Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.34 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH TRÚC

SỐ PHẬN TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI
TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 5. 04.01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH LÊ NGỌC TRÀ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2004



LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện và hoàn thành tại Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí
Minh dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TSKH. Lê Ngọc Trà. Thầy không những hướng
dẫn và truyền cho tôi những kinh nghiệm q báu trong nghiên cứu khoa học mà cịn động
viên khuyến khích tơi vượt qua những khó khăn trở ngại trong chun mơn. Tơi xin bày tỏ
lịng kính trọng, lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy.
Tơi xin chân thành cảm ơn q Thầy Cơ trong hội đồng đã dành thời gian đọc kỹ và
đóng góp nhiều ý kiến q báu cho bản luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM, Phịng
Khoa học Cơng nghệ sau Đại Học, q Thầy Cơ Khoa Ngữ Văn đã nhiệt tình giảng dạy và
tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành tốt đẹp chương trình cao học và luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Cao Đẳng Sư Phạm Bến Tre, gia đình và bạn bè
gần xa đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi an tâm học tập và nghiên


cứu.
Tất cả những tình cảm và sự giúp đỡ hơm nay của q Thầy Cơ, bạn bè là động lực để
tơi bước tiếp con đường nghiên cứu khoa học.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 3
MỤC LỤC ................................................................................................................... 4
DẪN NHẬP ................................................................................................................. 5
T
0

T
0

T
0

T
0

T
0

T
0

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 5
T
0


T
0

2. Giới hạn của đề tài ....................................................................................................... 6
T
0

T
0

3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................... 6
T
0

T
0

4. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 16
T
0

T
0

5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 17
T
0

T

0

6. Kết cấu của luận văn.................................................................................................. 17
T
0

T
0

CHƯƠNG 1: CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI TINH THẦN TRONG SÁNG TÁC
CỦA NAM CAO ....................................................................................................... 18
T
0

T
0

1.1. Cảnh sống tinh thần con người trong tác phẩm Nam Cao ................................. 18
T
0

T
0

1.1.1. Bản thân thế giới tinh thần của con người cũng là một hiện thực ..................... 18
T
0

T
0


1.1.2. Cái đói, miếng ăn là nỗi ám ảnh khôn cùng trong thế giới tinh thần con người 22
T
0

T
0

1.1.3. Thế giới tinh thần con người và nỗi đau âm ỉ bên trong ................................... 24
T
0

T
0

1.2. Thế giới tinh thần con người của các nhân vật trong tác phẩm Nam Cao. ....... 27
T
0

T
0

1.2.1. Thế giới tinh thần của người trí thức ................................................................. 27
T
0

T
0

1.2.2. Thế giới tinh thần của người nông dân .............................................................. 39

T
0

T
0

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ SỐ PHẬN TINH THẦN TRONG TÁC PHẨM NAM
CAO ........................................................................................................................... 49
T
0

T
0

2.1. Vấn đề số phận tinh thần của con người trong văn học ...................................... 49
T
0

T
0

2.1.1. Thế nào là số phận tinh thần của con người ...................................................... 49
T
0

T
0

2.1.2. Số phận tinh thần của con người trong văn học ................................................ 49
T

0

T
0

2.2. Số phận tình thần - những biểu hiện trong tác phẩm của Nam Cao ................. 51
T
0

T
0

2.2.1. Nam Cao khắc họa số phận tinh thần của con người ........................................ 51
T
0

T
0

2.2.2. Người trí thức - dấu hiệu về số phận tinh thần .................................................. 52
T
0

T
0

2.2.3. Người nông dân -ý thức về thân phận ............................................................... 69
T
0


T
0

CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TÂM LÝ VÀ VẤN ĐỀ SỐ PHẬN
TINH THẦN CỦA NHÂN VẬT ............................................................................. 81
T
0

T
0

3.1. Chủ nghĩa hiện thực tâm lý và việc mơ tả q trình thức tỉnh ý thức của nhân
vật .................................................................................................................................... 81
T
0

T
0

3.2. Độc thoại nội tâm - một phương thức bộc lộ nỗi đau về số phận tinh thần ...... 90
T
0

T
0

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 97
T
0


T
0

T
0

T
0


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
So với các loại hình nghệ thuật khác, văn học nghệ thuật với đặc thù riêng của mình,
quan tâm và thể hiện con người ở nhiều góc độ hơn, đụng chạm đến cuộc sống nhiều hơn.
Nó là hoạt động đa dạng, đa chiều, nhiều màu sắc, nhiều tầng lớp, bao quát lẫn vĩ mô và vi
mô, cả sự tỉnh táo và mê si. Văn học là nhân học hay văn học là câu chuyện về cuộc đời, về
cõi nhân sinh là vậy.
Văn học tìm tịi, khám phá những bí ẩn, những băn khoăn về cuộc đời, về con người
để cho con người nghiền ngẫm. Muôn đời, con người và đời người vẫn là vấn đề văn học
quan tâm hàng đầu. “Lịch sử văn học chính là lịch sử tâm hồn nhân loại. . . nhiệm vụ chủ
yếu và lâu dài của văn học trong việc phản ánh hiện thực vẫn là mô tả một số phận con
người, khắc họa các tính cách con người.” [64, 45].
Tuy nhiên, tương ứng với mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn văn học khác nhau vấn đề con
người được đặt ra trong văn học cũng khác nhau. Nó tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử xã hội
cụ thể. Chẳng hạn như văn học Trung đại Việt Nam thường nghiêng về quan tâm vấn đề con
người xã hội, con người cộng đồng. Còn văn học hiện đại Việt Nam lại có sự chuyển hướng
sâu sắc, phần nào đã quan tâm đến con người cá nhân.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 đã miêu tả sâu sắc đời sống vật chất cũng
như tinh thần của con người cá nhân, con người cụ thể. Một số nhà văn đã đi sâu vào khám

phá thế giới nội tâm bí ẩn của con người. Cũng mổ xẻ đời sống nội tâm con người như các
nhà văn cùng thời nhưng Nam Cao phản ánh một hiện tượng khác - ông đặc biệt băn khoăn
về số phận tinh thần của con người.
Nam Cao là một nhà văn lớn của dân tộc. Đó khơng phải chỉ là sự thừa nhận của giới
nghiên cứu phê bình mà chính là do những trang viết của ơng về số phận tinh thần của con
người đã ám ảnh người đọc đông đảo qua hơn nửa thế kỷ.
Mặc dù thời gian sáng tác không dài và số lượng tác phẩm không nhiều, không đồ sộ
nhưng những sáng tác của Nam Cao là một hiện tượng văn học đặc biệt, thu hút sự chú ý
của giới nghiên cứu văn học. Các nhà nghiên cứu đã khai thác, soi rọi các sáng tác của Nam
Cao ở nhiều phương diện khác nhau, nhiều góc độ khác nhau và phát hiện ra ở những trang
viết của ơng những giá trị có ý nghĩa sâu sắc. Tuy nhiên chưa có một chuyên luận nào thật


sự đi sâu khẳng định sự quan tâm đặc biệt về con người trong tác phẩm của Nam Cao: Số
phận tinh thần của con người.

2. Giới hạn của đề tài
2.1. Tài liệu khảo sát
So với đời người, sự nghiệp văn chương của Nam Cao rất ngắn và lại có những sáng
tác bị thất lạc. Văn nghiệp Nam Cao để lại cho đời gói gọn trong trên dưới 1700 trang sách
(Nam Cao toàn tập do Hà Minh Đức sưu tầm và giới thiệu, Nxb Văn học, 2002). Ngoài việc
xem đối tượng nghiên cứu chính là những sáng tác của Nam Cao, chúng tơi đã tiếp cận, tiếp
thu có chọn lọc những ý kiến, những nhận định, đánh giá quan trọng, có liên quan từ các
thành tựu nghiên cứu, phê bình của các cơng trình đi trước.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Với tên đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Số phận tinh thần của con người
trong tác phẩm của Nam Cao. Luận văn này nhằm khẳng định thêm những đóng góp q
báu của Nam Cao cho q trình đổi mới văn học nói riêng, cho nền văn học hiện đại Việt
Nam nói chung.


