Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Động cơ học tập của sinh viên ngành tâm lý học trường đại học văn hiến (tp hcm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.91 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ HỒNG THÁI

ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
NGÀNH TÂM LÝ HỌC
TRƯỜNG ĐẠIHỌC VĂN HIẾN (TP.HCM)

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2010



1

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn: 
Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa, các thầy
Cô trong khoa Tâm lý - Giáo dục, phịng KHCN-SĐH đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tơi
trong suốt khóa học. 
Ban giám hiệu Trường đại học Văn Hiến, Ban chủ nhiệm khoa tâm lý học, các
thầy cô tham gia giảng dạy và sinh viên trong khoa Tâm lý học đã hỗ trợ tơi hồn thành
đề tài nghiên cứu của mình. 
Tơi xin tỏ lịng biết ơn đến PGS.TS Trần Tuấn Lộ đã tận tâm chỉ dẫn tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn. 
Cho tơi bày tỏ lịng cảm ơn tới bạn bè cùng lớp, người thân đã động viên, giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn này. 

Tp.Hồ Chí Minh tháng 07 năm 2010


Tác giả 
Phạm Thị Hồng 'Phái


2

MỤCLỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 1 
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5 
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................. 5 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 6 
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 6 
3.1. Khách thể nghiên cứu .......................................................................................... 6 
3.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 6 
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................................. 6 
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 7 
5.1. Lựa chọn và trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu ... 7 
5.2. Khảo sát thực trạng động cơ học tập của sinh viên khoa Tâm lý học trường đại
học Văn Hiến. ............................................................................................................. 7 
5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục động cơ học tập cho sinh viên khoa Tâm lý
học trường đại học Văn Hiến...................................................................................... 7 
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 7 
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 7 
7.1. Các quan điểm phương pháp luận về cách tiếp cận đế nghiên cứu vấn đề: ....... 7 
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: ......................................................................... 9 
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 10 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 11 
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng .... 11 
1.1.1. Ở nước ngồi .................................................................................................. 11 
1.1.2. Ở trong nước: ................................................................................................. 13 



3
1.2. Các thuyết về động cơ và các khái niệm làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
đề tài .............................................................................................................................. 16 
1.2.1 Lý luận về nhu cầu học tập .............................................................................. 16 
1.2.2 Lý luận về hoạt động học tập ........................................................................... 20 
1.2.3 Lý luận về động cơ ........................................................................................... 25 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA
TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO
DỤC ĐỘNG CƠ CHO HỌ ............................................................................................. 40 
2.1 Một số đặc điểm của khoa Tâm lý học và của sinh viên khoa Tâm lý học trường
đại học Văn Hiến.......................................................................................................... 40 
2.1.1 Về khoa Tâm lý học.......................................................................................... 40 
2.1.2 Về sinh viên khoa Tâm lý học .......................................................................... 41 
2.2 Thực trạng động cơ học tập của sinh viên khoa Tâm lý học trường đại học Văn
Hiến ............................................................................................................................... 43 
2.2.1. Cách tồ chức và thực hiện việc nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên. .. 43 
2.2.2 Kết quả nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên khoa Tâm lý học trường đại
học Văn Hiến ............................................................................................................ 45 
2.2.3 Nhận định và đánh giá chung về động cơ học tập của sinh viên khoa Tâm lý
học trường đại học Văn Hiến.................................................................................... 80 
2.3 Một số biện pháp giáo dục động cơ học tập cho sinh viên khoa Tâm lý học
trường đại học Văn Hiến ............................................................................................. 82 
2.3.1 Biện pháp giáo dục động cơ học tập cho sinh viên qua dạy và học trên lớp .. 82 
2.3.2 Biện pháp giáo dục động cơ học tập cho sinh viên qua các buổi sinh hoạt Câu
lạc bộ......................................................................................................................... 83 
2.3.3 Biện pháp giáo dục động cơ học tập cho sinh viên qua việc nghiên cứu khoa
học ............................................................................................................................. 84 



4
2.3.4 Biện pháp giáo dục động cơ học tập qua việc tổ chức các hội nghị bảo vệ và
chấm khoá luận tốt nghiệp của sinh viên năm thứ tư ............................................... 85 
2.3.5 Biện pháp giáo dục động cơ học tập cho sinh viên qua việc tổ chức cho sinh
viên đi tham quan, học thực hành và thực tập ở cơ sở ............................................. 85 
2.3.6 Biện pháp giáo dục động cơ học tập cho sinh viên qua việc giới thiệu những
tấm gương thành đạt của cựu sinh viên khoa Tâm lý học trường đại học Văn Hiến
đang hành nghề trong xã hội .................................................................................... 86 
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 89 
1. Kết luận ..................................................................................................................... 89 
2. Kiến nghị .................................................................................................................. 90 
2.1 Đối với khoa Tâm lý trường Văn Hiến ............................................................... 90 
2.2 Đối với trường đại học Văn Hiến ....................................................................... 91 
2.3 Đối với Bộ giáo dục và đào tạo .......................................................................... 91 
2.4 Đối với gia đình của sinh viên: ........................................................................... 92 
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 93 
E. PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 96 


