Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế tài nguyên đất ngập nước vùng đông bắc huyện hóc môn, tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.34 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Oanh

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC
VÙNG ĐÔNG BẮC HUYỆN HĨC MƠN,
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Oanh

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC
VÙNG ĐÔNG HUYỆN BẮC HĨC MƠN,
TP. HỒ CHÍ MINH

Chun ngành : Địa lí học
Mã số
: 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. PHAN LIÊU



Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố ở bất kì cơng trình nào khác.
Các số liệu, trích dẫn được phép cơng bố và có dẫn nguồn đầy đủ.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Oanh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy cơ, gia đình và bạn bè. Tơi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến:
Tập thể thầy, cơ giáo khoa Địa Lí, trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã truyền
dạy những kiến thức chuyên ngành quý báu và đưa ra những góp ý giúp tơi hồn
thành luận văn này.
GS.TSKH Phan Liêu, Viện trưởng Viện Địa lí Sinh thái & Mơi trường, người đã
đề xuất ý tưởng, tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức chuyên môn sâu
sắc giúp tôi hoàn thành luận văn này.
PGS.TS Trần Hợp, Chuyên gia phân loại thực vật đã giúp đỡ xác định tên một số
cây trên Đất ngập nước; NCS.ThS Trần Thiện Phong, Chuyên viên Phịng Tài ngun
& Mơi trường huyện Hóc Mơn, TP. HCM; ThS. Lưu Hải Tùng, Chuyên viên phòng Tài
nguyên Đất, Viện Địa lí Tài nguyên TP. HCM và ThS. Võ Mạnh Khang, Đội Thanh tra
Mơi trường huyện Hóc Mơn thuộc Sở Xây dựng TP. HCM đã tận tình giúp đỡ khảo sát
thực địa, điều tra nông hộ và một số kĩ năng chun mơn giúp tơi thực hiện luận văn

này.
Phịng Sau Đại học, trường ĐH Sư phạm TP. HCM hỗ trợ những thủ tục, cung
cấp giấy giới thiệu thực hiện luận văn; UBND huyện Hóc Mơn, các Cán bộ, Chun
viên của các phịng ban thuộc huyện Hóc Mơn đã cho phép phỏng vấn và cung cấp tài
liệu giúp tôi thực hiện đề tài này.
Các chuyên gia ĐNN đã cho phép phỏng vấn xin ý kiến liên quan đến vấn đề
nghiên cứu; Các đại diện hộ nơng dân xã Nhị Bình và Đơng Thạnh, huyện Hóc Mơn,
TP. HCM đã nhiệt tình trả lời phiếu điều tra nông hộ.
Đặc biệt là gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và ln động viên giúp tơi vượt qua
khó khăn để hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Oanh


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình ảnh, biểu đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 3
4. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................................... 4
5. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................................... 4
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4

7. Ý nghĩa đề tài ..................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC................................................................................ 10
1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................................... 10
1.1.1. Đất ngập nước ............................................................................................................ 10
1.1.1.1. Định nghĩa .......................................................................................................... 10
1.1.1.2. Đặc điểm đất ngập nước..................................................................................... 10
1.1.1.3. Chức năng và giá trị đất ngập nước ................................................................... 11
1.1.2. Phân loại đất ngập nước ............................................................................................. 12
1.1.2.1. Ý nghĩa phân loại đất ngập nước với phát triển kinh tế đất ngập nước ............. 12
1.1.2.2. Phân loại đất ngập nước ..................................................................................... 12
1.1.3. Phát triển kinh tế tài nguyên đất ngập nước .............................................................. 14
1.1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................... 14
1.1.3.2. Vai trò của phát triển kinh tế tài nguyên đất ngập nước .................................... 15
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tài nguyên đất ngập nước .................. 17
1.1.4.1. Vị trí địa lí .......................................................................................................... 17
1.1.4.2. Nhân tố tự nhiên ................................................................................................. 17
1.1.4.3. Nhân tố kinh tế - xã hội ...................................................................................... 20


1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................. 22
1.2.1. Sự phân bố và chức năng, giá trị của đất ngập nước ở Việt Nam.............................. 22
1.2.1.1. Phân bố đất ngập nước ....................................................................................... 22
1.2.1.2. Chức năng và giá trị đất ngập nước ................................................................... 22
1.2.2. Phân loại đất ngập nước ở Việt Nam ......................................................................... 23
1.2.2.1. Sự cần thiết xây dựng hệ thống phân loại đất ngập nước riêng cho nước ta ..... 23
1.2.2.2. Một số tiêu chí phân loại đất ngập nước ............................................................ 23
1.2.2.3. Hệ thống phân loại đất ngập nước ở Việt Nam .................................................. 24
1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế tài nguyên đất ngập nước Việt Nam ........................... 25
1.2.3.1. Nông nghiệp ....................................................................................................... 25

1.2.3.2. Công nghiệp ....................................................................................................... 28
1.2.3.3. Dịch vụ ............................................................................................................... 29
1.2.4. Vấn đề quản lí và sử dụng đất ngập nước trong phát triển kinh tế ............................ 30
1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất trên đất ngập nước .... 31
1.3. Lịch sử nghiên cứu kinh tế tài nguyên đất ngập nước ................................................. 32
1.3.1. Thế giới ...................................................................................................................... 32
1.3.2. Việt Nam .................................................................................................................... 33
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI VÀ QUỸ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÙNG ĐƠNG BẮC HUYỆN
HĨC MƠN .............................................................................................................................. 36
2.1. Các yếu tố hình thành đất ngập nước ............................................................................ 36
2.1.1. Khí hậu ....................................................................................................................... 36
2.1.2. Đá mẹ, địa hình và địa mạo ....................................................................................... 36
2.1.3. Thủy văn .................................................................................................................... 37
2.1.4. Thực vật ..................................................................................................................... 39
2.1.5. Đất .............................................................................................................................. 40
2.1.5.1. Các nhóm đất...................................................................................................... 40
2.1.5.2. Đất dưới đất ngập nước ...................................................................................... 43
2.2. Phân loại và quỹ đất ngập nước vùng Đơng Bắc huyện Hóc Mơn.............................. 45
2.2.1. Thang phân vị đất ngập nước..................................................................................... 45
2.2.2. Bảng phân loại và bản đồ đất ngập nước vùng Đông Bắc huyện Hóc Mơn .............. 47
2.2.3. Quỹ đất ngập nước ..................................................................................................... 50
2.2.4. Đánh giá quỹ đất ngập nước vùng Đông Bắc huyện Hóc Mơn ................................. 53


