Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo trong quá trình làm quen với toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.52 KB, 7 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE

Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 112-118

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SO SÁNH
CHO TRẺ MẪU GIÁO TRONG Q TRÌNH LÀM QUEN VỚI TỐN

Đỗ Thị Minh Liên

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1.

Mở đầu

So sánh là một trong những khả năng quan trọng của q trình nhận thức
nói chung và tư duy nói riêng. Khơng có so sánh thì khơng có nhận thức, khơng có
hiện tượng tư duy và khơng có dạy học. Khả năng so sánh (KNSS) giúp con người
nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng có trong thế giới
xung quanh trẻ, nhờ vậy mà con người nhận biết chúng đầy đủ và sâu sắc. Các dấu
hiệu tốn học (số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí sắp đặt,...) và các mối quan
hệ tốn học (mối quan hệ số lượng, mối quan hệ không gian và thời gian) là những
dấu hiệu đặc trưng có trong các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh trẻ. Để
trẻ có thể nhận biết sâu sắc, đầy đủ dấu hiệu này thì cần phát triển ở trẻ khả năng
nhận biết, phân biệt sự giống và khác nhau về số lượng, kích thước, hình dạng và
vị trí sắp đặt giữa các đối tượng và các nhóm đối tượng. Chính vì vậy mà việc phát
triển KNSS cho trẻ ngay từ nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non
(GDMN).
Các hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non là điều kiện thuận
lợi để phát triển KNSS cho trẻ. Trong quá trình này, giáo viên (GV) dạy trẻ các
biện pháp so sánh các dấu hiệu số lượng, kích thước, hình dạng,. . . để trẻ nhận biết


các mối quan hệ toán học giữa chúng, đồng thời dạy trẻ phản ánh kết quả so sánh
bằng lời nói. Tuy nhiên, trong thực tiễn GDMN hiện nay, việc sử dụng các biện
pháp tối ưu để phát triển có hiệu quả KNSS cho trẻ mẫu giáo trong quá trình dạy
học này chưa được GV quan tâm đúng mức. Do đó, việc nghiên cứu các biện pháp
phát triển KNSS cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán là rất
cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục này.

2.

Nội dung nghiên cứu

* KNSS của trẻ mẫu giáo trong q trình làm quen với tốn.
KNSS được hình thành dần ở trẻ nhỏ trong quá trình trẻ thao tác với các đồ
vật, đồ chơi có kích thước khác nhau. Thông qua các hoạt động làm quen với tốn,
ở trẻ dần hình thành những biểu tượng về số lượng, kích thước, hình dạng của các
112


Nghiên cứu phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo...

vật và các nhóm vật. Trên cơ sở đó, ở trẻ xuất hiện nhu cầu so sánh các dấu hiệu
toán học này để nhận biết, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các vật. Ban đầu
trẻ bắt chước các biện pháp so sánh từ người lớn, còn trong các hoạt động cho trẻ
làm quen với toán, giáo viên dạy trẻ các biện pháp so sánh số lượng, kích thước,
hình dạng, nhờ đó KNSS của trẻ ngày càng được phát triển. Các hoạt động khác
nhau của trẻ trong trường MN là cơ hội để trẻ vận dụng các kiến thức và kĩ năng
so sánh đã biết vào việc thực hiện các nhiệm vụ so sánh đa dạng. Như vậy, KNSS
trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán là khả năng trẻ biết vận dụng những
kiến thức toán học sơ đẳng đã nắm được để nhận biết sự giống và khác nhau về các
dấu hiệu toán học và mối quan hệ tốn học có trong các sự vật, hiện tượng xung