5

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, giáo dục là một vấn đề hết sức quan trọng, nhất là giáo dục
đại học, bởi đây là bậc học đào tạo sinh viên thành nhừng người hành nghề chun
nghiệp có trình độ đại học trong một ngành hoạt động nào đó của Nhà nước và xã hội.
Một trong những yếu tố để có thể học tập tốt ở bậc đại học là sinh viên phải có động cơ
học tập đúng đắn và mạnh mẽ.
Động cơ là một phạm trù rất cơ bản và rất quan trọng không chỉ trong đạo đức học

mà ngay cả trong tâm lý học, trong đó có động cơ học tập. Động cơ hoạt động hay hành
động của một người nào đó (trong đó có động cơ học tập của một sinh viên nào đó) có
thể là hồn tồn đúng đắn hoặc hồn tồn sai lầm, hoặc có thể là vừa có những điều đúng
đắn, vừa có những điều sai lầm. Lại có những người coi thường vấn đề động cơ trong
mỗi hoạt động hay hành động của mình, khơng có ý thức về sự đúng đắn hay sai lầm
trong động cơ hoạt động và hành động của mình. Và tất nhiên, mọi sai lầm của chủ thể về
động cơ hoạt động và hành động của mình đều ít nhiều gây ra những hậu quả xấu đối với
hoạt động và hành động đó mà chủ thể phải gánh chịu. Động cơ học tập của một sinh
viên đại học bao gồm từ động cơ vào học đại học, động cơ chọn ngành nào rồi sau đó
chọn chuyên ngành nào và nghề nào để học cho đến những động cơ có ảnh hưởng tới
cách học tập và rèn luyện của sinh viên đó.
Sinh viên ngành tâm lý học trường đại học Văn Hiến đã vào học ngành tâm lý học
nói chung và một chuyên ngành nào đó của tâm lý học nói riêng với những động cơ như
thế nào? Trong những động cơ đó thì những động cơ nào là chính, là chủ yếu, những
động cơ nào là phụ, là thứ yếu, những động cơ nào là đúng, những động cơ nào là chưa
đúng? Và Khoa Tâm lý học trường đại học Văn Hiến nên có những biện pháp giáo dục
như thế nào để giúp sinh viên có động cơ học tập đúng đắn? Đó là những câu hỏi thơi
thúc tơi lựa chọn đề tài để nghiên cứu là đề tài: “Động cơ học tập của sinh viên ngành
tâm lý học trường đại học Văn Hiến (TP.HCM)”


6
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1. Đánh giá được thực trạng động cơ học tập của sinh viên khoa tâm lý học
trường đại học Văn Hiến.
2.2. Đề xuất được một số biện pháp giáo dục động cơ học tập đúng đắn cho sinh
viên khoa Tâm lý học ở trường đại học nói trên để họ có được kết quả học tập tốt hơn.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
3.1.1. Sinh viên đang học tại khoa Tâm lý học tại trường đại học Văn Hiến (bao

gồm bốn lớp thuộc bốn khoá 2006, 2007, 2008, 2009 với tổng số sinh viên là 150.
3.1.2. Một số thầy cô tham gia giảng dạy tại khoa Tâm lý học trường đại học Văn
Hiến.
3.1.3. Hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo của khoa Tâm lý học trường đại học
Văn Hiến có liên quan tới động cơ học tập của sinh viên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Động cơ học tập của sinh viên khoa tâm lý học trường đại học Văn Hiến.
3.2.2. Những biện pháp của khoa Tâm lý học có tác dụng giáo dục động cơ học tập
đúng đắn cho sinh viên.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Trong sinh viên khoa Tâm lý học tường đại học Văn Hiến, bên cạnh những động
cơ học tập đúng đắn, vẫn còn những động cơ học tập chưa đúng.
- Có mối liên hệ giữa mục đích, thái độ và hành vi trong hành động học tập của sinh
viên.


7
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Lựa chọn và trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
5.1.1. Lý luận về nhu cầu và động cơ
5.1.2. Lý luận về động cơ học tập và những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành,
thay đổi và phát triển động cơ học tập.
5.2. Khảo sát thực trạng động cơ học tập của sinh viên khoa Tâm lý học trường đại
học Văn Hiến.
5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục động cơ học tập cho sinh viên khoa Tâm lý
học trường đại học Văn Hiến.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài khảo sát thực trạng động cơ học tập của sinh viên là chủ yếu thể hiện qua
ba mặt: sự nhận thức và sự tự đánh giá của sinh viên về động cơ học tập của mình, thái
độ và hoạt động học tập của sinh viên.

- Những biện pháp giáo dục động cơ đúng đắn cho sinh viên chủ yếu được rút ra từ
hoạt động giáo dục và đào tạc của khoa Tâm lý học trường đại học Văn Hiến và của các
cơ sở mà sinh viên đến để tham quan, học thực hành và thực tập tốt nghiệp trong những
năm qua, nhất là trong năm học 2009-2010.
- Đề tài chỉ nghiên cứu trên sinh viên, một số giảng viên đang giảng dạy tại khoa và
một số hoạt động tổ chức, quản lý của khóa Tâm lý học trường đại học Văn Hiến.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Các quan điểm phương pháp luận về cách tiếp cận đế nghiên cứu vấn đề:
7.1.1. Cách tiếp cận theo quan điểm nhận thức
Sinh viên là những người đang ngồi trên giảng đường đại học và có một số đặc
điểm chung như: môi trường học tập khác với trung học phổ thơng, có học vấn và có
trình độ nhận thức của người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và đang có thểm học vấn


