúng tôi về việc rèn
luyện kỹ năng phân tích chương trình môn Tiếng Việt. Những đề xuất
này đã được thử nghiệm bước đầu trong quá trình đào tạo SV
ngành


GDTH

Tài



trường

liệu

Đại

học

tham

Vinh.

khảo:

1. Nguyễn Hữu Châu, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá
trình

dạy

học,

NXB

Giáo


dục,



Nội,

2006.

2. Lê Phương Nga (Chủ biên), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở


tiểu

học

I,

NXB

ĐHSP,



Nội,

2009.

3. Chu Thị Thuỷ An, Đặc điểm của chương trình Tiếng Việt tiểu học
và những yêu cầu đặt ra với việc đào tạo giáo viên, Tạp chí Giáo

dục,

Số

39

(2002),

17-18.

4. Chu Thị Thuỷ An, Một số kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên Đại
học sư phạm nghiên cứu khoa học, Tạp chí Giáo dục, Số 174 (2007),
32-33.



×