3. Lịch sử vấn đề
Nam Cao xuất hiện trên văn đàn muộn. Khi ông bước vào làng văn, các trào lưu văn
học đã định hình và phát triển, những cây bút tên tuổi đã được khẳng định, có chỗ đứng
vững vàng. Thoạt đầu, tài năng Nam Cao chưa được các nhà chuyên môn quan tâm. Nhưng
đến thập niên 60 của thế kỷ XX trở đi, hầu hết các nhà nghiên cứu lớn đều đi vào khám phá
thế giới tác phẩm của ông. Và họ đã phát hiện ra ở đó những giá trị sâu sắc và biết bao điều
bất ngờ, đầy thú vị. Sáng tác của Nam Cao có dung lượng khơng lớn, khơng đồ sộ nhưng nó
có một sức chứa, sức khái quát rất rộng. Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét rất chính xác và
tinh tế : “... Ở Nam Cao có hiện tượng đề tài hẹp mà tư tưởng rộng, chủ đề lớn.” [36, 205].
Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận văn, chúng tơi chỉ trình bày những ý kiến nổi
bật của các cơng trình nghiên cứu, phê bình quan trọng có liên quan đến vấn đề : Số phận
tinh thần của con người trong tác phẩm của Nam Cao .
3.1. Những ý kiến liên quan đến vấn đề số phận tinh thần của con người trong tác
phẩm của Nam Cao


Thử sống trong văn Nam Cao là một bài viết ngắn nhưng Nguyễn Lương Ngọc đã
đặt vấn đề trực tiếp về quan niệm con người trong tác phẩm của Nam Cao. Tác giả cho rằng:
“Mối quan tâm tiêu biểu của anh là làm sao cho con người được gần người hơn. Theo tơi
có hai mặt:
- Mỗi con người vượt thắng phần con trong mình để đạt được tính người hài hoa trong
con người.
- Mỗi con người gần hơn với những người khác bằng sự cảm thông chia sẻ. . . Ở mặt
thứ nhất, Nam Cao chọn con đường cực kỳ khó khăn, ln dừng giữa tính nhân đạo và sự
nhục mạ con người, phơi lên mặt giấy sự chao đảo tính người và tính vật.” [47, 251].
Nguyễn Lương Ngọc phát hiện ra nỗi ám ảnh trong những trang viết của Nam Cao là
cuộc đấu tranh gay gắt giữa phần con và phần người trong một con người, con người phải
sống làm sao cho xứng đáng là CON NGƯỜI. Và để cho con người không rơi vào trạng thái
cô đơn, tuyệt vọng thì giữa con người với con người phải có mối giao cảm để cảm thông và
chia sẻ cùng nhau. Cũng như đa số các nhà nghiên cứu khác, Nguyễn Lương Ngọc cũng

nhấn mạnh Nam Cao không dừng lại ở việc miêu tả cái đói: “Anh viết nhiều về cái đói,
nhưng cái đói của anh là đói người, trong sự giành giật của con.” [47, 253]. Tư tưởng sáng
tác của Nam Cao ẩn đằng sau nỗi đói cơm rách áo được tác giả tóm gọn trong hai chữ "đói
người".
Trần Đình Sử cũng có nhiều bài viết xoay quanh tác phẩm của Nam Cao. Ông lật đi lật
lại, cày xới những trang viết của Nam Cao ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy
khơng đề cập đến số phận tinh thần của con người nhưng ông lại chỉ ra sự đớn đau, dằn vặt
của lương tâm trước bi kịch tha hóa của cuộc đời. Bi kịch ấy khơng bng tha bất cứ một ai,
một loại người nào: “Bi kịch của Hộ là bi kịch khơng lối thốt, như bi kịch của Chí Phèo,
Lão Hạc, là bi kịch chết mịn - chết mòn những ước mơ lớn, chết mòn những tình cảm đẹp,
những cử chỉ đẹp.” [59, 284]. Trước thực trạng khắc nghiệt của cuộc sống, con người đối
thoại với chính mình bằng độc thoại để thấm thía thân phận của mình, để nhận ra cái xấu xa,
đê hèn của mình mà tự thấy hổ thẹn, ray rứt. Họ cố gắng níu giữ lại những gì tốt đẹp, cố
bám víu vào một cái gì đó để khơng đánh mất tất cả nhân cách, nhân tính của con người.
Trong chuyên luận Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế
kỷ XX, Trần Đình Sử đã khẳng định: “. . .ý thức cá nhân làm cho chủ nghĩa hiện thực của


Nam Cao đạt tới chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.” [58, 9]. Nghĩa là tác giả cho rằng "ý thức cá
nhân" có vai trị rất quan trọng trong tác phẩm của Nam Cao.
Hoàng Ngọc Hiến khi bàn về chủ nghĩa nhân văn của Nam Cao cũng có viết: : “. . .
Cảm hứng nhân văn này được bộc lộ trong những day dứt của Thứ về cách sống và lẽ sống
làm người.” [19, 36]. Tác giả cho rằng cảm hứng nhân văn là một trong những yếu tố tạo
nên chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nam Cao.
Trong lời giới thiệu Nam Cao toàn tập, Hà Minh Đức đã nhận xét hết sức sâu sắc: “Có
lẽ chưa có ngịi bút nào lại biết khơi dậy và miêu tả đến đáy sự đau khổ của những kiếp
người đang mất dần nhân tính và luôn khát khao được sống, được quyền làm người. . .” [1,
12, 13]. Nam Cao đã gửi gắm vào tác phẩm của mình nỗi khát khao được sống, được quyền
làm người của những con người bất hạnh, sống khắc khoải, lay lắt ở ngoài ngưỡng cửa của
thế giới con người. Và Hà Minh Đức cũng nhận thấy rằng quyền sống của con người được

Nam Cao đặt ra không chỉ dừng lại ở những nhu cầu, đòi hỏi vật chất mà cái cốt yếu là đời
sống tinh thần bên trong của con người. Con người phải được sống đúng nghĩa với ý nghĩa
cao quý của CON NGƯỜI: “Cũng trên vấn đề quyền sống của con người Nam Cao đẩy sâu
hơn vào phạm vi đời sống tinh thần, ..” [1,13]. Để vươn tới khát vọng được sống, đạt được
ước nguyện, quyền làm người, con người trong tác phẩm Nam Cao không chỉ phải đối mặt
với những khó khăn, thách thức của xã hội mà họ cịn phải khơng ngừng đấu tranh, đối diện
với chính mình để vượt qua những cái thú tính, cái bản năng ln ln lấn át nhân cách,
nhân tính con người một cách rất khó khăn đến đau đớn, xót xa. “Ý thức tự phê phán của
nhân vật thực chất là sự phê phán hồn cảnh. Q trình này diễn ra không quyết liệt bằng
hành động, không nhằm thẳng vào những nhân vật phản diện mà hướng vào bên trong và
cuộc đấu tranh với bản thân diễn ra da diết, xót xa đến đau đớn.” [16, 49]. Nỗi đau của
cuộc sống con người được Nam Cao phơi bày ra trên trang giấy dường như với một thái độ
rất lạnh lùng: “Có khi ngịi bút của Nam Cao như một con dao trích lạnh lùng lách sâu vào
cơ thể bệnh tật của xã hội, phơi bày ra không tiếc thương trên trang giấy những ung nhọt
tấy đau đang hủy hoại hoặc thầm lặng, hoặc gấp rút cuộc sống con người.” [39, 32].
Nhưng thật ra nhà văn vô cùng băn khoăn, trăn trở và cảm thông với thân phận con người
trong cuộc chiến không cân sức ấy. Trong cuộc giằng co, giành giật phần NGƯỜI ác liệt
này, con người đã thất bại thê thảm. Con người cứ chết mòn dần, bị hủy hoại một cách gấp
rút, ào ạt hoặc thầm lặng.


Như vậy, Hà Minh Đức đã đề cập đến khát vọng sống, quyền làm người của con người
- trong đó có đời sống tinh thần bên trong của con người trong sáng tác của Nam Cao.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh khẳng định Nam Cao là một nhà văn giàu lòng
nhân đạo của nền văn học hiện đại Việt Nam: “Với quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình,
có thể nói trong văn học ta đầu thế kỷ XX, hơn bất kỳ một nhà văn nào khác, Nam Cao đã
đặt ra trực diện vấn đề kiếp người, vấn đề thân phận con người, vấn đề con người bị tha
hố, khơng được sống như bản tính của mình, theo những nhu cầu lành mạnh của mình.”
[39, 170]. Đó là khát vọng được làm người của con người luôn luôn cháy bỏng, khát vọng
được sống lương thiện xứng đáng với tư cách là một con người. Trong chuyên luận Nam

Cao - một đời người, một đời văn, ông đi vào nhiều phương diện khác nhau của ngịi bút
Nam Cao, đặc biệt ơng cảm nhận sâu sắc nỗi đau của nhà văn trước số phận bất hạnh, đầy
nhọc nhằn của con người: “Tư tưởng bao trùm và sâu sắc nhất của ông là tư tưởng nhân
đạo, là tình yêu thương và nỗi đau đối với con người, là sự tinh nhạy đặc biệt trước thực
trạng con người sống không ra con người, bị mất nhân phẩm, nhân cách và nhân tính.” [16,
30]. Cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác, Nguyễn Văn Hạnh cũng chỉ ra nguyên nhân sâu
xa của sự tha hóa của con người là nỗi ám ảnh của cái đói và hơn thế nữa là thái độ của con
người trước cái đói trong tác phẩm Nam Cao: “Chưa có nhà văn nào ở nước ta nói đến cái
đói thống thiết như Nam Cao. Đúng ra khơng phải là cái đói mà là cái đau, nỗi tủi nhục của
con người vì miếng ăn.” [16, 26].
Không trực tiếp đi sâu vào số phận tinh thần con người nhưng khi khẳng định chủ
nghĩa nhân đạo trong sáng tác của Nam Cao Nguyễn Văn Hạnh đã nói đến số phận con
người, kiếp người.
Với cái nhìn sâu sắc và nhạy bén của một “con mắt tinh đời”, Nguyễn Đăng Mạnh
đánh giá Nam Cao là một trong những nhà văn lớn và đặc sắc của nền văn học hiện đại Việt
Nam. Ông đã dành tâm huyết viết khá nhiều về Nam Cao, từ tổng tập văn học Việt Nam đến
lịch sử văn học Việt Nam hiện đại và những chuyên luận riêng về Nam Cao. Qua một thời
gian dài nghiên cứu, nghiền ngẫm tác phẩm Nam Cao, Nguyễn Đăng Mạnh phát hiện:
“Nam Cao có một quan niệm rất cao về con người” [35, 271]. Ông thấy được Nam Cao
khơng chỉ dừng lại ở miêu tả cái đói mà cịn nói đến miếng ăn, “nói về cái nhục hơn là cái
khổ” [35, 284]. Nhà nghiên cứu so sánh tác phẩm của Nam Cao với tác phẩm của Ngô Tất
Tố làm bật lên nỗi băn khoăn, ray rứt của Nam Cao trước sự chông chênh, lay lắt của nhân
cách con người : “. . .Nhưng nếu tác phẩm của Ngơ Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì tác


