Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

TIÊU MINH ĐƯƠNG

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG
TRUYỆN NGUYỄN MINH CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

THÀNH PHƠ HỒ CHÍ MINH - 2002



MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................................... 3
DẪN NHẬP .................................................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 5
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................... 6
2.1. Nhận xét chung............................................................................................................. 6
2.2. Ý kiến bàn về vấn đề “Quan niệm nghệ thuật về con người” trong truyện của nhà
văn ........................................................................................................................................ 8
3. Phạm vi đề tài .................................................................................................................... 11
3.1. Đối tượng khảo sát ..................................................................................................... 11
3.2. Nội dung vấn đề .......................................................................................................... 13
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 13
5. Đóng góp của luận văn ..................................................................................................... 13
6. Kết cấu luận văn................................................................................................................ 13
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CON NGƯỜI TRONG
TRUYỆN NGUYỄN MINH CHÂU......................................................................................... 15


1.1. KHÁI NIỆM "QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI............................. 15
1.1.1. "Quan niệm nghệ thuật về con người" trong nghiên cứu văn học ...................... 15
1.1.2. Từ những ý kiến đến cách hiểu khái niệm............................................................. 19
2.2. CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGUYỄN MINH CHÂU ..................................... 20
2.2.1. Những tiền đề thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người ................................ 20
2.2.2. Con người trong truyện của Nguyễn Minh Châu.................................................. 25
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG
TRUYỆN NGUYỄN MINH CHÂU......................................................................................... 41
2.1. NHÂN VẬT .................................................................................................................... 41
2.1.1. Nhân vật tư tưởng, nhân vật nhân cách ................................................................ 41
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật................................................................................ 47


2.2. THỂ LOẠI, TÌNH HUỐNG NGHỆ THUẬT, THỜI GIAN VÀ KHƠNG GIAN
NGHỆ THUẬT...................................................................................................................... 55
2.2.1. Thể loại..................................................................................................................... 55
2.2.2. Tình huống nghệ thuật............................................................................................ 59
2.2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật ...................................................................... 65
2.3. NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT ........................................................................................... 69
3.3.1. Lời văn trần thuật .................................................................................................... 70
3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật ............................................................................................. 75
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 79
THƯ MỤC ................................................................................................................................. 82


DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là nhà văn quân đội; con đường đến với văn chương
cũng như những cây bút cùng thời là con đường quen thuộc và phổ biến: “con người nhà văn lột

xác ra từ người lính”, “người lính từ những đam mẽ, bức xúc mà tìm đến văn chương ghi lấy
cuộc đời mình” [26]. Ơng xuất hiện trên văn đàn vào những năm 60 - thế kỷ XX, khi nền văn
học dân tộc trải qua bao thác ghềnh đã trở thành dịng chảy ổn định. Có thể nói, đó là một thuận
lợi ở buổi đầu đến với nghiệp bút nhưng khơng vì thế mà làm nên một Nguyễn Minh Châu, một
cây bút với "vị trí nổi bật nhất trong tiến trình vận động và phát triển của nền văn xi nước ta
từ thập kỷ 60 đến nay" (Phong Lê). Ông luôn ý thức về tác dụng của văn học đối với cuộc sống
cũng như vai trò của nhà văn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. "Là người chiến sỹ trên mặt
trận của Đảng" ông luôn tinh nhạy với những đổi thay của hiện thực và sự trăn trở không ngừng
trên con đường gian khổ xuyên qua cuộc sống phức tạp "đầy nhọc nhằn" (Phiên chợ Giát) đa tạo
nên một tiếng nói mới lạ, độc đáo, một phong cách nghệ thuật sắc sảo, đặt nền tảng cho nền văn
học thời kỳ mới, xứng đáng là "người mở đường tinh anh" [32;250] của nền văn xuôi Việt Nam
những năm cuối thế kỷ XX.
Văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đặc biệt vào thời điểm những năm 80 đã bộc lộ rõ sự đổi
mới tư duy nghệ thuật: trong sự thức nhận về con người trên bình diện chiều rộng và cả chiều
sâu tạo nên những hiện tượng văn học mới lạ mà Nguyễn Minh Châu là một trong những gương
mặt tiêu biểu của dòng văn học ấy. Một số truyện ngắn của ông trở thành sự kiện, tạo nên dư ba
của làn sóng dư luận, Mặc dù ý kiến có khen lẫn chê nhưng chính từ những đánh giá đó đã chứng
tỏ gương mặt độc đáo của nhà văn trong cuộc kiếm tìm nghệ thuật. Và đặc biệt, vào lúc cuối đời
ông để lại tác phẩm Phiên chợ Giát - "Một di chúc nghệ thuật hòa quyện máu và nước mắt"
[32;261] và tập "Cỏ lau" được xuất bản càng trở nên khẳng định trong cuộc kiếm tìm nghệ thuật
có chiều sâu tư tưởng thẩm mỹ về con người của ông.
Văn học là nhân học, là sự nhìn nhận, lý giải về con người. Bất cứ nền văn học nào cũng
lấy con người làm đối tượng chủ yếu. Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm bao giờ cũng thể hiện sự


quan tâm và lý giải của mình về những vấn đề liên quan đến con người. Từ đó nghiên cứu văn
học, việc tìm hiểu, lý giải vấn đề con người là nhiệm vụ quan ưọng và hết sức cần thiết.
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện Nguyễn Minh Châu là việc làm
và có ý nghĩa; sẽ xác tập sự tiến bộ của cái nhìn nghệ thuật về con người của nhà văn, hành trình
phát triển tư tưởng thẩm mỹ, độ chín của ngịi bút, khẳng định phong cách cá tính sáng tạo của

nhà văn đồng thời cịn thấy được sự đóng góp tích cực cho q trình vận động và phát triển của
nền văn xi nước nhà những năm cuối thế kỷ XX.
Với ý nghĩa đó luận văn sẽ là một đóng góp, khẳng định quan niệm nghệ thuật về con người
của Nguyễn Minh Châu, một sự tiến bộ của tư tưởng nghệ thuật góp phần tạo nên bình diện mới
về con người Việt Nam hiện đại của nền văn học dân tộc ờ thời kỳ mới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nhận xét chung
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu gắn liền với từng bước đi của lịch sử dân tộc.
Đến với văn chương từ những năm 60 và kết thúc sự nghiệp năm 1989, trên dưới 30 năm một sự
nghiệp văn học được chia làm hai thời kỳ: Trước và sau những năm 80, và giai đoạn sau đạt được
nhiều thành tựu hơn. Ý kiến phê bình đánh giá về những sáng tác của nhà văn từ thời kỳ ban đầu
cho đến 1991, đã được tập hợp và sắp xếp có hệ thống trong: Nguyễn Minh Châu con người và
tác phẩm [32]. Từ 1991 đến nay, còn khá nhiều bài viết được đăng tải trên nhiều tạp chí, báo
trung ương, địa phương, ngồi ra còn những luận văn, luận án đã tiếp cận nghiên cứu về tác giả
cũng như tác phẩm của nhà văn. Để thấy được sự diễn tiến về những ý kiến phe bình nghiên cứu
đối với sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu chúng tôi điểm qua những nét cơ bản sau:
2.1.1. Thời kỳ ban đầu, từ Của sông (1967) đến Dấu chân người lính (1972) đã có số bài
phê bình: 17 bài (theo Tơn Phương Lan). Tuy nhiên thời gian này sáng tác của nhà văn chưa trở
thành "tụ điểm" chú ý của giới phê bình văn học. Nhưng số lượng đáng kể đó, ít nhiều cho thấy
một gương mặt nhà văn độc đáo trong đời sống văn học thời bấy giờ. Những ý kiến tiêu biểu như
của Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Song Thành.... Nguyễn Đăng Mạnh xem bước đi ban đầu
này của nhà văn là "bước đi chắc chắn" [32;125]. Còn Song Thành xác định nhà văn đã có
"những suy nghĩ, trăn trở trong ngịi bút'' [32;130]. Nguyễn Kiên nói cụ thể hơn là nhà văn đã
chú ý đến "người nơng dân mặc áo lính", “chăm chú tìm hiểu những biểu hiện mới nhát ừong


