Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Sử dụng phần mềm toolbook thiết kế ebook hỗ trợ học sinh tự học môn hóa học lớp 10 ban cơ bản trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Văn Thị Trà My

SỬ DỤNG PHẦN MỀM TOOLBOOK
THIẾT KẾ EBOOK HỖ TRỢ HỌC SINH
TỰ HỌC MƠN HĨA HỌC LỚP 10 BAN CƠ BẢN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Văn Thị Trà My

SỬ DỤNG PHẦN MỀM TOOLBOOK
THIẾT KẾ EBOOK HỖ TRỢ HỌC SINH
TỰ HỌC MƠN HĨA HỌC LỚP 10 BAN CƠ BẢN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ mơn Hóa học
Mã số

: 60 – 14 - 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. LÊ HUY HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được
sự động viên, giúp đỡ tận tình của thầy cơ, bạn bè, cha mẹ. Tác giả xin được
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt xin gởi lời tri ân thầy Lê Huy Hải và thầy Trịnh Văn Biều đã nhiệt
tình chia sẻ những kinh nghiệm và ý kiến của mình để giúp tác giả hồn
thành luận văn.
Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cô giảng dạy lớp Cao học khóa 20 đã mở
rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn cho tác giả.
Và cuối cùng xin chân thành cảm ơn thầy cô và học sinh trường THPT Nam
Hà, THPT Đa Phước và THPT Nam Kỳ Khởi nghĩa đã ủng hộ, giúp đỡ tác
giả trong thời gian nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm.

Chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 3
MỤC LỤC .................................................................................................................... 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 7
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... 8
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... 9

MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 11
1.Lí do chọn đề tài ..................................................................................................................11
2.Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................................11
3.Nhiệm vụ của đề tài .............................................................................................................11
4.Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................................12
5.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................12
6.Giả thuyết khoa học .............................................................................................................12
7.Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................................12
8.Đóng góp mới đề tài ............................................................................................................13

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................ 14
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .....................................................................................14
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ........................................................................................16
1.2.1.Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ...........................................16
1.2.2.Đổi mới phương pháp dạy học bằng việc sử dụng phương tiện dạy học ................18
1.3. Tự học..............................................................................................................................20
1.3.1.Khái niệm tự học ......................................................................................................20
1.3.2. Hình thức tự học [56] ..............................................................................................21
1.3.3.Vai trị tự học ...........................................................................................................22
1.3.4.Chu trình tự học .......................................................................................................23
1.4.Ebook................................................................................................................................25
1.4.1. Khái niệm ebook [68] .............................................................................................25
1.4.2.Ưu điểm của ebook ..................................................................................................26
1.4.3.Vai trò của ebook trong hoạt động tự học ................................................................26
1.5. Phần mềm ToolBook [15] ...............................................................................................27
1.5.1. Giới thiệu ................................................................................................................27
1.5.2.Hướng dẫn sử dụng phần mềm Toolbook để thiết kế ebook ...................................29


1.5.3.Giới thiệu các phần mềm hỗ trợ thiết kế ebook .......................................................43


Chương 2. THIẾT KẾ EBOOK CHƯƠNG “OXI-LƯU HUỲNH”, “TỐC ĐỘ
PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC” LỚP 10 BAN CƠ BẢN THPT BẰNG
PHẦN MỀM TOOLBOOK ...................................................................................... 47
2.1. Tổng quan chương “Oxi – Lưu huỳnh”, “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” ........47
2.1.1. Mục tiêu dạy học [23] .............................................................................................47
2.1.2. Cấu trúc nội dung ....................................................................................................48
2.2. Nguyên tắc thiết kế ebook ...............................................................................................49
2.2.1.Về nội dung ..............................................................................................................49
2.2.2.Về hình thức .............................................................................................................50
2.2.3.Về sử dụng ...............................................................................................................50
2.2.4.Về tính hiệu quả .......................................................................................................50
2.3. Quy trình thiết kế ebook ..................................................................................................51
2.4. Cấu trúc ebook chương “Oxi – Lưu huỳnh”, “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” .53
2.4.1. Cấu trúc trang “Chủ”...............................................................................................53
2.4.2. Cấu trúc trang “Giới thiệu” .....................................................................................55
2.4.3. Cấu trúc trang “Lý thuyết” ......................................................................................55
2.4.4.Cấu trúc trang “Thư giãn” ........................................................................................57
2.4.5.Cấu trúc trang “Tư liệu”...........................................................................................58
2.4.6. Cấu trúc các trang con .............................................................................................59
2.5. Nội dung ebook chương “Oxi – Lưu huỳnh”, “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học”
................................................................................................................................................61
2.6. Điểm mới của ebook chương “Oxi - Lưu huỳnh”, “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa
học” ........................................................................................................................................68
2.7. Phương pháp dạy và học bằng ebook chương “Oxi – Lưu huỳnh”, “Tốc độ phản ứng và
cân bằng hóa học” ..................................................................................................................69
2.7.1. Phương pháp dạy học sinh tự học bằng ebook .......................................................69
2.7.2. Phương pháp học sinh tự học bằng ebook ..............................................................70
2.7.3. Chú ý khi dạy học sinh tự học bằng ebook .............................................................70
2.7.4. Chú ý khi học sinh tự học bằng ebook ....................................................................72


Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................ 75
3.1. Mục đích thực nghiệm .....................................................................................................75
3.2. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................................75
3.3. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm [6] ...................................................................76


3.4. Tiến hành thực nghiệm ....................................................................................................78
3.5. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................................79
3.5.1. Kết quả về mặt định lượng ......................................................................................79
3.5.2. Kết quả về mặt định tính .........................................................................................84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 99
1.Kết luận ...............................................................................................................................99
2.Kiến nghị ...........................................................................................................................101
3.Hướng phát triển của đề tài ...............................................................................................102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 103
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 107


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBR

: Comic Book RAR Archive

CBZ

: Comic Book Zip Archive


CHM

: Compiled HTML Help File

CNTT

: Công nghệ thông tin

DOC

: Document

DJVU

: DjVu Image

ĐC

: Đối chứng

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

PDF


: Portable Document Format

PRC

: Mobipocket eBook File

SV

: Sinh viên

SGK

: Sách giáo khoa

SĐTD

: Sơ đồ tư duy

SBT

: Sách bài tập

TCHH

: Tính chất hóa học

THPT

: Trung học phổ thơng


TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TN

: Thực nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh ebook thực hiện từ các phần mềm khác nhau ................................. 31
Bảng 1.2. Ý nghĩa từng file trong Tab Quick Start ...................................................... 34
Bảng 2.1. Mơ tả bố trí trang “Chủ” ............................................................................... 59
Bảng 2.2. Mơ tả bố trí trang “Giới thiệu” ..................................................................... 60
Bảng 2.3. Mơ tả bố trí trang “Lý thuyết” ...................................................................... 61
Bảng 2.4. Mơ tả bố trí trang “Bài tập” .......................................................................... 62
Bảng 2.5. Mơ tả bố trí trang “Thư giãn” ....................................................................... 63
Bảng 2.6. Mơ tả bố trí trang “Tư liệu” .......................................................................... 64
Bảng 2.7. Nội dung ebook ............................................................................................. 67
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng ............................................................... 82
Bảng 3.2. So sánh độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên.................................................... 84
Bảng 3.3. Kế hoạch giảng dạy....................................................................................... 86
Bảng 3.4. Điểm bài kiểm tra 15 phút ............................................................................ 87
Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút .................. 87
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút ............................................ 88
Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15 phút ................................. 89
Bảng 3.8. Điểm bài kiểm tra 1 tiết ................................................................................ 89
Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra 1 tiết ..................... 90

Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết .............................................. 91
Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 tiết ................................... 91
Bảng 3.12. Thống kê số liệu phiếu nhận xét của HS về ebook ..................................... 92
Bảng 3.13. Tổng hợp số phiếu của HS tham gia nhận xét về ebook............................. 93
Bảng 3.14. Danh sách GV tham gia nhận xét ebook .................................................... 95
Bảng 3.15. Tổng kết kết quả nhận xét của GV về ebook .............................................. 96


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cơng nghệ dạy học hiện đại .......................................................................... 18
Hình 1.2. Xu hướng sử dụng phương tiện dạy học ....................................................... 20
Hình 1.3. Ứng dụng CNTT trong dạy học .................................................................... 22
Hình1.4. Hoạt động tự học ............................................................................................ 23
Hình1.5. Các hình thức tự học ...................................................................................... 24
Hình1.6. Chu trình tự học 3 giai đoạn ........................................................................... 26
Hình1.7. Chu trình tự học 4 giai đoạn ........................................................................... 27
Hình1.8. Chức năng của ebook ..................................................................................... 29
Hình1.9. Các bước khởi động Toolbook ....................................................................... 33
Hình1.10. Giao diện chương trình Toolbook ................................................................ 33
Hình1.11. Giao diện Tab Quick Start ............................................................................ 34
Hình 1.12. Tạo một ebook với Tab Templates ............................................................. 35
Hình 1.13. Giao diện trang thiết kế với file đã chọn ..................................................... 35
Hình 1.14. Các cơng cụ soạn thảo văn bản 1 ................................................................ 36
Hình 1.15. Các cơng cụ soạn thảo văn bản 2 ................................................................ 36
Hình 1.16. Giao diện Properties for Text Field ............................................................. 37
Hình 1.17. Thiết lập chèn hình ảnh ............................................................................... 37
Hình 1.18. Hình ảnh của Universal Media Player ........................................................ 38
Hình 1.19. Trình tự các bước chèn video ...................................................................... 38
Hình 1.20. Hình ảnh của Flash Media Player ............................................................... 39
Hình 1.21. Trình tự các bước chèn flash ....................................................................... 39

