Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Ẩn dụ nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.75 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠT HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ BÍCH THỦY

ẨN DỤ NGHỆ THUẬT
TRONG CA DAO DÂN CA TRỮ TÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2002



Lời cảm tạ
Tôi xin chân thành cảm tạ và tri ân sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban giám hiệu Trương
Đạt học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phịng Khoa học Cơng nghệ- Sau đạt học, sự
đóng góp q báu chân tình của Giáo sư Nguyễn Tấn Đắc, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trịnh Sâm,
Tiến sĩ Lê Văn Chưởng, Tiến sĩ Hồ Quốc Hùng và tập thể Thầy, Cô Khoa Ngữ văn, cùng tất
cả các Thầy, Cô, các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình iu1p đỡn tơi hồn thành tuận văn.
Tơi xin đặc biệt tỏ lịng kính trọng biết ơn Phó Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Bùi Mạnh Nhị.
Thầy đã tận tụy chỉ bảo và hướng dẫn cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành tuận văn tốt nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2002
Phan Thị Bích Thủy

3


MỤC LỤC
Lời cảm tạ .......................................................................................................3 


MỤC LỤC.......................................................................................................4 
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY ...............................................................................6 
DẪN TUẬN.....................................................................................................7 
1. Lý do chọn đề tài – mục đích nghiên cứu ................................................................ 7 
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................ 8 
3. Đối tượng, nhiệm vụ, và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 12 
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 13 
5. Đóng góp mới của tuận văn .................................................................................... 14 
6. Kết cấu tuận văn ...................................................................................................... 14 

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM ẨN DỤ ............................................................15 
1.1. KHÁI NIỆM ẨN DỤ ............................................................................................ 15 
1.2. PHẢN BIỆT GIỮA ẨN DỤ VỚI SO SÁNH, TƯỢNG TRƯNG, HOÁN DỤ ... 20 
1.2.1. Phân biệt ẩn dụ với so sánh...................................................................................... 20 
1.2.2. Phân biệt ẩn dụ với tượng trưng .............................................................................. 23 
1.2.3. Phân biệt ẩn dụ với hoán dụ..................................................................................... 28 

CHƯƠNG II: CÁC LOẠI ẨN DỤ TRONG CA DAO .............................33 
2.1. PHÂN LOẠI CĂN CỨ VÀO TỪ LOẠI TẠO NÊN ẨN DỤ ............................... 33 
2.1.1. Ẩn dụ là những danh từ ............................................................................................ 33 
2.1.2. Ẩn dụ là tính từ ......................................................................................................... 34 
2.1.3. Ẩn dụ là động từ ....................................................................................................... 41 

2.2. PHÂN LOẠI DỰA VÀO CHẤT LIỆU TẠO NÊN ẨN DỤ ................................ 46 
2.2.1. Hình ảnh ẩn dụ là các hiện tượng tự nhiên, môi trường địa lý ................................ 46 
2.2.2. Hình ảnh ẩn dụ là thế giới thực vật .......................................................................... 48 
2.2.3 Hình ảnh ẩn dụ là thế giới động vật .......................................................................... 54 
2.2.4. Hình ảnh ẩn dụ là thế giới đồ vật ............................................................................. 57 
4



2.2.5. Hình ảnh ẩn dụ có nguồn gốc từ văn học viết (Việt Nam và Trung Quốc) .............. 60 

CHƯƠNG III: CHỨC NĂNG CỦA ẨN DỤ .............................................68 
3.1. THỂ HIỆN NỘI DUNG....................................................................................... 68 
3.1.1. Ẩn dụ thể hiện sự hạnh phúc .................................................................................... 68 
3.1.2. Ẩn dụ thể hiện sự khổ đau, bất hạnh ........................................................................ 72 
3.1.3. Ẩn dụ mang tính hài hước và có nội dung châm biếm ............................................. 77 

3.2. ẨN DỤ THAM GIA DIỄN Ý. LẤP Ý .................................................................. 79 
3.3. ẨN DỤ VẢ CẤU TRÚC TRONG CA DAO DÂN CA TRỮ TÌNH .................... 86 
3.4. ẨN DỤ GÓP PHẦN TẠO NÊN MÀU SẮC ĐỊA PHƯƠNG ............................. 90 

KẾT LUẬN ...................................................................................................96 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................99 

5


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Cách trình bày chú thích tài liệu tham khảo
Khi đưa ra ví dụ, chúng tơi sẽ chú thích xuất xứ gồm : tên tài liệu, số tập và số trang theo
cách trình bày sau:
(TL II (2)- 114).
Có nghĩa là: ví dụ được trích từ tài liệu số II, tập 2, trang 114.
2. Cách trình bày trích dẫn ý kiến và chú thích
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi có nhu cầu phải trích dẫn một số nhận xét, ý kiến
của các nhà nghiên cứu. Tất cả phần trích dẫn ngun văn chúng tơi để trong ngoặc kép và chú
thích xuất xứ theo quy ước sau:
[15 (1), 22]

Có nghĩa là dẫn chứng được trích từ tài liệu tham khảo và phần mục lục số 15 tập 1, trang
22.
3. Quy ước viết tắt một số từ được dùng nhiều lần trong tuận văn:
- Ca dao dân ca trữ tình viết tắt là: CDDCTT.
- Văn học dân gian viết tắt là: VHDG.
- Nhà xuất bản: NXB

6


DẪN TUẬN

1. Lý do chọn đề tài – mục đích nghiên cứu
Sự bộn bề, hối hả mang nhịp điệu của cuộc sống hiện đạt đã khiến cho người ta trở nên bận
rộn, hiếm khi có những phút giây thư giãn để tâm hồn được đắm chìm trong thế giới của văn
chương.
Bất ngờ đâu đó cất lên một câu ca, điệu hò, tâm hồn ta như được quay trở về với một thế
giới hồn nhiên, chất phác của người bình dân. Càng sống, càng đọc, chúng ta lại càng có cơ hội
để hiểu thêm vẻ đẹp những câu ca dao dân ca của cha ông ta ngày xưa. Đến với ca dao dân ca có
nghĩa là bước vào thế giới tâm hồn người bình dân với tất cả những ước mơ, khát vọng, những
tâm tình, suy nghĩ về thiên nhiên, cuộc sống, con người. Thế giới tâm hồn ấy thật tung tinh,
huyền diệu nhưng cũng thật chất phác, hồn nhiên.
Nghiên cứu ca dao-dân ca trữ tình là một hành trình đi sâu tìm hiểu đời sống tình cảm của
nhân dân, đi sâu vào tâm hồn dân tộc. Ca dao-dân ca là tấm gương phản chiếu đời sống vật chất
và tinh thần của dân tộc ta.
Cùng với sự phát triển của văn học viết, văn học dân gian qua những bài ca dao dân ca trữ
tình vẫn có một vị trí khơng thể thay thế được trong lòng người Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Những hình tượng ngơn ngữ trong ca dao là những viên ngọc trong sáng, long tanh đã được mài
giũa từ lâu đời. Những câu ca, điệu lý của người bình dân thời xưa đã là những viên gạch đầu
tiên làm nền tảng cho văn học viết, đặc biệt là thơ trữ tình giai đoạn sau phát triển mạnh mẽ.

