Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

(Luận văn thạc sĩ) chiến lược phát triển ngành phát hành sách TP HCM đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

PHẠM MINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

MỞ ĐẦU
Trong 10 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và nhà
nước, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, GDP bình quân hàng năm
đều tăng hơn 10%. Bức tranh toàn cảnh về kinh tế Việt Nam được các nước đánh
giá là rất khả quan. Đầu tư tăng, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, đặc biệt
là giao thông, bưu chính viễn thông, mức sống của người dân được cải thiện đáng
kể, có nhiều ngành kinh tế mũi nhọn có mức tăng trưởng khá.
Có thể nói Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập vào sự phát triển chung
của khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hoạt động xuất bản
(bao gồm xuất bản, in, phát hành sách) đã có những bước phát triển quan trọng. Số
lượng và chất lượng sách, văn hóa phẩm ngày càng được nâng cao, góp phần tích
cực vào việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đáp ứng nhu cầu của xã hội,
phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật.
Đóng góp tích cực vào việc nâng cao dân trí, đầu tư chiều sâu cho xã hội, tạo tiền
đề cho sự phát triển của đất nước mai sau.


Vị trí, nhiệm vụ của ngành xuất bản (bao gồm xuất bản, in, phát hành sách
sau đây được gọi là xuất bản) đã được Đảng và nhà nước khẳng định qua nhiều văn
kiện như:
- Văn kiện Đại hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Chỉ thị 08 ngày 31/03/1992 của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng.
- Chỉ thị 22 ngày 17/10/1997 của Bộ Chính Trị.
- Luật xuất bản được quốc hội thông qua ngày 07/07/1993.
Qua đó ta thấy rõ tính đặc thù của ngành xuất bản và hoạt động xuất bản:
- Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lónh vực văn hóa tư tưởng, thông
qua việc sản xuất, phổ biến xuất bản phẩm đến nhiều người, nó không
phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần, lợi nhuận không phải là mục
tiêu chính của hoạt động xuất bản.
Hoạt động xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo và định hướng của Đảng, sự
quản lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
- Hoạt động xuất bản góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự
phát triển đất nước, con người XHCN, đáp ứng nhu cầu của một xã hội
công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại
hóa thông qua việc phổ biến những xuất bản phẩm chính trị, khoa học kỹ
thuật, tin học, văn học, kinh tế, pháp luật…
- Hoạt động xuất bản góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc
Thực hiện: Phạm Minh Thuaän

Trang 1


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu


Ngành phát hành sách thông qua việc phát hành sâu rộng các xuất bản phẩm
tới tất cả các địa bản dân cư từ thành phố đến nông thôn, tới vùng sâu vùng xa
nhằm cung cấp những kiến thức chính xác, cần thiết nhất về khoa học kỹ thuật,
kinh tế, chính trị trong nước và trên thế giới, góp phần đào tạo những con người
mới XHCN, có kiến thức cao, phẩm chất đạo đức trong sáng lành mạnh, phục vụ
đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Trong hoạt động xuất bản, hoạt động phát hành sách là khâu cuối cùng (đầu
ra) của toàn ngành xuất bản. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngành
phát hành sách có tính chất rất quan trọng để ngành xuất bản nói chung hoàn thành
nhiệm vụ. Ngành phát hành sách hoạt động trong cơ chế thị trường phải thực hiện
tốt: vừa phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, vừa phải phục vụ tốt các nhiệm vụ
chính trị, văn hóa, xã hội.
Hằng năm, ngành phát hành sách cả nước phát hành gần 150 triệu bản sách
đến khắp các địa bàn dân cư của cả nước, đã có những đóng góp quan trọng trong
sự phát triển chung của ngành. Trong đó hoạt động của ngành phát hành sách
TP.HCM giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm
kinh tế, văn hóa của cả nước, 70% lượng sách của cả nước được in ấn tại TP.HCM,
do vậy hoạt động của ngành phát hành sách TP.HCM chiếm một tỷ trọng lớn của
cả nước. Ngành phát hành sách TP.HCM hoạt động trong một thị trường lớn, có
những mặt thuận lợi nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Việc xây dựng ngành
phát hành sách TP.HCM hoạt động có hiệu quả trên cả 2 lónh vực kinh tế và xã hội
sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển của ngành phát hành sách cả nước và ngành
xuất bản nói chung.
Với mong muốn có một số đóng góp cho sự phát triển chung của ngành phát
hành sách, chúng tôi đã tìm hiểu về hoạt động của ngành phát hành sách TP.HCM
trong những năm vừa qua. Cùng với những kiến thức học được trong nhà trường,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng môi trường hoạt động của ngành và
định hướng chiến lược phát triển ngành đến năm 2010.
Mục tiêu của luận án:

-

Đánh giá thực trạng của ngành phát hành sách TP.HCM trong các năm, từ đó
rút ra những nhận xét.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành, từ đó rút
ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong hoạt động của ngành phát
hành sách TP.HCM.

Trên cơ sở các nghiên cứu đó, và dự báo về thị trường sách tại TP.HCM
đến năm 2010, chúng tôi đưa ra các giải pháp định hướng chiến lược phát
triển của ngành phát hành sách TP.HCM đến năm 2010.
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Trong bản luận án này chúng tôi chỉ nghiên cứu về hoạt động của
ngành phát hành sách TP.HCM, không đi sâu phân tích hoạt động của ngành
-

Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 2


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

xuất bản và ngành in của TP.HCM, của cả nước và hoạt động phát hành
sách của các tỉnh thành bạn.
Phân tích hoạt động của ngành phát hành sách TP.HCM tôi cũng chỉ
xin phép nghiên cứu kỹ các Công ty Phát Hành Sách Quốc Doanh và Cổ
Phần, phần hoạt động của phát hành sách tư nhân do hoạt động không ổn

định nên chỉ phân tích những nét lớn.
Nội dung của luận án: được trình bày trong 3 chương
Chương I:Một số vấn đề căn bản về định hướng chiến lược.
Chương II: Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
phát hành sách TP.HCM.
Chương III: Định hướng chiến lược phát triển đến năm 2010 của ngành phát
hành sách TP.HCM.
Việc hoạch định chiến lược phát triển ngành đến năm 2010 chỉ mang tính
định hướng làm nền tảng cho các đơn vị trong ngành xây dựng chiến lược cụ thể.
Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, luận án không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong được các thầy cô, lãnh đạo các đơn vị trong ngành và
các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung để đề tài này mang tính hiện thực hơn.

Thực hiện: Phạm Minh Thuaän

Trang 3


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯC
1.1.

Khái niệm vai trò của chiến lược và chính sách kinh doanh đới với doanh
nghiệp và ngành
Chiến lược và chính sách kinh doanh là các phương hướng, biện pháp hướng
về tương lai. Nó giúp cho doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn. Chiến lược và chính

sách kinh doanh là kết quả của quá trình phân tích các yếu tố: môi trường, những gì
doanh nghiệp có, những gì doanh nghiệp phải đạt được… từ đó đề ra các phương án
thực hiện một cách hiệu quả nhất, nó tạo ra cho doanh nghiệp thế chủ động trong
thị trường.
Theo Harold Koontz và các tác giả trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu
của quản lý” thì chiến lược là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc
đạt được những mục tiêu cụ thể. Những chiến lược chủ yếu của một doanh nghiệp
chứa đựng những mục tiêu, những cam kết về nguồn lực để đạt được những mục
tiêu này và những chính sách chủ yếu cần được tuân theo trong khi sử dụng những
nguồn lực này.
Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực
hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược không nhằm vạch ra một các cụ
thể làm thế nào để có thể đạt được những mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của vô số các
công trình hỗ trợ, các chiến lược chức năng khác. Chiến lược chỉ tạo ra các khung
để hướng dẫn tư duy để hành động.
Các doanh nghiệp phải trải qua một quá trình hoạt động mới ý thức và nhận
ra rằng vai trò quan trọng của các chiến lược và chính sách kinh doanh là giúp cho
Công ty nắm bắt được những cơ hội thị trường, tạo được lợi thế cạnh tranh trên
thương trường bằng cách vận dụng các nguồn lực tài nguyên hữu hạn của họ sao
cho có kết quả, hiệu quả cao nhằm đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược
của Công ty.
Hoạch định chiến lược cho phép Công ty năng động hơn trong việc định hình
tương lai. Nó cho phép Công ty sáng tạo và có thể gây ảnh hưởng với môi trường
và do đó kiểm soát được số phận của chính mình.
Chiến lược giữ vai trò quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp.
Những lợi ích cụ thể của doanh nghiệp theo Crunley trong cuốn “Khái luận về quản
trị chiến lược” như sau: “Cho phép sự nhận biết, ưu tiên và tận dụng các cơ hội,
cho phép có những quyết định chính yếu trong việc hỗ trợ tốt hơn các mục tiêu đã
thiết lập. Thể hiện sự phân phối hiệu quả thời gian và các nguồn tài nguyên cho
các cơ hội đã xác định, khuyến khích thái độ tích cực đối với sự đổi mới…”