phẩm của Nam Cao là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm và nhân tính của con người
đang bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mịn đi, thui chột đi, hủy diệt đi.” [35, 283]. Đó là
số phận chung của con người trong cuộc sinh tồn. Còn riêng người trí thức cũng chẳng hơn
gì, họ cũng đang chơi vơi, khơng nơi bám víu được thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm viết
về người trí thức, đặc biệt là Sống mòn: “Vâng, Sống mòn cũng là một tiếng kêu cấp cứu:

hãy cứu lấy những nhân cách đang bị hủy diệt, những linh hồn đang héo hắt chết mịn chết
mỏi vì miếng cơm, manh áo.” [35, 285] và “. . .nghĩa là đang đi dần đến cái chết thê thảm
về tinh thần - Nam Cao gọi là "chết khi đang sống”.” [36, 228]. Lương tâm anh trí thức
ln ln ray rứt, tự vấn về số phận của mình : “Anh ta luôn băn khoăn về chân lý ở đời:
thế nào là sống, thế nào là chết, thế nào là thiện, thế nào là ác, thế nào là công lý thế nào là
công bằng xã hội, thế nào là tình u chân chính, thế nào là hạnh phúc. . .” [36, 225]. Song
cuối cùng những anh trí thức cũng rơi vào con đường cùng bế tắc, khơng lối thốt, tuyệt
vọng đến chết mịn.
Mặc dù khơng chủ tâm tìm hiểu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm Nam
Cao nhưng Nguyễn Đăng Mạnh đã chạm đến quy luật nội tại của số phận tinh thần của con
người - đó là “những linh hồn đang héo hắt, chết mịn chết mỏi.”.
Phong Lê dành rất nhiều tâm sức nghiên cứu Nam Cao. Theo ông, nếu nền văn học
hiện đại Việt Nam mà khơng có Nam Cao thì sẽ là một khiếm khuyết lớn. Nhiều cơng trình
lớn về Nam Cao của ông đã khẳng định điều đó. Tác giả nhấn mạnh cuộc sống trong trang
văn Nam Cao đầy những thăng trầm, biến động: “Đó là cuộc sống gần như bất động mà
đầy những biến động.” [30, 458]. Cuộc sống trong tác phẩm của Nam Cao không phải là sự
sao chụp hiện thực cuộc sống một cách giản đơn mà đó là cuộc sống đa thanh, nhiều chiều,
muôn màu, muôn vẻ đầy sinh động: “Đọc Nam Cao ta có dịp phanh phui, soi đi lật lại đến
tận đáy sâu sự thật, và qua đó chiêm nghiệm sự đa dạng, đa thanh của cuộc đời.” [31, 502].
Cuộc sống ấy được thể hiện cụ thể, rõ nét : “. . .trong số phận những anh viết văn, những
ông giáo khổ, những cặp vợ chồng nghèo, những bạn láng giềng, cùng những người thân kẻ
sơ khơng ngớt vật lộn với cái sự sống mịn và chết mịn mn thuở trong cảnh sống tinh
thần và vật chất của con người.” [31,528].
Trong chuyên luận Nam Cao - người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực,
Phong Lê một lần nữa khẳng định sự hủy diệt ghê gớm của cái đói: “Mặc cho sự giằng níu,
sự trì kéo, sự cầm cự, sự chống trả, cái đói cứ lơi tuột con người vào cửa tử của nó, không
cần phân bua, đôi hồi, mặc cả.” [31, 475]. Đứng trước cái đói, cả người trí thức và người


nông dân đều dễ dàng sa vào sự sa đọa về nhân cách. Có những cái chết âm thầm để chống

chọi cái đói nhưng thường thì họ sống với những tính tốn chi li, ti tiện, hay ganh tị, nghĩ
xấu về nhau hoặc với những suy luận thiếu lôgic để biện minh cho lối sống của mình.
Có thể nói, Phong Lê đã cảm nhận sâu sắc được nhịp sống trong tác phẩm Nam Cao.
Đó là cuộc sống đa thanh, nhiều chiều với những cảnh sống chật vật về vật chất, thiếu thốn
về tinh thần. Con người yếu ớt chống chọi với những nghiệt ngã của cuộc đời: “Cả cuộc đời
cứ hiu hiu, lặng lặng như thế mà lụi đi, không sao cưỡng lại được, vì nhân vật khơng muốn
cưỡng, khơng dám cưỡng.” [31, 503].
Nguyễn Hoành Khung đi vào khám phá quan niệm con người và chủ nghĩa nhân đạo
trong sáng tác Nam Cao. Ông chỉ ra nỗi đau tinh thần của con người không được quyền làm
người: “Trong cơn say, hắn cảm thấy tuy mơ hồ mà thấm thía “nơng nỗi” khốn khổ của
thân phận. . . mà còn thấy tình trạng bi đát của số phận.” [3, 174].
Đi vào tìm hiểu tác phẩm Đời thừa của Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung rất tâm đắc
với những khám phá về bi kịch tinh thần của người trí thức của Nam Cao: “Trong khi dựng
lại chân thực tình cảnh nhếch nhác của người trí thức nghèo, ngịi bút Nam Cao đã tập
trung xoáy sâu vào tấn bi kịch tinh thần của họ, qua đó đặt ra một loạt vấn đề có ý nghĩa
khái quát xã hội và triết học sâu sắc.” [47, 475]. Tấn bi kịch tinh thần đó khơng phải của
một cá nhân riêng lẻ nào mà nó gặm nhấm tâm hồn của cả một thế hệ: “Đó là tất cả tấn bi
kịch đang diễn ra ngấm ngầm trong đời sống tinh thần thế hệ 1930 khi đó.” [47, 461]. Và
Nguyễn Hoành Khung nhấn mạnh: “Câu chuyện đời thường xoàng xĩnh thế thôi, nhưng bao
vấn đề hệ trọng trong đời sống tinh thần thời đại đã được đặt ra một cách ám ảnh: cá nhân
và xã hội, lý tưởng và hiện thực, nghệ thuật và tình thương, nhân cách và hồn cảnh . . .”
[47, 475].
Từ những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm của Nam Cao, tác giả khẳng định văn
chương Nam Cao “chứa đựng một tư tưởng nhân đạo thật mới mẻ, độc đáo, đem lại tác
phẩm một tầm vóc bất ngờ.” [3, 177].
Trong Hai khơng gian trong Sống mòn của Nam Cao, Đỗ Đức Hiểu nhấn mạnh
“Sống mịn là một tiểu thuyết kiếm tìm, Thứ tìm kiếm bản thân mình, tra vấn, lùng sục tâm
hồn mình, khảo tra, mổ xẻ con người mình; Thứ đi đến tận cùng của sự thật về một con
người; Sống mòn là sân khấu của những xung đột bên trong một con người; một thế giới ẩn
sâu; nó gây nhức nhối, xao động, gây bão táp. . .” [39, 486]. Sức sống của Sống mòn là ở