Trong bước tiến triển chung của nền văn học dân tộc, ca dao dân ca trữ tình đã ảnh hưởng nhiều
đến các tác giả thơ trữ tình hiện đạt sau này. Khơng ít tác giả ở từng thời kỳ văn học khác nhau
đã ít nhiều thừa hưởng thành tựu của ca dao- dân ca trong sáng tác thơ như Nguyễn Du, Nguyễn
Khuyến, Tố Hữu...
Ca dao- dân ca mang một vẻ đẹp rất riêng và có một sức hấp dẫn lạ lùng đối với người đọc
phải chăng là nhờ cách thể hiện ý nhị, tinh tế mà sâu sắc. Cách biểu hiện duyên dáng nhưng kín
đáo, tế nhị là một trong những đặc trưng tiêu biểu nổi bật về thi pháp của ca dao-dân ca.
Trong ca dao dân ca trữ tình xuất hiện khá nhiều hình thức nghệ thuật biểu hiện nhưng ẩn
dụ là đặc trưng thi pháp nổi bật và được các tác giả bình dân sử dụng rất phổ biến trong các sáng
7


tác thơ ca dân gian. Ẩn dụ góp phần tạo nên gương mặt riêng của ca dao để phân biệt ca dao với
các thể loại khác trong VHDG cũng như thơ trữ tình của văn học viết.
Từ việc nghiên cứu những khái niệm, các cách hiểu khác nhau về ẩn dụ cũng như bước đầu
làm công việc phân loại, miêu tả và xác định những chức năng của ẩn dụ trong CDDCTT, chúng
tơi muốn tìm hiểu sâu hơn về một đặc trưng thi pháp của ca dao, góp phần tìm hiểu về ngôn ngữ
học; phong cách học cũng như những vấn đề về thi pháp của VHDG; những biện pháp nghệ thuật
quan trọng tạo nên tính đa nghĩa, tính mờ về nghĩa.
Chọn ẩn dụ trong CDDCTT làm đề tài nghiên cứu của tuận văn là cách thể hiện thiết thực
những tình cảm, sự trân trọng đối với vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc, đặc biệt là đối với cách
tư duy và biểu hiện tình cảm của người lao động bằng lối ví von ý nhị, sâu sắc và biểu cảm.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ẩn dụ trong thơ ca dân gian đã được nhiều nhà nghiên cứu VHDG quan tâm. Có nhiều
cơng trình nghiên cứu, bài viết đi sâu vào tìm hiểu ẩn dụ ở nhiều phương diện.
Cơng trình thu thập và giới thiệu về “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc
Phan xuất hiện sớm nhất. Trong mục giới thiệu nội dung và hình thức nghệ thuật của ca dao, tác
giả cho rằng theo kết cấu của một bài ca dao có 3 thể chính: thể phú, thể tỉ, thể hứng. Thể tỉ gồm
2 cách biểu hiện và một trong 2 cách ấy là nghệ thuật ẩn dụ (so sánh ngầm). Với nhiều dẫn chứng

minh họa tiêu biểu, tác giả khẳng định ẩn dụ là một cách biểu đạt tình cảm rất quen thuộc của
người Việt Nam và nhấn mạnh về tác dụng của ẩn dụ trong ca dao dân ca "lối so sánh gián tiếp
trên đây cho ta thấy tâm tình của nhân dân lao động biểu lộ trong ca dao hết sức tế nhị, sâu sắc,
nên ca dao Việt Nam thật đáng làm mẫu mực cho thơ trữ tình của ta" [46,85].
Ở góc độ ngơn ngữ học, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu ẩn dụ như là một phương
tiện thể hiện ngơn ngữ mang tính nghệ thuật.
Tác giả Cù Đình Tú đã xác định khái niệm và cấu tạo của ẩn dụ: “Ẩn dụ là cách lấy tên gọi
của một đối tượng này để tâm thời hiểu thị một đối tượng khác trên cơ sở thừa nhận ngầm một
nét giống nhau nào đấy giữa hai đối tượng” [74,103]. Về mặt cấu tạo, ẩn dụ có hai mặt: cấu tạo
bên trong (nội dung) và cấu tạo bên ngồi (hình thức). Tác giả cũng quy ẩn dụ về 4 dạng chính
là khẳng định: ẩn dụ là một phương tiện biểu đạt rất quen thuộc trong thơ và giàu sức biểu cảm.
Vì vậy, ẩn dụ là một trong số những biện pháp tu từ được các nhà thơ sử dụng rất nhiều.

8


Nối tiếp là Đinh Trọng Lạc cũng đưa ra định nghĩa về ẩn dụ. Tác giả xem ẩn dụ như “là sự
định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng dựa trên sự tương đồng” [33,52] giữa hai sự vật,
hiện tượng.
Đào Thản khi nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật đã coi ẩn dụ "có khả năng nâng cao hiệu
quả biểu đạt đến mức tối đa" [59,14]. Tác giả đã đưa ra khái niệm về ẩn dụ và đi sâu vào việc
phân biệt ranh giới giữa ẩn dụ với so sánh. Trong bài viết này, tác giả còn tập trung nêu ra những
ý nghĩa của ẩn dụ trong văn chương gồm 3 ý:
+ Ẩn dụ có tính phiếm chỉ hoặc ám chỉ vì thế ý nghĩa bóng gió xa xơi.
+ Ẩn dụ thường tăng cường ý nghĩa thẩm mỹ, tăng cường sức mạnh biểu hiện của câu thơ.
+ Ẩn dụ thường bao hàm nội dung ý nghĩa phong phú.
Đặc biệt Đào Thản còn đưa ra quan niệm mới: “Ấn dụ bao gồm cả lối nhân cách hóa (và
vật hóa); đó là cách diễn đạt thông qua so sánh ngầm sự vật đối tượng với người (hoặc vật), có
tác dụng làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động, hấp dẫn” [59,148].
Khi đề cập đến ngôn ngữ ca dao, Mai Ngọc Chừ lại nhấn mạnh đặc điểm "thơ" trong ngôn

ngữ ca dao. Ngơn ngữ ca dao khơng chỉ có chức năng thơng báo thuần túy mà cịn là thơng báo
- thẩm mĩ. Điều này được thể hiện qua việc sử dụng các biện pháp tu từ mà ẩn dụ là một trong
những biện pháp được sử dụng phổ biến, đặc sắc và điển hình. Bằng việc phân tích một số câu
ca dao, tác giả đã đi đến kết tuận: "Những biện pháp tu từ được xây dựng theo quan hệ tin tưởng
như trên đã tạo cho ca dao cái ý nghĩa bề sâu, nghĩa bóng hay bình diện ngữ nghĩa thứ hai.." [6.
25].
Tác giả Nguyễn Thế Lịch có nhiều bài viết nghiên cứu về các yếu tố và cấu trúc của so
sánh, ẩn dụ...Bài viết "Từ so sánh đến ẩn dụ" là chuyên tuận nghiên cứu về con đường hình
thành ẩn dụ từ việc lược bỏ các yếu tố trong cấu trúc so sánh hồn chỉnh. Từ những mơ hình cụ
thể về cấu trúc của so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố, tác giả dùng nhiều thao tác để lược bỏ các
yếu tố để chuyển so sánh thành ẩn dụ. Với quan niệm "ẩn dụ thường được hiểu là phép "so sánh
ngầm". Biện pháp này tinh tế hơn", tác giả đã cố cơng tìm hiểu con đường từ so sánh dẫn đến ẩn
dụ vì theo tác giả: "Tìm hiểu con đường dẫn đến ẩn dụ sẽ giúp cho việc thưởng thức, phân tích
hay sáng tạo những ẩn dụ. đồng thời soi sáng cho bao nhiêu điều thú vị trên con đường đó"
[35,19]- Với cách làm này, tác giả đã phân loại và tìm hiểu mối liên hệ giữa các biện pháp tu từ

9


và thao tác một cách thuận lợi hơn khi tiếp nhận, phân tích cũng như vận dụng các kiểu loại so
sánh, ẩn dụ.
Hà Cơng Tài chú trọng đến q trình sáng tạo ra ẩn dụ. Tác giả cho rằng ẩn dụ là một hình
thức sáng tạo tinh thần độc đáo: "Ẩn dụ thể hiện rất rõ phẩm chất tâm hồn và cá tính sáng tạo,..Nó
được sáng tạo phù hợp với nhiệm vụ nghệ thuật mà nghê sĩ đặt ra cho mình, nhằm khám phá thế
giới tinh thần, đặc biệt trước những sự kiện khó nói lên lời...Nó đào sâu thêm thế giới tinh thần
con người tới mức tưởng như không có giới hạn" [56, 42].
Tác giả cịn nhấn mạnh tầm quan trọng của cấu trúc ẩn dụ trong quá trình lĩnh hội văn bản
thơ ca: "Cấu trúc ẩn dụ là cấu trúc trong đó ẩn dụ đứng làm thành tố trung tâm, chi phối toàn
bộ cấu trúc bằng quan hệ do nó tạo ra. Đó là hình thức "lý tưởng" thể hiện sự liên quan mật thiết
giữa các thành tố với nhau để tạo ra nghĩa của cấu trúc, khác với nghĩa của các yếu tố riêng rẽ.