Hình 1.22. Cơng cụ vẽ của Draw Objects ..................................................................... 40
Hình 1.23. Đặc tính các phần trong hộp thoại Properties for Polygon ......................... 40
Hình 1.24. Cách vẽ chậu thủy tinh ................................................................................ 41
Hình 1.25. Cách vẽ ống nghiệm .................................................................................... 41
Hình 1.26. Giao diện hộp thoại Properties for Button .................................................. 42
Hình 1.27. Vẽ Button đơn giản ..................................................................................... 42
Hình 1.28. Vẽ Button đẹp.............................................................................................. 43
Hình 1.29. Đặc tính từng phần trong New Page ........................................................... 43
Hình 1.30. Giao diện hộp thoại Hyperlink .................................................................... 44
Hình 1.31. Hướng dẫn tạo liên kết đến các quyển sách khác ....................................... 44


Hình 1.32. Giao diện Properties for Multiple Choice Question .................................... 45
Hình 1.33.Cách chọn các mục ở hộp thoại Properties for Multiple Choice Question .. 46
Hình 1.34. Nội dung các mục trong hộp thoại Edit the Answer ................................... 47
Hình 1.35. Giao diện phần mềm Mindjet MindManager Pro 7 .................................... 47
Hình 1.36. Giao diện phần mềm Flash Effect Maker ................................................... 48
Hình 1.37. Giao diện phần mềm QuizCreator ............................................................... 49
Hình 2.1. Cấu trúc nội dung chương “Oxi – Lưu huỳnh” ............................................. 53
Hình 2.2. Cấu trúc nội dung chương “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” ........... 53
Hình 2.4. Cấu trúc ebook .............................................................................................. 58
Hình 2.5. Giao diện trang “Chủ” ................................................................................... 59
Hình 2.6. Giao diện trang “Giới thiệu” ......................................................................... 60
Hình 2.7. Giao diện trang “Lý thuyết” .......................................................................... 61
Hình 2.8. Giao diện trang “Bài tập” .............................................................................. 62
Hình 2.8. Giao diện trang “Thư giãn” ........................................................................... 63
Hình 2.9. Giao diện trang “Tư liệu” .............................................................................. 64
Hình 2.10. Giao diện trang “Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng” .................. 65
Hình 2.11. Giao diện trang “ Sơ đồ củng cố bài Tốc độ phản ứng” ............................. 66
Hình 2.12. Giao diện trang “Đề thi thử số 1” ................................................................ 66

Hình 2.13. Giao diện trang “Tính chất vật lý bài Lưu huỳnh” ...................................... 67
Hình 2.14. Giao diện trang “Phương pháp giải phần nhận biết” .................................. 68
Hình 2.15. Giao diện trang “Bài tập tự luận” ................................................................ 69
Hình 2.16. Giao diện trang “Bài tập trắc nghiệm” ........................................................ 70
Hình 2.17. Giao diện trang “Trị chơi ném phi lao” ...................................................... 71
Hình 2.18. Giao diện trang “Hóa học và cuộc sống” .................................................... 71
Hình 2.19. Giao diện trang “Chuyện kể hóa học”......................................................... 72
Hình 2.20. Giao diện trang “Thí nghiệm vui” ............................................................... 73
Hình 2.21. Giao diện “Album ảnh hóa học” ................................................................. 73
Hình 2.22. Mơ hình phương pháp dạy học chương “Oxi – Lưu huỳnh” ...................... 75
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút ................................................... 78
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra 15 phút ............................................................ 78
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết ....................................................... 90
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra 1 tiết ................................................................ 91


MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài
Giáo dục là vấn đề thách thức toàn cầu. Hiện nay, ở nước ta đang nỗ lực đổi mới nội
dung và phương pháp dạy học với nhiều mơ hình, biện pháp khác nhau hướng tới việc học
tập chủ động, nâng cao tính tích cực trong dạy và học một cách toàn diện. Muốn vậy cần
phải cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy học là một thành tố
quan trọng.
Phù hợp với phương pháp dạy học hiện nay, một hình thức đào tạo mới đã du nhập vào
nước ta: E-learning. Mơ hình đào tạo này phát triển nhanh chóng và thể hiện với nhiều dạng
khác nhau. Ebook là một dạng của E-learning. Ebook có tính năng tương tác cao và tạo điều
kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn. Ngồi ra, ebook cịn hỗ trợ tối đa cho
việc tự học của người học và là xu thế tất yếu trong thời đại tri thức ngày nay.
Thêm vào đó, ToolBook ra đời theo nhu cầu làm cho người dùng có thể tạo ebook dễ sử

dụng mà khơng cần phải lập trình, những đối tượng vẽ cơ bản, đồ họa, và những đối tượng
khác nữa được thiết lập sẵn với những khả năng mở rộng tích hợp sẵn trong chương trình.
ToolBook rất linh hoạt trong sự tương tác và có khả năng phù hợp với bất cứ hồn cảnh nào.
Chính vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Sử dụng phần mềm ToolBook thiết kế
ebook hỗ trợ học sinh tự học mơn Hóa học lớp 10 ban cơ bản trung học phổ thông”. Hy
vọng đề tài này sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả học tập
mơn Hóa học.
2.Mục đích nghiên cứu
Thiết kế ebook hỗ trợ tự học chương “Oxi – Lưu huỳnh”, “Tốc độ phản ứng và cân bằng
hóa học” nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Hóa học lớp 10 ban cơ bản trung học phổ
thông qua việc sử dụng phần mềm ToolBook và giúp học sinh tự học đạt kết quả tốt hơn.
3.Nhiệm vụ của đề tài
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
-

Nghiên cứu lý luận và hoạt động tự học.


-

Nghiên cứu lí thuyết chương “Oxi – Lưu huỳnh”, “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa

học”.
-

Nghiên cứu phần mềm Toolbook.
3.2. Sử dụng phần mềm Toolbook thiết kế ebook hỗ trợ tự học.
3.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu.

4.Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông.
- Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế ebook hỗ trợ tự học chương “Oxi – Lưu huỳnh”,
“Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học”.
5.Phạm vi nghiên cứu
• Nội dung: Chương “Oxi – Lưu huỳnh”, “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” lớp 10
trung học phổ thơng.
• Địa bàn:
-

Trường THPT Nam Hà, thành phố Biên Hịa.

-

Trường THPT Đa Phước, Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

-

Trường THPT Nam Kì Khởi Nghĩa, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

• Thời gian: Từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2011.
6.Giả thuyết khoa học
Nếu khai thác tốt chức năng của phần mềm Toolbook, nắm vững nội dung Hóa học lớp
10 và biết rõ nhu cầu tự học của học sinh thì sẽ thiết kế được ebook có chất lượng và có tính
khả thi, nâng cao kết quả học tập của học sinh.
7.Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phân loại và hệ thống hóa.
- Phân tích và tổng hợp.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Sử dụng phần mềm ToolBook thiết kế ebook.
- Điều tra thực trạng công tác dạy học mơn Hóa học, thực trạng sử dụng phương tiện và
thiết bị dạy học ở trường THPT.


- Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên và các chuyên gia.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của ebook.
Nhóm phương pháp tốn học
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê.
8.Đóng góp mới đề tài
- Thiết kế ebook chương “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học”.
- Sử dụng phần mềm ToolBook là một phần mềm có tính ưu việt cao, để thiết kế ebook.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong thời đại hiện nay, tin học giữ vai trò quan trọng trong giáo dục. Do đó, ngày
càng xuất hiện nhiều Website Hóa học với nhiều nội dung hấp dẫn và bổ ích như:
Website Việt Nam
1.
2. .
3. .
4. .
5. .
6. .
7. .
8. .
Website nước ngoài
9. (trang web của Mỹ).
10. (các hóa chất trong Hóa học).

11. (các nguyên tố Hóa học có minh họa bằng hình ảnh).
12. (thí nghiệm Hóa học, các sản phẩm liên
quan đến thí nghiệm).
13. (trang bộ môn của trường đại học Califonia).
14. (trang web chính đến các trang web
Hóa học).
15. (trang web học tập Hóa học).
16. (các giải nobel Hóa học).
17. (Hóa học Tutor).
18. (trang web Hóa học của trường đại học
Stanford).
Tuy nhiên, nội dung các trang web này mang tính tổng qt, chưa có tính hệ thống từng
cấp, tường bậc. Ngoài ra, các trang web nước ngoài toàn tiếng Anh nên gây nhiều khó khăn
cho HS trong quá trình học tập và tìm kiếm thơng tin.