tính cách của họ đồng thời gợi lên cái bóng dáng nơng dân cịn đậm nhạt trong tâm hồn họ để
giải thích những ưu nhược điểm của họ” [32; 124].
Những ý kiến phê bình trên phần nào cho thấy Nguyễn Minh Châu là nhà văn ln khao
khát tìm tới phần người đã có và lẽ ra phải có để nói cho được cái điều mà mình tâm niệm. Đây

cũng là nền tảng cho bước đi về sau trong quá trình khám phá, lý giải về con người của nhà văn.
2.1.2. Từ sau 1975, gắn với khơng khí thời đại mới, cái nhìn hướng ngoại kết hợp với cái
nhìn hướng nội nhà văn đã cho ra mắt tác phẩm truyện ngắn qua hai tập: Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985) thì ý kiến phê bình đánh giá càng trở nên phong
phú và đa dạng hơn.
Chẳng hạn Ngơ Thảo cho rằng thế mạnh của ngịi bút nhà văn là "Khả năng phân tích và
thể hiện những biến động tâm lý khá phức tạp của con người" [32;160]. Nguyễn Thị Minh Thái
lại xác nhận: "Nguyễn Minh Châu có cái nhìn ấm áp, nhân hậu" [32; 164]. Huỳnh Như Phương
đi vào vấn đề có phần sâu sắc hơn. Tác giả xác định nhà văn như: "Cố vượt qua sự kiêng dè" để
"phát hiện những con người mà vẻ đẹp chưa phải được văn chương khám phá hết". Và đây là
"một thể nghiệm mới về nghệ thuật" của nhà văn nhằm "đưa nhân vật đi đến tận cùng sự phân
tích bên trong để nhìn rõ chính nó" [32; 169].
Bên cạnh những ý kiến trên cịn có cả một cuộc hội thảo về truyện ngắn của nhà văn do
tuần báo Văn nghệ tổ chức vào tháng 6 - 1985. Trong cuộc hội thảo này ý kiến cịn có khen lẫn
chê, sự khen chê có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể thời gian chưa thực sự đầy đủ cho
việc đánh giá một hiện tượng văn học; cũng có thể do nhân quan khoa học còn ảnh hưởng tinh
thần thời đại trước, lối mòn tư duy tạo nên phương diện chủ quan trong đánh giá. Như Bùi Hiển
xác định: "Hình tượng quả có kém đi vẻ chân thật sinh động và sức mạnh chinh phục" [32; 174];
Đào Vũ lại băn khoăn: "Nhân vật truyện ngắn ấy dường như có những con người lạ lẫm quá"
[32;173]; Triều Dương nhận xét: "Nguyễn Minh Châu thiếu đi cái nhìn đẹp đẽ hợp lý"...[32;191]
Những ý kiến khác có phần đánh giá cao sáng tác của nhà văn. Xuân Thiều xác nhận:
Nguyễn Minh Châu "có thiên hướng đi tìm cái đẹp trong đời sống bình thường" nhằm "nói lên
tiếng nói riêng của mình, một tiếng nói có sức thuyết phục" [32;108]. Lê Thành Nghị khẳng định:
Tác giả "thay đổi góc nhìn đề truy tìm tận cùng những biểu hiện tâm lý phức tạp" và “nhà văn tỏ
rõ thêm (...) tài năng của mình (...) trong việc đào xới sâu sắc vào phần tâm lý sâu kín và rắc rối
của con người” [ 32;186-187].


2.1.3. Từ sau cuộc hội thảo, những sáng tác mới của nhà văn lần lượt xuất hiện, từ đó ý
kiến phê bình ngày càng chú ý tập trung vào xem xét những sáng tác của nhà văn. Đặc biệt trong

thời gian này lý thuyết Thi pháp học hiện đại được giới thiệu và ứng dụng rộng rãi, từ đó giới
nghiên cứu phê bình đã vận dụng soi xét những sáng tác của nhà văn đã đem lại những hiệu quả
khả quan. Chẳng hạn những ý kiến: Lại Nguyên An, Trần Đình Sử, Ngọc Trai..., Trần Đình Sử
xác định:"cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đang mang lại những đề tài và chủ đề mới
có ý nghĩa bức thiết đối với đời sống hôm nay" [32;212].
2.1.4. Năm 1989, nhà văn để lại tác phẩm cuối cùng Phiên chợ Giát- "Bản di chúc nghệ
thuật hòa quyện máu và nước mắt" (từ dùng của Đỗ Đức Hiểu) thì ý kiến các nhà phê bình đánh
giá ngày càng mở rộng và khẳng định thành tựu sáng tác của nhà văn. Những ý kiến như của Đỗ
Đức Hiểu, Hoàng Ngọc Hiến, Phạm Vĩnh Cư, Lã Nguyên.... Chẳng hạn, Lã Nguyên xem xét tư
duy nghệ thuật để xác định quá trình khám phá con người của nhà văn. Tác giả viết: "Ngịi bút
của ơng (Nguyễn Minh Châu) luôn hướng tới những biểu hiện đầy chấn động của các quá trình
tư tưởng, tình cảm, tâm lý để nắm bắt cái con người đích thực tế con người" [32;289].
2.1.5. Từ 1992 cho đến nay, nghiên cứu về sáng tác của nhà văn ngày càng phong phú hơn,
những ý kiến phê bình , luận văn, luận án đã tiếp cận khá kỹ trên nhiều bình diện về tác giả cũng
như tác phẩm của Nguyễn Minh Châu. Những ý kiến của các nhà nghiên cứu phê bình liên quan
đến vấn đề "Quan niệm nghệ thuật về con người" chúng tôi tạm phân loại và hệ thống những ý
kiến:
2.2. Ý kiến bàn về vấn đề “Quan niệm nghệ thuật về con người” trong truyện của nhà văn
2.2.1. Những ý kiến gián tiếp bàn đến "Quan niệm nghệ thuật về con người" trong truyện
của Nguyễn Minh Châu
Nói đến ý kiến gián tiếp, theo người viết là loại ý kiến không đi trực tiếp vào vấn đề "Quan
niệm nghệ thuật về con người" của nhà văn mà từ những góc độ khác có đặt ra vấn đề nói trên.
Trước hết có thể thấy, xuất phát từ góc độ cảm hứng Huỳnh Như Phương đã xem Nguyễn
Minh Châu "Dùng nhiều thứ ánh sáng để soi chiếu vào nhân vật của mình từ những góc độ khác
nhau" và "cố gắng đưa nhân vật đi đến tận cùng sự phân tích bên trong để nhìn rõ chính nó"
[32;169]
Mặc dù tác giả xuất phát từ góc độ cảm hứng nhưng việc lý giải có phần dựa trên cơ sở của
quan niệm nghệ Thuật. Còn Lại Nguyên Ân tìm hiểu truyện ngắn của nhà văn và xác định: "Tình