Nếu khơng tính tới cấu trúc, chúng ta sẽ không lĩnh hội được Ý nghĩa sâu xa, tiềm ẩn của lời văn,
sẽ chỉ hiểu được từ ngữ - "những hình thức ngơn ngữ phản ánh các yếu tô của thế giới trong
dạng tách rời"" [57,44). Tác giả cho rằng cấu trúc ẩn dụ thơ ca phản ánh phương thức nhận thức
nghệ thuật. Tiếp xúc với cấu trúc ẩn dụ thơ ca là tiếp xúc với những phương tiện thể hiện trạng
thái tinh thần, tình cảm, kiih nghiệm đời sống, quan hệ con người với thiên nhiên tạo vật. Bài
viết khẳng định nếu tiếp xúc với văn bản mà bỏ cấu trúc ẩn dụ, các trạng thái tinh thần đó sẽ lập
tức biến mất. Các hình ảnh sẽ trở nên tẻ nhạt, tầm thường. Chỉ trong cấu trúc, trong cái "văn cảnh
thứ hai" này ta mới lĩnh hội được các ý nghĩa của thơ ca, cái thần của chữ: ''Chính trong cấu trúc
ẩn dụ làm cho tình cảm trỗi dậy, mới là phương tiện để lĩnh hội ý nghĩa ẩn kín, đi sâu vào bản
chất, mới tạo ra nhiều chiều liên tưởng để gây ra bão táp trong tâm hồn" [57, 46].
Trong lĩnh vực lý tuận văn học, tác giả Trần Đình Sử lại chú ý đến tính mơ hồ, đa nghĩa
của ngơn ngữ văn chương. Tác giả cho rằng ngôn ngữ văn chương chỉ thu hút được người đọc là
nhờ tính mơ hồ, đa nghĩa. Đặc điểm này thể liên qua các ẩn dụ, ví von. Từ chổ xác định ẩn dụ
dựa vào sự liên tưởng “nói vật này mà như nói tới vật khác, vì giữa các sự vật ấy có nhiều điểm
giống nhau” [50, 32], Trần Đình Sử đã cho rằng ẩn dụ cũng mang tính mơ hồ, đa nghĩa và nhờ
có ẩn dụ mà tác phẩm văn chương trở nên hấp dẫn: "Tính mơ hồ, đa nghĩa là sự mê hoặc hấp
dẫn của nghệ thuật..Tính mơ hồ, đa nghĩa đảm bảo thu hút người đọc đi vào cuộc tìm tịi bất tận
về ý nghĩa..." [50, 35].

10


Nhiều nhà nghiên cứu VHDG tập trung tìm hiểu về những đặc điểm thi pháp của ca dao.
Tác giả Đặng Văn Tung đã đề cập đến yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình. Tác giả tập trung
giải quyết một vấn đề là “Thế nào là chất ca dao ?”. Tác giả cho rằng: "Những yếu tố trùng lặp
trong ca dao (hình ảnh, chủ đề, đề tài, kết cấu, ngôn ngữ,...) tạo nên một đặc điểm quan trọng
của ca dao, mật ắc thái thầm mỹ của ca dao" [37, 77]. Trong nhiều mặt trùng lặp thì ẩn dụ là yếu
tố trùng lặp quen thuộc và phổ biến. Lối so sánh ngầm được dùng nhiều nên đã trở thành truyền
thống vận dụng hình ảnh của ca dao. So sánh, ví von chính là nếp nghĩ, lối nói quen thuộc của
người lao động.

Tác giá Bùi Mạnh Nhị khi nghiên cứu về ngơn ngữ ca dao đã đề cập đến thói quen trong
việc sử dụng ngơn ngữ, hình ảnh của các vùng, miền. Tác giả dùng phương pháp thống kê và
miêu tả để tơ đậm những đặc điểm về ngơn từ hình ảnh, đặc biệt chú ý nhiều đến hệ thống hình
ảnh ẩn dụ mang màu sắc địa phương: “Nếu ca dao Bắc Bộ có nhiều hình ảnh hương xoan, hương
bưởi, hương chanh, hoa lý, lũy tre... thì ca dao Nam Bộ lại có nhiều hình ảnh cây bần, cây mù u,
sầu riêng, sấu đâu, trái khổ qua... Những cây trái này thực ra chưa tiêu hiểu cho “văn minh miệt
vườn” như cây vú sữa, xoài, măng cụt... Nhưng tên gọi của chúng...dễ gợi cảm xúc thơ ca về số
phận, tâm trạng con người” [41, 28].
Phạm Thu Yến bước đầu nghiên cứu đặc điểm sử dụng tính ngữ trong ca dao, tìm hiểu nét
đặc sắc có tính truyền thống trong hình thức nghệ thuật đã góp phần biểu hiện thế giới tâm hồn
phong phú của nhân dân lao động Việt Nam. Tác giả chia tính ngữ thành 4 nhóm, trong đó có
nhóm tính ngữ ẩn dụ; giới thiệu những biểu hiện tiêu biểu của tính ngữ ẩn dụ và hiệu qủa của
chúng trong thơ ca dân gian trữ tình. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh giá trị biểu cảm rõ rệt của tính
ngữ trong "diễn đạt ý tưởng, bộc lộ tâm trạng trữ tình của thể loại mang đậm bản chất trữ tình"
[83, 31].
Trong thi pháp ca dao, cơng thức truyền thống chính là một đặc trưng cơ bản của ca dao
dân ca trữ tình. Tác giả Bùi Mạnh Nhị đã khẳng định: “Cơng thức truyền thống - chìa khóa mở
bí mật đặc trưng cấu trúc của bài ca trữ tình dân gian” [44, 22] . Công thức là những kiểu mẫu
ổn định, điển hình khác nhau của truyền thống. Cơng thức theo thống rất đa dạng về hình thái,
dung lượng, nội dung, ý nghĩa và ẩn dụ cùng là một trong những cơng thức mang tính truyền
thống. Tác giả cịn nhấn mạnh: “Các cơng thức folklore là hình thức - ý tưởng, vừa là hình thức,
vừa là nội dung. Nó phản ánh quy tắc, quy tuật của các sáng tác dân gian và đặc trưng mĩ học
11


folklore” [44, 23]. Bài viết đã giúp cho việc nghiên cứu ẩn dụ dễ dàng hơn khi đặt các ẩn dụ vào
cơng thức mang tính truyền thống cũng như sự biến hóa của các cơng thức trong ngữ cảnh cụ thể
để thấy được nét đặc trưng trong CDDCTT.
Phạm Thu Yến là người rất quan tâm đến ẩn dụ nghệ thuật trong thơ ca. Tác gỉa cho rằng
ẩn dụ là một phương tiện nghệ thuật để diễn tả và biểu hiện tình cảm con người trong thơ ca dân