quanh [3].
Đặc thù của quá trình phát triển KNSS của trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm
quen với toán cho thấy KNSS của trẻ được xác định bằng các dấu hiệu sau:
- Nắm được mục đích so sánh số lượng, kích thước, hình dạng,...
- Nắm được phương thức so sánh số lượng, kích thước, hình dạng bằng các
biện pháp so sánh.
- Thực hiện được các nhiệm vụ so sánh số lượng, kích thước, hình dạng của
các vật và các nhóm vật bằng phương thức đã học và phản ánh kết quả so sánh
bằng lời nói.
- Thực hiện nhiệm vụ so sánh độc lập, chính xác.
- Áp dụng kĩ năng so sánh đã học vào các tình huống đa dạng [1].
* Các giai đoạn phát triển KNSS cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen
với toán.
Để phát triển KNSS cho trẻ trong các hoạt động làm quen với toán, chúng tơi
xây dựng qui trình phát triển KNSS cho trẻ trong các hoạt động làm quen với toán
theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Giúp trẻ hiểu mục đích của hoạt động so sánh số lượng, kích
thước, hình dạng giữa các vật và các nhóm đối tượng.
- Giai đoạn 2: Có sự hướng dẫn (làm mẫu) của người lớn để trẻ có tri thức về
phương thức thực hiện so sánh các dấu hiệu toán học.
- Giai đoạn 3: Rèn luyện kĩ năng so sánh sơ bộ đã được hình thành ở trẻ, dạy
trẻ phản ánh bằng lời nói các mối quan hệ toán học.
- Giai đoạn 4: Giúp trẻ vận dụng những kĩ năng so sánh các dấu hiệu tốn
học đã được hình thành vào các hoạt động khác nhau trong thực tiễn.
Các giai đoạn phát triển KNSS trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, kết quả
của giai đoạn trước là tiền đề để tiến hành giai đoạn sau. Việc thực hiện mỗi giai
đoạn phát triển KNSS trên cho trẻ mẫu giáo cần những biện pháp tác động nhất
định. Trên cơ sở các giai đoạn này, chúng tôi đưa ra các biện pháp tác động nhằm
phát triển KNSS cho trẻ.
113



Đỗ Thị Minh Liên

Sự phát triển KNSS của trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen với toán chịu
ảnh hưởng của những yếu tố như: môi trường hoạt động của trẻ, tác động giáo dục
của người lớn, sự phát triển tâm sinh lí đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ so
sánh và tính tích cực hoạt động của cá nhân trẻ. Các yếu tố này là cơ sở để xây
dựng các biện pháp nhằm phát triển KNSS cho trẻ trong hoạt động làm quen với
tốn có hiệu quả [2].
* Thực trạng phát triển KNSS cho trẻ trong hoạt động làm quen với tốn.
Chúng tơi tiến hành điều tra thực trạng việc phát triển KNSS của trẻ 4 - 5
tuổi trong hoạt động làm quen với toán với 300 GV mầm non thuộc các tỉnh: Hải
Dương, Nghệ An, Bắc Ninh và 150 trẻ 4 - 5 tuổi thuộc các trường mầm non Nghệ
An và Hải Dương, nhằm tìm hiểu:
- Thực trạng nội dung chương trình “Hình thành biểu tượng tốn học sơ đẳng
cho trẻ mẫu giáo” hiện hành đối với việc phát triển KNSS cho trẻ.
- Nhận thức của GV về việc phát triển KNSS các dấu hiệu toán học cho trẻ.
- Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển KNSS cho trẻ trong hoạt động
làm quen với toán của GV.
- Mức độ phát triển KNSS của trẻ trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán
ở trường mầm non.
Kết quả điều tra thực trạng phát triển KNSS của trẻ trong hoạt động làm
quen với toán cho thấy:
- Việc phát triển KNSS của trẻ trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở
các trường mầm non hiện nay được thực hiện theo hai chương trình: chương trình
cải cách và chương trình đổi mới GDMN. Các chương trình này đã góp phần hình
thành cho trẻ những biểu tượng về số lượng, kích thước, hình dạng, dạy trẻ một số
biện pháp so sánh các dấu hiệu toán học này, nhờ vậy mà KNSS ở trẻ được phát
triển. Tuy nhiên, cách dạy theo chương trình cải cách tạo ra khn mẫu cứng nhắc

trong việc tổ chức hoạt động dạy của GV và hoạt động học của trẻ, vì vậy khơng
phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ khi hoạt động, do đó hiệu quả phát
triển KNSS của trẻ cịn thấp.
- Chương trình đổi mới cho phép GV được linh hoạt thiết kế các hoạt động
giáo dục phù hợp với đặc điểm và khả năng so sánh của trẻ, đặc điểm của trường,
lớp, khuyến khích GV tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng dạy
học, phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ trong hoạt động, vì vậy
KNSS của trẻ được phát triển. Tuy nhiên chương trình được xây dựng theo hướng
tích hợp, do đó GV thường nhồi nhét kiến thức trong q trình dạy trẻ so sánh, vì
vậy mà ít chú ý tới thời gian và các biện pháp nhằm giúp trẻ luyện tập so sánh số
lượng, kích thước, hình dạng,...
- Kết quả điều tra nhận thức của GV về việc phát triển KNSS cho trẻ trong
hoạt động cho trẻ làm quen với toán cho thấy, phần lớn GV thấy được sự cần thiết
và vai trò của nhiệm vụ giáo dục này nhằm phát triển khả năng nhận thức cho trẻ,
114