Do đó, để tạo điều kiện học tập tốt cho HS, mấy nay gần đây xuất hiện khá nhiều khóa
luận tốt nghiệp hay luận văn trình bày về thiết kế ebook, Website hỗ trợ cho q trình dạy
học Hóa học:
1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế Website tự học môn Hóa học lớp 11 chương trình phân
ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM.
2. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Website phục vụ việc học tập và ôn tập chương
nguyên tử cho HS lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Khóa
luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM.
3. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế Website hỗ trợ việc dạy và tự học chương
“Halogen” lớp 10 trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM.
4. Đàm Thị Thanh Hương (2007), Thiết kế ebook dạy học mơn Hóa học chương trình
nâng cao lớp 12, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP TPHCM.
5. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương “Oxi – Lưu huỳnh”
10 hỗ trợ hoạt động tự học cho học sinh trung học phổ thơng, Khóa luận tốt nghiệp,

ĐHSP TPHCM.
6. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách điện tử lớp 10 nâng cao chương “Nhóm
Halogen”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM.
7. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế E-book Hóa học 12 phần Crom-Sắt-Đồng hỗ trợ
học sinh tự học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM.
8. Nguyễn Thị Thanh Thắm (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần Hóa học vô
cơ lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM.
9. Vũ Thị Phương Linh (2009), Thiết kế ebook hỗ trợ việc dạy và học phần hóa hữu cơ
lớp 11 THPT (chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ giáo dục
học, ĐHSP TPHCM.
10. Trần Tuyết Nhung (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch sự
điện ly” lớp 10 chuyên hóa học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM.
11. Phạm Thùy Linh (2009), Thiết kế ebook hỗ trợ khả năng tự học của học sinh lớp 12
chương “Đại cương về kim loại” chương trình cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục
học, ĐHSP TPHCM.
12. Đặng Nguyễn Phương Khanh (2010), Thiết kế ebook hỗ trợ tự học Hóa học lớp 9
THCS, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM.


13. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2010), Thiết kế ebook hỗ trợ giáo dục môi trường ở trường
THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM.
14. Nguyễn Ngọc Bảo Hân (2010), Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Lý thuyết
phản ứng hóa học” lớp 10 chuyên hóa học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP
TPHCM.
Qua các năm, các đề tài nghiên cứu ngày càng đẹp, sinh động và có nội dung phong
phú. Bên cạnh nội dung lý thuyết bổ ích, bài tập thiết thực cịn có thêm phần tư liệu hấp
dẫn… Đặc biệt, ebook của tác giả Tống Thanh Tùng có bước phát triển mạnh so với các
năm trước. Ebook tuy không sinh động, hấp dẫn nhưng phần bài tập biên soạn công phu, tỉ
mỉ và tiện lợi cho HS ôn thi tốt nghiệp hay đại học.
Mỗi đề tài có những thế mạnh riêng nhưng có chung đặc điểm là chủ yếu thiết kế ebook

hay Website bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver. Chưa có đề tài nào đề
cập đến thiết kế ebook bằng phần mềm Toolbook. Ngoài ra, cũng chưa có đề tài nào đề cập
đến thiết kế ebook chương “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” lớp 10 THPT.
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học
Một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay là đổi mới phương
pháp giáo dục. Bởi vì: "Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển việc truyền
đạt tri thức thụ động: Thầy giảng, trò ghi sang hướng người học chủ động tư duy trong quá
trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một
cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp phát triển được năng lực của mỗi cá
nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh …" và "Sự học, tự đào tạo là một
con đường phát triển suốt đời của mỗi con người trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta
hiện nay và cả mai sau. Đó là cách giáo dục được nâng cao khi tạo ra năng lực sáng tạo
của người học, khi biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục” [29].
1.2.1.Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy học đang được xã hội quan tâm và là yêu cầu cấp bách của
thời đại. Do đó, có rất nhiều tác giả nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này.
• Theo Võ Phước Lộc [16] hiện nay, ở nước ta, nhìn chung có 3 xu hướng đổi mới phương
pháp dạy học rất có triển vọng:


- Phát triển công nghệ dạy học hiện đại (Technology of teaching). Lựa chọn tối đa
trong thế chọn lựa tối ưu các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại. Đặc biệt chú trọng
tự học có hướng dẫn, có hệ đánh giá hệ lượng kiến thức và kỹ năng của HS.

Hình 1.1. Cơng nghệ dạy học hiện đại
- Dạy học theo khuynh hướng sáng tạo học (Creatology). Vận dụng tất cả thế mạnh
của phương pháp dạy học nhằm kích thích và đảm bảo đầy đủ cho năng lực và môi trường
sáng tạo của người học. Có hệ chuẩn đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh theo 5 cấp độ
khác nhau.
Đây là xu thế rất quan trọng, đẩy mạnh sự học, chịu khó sáng tạo của người học.

