Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học của khu vực nam bộ từ năm 1991 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 181 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------

Dương Tấn Giàu

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA KHU VỰC NAM BỘ
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------------

Dương Tấn Giàu

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA KHU VỰC NAM BỘ
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS NGÔ MINH OANH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Ngô
Minh Oanh – giảng viên hướng dẫn của tơi, đã nhiệt tình giúp đỡ nguồn tư liệu
và sửa chữa luận văn giúp tôi.
Thứ hai, xin gửi lời cảm ơn đến q Thầy/Cơ phịng Sau Đại học đã giúp
đỡ tơi trong q trình học cao học và quý Thầy/Cô Khoa Lịch sử trường ĐH Sư
phạm TP.HCM đã giảng dạy tôi từ đại học đến cao học tại trường, giúp đỡ nguồn
tư liệu và định hướng luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, bạn bè và các nhân viên Thư
viện ĐH Sư phạm TP.HCM, Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Khoa học Xã
hội và nhân văn, Thư viện Khoa học Tổng hợp và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
TP.HCM đã hỗ trợ tinh thần, vật chất và giúp đỡ nguồn tư liệu cho tơi trong q
trình thực hiện luận văn.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kì cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Dương Tấn Giàu



DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên

Trang

Bảng 1.1. Số lượng các CSGDĐH của khu vực Nam Bộ

35

Bảng 1.2. Số lượng CSGDĐH phân theo loại hình

37

Bảng 2.1. Những quốc gia được Việt Nam gửi đi đào tạo

53

Bảng 2.2. Các quốc gia có sinh viên được Việt Nam đào tạo

55

Bảng 2.3. Những quốc gia được Việt Nam gửi đi đào tạo (tính đến

56

31 – 12 – 2007)
Bảng 2.4. Các CSGDĐH có hỗ trợ đào tạo cho Campuchia

61


Bảng 2.5. Các CSGDĐH có hỗ trợ đào tạo cho Lào

62

Bảng 3.1. Các CSGDĐH đạt kiểm định AUN

87


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên

Trang

Sơ đồ tổ chức của trường CĐ Cộng đồng Cà Mau

113

Cơ cấu tổ chức phòng HTQT và phát triển dự án của ĐH Khoa học

114

Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ


BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và đào tạo



Cao đẳng

ĐH

Đại học

ĐHQG

Đại học Quốc gia

GDĐH

Giáo dục đại học

GS

Giáo sư

HTQT

Hợp tác quốc tế

KHCN


Khoa học công nghệ

NCKH

Nghiên cứu khoa học

PGS

Phó Giáo sư

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến sĩ

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Quỹ văn hóa giáo dục Liên hợp quốc


1

MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU…………................................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
HỆ THỐNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA KHU VỰC
NAM BỘ .......................................................................................... 21
1.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ ........... 21
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 21
1.1.2. Kinh tế - xã hội .................................................................................... 24
1.2. Hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của khu vực Nam Bộ .................... 28
1.2.1. Thời kỳ trước năm 1975 ...................................................................... 28
1.2.2. Thời kỳ từ sau giải phóng 1975 đến nay ............................................. 34
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 39
Chương 2. HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TRONG GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC CỦA KHU VỰC NAM BỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN
NĂM 2015 ........................................................................................ 41
2.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục đại học và hợp tác quốc tế trong giáo
dục khu vực Nam Bộ .................................................................................. 41
2.2. Hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học .................................. 51
2.2.1. Hợp tác giảng dạy ............................................................................... 51


2

2.2.2. Hợp tác trong nghiên cứu khoa học .................................................... 65

2.3. Hợp tác xây dựng cơ sở vật chất và phát triển nguồn nhân lực .............. 70
2.3.1. Hợp tác xây dựng cơ sở vật chất ......................................................... 70
2.3.2. Hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực ............................................ 76
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 82
Chương 3. NHỮNG ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC
QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA
KHU VỰC NAM BỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN 2015 ......................... 85
3.1. Thành tựu và hạn chế .......................................................................... 85
3.1.1. Thành tựu ............................................................................................ 85
3.1.2. Hạn chế................................................................................................ 93
3.2. Cơ hội và thách thức ......................................................................... 102
3.2.1. Cơ hội ................................................................................................ 102
3.2.2. Thách thức ......................................................................................... 104
3.3. Giải pháp .......................................................................................... 110
3.3.1. Giải pháp chung ................................................................................ 110
3.3.2. Giải pháp cụ thể ................................................................................ 117
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 122
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 129
PHỤ LỤC …………………………………….……………………………….140


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý do khoa học:
Nghiên cứu về hợp tác quốc tế (HTQT) trong lĩnh vực giáo dục đại học (GDĐH)
của khu vực Nam Bộ từ năm 1991 đến năm 2015 sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ
hơn, tồn diện hơn về bức tranh phong phú, đầy màu sắc của nền giáo dục hiện nay.