Nghiên cứu phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo...

góp phần thỏa mãn nhu cầu nhận thức mối quan hệ tốn học có trong thế giới xung
quanh trẻ. Tuy nhiên nhiều GV vẫn cho rằng việc trang bị kiến thức cho trẻ là quan
trọng hơn, vì vậy họ chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc phát triển KNSS cho
trẻ. Điều đó làm hạn chế hiệu quả của việc phát triển KNSS của trẻ.
- Thực tiễn GDMN, trong hoạt động học tốn có chủ đích, GV vẫn dạy theo
phương pháp cũ, mang tính áp đặt, trẻ ít được hoạt động, ít được độc lập hành
động theo ý muốn của mình, GV chưa biết tạo cơ hội cho trẻ tìm tịi, khám phá,
tự hoạt động để rèn kĩ năng và áp dụng chúng vào các tình huống khác nhau... Các
biện pháp hình thành kĩ năng so sánh cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán
thường đơn điệu, kém sáng tạo nên gây cho trẻ sự nhàm chán, kém hứng thú khi
tham gia hoạt động. Đồ dùng, đồ chơi dành cho trẻ luyện tập thiếu thốn hoặc GV

chưa biết cách sử dụng chúng vào quá trình phát triển KNSS cho trẻ. Việc kết hợp
thực hiện nhiệm vụ dạy học này trên các tiết học và các hoạt động khác ít được GV
chú ý. Việc sử dụng các biện pháp như: bài luyện tập, trò chơi học tập vào việc thực
hiện nhiệm vụ dạy học này cịn mang tính tự phát, thiếu tính hệ thống và nhiều lúc
mang tính hình thức, vì vậy mức độ phát triển KNSS cho trẻ trong hoạt động làm
quen với tốn cịn chưa cao.
Chúng tơi đánh giá mức độ phát triển KNSS của trẻ 4 - 5 tuổi trong hoạt
động làm quen với toán bằng phương pháp khảo sát. Chúng tôi dựa vào nội dung
chương trình “Hình thành biểu tượng tốn học sơ đẳng cho trẻ 4 - 5 tuổi” hiện hành
để xây dựng nội dung bài khảo sát. Trẻ độc lập thực hiện các bài tập trong bài khảo
sát và kết quả trẻ thực hiện chúng được chúng tôi đánh giá bằng thang điểm 20.
Dựa trên kết quả điểm đạt được của mỗi trẻ, chúng tôi phân loại mức độ phát triển
KNSS của trẻ 4- 5 tuổi thành các mức độ: rất cao, cao, trung bình và thấp.
Kết quả điều tra mức độ phát triển KNSS của trẻ 4 - 5 tuổi trong hoạt động
làm quen với toán được thể hiện ở bảng dưới đây:

Số trẻ

150

Bảng 1. Kết quả mức độ phát triển KNSS
trong hoạt động làm quen với toán
MĐ phát triển KNSS số lượng, kích thước, hình dạng của trẻ
Rất cao
Cao
Trung bình
Thấp
SL
%
SL

%
SL
%
SL
%
12
8
20
13,3
63
42
47
31,3

* Các biện pháp phát triển KNSS cho trẻ 4 - 5 tuổi trong hoạt động làm quen
với tốn.
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của các biện pháp phát triển KNSS cho trẻ,
chúng tôi đề xuất các biện pháp phát triển KNSS cho trẻ 4 - 5 tuổi trong hoạt động
làm quen với tốn. Cụ thể:
- Tạo các tình huống có vấn đề nhằm tạo nhu cầu, tâm thế so sánh cho trẻ.
- Sử dụng hành động mẫu kết hợp với lời giảng giải nhằm trang bị cho trẻ tri
115