8
nghề nghiệp (kiến thức và kỹ năng) ở trình độ đại học hoặc cao đẳng. Bên cạnh những
đặc điểm chung đó, sinh viên tâm lý học cịn có một số đặc điểm riêng như: sinh viên
Tâm lý học có một số khó khăn trong học tập như tìm tài liệu, giáo trình, phương pháp
học tập do ngành tâm lý học còn mới mẻ đối với xã hội Việt Nam ... Mặt khác, sinh viên
Tâm lý học cũng ít được thấy những người hành nghề ngành Tâm lý học trong xã hội là
ai, đang hoạt động ở đâu và hoạt động như thế nào. Ngành Tâm lý học ở Việt Nam lại là
một ngành học còn khá mới mẻ nên số lượng sinh viên thi vào những trường này không
nhiều và ngay cả khi sinh viên thi vào ngành này cũng phải đấu tranh tư tưởng với bản
thân và với gia đình rất nhiều vì đây là một nghề ít được xã hội am hiểu và coi trọng.
7.1.2. Cách tiếp cận theo quan điểm thái độ
Động cơ học tập là yếu tố tâm lý mà mỗi học sinh đều phải có ngay từ khi đang học
trung học phổ thông, nhưng từ khi trở thành sinh viên ngành tâm lý học thì động cơ đó đã
được cụ thể hơn rất nhiều. Từ đó, ta thấy được rằng trong hồn cảnh mới, động cơ học
tập của sinh viên ngành tâm lý học được thể hiện qua thái độ học tập lại khác hẳn so với
thời cịn là học sinh trung học phổ thơng như: tính tích cực, chủ động trong q trình học

tập... Chính vì thế, khi sinh viên đã học một ngành học cụ thể là ngành tâm lý học nhất là
khi đã đi vào học một chuyên ngành nào đó của ngành này thì sẽ xuất hiện một loạt động
cơ và những mục đích khác nhau tùy theo mỗi người.
7.1.3. Cách tiếp cận theo quan điểm hoạt động - thực tiễn
Ở bậc đại học, sinh viên phải tham gia rất nhiều hoạt động trong đó hoạt động quan
trọng nhất là hoạt động học tập. Ở đây, có mối quan hệ biện chứng giữa động cơ và hoạt
động học tập. Có động cơ đúng, sinh viên sẽ học tập chăm chỉ hơn và đạt kết quả học tập
tốt hơn, ngược lại, động cơ học tập không đúng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thái độ, phương
pháp và kết quả học tập của sinh viên. Mặt khác, hoạt động đào tạo của khoa nếu được
thực hiện tốt thì sẽ có ảnh hưởng tốt đến động cơ học tập của sinh viên, ngược lại, nếu
thực hiện khơng tốt thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến động cơ học tập của sinh viên, thậm chí
triệt tiêu động cơ học tập đúng đắn đã có của sinh viên.


9
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đọc các tài liệu liên quan tới đề tài (lý luận về nhu cầu và động cơ, về động cơ học
tập, về giáo dục động cơ...)
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi. Đây là phương pháp chính của đề
tài.
Bảng hỏi được xây dựng trên phiếu thăm dò ý kiến theo các bước sau:
- Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở
- Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dị chính thức
Bảng hỏi được xây dựng trên các nội dung chính sau:
- Nhận thức của sinh viên về động cơ học tập, những biểu hiện của động cơ học tập
qụa thái độ, hành vi
- Một số biện pháp giáo dục động cơ học tập của Ban chủ nhiệm Khoa cho sinh
viên.
Các khách thể nghiên cứu được điều tra theo nguyên tắc khuyết danh để đảm bảo sự

trung thực và chính xác một cách cao nhất.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của sinh viên
Sinh viên viết thu hoạch những cảm nghĩ về ngành nghề tâm lý học mà mình đang
học sau mỗi đợt đi tham quan, đi học thực hành và đi thực tập ở cơ sở nghề nghiệp do
Khoa tổ chức và chỉ đạo. Qua đó, người nghiên cứu nắm bắt một phần nào động cơ học
tập của sinh viên và biết được thái độ học tập của sinh viên qua việc đánh giá của cơ sở
nơi mà sinh viên đi tham quan, đi học thực hành và đi thực tập.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia tâm lý học và giáo dục học về những vấn
đề lý luận như động cơ học tập và giáo dục động cơ học tập.


10
- Phỏng vấn sâu một số đối tượng bằng một số câu hỏi mở để nắm bắt động cơ học
tập của họ.
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 for Windows để xử lý số liệu thống kê.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài mô tả thực trạng động cơ học tập hiện nay của sinh viên khoa Tâm lý học
trường đại học Văn Hiến.
- Đề tài cũng đề xuất một số biện pháp giáo dục động cơ học tập đúng đán cho sinh
viên khoa Tâm lý học ở trường đại học Văn Hiến.