- Xu hướng thứ 3, tạm gọi là Cách tân truyền thống, chuyển mình đốn nhận những
thành tựu dạy học hiện đại, lấy phương pháp nêu vấn đề - đối thoại làm then chốt. Vận dụng
linh hoạt tất cả các phương pháp nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong giảng dạy. Tùy tình hình cụ
thể có thể có lộ trình thích hợp, từng bước tiến tới đổi mới dạy học tồn diện.
• Theo TS. Trịnh Văn Biều [3] đưa ra 7 xu hướng đổi mới phương pháp dạy học như sau:
- Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm
hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tịi
khám phá.
- Cá thể hóa việc dạy học.
- Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin
vào dạy học.
- Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học nặng về
tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.
- Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
- Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.


- Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của
HS, theo cấp học, bậc học).
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy và học là phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự
sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm làm chủ kiến thức, tránh nhồi
nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và hoàn thiện nghiêm minh chế độ thi cử...Bên cạnh đó,
cần phải khéo léo vận dụng các phương tiện dạy học mới trong quá trình giảng dạy.
1.2.2.Đổi mới phương pháp dạy học bằng việc sử dụng phương tiện dạy học
1.2.2.1.Xu hướng sử dụng phương tiện dạy học hiện nay
Giáo dục và Đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên
thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp Giáo dục - Đào tạo với nhiều mơ
hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mơ, nâng cao tính tích cực trong dạy và học
một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống
lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố

liên quan, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng.

Hình 1.2. Xu hướng sử dụng
phương tiện dạy học

Các xu hướng sử dụng phương tiện dạy học hiện nay là:
-

Giáo viên tăng cường giảng dạy với giáo án điện tử, thiết kế bài giảng sinh động, hấp

dẫn và lôi cuốn học sinh. Trong một tiết học, các sơ đồ, bảng biểu, mơ hình…được sử dụng
nhiều hơn.
-

Internet là phương tiện dạy học phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Nhờ có

internet mà cơng việc giảng dạy của giáo viên dễ dàng và hiệu quả hơn.
-

Một trong những dịch vụ phổ biến có thể vận dụng trong q trình dạy học là sử dụng

Blog để tạo ra những không gian dạy học thoải mái và thiết thực. Thông qua Blog, HS và
GV có thể trao đổi thảo luận với nhau.


-

Hình thức giáo dục điện tử và đào tạo từ xa gọi chung là E-Learning dựa trên cơng cụ

máy tính và mơi trường Web ra đời như là một hình thức học tập mới đã mang đến cho

người học một môi trường học tập hiệu quả với tinh thần tự giác và tích cực.
-

Bên cạnh đó, ebook cũng là một phương tiện dạy học hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy

của giáo viên và việc học của học sinh. Với giao diện đẹp, sinh động và kiến thức bổ ích học
sinh sẽ thêm yêu thích môn học hơn…

1.2.2.2.Đổi mới phương pháp dạy và học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Với sự bùng nổ thông tin, ngày càng có nhiều phần mềm phục vụ việc học tập. Do đó,
rõ ràng khơng thể khơng đổi mới phương pháp dạy và học theo lối cũ. Việc ứng dụng CNTT
vào dạy và học đã được các nhà giáo dục nghiên cứu và nâng thành lí luận kết hợp với các
thành tựu mới của các nghiên cứu về giáo dục.
Các ứng dụng của CNTT đã thực sự trao quyền chủ động học tập cho học sinh và cũng
làm thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục. Từ vai trò là nhân tố quan trọng, quyết
định trong kiểu dạy học điều khiển nội dung, thì nay các thầy cơ chuyển sang giữ vai trò là
người điều phối theo kiểu dạy học hướng tập trung vào học sinh. Kiểu dạy học hướng tập
trung vào học sinh và hoạt đơng hóa người học có thể thực hiện được một cách tốt hơn với
sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm cũng như mạng internet. Với các chương trình
dạy học đa mơi trường (multimedia) và được chuẩn bị chu đáo có thể truy cập được nhờ các
phương tiện siêu môi trường (hypermedia) giúp cho việc tự học của HS trở nên thuận tiện
và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, vẫn cịn những hạn chế cơ bản cần phải
được điều chỉnh, khắc phục như:
-

Nhà trường và đội ngũ giáo viên chưa được định hướng đúng về những việc cần học, cần

làm.
-


Nhà trường chưa có cơ chế để phát huy sự chủ động sáng tạo và đóng góp thiết thực vào

sự nghiệp chung của GV.
-

Số lượng máy tính trong nhà trường và gia đình cịn ít, lại thiếu sự hướng dẫn của người

lớn, các cơ sở kinh doanh ngoài xã hội tạo định hướng sai khi khuyến
khích sử dụng các dịch vụ thơng tin giải trí (Chat, Game…) q nhiều.
-

Cơng tác xã hội hóa chưa có những bước ngoặt đủ làm thay đổi những nhận thức của xã

hội và gia đình về việc tạo điều kiện cho nhà trường tiếp cận với công nghệ ở mức cần thiết.