gian. Tác giả thu thập nhiều tư liệu từ nước ngoài (chủ yếu là VHDG Nga) để hoàn thiện thêm
về khái niệm ẩn dụ và tạm chia ẩn dụ thành 6 dạng cơ bản. Ở phần viết về biểu tượng, Phạm Thu
Yến dùng thao tác so sánh giữa biểu tượng với ẩn dụ và có nhiều căn cứ, dẫn chứng để xác định
ẩn dụ có những đặc điểm khác với một số biện pháp nghệ thuật khác. Tác giả đi sâu tìm hiểu ý
nghĩa nhận thức, thẩm mỹ và biểu cảm của ẩn dụ và đi đến kết tuận “Ẩn dụ là một trong những
biện pháp tu từ quan trọng chứa đựng đặc điểm nhân thức, biểu cảm và thẩm mỹ của thơ ca trữ
tình dân gian, được sử dụng khá phổ biến...” [81, 78].
Qua q trình tham khảo các cơng trình nghiên cứu của các tác giả về đề tài ẩn dụ, chúng
tôi nhận thấy các bài viết chủ yếu đi vào tìm hiểu một vài khía cạnh có liên quan đến ẩn dụ như
: ngôn ngữ ca dao, thi pháp ca dao, lý huận văn học... Ở các bài viết mới chỉ dừng lại ở phần giới
thiệu ẩn dụ như một biện pháp tu từ, một cách thức biểu hiện nghệ thuật của ca dao; hoặc chỉ
nhắc tới ẩn dụ như một ví dụ cho bài viết chung về thi pháp VHDG. Nhìn chung chưa có một
chun tuận nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về ẩn dụ để thấy được nét đặc trưng của
ẩn dụ nghệ thuật trong CDDCTT.
Ẩn dụ nghệ thuật là một biện pháp tu từ đặc sắc và rất tiêu biểu trong CDD:TT. Vì vậy,
việc nghiên cứu ẩn dụ nghệ thuật trong CDDCTT một cách quy nô, bài bản là điều quan trọng
và cần thiết.

3. Đối tượng, nhiệm vụ, và phạm vi nghiên cứu
Tuận văn chọn đối tượng chính để nghiên cứu là "Ẩn dụ nghệ thuật trong ca dao dân ca
trữ tình" để thấy được những đặc trưng nổi bật của ẩn dụ trong thơ ca dân gian. Căn cứ vào
những cơng trình nghiên cứu về ẩn dụ đã có, tuận văn xác lập khái niệm ẩn dụ; bước đầu phân
loại và miêu tả các ẩn dụ; tìm hiểu các chức năng của ẩn dụ.
Tư liệu về ca dao dân ca hiện nay rất phong phú. Tuy nhiên phạm vi tư liệu chúng tôi dùng
để khảo sát trong tuận văn này là những ẩn dụ trong ca dao nữ tình truyền thống (Trước 1945).
Chúng tôi sử dụng 7 tài liệu dưới đây để khảo sát, nghiên cứu về ẩn dụ trong ca dao:
12


l. Tuyển tập Văn học dân gian Việt nam tập IV quyển I. (Trung tâm khoa học xã hội và

nhân văn quốc gia - Viện văn học. NXB Giáo dục). Ký hiệu là TL I.
2. Ca dao Nam Trung Bộ (Thạch Phương - Ngô Quang Hiển. NXB Khoa học xã hội 1994). Ký hiệu là TL II.
3. Ca dao dân ca Nam Bộ. (Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh
Nhị. NXB TP Hồ Chí Minh 1984). Ký hiệu là TL III.
4. Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. (Vũ Ngọc Phan. NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1997).
Ký hiệu là TL IV.
5. Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long. (Khoa ngữ văn Đạt học Cần Thơ. NXB
Giáo dục). Ký hiệu là TL V.
6. Kho tàng ca dao người Việt 4 tập. (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Phan Đăng
Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang. NXB Văn hóa thơng tin. Hà Nội 1995). Ký hiệu là
TL VI.
7. Thi ca bình dân gồm 2 tập. (Nguyễn Tấn Long, Phan Canh. NXB Văn học. Hà Nội
1993). Ký hiệu là TL VII.
8. Hát ví đồng bằng Hà Bắc (Mã Giang Lân, Nguyễn Đình Bưu. Ty Văn hóa Hà Bắc xuất
bản 1976). Ký hiệu là TL VIII.
Ngồi ra chúng tỏi cịn tham khảo thêm một số tài liệu khác để phục vụ cho việc so sánh
các ẩn dụ để thấy nét riêng biệt mang màu sắc địa phương như:
+ Kho làng ca dao xứ Nghệ (Nguyễn Đổng Chi, Võ Văn Trực, Ninh Viết giao... NXB Nghệ
An 1996)

4. Phương pháp nghiên cứu
Ẩn dụ nghệ thuật là một biện pháp tu từ nhưng ẩn dụ lại có mối liên hệ với nhiều yếu tố về
văn hóa xã hội, ngôn ngữ, tâm lý, địa lý, lịch sử ...Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi áp dụng
phương pháp nghiên cứu liên ngành để có thể tìm hiểu ẩn dụ một cách toàn diện sâu sắc.
Phương pháp thống kê để miêu tả rất cần thiết trong quá trình thực hiện tuận văn vì
phương pháp này giúp chúng tơi thống kê được sự xuất hiện của ẩn dụ để miêu tả và xác định
được tần số, mức độ sử dụng, sự phổ biến của ẩn dụ trong ca dao.

13



Phương pháp phân loại để so sánh nhằm xác định được các loại ẩn dụ thường gặp và
thông qua sự so sánh sẽ nêu bật được nét đặc trưng, khu biệt của ẩn dụ với các biện pháp tu từ
khác.

5. Đóng góp mới của tuận văn
Phần nghiên cứu về ẩn dụ trong tuận văn chủ yếu kế thừa những kết quá nghiên cứu trước
đây của các nhà nghiên cứu VHDG. Tuy nhiên tuận văn này cũng cố gắng tìm hiếu thêm một số
vấn đề mới chưa được các nhà nghiên cứu đề cập hoặc nghiên cứu chưa sâu như:
+ Góp phần bổ sung và hệ thống hóa các ý kiến về khái niệm ẩn dụ
+ Phân loại ẩn dụ và miêu tả các ẩn dụ.
+ Trình bày một số chức năng của ẩn dụ trong CDDCTT.
+ Bước đầu thống kê các ẩn dụ theo các tiêu chí phân loại (Phụ lục đính kèm).

6. Kết cấu tuận văn
Do những đặc điểm về đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu đã nêu trên, tuận văn
có kết cấu như sau:
Phần mở đầu
Dẫn tuận
Lý do chọn đề tài, mục đích ý nghĩa của đề tài.
Lịch sử vấn đề.
Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đóng góp mới của tuận văn
Kết cấu tuận văn.
Phần nội dung: gồm 3 chương.
Chương I: Khái niộm ẩn dụ.
Chương II: Các loại ẩn dụ.
Chương III: Chức năng của ẩn dụ
Phần kết tuận

Phần danh mục tài liệu tham khảo
Phần phụ lục.