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP
NƯỚC VÙNG ĐƠNG BẮC HUYỆN HĨC MƠN............................................................... 54
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tài ngun đất ngập nước vùng Đơng
Bắc huyện Hóc Mơn ............................................................................................................... 54
3.1.1. Vị trí địa lí .................................................................................................................. 54
3.1.2. Nhân tố tự nhiên ........................................................................................................ 54

3.1.2.1. Tài nguyên đất .................................................................................................... 54
3.1.2.2. Đặc điểm địa hình .............................................................................................. 55
3.1.2.3. Tài ngun khí hậu ............................................................................................. 57
3.1.2.4. Tài nguyên nước................................................................................................. 57
3.1.2.5. Tài nguyên sinh vật ............................................................................................ 58
3.1.3. Nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................................................. 58
3.1.3.1. Dân cư và lao động ............................................................................................ 58
3.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật ...................................................................... 59
3.1.3.3. Tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ ............................................................ 61
3.1.3.4. Vốn đầu tư .......................................................................................................... 62
3.1.3.5. Thị trường .......................................................................................................... 62
3.1.3.6. Đường lối, chính sách phát triển kinh tế ............................................................ 62
3.1.3.7. Liên kết nội vùng và liên vùng ........................................................................... 63
3.1.4. Đánh giá chung .......................................................................................................... 63
3.1.4.1. Thuận lợi ............................................................................................................ 63
3.1.4.2. Khó khăn ............................................................................................................ 63
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế tài nguyên đất ngập nước vùng Đơng Bắc huyện Hóc
Mơn .......................................................................................................................................... 64
3.2.1. Khái qt tình hình phát triển kinh tế ........................................................................ 64
3.2.2. Nơng nghiệp ............................................................................................................... 66
3.2.2.1. Quy mô và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......................................... 66
3.2.2.2. Biến động sử dụng đất ngập nước trong nơng nghiệp ....................................... 67
3.2.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ......................................................................... 68
3.2.2.4. Kết quả điều tra xã hội học ................................................................................ 89
3.2.3. Dịch vụ ....................................................................................................................... 94
3.2.4. Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế tài nguyên đất ngập nước ................... 95


3.2.4.1. Về tình hình sản xuất nơng nghiệp ..................................................................... 96
3.2.4.2. Về tiềm năng phát triển một số loại hình sản xuất ............................................. 97

3.2.4.3. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế tài nguyên đất ngập nước ............ 97
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP
NƯỚC VÙNG ĐƠNG BẮC HUYỆN HĨC MƠN............................................................. 100
4.1. Cơ sở xây dựng định hướng.......................................................................................... 100
4.1.1. Triết lí sử dụng đất ngập nước của công ước Ramsar ............................................. 100
4.1.2. Nghị định của chính phủ về bảo tồn, phát triển bền vững các vùng đất ngập nước 100
4.1.3. Xu hướng tất yếu phát triển các mơ hình kinh tế sinh thái hiện đại ........................ 103
4.1.4. Đất ngập nước và biến đổi khí hậu .......................................................................... 104
4.1.5. Chương trình xây dựng Nơng thơn mới của vùng Đơng Bắc huyện Hóc Mơn ....... 104
4.1.6. Thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế đất ngập nước vùng Đơng Bắc huyện Hóc
Mơn......................................................................................................................................... 105
4.2. Định hướng phát triển kinh tế tài nguyên đất ngập nước vùng Đơng Bắc huyện Hóc
Mơn đến năm 2030 ............................................................................................................... 105
4.2.1. Một số chỉ tiêu định hướng phát triển ...................................................................... 106
4.2.1.1. Quy mô sử dụng ĐNN trong Nông-ngư nghiệp............................................... 106
4.2.1.2. Cơ cấu giá trị sản xuất Nông-ngư nghiệp ........................................................ 106
4.2.1.3. Quy mô sản xuất nông nghiệp.......................................................................... 107
4.2.2. Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái .................................................................... 111
4.2.3. Phân bố các mơ hình kinh tế sinh thái trên các đơn vị đất ngập nước ..................... 111
4.2.4. Phát triển mơ hình du lịch sinh thái nông nghiệp đô thị .......................................... 115
4.2.5. Vấn đề phát triển công nghiệp ................................................................................. 117
4.2.6. Phát triển kinh tế đất ngập nước kết hợp bảo tồn .................................................... 117
4.3. Giải pháp thúc đẩy thực hiện định hướng .................................................................. 118
4.3.1. Giải pháp chung ....................................................................................................... 118
4.3.1.1. Nhóm giải pháp về chính sách ......................................................................... 118
4.3.1.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, quản lí và tổ chức sản xuất ............................. 119
4.3.1.3. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng và khoa học, kĩ thuật .................. 120
4.3.1.4. Nhóm giải pháp về kinh tế ............................................................................... 121
4.3.1.5. Nhóm giải pháp về bảo vệ mơi trường ............................................................. 122
4.3.2. Giải pháp cụ thể ....................................................................................................... 122



4.3.2.1. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ....................................... 122
4.3.2.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp sinh thái........................................ 123
4.3.2.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ................................................ 124
4.3.2.4. Giải pháp thực hiện phân bố các mơ hình kinh tế trên đất ngập nước ............. 124
4.3.2.5. Giải pháp bảo tồn đất ngập nước ..................................................................... 125
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 126
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .............................. 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 129
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBHM

: Đơng Bắc huyện Hóc Môn

ĐBSCL

: Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐBSH

: Đồng Bằng Sông Hồng

ĐNB

: Đông Nam Bộ


ĐNN

: Đất ngập nước

HGM

: Thủy địa mạo

HST

: Hệ sinh thái

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

KTST

: Kinh tế sinh thái

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các chức năng, hàng hóa và dịch vụ sinh thái của ĐNN ......................................... 11
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của nước ta giai đoạn 1990-2015.................................. 26
Bảng 1.3. Quy mô chăn nuôi của nước ta năm 2014 ................................................................ 27
Bảng 1.4. Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta, giai đoạn 2005-2014 .............. 27

Bảng 1.5. Một số loại thực vật ĐNN dùng làm dược liệu ........................................................ 28
Bảng 1.6. Các vùng ĐNN của nước ta được cơng nhận là khu Ramsar, tính đến 02/2016 ..... 29
Bảng 2.1. Các điểm lấy mẫu đất dưới ĐNN tiêu biểu tại vùng ĐBHM ................................... 43
Bảng 2.2. Mô tả hình thái phẫu diện đất dưới ĐNN tiêu biểu .................................................. 44
Bảng 2.3. Tính chất đất dưới ĐNN tiêu biểu ............................................................................ 45
Bảng 2.4. Bảng phân loại ĐNN vùng ĐBHM .......................................................................... 48
Bảng 2.5. Quỹ ĐNN vùng ĐBHM ........................................................................................... 50
Bảng 2.6. Phân bố ĐNN vùng ĐBHM theo xã ........................................................................ 51
Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành của vùng ĐBHM, giai đoạn 2005-2014 ........... 64
Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành của xã Đông Thạnh và Nhị Bình, năm 2014 .... 65
Bảng 3.3. Cơ cấu sử dụng đất vùng ĐBHM, giai đoạn 2005-2014 .......................................... 66
Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất Nông-lâm-ngư nghiệp vùng ĐBHM, giai đoạn 2005-2014 66
Bảng 3.5. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp vùng ĐBHM, giai đoạn 2005-2014 .... 67
Bảng 3.6. Tình hình sử dụng ĐNN trong nơng nghiệp vùng ĐBHM, giai đoạn 2005-2014 ... 67
Bảng 3.7. Diện tích và giá trị sản xuất ngành trồng trọt vùng ĐBHM, giai đoạn 2005-2014 .. 68
Bảng 3.8. Diện tích và giá trị sản xuất các cây hàng năm vùng ĐBHM, giai đoạn 20052014………………………………………….……………………………….......72
Bảng 3.9. Tình hình sản xuất rau của vùng ĐBHM, giai đoạn 2010-2014 .............................. 72
Bảng 3.10. Diện tích và giá trị sản xuất các cây lâu năm vùng ĐBHM, giai đoạn 2005-2014 78
Bảng 3.11. Tình hình sản xuất cây ăn trái vùng ĐBHM, năm 2014 ........................................ 80
Bảng 3.12. Tình hình sản xuất hoa, cây kiểng vùng ĐBHM, năm 2014 .................................. 83
Bảng 3.13. Tình hình chăn ni vùng ĐBHM, giai đoạn 2005-2014 (giá thực tế) .................. 86
Bảng 3.14. Tổng hợp thông tin điều tra nông hộ vùng ĐBHM ................................................ 91
Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ vùng ĐBHM sơ bộ ......................................... 91
Bảng 3.16. Kết quả thống kê mô tả sản lượng thu hoạch bình quân quân phương các loại hình
sản xuất được điều tra tại ĐBHM xuất từ trang tính Excel Data Analysic ........... 92


Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế/năm của các loại hình sản xuất được điều tra vùng ĐBHM, năm
2016…………………………………………………………………………...…...93
Bảng 4.1. Dự kiến diện tích đất Nơng-ngư nghiệp vùng ĐBHM, giai đoạn 2014-2030 ........ 106

Bảng 4.2. Dự kiến giá trị sản xuất Nông-ngư nghiệp (giá thực tế) vùng ĐBHM, giai đoạn
20142030………………………………………...…………………………...…...106
Bảng 4.3. Dự kiến giá trị sản xuất nông nghiệp (giá thực tế) vùng ĐBHM, giai đoạn 20142030………………………………………………………………………....…....107
Bảng 4.4. Dự kiến quy mô và giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá thực tế) vùng ĐBHM, .. 107
Bảng 4.5. Dự kiến quy mô và giá trị chăn nuôi (giá thực tế) vùng ĐBHM, giai đoạn 20142030 theo Quy hoạch của vùng ĐBHM, 2014 ....................................................... 108
Bảng 4.6. Dự kiến quy mô và giá trị nuôi trồng thủy sản (giá thực tế) vùng ĐBHM, giai đoạn
2014-2030 theo Quy hoạch của vùng ĐBHM, 2014………………….....……….101
Bảng 4.7. Đề xuất quy mô sản xuất nông nghiệp vùng ĐBHM giai đoạn 2014-2030 của Bản
luận văn, 2016…………………………………...…………………..….....……..109