Nghiên cứu HTQT trong lĩnh vực GDĐH của khu vực Nam Bộ giai đoạn này
giúp hiểu rõ hơn những biến đổi thuộc về kiến trúc thượng tầng cũng như cơ sở hạ
tầng của đất nước ta. Đó là sự đổi mới trong hệ tư tưởng, quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng, của Nhà nước, trong ý thức xã hội nói chung và những biến đổi thuộc
diện mạo cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị…phục vụ giáo dục.
Nghiên cứu về vấn đề này còn giúp hiểu rõ hơn về khu vực Nam Bộ - vùng đất
mới nhưng phát triển năng động, đầy sức sống của đất nước.
Cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, GDĐH với hai mảng là đối nội
và đối ngoại có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Thế nên, nghiên
cứu HTQT trong lĩnh vực GDĐH của khu vực Nam Bộ trong giai đoạn này cũng là dịp
để chúng ta nhìn nhận lại một phần diện mạo nền GDĐH trong nước. Việc đẩy mạnh
phát triển GDĐH trong nước để tạo ra thế và lực vững mạnh, làm cơ sở cho HTQT đạt
hiểu quả hơn. Nhìn rộng ra, phát triển GDĐH còn giúp kéo theo phát triển các lĩnh vực
khác trong tổng thể các lĩnh vực đời sống xã hội nói chung.
Lý do thực tiễn:
Từ thập niên cuối của thế kỷ trước đến nay, xu thế tồn cầu hóa và cuộc cách
mạng khoa học công nghệ (KHCN) diễn ra hết sức mạnh mẽ, thâm nhập vào trong tất
cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Tăng cường hợp tác càng trở nên vô cùng cấp thiết.
HTQT trong GDĐH không chỉ là nhu cầu mà cịn là mục đích, cứu cánh, góp phần vào
sự phát triển của giáo dục nói riêng mà cịn của đất nước nói chung.
Hiện nay, Đảng ta xác định “lấy phát huy nguồn lực con người làm mục tiêu cho
sự phát triển nhanh và bền vững” [11, tr.128]. Để nguồn lực con người được phát huy
hiệu quả, khơng thể phủ nhận vai trị “cốt lõi” của giáo dục, nhất là GDĐH với sứ


4

mệnh tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. HTQT trong GDĐH sẽ góp phần quan
trọng biến sứ mệnh đó thành hiện thực. Khu vực Nam Bộ có nguồn nhân lực dồi dào
nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao lại thiếu thốn thì vấn đề tăng cường HTQT trong

GDĐH lại cần thiết hơn bao giờ hết.
Đại hội Đảng VII (1991) đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Để
thực hiện quốc sách này, Đảng ta chủ trương: “Tăng cường HTQT về giáo dục và đào
tạo. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển
của Việt Nam; tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới. Có cơ chế quản lý phù
hợp đối với các trường do nước ngoài đầu tư hoặc liên kết đào tạo” [11, tr.210]. Luật
Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 đã dành hẳn chương VI để nói về hoạt động
HTQT với mục tiêu: “1. Nâng cao chất lượng GDĐH theo hướng hiện đại, tiếp cận
nền GDĐH tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. 2. Tạo điều kiện để CSGDĐH phát
triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” 1. Như vậy, những văn kiện Đảng, văn
bản quy phạm pháp luật quan trọng của Nhà nước đều khẳng định vai trò nhất quán
của HTQT trong GDĐH.
Với tất cả những suy nghĩ trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực giáo dục đại học của khu vực Nam Bộ từ năm 1991 đến năm 2015” làm
đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình. Chúng tơi hy vọng rằng cơng trình này sẽ là tài liệu
tham khảo hữu ích cho bản thân và sự nghiệp phát triển GDĐH của khu vực Nam Bộ
nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
GDĐH có vai trị cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội nên nhiều nhà khoa
học, xuất phát từ những mục đích và góc độ tiếp cận khác nhau, đã bỏ ra nhiều tâm
huyết, dày công nghiên cứu và đã có nhiều cơng trình khoa học có giá trị ra đời. Có thể
điểm qua những nghiên cứu trên lĩnh vực này như sau:
* Các cơng trình khoa học đã được xuất bản thành sách gồm có:
- Ở nước ngoài