thế đời sống được đưa ra là để thể hiện một sự chiêm nghiệm lẽ đời hơn là để phê phán một lối
sống nào đó", Và kết luận tác giả viết: “Chiều sâu mới mẻ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
chính là sự nảy sinh trong sự đổi mới các bình diện nhận thức đời sống, mạnh dạn đi tìm cách
thể hiện khác nhau, tự làm phong phú khả năng nghệ thuật của chính mình và của chung nền
văn xuôi chúng ta, vốn đang bước vào một thời kỳ phát triển mới” [32;20l -208].
Trần Đình Sử đi vào tìm hiểu phong cách trần thuật và xác tập tiếng nói nghệ thuật của nhà
văn khá sâu sắc. Tác giả xác định Nguyễn Minh Châu ý thức được vấn đề của đời sống hơm nay
nên hướng ngịi bút "vào việc phát hiện các hiện lượng đời sống trong chiều sâu triết học và lịch
sử, thể hiện nhu cầu chiêm nghiệm, tự đối thoại với chính mình và với ý thức của mình" và từ đó
"cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu mang lại những hiện tượng mới và chủ đề mới có
ý nghĩa bức thiết đối với đời sống hơm nay" [32;209 - 214]
Xuất phát từ nhiều bình diện khác nhau để tiếp cận đánh giá sáng tác của nhà văn các nhà
nghiên cứu khi đi vào lý giải vấn đề hầu như đều có đề cập đến phương diện quan niệm nghệ
thuật. Với những ý kiến đó sẽ là cơ sở gợi cho chúng tôi tham khảo cần thiết đi vào khảo sát tác
phẩm của Nguyễn Minh Châu.
2.2.2. Những ý kiến trực tiếp bàn đến vấn đề "Quan niệm nghệ thuật về con người" trong
truyện của nhà văn
Vấn đề con người trong truyện của Nguyễn Minh Châu được lý giải trước hết có thể thấy
là ý kiến của Ngọc Trai. Tác giả xem việc khám phá con người của nhà văn bắt nguồn từ chỗ do
nhà văn đã "nhìn vào cuộc sống bình thường hằng ngày với một mối quan tâm đặc biệt để phát
hiện những vấn đề bên trong của nó" và giúp cho người đọc có được "một cách nhìn mới đối với
hiện thực" [32;214-219]
Lã Nguyên đi vào phương diện tư duy nghệ thuật và xác định vấn đề quan niệm về con
người của nhà văn. Tác giả viết : "Nguyễn Minh Châu không chấp nhận những quan niệm sơ
lược, giản đơn về con người và cuộc đời" nên ông “đã mang đến cho người đọc một hệ thống
quan niệm mới mẻ về con người và cuộc đời mà nền tảng của nó là chiều sâu của triết học nhân
bản” và “bao giờ cũng thể hiện con người như một nhân cách. Nghĩa là ngòi bút của ông luôn
hướng tới những hiểu hiện đầy biến động của các quá trình tư tưởng, tình cảm, tâm lý...”. Từ đó
tác giả đi đến khẳng định sự thành cơng của nhà văn là do "sự gặp gỡ kỳ diệu giữa thời đại và
cảm quan nghệ thuật nhạy bén của nghệ sỹ" [32;279 - 290]



Nguyễn Văn Hạnh đi vào vấn đề trực tiếp hơn. Nhà nghiên cứu xác tập: “Trong sáng tác
của Nguyễn Minh Châu, dù đó là tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt truyện thường khơng đóng vai
trị nào đáng kể. Nhà văn tập trung sự chú ý vào số phận con người, tính cách nhân vật và đã
huy động vào đấy tâm hồn đa cảm dồi dào, ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống, bút
pháp chân thực và giọng văn trữ tình trầm lắng ấm áp”. Từ đó tác giả đi đến khẳng định: "Nguyễn
Minh Châu đã cảm nhận được ngày càng rõ nét những chuyển động có ý nghĩa thời đại của cuộc
sống và văn học và anh mạnh dạng tự phủ định mình, đổi mới cách viết, từ một cách nhìn mới
về con người, về cuộc sống. Điều này thể hiện nổi bật nhất khi nhà văn viết về người nông dân,
người dân chài cần cù bao đời nay, về những người lính sau ngày giải phóng. Đặc biệt về người
phụ nữ, nhân vật thường trực và đầy sức hấp dẫn trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu" [16].
Xem xét con người trong sáng tác của nhà văn, nhà nghiên cứu tập trung đi vào từng vấn
đề biểu hiện ở con người và có những lý giải sâu sắc. Tuy nhiên xác tập hệ thống con người trong
sáng tác của nhà văn, nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở góc độ con người nhân vật.
Tác giả Tơn Phương Lan cũng đi vào vấn đề mang tính trực tiếp. Mở đầu bài viết tác giả
khẳng định: “Nguyễn Minh Châu là người chủ trương đưa văn học trở về với những quy luật
vĩnh hằng của đời sống con người (...) tiến tới lấy đời tư con người không những làm miếng đất
khám phá những quy luật vĩnh hằng của các giá trị nhân bản mà còn là điểm xuất phát, là chuẩn
mực để nhà văn soi ngắm và định giá thế giới”.
Tác giả đi vào phán tích và xác định ngịi bút của nhà văn từ "cái nhìn hướng ngoại" "chuyển
dần sang cái nhìn bên trong" như là sự chuyển đổi về tư duy nghệ thuật. Mặt khác, tác giả xem
sự lý giải của nhà văn về tính cách nhân vật nhằm để triển khai ý đồ nghệ thuật, đó là “qua con
người trước tiên để hiểu con người và sau đó cũng là hiểu tự nhiên, lịch sử”.
Trong quá trình lý giải quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, tác giả cũng đề cập
đến phương diện cảm hứng sáng tạo và đi đến xác định ngịi bút của nhà văn "có tính định hướng
ngay từ bước đi ban đầu" và “sau này khi đi vào những mặt chưa hồn hảo, ngịi bút của ơng
vẫn khơi nguồn theo hướng mỹ cảm với lòng khát khao vươn tới sự hoàn thiện của cuộc sống,
của con người”. Đó là hướng tìm đến “con người trong nhiều mối quan hệ. Ở nhiều cung bậc đã
đưa lại khởi sắc trong sáng tác” [35] của ông.



Dường như tác giả nhận diện lộ trình sáng tác của nhà văn trên tinh thần phản ánh hiện
thực, cái ý tưởng nghệ thuật làm nên chất lượng mới cho ngịi bút là nhằm để khẳng định cá tính,
phong cách nghệ thuật hơn là đi sâu lý giải vấn đề quan niệm về con người.
Phạm Quang Long tìm hiểu “Quan niệm nghệ thuật về con người” của nhà văn có phần
thiên về xúc cảm thẩm mỹ. Tác giả xem “Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người:
niềm tin pha lẫn với âu lo”, và đi vào lý giải quan niệm nghệ thuật thể hiện qua hình tượng nghệ
thuật và trên cơ sở của những bài tiểu luận phê bình của nhà văn. Hay nói đúng hơn tác giả tập
trung vào phương diện "chủ quan" trong sáng tạo của nhà văn đó là "bộc lộ sự khắc khoải, nỗi lo
về những thiếu hụt của con người, về sự không hồn thiện của con người, về những cái xấu, thậm
chí những mầm ác tồn tại ở trong mỗi con người..." mà trang viết thẫm đẫm "ý thức trách nhiệm
đầy đủ của một người cầm bút". Từ đó tác giả kết luận "cống hiến lớn nhất (của Nguyễn Minh
Châu) là sự thức tỉnh một ý thức mới, đúng đắn hơn trong cách nhìn nhận, đánh giá về con người
về những đổi mới trong phương thức biểu đạt" [43].
Bên cạnh những ý kiến trên cịn có những bài viết xem xét những phương diện như; ý thức
nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật... nhằm xác định quan niệm nghệ thuật về con người
của nhà văn.
Trên đây là những ý kiến trực tiếp bàn đến vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người của
nhà văn. Chúng tôi xem nguồn tư liệu trên là cơ sở tham khảo hết sức cần thiết và bổ ích cho
nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, "quan niệm nghệ thuật về con người" là phạm trù thuộc tư
tưởng nghệ thuật, từ "phạm trù gốc" ấy mà có sự chi phối nghệ thuật đến những phương diện
khác của tác phẩm, sáng tác. Ở đây chúng tôi cố gắng đi vào khảo sát hệ thống truyện như được
giới hạn và trên tinh thần thi pháp học hiện đại để lý giải vấn đề con người mà nhà văn đã tập
trung thể hiện qua hình tượng nghệ thuật và từ đó xác định tư tưởng thẩm mỹ của ngịi bút nhà
văn .
3. Phạm vi đề tài
3.1. Đối tượng khảo sát
Nguyễn Minh Châu là một tác giả văn xi. Ơng viết với nhiều hình thức thể loại như ký,
truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, truyện viết cho thiếu nhi... ngoài ra ơng cịn viết tiểu luận