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ
Hình 1.1. Hệ sinh thái ĐNN ..................................................................................................... 15
Hình 1.2. Nhóm quốc gia có sản lượng rau đứng đầu thế giới năm 2014 ................................ 26
Hình 2.1. Bản đồ đất vùng ĐBHM ........................................................................................... 42
Hình 2.2. Sơ đồ phương pháp luận thành lập bản đồ ĐNN vùng ĐBHM ................................ 47
Hình 2.3. Bản đồ ĐNN vùng ĐBHM ....................................................................................... 49
Hình 2.4. Cấu trúc qũy ĐNN vùng ĐBHM, năm 2016 ............................................................ 50
Hình 3.1. Bản đồ hành chính vùng ĐBHM .............................................................................. 56
Hình 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành vùng ĐBHM, giai đoạn 2005-2014 .................. 65
Hình 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt vùng ĐBHM, giai đoạn 2005-2014 .......... 69
Hình 3.4. Bản đồ thực trạng phát triển kinh tế ĐNN vùng ĐBHM.......................................... 71
Hình 3.5. Cánh đồng rau muống tại ấp 1, xã Nhị Bình ............................................................ 73
Hình 3.6. Ruộng cải bẹ xanh tại ấp 4, xã Đơng Thạnh............................................................. 73
Hình 3.7. Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi vùng ĐBHM, giai đoạn 2005-2014 .................... 87
Hình 4.1. Bản đồ đề xuất định hướng phát triển kinh tế ĐNN vùng ĐBHM ......................... 114


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Đất ngập nước (ĐNN, Wetlands) là một bộ phận của thiên nhiên vô cùng phong
phú và đa dạng. Không phải ngẫu nhiên mà các thung lũng sông, các đồng bằng ven
biển với ưu thế ĐNN đã từng là cái nôi của những nền văn minh nhân loại từ 6.000
năm về trước. ĐNN phân bố ở khắp mọi châu lục, chiếm khoảng 6,75% bề mặt Trái
Đất với 8.558.000 km2 [8]. Có thể hiểu một cách khái quát rằng, ĐNN là những đất
thấp (Lowlands) có liên hệ chặt chẽ với sự ngập nước lâu dài hay từng thời kì của lãnh
thổ.
Diện tích ĐNN của nước ta khoảng 10 triệu ha, bao gồm hệ thống sơng, ngịi,
kênh, rạch, diện tích canh tác lúa nước, rừng ngập mặn, rừng tràm, các bãi triều, hồ,
đầm chiếm gần 1/3 diện tích đất liền, chưa kể những đảo nhỏ xa bờ và những vùng
biển ven bờ có độ sâu khơng q 6 mét khi triều thấp.
Các khu vực ĐNN có mức độ đa dạng sinh học cao, mang nhiều chức năng và
giá trị quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp
tới sinh kế của người dân nơng thơn, đóng vai trị lớn trong đời sống Kinh tế-xã hội
(KT-XH), văn hố, tín ngưỡng. Ngồi ra, ĐNN cịn giữ vai trị lớn trong thiên nhiên và
mơi trường như: lọc sạch nước, tích luỹ và cung cấp nước cho sản xuất, điều hịa khí
hậu địa phương, là nơi sinh tồn của nhiều loài động vật quý hiếm với cảnh quan vơ
cùng đa dạng. Do đó, những vùng ĐNN có tiềm năng khai thác kinh tế và phát triển du
lịch cao.
Về lâu dài, ĐNN đóng vai trị quan trọng trong phát triển KT-XH nước ta, góp
phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, văn hóa lịch sử, tín
ngưỡng. Vai trị ấy sẽ càng được nâng lên trong bối cảnh dân số nước ta đang tăng
nhanh và phải ứng phó với những biến đổi khí hậu đang tác động trực tiếp đến đời
sống và sản xuất. Tuy nhiên, vì lợi nhuận ngắn hạn của một số bộ phận cá nhân, vì
nhận thức chưa thật đầy đủ về vai trị của ĐNN và cơng tác quản lí, sử dụng ĐNN cịn
nhiều bất cập đã dẫn đến một thực trạng đáng lo ngại là các Hệ sinh thái (HST) ĐNN
bị hủy hoại nghiêm trọng.


2


Vì vậy, trong những năm qua, Nhà nước đã tiến hành rất nhiều các chương trình
hành động nhằm quản lí hiệu quả, bền vững tài nguyên ĐNN. Năm 2003, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 109/2003/NĐ-CP về “Bảo tồn và phát triển bền vững
ĐNN”. Năm 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành“Kế hoạch hành động quốc
gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN giai đoạn 2004-2010”. Các văn
bản trên đều nhấn mạnh phải tăng cường nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn
một cách hợp lí ĐNN. Trong đó, nghiên cứu về giá trị kinh tế của ĐNN là một hướng
quan trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là đơ thị có quy mô dân số lớn nhất cả nước
với khoảng 10 triệu người (tính cả số dân khơng đăng kí cư trú, năm 2014), có tốc độ
đơ thị hóa nhanh. TP. HCM nằm trên nền bậc thềm phù sa cổ Pleistocene Đông Nam
Bộ (ĐNB), tiếp giáp phù sa mới Holocene ở Đồng Bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL), có
địa hình thấp và có hệ thống sơng rạch chằng chịt. Chỉ tính sơng rạch có chức năng
tưới tiêu và phục vụ sản xuất, TP. HCM có 2.247 sơng, kênh rạch với tổng chiều dài là
2.924 km. Trong đó, sơng Sài Gịn là sơng lớn nhất chảy qua thành phố với chiều dài
80 km, tạo ra nhiều vùng ĐNN trên lãnh thổ [30]. Hiện tại, ở trung tâm thành phố,
ĐNN hầu như đã bị đơ thị hóa xâm lấn và chỉ cịn lại ở một số huyện ngoại thành như
Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Cần Giờ.
Hiện nay, ở ngoại thành TP. HCM, quá trình đơ thị hóa ồ ạt khiến một diện tích
lớn ĐNN chưa kịp khai thác phát triển kinh tế đã bị xâm lấn, ô nhiễm hoặc bị bỏ
hoang. Mặt khác, thành phố đang đẩy mạnh phát triển Nông thôn mới ở các huyện
ngoại thành nên việc khai thác ĐNN ở các khu vực này phải đảm bảo mang lại lợi ích
kinh tế vừa bảo tồn những giá trị sinh thái đa dạng và giữ gìn những lá phổi xanh thiên
nhiên.
Huyện Hóc Mơn nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của TP. HCM, là một trong những
huyện ngoại thành có tốc độ đơ thị hóa nhanh, có 277 sơng, kênh rạch chảy trên địa
hình tương đối bằng phẳng. Trong đó, vùng Đơng Bắc của huyện có mạng lưới thủy
văn dày đặc hơn cả, có sơng Sài Gịn chảy qua và các sông, rạch lớn nhất của huyện
như Rạch Tra, Rạch Bà Hồng, sông Vàm Thuật tạo thành vùng ĐNN tập trung.