Hình 1.3. Ứng dụng CNTT trong dạy học
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học và nghiên cứu Hóa học [6]
-

Sử dụng các phương pháp tính tốn, giải quyết các bài tốn lý thuyết Hóa học (Hóa

lượng tử, cơ học thống kê, động lực Hóa học, nhiệt động học, động Hóa học…).
-

Ghép nối trợ giúp cho các đo đạc thí nghiệm, nâng cao tính năng các cơng cụ đo.

-


Xây dựng các đĩa CD thí nghiệm mơ phỏng hoặc thí nghiệm ảo, xây dựng một số Web

dạy học về nội dung Hóa học có các mơ hình xây dựng khái niệm và có thí nghiệm mơ
phỏng.
-

Làm các bài giảng tiện nghi hơn để phục vụ dạy lớp học đông người, dạy từ xa hay làm

các phần mềm quản lí, chấm bài trắc nghiệm...
1.3. Tự học
1.3.1.Khái niệm tự học
Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học,

nghĩa là tự mình lao động trí óc để

chiếm lĩnh kiến thức. Trong tự học, bước đầu thường có nhiều lúng túng nhưng chính những
lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy HS tư duy để thoát khỏi “lúng túng”. Nhờ vậy, giúp
HS thành thạo hơn và đặt những dấu hỏi, phát hiện vấn đề.

Hình1.4. Hoạt động
tự học


Theo luocbao.com [54], tự học ở đây không chỉ là việc HS tự nghiên cứu bài vở ở nhà
thay cho việc đi học thêm mà nó cịn được hiểu là việc HS về xem lại bài vở, biến những
kiến thức được giảng dạy thành của mình.
Trong tập bài giảng chuyên đề Dạy tự học cho SV trong các nhà trường Trung học
chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học GS – TSKH Thái Duy Tuyên [50] viết: “Tự học là
hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất

động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh
nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”.
Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 [56] cũng bàn về khái
niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm
bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào
vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự
học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”.
Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đi cùng, gắn
bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được
hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy. Để có được,
đạt tới sự hồn thiện thì mỗi HS phải tự thân tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn. Tự thân rèn
luyện các kĩ năng. Tự thân bồi dưỡng tâm hồn của mình ở mọi nơi mọi lúc.
1.3.2. Hình thức tự học [56]
a) Tự học hồn tồn (khơng có GV): HS tự học thơng qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế,
học kinh nghiệm của người khác. Do đó, HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến
thức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự học của
mình... Từ đó HS dễ chán nản và không tiếp tục tự học .
b) Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập : Thí dụ như học bài hay làm bài tập
ở nhà (khâu vận dụng kiến thức). Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần tăng cường kiểm
tra, đánh giá kết quả học bài, làm bài tập ở nhà của HS.
c) Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa) : HS được nghe GV giảng giải minh
họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han, không nhận được sự giúp đỡ
khi gặp khó khăn. Với hình thức tự học này, HS khơng đánh giá được kết quả học tập của
mình.


d) Tự học qua tài liệu hướng dẫn : Trong tài liệu trình bày cả nội dung, cách xây dựng
kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ
sung, làm lại cho đến khi đạt được (thí dụ học theo các phần mềm trên máy tính). Song nếu
chỉ dùng tài liệu tự học HS cũng có thể gặp khó khăn và không biết hỏi ai.

e) Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của GV ở lớp :
Với hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định. Song nếu HS vẫn sử dụng SGK hóa học
như hiện nay thì họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vì thiếu sự hướng dẫn về
phương pháp học.

Hình1.5. Các hình thức tự học
Qua việc nghiên cứu các hình thức tự học ở trên, tác giả thấy rằng mỗi hình thức tự học
có những mặt ưu điểm và nhược điểm nhất định. Nhằm khắc phục được những nhược điểm
của các hình thức tự học đã có này và xét đặc điểm của HS giỏi hố học có xuất hiện một
hình thức tự học mới: Tự học theo tài liệu hướng dẫn và có sự giúp đỡ trực tiếp một phần
của GV gọi tắt là "Tự học có hướng dẫn".
1.3.3.Vai trị tự học
Tự học sẽ giúp ta có ý thức trong q trình học tập: Chủ động nghiên cứu, tìm tịi, suy
nghĩ, khám phá, bổ sung thêm những kiến thức cịn thiếu sót, củng cố kiến thức chưa vững
vàng và quan trọng hơn là mỗi ngày sự hiểu biết của con người càng tăng lên.