11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng
1.1.1. Ở nước ngồi
1.1.1.1. Một số quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây về động cơ

Sigmund Freud (1.915) là người tiêu biểu cho thuyết bản năng cho rằng “các bản
năng của con người - bản năng sống (như tình dục chẳng hạn) và bản năng chết khơng
có chủ tâm có ý thức cũng chẳng có chiều hướng tiền định, và con người đòi hỏi được tồn
tại đặng thỏa mãn các nhu cầu thể xác, và những nhu cầu này tạo ra năng lượng tâm
thần. Sự căng thẳng này điều khiển chúng ta đi tới các hoạt động hoặc các đối tượng và
điều này sẽ làm giảm căng thẳng. Freud cho rằng phần lớn các bản năng tác động một
cách vô thức, song chúng lại ảnh hưởng đến các suy nghĩ, tình cảm cũng như hành động
có ỷ thức của ta, đơi khi ta ở trong thế xung dột với các đòi hỏi của xã hội”. (12;367)
Clark Hull (1952) là người phát triển đầy đủ nhất của thuyết xung năng cho rằng
“động cơ là cần thiết trong quả trình học tập và học tập là điều cốt lõi cho sự thích nghi
có hiệu quả với mơi trường. Tương tự như Freud, Hull nhấn mạnh vai trò sự căng thẳng
trong động cơ, ông cho rằng giảm căng thẳng có ý nghĩa củng cố. Theo quan điểm này,
các xung năng sơ cấp cá cơ sở sinh học, được khơi dậy khi sinh vật bị tước đoạt. Những
xung năng này hoạt hóa sinh vật, khi được thỏa mãn hoặc giảm thiểu thì sinh vật ngừng
hoạt động. Thuyết giảm xung năng mang ý nghĩa cân bằng nội tại là vì nó cho rằng một
sinh vật bị khơi dậy xung năng là để duy trì thế cân bằng nội tại, một thế cân bằng bên
trong các hệ và các quá trình của cơ thể. Thuyết giảm xung năng cân bằng nội tại này


12
của động cơ và học tập đã có ảnh hưởng cho tới giữa những năm 1950 khi nó bị thách
thức bởi các dữ kiện mới" (12;368)
Như vậy, động lực thúc đẩy con người là vô thức. Nguồn gốc vô thức là những bản
năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn mạnh vai trị của các xung năng tính dục.
Abraham Maslow (1970) đại diện cho thuyết nhân văn về động cơ của con người đã
“cắt nghĩa cả những hành động làm giảm căng thẳng lần hành động làm tăng căng
thẳng. Maslow đối lập khái niệm động cơ do thiếu hụt, trong đó con người tìm kiếm đặng
phục hồi thế cân băng sinh lý hoặc tâm lý, với khái niệm động cơ muốn thăng tiến, trong
đó con người làm nhiều hơn so với điều chi để làm giảm thiếu hụt là vì con người tìm
kiếm nhằm thế hiện đầy đủ nhất tiềm năng của mình. Người có động cơ muốn thăng tiến

có thể chấp nhận sự bắp bênh, sự căng thẳng vả thậm chí sự đau đớn nếu họ nhìn thấy nó
là một cách thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình và là một cách hồn thành mục
tiêu”{12; 372)
Như vậy, một số nhà tâm lý học phương Tây đã có cái nhìn bao quát đối với động
cơ.
1.1.1.2 Một số quan điểm của tâm lý học Mác xít về động cơ
Leontiev cho ràng động cơ là “một cái khách quan mà trong đó nhu cầu tìm kiếm
bản thân mình trong những điều kiện nhất định, cái khách quan ấy làm cho hoạt động
thành hoạt động có đổi tượng, và là cái hướng hoạt động vào một kết quả nhất định”. (6,
273)
Theo A. V. Petrovski, động cơ là đối tượng kích thích hoạt động liên quan tới sự
thỏa mãn một nhu cầu nào đó. (20; 153)
Tóm lại, những người theo thuyết hoạt động cho rằng, những đối tượng nào được
phản ảnh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt
động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động.


13
1.1.2. Ở trong nước:
1.1.2.1 Quan điểm của một số nhà tâm lý học Việt nam về động cơ
Theo tác giả Phạm Minh Hạc động cơ là “các đối tượng bền ngoài chứa đựng trong
bản thân chủng khả năng thỏa mãn nhu cầu” (6; 273)
Tác giả Hồ Ngọc Đại cho rằng “mục đích học tập là một biểu hiện cụ thể của một
khâu trong chuỗi logic của đối tượng học tập. Như vậy, quả trình đạt mục đích học tập
cũng là quả trình hình thành động cơ trong điều kiện cụ thể xác định của tiến trình hoạt
động (học tập), cho nên khơng thể có một động cơ nào khác bên ngồi hoạt động áp đặt
vào cho nó nghĩa là khơng thể có một q trình riêng rẽ hình thành động cơ học tập bên
ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ học tập. Trong thực tiễn giáo dục, động cơ học tập
phải được cụ thể hỏa thành hệ thống mục đích, do đó việc chiếm lĩnh đối tượng (động cơ)
được thực hiện một cách hiện thực bởi chủ thể dưới hình thức thực hiện các nhiệm vụ học