3

Dựa vào những cơ sở lí luận nói trên cùng với 2 đợt khảo sát thực địa bước đầu
của tác giả (đợt 1 ngày 17/11/2015, đợt 2 ngày 20/11/2015), dưới sự định hướng và
đồng ý của GVHD, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng và định hướng phát
triển kinh tế tài nguyên đất ngập nước vùng Đông Bắc huyện Hóc Mơn, TP. HCM”
nhằm nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN
của vùng, dựa trên mối quan hệ tổng hòa giữa Kinh tế, Xã hội và Môi trường, tức sử
dụng ĐNN để phát triển kinh tế một cách “khôn ngoan”(wise use) gắn với việc bảo tồn
tài nguyên này.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Cơng trình nghiên cứu sự hình thành các đơn vị ĐNN, phân tích thực trạng khai
thác, phát triển kinh tế ĐNN vùng Đơng Bắc huyện Hóc Mơn (ĐBHM). Từ đó, đề
xuất hướng phát triển, chú trọng xây dựng các mơ hình Kinh tế sinh thái (KTST) trên
ĐNN nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đất và chất lượng đời sống dân cư của vùng
phù hợp với triết lí bảo tồn và sử dụng khơn ngoan ĐNN, giữ gìn đa dạng sinh học và
bảo vệ cảnh quan, mơi trường.
2.2. Nhiệm vụ
− Hệ thống hóa những lí luận cơ bản về phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN.
− Nghiên cứu sự hình thành ĐNN, phân loại, xây dựng bản đồ ĐNN vùng nghiên
cứu ở tỉ lệ lớn 1:10.000, trên cơ sở đó tính tốn quỹ ĐNN của vùng.
− Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN của vùng.
− Trên cơ sở thực trạng kinh tế đã được phân tích kết hợp với quỹ ĐNN đã được
tính tốn của vùng, đề xuất định hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy
sự phát triển đó.
3. Đối tượng nghiên cứu
− Tự nhiên: đất (đất phát sinh và đất dưới ĐNN), nước (thời gian ngập, độ sâu

ngập), sinh vật (chủ yếu là thực vật ưa nước).
− KT-XH: chính sách phát triển kinh tế, dân cư và lao động, các hoạt động kinh tế
ĐNN.


4

4. Giới hạn nghiên cứu
Không gian: Vùng ĐBHM được xác định là khu vực ven sơng Sài Gịn, Rạch Tra
và Rạch Bà Hồng, khoanh vùng trong đơn vị hành chính 2 xã Nhị Bình và Đơng
Thạnh, thuộc huyện Hóc Mơn, TP. HCM.
Thời gian: Các số liệu về thực trạng kinh tế ĐNN của vùng đã thu thập chỉ được
thống kê chính thức đến năm 2014, các số liệu sau năm 2014 là các thống kê chưa
chính thức nên thực trạng phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN vùng ĐBHM được chọn
nghiên cứu trong giai đoạn 2005-2014; Dựa trên quy hoạch sử dụng đất của vùng
ĐBHM đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, tác giả đề xuất hướng phát triển kinh tế
ĐNN đến năm 2030.
5. Nội dung nghiên cứu
Gồm 04 nội dung nghiên cứu được trình bày trong 04 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học và lịch sử nghiên cứu phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN.
Chương 2: Phân loại và quỹ ĐNN vùng ĐBHM.
Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN vùng ĐBHM.
Chương 4: Định hướng phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN vùng ĐBHM.
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm
6.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp (Integrated concept) là trong một lãnh thổ, các yếu tố tự
nhiên, KT-XH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một thể tổng hợp, hoàn
chỉnh. Trong thể tổng hợp ấy, các yếu tố tự nhiên đóng vai trị cơ sở, nền tảng cho mọi
hoạt động KT-XH. ĐNN là một trong những hợp phần tự nhiên, là cơ sở cho nhiều

hoạt động sinh kế của người dân, có vai trị điều hịa sinh thái quan trọng. Mặt khác,
nội dung nghiên cứu về kinh tế ĐNN rất đa dạng, bao gồm các yếu tố tự nhiên về
ĐNN và các yếu tố KT-XH có liên quan. Vì vậy, kinh tế tài nguyên ĐNN vùng
ĐBHM được nghiên cứu dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên và
KT-XH, hoàn cảnh lịch sử và các chính sách phát triển KT-XH, bảo tồn tài nguyên
ĐNN và bảo vệ môi trường của địa phương và cả nước.


5

6.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ (Territorial concept) là mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại,
vận động, chuyển hóa và phát triển trong một khơng gian nhất định. Chính vì vậy, đối
tượng nghiên cứu phải được gắn với một không gian lãnh thổ nghiên cứu nhất định
(Studied territory), đặt trong mối quan hệ với không gian xung quanh nó. Vì vậy,
nghiên cứu kinh tế tài ngun ĐNN vùng ĐBHM phải được đặt trong sự phát triển
kinh tế tài nguyên ĐNN của các vùng ĐNN tại TP. HCM, các vùng ĐNN khác trong
phạm vi ĐNB và cả nước. Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN
của vùng nhằm xác định vai trò kinh tế của nó, tìm ra những nét mới độc đáo về tiềm
năng phát triển kinh tế của tài nguyên này, giúp có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trị
kinh tế của ĐNN ở địa bàn nghiên cứu.
6.1.3. Quan điểm lịch sử
Quan điểm lịch sử (Historical concept) là quan điểm xác định mọi sự vật, hiện
tượng đều vận động không ngừng và biến đổi theo thời gian, không gian, tức chúng
luôn ở trạng thái động. Phát triển tài nguyên ĐNN vùng ĐBHM khơng nằm ngồi quy
luật này. Vì vậy, khi xem xét cần đặt sự phát triển đó trong bối cảnh KT-XH nhất định
với hệ thống thể chế, chính sách và nhận thức xã hội của địa phương và cả nước trong
từng giai đoạn cụ thể ở quá khứ hay hiện tại. Từ đó, người nghiên cứu có thể đánh giá
thực trạng, tiềm năng, triển vọng và đề xuất những định hướng cùng một số giải pháp
phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN vùng ĐBHM trong tương lai.