chỗ Nam Cao có cái nhìn thấu suốt vào con người, “Hai mươi chương của truyện kết thành
lịch sử của một tâm tư khắc khoải, giãy giụa, khơng có lối ra.” [39, 487].
Từ góc độ thi pháp khơng gian nghệ thuật, Đỗ Đức Hiểu cho rằng có hai khơng gian
tồn tại trong Sống mịn là khơng gian hiện thực và không gian tâm tưởng - đời sống tinh
thần của nhân vật. Bên cạnh những vụn vặt của đời thường hàng ngày là những lớp sóng
bên trong của đời sống nội tâm nhân vật: “Thứ phơi bày ra ánh sáng nhiều khía cạnh phức
tạp đời sống bên trong của con người mình: ý nghĩa cuộc sống, tình trạng tâm hồn hiện nay,
tình yêu vợ và ghen, tình yêu ước vọng, xử thế với bạn, với mọi người xung quanh, cả chiến
tranh đang đe dọa tiêu diệt loài người.” [39, 490]. Thứ lật đi lật lại chính mình “. . .Như
vậy, Thứ được soi rọi từ nhiều điểm nhìn: Thứ đối thoại với số phận, với bản thân, với xã
hội để nhận thức bản thân mình.” [39, 492].
Bằng cách đi vào tìm hiểu thi pháp không gian nghệ thuật, Đỗ Đức Hiểu chỉ ra những
biến động, đổi thay bên trong của thế giới tinh thần con người được Nam Cao miêu tả trong
kiệt tác Sống mòn.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cảm nhận được vẻ lạnh lùng, thờ ơ của ngòi bút Nam
Cao, nhưng chính bút pháp đó lại có sức ngân vang, xót xa lịng người đọc: “Nam Cao có
biệt tài trước những biểu hiện tâm lý mang tính nhân cách, ơng diễn tả nó dưới cái vẻ dửng
dưng hơi khơi hài làm trào nước mắt.” [39, 136]. Thật vậy, theo nhà văn, cả một đời cầm
bút Nam Cao luôn luôn kiếm tìm, săn đuổi nhân cách con người một cách ráo riết, nên văn
của ơng có sức ám ảnh ghê gớm, nó là tấm gương để người đọc soi rọi lại tâm hồn mình:
“. . . Văn chương Nam Cao làm người ta “ mệt” vì thế, vì những dịng văn xuôi của ông như
một sợi dây thừng cứ bện chặt lấy chúng ta không cho phép một ai trong chúng ta rời khỏi
chính mình, quay lưng lại với phần lương tâm, nhân cách của chính mình hoặc tự nhìn mình
bằng con mắt bơng phèng hoặc nửa vời để có thể sống vơ trách nhiệm, bng thả.” [39,
136].
Trong Đi tìm ẩn số nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo, Đỗ Lai Thúy đã chỉ ra: “Bi
kịch của sự tự ý thức được cái bế tắc của thân phận xã hội, của một kẻ bị ra ngoài hệ thống
giá trị.” [47, 419]. Đó chính là nỗi ám ảnh khơn cùng đối với một con người không được xã

hội Người thừa nhận.
Ở miền Nam, trước 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung cũng rất quan tâm đến
những sáng tác của Nam Cao. Ông cho rằng bi kịch của thân phận Chí Phèo chính là bi kịch


bị từ chối quyền làm người của con người: “Hắn ở ngoài mọi lề luật tập quán của xã hội
đồng thời cũng ở ngồi mọi tình tự nhân loại.” [39, 334]. Song tận trong sâu thẳm tâm hồn
hắn vẫn còn le lói một chút ánh sáng nhân bản mong manh, vẫn cháy bỏng một ước mơ cao
đẹp: “Hắn mong ước được làm người; được vào địa hạt những tương giao nhân loại.” [39,
339].
Khi bàn về Khả năng tái sinh của Chí Phèo, Đặng Anh Đào cho rằng: “. . . Điều
quan trọng hơn là trong Chí Phèo (được nhân lên bằng hình tượng Thị Nở), Nam Cao đã
thâu tóm mọi khát vọng nóng bỏng của thời đại, cịn kéo dài tới ngày nay: đó là khát vọng
hồn lương, khát vọng đổi đời.” [47, 383].
Để đánh giá Những đóng góp của Nam Cao trong cuộc canh tân văn học đầu thế kỷ
XX, Lại Nguyên Ân cho rằng Nam Cao sáng tác theo khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực
mới, vượt qua những hiện tượng bề mặt xã hội, xoáy sâu vào thế giới nội tâm con người.
Ông đã chỉ ra chỗ gần gũi giữa Thạch Lam và Nam Cao không phải là cùng viết về những
người nghèo khổ, mà là đã đi vào đời sống tâm linh của con người: “Chỗ Nam Cao gần
Thạch Lam không phải ở chỗ nhà văn này có lúc cũng miêu tả các tầng lớp nghèo khổ, mà
chủ yếu ở chỗ Nam Cao - không phải ở toàn bộ nhưng là ở phần lớn tác phẩm - cũng chú ý
đến phương diện đời sống tâm linh con người như Thạch Lam.” [47, 126]. Điều này sẽ bắt
gặp không nhiều ở các nhà văn lúc bấy giờ ngay cả các cây bút Tự lực văn đoàn đã đi vào
phân tích thế giới nội tâm của con người nhưng không phải nhà văn nào cũng chạm đến đời
sống tâm linh con người.
Trần Đăng Suyền quan tâm về Thi pháp không gian nghệ thuật và thời gian nghệ
thuật trong tác phẩm của Nam Cao. Từ góc độ thi pháp, tác giả chỉ ra những hướng đi của
ngòi bút Nam Cao. Tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Nam Cao, Trần Đăng
Suyền khẳng định: “Nam Cao đã sáng tạo ra trong tác phẩm của ông một kiểu thời gian
hiện thực hàng ngày lẩn quẩn với biết bao những lo âu về sinh kế và kiệt quệ, mòn mỏi về

tinh thần, góp phần tạo nên hình ảnh một cuộc sống mịn bế tắc, ngột ngạt khá điển hình đối
với tất cả sáng tác trước cách mạng của ông.” [61, 223]. Trong hệ thống kiểu thời gian
nghệ thuật, theo tác giả, Nam Cao đã chọn kiểu thời gian hiện thực để khám phá đời sống
bên trong của con người: “Biết dừng lại ở thời điểm hiện tại của các sự kiện, khám phá tính
chất phong phú, đa dạng của nó, điều đó gắn liền với sở trường bút pháp Nam Cao - khám
phá thế giới bên trong, thế giới tâm hồn của nhân vật. . .” [61, 223]. Và không gian nghệ
thuật trong tác phẩm Nam Cao cũng góp phần phản ánh hiện thực của đời sống tinh thần


con người : “. . .Còn trong sáng tác của Nam Cao, không gian thường khơi gợi những dằn
vặt khổ đau, những giày vò, ân hận, bế tắc của con người.” [61, 239].
Mặt khác, trong Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc - nhà nhân đạo chủ nghĩa
lớn, Trần Đăng Suyền cũng nhận xét: “Từ những chuyện vụn vặt đời thường, Nam Cao đã
thật sự động chạm đến vấn đề có tính chất nhân bản, đặt ra những vấn đề sâu sắc về cuộc
sống, về thân phận con người, về vấn đề cải tạo xã hội, về tương lai của dân tộc và nhân
loại.”[ 61, 246]. Mặc dù cũng viết về hiện thực như các nhà văn cùng thời, nhưng ngịi bút
Nam Cao lại mang tính hướng nội: “Ơng đã hướng ngịi bút của mình vào việc khám phá
con người trong con người, miêu tả và phân tích mọi chiều sâu, mọi chuyển biển trong thế
giới tâm hồn của nhân vật.” [61, 247]. Trần Đăng Suyền đã chỉ ra sự quan tâm đặc biệt đến
đời sống tinh thần của Nam Cao trong sáng tác: “Trước cách mạng không có nhà văn nào
có cách nhìn sâu sắc, có tầm triết lý, tổng hợp, khái quát cao về tình trạng chết mòn của con
người như nhà văn lớn Nam Cao.” [61, 254]. Hình ảnh con người chết mịn khơng phải
hiếm, nó nhan nhản đó đây trong trang sách Nam Cao: “Không chỉ Thứ, cuộc đời nhiều
nhân vật khác trong tác phẩm Nam Cao cứ trôi đi theo cái kiếp sống mịn vật vờ ấy.” [61,
238]. Ngồi ra, theo ơng, Nam Cao là một nhà hiện thực xuất sắc vì: “cái gốc nền tảng của
chủ nghĩa hiện thực Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo.” [61, 238].
Trong Văn học Việt Nam 1900 - 1945, Hà Văn Đức quan tâm cả đề tài nơng dân lẫn
đề tài trí thức trong những sáng tác của Nam Cao. Nhưng tác giả đặc biệt chú ý đến những
biến động trong đời sống tinh thần của người trí thức mà Nam Cao đặt ra: “Tiếp xúc với
những thực tế khắc nghiệt, trải qua những cuộc vật lộn kiếm sống, con người trí thức tiểu tư

sản bị quăng quật nhừ tử cả thể xác lẫn tâm hồn.” [48, 483]. Quan sát và suy ngẫm về nhịp
sống của người trí thức trong những sáng tác của Nam Cao, Hà Văn Đức gặp gỡ với Phong
Lê ở chỗ cùng phát hiện ra cuộc sống trong văn Nam Cao có vẻ bất động nhưng đầy biến
động: “Ở đó, dưới cái vẻ bề ngoài bất động gần như là dẫm chân tại chỗ nhân vật của Nam
Cao sống, hành động, dằn vặt lo âu, quằn quại trong bế tắc và tuyệt vọng.” [48, 484].
Ngồi ra, cịn có khá nhiều người quan tâm đến sáng tác của Nam Cao, dù không trực
tiếp đi vào vấn đề số phận tinh thần con người nhưng trong bài viết của họ đơi khi cũng
thống qua hay đề cập ít nhiều đến những trang viết chứa đầy những băn khoăn, trăn trở của
đời sống tinh thần con người của Nam Cao. Chẳng hạn như: Chu Văn Sơn nói về nỗi đau
đớn, vật vã của Chí Phèo: “Bởi tỉnh ra, Chí mới nhìn thẳng vào thân phận mình mà nhận ra
tất cả sự thê thảm của nó.” [3, 200]. Hay khi bàn về “cái tứ” trong Lão Hạc và Chí Phèo