Đỗ Thị Minh Liên

thức về phương thức thực hiện so sánh số lượng, kích thước, hình dạng.
- Tăng cường sử dụng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ.
- Sử dụng hệ thống trò chơi học tập nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ.
- Tổ chức các dạng hoạt động đa dạng cho trẻ nhằm giúp trẻ ứng dụng kĩ năng

so sánh.
Các biện pháp dạy học trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng bổ sung
hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển KNSS cho trẻ nhằm nâng cao hiệu quả
của quá trình giáo dục này.
Biện pháp tạo các tình huống có vấn đề nhằm tạo nhu cầu, tâm thế so sánh
cho trẻ, đặt ra các yếu tố, tình huống cần giải quyết, từ đó trẻ bắt đầu tổng hợp
các dữ liệu để so sánh, đối chiếu tìm phương pháp giải quyết vấn đề tốt nhất. Biện
pháp sử dụng hành động mẫu trang bị cho trẻ tri thức về phương thức thực hiện
so sánh. Các biện pháp sử dụng hệ thống bài tập và trò chơi học tập giúp trẻ rèn
luyện và phát triển kĩ năng so sánh đã được hình thành sơ bộ ở trẻ, giúp trẻ luyện
tập để có được kĩ năng bền vững, ổn định. Biện pháp sử dụng các dạng hoạt động
khác của trẻ sẽ giúp trẻ sử dụng kĩ năng so sánh đã được hình thành vào các dạng
hoạt động khác như: tạo hình, làm quen với mơi trường xung quanh,. . .
Để kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp tác động trên, chúng
tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm với 120 trẻ 4 - 5 tuổi tại Nghệ An và Hải
Dương. Mức độ phát triển KNSS của trẻ cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau
thời gian tiến hành thực nghiệm các biện pháp phát triển KNSS cho trẻ 4 - 5 tuổi
trong hoạt động làm quen với tốn đã xây dựng với trẻ nhóm thực nghiệm được thể
hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2. Mức độ phát triển KNSS của trẻ trong hoạt động làm quen với toán
ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau thực nghiệm
Mức độ hình thành kĩ năng
Nhóm Thời
gian
so sánh số lượng của trẻ(%)
S
X
X Sau − X Trước
trẻ
Rất cao

Cao
TB
Thấp
Trước
TN
10
16
42
32
11.06
2.36
3.71
TN
Sau TN
22
34
28
16
13.42
3.30
Trước
ĐC
8
16
44
32
11.12
0.38
3.64
TN

Sau TN
10
18
44
28
11.50
3.59

Trong đó: TN - thực nghiệm; ĐC - đối chứng; X, X sau , X trước là điểm trung
bình, điểm trung bình trước thực nghiệm, điểm trung bình sau thực nghiệm; S - độ
lệch chuẩn.
Kết quả ở bảng trên cho thấy, mức độ phát triển KNSS của trẻ nhóm thực
nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm tác động là tương đương nhau. Tuy nhiên,
116


Nghiên cứu phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo...

sau thực nghiệm mức độ phát triển KNSS ở trẻ nhóm thực nghiệm đã cao hơn hẳn
nhóm đối chứng. Nhờ có sự tác động của các biện pháp phát triển KNSS đã nghiên
cứu nên điểm trung bình thực hiện bài tập so sánh của trẻ nhóm thực nghiệm và
đối chứng đã có sự chênh lệch. Hơn nữa, số trẻ có KNSS ở mức độ rất cao và cao
của trẻ nhóm thực nghiệm tăng lên nhiều so với trước thực nghiệm và cao hơn hẳn
so với nhóm đối chứng. Như vậy, việc sử dụng các biện pháp phát triển KNSS cho
trẻ trong hoạt động làm quen với toán được chúng tơi xây dựng là có hiệu quả. Trẻ
trong nhóm thực nghiệm thực hiện nhiệm vụ so sánh số lượng, kích thước, hình dạng
ngày càng chính xác và nhanh nhạy. Hầu hết trẻ rất tích cực, độc lập, chính xác khi
thực hiện nhiệm vụ so sánh. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít trẻ có kết quả chưa cao
khi thực hiện nhiệm vụ này. Độ lệch chuẩn cho thấy kết quả thực hiện nhiệm vụ so
sánh của trẻ nhóm thực nghiệm đồng đều hơn so với trẻ nhóm đối chứng.