6.1.4. Quan điểm Thủy địa mạo
Quan điểm Thủy địa mạo (Hydrogeomorphological concept) là quan điểm phát
sinh ĐNN. Địa mạo (Geomorphology) là hình dạng bề mặt lãnh thổ thể hiện đầu tiên ở
các bậc địa hình (Reliefs). Vì thế, địa mạo quyết định sự ngập nước (Inundation) và
nước đọng lại ở nơi thấp trở thành Thủy địa mạo (HGM, Hydrogeomorphology). Từ
đó, tạo nên các ĐNN với chức năng đa dạng. Mặc dù sau đó thực vật ưa nước
(Hydrophites) xuất hiện trên đó tạo nên những giá trị sinh thái to lớn khác nhưng Thủy
địa mạo vẫn là quan điểm cơ bản quyết định sự hình thành ĐNN [16].
Vùng ĐBHM có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Địa mạo của vùng tạo
điều kiện hình thành các dịng chảy sơng, rạch và các khu vực ĐNN trên lãnh thổ.


6

Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN ĐBHM phải dựa trên quan
điểm phát sinh HGM để thấy được sự hình thành, phân loại ĐNN, xác định quỹ ĐNN,
xác định các lồi động thực vật có ưu thế và phù hợp với phát triển nông nghiệp, cảnh
quan sinh thái. Từ đó, đề xuất hướng phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN vùng.
6.1.5. Quan điểm sinh thái
Quan điểm sinh thái (Ecological concept) cho rằng điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên là cơ sở quan trọng cho phát triển KT-XH. Các hoạt động sản xuất
diễn ra không ngừng sẽ tác động và làm thay đổi môi trường tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên. Như thế, bất kì hoạt động KT-XH nào liên quan đến ĐNN cũng tác động
đến các hợp phần của tài nguyên và môi trường. Hơn nữa, ĐNN lại có vai trị sinh thái
vơ cùng quan trọng. Vậy nên, những quy hoạch phát triển KT-XH cần tỏ rõ quan điểm
rằng khai thác ĐNN nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời phải đảm bảo
giữ gìn mơi trường sinh thái và bảo tồn tài nguyên này. Trong hoàn cảnh của ĐNN,
quan điểm sinh thái và quan điểm phát triển bền vững được xem là đồng nhất và bao
chứa nhau.
6.2. Phương pháp

6.2.1. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận (Approaching) khi nghiên cứu ĐNN đã được thực hiện như sau:
Tiếp cận lưu vực (Catchment approaching): Lưu vực là phần diện tích bề mặt đất
mà mọi lượng nước mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thốt qua một cửa sơng. Ở
lưu vực nước sơng, ĐNN được hình thành, trên mỗi đơn vị ĐNN đó có một số loại
thực vật đặc trưng phát triển [16]. Vùng ĐBHM thuộc một bộ phận của lưu vực sơng
Sài Gịn, đặc điểm lưu vực này tạo nên đặc điểm ĐNN ở đây. Dựa vào đó, có thể
nghiên cứu các loại cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu trong canh tác
nông nghiệp trên ĐNN theo quan điểm phát sinh HGM một cách toàn diện và cụ thể.
Tiếp cận cộng đồng (Community approaching): Cộng đồng địa phương là chủ thể
đồng thời là khách thể được hướng tới trong mục đích cuối cùng của sự phát triển kinh
tế. Các hoạt động sinh kế, trình độ sản xuất, nhận thức, văn hóa hay khả năng, nguyện
vọng tiếp nhận khoa học cơng nghệ, chính sách phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN của
cộng đồng vùng ĐBHM được ghi nhận thông qua điều tra xã hội học.


7

6.2.2. Phương pháp luận
Thực trạng
(Nơng nghiệp, Dịch vụ, Bảo tồn)
ĐNN
(Hình thành, phân loại)

Hiệu quả kinh tế - Bảo tồn sinh thái

Qũy ĐNN

Chương 2
Phân loại và Qũy ĐNN


Định hướng
(KT-XH, Bảo tồn)

Chương 3
Thực trạng phát triển kinh tế ĐNN

Điểm ĐNN
sinh thái

Chương 4
Đề xuất định hướng

Sơ đồ phương pháp luận thực hiện luận văn

Phương pháp luận (Methodology) của đề tài: nghiên cứu sự hình thành, phân loại
và lập bản đồ ĐNN, trên cơ sở đó xác định quỹ ĐNN. Trên quan điểm tạo ra hiệu quả
kinh tế và bảo tồn sinh thái ĐNN, phân tích thực trạng và đề xuất định hướng phát
triển kinh tế tài nguyên ĐNN vùng ĐBHM với mục tiêu xây dựng vùng nghiên cứu
thành một điểm ĐNN sinh thái.
6.2.3. Phương pháp
Đề tài vận dụng các phương pháp (Methods) sau:
Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin: Thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến tình
hình phát triển kinh tế ĐNN vùng ĐBHM. Tài liệu được thu thập từ: Phòng Kinh tế,
Phòng Tài nguyên Mơi trường và Phịng Quản lí Đơ thị huyện Hóc Mơn, Viện Địa Lí
và Tài Ngun TP.HCM,…
Điều tra xã hội học: Phát phiếu phỏng vấn chuyên gia ĐNN, phát phiếu điều tra
nông hộ, kết hợp phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa phương nhằm thu thập xin những
thông tin liên quan nội dung nghiên cứu, tạo cơ sở tin cậy cho kết quả luận văn.