14


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM ẨN DỤ

1.1. KHÁI NIỆM ẨN DỤ
Ấn dụ là một phương thức nghệ thuật được dùng rất phổ biến trong văn chương. Đặc biệt
trong ca dao trữ tình, ẩn dụ là một trong những biện pháp tu từ quan trọng không thể thiếu được
nhằm tạo nên sức hấp dẫn, gợi cảm trong cách biểu đạt.
Cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về ẩn dụ.
Từ xa xưa..., Hégel đã quan niệm về ẩn dụ trong công trình nghiên cứu về mỹ học: “Ẩn dụ
là một sự so sánh rút gọn, bởi vì hình ảnh và ý nghĩa ở đây không đối lập nhau: trái lại ta chỉ
thấy có hình ảnh. Trong lúc đó cái ý nghĩa thực sự của nó bị bỏ qua: song nhờ mối liên hệ trong
đó hình ảnh này được nêu lên, ẩn dụ cho phép chúng ta nhận ngay ra ý nghĩa ở trong hình ảnh,
ý nghĩa này thực tế là cái người ta muốn nói đến mặc dầu khơng được nêu lên một cách hiển
nhiên” [19(1), 634].
Theo Nguyễn Như Ý giải thích, ẩn dụ "chính là phương thức chuyển nghĩa của từ dựa vào
sự giống nhau hoặc tương đồng về một mặt nào đó của hai sự vật, tính chất, hành động" và trong
văn chương thì ẩn dụ được coi là “phép tu từ dựa trên sự so sánh kín đáo, bóng bẩy làm cho câu
văn tăng sức gợi cảm” [84, 53]
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan gọi ẩn dụ với một tên khác là thể "tỉ". Ơng cho rằng “cịn
một lối tỉ khác nữa, lối so sánh gián tiếp, tức nghệ thuật ẩn dụ, là một phương pháp nghệ thuật
tế nhị hơn. Phương pháp này được sử dụng ở ca dao nhiều”(46,84].
Chúng ta cũng nhận thấy trong các giáo trình Tiếng Việt hoặc sách giáo khoa cho các cấp,
những nhà nghiên cứu, chuyên gia viết sách đều định nghĩa "ẩn dụ là một phép tu từ phổ biến.
Đó là một sự so sánh mà chỉ nêu lên hình ảnh so sánh". Cù Đình Tú định nghĩa "ẩn dụ là cách
lấy tên gọi của một đối tượng này để tâm thời biểu thị một đối tượng khác, trên cơ sở thừa nhận

ngầm một nét giống nhau nào đấy giữa hai đối tượng" [74, 103]. Từ việc thống kê và nghiên cứu
"99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt", tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa ra định nghĩa
"ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng dựa trên sự tương đồng hay giống nhau
(có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính

15


chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được
chuyển sang dùng cho A. Ví dụ:
Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa
(Truyện Kiều)
Hoa (B) mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ người phụ nữ có nhan sắc (A)" [33, 52].
Trần Đình Sử khi nghiên cứu về "Thi pháp Truyện Kiều" cũng đưa ra định nghĩa về ẩn
dụ: “Nó đem từ ngữ hay phương thức biểu đạt vốn để chỉ sự vật A hay hành động A, mà chỉ trực
tiếp sự vật B hay hành động B hồn tồn khác, mà lại khơng thấy rõ sự so sánh giữa chúng với
nhau. Người ta cũng gọi đó là ví ngầm, cái đem dùng làm ví là dụ thể, cái được ví tức là được
nói đến là dụ chỉ. Trong văn học ẩn dụ là hình thức tu từ nhằm phát hiện cái tương đồng giữa
hai sự vật khác lạ. Hai sự vật dụ thể và dụ chỉ càng khác xa nhau bao nhiêu thì ẩn dụ càng gây
ấn tượng bây nhiêu.” [51,282 ).
Đào Thản trong cuốn "Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật" cho rằng "Ẩn dụ
cũng là một lối so sánh dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất hoặc
chức năng của hai đối tượng" [59, 145]. Tác giả cịn nhấn mạnh ý nghĩa của ẩn dụ "Vì là một lối
nói ẩn, ví von, khơng nêu rõ đối tượng, cho nên ẩn dụ thường có tính phiếm chỉ hoặc ám chỉ. Ý
nghĩa của nó biểu lộ ra do đó có thể là bóng gió xa xơi" 159, 145].
Mỗi nhà nghiên cứu đều cố gắng tìm ra nét đặc thù mang tính bản chất của ẩn dụ. Chúng ta
nhận thấy các khái niệm, định nghĩa của các nhà nghiên cứu khơng hồn tồn giống nhau. Chẳng
hạn cách gọi tên ẩn dụ khá phong phú như: “lối so sánh ngầm”; "lối so sánh gián tiếp"; "thể tỉ".
Khi lý giải “thế nào là ẩn dụ” các tác giả dùng nhiều thuật ngữ khác nhau như: “ẩn dụ là một sự

so sánh rút gọn” (Hégel); "ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của từ..." (Đạt từ điển tiếng Việt
- Nguyễn Như Ý); tác giả Vũ Ngọc Phan thì định nghĩa ẩn dụ là “lối so sánh gián tiếp”; "ẩn dụ
là lối ví ngầm" (Cù Đình Tú) hoặc tác giả Đinh Trọng Lạc lại định nghĩa “ẩn dụ là sự định danh
thứ hai mang ý nghĩa hình tượng...”.
Tuy cách gọi tên hoặc dùng khái niệm thuật ngữ khác nhau nhưng hầu hết ctc tác giả đều
thống nhất trong cách nhận xét về bản chất mang tính đặc trưng của ẩn dụ: đó là một phương
thức biểu đạt dựa trên sự liên tưởng, so sánh kín đáo giữa hai sự vật, hiện tượng trên cơ sở

16


thừa nhận ngầm nét tương đồng nào đấy giữa hai đối tượng. Cách biểu đạt này sẽ giúp cho
câu văn, lời thơ thêm bóng bẩy, biểu cảm hơn.
Ta cần phân biệt rõ hai loại ẩn dụ: ẩn dụ không nghệ thuật và ẩn dụ nghệ thuật
* Ẩn dụ không nghệ thuật (ẩn dụ định danh): Đây là thủ pháp có tính thuần túy kỹ thuật
dùng để cung cấp những tên gọi bằng vốn từ vựng. Vì thế người ta cịn gọi loại này là ẩn dụ từ
vựng. Những ẩn dụ này có tính cố định và tạo nên các nghĩa chuyển - kết quả của việc thay thế
tên gọi này bằng lên gọi khác . Thí dụ: chân núi, mặt nước, cổ chai, đứng gió... Những ẩn dụ này
khơng nhằm mục đích phát hiện những sắc thái ý nghĩa mới và hầu như nhưng khơng mang tính
nghệ thuật. Chúng khơng đem lại cho người đọc những xúc cảm về vẻ đẹp của ngơn từ mang
tính biểu cảm, khơng gợi sự liên tưởng phong phú.
* Ẩn dụ nghệ thuật (ẩn dụ tu từ): là những ẩn dụ phải hội đủ ba yếu lố: tính tạo hình, tính
truyền cảm, tính cá thể hóa. Những ẩn dụ phải giúp người đọc tưởng tượng ra thế giới xung
quanh đầy sắc màu thông qua ngôn ngữ nghệ thuật. Chúng tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của
người đọc và gợi sự liên tưởng phong phú, sâu sắc. Những hình ảnh ẩn dụ mang tính nghệ thuật
phải là sản phẩm của sự sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân của từng tác giả. Đây là một cách nói
ngụ ý sâu xa buộc người đọc, người nghe phải suy nghĩ ý tình ẩn chứa đằng sau ngơn từ, hình
ảnh.
Chẳng hạn với câu ca dao hết sức quen thuộc:
''Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào".
Với ví dụ trên, chúng ta có thể tìm hiểu được quy luật biểu hiện của ẩn dụ. Muốn hiểu một
cách đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa của ẩn dụ chúng ta phải có một sự liên tưởng thật phong phú dựa
trên cơ sở yếu tố logic và yếu tố tâm lý xã hội.
Ẩn dụ không trực tiếp gọi thẳng tên đối tượng, phải đặt ẩn dụ trong một hồn cảnh cụ thể
để tìm hiểu ý nghĩa đích thực ngầm được nói đến qua ẩn dụ. Câu ca dao trên có mấy hình ảnh ẩn
dụ được nhắc đến. Đó là "mận - đào", "lối vào vườn hồng". Ngày xưa, người bình dân hay mượn
hình ảnh thiên nhiên thay cho lời xưng hơ với nhau. Có lẽ "mận" đã chờ đợi lâu lắm rồi cơ hội
này để hỏi "đào". Cách xưng hô, đối đáp nhau mộc mạc, chân chất: này "đào", này "mận" nghe
17