1

/>


5

Qua nghiên cứu và tìm hiểu từ nhiều nguồn, chúng tôi thu thập được những
thông tin như sau:
Về quốc tế hóa trong GDĐH,
- Năm 1999, Bernd Wächter với cơng trình Internationalisation In European
Non-University Higher Education và Ulrich Teichler với Internationalisation As A
Challenge For Higher Education In Europe, quốc tế hóa được nhắc đến như một thách
thức cho GDĐH của riêng khu vực châu Âu.
- Năm 2003, Michael Crossley, Keith Watson với Comparative and International
Research in Education bắt đầu nói đến sự so sánh và nghiên cứu quốc tế giữa các nền
giáo dục. Zha Qiang với Internationalization of Higher Education: Towards a
conceptual framework, Policy future in Education nhắc đến sự quốc tế hóa GDĐH
trong việc thống nhất khn khổ khái niệm và chính sách giáo dục trong tương lai.
- Năm 2004, Ulrich Teichler với The changing debate on internationalisation of
higher education tiếp tục tranh luận về sự thay đổi quốc tế hóa trong GDĐH.
- Năm 2007, Simon Marginson, Marijk van der Wende với Globalisation and
Higher Education đề cập khá toàn diện về vấn đề tồn cầu hóa, GDĐH và sự tác động
qua lại giữa hai yếu tố này. Hai giả Eric Beerkens, Marijk Derwende với The paradox
in international cooperation: Institutionally embedded universities in a global
environment đề cập đến những nghịch lý của HTQT ở khía cạnh thể chế các trường
ĐH trong mơi trường tồn cầu.
- Năm 2008, Jane Knight với Higher Education in Turmoil The Changing World
of Internationalization đề cập sự hỗn loạn của GDĐH trong bối cảnh quốc tế hóa.
- Năm 2009, ba tác giả Philip G. Altbach, Liz Reisberg, Laura E. Rumbley với
Trends in Global Higher Education: Tracking an Academic Revolution bàn đến xu
hướng GDĐH tồn cầu ở khía cạnh học thuật.
- Năm 2011, Barbara M. Kehm với Research on Internationalisation in Higher
Education nghiên cứu khá toàn diện về quốc tế hóa trong GDĐH.
Tóm lại, quốc tế hóa trong GDĐH là mối quan tâm của nhiều học giả nước

ngoài. Theo từng giai đoạn, quốc tế hóa trong GDĐH được mổ xẻ ở từng khía cạnh
khác nhau. Đến nay, hầu như vấn đề quốc tế hóa trong GDĐH đã sáng tỏ.


6

Về xu hướng thương mại hóa giáo dục,
- Năm 2002, Barblan, Andris với The International Provision of Higher
Education: Do Universities Need GATS? Đề cập đến việc ký kết GATS (Hiệp định
chung về thương mại dịch vụ, thuộc về hệ thống WTO).
- Cũng trong năm 2002, Simon Marginson, Gary Rhoades với Beyond national
states, markets, and systems of higher education: A glonacal agency heuristic có
những dự đốn về thị trường giáo dục trong tương lai.
Như vậy, người ta bắt đầu nói đế xu hướng “thương mại hóa” trong giáo dục nói
chung 2.
Vấn đề quản lý, tài chính, thể chế, tác động của công nghệ…đang là mối quan
tâm của nhiều học giả nước ngoài.
- Năm 2002, Betty Collis, Marijk van der Wende với Report: Models of
Technology and Change In Higher Education An international comparative survey on
the current and future use of ICT in Higher Education mổ xẻ sự thay đổi mơ hình cơng
nghệ trong GDĐH và khảo sát, so sánh sự thay đổi mơ hình cơng nghệ trong hiện tại
và tương lai ở môi trường GDĐH.
- Năm 2004, Patricia H. Thornton với Markets from Culture: Institutional Logics
and Organizational Decisions in Higher Education nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa
đối với thể chế và tổ chức trong GDĐH.
- Năm 2008, Ewan Ferlie, Christine Musselin, Gianluca Andresani với The
steering of higher education systems: a public management perspective nói về quản lý
GDĐH ở khía cạnh quản lý công cộng. D. Bruce Johnstone với The Financing and
Management of Higher Education: A Status Report on Worldwide Reforms bàn về hai
vấn đề “nổi cộm” trong GDĐH là tài chính và quản lý. Pierre Darriulat – Việt Nam cần

các trường Đại học và Viện nghiên cứu tốt hơn (đăng trong sách Những vấn đề giáo
dục hiện nay, quan điểm và giải pháp xuất bản năm 2008) cũng đề cập đến chi tiêu tài
chính bất hợp lý, chính sách đối với giáo viên (như đồng lương và chế độ đãi ngộ
người học nước ngồi về chưa tương xứng)…
2

Nói đến thương mại là nói đến thị trường, mua bán. Nhiều quốc gia cho rằng giáo dục là một điều tốt đẹp, tuyệt

đối khơng có chuyện mua bán nên chống lại khuynh hướng này.