Phương pháp khảo sát thực địa
Bước thứ nhất là khảo sát sơ bộ: Nhằm tiếp cận thực địa tổng quan để bước đầu
ghi nhớ, định hình, đánh giá một cách khái quát không gian, lãnh thổ nghiên cứu.
Bước thứ hai là khảo sát chi tiết: khảo sát theo 3 tuyến: tuyến Sơng Sài Gịn,
tuyến Rạch Tra, tuyến Rạch Bà Hồng. Tiến hành các công việc:
1. Lấy mẫu ĐNN: khoan, quan trắc, mô tả phẫu diện ĐNN tại nơi lấy mẫu nhằm
đánh giá sơ bộ chất lượng ĐNN.


8

2. Khảo sát các đối tượng nghiên cứu: địa mạo, đất, nước, thực vật, các hoạt động
canh tác nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng,… nhằm đánh giá
tổng quan hiện trạng phát triển kinh tế ĐNN.
Phương pháp thống kê, phân tích và xử lí số liệu
Xử lí, phân tích, so sánh, tổng hợp, rút ra những kết luận và thống kê một số
thông tin dưới dạng bảng biểu trên cơ sở các tài liệu thứ cấp và sơ cấp.
Phân tích tính chất lí, hóa của đất dưới ĐNN bằng các phương pháp được thừa
nhận rộng rãi (Arinushkina, 1970), làm cơ sở đánh giá chất lượng đất, giải thích và đề
xuất phân bố các loại hình kinh tế trên ĐNN.
Dùng công cụ Data Analysic (Excel 2013) xử lí kết quả điều tra nơng hộ. Dữ liệu
đầu vào là số liệu đã được tổng hợp sơ bộ, dữ liệu đầu ra là kết quả thống kê với các
giá trị bình qn qn phương kèm theo các mơ tả chi tiết về độ tin cậy, phương sai
mẫu, độ lệch chuẩn,… của các tập hợp mẫu (các nhóm phiếu điều tra), nhằm đưa ra
kết quả điều tra có độ tin cậy cao, hỗ trợ người nghiên cứu đưa ra những kết luận chính
xác và đề xuất hợp lí.
Phương pháp bản đồ
Dùng các thông tin thu thập được làm cơ sở dữ liệu để xây dựng các bản đồ:
ĐNN, nhân tố, thực trạng, định hướng phát triển và tính tốn quỹ ĐNN. Sử dụng các
công cụ phần mềm chuyên dụng như MapInfo 12.0, AutoCAD 2014 và Photoshop

CS6.
Phương pháp dự báo
Vấn đề phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN của cả nước nói chung và của vùng
ĐBHM nói riêng là rất quan trọng trong sản xuất. Hơn nữa, trong quá trình phát triển,
môi trường bị ô nhiễm và những biến đổi khí hậu đang trực tiếp tác động đến các hoạt
động đời sống và sản xuất của người dân. Do đó, phải có tầm nhìn chiến lược và đưa
ra những dự báo biến động của xu hướng phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN giúp tăng
tính khả thi của các định hướng.
7. Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận văn xác định cơ sở khoa học và tóm lược lịch sử nghiên
cứu phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN. Trên cơ sở phân loại, lập bản đồ và kiểm kê


9

ĐNN ở tỉ lệ lớn, đưa ra những phân tích, đánh giá về chức năng, giá trị và vai trò kinh
tế của ĐNN.
Ý nghĩa thực tiễn: Bản đồ và quỹ ĐNN của vùng giúp các cấp chính quyền huyện
Hóc Mơn quản lí và quy hoạch sử dụng ĐNN trong các ngành kinh tế hiệu quả hơn.
Các đề xuất hướng phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN vùng nghiên cứu có thể sử dụng
tham khảo cho các vùng ĐNN có đặc điểm tương đồng tại lưu vực sơng Sài Gịn và
sơng Đồng Nai.


10

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC
1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Đất ngập nước
1.1.1.1. Định nghĩa
Đã biết, ĐNN là đất ướt, có liên quan mật thiết với sự ngập nước, tạo nên một tài
nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế vơ cùng quan trọng: tài ngun ĐNN. Vì đặc
điểm và tính đa dạng của ĐNN, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa ĐNN khác nhau.
Tính đến nay, có khoảng 50 định nghĩa ĐNN đang được sử dụng. Trong đó, định
nghĩa của Cơng ước Ramsar (1) được sử dụng phổ biến nhất.
Theo Công ước, tại Điều 1.1, ĐNN được định nghĩa như sau: “ĐNN là những
vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc nước, tự nhiên hay nhân tạo,
thường xuyên hay tạm thời, có nước đứng hay chảy, nước ngọt, lợ hay mặn, kể cả
những vùng nước biển với độ sâu ở mức triều thấp, khơng q 6 mét”. Ngồi ra, tại
Điều 2.1 cịn quy định: “Các vùng ĐNN có thể bao gồm các vùng ven sông và ven
biển nằm kề các vùng đất ngập nước, cũng như các đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu
hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng ĐNN”.
Định nghĩa này mở rộng giới hạn về không gian của ĐNN, được cả hai giới nhà
khoa học cũng như những nhà quản lí ĐNN chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong lĩnh
vực quản lí và nghiên cứu ĐNN.
1.1.1.2. Đặc điểm đất ngập nước
ĐNN có những đặc điểm riêng biệt của nó, chính vì vậy các định nghĩa đã dẫn
trên nói riêng hay các định nghĩa về ĐNN nói chung đều được xây dựng dựa trên ít
nhiều các đặc điểm ấy. Có thể nói đến một số đặc điểm chính của ĐNN như sau:
− ĐNN thường được phân biệt do có nước (có lớp nước trên bề mặt hoặc sũng nước).
− ĐNN thường có đất với tính chất độc đáo (Hydric Soil) khác với đất ở vùng cao.
− ĐNN hỗ trợ thực vật đã thích ứng với điều kiện ẩm ướt (Hydrophites) và khơng có
mặt những thực vật khơng chịu ngập.
Công ước ĐNN được phê chuẩn vào ngày 02/02/1971 tại thành phố Ramsar, Iran. Năm 1989, Việt Nam trở
thành thành viên thứ 50 đồng thời là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tham gia Công ước này.
(1)