quen thuộc gần gũi như cuộc sống lao động bình dị; thế nhưng khi câu hỏi cất lên, ta thấy sự xao
xuyến, rung động. Cái tưởng chừng như đơn sơ, mộc mạc lại duyên dáng đến lạ lùng. Mới đọc
bốn câu ca dao, thấy dường như câu chuyện có vẻ xa xơi bóng gió thực ra lại nói đến chuyện rất
gần: đó là chuyện của lứa đơi. Người con trai muốn dị hỏi, ướm thử mức độ tình cảm của cơ gái
đối với mình. Hỏi "lối vào vườn hồng" có "ai vào hay chưa" chẳng qua để biết cô gái đã có người
u chưa (?), có sẵn lịng đón nhận tình cảm của mình khơng (?). Hỏi vậy là q khơn khéo, kín
đáo. Và cơ gái ở đây thật dun dáng, tế nhị: trái tim của cô gái đang rộng mở để đón nhận tình
cảm của chàng trai - lối vào "vườn hồng" còn ngỏ. Cái hay của lời đáp ở chỗ có từ phiếm định
"chưa ai vào" nhưng lại là lời khẳng định, lời giới thiệu về mình: cơ gái vẫn cịn tự do và đang
sẵn sàng đón nhận lời tỏ tình của chàng trai. Câu ca dao được biểu hiện bằng những ẩn dụ kín
đáo, duyên dáng. Lời hỏi thăm và câu trả lời như thế thật là lịch sự và tế nhị.
Tuy nhiên ở hoàn cảnh khác, người bình dân có những hình ảnh ẩn dụ mới từ cuộc sống
phong phú của mình. “Con ếch”, "con rùa" quen thuộc với nhà nông lại mang ý nghĩa xã hội
sâu sắc: đó là thân phận con người trong xã hội cũ:
"Ếch kêu dưới vũng tre ngâm
Ếch kêu mặc ếch, tre dầm mặc tre"

(TL VI - 992)
"Thương thay thân phận con rùa
Trên đình đơi hạc, dưới chùa đơi bia"
(TL VI - 2132)
Những ẩn dụ như "ếch kêu", "vũng tre ngâm", "mặc", "dầm", "con rùa", "trên đình", “dưới
chùa”, "đội hạc", "đội bia" đã giúp cho câu ca dao mang nội dung sâu sắc, biểu cảm hơn.
Trong thực tế, chúng ta thấy rằng ngay trong cấu trúc của so sánh nghệ thuật, phần lớn
những hình ảnh ẩn dụ thường được dùng làm hình ảnh so sánh ở vế B hoặc là có thể coi vế B của
so sánh mang ý nghĩa ẩn dụ. Xét những hình ảnh như "hạt mưa rào"; "hạt mưa sa": “miếng cau
khô”...xuất hiện trong so sánh thực chất là những ẩn dụ hoặc mang ý nghĩa của ẩn dụ - ý nghĩa
biểu trưng và nhờ những hình ảnh ẩn dụ này mà so sánh trở nên tinh tế, biểu cảm hơn.
Khảo sát một so sánh khác:
“Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm ngi đỡ khi đói lịng”
18


Ở đây người vợ (vế A) được ví như "cơm nguội" (vế B). Hình ảnh so sánh “cơm nguội” là
cách nói nhún nhường, tự hạ thấp mình trước người chồng và ta cũng hiểu đó chính là thân phận
hẩm hiu, tầm thường của người vợ, người phụ nữ trong xã hội phong kiến mang nặng tư tưởng
"trọng nam khinh nữ", "chồng chúa vợ tơi". Hình ảnh “cơm nguội” để dành khi đói lịng khiến
người đọc xót xa, thương cảm cho tình cảnh đáng thương của người phụ nữ bị chồng ruồng rẫy,
phụ bạc. vế B là hình ảnh "cơm nguội" được đem ra so sánh chính là một ẩn dụ chứa đựng nhiều
ý nghĩa sâu sắc về thân phận con người.
Ta sẽ cịn gặp rất nhiều hình ảnh ẩn dụ xuất hiện trong so sánh ở vế B làm nhiệm vụ là đối
tượng để đối chiếu, so sánh như:
"Tình thương qn cũng như nhà
Lều tranh có nghĩa hơn tịa hoa sen"
"Em như cây quế gỉữa rừng
Thơm tho ai biết, ngát từng ai hay".

Trong thi pháp hiện đạt, người ta coi hốn dụ là một dạng của ẩn dụ. Trần Đình Sử có một
hướng nghiên cứu mới về ẩn dụ và hốn dụ. Ơng cho đây là những khái niệm ẩn dụ mang nội
dung hiện đạt: "Trong thuật ngữ phong cách học cổ điển Trung hoa có thuật ngữ tỷ dụ bao gồm
ba hình thức: minh dụ (A như B), ẩn dụ hay ám dụ (A là B) và tá dụ (mượn B thay cho A, A vắng
mặt.
Ví dụ: Tuế hàn nải tri từng bách chi hậu điêu dã. Tùng bách ví với người qn tử, nhưng ở
đây khơng nói ra, vắng mặt), Ẩn dụ trong nội dung hiện đạt rõ ràng là bao gồm cả hình thức "tá
dụ" nêu trên và chỉ phân biệt với "minh dụ", được hiểu là phương thức so sánh hình ảnh” [51,
281].
Hoặc tác giả Đào Thản lại gộp nhân cách hóa vào chung thành ẩn dụ "Ngoài ra, ẩn dụ bao
gồm cả lối nhân cách hóa (và vật hóa); đó cũng là cách diễn đạt thông qua so sánh ngầm sự vật
đối tượng với người (hoặc vật)" [59,148].
Căn cứ vào những quan niệm ẩn dụ theo truyền thống cùng với những cách hiểu mới của
thi pháp hiện đạt về ẩn dụ cũng như xét ẩn dụ trong thực tế của CDDCTT, chúng tôi thấy khái
niệm ẩn dụ cần được hiểu rộng hơn, thoáng và tinh hoạt hơn: ẩn dụ là lối so sánh gián tiếp bao
hàm cả hốn dụ, nhân hóa và trong một số trường hợp cụ thể ẩn dụ còn xuất hiện trong so

19


sánh gián tiếp. Như vậy, tất cả những ẩn dụ xuất hiện trong cấu trúc so sánh đều trở thành đối
tượng khảo sát và nghiên cứu của chúng tôi trong tuận văn này.
Cùng với nhiều biện pháp nghệ thuật khác tham gia xây dựng hình ảnh và diễn đạt cảm
hứng trữ tình của nhân dân, các tác giả dân gian đã khai thác triệt để ưu thế của ẩn dụ nghệ thuật
là tính hàm súc, giá trị biểu cảm cao, có thể dùng linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Vì
vậy, ẩn dụ được sử dụng rất phổ biến trong CDDCTT

1.2. PHẢN BIỆT GIỮA ẨN DỤ VỚI SO SÁNH, TƯỢNG TRƯNG, HOÁN DỤ
Cùng với biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, các tác giả bình dân trong sáng tác ca dao dân ca trữ
tình thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật quen thuộc khác như so sánh, tượng trưng, hoán

dụ. Các biện pháp nghệ thuật này ở một chừng mực nào đó có điểm chung giống nhau vì chúng
đều nhằm biểu đạt một cách hiệu quả nhất những cung bậc trạng thái cảm xúc của tâm hồn con
người thông qua hệ thống những hình ảnh mang tính nghệ thuật cao. Chúng ta có thể gặp trong
ẩn dụ, so sánh, tượng trưng, hốn dụ rất nhiều hình ảnh trở thành chất liệu quen thuộc trong ca
dao dân ca trữ tình như: cá - nước; rồng - mây; đình - ngói; bến nước - cây đa; trúc - mai; chèo
bẻo - măng vòi: trăng - đèn: trầu - cau...
Trong ý nghĩa đó, xét về mặt bản chất của các biện pháp nghệ thuật này cơ bản là giống
nhau. Hầu hết các tác giả đều thơng qua các hình ảnh mang tính nghệ thuật để diễn đạt suy nghĩ
tình cảm một cách cụ thể sâu sắc và tinh tế nhất.
Tuy nhiên, cấu tạo và phương thức thể hiện của từng biện pháp nghệ thuật lại có đặc điểm
khác nhau và hiệu quả nghệ thuật của mỗi biện pháp sẽ có nhiều mức độ khác nhau.