Quản trị chiến lược là một dòng liên tục của những quyết định và những
hành động đưa đến phát triển một hay nhiều chiến lược hiệu quả, giúp đạt được
những mục tiêu của doanh nghiệp. Quy trình quản trị chiến lược là cách thức mà
các nhà chiến lược xác định các mục tiêu để đưa ra những quyết định chiến lược.
Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 4


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

Quy trình quản trị chiến lược bao gồm 3 giai đoạn chính sau đây:
- Thiết kế chiến lược
- Thực hiện chiến lược
- Kiểm tra và đánh giá kết quả chiến lược.
Bên cạnh đó, việc dự báo môi trường cũng rất quan trọng, dự báo sai đôi khi
mang lại hậu quả thiệt hại lớn hơn khi hoạt động không có chiến lược. Vì thế người
xây dựng chiến lược cần phải có được tầm nhìn chiến lược đúng đắn.
Các giai đoạn trong quy trình quản trị chiến lược có những quan hệ mật thiết
với nhau và mỗi giai đoạn có những công việc khác nhau. Có nhiều tác giả nêu ra
mô hình quản trị chiến lược khác nhau, chúng tôi xin chọn mô hình quản trị chiến
lược toàn diện của Fred David để giới thiệu về các giai đoạn của quy trình quản trị
chiến lược.
Sơ đồ 1: Các Giai Đoạn Và Các Bước Công Việc
Trong Quy Trình Quản Trị Chiến Lược
GIAI ĐOẠN

HOẠT ĐỘNG


Hình thành
chiến lược

Thực hiện
nghiên cứu

Hợp nhất trực
giác và phân tích

Đưa ra
quyết định

Thực thi
chiến lược

Thiêát lập mục
tiêu ngắn hạn

Đề ra các
chính sách

Phân phối
các nguồn lực

Đánh giá
chiến lược

Xem xét lại các
yếu tố bên trong

& bên ngoài

So sánh kết quả
với tiêu chuẩn

Thực hiện
điều chỉnh

Hình thành chiến lược là quá trình thiết lập sứ mạng kinh doanh, thực hiện
điều tra nghiên cứu để xác định các mặt mạnh và mặt yếu bên trong và các cơ hội,
nguy cơ bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn xây dựng và lựa chọn những chiến
lược thay thế. Điểm khác biệt giữa hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược là
quản trị chiến lược thì bao gồm cả việc thực hiện và đánh giá chiến lược. Trong
khuôn khổ luận án này, chúng tôi chỉ xin đi vào nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến hoạch định chiến lược phát triển ngành phát hành sách TP.HCM đến năm
2010.
1.2. Quy trình hoạch định chiến lược
1.2.1. Xác định sứ mạng của doanh nghiệp
Sứ mạng của doanh nghiệp là một phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích.
Nó phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nó xác định khu vực kinh
doanh của doanh nghiệp. Sứ mạng chứa đựng tổng quát thành tích mong ước tuyên

Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 5


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu


bố với bên ngoài Công ty như là một hình ảnh công khai mà doanh nghiệp mong
ước.
Để quản trị chiến lược có hiệu quả thì điều quan trọng là bản sứ mạng phải
được cung cấp tư liệu chính xác và đầy đủ. Theo các nhà nghiên cứu, các doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả cao thường có các bản sứ mạng toàn diện hơn so với
các Công ty có kết quả thấp. Tổ chức KINH & CLELAND cho rằng các tổ chức
phát triển một cách thận trọng bản sứ mạng là vì:
- Đảm bảo sự đồng tâm nhất trí về chí hướng trong nội bộ tổ chức.
- Tạo cơ sở để huy động các nguồn lực của tổ chức.
- Đề ra tiêu chuẩn để phân bổ các nguồn lực của tổ chức.
- Hình thành khung cảnh và bầu không khí kinh doanh thuận lợi.
- Đóng vai trò tiêu điểm để mọi người đồng tình với mục đích và phương
hướng của tổ chức.
- Tạo điều kiện chuyển hóa mục đích của tổ chức thành các mục tiêu thích
hợp.
- Tạo điều kiện chuyển hóa mục tiêu thành các chiến lược và các biện
pháp hoạt động cụ thể khác.
Đối với ngành phát hành sách, xác định sứ mạng của ngành là một việc làm
cần thiết. Nó xác định rõ nhiệm vụ của ngành là hoạt động kinh doanh trong lónh
vực văn hóa, vừa phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, vừa phải phục vụ tốt nhu
cầu về sách của mọi tầng lớp kinh doanh trong xã hội. Đặc biệt là các vùng sâu,
vùng xa, nơi có điều kiện sống về vật chất và tinh thần còn thấp.
Hoạt động của ngành phát hành sách chỉ được đánh giá là có hiệu quả khi
thực hiện tốt hai nhiệm vụ: kinh doanh có hiệu quả và phục vụ tốt nhiệm vụ chính
trị, xã hội của ngành.
1.2.2. Phân tích môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Các yếu tố môi trường có một tác động to lớn vì chúng ảnh hưởng đến toàn
bộ các bước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược. Chiến lược được lựa chọn
phải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường đã nghiên cứu.

Môi trường của tổ chức có thể chia thành hai mức độ: môi trường vó mô và
môi trường vi mô. Môi trường vó mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh
những không nhất thiết phải theo một cách nhất định. Môi trường vi mô được xác
định đối với một ngành cụ thể, tất cả các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng môi trường
vi mô của ngành đó.
1.2.2.1. Môi trường vó mô và các nhân tố ảnh hưởng
Việc phân tích môi trường vó mô giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi: Doanh
nghiệp đang đối mặt với những gì?
Môi trường vó mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, nằm
ngoài sự điều khiển của doanh nghiệp nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động của
Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 6


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường bên ngoài cho thấy những cơ hội cũng
như những đe dọa tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.












Môi trường vó mô bao gồm các yếu tố sau:
Các yếu tố kinh tế:
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các đơn vị kinh doanh.
Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp là: lãi suất
ngân hàng, nguồn cung cấp vốn, xu hướng GNP, GDP, tỷ lệ lạm phát, chính
sách tài chính tiền tệ, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán.
Đối với ngành phát hành sách, yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động của ngành. Ở những vùng có điều kiện kinh tế khá và trình độ
dân trí cao thì ngành phát hành sách tại đó có điều kiện hoạt động có hiệu
quả hơn. Sự phát triển của ngành phát hành sách luôn luôn tỷ lệ thuận với sự
phát triển kinh tế.
Các yếu tố chính trị:
Các yếu tố chính phủ, chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt
động của các doanh nghiệp. Các yếu tố chính trị liên quan đến các quy định
của luật pháp, sự ổn định của nhà nước. Đặc biệt là các chính sách có thể
làm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, đó là: sự ổn định của chính quyền,
quy định về bảo vệ môi trường, quy định về công nghệ, quy định về hoạt
động trong kinh tế đối ngoại.
Ngành phát hành sách kinh doanh các sản phẩm mang tính văn hóa, nên
rất cần các chính sách của nhà nước hỗ trợ, đặc biệt là sự hỗ trợ để phục vụ
nhân dân các vùng như: hải đảo và tầng lớp nhân dân có thu nhập thấp.
Các yếu tố xã hội:
Các yếu tố xã hội đóng vai trò quan trọng đối với môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp. Các yếu tố xã hội bao gồm: quan điểm về mức sống,
phong cách sống, ước vọng nghề nghiệp, tỷ lệ tăng dân số, truyền thống,
phong tục tập quán.
Hoạt động của ngành phát hành sách liên quan đến toàn xã hội, ngành
hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao dân trí của người dân. Khi một

xã hội có dân trí cao thì nhu cầu về sách càng lớn.
Các yếu tố tự nhiên:
Các doanh nghiệp từ lâu đã nhận ra những tác động của hoàn cảnh thiên
nhiên vào quyết định kinh doanh của họ. Do vậy các doanh nghiệp cần phải
quan tâm đến phân tích tác động của các yếu tố tự nhiên đến doanh nghiệp
cũng như tác động ngược trở lại với môi trường. Các yếu tố tự nhiên bao
gồm: ô nhiễm môi trường, nguồn tài nguyên, nguồn năng lượng, điều kiện
thời tiết, khí hậu…
Các yếu tố công nghệ và kỹ thuật:
Trong một môi trường mà trình độ công nghệ ngày càng phát triển doanh
nghiệp cần phải quan tâm đến sự ra đời của các công nghệ mới. Muốn tiếp

Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 7


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

tục tồn tại và phát triển, hoạt động một cách có hiệu quả doanh nghiệp cần
phải có chính sách đổi mới công nghệ một cách hợp lý. Cần phải xem xét
đầu tư vào công nghệ nào thì có hiệu quả nhất.
1.2.2.2. Môi trường vi mô và các nhân tố ảnh hưởng
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh
đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản
xuất kinh doanh. Có 5 yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung
cấp, các đối thủ tiềm ẩn, các sản phẩm thay thế.
Phân tích môi trường vi mô của doanh nghiệp cho phép đánh giá các thế

mạnh cũng như các điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó xem xét chiến lược cần được
xây dựng như thế nào để khai thác các thế mạnh, hạn chế được các điểm yếu.
• Các đối thủ cạnh tranh
Sự hiểu biết về những tổ chức này là quan trọng cho một doanh nghiệp.
Nghiên cứu các đối thủ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phân tích
môi trường vi mô. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thường tập trung vào các
điểm sau:
- Mục đích của đối thủ cạnh tranh:
Khi biết được mục đích của đối thủ, doanh nghiệp dễ dàng có được
các đối pháp nhằm bảo vệ mình khỏi sự tấn công của đối thủ.
- Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ:
Nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ giúp doanh nghiệp
đề ra các chính sách tấn công và phòng thủ hợp lý. Sự nghiên cứu điểm
mạnh, điểm yếu của đối thủ kết hợp với sự hiểu biết về mục đích của đối
thủ giúp doanh nghiệp đánh giá một cách rõ ràng nhất về vị trí của họ
trên thị trường.
Các yếu tố cần quan tâm về đối thủ là:
o Trình độ công nghệ
o Chất lượng sản phẩm
o Hệ thống phân phối
o Uy tín trên thị trường
o Tốc độ tăng trưởng
o Các chính sách Marketing
Nhìn chung việc nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh là một vấn đề khá
phức tạp nhưng trong thời đại thông tin hiện nay không phải không thể thực
hiện được.
Đối với ngành phát hành sách, các đối thủ cạnh tranh là các công ty,
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành. Riêng tại TP.HCM đã có
gần 6 công ty quốc doanh và hằng trăm nhà sách tư nhân và đại lý sách tư
nhân. Trong đó có rất nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm năng. Ngoài ra, trong

tương lai năm 2005-2010 chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy việc tìm hiểu với các đối thủ cạnh
Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 8


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

tranh là yếu tố rất quan trọng để các doanh nghiệp trong ngành phát hành
sách có thể tồn tại và phát triển.
• Người mua-khách hàng
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách
hàng. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là thượng đế, họ có quyền
lựa chọn cho mình mặt hàng, người cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp
cạnh tranh trên thương trường thực chất là cạnh tranh về khách hàng. Doanh
nghiệp nào thu hút được nhiều khách hàng, doanh nghiệp đó thành công.
Chính vì vậy, nghiên cứu khách hàng là một nhiệm vụ cần thiết, việc nghiên
cứu khách hàng thường tập trung các khía cạnh:
- Sở thích, tập quán của khách hàng
- Khả năng tài chính
- Quan điểm của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp
- Khả năng thay đổi thói quen tiêu dùng
Hoạt động phát hành sách trên quan điểm mọi tầng lớp nhân dân trong
xã hội, từ học sinh, cán bộ, người dân ở mọi vùng, sự ủng hộ của khách hàng
trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh ngày càng lớn là điều kiện sống còn
của các doanh nghiệp kinh doanh phát hành sách. Các doanh nghiệp trong

ngành muốn tồn tại và phát triển phải có hệ thống cửa hàng bán lẻ tốt, cửa
hàng bán lẻ chỉ tồn tại khi được khách hàng ủng hộ.
• Các nhà cung cấp
Các doanh nghiệp kinh doanh thường phải quan hệ với các tổ chức cung
cấp nguồn hàng khác nhau:
- Cung ứng hàng hóa
- Nguồn vốn
- Kỹ thuật
Trong thực tiễn kinh doanh của nền kinh tế thị trường, mức độ gây ảnh
hưởng của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp đã giảm nhiều vì một mặt
hàng có nhiều nhà cung cấp. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hàng do chỉ có
một nhà cung cấp nên doanh nghiệp bị phụ thuộc vào họ như: điện, nước,
thông tin liên lạc, các vật tư chiến lược…
Cộng đồng tài chính: Hầu như các doanh nghiệp đều phải có liên quan
đến ngân hàng tài chính. Sự hỗ trợ hay không hỗ trợ của ngân hàng tài chính
ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Các yếu tố: điều
kiện cho vay, điều kiện trả nợ, lãi suất, thời hạn.. có tác động mạnh đến
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải lường trước những yếu tố này để tránh
những thiệt hại đáng tiếc.
• Các đối thủ tiềm ẩn
Những Công ty mới gian nhập thị trường hoặc chuẩn bị tham gia thị
trường sẽ có những ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp đang hoạt động trong
Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 9


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu


cùng một lónh vực, nó có thể làm giảm lợi nhuận vì nó đem lại khả năng
mới, ý tưởng mới trong việc giành thị phần.
• Những sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm mà người tiêu dùng có thể hoán chuyển
khi chọn món hàng mua. Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế ngày càng
đa dạng, tạo nguy cơ cạnh tranh. Nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế
tiềm ẩn có thể bị giảm thị phần và lợi nhuận.
Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công
nghiệp. Muốn thành công các doanh nghiệp cần phải chú ý giành nguồn lực
để phát triển công nghệ mới vào chiến lược phát triển công nghệ mới vào
chiến lược của mình.
Các sản phẩm thay thế của ngành phát hành sách là các sản phẩm nghe
nhìn, các loại sách điện tử, hệ thống mạng internet và các chương trình giải
trí học tập khác. Trong điều kiện công nghệ thông tin ngày càng phát triển,
các sản phẩm thay thế này càng có điều kiện để phát triển nhanh và mạnh,
ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động trong tương lai của ngành.
1.2.2.3. Môi trường nội bộ
Trong một doanh nghiệp, môi trường nội bộ bao gồm tất cả các yếu tố và hệ
thống bên trong của nó, phải cố gắng phân tích một cách kỹ lưỡng các yếu tố nội
bộ đó nhằm xác định rõ các ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp. Trên cơ sở
đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt
được lợi thế tối đa. Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm các lónh vực chức năng như:
nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính kế toán, marketing,
nề nếp tổ chức, cơ chế quản lý và điều hành của doanh nghiệp.
• Phân tích tình hình quản trị
Phân tích tình hình quản trị của doanh nghiệp chính là phân tích cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp có thể là
nhược điểm gây cản trở cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược hoặc là
ưu điểm thức đẩy các hoạt động đó. Thực chất cơ cấu của doanh nghiệp là

cơ chế tương tác với môi trường. Một doanh nghiệp có nề nếp tốt có tác
dụng làm cho nhân viên nhận thức tốt hơn những việc họ làm, tất cả nhân
viên cũng hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
• Phân tích tình hình Marketing
Phân tích tình hình marketing là phân tích các mối quan hệ giữa doanh
nghiệp và khách hàng, phân tích công tác hoạch định chiến lược liên quan
đến sản phẩm, đánh giá, giao tiếp, phân phối sản phẩm phù hợp với nhu cầu
thị trường.
• Phân tích tình hình tài chính kế toán

Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 10


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

Phân tích tình hình tài chính kế toán là đánh giá công tác phân tích lập kế
hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Bộ
phận chức năng tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn doanh nghiệp.
Các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp gắn bó mật thiết với nhau
thông qua việc phân tích tài chính của doanh nghiệp.
• Phân tích các yếu tố sản xuất
Sản xuất là lónh vực hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra
sản phẩm. Đây là một trong những lónh vực hoạt động chính yếu của doanh
nghiệp. Vì vậy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng đạt tới thành công và
các lónh vực hoạt động khác của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp sản xuất kém sẽ dẫn đến năng suất thấp, giá thành

cao, chất lượng sản phẩm kém sẽ làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường và
như vậy yếu tố còn lại có tốt đến mấy thì thành công của doanh nghiệp vẫn
là điều khó có thể thực hiện.
• Phân tích tình hình nghiên cứu và phát triển
Phân tích tình hình nghiên cứu và phát triển là phân tích các vấn đề liên
quan đến chất lượng và nỗ lực của doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu
và phát triển để duy trì vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Phân tích mối
quan hệ giữa bộ phận nghiên cứu và phát triển với các bộ phận khác (nhất là
bộ phận marketing) để bảo đảm thu thập thông tin kịp thời về nhu cầu thị
trường và đưa sản phẩm mới ra thị trường.
Ngày nay marketing đã có một chỗ đứng quan trọng trong toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của marketing bao gồm các chính sách về
giá, khuyến mãi, phân phối sao cho phù hợp với mục tiêu chiến lược chung.
• Phân tích hệ thống thông tin quản trị
Để có được các quyết định và hành động thì nhà quản trị phải nắm vững
các thông tin về vấn đề cần giải quyết. Chính vì thế nhu cầu thiết lập và
phân tích một hệ thống thông tin quản trị ngày càng trở nên cần thiết.
1.2.3. Xác định mục tiêu
1.2.3.1. Mục tiêu dài hạn
Tuỳ công việc của từng doanh nghiệp mà mục tiêu dài hạn có thể từ 5-10
năm hoặc hơn nữa. Mục tiêu dài hạn là kết quả của việc nghiên cứu môi trường
kinh doanh và mang tính định hướng cho doanh nghiệp. Thông thường mục tiêu dài
hạn dựa vào các yếu tố như: lợi nhuận, năng suất, vị thế cạnh tranh, phát triển việc
làm, công nghệ…
1.2.3.2. Mục tiêu ngắn hạn
Sau khi hình thành các mục tiêu dài hạn thì các mục tiêu ngắn hạn được tiếp
tục xây dựng. Các mục tiêu ngắn hạn là các mục tiêu cụ thể, định hướng. Các mục
tiêu ngắn hạn này được giao cho từng bộ phận thực hiện sau khi đã được xem xét
cho phù hợp với mục tiêu dài hạn.
Thực hiện: Phạm Minh Thuaän


Trang 11


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

1.2.3.3. Các mục tiêu thay thế
Việc đề ra các mục tiêu phải tương đối linh hoạt, chính vì vậy các mục tiêu
thay thế là hết sức cần thiết khi môi trường thay đổi. Có như vậy doanh nghiệp mới
có thể đáp ứng được môi trường, luôn theo đúng, theo kịp tiến độ phát triển của thị
trường kinh doanh. Khi có những biến động đột xuất, doanh nghiệp vẫn có thể giữ
vững vị trí then chốt của mình.
1.3. Các công cụ hoạch định chiến lược
1.3.1. Dự báo diễn biến mục tiêu kinh doanh
Doanh nghiệp có thể tự dự báo môi trường kinh doanh của mình nhưng với
môi trường lớn thì doanh nghiệp có thể dựa vào các dự báo của các hãng nghiên
cứu chuyên nghiệp, các bạn hàng. Tuy nhiên các nguồn này cần phải kiểm tra kỹ
lưỡng.
Đối với việc tự dự báo doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp sau
đây:
- Quan điểm của các chuyên viên: Chọn các chuyên viên có trình độ
cao và yêu cầu họ đánh giá về tầm quan trọng và các diễn biến trong
tương lai, tổng hợp các ý kiến và lập bảng dự báo.
- Ngoại suy xu hướng: Xem xét các con số thống kê, thành lập đường
cong tuyến tính theo thời gian, làm cơ sở cho phép ngoại suy.
- Liên hệ xu hướng: Nhà nghiên cứu liên hệ nhiều mốc thời gian khác
nhau với hy vọng tìm ra mối quan hệ đi trước và theo sau nhằm sử
dụng cho dự báo.

- Phân tích ảnh hưởng chéo: là tập hợp các xu hướng theo từng chuỗi sự
kiện mờ dần cho sự xuất hiện của các sự kiện kế tiếp, từ đó xây dựng
các sự kiện kế tiếp.
Sơ đồ 2: Bảng Tổng Hợp Môi Trường Kinh Doanh
CÁC YẾU TỐ
MÔI TRƯỜNG

MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG

TÁC ĐỘNG VỚI
DOANH NGHIỆP

TÍNH
CHẤT

ĐIỂM

1

2

3

4

5

+ Vó mô
+ Tác nghiệp
+ Nội bộ


Phân loại theo số điểm:
+3: cao
+2: trung bình
+1: thấp

+3:
+2:
+1:
+0:

nhiều
trung bình
ít
không tác dụng

+1: tốt
-1: xấu

5=2×3×4

1.3.2. Phân tích ma trận SWOT
Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 12


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu


Gồm 4 yếu tố chính:
- Những điểm mạnh (Strengths)
- Những điểm yếu (Weaknesses)
- Những cơ hội (Opportunities)
- Những đe dọa (Threats)
Để thực hiện ma trận SWOT, doanh nghiệp cần thực hiện 8 bước cơ bản:
- B1: Liệt kê các cơ hội chính
- B2: Liệt kê các mối đe dọa chính bên ngoài doanh nghiệp
- B3: liệt kê những điểm mạnh chủ yếu
- B4: liệt kê những điểm yếu bên trong doanh nghiệp
- B5: kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất
phương án chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này “sử dụng điểm
mạnh để tận dụng cơ hội”
- B6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất
phương án chiến lược WO thích hợp. Chiến lược này “khắc phục điểm
yếu bằng các tận dụng cơ hội”
- B7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề
xuất phương án chiến lược XT thích hợp. Chiến lược này “lợi dụng
thế mạnh của mình để đối phó với nguy cơ từ bên ngoài”
- B8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất
phương án chiến lược WT. Chiến lược này nhằm “tối thiểu hóa tác
động của điểm yếu và phòng thủ trước các mối đe dọa từ bên ngoài”.
Ma trận SWOT là một công cụ mạnh để hoạch định chiến lược. Mặc dù
phương pháp này có những hạn chế nhất định, không phải mọi điều rút ra từ ma
trận này đều có thể coi là một chiến lược của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có
sự cân nhắc hoặc dùng thêm các công cụ hổ trợ khác để lựa chọn những chiến lược
thích nghi và tối ưu cho doanh nghiệp.
Phần trên đây là một số vần đề căn bản của lý luận chiến lược và hoạch
định chiến lược. Từ những lý luận cơ bản này, ta vận dụng vào việc đánh giá thực

trạng hoạt động của ngành phát hành sách TP.HCM trong thời gian vừa qua. Kết
hợp với lý luận và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cùng với các
chủ trương, chính sách của nhà nước và Thành phố, chúng ta sẽ đề ra định hướng
chiến lược phát triển ngành phát hành sách TP.HCM đến năm 2010 và các giải
pháp lớn để có thể thực hiện được những mục tiêu mà chiến lược đã đề ra.

Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 13


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA NGÀNH PHÁT HÀNH SÁCH TP.HCM
2.1. Khái quát về ngành phát hành sách Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành ngành phát hành sách Việt Nam-Cơ cấu tổ chức.
Ngày 10/10/1952, Hồ Chủ Tịch ra sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà In Quốc
Gia, tiền thân của ngành xuất bản-in và phát hành sách Việt Nam hiện nay.
Với gần 50 năm hoạt động và phát triển, ngày nay ngành phát hành sách
Việt Nam đã có những bước phát triển không ngừng. Hệ thống phát hành sách
quốc doanh bao trùm khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Tại Trung Ương có Tổng
Công ty Phát Hành Sách Việt Nam với 9 đơn vị thành viên. Tại các tỉnh, thành
trong cả nước đều có các Công ty Phát Hành Sách hoặc Công ty Văn Hóa Tổng
Hợp làm nhiệm vụ phát hành sách. Ngành phát hành sách quốc doanh thâït sự đã
chiếm vai trò chủ đạo trong việc phát hành sách đến với mọi tầng lớp nhân dân, từ

các đô thị lớn đến các huyện hải đảo và miền núi xa xôi.
Tham khảo bảng số liệu về số đầu sách và số lượng bản sách phát hành
hằng năm ta thấy sự phát triển vượt bậc của ngành:
Bảng 1: Số Liệu Về Tên Sách và Số Lượng Bản Sách
Phát Hành Hằng Năm Của Cả Nước
DIỄN GIẢI

ĐV TÍNH

1995

1996

- Số tên sách XB
- Số lượng bản
- Mức hưởng thụ (sách)

tên
ngàn bản
bản/người

8.186
169.800
2,30

8.263
167.094
2,22

1997


1998

1999

8.494
172.210
2,21

8.879
180.820
2,26

10.840
191.943
2,5

Nguồn: Tư liệu Cục Xuất Bản (Quy hoạch phát triển ngành)
2.1.2. Lịch sử hình thành ngành phát hành sách TP.HCM-Cơ cấu tổ chức.
Quốc doanh phát hành sách TP.HCM được thành lập ngày 06/08/1976 theo
quyết định số 1809/QDUB. Quy trình hoạt động của ngành phát hành sách quốc
doanh TP.HCM được chia thành các thời kỳ sau:
2.1.2.1. Thời kỳ 1976-1986
Trong thời kỳ này, cơ cấu tổ chức ngành phát hành sách TP.HCM được tổ
chức:
- Cấp thành phố: có Quốc Doanh Phát Hành Sách TP.HCM sau đó được
đổi tên thành Công ty Phát Hành Sách TP.HCM

Thực hiện: Phạm Minh Thuận


Trang 14


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

Cấp quận, huyện: có Hiệu sách Nhân Dân. Một số quận, huyện lớn
được thành lập Công ty Phát Hành Sách quận, huyện trực thuộc
UBND Quận.
Hình thức hoạt động chính trong thời kỳ này là bao cấp. Công ty Phát Hành
Sách TP.HCM nhận sách, văn hóa phẩm từ Tổng Công ty Phát Hành Sách Việt
Nam hoặc Công ty Phát Hành Sách miền Nam sau đó phân phối lại cho các Hiệu
sách Nhân Dân quận, huyện.
Đánh giá: Tình hình hoạt động của các đơn vị ổn định, không có các đột phá.
Tình hình sách trên thị trường khan hiếm, các loại sách hay, sách nhập khẩu khó
mua, sách xuất bản trong nước có chất lượng in ấn xấu, cung không đủ cầu.
-

2.1.2.2. Thời kỳ 1987-1991
Đây là thời kỳ chuyển đổi tử cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Tình
hình thị trường sách trong giai đoạn này rất rối loạn. Đang hoạt động trong cơ chế
bao cấp, hoạt động mua bán theo kế hoạch, các đơn vị Phát Hành Sách Quốc
Doanh trở mình không kịp với thị trường nên gặp rất nhiều khó khăn.
Công ty Phát Hành Sách TP.HCM trong giai đoạn này: Tồn kho nhiều, công
nợ nhiều, doanh số giảm, lương nhân viên thấp… tất cả những yếu tố đó đã có lúc
đe dọa đến sự tồn tại của Công ty.
Các đơn vị Phát Hành Sách quận, huyện: một số bị giải thể, một số được sát
nhập với các đơn vị khác. Hoạt động Phát Hành Sách Quốc Doanh tại các quận,
huyện, đặc biệt là các huyện vùng ven và huyện ngoại thành gần như bị đình trệ.

Nhiều địa phương không còn một cửa hàng sách nào.
2.1.2.3. Thời kỳ 1992-2000
Sau một thời gian bỡ ngỡ với nền kinh tế thị trường, các đơn vị Phát Hành
Sách Quốc Doanh đã dần ổn định lại, các nhân sự có khả năng thích ứng với nền
kinh tế thị trường được giao nhiệm vụ điều hành, quản lý, nhiều biện pháp đã được
áp dụng để đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị Phát Hành Sách Quốc Doanh.
Một số biện pháp được áp dụng trong thời kỳ này là:
- Sửa chữa, nâng cấp các cửa hàng sách, đặc biệt là các cửa hàng ở
trung tâm Thành phố.
- Hàng hóa phải thật đầy đủ, phong phú, đa dạng đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu của khách hàng về sách và các mặt hàng VHP, VPP.
- Thái độ, tác phong phục vụ của nhân viên bán hàng niềm nở, lịch sự
với khách hàng.
- Giữ uy tín trong kinh doanh với các đầu mối cung cấp hàng.
- Phát triển thật mạnh hệ thống cửa hàng bán lẻ: nâng cấp cửa hàng đã
có, mở thêm các cửa hàng mới, chiếm lónh thị trường bán lẻ sách của
Thành phố.
- Phương thức bán hàng tự chọn, tạo sự thoải mái nhất cho các khách
hàng.
Thực hiện: Phạm Minh Thuaän

Trang 15


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty Phát Hành Sách
trên địa bàn TP.HCM

2.1.3.1. Công ty Phát Hành Sách TP.HCM (FAHASA)
Công ty FAHASA được thành lập tháng 08/1976
Trong suốt quá trình hoạt động của mình từ khi thành lập đến nay, Công ty
FAHASA luôn là đơn vị đứng đầu ngành phát hành sách Việt Nam. Các thời kỳ
hoạt động mà Công ty FAHASA đã trải qua từ khi thành lập đến nay có thể nói là
bức tranh chính của ngành phát hành sách TP.HCM (đã được thể hiện rõ ở phần
2.1.2.3). Sau đây xin được nói rõ thêm tình hình hoạt động của Công ty FAHASA
trong thời gian 1992-2000.
Từ năm 1992 đến nay, Công ty FAHASA đã từng bước đưa hoạt động của
mình đi vào nề nếp và có những bước phát triển mạnh. Công ty đã mạnh dạn đầu
tư để nâng cấp và mở rộng các mặt bằng đang kinh doanh trở thành những nhà
sách lớn, khang trang, trang thiết bị hiện đại. Tại các nhà sách của FAHASA hơn
80% các loại hàng hóa được bán tự chọn, đã tạo bước đột phá mới trong cách phục
vụ bạn đọc. Công ty đã sử dụng nhiều biện pháp để có một lượng hàng hóa phong
phú, đa dạng phục vụ bạn đọc. Các Nhà sách Xuân Thu, Nguyễn Huệ, Sài Gòn,
Tân Định, Phú Nhuận đã được đầu tư hàng tỉ đồng để nâng cấp. Cùng với sự phát
triển chung của Thành phố và sự sắp xếp lại hệ thống mặt bằng của ngành Văn
Hóa Thông Tin. Trong 3 năm 1998,1999,2000, Công ty đã tiếp nhận 5 rạp hát và
rạp phim để nâng cấp thành 5 nhà sách lớn phục vụ nhân dân Thành phố.
Tính đến nay, Công ty FAHASA đã có một hệ thống cửa hàng bán lẻ hoàn
chỉnh với: 18 nhà sách lớn, 01 xí nghiệp in và sản xuất văn hóa phẩm, 01 trung tâm
băng nhạc.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty FAHASA trong những năm vừa
qua đều có mức tăng trưởng khá, Công ty luôn là đơn vị dẫn đầu cả nước về doanh
số, số lượng bản sách bán ra, lợi nhuận. Qua các số liệu sau, ta có thể thấy bước
phát triển của Công ty FAHASA:
Bảng 2: Số Liệu Hoạt Động Của Công ty FAHASA Qua Các Năm
DIỄN GIẢI

ĐV Tính


1995

1996

1997

1998

1999

- Doanh số
- Lượng bản sách
- Lợi nhuận

Triệu đồng
Ngàn bản
Triệu đồng

131.130
8.000
4.700

187.700
9.100
5.800

213.000
10.500
4.000


250.000
12.000
3.800

252.000
11.500
2.500

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Công ty FAHASA)
Trong kế hoạch phát triển của Công ty FAHASA, Công ty đang kiến nghị
Thành phố và Bộ Văn Hóa Thông Tin cho phép tiến hành khép kín 3 khâu xuất
bản-in-phát hành để sử dụng có hiệu quả đồng vốn, mặt bằng và nhân sự. Công ty
đang hướng đến một doanh nghiệp lớn và mạnh trong lónh vực kinh doanh sách và
các sản phẩm văn hóa.
Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 16