7

- Tác giả Mark A.Ashwill với bài viết Caveat emptor – Chọn mặt gửi vàng – Lựa
chọn đối tác Hoa Kỳ đáng tin cậy cho các chương trình đào tạo ( cũng đăng trong
sách Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và giải pháp xuất bản năm 2008).
Bài viết là lời cảnh tỉnh, phải cẩn trọng trong việc lựa chọn đối tác, trường hợp Hoa Kỳ
- vốn được biết đến là nơi có nền GDĐH phát triển mạnh.
Ngồi ra, không gian GDĐH châu Âu cũng là chủ đề được quan tâm, nghiên cứu.
Nhiều ấn phẩm định kỳ nghiên cứu về sự thay đổi GDĐH châu Âu được xuất bản.
- David Crosier, Lewis Purser, Hanne Smidt với Trends V: Universities shaping
The European Higher Education Area (tạm dịch: Xu hướng V: Các trường ĐH định
hình khu vực GDĐH châu Âu) xuất bản năm 2007.
- Andrée Sursock, Hanne Smidt, Howard Davies, Jonna Korhonen, Gerard
Madill, Lesley Wilson với Trends 2010: A decade of change in European Higher
Education (tạm dịch: Xu hướng 2010: Một thập kỷ của sự thay đổi trong GDĐH châu
Âu) xuất bản năm 2010.
Tóm lại, từ những vấn đề chung như quốc tế hóa, tồn cầu hóa, GDĐH, đến các
vấn đề riêng biệt như các yếu tố tác động đến GDĐH (tài chính, quản lý, cơng nghệ,
thể chế, văn hóa, không gian GDĐH Châu Âu…) được các học giả nước ngoài mổ xẻ

khá sâu sắc.
- Ở trong nước
Nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ có nhiều tài liệu. Thế nhưng nghiên cứu về
HTQT trong lĩnh vực GDĐH của khu vực Nam Bộ thì gần như khơng thấy cơng trình
nào. Do vậy, HTQT trong lĩnh vực GDĐH của khu vực Nam Bộ từ năm 1991 đến năm
2015 là một đề tài mới. Với đề tài mới như vậy, vừa có cái thuận lợi vừa có cái khó
khăn. Thuận lợi vì là đây là một lĩnh vực chưa ai khai thác, và cơng trình sẽ có đóng
góp mới mẻ cho kho tàng NCKH nói chung, dù rất nhỏ bé. Khó khăn cũng xuất phát
từ đó, vì khơng thể kế thừa được nhiều kiến thức, phải mất nhiều thời gian và công sức
để thu thập, góp nhặt những kết quả nghiên cứu ở chỗ này, chỗ khác, để có thể hồn
thành cơng trình.
Những nghiên cứu về GDĐH cũng như các hoạt động HTQT trong GDĐH, có
thể kể đến các cơng trình sau đây:


8

Hướng dẫn về quan hệ quốc tế trong giáo dục và đào tạo do Vụ Hợp tác quốc tế
xuất bản năm 1996. Đây là ấn phẩm chứa đựng nhiều thông tin cơ bản và đáng tin cậy
về tình hình HTQT trong giáo dục và đào tạo. Những khía cạnh được đề cập đến bao
gồm tình hình quan hệ quốc tế trong giáo dục và đào tạo những năm gần đây (tính đến
1996) và phương hướng những năm tới (phần I, do Vụ trưởng Trần Văn Nhung, Phó
Vụ trưởng Bùi Cơng Thọ và Chuyên viên Tổng hợp Võ Thế Lực viết), các nước và các
tổ chức có quan hệ về giáo dục và đào tạo với CHXHCN Việt Nam (phần II, III),
hướng dẫn về công tác quan hệ quốc tế (phần IV), hướng dẫn về lễ tân trong quan hệ
quốc tế của ngành giáo dục và đào tạo (phần V) do các chuyên viên trong Vụ HTQT
viết. Đây là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu HTQT trong giáo dục nói chung. Tuy
nhiên, điều đáng tiếc là đến nay (năm 2015) đã gần 20 năm trôi qua, vẫn chưa thấy
một công trình tương tự để tổng kết tình hình HTQT trong giáo dục.
Tác giả Phạm Minh Hạc với Vietnam’s education the current position and future