tuy không đề cập trực tiếp đến số phận tinh thần con người nhưng Phạm Văn Phúc viết:
“Nam Cao không chỉ mô tả, tái hiện mà nghiền ngẫm về cuộc sống, con người. . .” [3, 297].
Tác giả chỉ ra những bất ngờ chồng chất bất ngờ của ông giáo trước Lão Hạc (Lão Hạc) tạo
nên sức hấp dẫn nhưng cũng chính ở đó Nam Cao đã khắc họa nhiều chỗ xoáy, khúc ngoặt
của đời người: “Diễn biến câu chuyện càng gây cấn, hấp dẫn, nhân vật càng gấp khúc
nhiều tầng phong giữ, vì vậy càng "nhàu nát" khổ đau và sắc nét.” [3, 297]. Cịn Chí Phèo,
ai cũng đinh ninh hắn sẽ chết giữa vũng lầy tha hóa. “Nhưng không! Bản chất lương thiện
và khát khao hướng thiện, dẫu bơ vơ (“bơ vơ nước quỷ non ma”- Đồ Chiểu) vẫn vật vờ đâu
đó trong anh, khắc khoải gầm lên địi sống.” [39, 379].
Ở một bình diện khác, Văn Giá cho rằng khi miêu tả Thị Nở, Nam Cao không sa vào
chủ nghĩa tự nhiên mà chính qua nhân vật này, Nam Cao đã gửi gắm, bộc lộ rõ lòng thương
người tha thiết: “Chủ nghĩa nhân đạo Nam Cao quả là to lớn và thật khác người.” [12, 90].
Mặt khác, Nam Cao không né tránh những mảng tối của kiếp người: “Nam Cao là người
không ngại, và nhiều khi tỏ ra đầy nhiệt hứng sục sạo vào những chỗ lồi lõm, nham nhở của
cõi người.” [12, 91].
Đi vào thực tiễn sáng tác, Phạm Xuân Nguyên đề cập đến chủ nghĩa hiện thực mới
trong sáng tác của Nam Cao. Nhân vật người nơng dân cũng như người trí thức ln đứng

trong tư thế chông chênh giữa lằn ranh tốt - xấu, thiện - ác. . . đi theo quy luật và chịu sự tác
động của hồn cảnh : “Nhân vật ln đứng giữa giáp ranh giữa thiện - ác, hiền - dữ, luôn
luôn ở thế giằng co, chống chọi giữa cái bên trong mình và cái nghịch cảnh ở bên ngồi;
ln luôn ở trạng thái hối hận, nuối tiếc và cô đơn.” [47, 148]. Riêng về nhân vật trí thức,
loại nhân vật thích hợp nhất cho ngịi bút Nam Cao thể hiện tính hướng nội: “Cái chất văn
Nam Cao đọng lại ở những trang viết về người trí thức chính là sự day dứt, trăn trở bên
trong mà ông đã diễn tả, đã làm tốt lên được.” [47, 148].
Đinh Trí Dũng quan niệm Bi kịch tự ý thức - nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo
của Nam Cao. Theo ông văn học hiện thực trước cách mạng không phải chỉ có nhân vật của
Nam Cao mới đặt ra vấn đề tự ý thức. “Các nhân vật tiểu tư sản trong truyện ngắn Thạch
Lam, Nguyên Hồng, Bùi Hiển. . .cũng có những phút giây suy tư dằn vặt đầy cảm động,
nhưng chưa có ai đưa được vấn đề tự ý thức của nhân vật lên đến mức sâu sắc, thường trực,
nhất quán như ở ngòi bút Nam Cao.” [47, 151].
3.2. Nhận định chung


Sáng tác của Nam Cao là một mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ thu hút được sự chú ý của
rất nhiều nhà nghiên cứu. Hơn nửa thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều tâm sức để
khai phá, phát hiện ra cái hay, cái đẹp và cái độc đáo trong tác phẩm Nam Cao. Nhìn chung
ý kiến của các nhà nghiên cứu trên xoay quanh một số vấn đề:
- Chủ nghĩa hiện thực sâu sắc, đặc biệt là hiện thực bên trong của đời sống tinh thần
con người trong tác phẩm Nam Cao.
- Quan niệm về con người của Nam Cao.
- Bi kịch tinh thần khơng lối thốt của con người, họ phải ln ln đấu tranh với
chính bản thân mình.
- Những sáng tác của Nam Cao đạt tới chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Những nhận định trên ít nhiều có liên quan đến vấn đề số phận tinh thần của con người
trong tác phẩm Nam Cao. Tuy nhiên chưa có nhà nghiên cứu nào trực tiếp và đi sâu vào
nghiên cứu vấn đề này mà chỉ nhắc đến vấn đề số phận tinh thần dưới những góc nhìn, khía
cạnh khác. Chẳng hạn như thơng qua vấn đề chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa nhân đạo hay

quan niệm về con người mà họ gợi đến hay lướt qua số phận tinh thần của con người. Như
vậy, có thể nói thật sự chưa có cơng trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu về số phận
tinh thần của con người trong tác phẩm Nam Cao.
Mặc dù chưa đặt vấn đề số phận tinh thần của con người trong tác phẩm Nam Cao là
trọng tâm để nghiên cứu, nhưng trong quá trình tìm hiểu, thẩm định giá trị văn chương Nam
Cao, những phát hiện quý báu của các nhà nghiên cứu là nền tảng, là cơ sở nhất định để
chúng tơi vận dụng trong q trình thực hiện đề tài.

4. Đóng góp của luận văn
Vấn đề số phận tinh thần của con người là một phương diện đặc biệt góp phần tạo nên
sức sống của văn Nam Cao. Ở đây chúng tơi cố gắng đưa ra một cách nhìn chung, có tính hệ
thống về vấn đề số phận tinh thần của con người trong tác phẩm Nam Cao. Từ những băn
khoăn, ray rứt không nguôi của Nam Cao về số phận tinh thần của con người, chủ nghĩa
hiện thực và nhân đạo sâu sắc một lần nữa được khẳng định trong sáng tác của ông.


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu là
phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp hệ thống. Để đưa ra một nhận xét có tính
chất tổng hợp, chúng tôi phải đi vào các thành phần cơ bản của tác phẩm thể hiện số phận
tinh thần của con người. Đồng thời để triển khai vấn đề một cách khoa học, chặt chẽ chúng
tôi đặt vấn đề số phận tinh thần của con người bên cạnh hệ thống các giá trị khác của sáng
tác Nam Cao. Hơn nữa, chúng tôi đặt “Số phận tinh thần của con người trong tác phẩm
Nam Cao” vào trong quá trình canh tân văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX nhằm khẳng định
ý nghĩa, giá trị của vấn đề.
Ngoài hai phương pháp nghiên cứu trên, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp so sánh
và thống kê ở một mức độ nhất định. Trong khi trình bày vấn đề số phận tinh thần của con
người trong tác phẩm Nam Cao, chúng tôi có so sánh, đối chiếu sáng tác của Nam Cao với
sáng tác của Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, và Thạch
Lam, Khái Hưng, Nhất Linh. . .để thấy được nét tương đồng, dị biệt giữa họ và nhằm làm

sáng rõ vấn đề đang quan tâm. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sử dụng phương pháp
thống kê để xác định tần số xuất hiện của số phận tinh thần con người trong tác phẩn Nam
Cao.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận văn gồm 3 chương và phần tài liệu tham khảo.
Chương 1: Con người và thế giới tinh thần trong sáng tác của Nam Cao.
Chương 2: Vấn đề số phận tinh thần trong tác phẩm Nam Cao.
Chương 3: Chủ nghĩa hiện thực tâm lý và vấn đề số phận tinh thần của nhân vật.


CHƯƠNG 1: CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI TINH THẦN TRONG
SÁNG TÁC CỦA NAM CAO
1.1. Cảnh sống tinh thần con người trong tác phẩm Nam Cao
1.1.1. Bản thân thế giới tinh thần của con người cũng là một hiện thực
Đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam có một sự chuyển mình rất lớn. Đó là một cuộc
canh tân văn học trên nhiều phương diện, đặc biệt là quan niệm về con người đã có nhiều
thay đổi thật sâu sắc dựa trên những tiền đề của quá trình chuyển dần từ vô ngã sang hữu
ngã của văn chương hậu kỳ Trung đại cùng với thực trạng đời sống xã hội và sự tác động
mạnh mẽ của văn học Phương Tây. Các nhà văn kế thừa, phát huy và tiếp thu những tinh
hoa văn học dân tộc và văn học Phương Tây để tiếp tục đi sâu vào khám phá thế giới tinh
thần con người. Họ không chỉ dừng lại ở việc “phản ánh con người chỉ thông qua mô tả lịch
sử” mà cịn dị sâu vào mọi ngóc ngách trong tâm hồn con người. Các cây bút khơng ngại
sục sạo tìm kiếm những điều bí ẩn ở bên trong con người, thể hiện khát vọng chinh phục,
khám phá con người để hiểu người và hiểu chính mình như nhà văn lớn Dostoevski khát
khao “Con người là một điều bí ẩn, cần khám phá con người . . . Tơi tìm hiểu điều bí ẩn ấy
vì tơi muốn trở thành con người.” [64, 57].
Văn học hạ kỳ Trung đại đã có sự vượt thốt ra ngồi những khn khổ, quy phạm của
bản thân nó. Bên cạnh những tác phẩm truyện Nơm khuyết danh bình dân sớm đặt ra vấn đề
địi hỏi về hạnh phúc cá nhân và quyền sống con người thì văn học bác học cũng quan tâm