tập" (4; 217)
1.1.2.2 Một số cơng trình nghiên cứu của một số tác giả về động cơ học tập
Trong tâm lí học, động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm. Tất cả
những cơng trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao con người hành động thế này
hay thế khác về thực chất là những cơng trình nghiên cứu về động cơ. Khái niệm động cơ
thường được dùng như một khái niệm trung tâm để lí giải hành vi của con người.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về động cơ học tập nhưng
nghiên cứu chủ yếu ở lứa tuổi học sinh còn ở lứa tuổi sinh viên thì khơng nhiều.
Tác giả Nhâm - Văn - Chăn - Con trong luận án Tiến sĩ “Tìm hiểu động cơ học tập
của học sinh cấp 2” của mình, đã đưa ra kết luận rằng: “động cơ nhận thức tạo nên sự
say mê, ý thức tự giác của chủ thể học sinh trong học tập và dẫn đến những kết quả cụ
thể của hoạt động học tập. Vì vậy, động cơ nhận thức là một trong những yếu tố trực tiếp
quyết định hiệu quả giáo dục.'' Mặt khác, tác giả cùng đưa ra việc hình thành và phát
triển động cơ học tập phải “phát huy tính tích cực của nhận thức, xóa bỏ lối dạy học nhồi
nhét và phải cải tiến nội dung, phương pháp dạy học”. Bên cạnh đó, ơng cũng đề cập đến


14
động cơ xã hội của hoạt động học tập có vai trị khơng nhỏ trong việc động viên sự cố
gắng, duy trì hứng thú và ý thức trách nhiệm của học sinh trong học tập. Vì vậy, việc giáo
dục động cơ này rất khó khăn và phải có thời gian. (16;85)
Tác giả Khăm - Phăn - Khăm - On trong luận án Tiến sĩ “Động cơ học tập và quan
hệ của nó với nguyện vọng chọn nghề của học sinh Lào” của mình đă đưa ra kêt luận
''động cơ học tập chi phối trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh. Những hành động
biểu hiện động cơ học tập rõ nét và mạnh mẽ trong quả trình học tập đặc biệt là loại học
sinh có kết quà học tập khá và giỏi. Chính những kết quả học tập là điều kiện quan trọng
để đáp ứng những nhu cầu, khát vọng tiếp thu tri thức, ý thức trách nhiệm của họ đối với
đất nước" (19; 108)
Tác giả Trịnh Quốc Thái trong luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu động cơ học tập của học
sinh lớp một dưới ảnh hưởng của phương pháp nhà trường” đã đưa ra kết luận rằng “hoạt

động học tập của các nhóm học sinh lớp một đều được thúc đầy bởi một hệ thống những
động cơ có nội dung phong phú và đa dạng. Những động cơ này không tồn tại một cách
độc lập, riêng rẽ, rời rạc mà chúng được sắp xếp theo một thứ bậc nhất định, có động cơ
chiếm ưu thế, có những động cơ giữ vai trò thứ yếu tạo thành một cấu trúc động cơ học
tập từ khi các em bắt đầu tiến hành hoạt động học tập. Cấu trúc đó được sắp xếp lại và
sẽ được phát triển trong quá trình cả năm học" (28; 110).
Tác giả Lý Minh Tiên trong luận văn Thạc sĩ “Bước đầu xác định một số đặc điểm
động cơ quá trình giải bài tập của học sinh lớp 10 và 11 ở một số trường phổ thơng trung
học nội thành thành phố Hồ Chí Minh” cho rằng ngồi 2 nhóm động cơ là “động cơ bên
ngồi, động cơ bên trong” cịn có một nhóm động cơ nữa là “động cơ trung gian”.(23)
Tác giả Nguyễn Trần Hương Giang trong luận văn Thạc sĩ “Những yếu tố ảnh
hưởng đến động cơ học tập của học sinh trung học phổ thông Marie Curie, quận 3,
Tp.HCM” đã đưa ra kết luận ‘‘Trong quá trình tiến hành hoạt động học tập, động cơ học
tập sẽ được hình thành theo hai hướng là động cơ xuất phát từ hoạt động học tập và từ
mối quan hệ của chủ thể với môi trường xung quanh.”(13;83) Mặt khác, động cơ học tập
của học sinh được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ, trong đó có những động cơ đóng


15
vai trị chủ yếu và có những động cơ đóng vai trị thứ yếu. Nhóm động cơ lĩnh hội tri thức
ln đóng vai trị quan trọng trong q trình học tập của học sinh”.(l 1;83)
Nhìn chung, hầu hết các tác giả của những cơng trình nghiên cứu về động cơ học
tập đều cho rằng: hoạt động học tập được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ khác nhau
nhưng những động cơ này có liên quan, chi phối, tác động qua lại với nhau mà trong đó
có những động cơ giữ vị trí cơ bản có những động cơ giữ vị trí thứ yếu.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu động cơ học tập của tuổi học sinh cịn có một số
tác giả nghiên cứu về động cơ học tập của lứa tuổi sinh viên.
Tác giả Dương Thị Kim Oanh trong đề tài nghiên cứu “Động cơ học tập của sinh
viên trường đại học Bách Khoa” đã cho rằng: “động cơ học tập của sinh viên đa dạng và
những động cơ này bị chi phối bởi yếu tố chủ quan và khách quan.” (33)