prospects, xuất bản năm 1998, dành hẵn một chương (Chapter X: Higher education) để
nói về GDĐH, các trang 151 – 164. GDĐH thập niên cuối thế kỷ XX được đề cập đến
trên những khía cạnh: lịch sử các CSGDĐH, hệ thống các CSGDĐH, các môn học và
phương pháp dạy học, số lượng sinh viên (sinh viên) trong nước, sinh viên cử du học ở
nước ngoài, đào tạo sau ĐH. Đặc biệt, số liệu sinh viên Việt Nam du học đến những
nước nào, số lượng bao nhiêu, được đề cập khá chi tiết. Đây là tài liệu quý trong
nghiên cứu về GDĐH trong nước lẫn tình hình HTQT trong GDĐH từ khi xuất hiện
hình thức GDĐH đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.
Cơng trình Ngành giáo dục và đào tạo phía Nam bước vào thế kỷ 21 gồm tập hợp
nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu do Đào Trọng Hùng và Nguyễn Mạnh Hùng
(chủ biên), xuất bản năm 1999. HTQT trong GDĐH được đề cập đến trong bài Ngành
ĐH, CĐ với sự nghiệp giáo dục phía Nam, (khơng rõ tác giả). Mặc dù thơng tin về
HTQT trong GDĐH của Nam Bộ có phần hạn chế, song những nội dung quan trọng
khác của nền giáo dục được đề cập khá kỹ (như xã hội hóa giáo dục, giáo dục từ xa, xu
hướng phát triển giáo dục và đào tạo ở các tỉnh phía Nam…).
Tác giả Lê Văn Giạng với Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt
Nam được xuất bản năm 2003. Sách trình bày một cách khái quát về nền giáo dục Việt


9

Nam qua các giai đoạn lịch sử, phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong từng thời kỳ. Do
tính “giản lược” của sách nên nhiều phần chưa có điều kiện đi sâu. Mặc dù nói “giản
lược” nhưng sách cũng thỏa mãn người quan tâm ở những vấn đề cơ bản, nền tảng của
nền giáo dục trong từng thời kỳ. Tuy HTQT trong lĩnh vực GDĐH của khu vực Nam
Bộ chưa thấy đề cập nhưng tình hình GDĐH trong nước từ sau giải phóng được đề cập
với những nét cơ bản nhất, rất đáng quý trong tình hình nghiên cứu về GDĐH giai
đoạn này có phần khiêm tốn.
Kỷ yếu hội thảo Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học (ĐHQG
TP.HCM cùng Fullbright Program in Vietnam thực hiện năm 2006), gồm 26 tham

luận, xoay quanh vấn đề chất lượng GDĐH – Vấn đề được quan tâm của toàn xã hội
và mọi quốc gia. Đến nay vẫn còn nhiều điều chưa thật sự nhận được sự đồng thuận
của các nhà khoa học xoay quanh việc đảm bảo kiểm định chất lượng GDĐH, nhất là
ý kiến BGD&ĐT phải đứng ngoài việc kiểm định hay nói khác hơn Cơ quan kiểm
định phải “độc lập” với BGD&ĐT, tránh tình trạng “tự biên, tự diễn”, khơng khách
quan. Trong kỷ yếu khơng có tham luận nào chuyên sâu về hoạt động HTQT trong
GDĐH. Tuy nhiên, ta có thể góp nhặt một vài thơng tin về hoạt động HTQT qua một
số tham luận. Ngồi ra, cũng có một số tham luận cịn giúp chúng ta nhìn nhận lại tình
hình GDĐH của nước nhà trên một số khía cạnh. Chẳng hạn, Trần Thị Thu Lương
(Ban Khoa học Công nghệ, ĐHQG TP.HCM) với tham luận Tăng cường liên kết hoạt
động nghiên cứu khoa học với đào tạo để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại
học ở Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, giúp chúng ta nhìn nhận lại tình hình NCKH
ở các CSGD thuộc ĐH quốc gia.
Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và giải pháp là tập hợp bài viết của
nhiều nhà nghiên cứu, xuất bản năm 2008. Liên quan đến HTQT trong GDĐH phải kể
đến tác giả Vũ Quang Việt và cộng sự với Đề án: Sử dụng trí thức Việt kiều để xây
dựng đại học chất lượng cao ở Việt Nam. Tên đề án phản ánh nội dung chính của đề
án – sử dụng trí thức Việt kiều để xây dựng ĐH chất lượng cao. Bên cạnh đó, nhóm
tác giả cịn đi sâu phân tích chương trình học, vấn đề quản trị ĐH, tuyển sinh và tuyển
giáo chức. Một vài bài viết khác cũng liên quan ít nhiều đến HTQT, có thể kể đến như
Nguyễn Đăng Hưng với Nhìn lại giáo dục đại học Việt Nam sau ngày gia nhập WTO