đến con người - cá nhân, từ Chinh phụ ngâm qua thơ Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Cung
oán ngâm tới Truyện Kiều biểu hiện của con người cá nhân đã có những thay đổi vượt
bậc. Nhất là Truyện Kiều - đó là một dấu nhấn thực sự của những dịng xốy trong thế giới
tinh thần con người. Sự đòi hỏi gắt gao, bức thiết về quyền được sống như một con người
bắt đầu ý thức được về mình, con người - cá nhân được thể hiện sâu sắc trong văn chương
hạ kỳ Trung đại. Lê Trí Viễn đã khẳng định: “Con người cá nhân ấy tỏ ra vượt bậc trong
biểu hiện tình cảm, thể hiện nội tâm. Thế giới bên trong mn hình nghìn vẻ, trực tiếp bộc
lộ hoặc mượn thiên nhiên ngoại cảnh mà gửi gắm, có lúc đạt tận nhân tình ở chỗ sâu kín
nhất, tinh tế nhất. Hơn nữa nó khơng chỉ là nó mà nó cịn đủ sức điển hình cho một hạng
người, và rộng hơn tiêu biểu cho thân phận con người nói chung.” [71, 209-210]. Đặc trưng
này chính là nền tảng để các nhà văn hiện đại đầu thế kỷ XX tiếp tục cuộc hành trình đi vào
khám phá và chinh phục thế giới bên trong con người. Tất nhiên nó sẽ mang những đặc


trưng riêng của thời đại. Và mỗi trào lưu văn học đã chọn một con đường riêng và mục đích
khác nhau để đi vào thế giới bên trong đầy bí ẩn của con người. Trên văn đàn rất đa dạng,
phong phú và sơi động lúc bấy giờ, trừ dịng văn học cách mạng phụng sự cho vận mệnh Tổ
quốc, quan tâm sâu sắc đến số phận cả dân tộc, phần lớn các trào lưu văn học khác nghiêng
về quan sát, khám phá con người - cá nhân. Nghĩa là ít nhiều người nghệ sĩ đã hướng ngòi
bút vào thế giới tinh thần con người. Các cây bút thuộc trào lưu văn học lãng mạn đã đi sâu
vào những góc khuất lặng, sâu kín trong lịng người. Những vùng sâu thẳm, những nỗi niềm
trăn trở ấy bấy lâu nay gần như bị che khuất, dồn nén, lãng quên đã được soi rọi, đưa ra ánh
sáng. Thơ Mới thể hiện “cái tôi” cá nhân với những khát khao giao cảm cháy bỏng, với
những dòng cảm xúc đầy biến động của tâm hồn con người. Nó tạo nên một thời đại mới
trong thi ca. Văn chương Tự lực văn đoàn tập trung thể hiện những khát khao tự do u
đương, hơn nhân, tìm kiếm hạnh phúc lứa đôi, chống lễ giáo phong kiến. . . của con người cá nhân. Con người - cá nhân muốn vùng thốt khỏi những khn phép nghiệt ngã, áp đặt
của xã hội phong kiến. Chẳng hạn như: Nửa chừng xuân, Hồn bướm mơ tiên (Khái
Hưng), Lạnh lùng, Đôi bạn, Đoạn tuyệt (Nhất Linh) và Gánh hàng hoa, Đời mưa gió
(Nhất Linh -Khái Hưng). . .Hoặc những sáng tác của Thạch Lam là sự giao thoa giữa chất
hiện thực và lãng mạn thể hiện một nỗi niềm man mác của tâm hồn con người: Gió lạnh

đầu mùa, Dưới bóng hồng lan, Hai đứa trẻ, Ngày mới, Cơ hàng xén . . .Và tuy không là
thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng thuộc trào lưu văn học lãng mạn, Nguyễn Tuân lại
gửi gắm nỗi khát khao cháy bỏng và niềm say mê cuộc sống luôn luôn xê dịch, hướng ngòi
bút vươn tới cái đẹp đạt tận độ, tận mỹ, hướng con người đến cái thiện lương trong:
Nguyễn, Xác ngọc lam, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương. . . Còn các nhà văn hiện
thực thường thiên về miêu tả hiện thực đời sống xã hội. Trong trang viết của họ, con người
phải luôn luôn đối mặt, đấu tranh với thiên tai, dịch họa và tầng lớp thống trị nửa phong
kiến - thực dân mục nát, tàn bạo. Sưu thuế, mất mùa, sự áp bức bóc lột và những tập tục cổ
hủ là nỗi ám ảnh ghê gớm đối với những con người thấp cổ bé miệng. Tiêu biểu như những
sáng tác Việc làng, Làm no, Tắt đèn. . .(Ngơ Tất Tố), Đồng hào có ma, Bước đường
cùng. . .(Nguyễn Công Hoan). Trong khi chủ yếu Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan khắc
họa bức tranh đời sống nông thôn trì trệ, ảm đạm chứa đựng sự nheo nhóc, cái đói giéo giắt,
những tục lệ lưu cửu hàng bao đời, những cái vụn vặt, manh mún của xã hội làng xã. . .và
tiếng trống thúc giục sưu thuế riết róng thì Vũ Trọng Phụng lại vẽ nên một bức tranh đời
sống thành thị đầy rẫy những điều “vô nghĩa lý” và “chó đểu”. Đó là những Số đỏ, Giơng


tố, Trúng số độc đắc, Hồ sê líu hồ líu sê sàng. . . (Vũ Trọng Phụng). Riêng Nam Cao âm
thầm đi theo một hướng khác. Ông gác vấn đề đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội sang
một phía, dành sức mạnh ngịi bút xốy sâu vào thế giới tinh thần con người. Ông dẫn dắt
người đọc đi vào khám phá thế giới tinh thần con người - một miền đất lạ mà quen, vừa
mênh mông sâu thẳm vừa nhỏ bé mong manh. . . tất cả cứ ẩn hiện, bàng bạc trong trang viết
của ông.
Là người đứng trong hàng ngũ của trào lưu hiện thực, Nam Cao quan niệm văn
chương phải là “sự thực ở đời” nhưng đó không phải là sự thực giản đơn của bề mặt đời
sống xã hội, mà bên cạnh việc thể hiện cái hiện thực xã hội hiển nhiên ấy, nhà văn còn
muốn phơi bày trên trang giấy được cái hiện thực đời sống bên trong con người. Nói cách
khác thế giới tinh thần con người cũng là một hiện thực mà nhà văn muốn chiếm lĩnh và gửi
gắm vào tác phẩm của mình.
Từ trước đến nay, người ta hay nói về tun ngôn nghệ thuật của Nam Cao là "nghệ

thuật phải là sự thực ở đời chứ không phải là ánh trăng lừa dối", nhằm nhấn mạnh Nam Cao
là một nhà văn hiện thực chủ nghĩa. Thật ra thì ơng khơng dừng lại ở việc miêu tả, khắc họa
cái “sự thực ở đời” mà ơng cịn đưa ngịi bút phiêu lưu vào những vùng bí ẩn của tâm hồn
con người. Nhà văn đã bộc bạch quan niệm sáng tác của mình qua lời nhân vật Điền trong
Giăng sáng: “Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là
ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm
than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền.” [1, tập 1, 588]. Như vậy, có thể nói so với
những nhà văn hiện thực cùng thời Nam Cao đã đạt đến chủ nghĩa hiện thực thật sự vì trong
sáng tác của ông ẩn đằng sau những hiện thực xã hội là những mảng tối - sáng của hiện thực
bên trong con người. Đâu phải ngẫu nhiên hay vơ tình mà đó chính là tâm huyết, khát vọng
ấp ủ trong lịng mình được Nam Cao gửi cả vào câu nói bốc trời của gã say rượu - Hộ (Đời
thừa): “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là
một tác phẩm chung cho lồi người. Nó vừa phải chứa đựng cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa
đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lịng thương, tình bác ái, sự cơng bình. . .Nó làm cho
người gần người hơn.” [1, tập 1, 614].
Nhìn lại một chặng đường dài của nền văn học Việt Nam, đặc biệt dành nhiều tâm
huyết tìm hiểu về vấn đề con người trong văn học, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà đã khẳng
định: “Bản thân thế giới tinh thần cũng là một hiện thực.” [65, 62]. Theo ông, cái hiện thực
bên trong ấy của con người, ít có nhà văn Việt Nam nào đưa ngịi bút chạm đến. Và có thể