Sau thực nghiệm tác động, ở nhóm đối chứng số trẻ có KNSS đạt mức độ rất
cao và cao tăng lên không nhiều, mức độ trung bình và thấp cịn nhiều. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là các biện pháp mà GV sử dụng thường
đơn điệu, nhàm chán khiến trẻ khơng hứng thú, tích cực khi thực hiện nhiệm vụ so
sánh số lượng, kích thước, hình dạng. Vì vậy, hiệu quả phát triển KNSS ở trẻ còn
thấp.
Kết quả thực nghiệm sư phạm trên đã khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả
của các biện pháp phát triển KNSS mà chúng tơi đã xây dựng. Do đó các biện pháp
này có thể được áp dụng vào thực tiễn GDMN để phát triển KNSS cho trẻ 4 - 5
tuổi trong q trình cho trẻ làm quen với tốn.
* Kết luận và kiến nghị.
- Việc nghiên cứu và xây dựng các biện pháp phát triển KNSS số lượng, kích
thước, hình dạng cho trẻ trong các hoạt động cho trẻ làm quen với tốn cần tiến
hành theo qui trình phát triển KNSS với việc phối hợp sử dụng các biện pháp đa
dạng trong q trình tổ chức hoạt động nhận biết tích cực cho trẻ dưới sự hướng
dẫn của GV.
- Để nâng cao mức độ phát triển KNSS cho trẻ trong hoạt động cho trẻ làm
quen với toán nên áp dụng các biện pháp mà chúng tôi đã nghiên cứu đồng thời cần
tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả của quá
trình giáo dục này.
Để áp dụng được các biện pháp phát triển KNSS trong hoạt động cho trẻ làm
quen với toán đã nghiên cứu cần chú ý những vấn đề sau:
- Chuẩn bị tốt các tài liệu hướng dẫn GV áp dụng các biện pháp phát triển
KNSS số lượng, kích thước, hình dạng cho trẻ trong hoạt động cho trẻ làm quen với
toán.
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho GV mục đích, nội dung, biện pháp,
hình thức phát triển KNSS cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động cho trẻ làm quen với
toán. Hướng dẫn GV cách thức phối hợp các biện pháp đã nghiên cứu khi thực hiện
117



Đỗ Thị Minh Liên

nhiệm vụ phát triển KNSS cho trẻ.
- Chú trọng xây dựng môi trường hoạt động nhằm tạo điều kiện cho trẻ thực
hiện các nhiệm vụ so sánh, trên cơ sở đó, kĩ năng so sánh của trẻ được hình thành
và rèn luyện.
- Tăng cường tạo cơ hội cho trẻ áp dụng những kĩ năng so sánh số lượng, kích
thước, hình dạng đã nắm được vào các tình huống, hoàn cảnh khác nhau của trẻ
trong trường mầm non.

3.

Kết luận

Mặc dù KNSS là một kĩ năng quan trọng của trẻ, nhưng việc dạy KNSS cho
trẻ ở các trường mầm non còn chưa thực sự được coi trọng và kết quả còn chưa cao.
Tác giả đã đưa ra một số biện pháp phát triển KNSS cho trẻ. Qua thực nghiệm đã
chứng tỏ các biện pháp này có tác động tốt lên trẻ. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng trong q trình dạy trẻ KNSS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] B.B. Danhilơva, 1998. Chuẩn bị cho trẻ học toán ở trường Tiểu học. Nxb
Akademi, Matxcơva.
[2] A.V Daporôdest, 2000. Những cơ sở của giáo dục mẫu giáo. Nxb Đại học
Sư phạm Hà Nội.
[3] A.U. Uxơva, 1987. Giáo dục trí tuệ trong q trình dạy học. Nxb Giáo dục.
ABSTRACT
Developing coparison ability
of kindergarteness in maths - acquaiting activities
Learner’s need the important ability of awareness and thinking, comparison

helps children distinguish similarities and differences in terms of amount, size, shape,
etc. among surrounding things. Comparison ability is developed by use of toys,
objects of various shapes and sizes, etc. With adult aids, children learn ways to
compare mathematic symbols in surrounding things and phenomenon. Maths acquainted activities in pre-schools facilitate children’s comparison abilities, realizing
and understanding the surrounding world more clearly.
At present, many pre-school teachers do no understand clearly about developing comparison abilities for children. They cannot use combinations of methods in
organizing maths acquainted activities. At present this ability of children is limited.
Therefore, to overcome this limitation, there is a need for methods to develop
comparison abilities for children and to combine these methods in maths acquainted
activities. These will help children understand amounts, sizes, shape comparison
among objects, know ways to compare mathematic symbols and applying them into
other activities.

118



×