Tác giả Nguyễn Hồi Loan trong đề tài nghiên cứu “Động cơ học tập của sinh viên
trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” đã đi đến kết luận: nguyện vọng lựa chọn
ngành nghề của sinh viên xuất phát từ nhu cầu của họ; hứng thú học tập đối với ngành
đã chọn; những nguyên nhân thúc đẩy quả trình học tập của sinh viên có nhiều lý do và
nó trở thành động lực cho sinh viên học tập, tìm tịi khám phá những điều mới lạ của môn
học... (34)
Tác giả Đặng Quốc Thành trong đề tài nghiên cứu “Động cơ học tập của học viên ở
các nhà trường quân sự” cho rằng hoạt động học tập của học viên ở các nhà trường quân
sự được thúc đẩy bởi những động cơ chủ yếu như: động cơ chính trị xã hội, động cơ
nhận thức khoa học, động cơ nghề nghiệp, động cơ tư lợi riêng. (36)
Tác giả Lê Thị Minh Loan trong đề tài nghiên cứu “Động cơ học tập của sinh viên
trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” đã đề cập đến khía cạnh nội dung và lực
của động cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nội dung của động cơ học tập (khía cạnh
nhận thức) được hình thành đậm nét ở sinh viên. Và những động cơ này muốn có “lực”
phải được thể hiện ở việc vượt qua những hành động cụ thể.


16
Tác giả Trương Thành Trung trong đề tài nghiên cứu “Hình thành động cơ đúng
đắn trong hoạt động học tập của sinh viên đại học Quân Sự hiện nay” đã cho rằng việc
tích cực, tự giác học tập, những nỗ lực sư phạm của nhà trường thường hướng vào hình
thành một số yếu tố tâm lý chủ yếu như: hình thành niềm tin vào sự nghiệp mà người sĩ
quan quân đội sẽ cống hiến, phục vụ: thường xuyên phát triển nhu cầu lĩnh hội nghề
nghiệp, rèn luyện những thói quen hành vi kỷ luật; nhu cầu và năng lực tự giáo dục và tự
đào tạo để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường quân đội.
Nhìn chung, những tác giả này cho rằng động cơ học tập của sinh viên đa dạng,
động cơ học tập bị chi phổi bởi nhiều yếu tố khác nhau.
1.2. Các thuyết về động cơ và các khái niệm làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề
tài
1.2.1 Lý luận về nhu cầu học tập

1.2.1.1 Một số khái niệm về nhu cầu
Hiện nay, tồn tại nhiều khái niệm, quan niệm về nhu cầu, xuất phát từ các cách tiếp
cận khác nhau.
Theo B.Ph.Lomov, không thể tách biệt nhu cầu và động cơ. Nhu cầu có quan hệ
mật thiết với động cơ. Và theo ông, động cơ là sự biểu hiện chủ quan của nhu cầu. Và
ngược lại, nhu cầu là cơ sở của động cơ.
A.N.Leonchiev lại cho rằng, nhu cầu là một trạng thái của con người cần cái gì đó
cho cơ thể và cho hoạt động của mình. Nhu cầu ln có đối tượng. Đối tượng của nhu
cầu có thể là vật chất hoặc tinh thần. Nhu cầu với vai trò là động lực bên trong thúc đẩy
con người hoạt động.
A. Maslow (1908 - 1970) nhà tâm lý học người Mỹ - một trường phái tâm lý học
nhân văn là một trong những người nghiên cứu sâu về nhu cầu. Ông sắp xếp các nhu cầu
của con người theo một hệ thống thứ bậc từ thấp đến cao, từ các nhu cầu sinh vật đến các
nhu cầu xã hội mà ông gọi là thang nhu cầu như sau:


17

Theo A.A. Xmiêc nôp, bất kỳ hoạt động nào của cơ thể cũng đều nhằm thỏa mãn
những đòi hỏi cần thiết cho việc duy trì và phát triển sự sống của cơ thể ấy. Chẳng hạn
như đòi hỏi về ăn. (32;5)
Theo Vũ Dũng, nhu cầu là "những đòi hỏi tất yếu, để cá nhân tồn tại và phát triển
trong những điều kiện bắt buộc” (2;568). Vậy theo ông, nhu cầu là tất cả những thứ mà
con người cần để tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh của cuộc sống. Ví dụ, khi
trời lạnh, con người cần có nhu cầu được giữ ấm nên họ phải tìm kiếm những thứ có thể
giữ ấm cho thân thể như áo lạnh, chăn... Đây là nhu cầu sinh tồn rất cơ bản của con
người.
Theo Nguyễn Quang Uẩn nhu cầu là “sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần
thỏa mãn đế tồn tại và phát triển”.(31 ;204)



18
Tóm lại, nhu cầu là những địi hỏi, những mong muốn, những nguyện vọng của con
người vê vật chất và tinh thần để tồn ôn tại và phát triển. Tuỳ theo trình độ nhận thức,
mơi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, moi người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách sự thúc
đẩy đó càng mạnh, về mặt quản lý, kiểm soát đtrợc nhu cầu đồng nghĩa vói việc cỏ thể
kiếm sốt được cả nhân.
1.2.1.2 Phân loại nhu cầu:
Theo tác giả A.A. Xmiêc nôp nhu cầu của con người có hai loại: nhu cầu vật chất và
nhu cầu tinh thần.
Nhu cầu vật chất cấp cao là nhu cầu về những đối tượng vật chất do nền sản xuất xã
hội làm ra và để phục vụ cho con người. (32; 10)
Nhu cầu tinh thần là những nhu cầu về những đối tượng tinh thần, chẳng hạn nghệ
thuật và tri thức mà nhân loại tích lũy được...
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính:
nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có
đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những hu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu
khơng thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ
không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu
cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị
xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với nhừng nhu cầu bậc cao
này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các nhu
cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...