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

2.1.3.2. Công ty Phát Hành Sách Khu Vực 2
Được thành lập ngay vào cuối năm 1975. Thời kỳ đầu được gọi là “Chi
nhánh Quốc doanh Phát Hành Sách Trung Ương”. Sau được đổi tên là “Công ty
Phát Hành Sách Miền Nam”.
Thời kỳ này Công ty có nhiệm vụ: là đầu mối duy nhất nhận các loại sách,
văn phòng phẩm, lịch từ Tổng Công ty Phát Hành Sách Việt Nam và các Nhà xuất

bản để cung ứng cho Công ty Phát Hành Sách các tỉnh, thành phía Nam, từ QNĐN
trở vào. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo một kế hoạch thu mua và
bán buôn bằng các hợp đồng hằng năm. Hoạt động ổn định mang nặng tính bao
cấp, phân phối nhưng nhìn chung cung không đủ cầu.
Qua số liệu sách phát hành hằng năm, ta thấy Công ty đã thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình, một số lượng sách lớn đã được phân phối đến các tỉnh thành
phía Nam, từng bước đáp ứng được các yêu cầu của nhân dân.
Bảng 3: Số Liệu Hoạt Động Của Công ty PHS KV2 Qua Các Năm

-

DIỄN GIẢI

ĐV Tính

1995

1996

1997

1998

1999

Doanh số
Lượng bản sách
Lượng bản VHP
Lợi nhuận


1.000 đồng
bản
cái
1.000 đồng

42.695.967
1.512.736
3.982.712
243.762

29.173.676
2.829.875
4.157.343
43.355

37.540.499
2.952.169
4.100.215
185.232

42.674.404
2.846.175
5.648.792
96.129

41.047.307
2.416.309
7.002.618
132.639


(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Công ty Phát Hành Sách KV2)
Thời kỳ 1992 đến nay: Khi nền kinh tế bao cấp được chuyển sang nền kinh
tế thị trường, tính chất độc quyền trong việc thu mua và bán sách không còn. Các
Công ty Phát Hành Sách các tỉnh, thành được quyền mua sách trực tiếp của các
NXB, vai trò của Công ty bán buôn cấp I bị thu hẹp, tỷ trọng sách do Công ty Phát
Hành Sách KV2 cung ứng cho các tỉnh ngày một ít. Muốn tồn tại và phát triển
Công ty cần có một chiến lược phát triển để thích ứng với nền kinh tế thị trường với
tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt:
Một số biện pháp cần được áp dụng:
- Có kế hoạch phát triển một hệ thống các trung tâm bán lẻ sách tại
TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam:
+ Xây dựng tại TP.HCM một trung tâm sách: có nhiệm vụ thu mua sách,
tổ chức bán lẻ và làm đầu mối cung ứng sách cho các cửa hàng tại các
tỉnh.
+ Liên kết với Công ty Phát Hành Sách các tỉnh để xây dựng các trung
tâm sách, đặc biệt chú trọng đến các địa bàn: Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú
Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Cần Thơ, An Giang..
- Kế hoạch phát triển hệ thống bán lẻ nêu trên cần được tính toán kỹ,
có mốc thời gian cụ thể, phấn đấu trong 5 năm xây dựng được 5 trung

Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 17


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

-

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu


tâm sách tại TP.HCM và 4 tỉnh thành, sau đó từng bước tiếp tục phát
triển sang các địa bàn khác
Da dạng hóa hoạt động của Công ty
o Liên kết xuất bản sách để chủ động nguồn hàng
o Tổ chức sản xuất một số mặt hàng như: văn phòng phẩm, văn
hóa phẩm… để tăng lợi nhuận.

2.1.3.3. Công ty Cổ Phần Văn Hóa Phương Nam
Từ năm 1999 trở về trước, Công ty Cổ Phần Văn Hóa Phương Nam có tên
gọi là Công ty Văn Hóa Tổng Hợp Quận 11.
Thời kỳ đầu (sau năm 1975): Hiệu sách Nhân Dân Q11 được thành lập, trực
thuộc Phòng Văn Hóa Thông Tin quận, có nhiệm vụ nhận sách, văn hóa phẩm từ
Công ty Phát Hành Sách Thành phố về phân phối và bán lẻ phục vụ nhân dân
trong quận. Đây là đơn vị hoạt động có hiệu quả nhất của các Hiệu sách Nhân Dân
quận trong TP.HCM.
Năm 1985: các đơn vị Hiệu sách Nhân Dân, xưởng in, văn hóa phẩm, nhiếp
ảnh được nhập lại thành Công ty Văn Hóa Tổng Hợp Q11. Mô hình Công ty Văn
Hóa Tổng Hợp Q11 hoạt động tương đối có hiệu quả, trong đó hoạt động của Hiệu
sách Nhân Dân chiếm tỉ trọng cao nhất.
Sau năm 1992: Sau một thời gian khó khăn của việc chuyển đổi cơ chế,
Công ty Văn Hóa Tổng Hợp Q11 có những bước phát triển mới:
- Nhiều nhà sách lớn được xây dựng: Nhà sách Phú Thọ, Nhà sách Đại
Thế Giới, Nhà sách Thái Sơn.. Điều này đã đem lại hiệu quả cao và
sự ổn định trong kinh doanh của Công ty.
- Xưởng in được đầu tư, đổi mới thiết bị, nâng công suất và chất lượng,
ngày càng có uy tín với khách hàng, kế hoạch sản xuất đạt cao.
- Trung tâm băng nhạc Phương Nam và sau đó là Hãng phim Phương
Nam được thành lập. Đây là bước đột phá mới của Công ty. Công
nghệ sản xuất mới, chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của động đảo

khách hàng đặc biệt là các khách hàng thanh niên. Doanh số bán
hằng ngày càng tăng.
Năm 2000: Công ty Văn Hóa Tổng Hợp Q11 được chuyển đổi thành Công ty
Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Vật Phẩm Văn Hóa Phương Nam. Công ty Cổ Phần
Phương Nam dự kiến mở thêm nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh mới như:
- Mở rộng hoạt động phát hành sách và các nhà sách tại các địa phương
khác như: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ…
- Mở rộng sản xuất văn phòng phẩm và tập học sinh.
- Dự kiến xây dựng một siêu thị kinh doanh văn hóa với một mô hình
mới, một cơ chế hoạt động mới, một hướng phát triển mới đang chờ
đón Công ty Văn Hóa Phương Nam.

Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 18


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

Bảng 4: Số Liệu Hoạt Động Của Công ty Văn Hóa Tổng Hợp Q11 Qua Các Năm

-

DIỄN GIẢI

ĐV Tính

1995


1996

1997

1998

1999

Doanh số
Lượng bản sách
Trang in
Lợi nhuận

1.000 đồng
bản
Triệu trang
1.000 đồng

28.577.402
1.350.000
800
1.116.277

47.114.571
1.638.000
872
1.869.125

59.513.938

1.679.300
881
2.061.719

80.892.545
1.687.200
1.804
2.004.262

79.087.229
1.759.000
1.973
1.926.613

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Công ty Văn Hóa Tổng Hợp Q11)
2.1.3.4. Công ty Sách Thiết Bị Trường Học TP.HCM
Sau năm 1975: Phòng phát hành trực thuộc Sở Giáo Dục có nhiệm vụ nhận
và phân phối sách giáo khoa cho các trường học và các điểm bán lẻ.
Công ty Sách Thiết Bị Trường Học được thành lập, tiếp tục các nhiệm vụ
của Phòng phát hành và có thêm nhiều chức năng mới. Nhiệm vụ chính của Công
ty Sách Thiết Bị Trường Học Thành phố là: Nhận các loại sách giáo khoa của NXB
Giáo Dục về phân phối lại cho các Phòng Giáo Dục quận, huyện, các trường cấp
III và các đại lý phát hành sách giáo khoa trong Thành phố. Đây là mặt hàng do
nhà nước độc quyền quản lý từ nội dung, xuất bản và phát hành.
Hàng năm, căn cứ vào số lượng học sinh các cấp, Bộ Giáo Dục ra chỉ tiêu in
sách giáo khoa và có bản dự phân cho các tỉnh, thành phố (căn cứ theo kế hoạch
năm trước và số lượng học sinh các cấp của địa phương năm kế hoạch).
Trong những năm đầu, do khó khăn ở khâu vật tư, khâu in và đặc biệt là
khâu nội dung (chương trình cải cách giáo dục) nên thường có một số lớp, một số
môn không đủ sách giáo khoa phục vụ học sinh. Trong bốn năm trở lại đây, ngành

giáo dục đã có nhiều cải tiến nên đã khắc phục được phần lớn các nhược điểm nêu
trên. Sách giáo khoa cơ bản đã đóng đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc với chất
lượng in ấn ngày càng tốt hơn, giá thành rẻ hơn.
Bảng 5: Số Liệu Phát Hành Sách Giáo Khoa Trong Cả Nước Và Phía Nam
DIỄN GIẢI
Cả nước
- Tên sách
- Lượng bản
Phía Nam
- Tên sách
- Lượng bản