phê bình. Mọi phương diện hầu như đều có sự đóng góp quý báu của nhà văn với văn học dân
lộc thời kỳ hiện đại (từ những năm 60 đến nay). Ở đây, với đề tài luận văn, chúng tôi không đi


vào toàn bộ sáng tác của nhà văn mà chủ yếu tập trung vào mảng truyện thời kỳ từ sau 1975 đến
1989, khi, gồm có những tập sau:
- Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1983.
- Bến quê - Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1985.
- Cỏ lau - Nhà xuất bản Văn học 1994.
Tổng cộng gồm có 22 truyện.
Quan niệm nghệ thuật về con người là thuộc phạm trù tư tưởng nghệ thuật cho nên chúng
tôi xem truyện trong giới hạn trên như một chỉnh thể nghệ thuật từ đó, có những tác phẩm được
tập trung soi xét trong chừng mực cho phép chứ không phải khảo sát đầy đủ mọi vấn đề của nó.
Và bên cạnh, có những tác phẩm, chúng tơi cho rằng, nó sẽ thể hiện sáng rõ quan niệm nhà văn,
độ chín về tư tưởng thẩm mỹ cũng như thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thì những tác phẩm ấy
chúng tơi xem là đối tượng chính để tập trung khảo sát phân tích. Như những tác phẩm : Bức
tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Sắm vai, Giao thừa, Dấu vết nghề nghiệp, Một
lần đối chứng, Chiếc thuyền ngoài xa, Khách ở quê ra, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam, Phiên
chợ Giát.
Trong q trình khảo sát những tập truyện trên có vấn đề cần nêu : Trong ba tập truyện trên
thì hai tập truyện đầu : "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành" và "Bến quê" được in lại có
luyển chọn ở "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nxb Văn học 1987) gồm có 15 truyện. Rồi “Tuyển tập
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” tuyển chọn từ hai tập trên và tập "Cỏ lau" gồm có 15 truyện
(Nxb VH 1999). Tác phẩm được in và tuyển chọn qua những tập khác nhau có nhiều truyện được
chọn lọc trùng hợp. Chúng tơi xem đó là cơ sở cho việc khảo sát văn bản.
Khi tập trung soi tỏ vấn đề chúng tơi có tham khảo hệ thống tác phẩm truyện ngắn cũng
như tiểu thuyết trước và sau 1975 của nhà văn, đặc biệt phần nào có đi vào những tác phẩm tiểu
thuyết trước 1975 như Cửa sơng, Dấu chân người lính mà chúng tơi cho là tiêu biểu để lý giải,
đối chiếu và cả những bài viết liêu luận phê bình được in trong sách "Trang giấy trước đèn".
Để đạt được mục đích chúng tơi tiếp thu có chọn lọc các ý kiến nhận định đánh giá của các

nhà nghiên cứu, phê bình văn học, những luận văn, luận án đã thể hiện trước. Đó là nguồn tài
liệu tham khảo quý báu cho chúng tôi thực hiện đề tài của mình.


3.2. Nội dung vấn đề
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại,
là vấn đề thuộc tư tưởng nghệ thuật, cơ chế chi phối từng yếu tố nghệ thuật của tác phẩm, tác
giả. Trên tinh thần lý thuyết thi pháp học hiện đại, chúng tôi đi vào lý giải quan niệm nghệ thuật
về con nyười trong truyện của Nguyễn Minh Châu với hai nội dung cơ bản: Con người trong
truyện và nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn qua ba tập truyện
như đã được giới hạn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tơi lấy phương pháp luận Mácxít làm cơ sở cho việc
nghiên cứu.
Quá trình viết đề tài chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp phân tích
- tổng hợp và phưưng pháp hệ thống. Phương pháp tổng hợp được thể hiện qua những nhận xét,
những vấn đề mang tính khái quát. Nghĩa là qua q trình phân tích, lý giải những vấn đề cụ thể,
trên cơ sở đó chúng tơi tổng hợp lại và hệ thống hóa kết quả phân tích của từng vấn đề. Xem
quan niệm nghệ thuật về con người thuộc phạm trù tư tưởng nghệ thuật, chúng tôi khảo trên tinh
thần lý thuyết thi pháp học hiện đại nên phương pháp hệ thống rất cần thiết cho việc đánh giá
từng vấn đề trong hệ thống,
5. Đóng góp của luận văn
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại,
là vấn đề thuộc tư tưởng nghệ thuật. Ở đây chúng tôi cố gắng và mong mỏi góp một tiếng nói
khoa học về quan niệm nghệ thuật của nhà văn trong nguồn mạch truyện của văn học dân tộc sau
1975. Là vấn đề quan niệm mà đặc biệt là quan niệm về con người nên vấn đề không dễ dàng
cho việc lý giải sáng rõ và đầy đủ. Với đề tài này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến nhằm
bổ sung thêm cho những nghiên cứu về nhà văn đã có trước. Và đặc biệt xác nhận cái nhìn nghệ
thuật về con người phương diện chiều rộng cũng như chiều sâu của quá trình phát triển tư tưởng
nghệ thuật của một tác giả văn học -Nguyễn Minh Châu.

6. Kết cấu luận văn
Ngồi phần dẫn nhập và kết luận, luận văn có 2 chương:
Chương một: Quan niệm nghệ thuật về con người và con người trong truyện Nguyễn Minh
Châu (36 trang).


Chương hai: Nghệ thuật thể hiện quan niệm về con người ương truyện Nguyễn Minh Châu
(51 trang).


CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CON
NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGUYỄN MINH CHÂU

1.1. KHÁI NIỆM "QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
1.1.1. "Quan niệm nghệ thuật về con người" trong nghiên cứu văn học
Con người là đối tượng trực tiếp đồng thời là mục đích, là cứu cánh của văn học mọi thời
đại nên việc tìm hiểu, đánh giá văn học không thể không quan tâm đến vấn đề con người. Tuy
nhiên, trong lý luận, phê bình văn học vấn đề con người không phải lúc nào cũng được tìm hiểu,
lý giải một cách đầy đủ và nhất quán. Có thể thấy trước đây, lý luận phê bình văn học mở ra cách
tiếp cận, xem xét con người từ những góc độ như xã hội học, kỹ xảo nghệ thuật... mà từ đó hình
thành những khái niệm khá quen thuộc như đề tài, chủ đề, tính cách, điển hình, nghệ thuật xây
dựng nhân vật... Những khái niệm này góp phần cho nghiên cứu văn học có những thành quả
đáng kể của thời gian trước đây.
Văn học là cuộc sống mà cuộc sống thì mn màu mn vẻ và luôn luôn vận động. Cái
"cây đời mãi mãi xanh tươi" ấy địi hỏi phải có một cơ sở lý thuyết phù hợp nhằm cung cấp chiếc
chìa khóa khoa học để mở cánh của lâu đài của nó. Chính vì thế, nghiên cứu văn học, đặc biệt là
vấn đề con người mà chỉ dừng lại xem xét và lý giai từ những góc độ như trên thì vẫn chưa giải
quyết được một cách sáng rõ quá trình vận động và phát triển của đời sống văn học hôm nay
(xem: 65, 79, 76. 9).
Văn học là một hình thức của hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nhiệm vụ của nó bao giờ cũng

là một khám phá mới về đời sống, con người. Nói như Secnưsepxki: người nghệ sỹ khơng chỉ
"tái hiện hiện thực" mà cịn phải "giải thích cuộc sống", “đề xuất sự phán xét với các hiện tượng
được miêu tả” [45;249-250]. Thi pháp học hiện đại mở ra cách tiếp cận mới về vấn đề con người.
Đó là tiếp cận từ góc độ chủ thể sáng tạo nghệ thuật, thể hiện trong chiều sâu của việc miêu tả,
xây dựng hình tượng nghệ thuật, trên cơ sở đó khám phá ra những nguyên tác thẩm mỹ chi phối
ngòi bút của nhà văn.
Khái niệm "quan niệm nghệ thuật", đặc biệt là "quan niệm nghệ thuật về con người" là một
phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại. Theo Trần Đình Sử thì đây là "một khái niệm quan
trọng bậc nhất", “có ý nghĩa trả về cho văn học bản chất nhân học” [64, 95]. Tuy nhiên, cho đến