10

là những trăn trở của tác giả đối với GDĐH Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Khơng chỉ chỉ ra thực trạng mà bài viết còn đề cập khá nhiều giải pháp như
Nguyễn Đình Hương với cơng trình Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại,
xuất bản năm 2009, gồm 3 phần với 58 đề mục mà mỗi đề mục là những sự kiện giáo
dục nối tiếp nhau theo dòng chảy lịch sử. Do thời gian nghiên cứu khá rộng, từ cổ chí

kim, lại tập hợp nhiều vấn đề, thế nên tác giả không thể đi sâu hết tất cả các vấn đề.
Nói cách khác, chúng tơi nhận thấy cơng trình có bề rộng nhưng chưa có bề sâu. Cơng
trình sẽ hữu ích cho những ai muốn biết về một sự kiện nào đó thuộc lĩnh vực giáo dục
Việt Nam. Đó hẵn sẽ là sự gợi mở của tác giả cho những đọc giả quan tâm đến vấn đề
của bản thân mình. Với HTQT trong lĩnh vực GDĐH từ năm 1991 đến nay, tác giả đề
cập đến khá nhiều trong nửa cuối của phần hai: nền giáo dục cách mạng và phần ba:
phát triển giáo dục theo hướng hiện đại và hội nhập.
Kỷ yếu hội thảo khoa học Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học
và cao đẳng Việt Nam xuất bản năm 2010 gồm 42 báo cáo phân bổ theo 5 chủ đề: (1)
các vấn đề quản lý chất lượng GDĐH, (2) các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất
lượng GDĐH, (3) kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm các trường, (4) các vấn đề liên
quan đến quản lý GDĐH và (5) các văn bản pháp quy. HTQT được đề cập một cách
“tản mạn” trong một số báo cáo với thông tin không đáng kể. Tuy nhiên, một số báo
cáo giúp chúng ta nhìn lại vấn đề nguồn nhân lực từ đào tạo ĐH hiện nay. Theo ý kiến
chủ quan của chúng tơi, đây là một khía cạnh rất đáng tham khảo. Chẳng hạn, tác giả
Lê Hữu Phước (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM) – Giáo dục đại
học với vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trang 131 –
140; Đào Duy Huân (ĐH Tài chính Marketing) – Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực đại học ở Việt Nam hiện nay, các trang 328 – 334.
Trần Khánh Đức với Giáo trình Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới, biên
soạn năm 2010, cung cấp một số thông tin cơ bản về giáo dục Việt Nam và thế giới
trên các khía cạnh: lịch sử phát triển GDĐH Việt Nam và thế giới, xu hướng phát triển
trong tương lai của GDĐH thế giới, chiến lược đổi mới GDĐH Việt Nam và quản lý
GDĐH. Cơng trình với tổng cộng 93 trang khó có thể nói đến “tồn diện”, song đây là
một cơng trình chun sâu về GDĐH.


11

Nguyễn Duy Bắc với quyển sách Văn hóa giáo dục Việt Nam thời kỳ đổi mới,

xuất bản năm 2012. Vấn đề HTQT trong lĩnh vực GDĐH được đề cập rất ít. Song
người đọc có thể tìm thấy ở cơng trình những thuật ngữ, khái niệm trong lĩnh vực giáo
dục, nhìn nhận những mặt mạnh, yếu của nền giáo dục, tác động của các nhân tố như
tồn cầu hóa và cách mạng KHCN đến giáo dục – đào tạo, hệ thống quản lý giáo
dục…
Năm 2013, nhà xuất bản Tri Thức cho xuất bản sách Giáo dục: Xin cho tơi nói
thẳng, gồm tuyển tập 26 bài viết trong khoảng mười mấy năm trở lại đây của GS.
Hoàng Tụy. Mỗi bài viết là những trăn trở, chia sẽ đầy tâm huyết và trách nhiệm của
GS đối với nền giáo dục nước nhà. Văn phong không hàn lâm, kinh viện mà rất gần
gũi, “thẳng” – như tiêu đề sách, mổ xẻ những “ung nhọt” của nền giáo dục Việt Nam.
Liên quan đến HTQT trong GDĐH có thể kể đến các bài Ước nguyện cuối thế kỷ: Một
cơ chế thông minh để phát huy nội lực, các trang 31 – 35; Đại học Việt Nam trước
thềm thế kỷ XXI, các trang 37 – 58; Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức,
các trang 59 – 76; Cắt bỏ ba khối u dị dạng trên cơ thể giáo dục, các trang 121 – 132;
Kiến nghị - 2004 Chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục, các trang 133 – 155;
Giáo dục đại học trước áp lực thương mại hóa, các trang 175 – 192; Tài năng trong
nền kinh tế tri thức và tồn cầu hóa, các trang 193 – 208; Ngượng, các trang 209 –
212; Có nên đấu thầu các đề tài nghiên cứu khoa học, các trang 213 – 217; Khủng
hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức tồn cầu hóa, các trang 237 –
257; Kiến nghị - 2009 Cải cách, hiện đại hóa giáo dục, các trang 269 – 308; Giáo dục:
Xin cho tơi nói thẳng, các trang 309 – 319; Gian, dỏm – chẳng phải chuyện nhỏ !, các
trang 321 – 328.
Festschrift – Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm (1810 – 2010) Kinh nghiệm thế
giới & Việt Nam là tập hợp bài viết của nhiều nhà khoa học về GDĐH Việt Nam lẫn
thế giới. GDĐH Việt Nam được trình bài trong Phần VI. Việt Nam với bài viết của
các tác giả Ngô Bảo Châu – “Môi trường đại học cần tự do tuyệt đối”, các trang 471 –
475; Lê Xuân Khoa – Đại học miền Nam trước năm 1975 – Hồi tưởng và nhận định,
các trang 537 – 552; Trần Hữu Dũng – Trí thức Việt Nam ở nước ngoài và đại học Việt
Nam, các trang 605 – 613; Box 4 – Vai trò đóng góp của các cộng đồng kiều dân,