19

Theo Nguyễn Quang Uẩn, nhu cầu của con người rất đa dạng, ông chia làm hai loại:
nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
Nhu cầu vật chất là những nhu cầu gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như nhu cầu ăn,
ở, mặc.
Nhu cầu tinh thần là những nhu cầu gắn liền với nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm
mỹ, nhu cầu giao tiếp và nhu cầu hoạt động xã hội... (31;204)
Nhu vậy, việc nhận thức được nhu cầu của mình trong cuộc sống là rất cần thiết và
càng có ỷ nghĩa quan trọng hơn trong nền giáo dục vì nhu cầu có liên quan đến việc hình
thành và phát triển động cơ học tập của học sinh, sinh viên và chính nhu cầu làm cho cá
nhân tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.
1.2.1.3 Nhu cầu học tập
Nhu cầu học tập là nhu cầu có được những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết
để sống và hoạt động tốt và là nhu cầu được thỏa mãn bằng hoạt động học tập.
Nhu cầu học tập là một nhu cầu tinh thần, một nhu cầu tâm lý, một nhu cầu có ý
thức của con người. Thỏa mãn nhu cầu là động cơ của hoạt động học tập và ý thức về và
mục đích của hoạt động học tập cũng là động cơ của hoạt động học tập.
Tùy theo nhu cầu học tập và động cơ học tập ở mỗi cá nhân là như thế nào mà cá
nhân đó sẽ có một tinh thần, thái độ, cách thức học tập tương ứng như chăm học hay lười
học, trung thực, tự giác hay gian lận, đối phó, học một thời gian hay học nửa, học mãi..
.Việc học của chủ thể sẽ đi cùng chủ thể đến hết cuộc đời nếu chủ thể có nhu cầu khám
phá tri thức mới. Mặt khác, qua việc học của chủ thể sẽ chứng minh được những đòi hỏi
của xã hội, của nghề nghiệp và để khẳng định giá trị bản thân mình.
Nhu cầu học tập là tiền đề để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động học tập của cá nhân.
Do đó, nhu cầu học tập là một yếu tố quan trọng của động cơ học tập, thúc đẩy chủ thể
học tập tích cực hơn để nâng cao kết quả học tập của bản thân chủ thể. Lẽ đương nhiên,
sinh viên đã có nhu cầu học tập thì sẽ xuất hiện hai loại nhu cầu học tập là nhu cầu học
tập đúng đắn và nhu cầu học tập chưa đúng với bản thân mình.


20

Nhu cầu học tập đúng đắn là sinh viên nhận thấy mình cần phải có, phải bổ xung
kiến thức mới mà mình chưa có để khẳng định giá trị bản thân, cơ hội nghề nghiệp của
mình. Cịn nhu cầu học tập chưa đúng là sinh viên cũng nhận thấy việc mình phải học để
bổ sung kiến thức mới nhưng sinh viên lại chưa biết được mình có vốn kiến thức đó để
làm gì, phục vụ gì cho bản thân. Một nhu cầu nào đó trở thành động cơ của một hoạt
động nào đó khi chủ thể của nhu cầu đó nhận thức được rằng hoạt động đó có thể thoả
mãn được nhu cầu đó của mình và quyết định tham gia hoạt động đó.
1.2.2 Lý luận về hoạt động học tập
1.2.2.1 Khái niệm hoạt động
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động tùy theo góc độ xem xét.
Tác giả Phạm Minh Hạc, hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ
giữa mình và thế giới bên ngoài - thế giới tự nhiên và thế giới xã hội, giữa mình và người
khác, giữa mình với bản thân. Trong q trình đó, con người bộc lộ tâm lý (năng lực, ý
chí, mong muốn, tính nết...) ra bên ngồi. (6, 56)
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn, coi “hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa
con người và thế giới để tạo ra sàn phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người".
(31:55)
Chính vì vậy, Hoạt động có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng. Trong quá trình hoạt động con
người phải xác định rõ ràng đối tượng hoạt động của mình. Đối tượng hoạt động có thể là
các yếu tố thuộc về tự nhiên như đất đai, cây cối, nước,... cũng có thể thuộc về xã hội như
con người, luật pháp, văn hoá...
- Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành. Bất cứ hoạt động nào cùng phải do
chủ thể xác định thực hiện. Chủ thể của hoạt động có thể là một cá nhân và cũng có thể là
cả tập thể.