11

− Giữa các ĐNN có sự khác nhau về loại hình, thời gian ngập và độ sâu ngập nước,
điều kiện hình thành, quy mơ diện tích và tác động của con người.
− ĐNN có sự thay đổi lớn từ nội địa đến ven biển, từ nông thôn đến thành thị. Điều
kiện hình thành, sự tồn tại và mức độ chịu tác động của con người của ĐNN khác
nhau từ vùng này đến vùng khác, từ ĐNN này đến ĐNN khác.
1.1.1.3. Chức năng và giá trị đất ngập nước
ĐNN có nhiều chức năng và giá trị quan trọng. Đặc điểm hình thành tạo nên
những chức năng của ĐNN. Giá trị ĐNN là các thuộc tính của vùng ĐNN được xã hội
nhận thức là có lợi bao gồm những dịch vụ sinh thái, các hàng hóa tự có hoặc được tạo
ra thêm bởi sự tác động có mục đích của con người.
Bảng 1.1. Các chức năng, hàng hóa và dịch vụ sinh thái của ĐNN
Chức năng

Hàng hóa và dịch vụ sinh thái
Đa dạng sinh học
Điều tiết vi khí hậu, hấp thụ CO 2
Phịng ngừa các tác động: gió, bão, xói mịn,…
Điều tiết nước
Ổn định đất
Chu trình dinh dưỡng
Chống ơ nhiễm
Hạn chế xâm nhập mặn

1. Chức năng sinh thái

1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.

2. Chức năng kinh tế

1. Cung cấp thực phẩm
2. Cung cấp nguyên liệu thô
3. Cung cấp nguồn gen
4. Cung cấp nguồn dược liệu
5. Cung cấp đồ trang sức tự nhiên
6. Cung cấp nước ngọt
7. Cung cấp diện tích mặt sản xuất Nơng-lâm-thủy sản
8. Giao thơng vận tải thủy
9. Tiềm năng năng lượng (than bùn, chất đốt,…)
10. Du lịch sinh thái

3. Chức năng xã hội

1.
2.
3.
4.
5.

Cung cấp nơi cư trú
Giá trị giải trí, thẩm mĩ
Giá trị văn hóa, lịch sử

Giá trị giáo dục, nghiên cứu khoa học
Tiềm lực quốc phòng
Nguồn: Tổng hợp từ [10]


12

Có thể chia chức năng của ĐNN thành 03 nhóm: Chức năng sinh thái, Chức
năng kinh tế và Chức năng xã hội. Ứng với mỗi chức năng là những hàng hóa và các
dịch vụ sinh thái ĐNN cụ thể có giá trị kinh tế và phi kinh tế rất quan trọng. Bản chất
các dịch vụ sinh thái của ĐNN cũng chính là những hàng hóa vơ hình có giá trị kinh tế
rất cao, nhiều khi không thể định lượng bằng tiền.
Trong số các chức năng cụ thể, hàng hóa và dịch vụ sinh thái của ĐNN đã nêu
trên thì nhóm chức năng KT-XH chiếm ưu thế. Trên thực tế, con người đang sử dụng
và khai thác ĐNN như một nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cho đời sống, song
lại chưa tôn trọng một cách đầy đủ nguồn tài nguyên này.
1.1.2. Phân loại đất ngập nước
1.1.2.1. Ý nghĩa phân loại đất ngập nước với phát triển kinh tế đất ngập nước
Phân loại ĐNN là nghiên cứu các đặc điểm hình thành, chức năng và giá trị sinh
thái của các ĐNN. Sau đó, phân nhóm và sắp xếp các đơn vị ĐNN thành một hệ thống
theo các thứ bậc, dựa trên các bộ tiêu chí nhất định. Thứ bậc càng thấp thì đặc điểm
thuộc tính của các đơn vị ĐNN càng giống nhau. Kết quả cuối cùng của phân loại
ĐNN là: Hệ thống phân loại ĐNN; Từ bảng phân loại ĐNN sẽ thành lập bản đồ ĐNN
và xác định quỹ ĐNN của lãnh thổ.
Cơ sở của quy hoạch phát triển kinh tế là toàn bộ hệ thống nguồn lực tự nhiên và
nguồn lực KT-XH của lãnh thổ. Trong đó, phân loại ĐNN là cơ sở quan trọng và trực
tiếp cho việc quy hoạch phát triển kinh tế tài nguyên ĐNN cho một lãnh thổ ĐNN cụ
thể. Phân loại sau đó là xây dựng bản đồ và kiểm kê quỹ ĐNN, nhằm đề xuất các
phương án quy hoạch khai thác phát huy được hết thế mạnh riêng của từng đơn vị
ĐNN, tôn trọng tối đa giá trị sinh cảnh và hạn chế làm tổn thương hay biến mất ĐNN.

1.1.2.2. Phân loại đất ngập nước
1-Cơ sở của phân loại ĐNN
Cơ sở phân loại ĐNN dựa trên các yếu tố hình thành ĐNN:
+ Khí hậu: Sự khác nhau về chế độ khí hậu giữa các vùng, đặc biệt là chế độ
nhiệt ẩm có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm địa chất thủy văn của từng vùng trong thời
gian ngập nước dẫn đến sự khác nhau giữa các loại hình ĐNN.


×