nói, trong số những nhà văn ít ỏi đi vào khám phá thế giới tinh thần con người, Nam Cao là
người đi sâu nhất vào thế giới đó.
Trong khi các nhà văn hiện thực khác say sưa ghi nhận những diễn biến xảy ra trong
đời sống xã hội hàng ngày nhằm vạch trần, phê phán thực trạng xã hội thì dường như Nam
Cao ý thức được điều mà Hegel đã khái qt: “Một hình thức khác của tính khách quan
khơng nhằm mục đích biểu hiện cái bên ngồi với tính cách cái bên ngoài, trái lại nghệ sĩ
chiếm lĩnh đối tượng của mình với tất cả sức mạnh của cảm nghĩ tâm hồn bên trong.” [18,
466]. Cũng viết về người trí thức, người nơng dân. . .cũng khắc họa bức tranh thành thị lẫn
nông thôn nhưng Nam Cao không đi theo vết những nhà văn khác. Ngịi bút của ơng có vẻ

như thờ ơ, lạnh lùng khi miêu tả đời sống con người. Nhưng thật ra đằng sau những trang
viết tưởng chừng như dửng dưng, "Những chuyện không muốn viết" về hiện thực xã hội
là cả một thế giới tinh thần con người đang không ngừng biến động và chuyển dịch. Bức
tranh xã hội ảm đạm là cái nền, cái phông để Nam Cao thể hiện những biến động của tâm
hồn con người. “Biểu hiện cái bên ngồi” khơng phải “với tính cách cái bên ngồi” mà
chính từ những cái bên ngoài ấy thế giới tinh thần bên trong con người được thể hiện hết
sức rõ ràng và sâu sắc. Những sáng tác của Nam Cao được dệt nên bằng chất liệu đời sống
hàng ngày, những cái rất riêng tư của đời sống con người, toàn những cái vụn vặt, nhỏ nhoi,
tủn mủn. Song chính những cái vặt vãnh hàng ngày ấy lại có một sức mạnh ghê gớm, nó ẩn
chứa cả thế giới tinh thần con người đầy phức tạp và tinh vi. Nam Cao miêu tả Chí Phèo, Tự
Lãng (Chí Phèo), Hộ (Đời thừa ). . .đâu phải chỉ để khắc họa chân dung những gã say
rượu. Từ trang viết của ông, những nhân vật ấy bước ngật ngưởng ra cuộc đời mang theo
nhiều tầng ý nghĩa khác nhau rất sâu sắc và độc đáo. Họ uống rất nhiều, uống đến say mềm.
Uống để trốn chạy cuộc sống bế tắc, uống để quên nỗi cô đơn trước cuộc đời. Bởi tỉnh ra thì
làm sao Chí Phèo, Tự Lãng chịu đựng nổi sự cô đơn, lạc lõng; làm sao Hộ sống được trước
sự giằng xé giữa chuyện “áo cơm ghì sát đất” và cái mộng văn chương của mình. Nhưng
họ khơng thể khơng đối mặt với chính mình. Khi tỉnh rượu, Chí Phèo mơ hồ nhớ đến một
thời trai trẻ - hắn đã từng có những ước mơ giản dị và cảm nhận được thân phận của mình
hiện tại “Chí Phèo hình như đã trơng thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cơ
độc, cái này cịn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.” [I, tập l, 115]; còn Hộ cũng nhận ra “Anh.
. .anh . . .chỉ là. . .một thằng khốn nạn!. . .” [1, tập 1, 616]. Những con người đáng thương
ấy tự vấn, dằn vặt lịng mình sau những cơn say.


Phải chăng Nam Cao đã gặp gỡ quan niệm của Hegel trong sáng tác của mình: “Tính
chất lý tưởng cần phải biểu lộ không những trong việc thỏa mãn các nhu cầu vật chất mà cả
trong các quyền lợi có tính chất tinh thần theo khái niệm của nó, yếu tố bản chất thần linh
cần thiết trong các quan hệ này trước sau vẫn là một.” [18, 249]. Đời sống con người thật
sự chứa đựng hai phạm trù: đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa chúng có mối quan
hệ biện chứng và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Một trong những nhu cầu đầu tiên và bức

thiết nhất của đời sống vật chất là cái ăn, vấn đề này không phải là chuyện riêng, nỗi băn
khoăn của một người, một dân tộc mà là vấn đề cả nhân loại quan tâm. Chính nhu cầu vật
chất này đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần con người, tạo nên những vết hằn
khơng thể xóa nhòa trong thế giới tinh thần của con người.
1.1.2. Cái đói, miếng ăn là nỗi ám ảnh khơn cùng trong thế giới tinh thần con
người
Cái đói và miếng ăn là một nỗi ám ảnh đau đớn đối với nhân dân ta hàng bao thế kỷ.
Song trong thực tế, sự thật nỗi đau ấy chưa được phản ánh nhiều trong văn học Trung đại.
Đến đầu thế kỷ XX, cái đói càng hoành hành dữ dội và bi thảm, là nỗi ám ảnh thường trực
trong tâm thức con người đã thôi thúc nhiều ngòi bút quan tâm. Xuất hiện xu hướng văn
chương của những người đói trong văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: Ngô Tất
Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng. . . và Nam Cao cũng thuộc xu
hướng này. Các nhà văn miêu tả thực trạng cái đói rất chân thực, sâu sắc và độc đáo. Ngô
Tất Tố miêu tả cách “Làm no” - người ta nghĩ ra cách ăn đủ thứ trên đời. Đến khi khơng
cịn gì có thể ăn được, người ta sáng chế ra món ăn mới: đất sét nấu với những con cá con
vó được. Hay Thằng ăn cắp (Nguyễn Cơng Hoan) để lấp đầy cái dạ dày trống rỗng đang
kêu lên sùng sục, hắn đã cố quỵt 2 xu bún riêu để rồi phải chịu một trận đòn nhừ tử. Cái đói
cũng len lỏi trong những trang viết phê phán, lên án xã hội lúc bấy giờ: Tắt đèn (Ngô Tất
Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), chủ yếu là miêu tả con người đấu tranh với
các thế lực thống trị để giành lấy miếng cơm manh áo. Nhưng có thể nói so với những cây
bút tên tuổi trên, Nam Cao vẫn là nhà văn viết về cái đói và miếng ăn nhiều hơn, sâu sắc
hơn. Ơng khơng chỉ dừng lại ở việc miêu tả cái đói mà cịn đề cập đến “miếng ăn là miếng
nhục”. Miếng ăn thách thức ghê gớm đối với nhân cách con người, đẩy con người đến hai
cực trái ngược nhau, hoặc mất cả nhân cách, nhân tính như con vật trong Một bữa no,
Quên điều độ, Trẻ con khơng biết ăn thịt chó, Tư cách mõ, Địn chồng, Trẻ con khơng
biết đói . . . hoặc trở thành người chí thiện như Lão Hạc . . .Trong tác phẩm của Nam Cao,


trước cái đói con người quay lại đấu tranh với chính bản thân mình, chống trả cái bản năng
đang kéo phần Người xuống dốc, đến bờ vực thẳm. Chẳng hạn thằng kẻ trộm bực bội với

cái bụng lép kẹp của hắn: “Mày đểu! Mày đểu! Ông chọc mày ra bây giờ.” - Hai người ăn
tết lạ [1, tập 1, 510]. Và hắn rút ra một kết luận chua chát: “Trăm thứ khổ do đấy mà sinh
ra.” [1, tậpl, 510]. Cái đói giày vị con người đến bà lão ngồi bảy mươi (Một bữa no) phải
bật ra lời than thở: “Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao!” [1,
tập 1, 276]. Cuối cùng bà bất lực với cái bụng của mình, trí bà “sáng suốt” nghĩ ra cách
kiếm “một bữa no”. Từ lúc trí bà sáng ra, bà chịu nhục, khơng cịn gì phải giữ gìn “Vả đã
đi ăn chực thì cịn danh giá gì mà làm khách” [1, tập 1, 287]. Bởi cái đói là nỗi ám ảnh
thường trực, khơng ngi với con người nên tác giả đã so sánh rất ví von trong Trẻ con
khơng biết ăn thịt chó: “Kiếp người nản lắm. Trời thì cay nghiệt như một bà già thiếu ăn
ngay từ lúc còn thơ.” [1, tập 1, 248 - 249].
Miếng ăn và nỗi lo toan về miếng ăn có mặt hầu như khắp tác phẩm Nam Cao. Nó hút
hết tâm trí con người vào đấy. Đặc biệt với người trí thức, cái đói trở thành một thảm kịch
kéo ghì con người xuống sát đất. Nó xoa tan những ước mơ, những khát vọng cao đẹp, đóng
lại mọi cánh cửa hy vọng của Tá (Nguyện vọng), Hộ (Đời thừa ), Thứ (Sống mòn), Điền
(Giăng sáng, Nước mắt). . . Nguyễn Đăng Mạnh chỉ ra cái nghèo đưa con người vào cái
vòng lẩn quẩn: “Họ đau khổ, họ tức tối, họ gầm ghè nhau chung quanh một mâm cơm để
rồi sau đó thấy nhục nhã ê chề cho chính cái tâm địa hèn hạ, nhỏ nhen của mình” [35, 284].
Thứ (Sống mịn) nhìn thấy một sự thật cay đắng: “Chừng nào con người còn phải giật của
con người từng miếng ăn thì mới có ăn, chừng nào một số người cịn phải giẫm lên đầu
những người kia để nhơ lên, thì lồi người cịn phải xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn và ích kỷ.” [1,
tập 2, 62]. Thế giới tinh thần con người chứa đầy những băn khoăn, trăn trở, họ cảm thấy
nhục trước áp lực của miếng ăn mà không thể nào vùng thốt khỏi nó. Chưa một lần Thứ
dám nói toạc ra những ý nghĩ của mình và địi hỏi Oanh phải trả công một cách xứng đáng.
Tất cả chỉ diễn ra trong lịng hắn một cách thầm kín, chỉ vừa định nói ra là hắn đã đỏ mặt tía
tai. Nhưng khi chỉ cịn lại một mình Thứ bực bội vô cùng và y lại nghĩ nhất định phải nói ra
thơi, bao nhiêu lần nhất định thì bây nhiêu lần y thấy mình hèn hạ, nhỏ nhen và ích kỷ. Thứ
nghiền ngẫm: “Ai đặt ra cái chữ quốc ngữ cũng đã tài tình lắm; chữ hiền chỉ hơn chữ hèn
có một chữ ì có một cái dấu mũ đó thôi. . .” [1, tập 2, 132]. Bao nhiêu khát vọng, ước mơ
đều tuột khỏi tầm tay của y. Thứ cố sống dè sẻn từng xu và sẻn so cả trong suy nghĩ. Thứ cố
níu giữ lấy nhân cách của mình, gác lại những ước mơ to tác chỉ dám ao ước thầm được