nay khái niệm này được lý giải chưa có sự thống nhất ở các nhà nghiên cứu. M.B.Khraptrenkô,
một nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi ở Liên Xơ (trước đây), trong cơng trình của mình đã nêu
ra ý kiến như một nhận xét xác đáng, ông viết: “Khái niệm "quan niệm nghệ thuật" là một khái
niệm hợp lý xét về thực chất, tuy vậy, đơi khi mang tính chất kết sức mơ hồ. Những liên hệ tương
quan của quan niệm nghệ thuật với cấu trúc của từng tác phẩm với các thành tố tạo thành của
nó với các tác phẩm khác của nhà văn chưa được phác ra đủ mức sáng tỏ” [30; 194 – 195].
Từ những năm 80 (thế kỷ XX), khi lý thuyết thi pháp học hiện đại được giới thiệu và ứng
dụng rộng rãi trong nghiên cứu phê bình văn học thì cũng từ đó khái niệm "quan niệm nghệ thuật
về con người" trở thành trung tâm của chú ý trong nghiên cứu và phê bình. Các nhà nghiên cứu
xây dựng khái niệm để ứng dụng trong cơng trình nghiên cứu hoặc xây dựng trên bình diện hệ
thống lý thuyết có những cách xây dựng khái niệm riêng, Để soi tỏ vấn đề, chúng tôi điểm qua
những ý kiến như sau:
1.1.1. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong chuyên luận thi pháp thơ Tố Hữu khẳng định:
"Không thể lý giải hệ thống văn thơ mà bỏ qua con người được thể hiện ở trong đó". Từ đó, ơng
đi đến giải thích khái niệm:
"Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề tính năng động của nghệ
thuật trong việc phản ánh hiện thực, lý giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật là vấn
đề giới hạn, phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng thâm nhập
của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời" [63, 50].

Chỗ khác, trong sách "Lý luận và phê bình văn học", bài "Vấn đề quan niệm nghệ thuật về
con người trong nghiên cứu văn học hiện đại", nhà nghiên cứu đã điểm qua cách hiểu về khái
niệm của các nhà nghiên cứu Liên Xô trước đây và đi đến xác tập:
- Khái niệm quan niệm nghệ thuật “xét về bản chất là một khái niệm về chủ thể” là "khái
niệm về sự cắt nghĩa đối tượng và hiện thực. Gắn liền với sự cắt nghĩa là ý nghĩa của đối tượng,
của hiện thực đổi với chủ thể".
Là "giới hạn thực tế của tư duy nghệ thuật, nó thể hiện một hiện thực khách quan, là tổng
thể thống nhất giữa hiện thực được phản ánh và năng tực cắt nghĩa, lý giải của con người". Quan
niệm nghệ thuật không phải là thế giới quan mà là “phạm trù về các chỉnh thể nghệ thuật, là công
cụ để tư duy về các hiện tượng nghệ thuật như những chỉnh thể”.
Từ cơ sở trên, quan niệm nghệ thuật được xem là:


+ "Cơ sở chắc chắn để nghiên cứu tính độc đáo của các sáng tác nghệ thuật cũng như sự
tiến bộ nghệ thuật", Và ông nhấn mạnh: "Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người vì là
"quan niệm"(cấp nhận thức tối cao sự ý thức về mục đích cuối cùng)... tức là mẫu số chung của
mọi tìm tịi nghệ thuật đã cung cấp cơ sở đáng tin cậy để nghiên cứu các loại hình và so sánh
các hiện tượng trong lịch sử". Khái niệm nghệ thuật về con người "là vị trí trọng tâm đánh dấu
sự nhân đạo hoá của ý thức lý luận, đưa văn học vào quỹ đạo “nhân đạo” như Goocki đề xuất".
+ Quan niệm vốn có bản chất phương pháp. Nghĩa là để sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật
thì người nghệ sỹ chí ít phải có quan niệm về thế giới ấy như một điều kiện tiên quyết và với ý
nghĩa đó nó là phương pháp sáng tác [64; 93-94].
Trong giáo trình "Thi pháp học" Trần Đình Sử đề cập đến nhiều vấn đề. Trong đó có vấn
đề “quan niệm nghệ thuật về con người” và được ông xác định: "là phạm trù rất quan trọng của
thi pháp học, Tuy hiện nay, nó chưa được định nghĩa một cách chặt chẽ nhưng nó hướng ta nhìn
về đối tượng chủ yếu của văn học". Từ đó, tác giả đi vào trình bày “vài nét về sự phát triển quan
niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam”. Đó là hình ảnh con người trong thần
thoại; truyộn cổ tích; trong văn học cổ, văn học hiện thực phê phán, văn học cách mạng [61; 23
– 37].
Ngồi ra, tác giả cịn có những bài viết về vấn đề con người như: "Con người trong văn học

Việt Nam sau 1945" (Một thời văn học mới); "Bản lĩnh nghệ sỹ và cái nhìn về con người"
(Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) - Thi hào Nguyễn Khuyến - Đời và thơ - NXB GD - HN - 1994);
“Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du trong truyện Kiều” (Tạp chí Văn học số 6.1993)...
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã dày công chuyển tải và xác tập cơ sở lý thuyết có hệ thống
tạo ý nghĩa mở đường cho nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học hiện đại mà đặc biệt là
vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người. Đây là một cống hiến rất lớn cho khoa học về văn
học.
1.1.2. Từ điển thuật ngữ văn học (Lơ Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên)
mục từ “quan niệm nghệ thuật” có giải thích:
Quan niệm nghệ thuật “là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có hình thức nghệ
thuật đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó", "là cái mơ hình
nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để khắc họa hình tượng của
con người và số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng


kết cấu tác phẩm. Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và
con người của một hệ thống nghệ thuật thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống
của nó” [19; 39 - 42].
Có thể thấy "Từ điển thuật ngữ văn học" đã xác tập mối quan hệ và sự khác biệt giữa quan
niệm nghệ thuật với các quan niệm triết học, xã hội học, thế giới quan, ý thức hệ về thế giới và
con người. Tuy nhiên, ở đây dường như “Từ điển thuật ngữ” đã quá nhấn mạnh đến vai trò của
quan niệm nghệ thuật. Đây cùng là mục đích làm rõ vấn đề mang tính chất cơng cụ nên địi hỏi
q trình tiếp cận cịn phải nhận thức trong tính hệ thống chứ khơng phải vấn đề riêng rẽ.
1.1.3. Trong "Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ" của hai tác giả Nguyễn Văn Hạnh,
Huỳnh Như Phương, phần "Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người" được Huỳnh Như
Phương khai triển:
"Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều
sâu triết lý của tác phẩm; quan niệm nghệ thuật chi phối thế giới hình tượng - ngơn từ tác phẩm;
và hình thành cùng một lúc với thế giới đó". Bởi vì thế, thế giới và con người trong văn học "bao
giờ cũng là thế giới và con người được quan niệm". Và ông đa nhân mạnh đến tính độc đáo của

quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Đó là "quan niệm của tơi, nghĩa là quan niệm của một cá tính
sáng tạo". Nhà nghiên cứu đã xem quan niệm nghệ thuật là một trong những yếu tố chính hình
thành tư tưởng thẩm mỹ. Từ đó ơng đi vào lý giải phong trào thơ mới 1932 - 1945 [17; 209 –
213].
1.1.4. Tác giả Lê Thị Dục Tú qua cơng trình nghiên cứu của mình đã giải thích, vấn đề quan
niệm nghệ thuật về con người có phần đơn giản hơn. Tác giả xem: "Quan niệm nghệ thuật là
cách hiểu, cách cắt nghĩa về con người. Quan niệm đó quyết định chiều sâu của việc miêu tả
cũng như giải quyết chủ đề, đề tài trong sáng tác" [85; 14].
1.1.5. Nhà nghiên cứu Phạm Quang Trung trong sách "Lý luận trước chân trời mở" có bài
"Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người" đã xác định: "con người là đối tượng hàng đầu...
là trọng tâm chú ý của nhà văn" và ông chỉ ra "nhận thức khác nhau (nhận thức đối tượng –
TMĐ) sẽ đưa tới cách giải quyết vấn đề không giống nhau", ông viết: "Khi hướng tới đối tượng
trung tâm của mình, tác phẩm văn chương không chỉ thể hiện đời sống và phẩm chất của con
người, không chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa con người với