12

trang 613; Nguyễn Hải – Một số chuyện linh tinh về giáo dục đại học Việt Nam, các
trang 639 – 644; Vũ Hà Văn – Con số 20.000, các trang 645, 646; Nguyễn Văn Tuấn –
Giáo dục đại học Việt Nam và Thái Lan, các trang 719 – 728.
Kỷ yếu Hội thảo 2014 Hội nhập quốc tế trong quá trình đổi mới giáo dục đại học
Việt Nam tập hợp nhiều bài viết về GDĐH Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế. Từng bài viết là những trăn trỡ, suy tư của các nhà khoa học cho
những vấn đề của nền GDĐH Việt Nam đương đại. Phan Thanh Bình với Hội nhập
quốc tế - con đường tất yếu cho giáo dục đại học thời đại toàn cầu hóa, các trang 5 –
9, chỉ ra những mặt mạnh và yếu, thời cơ và nguy cơ của nền GDĐH Việt Nam; Lâm
Quang Thiệp với Hai ý tưởng quan trọng nên học tập từ Hoa Kỳ: Phân tầng hệ thống
giáo dục đại học và quản lý đầu tư nghiên cứu, các trang 32 – 42, bàn về “ĐH đẳng
cấp thế giới” hay “hệ thống đẳng cấp thế giới về GDĐH” với sự phân chia thành nhiều
tầng, bậc ? và vấn đề nghiên cứu và đào tạo trong các CSGDĐH; Nguyễn Cảnh Huệ
với Giáo dục Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, các trang 161 – 167, phân
tích những thuận lợi và khó khăn của giáo dục Việt Nam trên các mặt chủ quan và
khách quan, cùng với một số khuyến nghị;…
Cũng trong năm 2014, Phạm Đỗ Nhật Tiến (từng là Trợ lý Bộ trưởng BGD&ĐT,
tham gia trực tiếp vào việc xây dựng Luật giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục và
các văn bản pháp quy có liên quan) cùng Phạm Lan Hương (là giảng viên và có q
trình nghiên cứu giáo dục, tham gia các hoạt động HTQT như điều phối viên chương
trình USIA liên kết 4 trường ĐH của Việt Nam – Thái Lan – Hoa Kỳ từ năm 1997 –
2002, thành viên dự án “Nghiên cứu các ĐH châu Á” do GS. Philip Altbach làm chủ
nhiệm năm 2003 – 2004, tham gia thuyết trình nhiều hội thảo quốc tế), đã xuất bản
Giáo dục Việt Nam hội nhập quốc tế gồm 4 phần với tất cả 16 chương, đề cập đến
nhiều khía cạnh của giáo dục Việt Nam lẫn thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đáng chú ý là các chương: quá trình phát triển của nền giáo dục Việt Nam (chương
12), giáo dục Việt Nam ngày nay (chương 13), những vấn đề chung về hội nhập quốc

tế của giáo dục Việt Nam (chương 14), hiện trạng hội nhập quốc tế của giáo dục Việt
Nam (chương 15). GDĐH được đề cập tản mạn trong các chương trước và tập trung
trong chương 16: Giáo dục đại học Việt Nam trên con đường quốc tế hóa, với các nội