21
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt động lao động người ta
dùng công cụ lao động (nói rộng ra là kỹ thuật bao gồm cả tri thức kỹ thuật, kỹ năng cơng

nghệ, máy móc,...), để tác động vào đối tượng lao động. Công cụ lao động giữ vai trò
trung gian giữa chủ thể và đối tượng lao động, tạo ra tính gián tiếp cho hoạt động lao
động.
- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định. Truớc khi hoạt động để tạo ra một
sản phẩm nào đó thì con người đã có những biểu tượng về sản phẩm ở trong não bộ.
Những biểu tượng đó sẽ là kim chỉ nam để con người tiến hành hoạt động và cũng là
công cụ để kiểm tra kết quả cuối cùng của hoạt động. Không một hoạt động nào mà lại
khơng có mục đích từ trước. Tuy nhiên trong q trình hoạt động thì những mục đích ban
đầu có thể thay đổi, điều chỉnh hay nhường chỗ cho một mục đích khác. Một con người
hoạt động mà khơng có mục đích thì đó là người khơng bình thường. {31)
Do đó, một hoạt động mạnh bao nhiêu càng có nhiều động cơ bấy nhiêu (thỏa mãn
được nhiều mặt). Cho nên, khi hoạt động tức là đang thực hiện một hay nhiều hành động
nào đó. Ví dụ hoạt động học tập là một hoạt động chung. Hoạt động học tập cỏ nhiều
hành động như mua sách bảo, tài liệu, nghe giảng, thực tế,... Do vậy, động cơ của hoạt
động là động cơ của từng hành động. Phải có động cơ hoạt động trước mới đi vào động
cơ của từng hành động. Khi hành động để đạt mục đích sẽ đạt được động cơ của hoạt
động đó. Suy cho cùng, hành động có hai loại động cơ là động cơ của hoạt động và động
cơ của mục đích. Chính vì vậy, động cơ gắn liền với hoạt động tức là những lý luận về
hoạt động. Mặt khác, động cơ còn nằm trong xu hướng của nhân cách mà xu hướng lại
nằm trong lý luận về nhân cách (mỗi người đều có xu hướng của mình. Trong xu hướng
có nhiều thứ và những thứ ay đều là động cơ)
1.2.2.2 Cấu trúc hoạt động
Leontiev (1903 - 1979) khi nói về cấu trúc của hoạt động đưa ra sáu thành tố cơ bản:
hoạt động - động cơ; hành động - mục đích; thao tác - phương tiện. Trong đó động cơ,
mục đích phương tiện là mặt đối tượng của hoạt động còn hoạt động, hành động, thao tác
là mặt chủ thể của hoạt động. Ta có sơ đồ cấu trúc hoạt động như sau: (31;60)


22


Hoạt động

Động cơ

Hành động

Mục đích

Thao tác

Phương tiện

Các thành tố này là một đơn vị phân tử chứ không phải là đơn vị hợp thành. Đây là
cấu trúc chức năng, mỗi thành tố có khả năng trở thành một hoạt động độc lập, có nghĩa
là một đối tượng nào đó mà chủ thể hướng tới để thoả mãn nhu câu thì đó là động cơ,
nhưng nếu nó là phương tiện để thoả mãn nhu cầu khác thì nó là mục đích.
Một động cơ có thể được cụ thể hóa trong nhiều mục đích. Ngược lại, một mục đích
có thể được thể hiện nhiều động cơ khác nhau. Do đó, một hoạt động được thực hiện bởi
nhiều hành động khác nhau và một hành động có thể tham gia trong nhiều hoạt động
khác nhau.
Một hoạt động sau khi đã thực hiện được động cơ thì trở thành một hành động cho
hoạt động khác.


23
Để đạt một mục đích, ta cần phải thực hiện một hành động. Mục đích đó có thể phát
triển theo hai hướng: trở thành động cơ lúc này hành động biến thành hoạt động; trở
thành phương tiện lúc này hành động trở thành thao tác và có thể tham gia vào nhiều
hành động khác.
Ví dụ như khi một sinh viên học để thoả mãn nhu cầu về mặt tri thức thì tri thức

chính là động cơ học tập của sinh viên, ngược lại, nếu sinh viên học tập để có địa vị trong
xã hội thì lúc này tri thức lại trở thành phương tiện của mục đích học tập.
Trong vơ số các hoạt động của con người thì hoạt động dạy - học là hai hoạt động
chủ yếu trong quá trình giáo dục. Khuynh hướng dạy học ngày nay là dần chuyển trọng
tâm của quá trình dạy - học từ thầy sang trò. Thầy chỉ là người hướng dẫn, tổ chức, điều
khiển cịn hoạt động chủ động, tích cực của trò sẽ quyết định chất lượng dạy học, chất
lượng giáo dục.
Như vậy, hoạt động là phương thức đê con người thỏa mãn nhu câu của mình.
1.2.2.3 Phân loại hoạt động
Hoạt động của con người rất đa dạng và phong phú. Cuộc sống của con người là
một chuỗi các hoạt động được diễn ra liên tiếp. Chính thơng qua các hoạt động mà con
người được trưởng thành. Thông qua hoạt động con người sẽ tiếp thu và lĩnh hội được
những giá trị văn hoá, tinh thần của những thế hệ trước đã được kết tinh lại trong những
sản phẩm họ làm ra để làm phát triển về mặt tâm lí, ý thức của cá nhân.
Xét về phương diện phát triển cá thể, người ta thấy trong đời người có ba loại hình
hoạt động kế tiếp nhau. Đó là các hoạt động: vui chơi, học tập và lao động.
1.2.2.4 Hoạt động học tập
Theo Đ. B. Encơnin thì “Hoạt động học, trước hết là hoạt động mà nhờ nó diễn ra
sự thay đổi trong bản thân học sinh. Đó là hoạt động nhằm tự biến đổi mà sản phẩm của
nó là những biến đổi diễn ra trong chính bản thân chủ thể trong q trình thực hiện nó”.
(6; 198)


×