con người, giữa con người với tự nhiên mà quan trọng hơn là tìm hiểu, khám phá và phát hiện
ra những bí ẩn nằm trong chiều sâu những chiếu kính khúc nhau của con người".
Từ ý kiến trên, ông đi vào xem xét sự vận động của văn học 1945 - 1975 đã sáng tạo ra
những con người: “con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai
cấp, con người cộng đồng và con người phi thường”. Rồi đến văn học sau 1975, ông xác định
do những "đòi hỏi lớn hơn, triển vọng cao hơn" nên "đã đến lúc cần lưu tâm đến toàn diện bản
chất người, tính đa dạng của quan hệ người", và ông đặt ra "nhà văn cần coi trọng tới con người
siêu việt, con người tâm tinh, con người tự nhiên, con người cá thể và con người đời thường”.
Và ông giải thích vì sao phát có những quan niệm như vậy qua sự vận động đời sống, văn học.
“Tất cả những phương diện và quan hệ vừa nêu chỉ bổ sung cái nhìn nghệ thuật về con người
thêm biện chứng và thực tế” và đây là “sự thay đổi phương thức hiểu hiện về con người" [60; 21
- 26] của văn học hôm nay.
1.1.2. Từ những ý kiến đến cách hiểu khái niệm
Quan niệm nghệ thuật về con người là sự cắt nghĩa, lý giải của nhà văn về con người - đối

tượng chiếm lĩnh, phản ánh của nghệ thuật, xét trong những mối quan hệ của nó. Quan niệm
nghệ thuật về con người bị chi phối bởi tư tưởng thẩm mỹ, từ đó quyết định chiều sâu của việc
miêu tả, xây dựng hình tượng nghệ thuật, giải quyết đề tài, chủ đề cũng như khả năng kiến tạo,
tổ chức nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn.
Quan niệm nghệ thuật về con người mang tính thời đại - lịch sử. Một mặt nó bị chi phối bởi
cá tính sáng tạo, đồng thời nó cịn là sản phẩm của thời đại.
Như vậy quan niệm nghệ thuật về con người không đồng nhất với quan điểm nghệ thuật
của nhà văn. Mặc dù nó khơng tách rời nhưng nó khơng phải là một. Bởi vì quan điểm nghệ thuật
là do thế giới quan chi phối tạo nên tập trường tư tưởng xã hội của nhà văn mà từ đó quy định
cho sáng tác.
Quan niệm nghệ thuật cũng không phải là thế giới quan mà là thế giới quan trong hành
động sáng tạo. Bởi vì nó là "phạm trù về các chỉnh thể nghệ thuật, là công cụ để tư duy về các
hiện tượng nghệ thuật như những chỉnh thể" [64;93]. Và quan niệm nghệ thuật về con người của
nhà văn chỉ thể hiện trong thế giới nghệ thuật thơng qua hình tượng là "hình tượng bên trong của
sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chứa trong hình tượng nghệ thuật" [19:224], còn quan


điểm, thế giới quan có nội dung rộng hơn, khơng chỉ đóng khung trong hình tượng mà cịn chi
phối cơ chế khác của hoạt động nhà văn.
Trong quá trình tiếp cận, đánh giá các hiện tượng văn học, việc chú ý đến thế giới quan của
nhà văn là rất cần thiết. Những vấn đề cơ bản là nếu không nhận ra quan niệm nghệ thuật về con
người sẽ không những dẫn đến những cắt nghĩa lệch lạc mà còn bỏ qua đặc trưng thẩm mỹ của
văn chương. Từ ý nghĩa đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử nhận xét "khơng thể lý giải hệ thống
thơ văn mà bỏ qua con người được thể hiện trong đó" [63;90].
Chúng tơi đi vào tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu qua
hệ thống truyện giai đoạn sau 1975 cũng là nhằm mục đích trên.
2.2. CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGUYỄN MINH CHÂU
2.2.1. Những tiền đề thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người
Là nhà văn quân đội trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngịi bút
của Nguyễn Minh Châu ln dõi theo bước đi của hiện thực, theo nhịp đời sống của lịch sử dân

tộc. Dấu ấn thời đại luôn in đậm trong sáng tác của ông. Ở đây, nhà văn không phải mô phỏng
hiện thực để cho ra đời những bức "ký hoạ" lịch sử mà chính là sự vận động tư duy nghệ thuật,
đổi mới quan niệm trong sáng tạo. Như con sóng lượn mình cùng dịng chảy tư tưởng, quan niệm
nghệ thuật về con người ngày càng có thêm nhiều thức nhận mới trong viễn cảnh mới của đời
sống.
Trong công cuộc xây dựng xã hội và con người trong thời đại mới thì văn học là một trong
những "động tực" cần thiết góp phần tích cực cho cơng cuộc xây dựng đó. Từ đó đối với người
viết văn, theo ơng khơng chỉ là tiếng nói về cái được cái mất mà là ở chất lượng nghệ thuật, "cái
phần chủ yếu là tiếng nói của anh ta trước những vấn đề mà đông đảo mọi người quan tâm đến"
[8; 25], cho nên "ở mỗi nhà văn có tài năng có thể mang đến góp vào văn học dân tộc một phương
diện nào đó sở trường nhất của mình" đó là cái "chủ đề tư tưởng của cả đời văn" (Trang giấy
trước đèn). Khát vọng thể hiện "cái chủ đề tư tưởng" thiết nghĩ khơng chí có riêng ở Nguyễn
Minh Châu mà trong lao động sáng tạo nghệ thuật, từ trong sâu thẳm của mỗi nhà văn đã tỏ rõ
cái "động tực" của ngịi bút mình trong việc thể hiện nghệ thuật. Dù nhà văn có phát biểu trực
tiếp hay khơng thì trong sáng tạo nghệ thuật ln thể hiện mục đích ấy. Ma Văn Kháng đã để
cho nhân vật của mình phát biểu: "Văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể


mình ở chiều sâu tâm hồn chứ đâu phải là đi lấy cái váng bọt nổi trên bề mặt của ngoại vật"
(Trăng soi sân nhỏ).
Nguyễn Minh Châu khơng nói lời trực tiếp như Ma Văn Kháng nên cái "chủ đề tư tưởng
của cả đời văn" có cái gì đó tưởng chừng như cịn khuất lấp đâu đó. Theo chủ quan của người
viết, "chủ đề tư tưởng của cả đời văn" ở Nguyễn Minh Châu là phương diện “ứng xử”. Đó là sự
ứng xử đạo đức, văn hóa giữa người với người, giữa người với xã hội, với tự nhiên, với truyền
thống dân tộc, với chính bản thân mình. Có thể nói Nguyễn Minh Châu là nhà văn của ứng xử ứng xử có văn hóa. Văn hóa là "chìa khóa" của phát triển, là động tực của mọi cuộc cách mạng.
Thời kỳ chiến tranh vệ quốc, cả dân tộc hướng về cuộc sống lớn, với lý tưởng thể hiện khát
vọng độc tập tự do và thống nhất đất nước. Bối cảnh lịch sử ấy đã hun đúc cho văn học - nền văn
học thời chiến, góp phần động viên cổ vũ, là nguồn sức mạnh cho công cuộc kháng chiến kiến
quốc. Cảm hứng lịch sử và tư duy sử thi đã xây dựng nên hình tượng con người có lý tưởng cách
mạng và tinh thần xả thân vì nghĩa lớn. Họ gánh trên vai một trách nhiẹm đối với lịch sử, với dân