1.2.1. Phân biệt ẩn dụ với so sánh
Hégel quan niệm "xét ở bản thân, ẩn dụ đã là so sánh, bởi vì ẩn dụ biểu lộ một ý nghĩa tự
nó là rõ ràng nhờ nó giống và được so sánh với một hiện tượng của hiện thực cụ thể" [19 (1),
634].
Tuy nhiên, so sánh có những điểm khác với ẩn dụ. Nếu như ẩn dụ là sự so sánh ngầm (so
sánh gián tiếp), kín đáo dựa trên cơ sở quan hệ liên tưởng giữa hai đối tượng nhưng bản thân cái
được nói tới được giấu đi một cách kín đáo thì ngược lại so sánh lại là cách biểu đạt dựa trên cơ
sở đối chiếu trực tiếp hai hay nhiều đối tượng khác loại có những dấu hiệu tương đồng nào đó
nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của đối tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của đối tượng
kia. Nghệ thuật so sánh là một trong những phương pháp chủ yếu diễn đạt tư tưởng và tình cảm
20


của người bình dân trong ca dao dân ca trữ tình. So sánh cũng là một lối cụ thể hóa những cái
trừu tượng, giúp cho cách biểu đạt trở nên tình tứ và thắm thiết.
Trong sáng tác thơ ca, so sánh là một phương thức biểu đạt không thể thiếu được. Đào Thản
đánh giá: "Tác dụng chủ yếu của so sánh là miêu tả đối tượng bằng hình ảnh cụ thể, nhưng đồng
thời nó thường cũng bao gồm cả giải thích đánh giá và biểu lộ tình cảm" [59, 133]

So sánh giúp cho sự vật hiện lượng được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau. Nhờ vậy, người
đọc có thể bằng sự hiểu biết của mình kết hợp với những hình ảnh được đem ra so sánh để có thể
cảm nhận một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn hình ảnh được biểu đạt.
Tiếp cận với kho làng CDDCTT của người Việt, chúng ta sẽ ngạc nhiên trước sự sáng tạo
của người lao động trong nghẹ thuật. Hoặc vơ tình, hoặc dụng công, các tác giả dân gian đều
đem đến cho người dọc cái nhìn tươi mới, phong phú về sự vật, hiện tượng bằng lối so sánh mang
tính nghệ thuật cao. Nói như Gơlúp: “Hầu như bất cứ sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể
chuyển thành hình thức so sánh” [74, 100].
Khi nhắc đến so sánh, người ta thường nghĩ đến một phương tiện giúp ta nhận thức sâu sắc
hơn những phương diện nào đó của sự vật. Đúng như nhà ngôn ngữ học Đức thế kỷ XIX là Paolơ
đã nhận xét: "sức mạnh của so sánh là nhận thức" [74, 103]; nhưng ta phải khẳng định thêm: so
sánh trong CDDCTT không đơn thuần chỉ là nhận thức mà còn là sự sáng tạo nghệ thuật mang
giá trị biểu cảm cao.
Ai đã đọc những câu ca dao nói về tình u đơi lứa mà chẳng thuộc câu:
"Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương".
Hình ảnh so sánh thật đẹp, phù hợp với đối tượng được nói đến. Để diễn tả tình cảm của
trai gái trong tình u, người bình dân có rất nhiều hình ảnh so sánh ví von. u nhau thắm thiết,
sâu nặng nhưng cách biểu hiện tình cảm của người con trai khác người con gái. Câu ca dao trên
chọn lựa hình ảnh rất cụ thể là "nước dâng cao" và "dải lụa đào tẩm hương" để so sánh cái được
nói đến rất trừu tượng là tình yêu. Tình cảm rất khó đo lường đong đếm; thế nhưng khi được đem
ra để so sánh ví von với hai hình ảnh trên thì người đọc có thể cảm nhận được ngay mức độ cũng
như đặc điểm trong cách biểu hiện tình cảm của người con trai và người con gái. Ở người con
trai, tình cảm mạnh mẽ và nồng nhiệt như nước lũ dâng cao ngập tràn bờ. Ngược lại ở người con
gái, tình cảm sâu sắc, cách biểu hiện cũng nhẹ nhàng, tinh tế. Tình yêu của người con gái dịu
21


dàng, đằm thắm nhưng cũng thật cao quý. Tình yêu của người con gái được ví như dải lụa đào
vốn đã đẹp lại được tẩm hương nên càng quý và tình yêu cứ mãi bền lâu theo năm tháng chẳng

bao giờ phai nhạt.
Về cấu tạo, so sánh bao giờ cũng có hai đối tượng: gồm chủ thể so sánh là đối tượng cần
được biểu đạt và hình ảnh so sánh là đối tượng được dùng để so sánh.
Thí dụ:
Cơng cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trong câu ca dao trên có hai đối lượng, mỗi đối tượng là một vế. Vế đầu là đối tượng cần
biểu đạt hay còn gọi là chủ thể so sánh (công cha; nghĩa mẹ). Vế sau là đối tượng được dùng để
so sánh hay cịn gọi là hình ảnh so sánh (núi Thái sơn; nước trong nguồn).
Về mặt hình thức, hai đối tượng được xem là hai vế thường được nối với nhau bằng các
liên từ biểu thị sự so sánh như: “như”, "là", "bằng", "hơn", “kém” “bao nhiêu...bấy nhiêu”,
“nhường”, "thua"...
Thí dụ:
Đơi ta như con một nhà
Như cau một bẹ như cà một cây
So sánh trong CDDC trữ tình sẽ góp phần miêu tả sự vật, hiện tượng, những cảm xúc của
con người sinh động và cụ thể hơn. Chẳng hạn tả thân phận đáng thương của người phụ nữ, người
xưa đã dùng hình ảnh so sánh như "hạt mưa sa", “hạt mưa rào”, "miếng cau khô", “giếng giữa
đàng”...để diễn tả sự bất hạnh tủi cực, bọt bèo của họ. Ta có thể gặp một loạt hình ảnh so sánh
ấy trong CDDC:
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
- Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày

22



So sánh nghệ thuật sẽ giúp người đọc cảm nhận một cách cụ thể hơn chủ thể so sánh và
hình ảnh dùng để so sánh mang tính nghệ thuật sẽ dễ dàng đi sâu vào trái tim người đọc tạo giá
trị thẩm mỹ cao.