Mọi người có thể tự học qua rất nhiều phương tiện hiện nay như qua sách, báo, truyền
hình,… hay từ chính cuộc sống. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc
chắn sẽ thành cơng và nâng cao được tri thức của chính mình.
Do đó, ta có thể nói rằng [58]:
- Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học.
- Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho
quá trình học tập.
- Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định
năng lực phẩm chất và để cống hiến.
1.3.4.Chu trình tự học
Đó là một chu trình ba giai đoạn [49]:
• Giai đoạn 1- Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tịi, quan sát, mơ tả, giải thích, phát hiện
vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học)

và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thơ có tính chất cá nhân.
• Giai đoạn 2 - Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời
nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua
sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng
đồng lớp học.
• Giai đoạn 3 - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao
đổi với các bạn và thầy và sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản
phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học.
Chu trình tự nghiên cứu → tự thể hiện→ tự kiểm tra, tự điều chỉnh thực chất cũng là
con đường phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết, và giải quyết vấn đề của nghiên cứu
khoa học.


Giai đoạn 1
Tự nghiên
cứu
Giai đoạn 3
Tự kiểm
tra, tự điều
chỉnh

Giai đoạn 2
Tự thể hiện

Hình1.6. Chu trình tự học 3 giai đoạn
Ngồi ra, cũng có quan điểm chia chu trình tự học làm bốn giai đoạn:
-

Lập kế hoạch tự học


-

Tự học

-

Tự kiểm tra

-

Điều chỉnh

Hình1.7. Chu trình tự học 4 giai đoạn
Mỗi lần đưa ra kế hoạch là một chu trình khép kín. Thực hiện xong mỗi chu trình thì
trình độ nâng thêm một ít. Chu trình này nối tiếp chu trình sau làm cho người tự học
từng bước, từng bước nâng cao trình độ. Mức độ của mỗi chu trình phụ thuộc vào kế


hoạch do học sinh tự lập ra, có khi là một vấn đề nhỏ trong bài học hoặc một vài bài tùy
theo người tự học lập ra.
1.4.Ebook
1.4.1. Khái niệm ebook [68]
Ebook là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Giống như e-mail (thư điện
tử) ebook chỉ có thể dùng các cơng cụ máy tính như máy vi tính, máy trợ giúp kỹ thuật số cá
nhân (palm, pocket pc…) để xem. Sách điện tử có những lợi thế mà sách in thơng thường
khơng có được: rất gọn nhẹ, có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, và các thao tác cá nhân
hố tuỳ theo sở thích của người đọc. Một đặc điểm nổi bậc của sách điện tử (ebook) chính là
khả năng lưu trữ của nó. Mỗi tập tin sách trung bình vào khoảng 300 đến 500Kb. Như vậy,
với sức chứa của 1 CD-ROM , bạn có thể lưu trữ đến hơn 2.000 quyển sách, một con số quá
ấn tượng.

Một số định dạng của ebook
Ebook có thể được lưu trữ với nhiều định dạng khác nhau, có những định dạng phổ biến
và có cả những định dạng chuyên dụng. Dưới đây là một số định dạng thường được sử dụng
để làm ebook mà chúng ta hay gặp:
-

Định dạng DOC (Document): Đây là định dạng đơn giản nhất, có thể lưu trữ được chữ,

hình ảnh, bảng , đồ thị…
-

Định dạng PDF (Portable Document Format): Giống như Doc, chúng ta cũng có

lựa chọn miễn phí để làm việc với tập tin PDF.
-

Định dạng CHM (Compiled HTML Help File): Giống như tên gọi, đây vốn là định dạng

để lưu trữ những tài liệu trợ giúp dưới dạng HTML được biên soạn và nén lại trong 1 file
duy nhất. Đây cũng là một trong những định dạng phổ biến để làm ebook vì khả năng lưu
trữ và sắp xếp tài liệu tốt, dễ truy cập thơng tin. Một số ebook CHM có thể được mở bằng
chính trình duyệt Web, một số khác thì phải sử dụng ứng dụng đọc CHM để mở.
-

Định dạng PRC (Mobipocket Ebook File): Định dạng ebook phổ biến và chun dụng.

PRC có thể đọc trên máy tính cá nhân, điện thoại di động, PDA và thiết bị đọc chuyên dùng.
-

Định dạng CBR (Comic Book RAR Archive) và CBZ (Comic Book Zip Archive): Đây


là định dạng nén các file ảnh thành một file duy nhất, được dùng chủ yếu để lưu giữ truyện
tranh hoặc một số sách ảnh khác.


×