ni bà của mình bằng ngày hai bữa cơm nghèo của người đi ở: “Thứ khơng ao ước gì hơn
là có thể ni bà y mỗi ngày hai bữa cơm của bà Hà bây giờ.” [1, tập 2, 150]. Vậy mà Thứ
cũng khơng thực hiện nổi. Y thấy mình khơng làm chủ được bản thân, y cảm nhận được sự
công phá của sức sống mòn - chết ngay trong lúc sống, “chết ngay trong lúc sống mới thật
là nhục nhã.” [1, tập 2, 318].
1.1.3. Thế giới tinh thần con người và nỗi đau âm ỉ bên trong
Nếu như Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. . .quan tâm thể hiện những
tập tục cổ hủ trong việc cưới xin - ma chay thì Nam Cao cũng viết về những hiện tượng ấy
nhưng với ông tả không phải chỉ để tả. Cảnh đám cưới chạy tang được miêu tả rất sinh
động, chân thực trong Một cảnh rước dâu chạy tang của Nguyễn Tuân hay ở Cô giáo
Minh của Nguyễn Công Hoan. Đám cưới chạy tang ràng buột người con gái với “chữ hiếu”
và cả nỗi chua chát với những toan tính thiệt hơn của người trong cuộc. Nguyễn Tuân đưa ra
một triết lý mỉa mai: “Cái khổ của người này thường là cái sướng của người khác.” - Một
cảnh rước dâu chạy tang. [16, tập 1, 249]. Còn Nam Cao miêu tả đám cưới chạy đói và
chạy nợ. Trong Một đám cưới, tác giả chỉ dành ít dịng ngắn ngủi để miêu tả cảnh đón dâu
buồn bã: “Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lặng lẽ, dắt
díu nhau đi tìm chỗ ngủ.” [1, tập 1, 234]. Phần lớn những trang còn lại ông thể hiện tâm
trạng của người cha trước ngày con gái đi lấy chồng, nghĩ đến cảnh cửa nhà tan tác, thương
con xé lịng nhưng ơng đành bất lực vì khơng có con đường nào khác hơn; là tất cả gia cảnh
và tâm sự của người cha nói với con trước ngày cưới cứ mải miết chảy trong trí Dần “trong
khi đưa đẩy cái chổi cùn trên mặt cái sân con.” [1, tập 1, 227]. Người đi cưới dâu, gia cảnh
cũng chẳng hơn gì. Vâng, bà mẹ chồng ấy cũng toan tính thế nào cho con mình sớm thành
gia thất nhưng không tạo cho ông thông gia một áp lực hay cái nhìn thiếu thiện cảm mà trái
lại đầy cảm thông và chia sẻ bởi cùng phận nghèo. Một đám cưới khơng phải nói đến sum
vầy hạnh phúc, khơng mở ra một tương lai rạng rỡ mà là những giọt nước mắt bất hạnh
đọng lại trước cảnh gia đình phân ly, trước một tương lai ảm đạm và mù mịt.
Đám tang nếu rơi vào tay Tơ Hồi, Ngơ Tất Tố sẽ trở thành câu chuyện phong tục thú
vị hoặc rơi vào tay Vũ Trọng Phụng sẽ trở thành một trò hoạt kê cười ra nước mắt như

“Hạnh phúc của một tang gia” trong Số đỏ. Riêng với Nam Cao thì đám tang của Phúc
(Điếu văn) lặng lẽ diễn ra trong tâm tưởng nhân vật “tôi”. Nhân vật “tôi” không đưa đám,
khơng lẫn trong dịng người đưa ma, bởi “Đã có người vợ trẻ của anh (Phúc) quăn người
lại như một chiếc vỏ bào, và khóc nỉ non như một bản âm nhạc mới.” [1, tập 1, 429]. “Tôi”


buồn nhưng cố nén và che giấu tình cảm của mình “Tơi cố ý đóng cũi sắt tình cảm tơi. Thấy
người ta thương xót q dễ dàng, tơi hóa sợ lịng thương; thấy nhiều người khóc q tài
tình tơi bỗng xấu hổ mỗi khi chực khóc.” [1, tập 1, 429]. Cả cuộc đời Phúc hiện lên trong ký
ức của “tôi” từ ngày còn nhỏ cho đến ngày Phúc nằm xuống huyệt. Một cuộc đời long đong,
vất vả, chẳng lúc nào thảnh thơi cả thể xác lẫn tinh thần, Phúc cứ cố bám víu lấy đời và
chiều lịng người. Anh cố giấu sự ốm yếu của thể xác và dồn nén nỗi đau trong lòng: “Anh
đã gắng gượng lấy sự chăm chỉ, sự nhẫn nhục để bù lại cái sức yếu của anh để gợi lòng
thương của bà chủ ngày xưa, thì bây giờ anh lại gắng gượng lấy sự nng chiều, sự hạ
mình, cố bù lại sự kém cỏi về dung mạo của mình, để mong giữ được lịng u của cô vợ
đẹp.” [1, tập 1, 436]. Vậy mà đời vẫn nghiệt ngã và người vẫn vơ tình với anh! Anh chết rồi
“Bóng tối đời đã phủ kín đơi mắt anh, mở thao láo nhiều đêm để nhìn trong bóng tối những
cảnh nó làm cho anh nhục nhã.” [1, tập 1, 440], nhưng cuộc đời nhọc nhằn và sự ra đi của
anh mãi là nỗi ám ảnh không nguôi đối với người ở lại. Đời là chuyện của chúng tôi
“Những chuyện đời này bây giờ chỉ còn là của chúng tôi. Chúng tôi những kẻ đã đau khổ,
đã uất ức, đã ao ước, đã khát thèm, đã thất vọng và vẫn còn hy vọng mãi và phải hy vọng
mãi.” [1, tập 1, 441]. Câu chuyện mà “tôi” kể trong thương cảm, xót xa thể hiện nỗi khổ
đau, khắc khoải, nhọc nhằn của một kiếp người.
Hầu như mọi cái chết của các nhân vật trong tác phẩm Nam Cao đều để lại những băn
khoăn, day dứt trong lòng người. Từ cái chết của bà lão (Một bữa no), Lão Hạc (Lão Hạc),
Phúc (Điếu văn), anh đĩ Chuột (Nghèo), đến cái chết ấm ức, hể thẹn của lang Rận (Lang
Rận): “Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận trời. Y giận thân. Y tím ruột, tím gan. Y nghĩ đến
cái nhục sáng hôm sau.” [1, tập 1, 428] và cái chết đau đớn, vật vã, dữ dội của Chí Phèo
(Chí Phèo). . . Những cái chết sinh vật ấy đều diễn ra sau một quá trình tự đấu tranh gay
gắt, quyết liệt trong bản thân mỗi con người. Đó là những cái chết không phải theo qui luật

sinh hoa lẽ thường. Con người phải từ giã cõi đời khi khơng cịn khả năng đấu tranh, đối
mặt với phần Người trong mỗi con người và khơng cịn chút hy vọng nào để bám víu ở đời.
Họ đã nhắm mắt trong tâm trạng giằng níu, khủng hoảng trầm trọng của đời sống tinh thần.
Lão Hạc chọn cái chết để giữ lại mảnh vườn cho con, để giữ gìn phẩm cách con người. Lão
chết một cách dữ dội bằng bả chó để chuộc lỗi với con chó Vàng. Bởi ngay sau khi lừa con
Vàng, Lão ân hận vơ cùng: “Thì ra tơi già bằng này tuổi đầu rồi cịn đánh lừa một con chó,
nó khơng ngờ tơi nỡ tâm lừa nó!” [1, tập 1, 201]. Bà cái đĩ, anh đĩ Chuột chết vì miếng ăn,
sống cực lịng q. Lang Rận chết vì y cũng là người có chút chữ nghĩa nên “y nghĩ đến cái


×