tộc. Họ có đầy đủ tài năng, ý chí và nghị tực để vượt qua mọi gian khó, luôn lạc quan tin tưởng
vào chiến thắng. Tâm hồn họ như "những viên ngọc tỏa sáng, đẹp một cách rực rỡ khơng có tỳ
vết, khó có thể tìm thấy khiếm khuyết trong phẩm chất của họ" [67;122]. Đó là thời kỳ mà Chế
Lan Viên đã xác nhận: "cả nước có chung một tâm hồn, một khuôn mặt" (Con mắt Bạch Đằng).
Chính vì thế, trong nhìn nhận ln có sự phân biệt rạch ròi địch - ta, tốt - xấu, cao cả - thấp hèn,
lý tưởng - phi lý tưởng... Trong dòng chảy ấy, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu càng tỏ rõ sự
đóng góp tích cực, Những "Cửa sơng", "Dấu chân người lính". "Mảnh trăng cuối rừng", "Nguồn
suối"... là những tác phẩm tiêu biểu. Với "Dấu chân người lính", khơng khí và con người chiến
trường của chiến dịch Khe Sanh được miêu tả như một bản "anh hùng ca chiến trận". Và ở đó
con người là những người tiếp bước nhau từ thế hệ này đến thế hệ khác, "lớp cha trước, lớp con
sau, chung câu đồng chí, chung câu quân hành" (Tố Hữu). Người cha anh hùng như chính ủy
Kinh và người con luôn tâm niệm lý tưởng như Lữ: “Chúng tơi đã chịu ơn lớp người sinh ra
mình và chúng tôi cần xứng đáng là những đứa con”. Luôn tâm niệm cái điều "xứng đáng", Lữ
hy sinh bằng hành động dũng cảm, anh sẵn sàng gọi pháo của ta rót xuống đầu kẻ thù và cũng
chính là trên đầu của mình khi đã biết mình khơng thốt khỏi tay giặc. Vẻ đẹp của Lữ cũng là vẻ
đẹp của Khuê, Lượng, Cận, những người cùng thế hệ. Bởi họ có chung một mục đích đánh giặc
giữ nước, giành lại độc tập, thái bình cho dân tộc nên họ “từ giã gia đình, trường học, từ giã cuộc


sống tương lai đẹp đẽ hết sức bao đảm đã bắt đầu dựng cho họ, từ bỏ trái hạnh phúc đang ửng
hồng trong vườn nhà để đi vào cuộc sống đầy vất vả, hy sinh khá là vô tư lạc quan tươi trẻ”
(Dấu chân người lính). Và chính vì thế, họ gặp nhau nơi chiến trận, trong cái bầu không khí
“khơng tài nào phân biệt hoặc đếm được có bao nhiêu đơn vị, cũng không thể biết đây là đường
rừng hay quảng trường, là rừng cây hay rừng súng đạn, rừng người. Người ta chỉ biết đông đúc
và chật chội... là tiếng ồn ào của cuộc sống, là đàn ông cần lao đang san một nửa tổ đi đánh
giặc...Không thể nào tả hết những khuôn mặt chiến sỹ, những khuôn mặt chỉ huy, những khuôn
mặt tầng tầng lớp lớp người đang nối tiếp nhau đi ra từ trên dốc, từ dưới suối, từ khắp các ngỏ
ngách của rừng, mặt nào cũng đầm mồ hơi như say” (Dấu chân người lính), Có thể nói, giai
đoạn trước 1975 Nguyễn Minh Châu đã đóng góp vào cuộc chiến đấu vĩ đại, tuyên truyền, cổ vũ
cho kháng chiến bằng những sự kiện, những nhân vật anh hùng, bằng những hình tượng con

người giàu lý tưởng, có đủ phẩm chất, năng tực, ý chí. Đó là những con người như Thùy, Bân,
bác Thỉnh (Cửa sông), Nguyệt, Lãm (Mảnh trăng cuối rừng)... Tinh thần “quyết tử cho tổ quốc
quyết sinh” là thái độ đúng đắn của những con người của nhiều thế hệ, những người từ nhân dân
mà ra.
Thái độ ứng xử đạo đức của "con người này" là ứng xử với lý tưởng, với dân tộc, lịch sử.
Mặt bằng đạo đức được cân đo trên tinh thần dân tộc, lịch sử và lý tưởng anh hùng.
Tuy nhiên, trong quá trình nêu cao tâm gương con người anh dùng, xả thân, tinh thần tiên
phong cách mạng thì cũng là lúc nhà văn trăn trở trước đời sống hiện thực cũng như văn học. Ở
ơng, tấm lịng đơn hậu ln trỗi dậy dịng máu nóng của lương tâm, trách nhiệm người cầm bút.
ý thức nghề nghiệp, luôn "có một mối quan tâm thường trực về vận mệnh dân tộc, về số phận và
khát vọng của nhân dân trong những năm đầy sóng gió" nên khơng lẽ nào "có thế viết những câu
văn trái với nhiều người chung quanh hiện đang lo nghĩ để chiến thắng giặc" [8: 25]. Và từ đó,
hiện thực đời sống chiến tranh như “một cánh rừng già chưa khai phá”, "những vấn đề còn ẩn
náu trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, những vấn đề con người của chúng ta" mà văn học
chưa "ơm cho hết vịng tay mình" nên tác phẩm viết ra cịn "nhạt nhẽo"."Hình như cuộc chiến
đấu anh hùng, sơi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca đôi khi tráng lên một lớp men hơi
dày cho nên ngắm nó thấy mỏng manh bè nhỏ và óng chuốt khiến ta phải ngờ vực", cho nên
"cuộc sống kháng chiến vĩ đại và anh hùng của chúng ta khiến thế giới phái khâm phục trở nên
bé bỏng và tầm thường đi". "Đơi khi chúng ta hơi nơn nóng trong chức năng giáo dục hoặc do


sự hiểu lầm hoặc do non tay nên có nhiều chuyện đáng lẽ phải gợi cho người đọc tự suy nghĩ thì
người viết vội vàng đưa ni những lời kết luận như một bài luân lý nên ít sức thuyết phục và bao
trùm lên tất cả, là ít thấy phần ký thác của người viết đó chính là tư tưởng, là tinh hồn của những
tác phẩm văn học" [8; 115 - 153].
Ở đây không phải là sự phủ nhận "hành trình lý tưởng" của văn học một thời. Nhưng cái
khát vọng của nhà văn chính là tư tưởng, là tâm huyết, "là cái điều chiêm nghiệm có tính triết
học của cả một đời người viết văn" [8; 24 - 25]. Cho nên việc "đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề
sâu tâm hồn con người" là nhằm để soi tỏ cho con người, cho cuộc sống bởi “văn học và cuộc
sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” thì văn học phải "tham gia trợ tực