1.2.2. Phân biệt ẩn dụ với tượng trưng
Nếu xét biểu hiện bề ngoài, người ta dễ tầm ẩn dụ với tượng trưng bởi cả hai đều có phương
thức biểu đạt dựa trên cơ sở là sự liên tưởng. Tuy nhiên giữa ẩn dụ và tượng trưng có những đặc
điểm khác nhau. Ẩn dụ là một lối so sánh ngầm xuất hiện trong một ngữ cảnh cụ thể và chỉ có
giá trị nhất thời. Ẩn dụ thường thay đổi theo tình huống cụ thể và khi tách hình ảnh ẩn dụ ra khỏi
ngữ cảnh thì hình ảnh ẩn dụ sẽ khơng cịn ý nghĩa.
Trong hệ thống hình ảnh ẩn dụ về thế giới thực vật, chúng ta biết đến hình ảnh quen thuộc
với người nơng dân là hình tượng "cây chuối". Cây chuối xuất hiện trong CDTT khi thì cả một
vườn "chuối giữa bàu"; khi là vạt chuối với thân cây "đã dứng vóc"; cụ thể hơn là "nải chuối
xanh", cũng có khi là nải chuối với những trái còn non “giú ép chát ngầm” và còn là những "tàu
chuối xé đôi" hoặc những tàu lá bị cắt chỉ cịn "lơ thơ". Đều là hình tượng về cây chuối nhưng
mỗi trường hợp, mỗi đối tượng mà từng bộ phận của cây chuối sẽ mang một ý nghĩa khác nhau.
Thí dụ:
"Cơng anh trồng chuối giữa bàu
Để ai cắt lá cho tàu lơ thơ"
(TL I - 278)
Trong câu ca dao trên có ba hình ánh ẩn dụ. Đó là hình ánh "trồng chuối giữa bàu": "ai cắt
lá"; "tàu lơ thơ". Câu ca dao với một hệ thống ẩn dụ liên tiếp giúp người đọc liên tưởng đến cảnh
ngộ đáng thương của chàng trai. Với cây chuối giữa bàu, có lẽ chàng trai đã phải bỏ cơng vun
trồng, chăm bón; có thể hình dung cây chuối trong câu ca dao này chính là cơ gái - đối tượng mà
anh ưng ý và ra sức vun đắp tình u, mong có ngày thành đôi. Thế nhưng cô gái đã về tay người
khác giống như hình ảnh tàu lá chuối xanh non đã bị ai cắt lá chỉ còn lại tàu lá xác xơ. Câu ca
dao như một nỗi buồn vì tình duyên khơng thành và cịn là sự xót xa của chàng trai khi hiểu tình
cảnh cũng khốn khổ của cơ gái. Có lẽ hơn ai hết chàng trai biết cơ gái khơng được hạnh phúc,
tàn tạ xác xơ vì bị ép duyên “ai cắt lá cho tàu lơ thơ”.
Hình ảnh ẩn dụ "tàu lá chuối" ở câu ca dao sau lại mang một nghĩa ẩn dụ khác. Đó là tàu

lá cao để chỉ chàng trai khi biết cô gái ưa minh thì ra vẻ kiêu kỳ. làm cao:
23


"Chuộng chuối, chuối lại cao tàu
Thương anh, anh lại ra màu làm cao"
(TL IV - 349)
Cũng với hình ảnh cây chuối nhưng với câu ca dao:
"Ngó lên đám bắp trổ cờ
Chuối đã đứng vóc anh chờ duyên em"
(TL I - 278)
thì hình ảnh cây chuối "đổ đứng vóc" lại mang nghĩa khác. Đó là hình ảnh một cơ gái đang
tuổi xuân thì, tràn trề sức sống như cây chuối ngày nào bé nhỏ giờ đã nên hình nên dáng. Cơ gái
đã trở thành niềm ao ước của các chàng trai “chờ dun em”.
Với người nơng dân thì chuối chín vừa thơm vừa ngon; nhưng nếu chuối cịn xanh thì khơng
ai muốn đụng vào, sợ dính mủ khó chùi và chuối xanh ăn khơng được vì rất chát. Vì thế mượn
hình ảnh nải chuối cịn xanh, các tác giả bình dân muốn hàm chỉ những người tầm thường, không
xứng đáng để mọi người phải quan tâm, quý trọng:
“Sá chi một nải chuối xanh
Năm bảy người dành cho mù dính tay”
(TL IV - 119)
Cũng có khi nải chuối xanh lại được hiểu trong trường hợp tình dun khơng xứng đơi phải
lứa. "Nải chuối xanh" chính là sự bất hạnh, vơ phước cho chàng trai (hoặc cô gái) khi lấy phải
một người không ra gì:
“Lọng vàng che nải chuối xanh
Tiếc con chim phụng đậu cành cây khơ”
(TL V - 424)
Ở hồn cảnh khác thì nải chuối cịn xanh sẽ là nải chuối non. Dù có cố gắng ủ cho chín ép
nhưng vẫn chát sì khơng thể dùng được. Khơng cịn mang nghĩa chỉ sự tầm thường, vô duyên,
"chuối non" chuyển qua một nghĩa mới: đó là hình ảnh cậu con trai cịn ít tuổi lại đòi lấy vợ sớm.

"Chuối non" chỉ người con trai còn nhỏ chưa trưởng thành:
"Chuối non giú ép chát ngầm
Trai tơ địi vợ, khóc thầm ban đêm"
(TL V - 376)
24


Một ví dụ khác:
Đêm nằm tàu chuối xé đơi
Hơn nằm chiếu miến lẻ loi một mình"
(TL III - 260)
"Tàu chuối xé đơi" trong hồn cảnh này khiến ta liên tưởng đến cuộc sống nghèo khổ thiếu
thốn của người nông dân. Tàu lá chuối khơng cịn ngun vẹn lại là chiếu, là nệm cho những đôi
lứa bên nhau trong cảnh bần hàn nhưng hạnh phúc.
Nhìn chung, ý nghĩa ở hình ảnh ẩn dụ là ý nghĩa nhất thời trong một ngữ cảnh cụ thể nào
đó. Nghĩa của ẩn dụ thường thay đổi theo hoàn cảnh sử dụng.
Trong thực tế, ẩn dụ thường khơng chỉ biểu hiện ở một hình ảnh duy nhất mà là một loạt
hình ảnh. Muốn hiểu thật cụ thể, chính xác ý nghĩa của ẩn dụ ta thường phải phối hợp những
hình ảnh hoặc các yếu tố nghệ thuật khác gắn liền với nó. Như ví dụ trên, hình ảnh ẩn dụ
"chuối" sẽ mang những nghĩa cụ thể trong mối liên hệ giữa các hình ảnh khác như "chuối đứng
vóc"; “nải chuối xanh”; "ai cắt lá": "giú ép chát ngầm"; "mủ" chuối “dính tay”...
Xét hình ảnh tượng trưng trong ca dao dân ca trữ tình, chúng ta nhận thấy giữa tượng trưng
và ẩn dụ, so sánh có mối liên hệ rất gần gũi. Sự hình thành của tượng trưng chính là sự xuất hiện
lặp đi lặp lại nhiều lần của các ẩn dụ, so sánh dẫn đến chỗ những ẩn dụ, so sánh này mang một
giá trị ý nghĩa có tính ổn định, bền vững.
Theo tác giả V.I.Erêmina thì giữa ẩn dụ và tượng trưng có những dấu hiệu mà trong q
trình nghiên cứu chúng ta có thể căn cứ vào đó mà phân biệt sự khác nhau giữa ẩn dụ và tượng
trưng. Tác giả nhận thấy: "Ẩn dụ là thơ ca dân gian được sinh ra tức thời và mất đi khá nhanh.
Biểu tượng (khái niệm biểu tượng ở đây cần được hiểu là tượng trưng - Phan Thị Bích Thủy)
được hình thành trong q trình lâu dài và sau đó sống hàng trăm năm. Ẩn dụ là yếu tố biến đổi

cịn biểu tượng khơng đổi, bền vững. Ẩn dụ là một phạm trù thẩm mỹ và phẩn lớn tự do tách khỏi
phong cách ước lệ. Biểu tượng thì ngược lại được giới hạn nghiêm tức bởi hệ thống thi ca xác
định" [81, 86].
Chúng ta đã biết thi liệu để tạo nên tượng trưng chính là những ẩn dụ. Nguồn gốc của tượng
trưng là ẩn dụ nhưng những ẩn dụ này được sử dụng nhiều lần mang tính phổ biến và những hình
ảnh ẩn dụ buộc người ta phải liên tưởng tới một ý nghĩa tượng trưng nào đó mà xà hội đã thừa
nhận.
25


×