ĐV Tính
Tên
Ngàn bản
Tên
Ngàn bản

1995

1996

1997

1998

1999

2.464
2.999

3.089
3.243
3.968
147.591 145.390 149.750 157.240 161.960
2.420
59.036

2.920
58.156

3.000
60.900

3.050
62.896

3.600
64.000

(Nguồn: NXB Giáo Dục)
Bên cạnh mảng sách giáo khoa chiếm tỷ trọng chính của hoạt động trong
Công ty STBTH TP.HCM, còn có các hoạt động sản xuất kinh doanh như:
- Thiết bị trường học
- Trang thiết bị nghe nhìn phục vụ cho giảng dạy và học tập.
Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 19


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế


-

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

Tin học trong nhà trường.

Bảng 6: Số Liệu Hoạt Động Của Công ty STBTH TP.HCM Qua Các Năm
DIỄN GIẢI

ĐV Tính

1995

1996

1997

1998

1999

- Doanh số
- Lượng bản sách

1.000 đồng
bản

21.410.000
5.589.426


19.120.364
4.492.000

29.163.360
6.970.000

32.105.350
90.069.738

32.222.245
10.315.000

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Công ty STBTH TP.HCM)
2.1.3.5. Hoạt động của một số Công ty Văn Hóa Tổng Hợp Quận, Huyện
Từ năm 1995 trở về trước, có một số Công ty VHTH quận, huyện có mảng
kinh doanh sách lớn, có chổ đứng trên thị trường sách TP.HCM:
- Công ty Văn Hóa Tổng Hợp Q.PN
- Công ty Văn Hóa Tổng Hợp Q1
- Công ty Văn Hóa Tổng Hợp Q.TB
- Quốc doanh Phát Hành Sách Bình Thạnh
- Hiệu sách Nhân Dân H.Thủ Đức
- Công ty Văn Hóa Tổng Hợp Hóc Môn
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế và sắp xếp lại doanh nghiệp (theo QĐ
388), các đơn vị trên đã được sát nhập vào Công ty FAHASA TP.HCM (gồm các
đơn vị: Công ty Văn Hóa Tổng Hợp Q.PN, Quốc doanh Phát Hành Sách Bình
Thạnh, Hiệu Sách Nhân Dân Thủ Đức), còn các đơn vị khác do mặt bằng kinh
doanh sách nhỏ, không hiệu quả nên không tiếp tục mua bán sách, chuyển sang
kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm và băng đóa nhạc, phim…
2.1.3.6. Một số nét về hoạt động của các đại lý sách tư nhân và nhà sách tư nhân

Năm 1998-1990: hầu như chỉ có các đơn vị phát hành sách quốc doanh hoạt
động mua bán sách trên thị trường Thành phố. Vào lúc này có một số đại lý sách tư
nhân (Đại lý sách báo) là chân rết của hệ thống phát hành sách quốc doanh nhận
sách từ Công ty FAHASA về bán lẻ hưởng hoa hồng. Tình hình thị trường sách rất
ổn định và hầu như không có biến động lớn (cung không đủ cầu).
Sau năm 1990: Khi nền kinh tế chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị
trường, các nhà xuất bản thực hiện sách kế hoạch 2, kế hoạch 3, đại lý sách tư
nhân bắt đầu hoạt động mạnh.
Các đại lý sách tư nhân hoạt động dưới các hình thức:
- Liên kết xuất bản: với các ưu thế về tài chính, cơ chế và sự nhanh
nhạy của thị trường, đáp ứng các yêu cầu của bạn đọc về sách trong
thời kinh tế mở cửa với nhu cầu mới như: sinh ngữ, tin học, thời
trang… mảng sách do các đại lý sách tư nhân liên kết ngày càng phong
phú và đa dạng. Đây là mặt ưu điểm của các đại lý sách tư nhân. Bên
cạnh đó, do áp lực của lợi nhuận, nhiều loại sách có nội dung không

Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 20


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

lành mạnh, thiếu tính giáo dục cũng được liên kết xuất bản nhiều, gây
nên những dư luận không tốt về thị trường sách.
- Phát hành sách: thời kỳ đầu các đại lý sách tư nhân chỉ tập trung vào
liên kết xuất bản và bán sỉ cho các Công ty Phát Hành Sách các tỉnh,
các thư viện. Thời gian gần đây, nhận thấy những ưu điểm và hiệu

quả của các nhà sách bán lẻ. Một số đại lý tư nhân đã cùng nhau bỏ
vốn xây dựng các nhà sách quy mô lớn (500-1.000m2) tại các khu vực
trung tâm Thành phố. Hiện tại có khoảng 30 nhà sách tư nhân có quy
mô lớn hơn 400m2.
Lúc này các đơn vị phát hành sách nhà nước đã bị cạnh tranh trên lónh
vực bán lẻ (vốn lâu nay do các đơn vị phát hành sách quốc doanh chiếm
lónh)
Trên thị trường các đại lý sách tư nhân đã có sự cạnh tranh mạnh với các đơn
vị phát hành sách quốc doanh bởi:
- Có cơ chế thoáng, quyết định nhanh.
- Nắm bắt được các yêu cầu mới của bạn đọc, tổ chức bản kịp thời, ra
sách đúng thời điểm (sách nhạc trẻ, sách tin học, sách sinh ngữ, từ
điển…)
- Được áp dụng chế độ thuế trực tiếp nên lách được thuế. Đây là yếu tố
rất quan trọng để các đại lý sách tư nhân hoạt động có lợi nhuận cao
(theo tính toán không chính thức, số thuế các cửa hàng nhà nước đóng
cao gấp 20 lần cửa hàng tư nhân cùng quy mô và vị trí kinh doanh).
2.2. Phân tích tình hình mua bán sách theo nhóm hàng
2.2.1. Tính đặc thù của sách
Các sản phẩm hàng hóa của thị trường sách là những hàng hóa đặc biệt.
Tính chất đặc thù của sách được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
- Sách là sản phẩm của trí tuệ được vật chất hóa trên những chất liệu
nhất định nhằm phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của con người.
Mỗi cuốn sách cụ thể là một thực thể vật chất nhất định nhưng yếu tố
vật chất không có tác dụng trực tiếp với con người trong quá trình sử
dụng của nó. Những chất liệu vật chất chỉ là những phương tiện lưu
giữ kết quả hoạt động tư duy.
- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức sách là mối quan hệ đặc
biệt. Nội dung sách do lượng tri thức mà cuốn sách bao chứa. Các chất
liệu dùng để làm sách chỉ là hình thức thể hiện nội dung. Vì vậy nội

dung sách là yếu tố hữu hình.
- Quá trình tiêu dùng hàng hóa sách cũng khác với việc tiêu dùng các
hàng hóa khác. Xét trong một điều kiện kinh tế xã hội nhất định, quá
trình tiêu dùng sách không làm mất đi hoặc hao mòn giá trị sử dụng
của nó mà chỉ có thể là ít tác dụng với người đã đọc rồi nhưng lại rất
Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 21


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

-

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

có tác dụng với người chưa đọc nó. Các giá trị văn hóa đích thực luôn
có tính trường tồn.
Quá trình sử dụng sách là quá trình tác động mạnh vào nhận thức, là
quá trình hoạt động của tư duy nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu,
khám phá để tự hoàn thiện. Quá trình đó hoàn toàn khác với quá trình
tiêu dùng các sản phẩm vật chất thông thường khác.