vào cuộc giao tranh, giữa cái tôi và cái xấu trong mỗi con người". Và từ đó, "bằng ngịi bút, đào
sâu cho đến cùng cái đáy thật chứa đầy bí ẩn, đầy nỗi niềm nguồn cơn của con người" [8; 21].
Từ trong ý thức sâu sắc đó mà những "Cửa sơng", "Dấu chân người lính", “Mảnh trăng cuối
rừng” khơng hồn tồn cùng dạng với những cây bút văn xi thời bấy giờ. Và nhà văn đã tạo
nên "bộ mặt" riêng trong đời sống văn học - bộ mặt của ứng xử đạo đức và nhân cách. Nhà nghiên
cứu Nguyễn Văn Long đa nhận ra điều đó:
"Điều đáng nói ở cây bút tài năng này (Nguyễn Minh Châu) là ngay từ thời đó (thời Cửa
sơng, Dấu chân người lính), nhà văn đã cảm nhận được những chiều sâu vô tận và bí ẩn mỗi thế
giới tinh thần và tâm hồn con người khơng dễ gì khám phá tường tận được"[42,77].
Chiến tranh và người lính, nơng thơn và nơng dân ngay từ lúc ban đầu này nhà văn đã nhìn
nhận, soi chiếu trên tinh thần hịa mình trong đời sống lớn. Trong dòng chảy lớn ấy, hấp thụ từ
vẻ đẹp truyền thống và trên tinh thần thời đại, hình tượng ấy trở nên thiết thực và hữu ích cho
đời sống, cho cách mạng. Ở đây nói người lính, người nơng dân là nói về phương diện quan tâm
lý giải của nhà văn hơn là phương diện đề tài của tác phẩm.
Đại thắng mùa xuân 1975 đã kết thúc một giai đoạn trường chinh lớn và hào hùng của dân
tộc đem lại độc tập tự do cho dân tộc, thống nhất tổ quốc và cũng khép lại một thời kỳ văn học.
Chiến tranh đã qua đi nhưng âm vang khói lửa chiến tranh khơng để nguội tắt trong lịng mọi
người. Đồng thời, cuộc sống thời bình có những u cầu bức bách đời thường mà từ đó trong đời
sống có sự nảy sinh những pha "lệch chuẩn". Phong Lê - nhà nghiên cứu văn học, gọi đó là một
cuộc chiến giữa đời thường "chiến trường trong đời thường khơng khói súng" [37; 9]. Từ đó văn
học góp phần vào phục vụ đời sống khơng thể đóng khung như ở giai đoạn trước. Cơ sở lịch sử


xã hội ấy làm nảy sinh ý thức văn học, “sự hiện diện của viễn cánh trong tư duy nghệ thuật”
[46;106]. Ở đây không phải văn học đoạn tuyệt với quá khứ mà đó là tinh thần kế thừa và phát
triển tạo nên cái mới phù hợp với yêu cầu cuộc sống (mà cái mới trong văn học trước hết là ở cái
nhìn, cách nhìn, cách đánh giá; Huỳnh Như Phương - "Những tín liệu mới"). Rồi tinh thần đổi
mới tư duy, "nhìn thẳng vào sự thật" tạo cơ sở cho người cầm bút có điều kiện nhìn lại văn học
cũng như tìm tịi một hướng đi mới. Trở về với đời thường, con người không chỉ được soi xét
phương diện xã hội mà cịn mở rộng bình diện đời tư cá nhân, những bình diện tồn tại riêng lẻ

của những mảnh đời, số phận. Trong viễn cảnh ấy, quan niệm nghệ thuật về con người chẳng
những sâu hơn, đa dạng, phong phú hơn mà còn khẳng định thành tựu từng bước trong q trình
phát triển của nó. Ta bắt gặp những nhà văn như Nguyễn Trọng Oanh, Nguyễn Minh Châu.
Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Chu Lai, Ma Văn Kháng, Lê Tựu, Khuất Quang Thụy, Thái Bá Lợi...
Các nhà văn mở rộng những chiều kích về tâm hồn, đạo đức văn hóa đời sống, con người ở bản
thân nhà văn trên cơ sở sở trường của mình mà từ đó có sự nhìn nhận lý giải riêng. Chẳng hạn
Ma Văn Kháng lấy "tình đời, tình người và sự hồn nhiên" để trò chuyện về con người và cuộc
đời nhằm vào việc “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn” thì đó cũng là cơ sở trả về cho văn học
bản chất của đời sống, dịng đời chảy trơi miên viễn [55|.
Có thể nói, sau 1975 văn học từng bước mở ra những chiều kích mới nhằm để khám phá,
lý giải đời sống và con người góp phần xây dựng con người, xã hội. Nguyễn Đăng Mạnh xem
đó là cuộc "tìm đường" của văn học [70]. Cuộc tìm đường này nhằm đưa văn học vào vị trí xứng
đáng với cuộc sống, trả nó về với bản chất của nó.
Trong dịng chảy ấy, ngịi bút của Nguyễn Minh Châu trở nên có một vị trí đặc biệt. Nhờ
sự mẫn cảm của ngịi bút và ý thức thường trực về vai trò của văn học, cũng như lương tâm và
trách nhiệm của người cầm bút - "là người chiến sỹ trên mặt trận cửa Đảng", mà quan niệm nghệ
thuật về con người của ông ngày một sâu sắc hơn, đa dạng hơn. Đó là sự đổi mới về chất trong
sáng tạo nhà văn. Nếu trước đây ông đã đặt vấn đề về con người ý thức trước đời sống lớn thi
hôm nay càng tập trung hơn vào phương diện tự ý thức, tự nhận thức, tinh thần phản tỉnh, sám
hối... của con người. Đó là qúa trình đi tìm hạt nhân nhân cách, đạo đức của con người - tinh thần
ứng xử đạo đức, nhân cách, sở trường của ngòi bút ngày càng được đào sâu trong sáng tạo. Nói
như Lại Nguyên Ân “Đời sống được đưa ra như là để thể hiện một sự chiêm nghiệm lẽ đời hơn


là để phê phán một lối sống nào đó”[32; 25]. Còn nhà nghiên cứu Phong Lê xem là "niềm khắc
khoải lớn về nhân sinh, về cõi đời" [39;65].
2.2.2. Con người trong truyện của Nguyễn Minh Châu
2.2.2.1. Con người sử thi
Văn học 30 năm chiến tranh là nền văn học tập trung vào "một hướng lớn và đi tới đỉnh
cao"... "là quan niệm về con người sử thi, Đó là con người đại diện đầy đủ cho tầm vóc sức mạnh

ý chí và khát vọng của cộng đồng dân tộc" [42:41].
Như chất bột để gột nên hồ quen tay của người thợ, con người sử thi vẫn được thể hiện
trong một số sáng tác của nhà văn sau 1975. Tuy nhiên, việc nhìn nhận thể hiện khơng hồn tồn
thuần túy như trước 1975. Ở đây chất men tâm hồn trầm lắng và bản tính đơn hậu của nhà văn
như nguồn nhiệt năng tạo nên cảm hứng trong sáng tác - cảm hứng trước cái đẹp con người gánh
trên vai trách nhiệm đối với lịch sử trở nên ấm áp. Và chính vì thế, con người được nhìn nhận,
miêu tả càng trở nên đầy đặn, vừa phần người lịch sử vừa phần người riêng tư. Thơng qua cái
nhìn như thế, nhà văn tiếp cận người lính chinh chiến cũng như người lính từ nhân dân, đặc biệt
là nông dân mà ra, càng trở nên sâu sắc mang vẻ đẹp truyền thống dân tộc.
Có thể thấy, nếu từ lúc đầu đến với nghiệp bút, nhà văn đã quan tâm đến người nông dân
và người lính, người nơng dân mặc áo lính thì hơm nay như sự ám ảnh ngịi bút, hình ảnh người
lính được thể hiện vần tươi nguyên vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất đạo đức và văn hóa.
Trong "Bức tranh", người lính đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, góp phần vào việc
giành độc tập thống nhất tổ quốc nay trở về dù có những thiệt thịi nhưng vốn khơng quen địi
hỏi, anh bằng lịng làm người thợ hớt tóc ở quán khuất bên trong ngỏ vắng, giản đơn như chiếc
bóng âm thầm mà thánh thiện cao cả. Ở đây nhà văn không đi vào mô tả chiến tranh mà đi vào
thể hiện "lòng độ lượng của người chiến sỹ làm đậm nét bức chân dung tinh thần của những
người lính khơng có thói quen nhiều lời để địi hỏi sự đền đáp" [58; 37]. Điểm nhìn từ hiện tại
để soi rọi quá khứ và tương lai như vén tấm màn phông cuộc sống mà từ bấy lâu nay che chắn
bởi cuộc sống lớn. Cái phần người lịch sử là sứ mệnh thiêng liêng cao cả nhưng phần người riêng
tư cịn khuất lấp trong góc nhỏ. Đó là "cái vẻ mặt và cử chỉ từ tốn, điềm đạm, ân cần", "làm
người thợ cắt tóc cũng như lúc ở bộ đội anh vẫn sống như vậy" (Bức tranh).


×