2.2.2. Tình hình mua bán sách theo nhóm hàng
(Sách chính trị xã hội, sách văn học nghệ thuật, sách khoa học kỹ thuật, sách
thiếu nhi, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách ngoại văn)
Từ năm 1990 đến nay, đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã
đưa đất nước ta có những bước phát triển vượt bậc, GDP bình quân hằng năm tăng
hơn 10%. Đời sống của nhân dân ngày một cải thiện, đầu tư trong và ngoài nước
tăng mạnh hằng năm. Nhu cầu về học tập ngày một tăng trong mọi tầng lớp nhân

dân, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống tinh thần của người dân cũng được cải
thiện không ngừng.
Sách là một trong những sản phẩm đã góp phần làm phong phú thêm đời
sống tinh thần của người dân. Sách còn góp phần nâng cao kiến thức của học sinh,
sinh viên và các tầng lớp nhân dân, sách đã góp phần đầu tư chiều sâu cho xã hội,
tạo nên một lớp thanh niên Việt Nam mới có kiến thức, có văn hóa, có trách nhiệm
với sự phát triển của đất nước.
Sự phát triển của ngành kinh doanh sách tỉ lệ thuận với sự phát triển kinh tế.
Tại những nơi trình độ dân trí cao, thu nhập của người dân cao, tại đó thị trường
sách hoạt động mạnh và đa dạng, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế cao.
Sách phục vụ da dạng cho mọi nhu cầu của xã hội, từ học sinh, cán bộ khoa
học kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội, những người yêu văn học… Tỉ lệ,
cơ cấu các loại sách bán ra hằng năm, ta thấy được tính phong phú và tính đa dạng
của sách phục vụ xã hội theo từng thời kỳ. Trong những năm qua, tình hình xuất
bản tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Số đầu sách bình quân tăng hằng
năm là 18,8%, số bản sách tăng 15,6%.
2.2.2.1. Nhóm sách chính trị xã hội
Đây là nhóm sách quan trọng trong việc định hướng và giáo dục của nhà
nước. Bên cạnh các loại sách chính trị, nó còn bao gồm:
- Sách pháp luật: được tiêu thụ rất mạnh tại các địa phương, đặc biệt là
các bộ luật có quan hệ thiết thân đến đời sống xã hội của người dân.
- Sách khảo cứu: Trong thời gian gần đây, nhiều công trình nghiên cứu
đã được công bố, nhiều bộ sách của các nhà triết học phương Tây đã
được đông đảo bạn đọc tìm mua. Mảng sách này có chổ đứng vững
chắc lâu dài trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên mảng nhóm sách chính trị xã hội đôi khi còn khô khan, nhiều
cuốn rất kén độc giả nên đây là nhóm sách khó bán. Theo số liệu thống kê hằng
Thực hiện: Phạm Minh Thuaän

Trang 22



Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

năm nhóm sách chính trị xã hội xuất bản khoảng 1.400 tên sách với số lượng in
bình quân khoảng 3.000 bản/tên sách.
Bảng 7: Số Liệu Về Xuất Bản Sách Nhóm Sách Chính Trị Xã Hội
DIỄN GIẢI
- Số tên sách (tựa)
Tỷ lệ
- Số bản sách (ngàn bản)
Tỷ lệ

1995
1.470
18,0%
3.585
2,1%

1996
1.493
18,1%
4.562
2,7%

1997
1.558
18,3%

4.873
2,8%

1998
1.683
19,0%
5.263
2,9%

1999
1.967
18,2%
5.426
2,9%

(Nguồn: Số liệu Tổng hợp Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương)
2.2.2.2. Nhóm sách văn học nghệ thuật
Sách văn học luôn luôn là một nhu cầu của bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc yêu
văn học.
- Sách văn học dịch: luôn là một đề tài hấp dẫn đối với bạn đọc đặc
biệt là các tác phẩm đạt giải thưởng quốc tế.
- Sách văn học trong nước: có nhiều bạn đọc cho rằng sách văn học
trong nước chưa gây được sự chú ý cho bạn đọc, chưa có các tác phẩm
tầm cỡ với dân tộc. Tuy nhiên, trong thời gian qua, sách văn học trong
nước đã có những đóng góp lớn cho sự phong phú của thị trường sách.
Nhiều cuốn sách đã được phát hành hàng vạn bản, gây nên những
hiện tượng trên thị trường sách.
- Sách nghệ thuật: đáp ứng các yêu cầu của đọc giả về sách nghệ thuật,
đây sẽ là nhu cầu ngày càng cao trong tương lai.
Bình quân hằng năm sách văn học nghệ thuật xuất bản từ 1.800-2.000 tên

sách với số lượng in bình quân khoảng 1.500 bản/tên sách.
Bảng 8: Số Liệu Về Xuất Bản Sách Nhóm Sách Văn Học Nghệ Thuật
DIỄN GIẢI
- Số tên sách (tựa)
Tỷ lệ
- Số bản sách (ngàn bản)
Tỷ lệ

1995
2.157
26,4%
2.812
1,7%

1996
1.780
21,5%
2.469
1,5%

1997
1.776
20,9%
2.467
1,4%

1998
1.811
20,4%
2.517

1,4%

1999
2.120
19,6%
2.429
1,3%

(Nguồn: Số liệu Tổng hợp Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương)
2.2.2.3. Nhóm sách khoa học kỹ thuật
Sách khoa học kỹ thuật luôn luôn là một mảng sách quan trong trong các
hoạt động về sách. Những cuốn sách khoa học kỹ thuật đã góp phần tạo nên những
công trình khoa học, những phát minh đem lại cho xã hội sự phát triển vượt bậc.

Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 23


Luận Án Thạc Só Khoa Học Kinh Tế

HD Khoa Học: TS. Phan Thị Minh Châu

Hiện nay, sách khoa học kỹ thuật nhiều nhưng vẫn thiếu các sách chuyên ngành
sâu.
Trong thời gian gần đây, nhiều sách khoa học kỹ thuật được dịch từ nước
ngoài đã góp phần cập nhật những kiến thức, những thông tin cho các nhà quản lý,
các nhà khoa học nước ta, đặc biệt là trong lónh vực tin học.
Trong 5 năm từ 1992-1996 số đầu sách khoa học kỹ thuật được xuất bản
hằng năm tăng gần gấp đôi nhưng số bản in không tăng, sách khoa học kỹ thuật

còn đắt, chưa được nhà nước tài trợ giá, nên các nhà khoa học không có khả năng
mua.
Bảng 9: Số Liệu Về Xuất Bản Sách Nhóm Sách Khoa Học Kỹ Thuật
DIỄN GIẢI
- Số tên sách (tựa)
Tỷ lệ
- Số bản sách (ngàn bản)
Tỷ lệ

1995
1.186
14,5%
2.514
1,5%

1996
1.017
12,3%
2.463
1,5%

1997
1.068
12,6%
2.540
1,5%

1998
1.089
11,9%

2.590
1,4%

1999
1.400
12,9%
2.528
1,4%

(Nguồn: Số liệu Tổng hợp Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương)
2.2.2.4. Nhóm sách thiếu nhi
Trong những năm gần đây, sách phục vụ cho thiếu nhi và nhi đồng được
xuất bản nhiều hơn, nội dung phong phú, đa dạng, trình bày đẹp, in nhiều màu, thú
hút được sự chú ý của các đọc giả nhỏ tuổi. Thị trường sách thiếu nhi luôn là một
thị trường sôi động và luôn đổi mới phù hợp với nhận thức của các cháu. Các đơn
vị kinh doanh sách thường dành những khu vực rộng rãi để trưng bày sách thiếu
nhi.
Đối với sách thiếu nhi, yếu tố phục vụ, yếu tố giáo dục luôn được coi trọng
hơn yếu tố kinh doanh. Tuy nhiên nếu các đơn vị thực hiện tốt, đáp ứng được các
yêu cầu đa dạng của các cháu thì sách thiếu nhi cũng đem lại hiệu quả cao trong
hoạt động của đơn vị.
Bảng 10: Số Liệu Về Xuất Bản Sách Nhóm Sách Thiếu Nhi
DIỄN GIẢI
- Số tên sách (tựa)
Tỷ lệ
- Số bản sách (ngàn bản)
Tỷ lệ

1995
909

11,1%
13.298
7,8%

1996
974
11,8%
12.210
7,3%

1997
1.003
11,8%
12.580
7,3%

1998
1.053
11,9%
13.210
7,3%

1999
1.385
12,8%
13.600
7,3%

(Nguồn: Số liệu Tổng hợp Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương)
2.2.2.5. Nhóm sách giáo khoa, tham khảo


Thực hiện: Phạm Minh Thuận

Trang 24


×