13

dung: phân tầng và xếp hạng GDĐH Việt Nam, tự chủ và trách nhiệm giải trình, tuyển
chọn nhân tài, vận động Việt kiều tham gia xây dựng và phát triển nền GDĐH Việt
Nam, NCKH, các dạng liên kết đào tạo quốc tế, chuẩn bị cho sinh viên, giảng viên hội
nhập quốc tế, hướng tới ĐH xuất sắc thay vì ĐH đẳng cấp quốc tế.
Bàn về giáo dục xuất bản năm 2015 là tập hợp những lời tâm huyết, trăn trỡ, suy
tư của những nhà khoa học đầy trách nhiệm với giáo dục nước nhà, được đút kết trong
suốt khoảng thời gian dài tham gia giáo dục. Về vấn đề tư duy giáo dục, đáng chú ý
nhất là các bài của Hồng Tụy (Viện tốn học Hà Nội) – Một số vấn đề khoa học và
giáo dục: Góc nhìn người trong cuộc, các trang 9 – 26; Cao Huy Thuần (GS ĐH
Picardie Pháp) – Trách nhiệm xã hội của đại học, các trang 43 – 65 và Đại học đi về
đâu ?, các trang 67 – 94; Hồ Tú Bảo (Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật
Bản) – Một số ý kiến về nghiên cứu khoa học và giáo dục cao học ở Việt Nam, các
trang 95 – 116; Trần Văn Thọ – Về việc đào tạo và cấp bằng tiến sĩ tại Việt Nam, các
trang 117 – 126; Bùi Trọng Liễu (GS ĐH Paris, Pháp) – Giáo dục đại học: Những vấn
đề chưa được giải quyết thỏa đáng, các trang 127 – 142. Về kinh tế giáo dục, có các
bài của Trần Nam Bình (ĐH New South Wales, Úc) – Đổi mới giáo dục tại Việt Nam:
Một vài nhận định từ quan điểm chính sách kinh tế, các trang 265 – 289; Võ Tòng
Xuân – Việt Nam: Giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng, các trang 291 – 300;
Lê Hồng Thọ - Lao động có kỹ năng: Lỗ hổng nghiêm trọng trong phát triển ở Việt
Nam, các trang 301 – 313. Về cải cách giáo dục, có thể tham khảo các bài của Vũ
Quang Việt – Giáo dục Việt Nam: Nguyên nhân của sự xuống cấp và các cải cách cần
thiết, các trang 361 – 382; tập thể (10) tác giả - Đề án cải cách giáo dục Việt Nam:
Phân tích và đề nghị của nhóm nghiên cứu giáo dục Việt Nam, các trang 411 – 442;

Nguyễn Thiện Tống (ĐH Bách khoa TP.HCM) – Giáo dục đại học Việt Nam chậm cải
tổ, các trang 443 – 471. Thơng tin về HTQT trong GDĐH có phần hạn chế. Đáng chú
ý là tham luận của tập thể 6 tác giả: Hồ Tú Bảo, Trần Văn Thọ (Nhật Bản), Trần Nam
Bình (Úc), Trần Hữu Dũng (Mỹ), Hà Dương Tường (Pháp), Vũ Quang Việt (Liên Hợp
Quốc) – Sử dụng trí thức Việt kiều để xây dựng giáo dục đại học chất lượng cao tại
Việt Nam: Một đề án, các trang 383 – 410. Đề án này đã được in trong quyển Những
vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và giải pháp, xuất bản năm 2008 (ở trên đã có đề


14

cập). Song trong lần in này, nhóm tác giả bổ sung thêm một số nội dung mới và bố cục
lại theo các đề mục (A) Mục tiêu của giáo dục và trách nhiệm xã hội, (B) Giáo dục và
vấn đề ngân sách nhà nước, (C) Giáo dục phổ cập và phân nhánh sau đó, (D) Kế hoạch
cho hệ thống giáo dục, (E) GDĐH và (F) Vài lời kết luận.
Những thông tin về HTQT trong lĩnh vực GDĐH được đề cập tản mác ở một số
cơng trình mà chúng ta có thể kể tên như sau:
- Lịch sử giáo dục Việt Nam của Bùi Minh Hiền, TP.HCM, năm 2005.
- Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam của Phạm Phụ, TP.HCM,
năm 2005.
- 60 năm ngành sư phạm của Nhiều tác giả, TP.HCM, năm 2006.
- Giáo dục đào tạo Việt Nam thời hội nhập của Nhiều tác giả, Hà Nội, năm 2007.
- Đề án Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học của Việt
Nam giai đoạn 2008 – 2015 của BGD&ĐT, Hà Nội, năm 2008.
- Thông tin giáo dục quốc tế và tư liệu tham khảo nghiên cứu giáo dục 2007 –
2009 của Viện Nghiên cứu giáo dục – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – Trung tâm
Nghiên cứu và Giao lưu văn hóa giáo dục quốc tế, TP.HCM, năm 2009.
- Những vấn đề Lịch sử - Văn hóa – Giáo dục Nam Bộ của Võ Xuân Đàn,
TP.HCM, năm 2012.
- Kế hoạch chiến lược phát triển phòng hợp tác quốc tế và phát triển dự án quốc

tế giai đoạn 2011 – 2015 của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.HCM,
năm 2012.
- Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của
Nhiều tác giả, Hà Nội, 2012.
*Các cơng trình nghiên cứu trên các tạp chí gồm:
- Một biện pháp xóa đói giảm nghèo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, (Giáo
dục và thời đại chủ nhật, số 7 (113), ra ngày 16 – 2 – 1997) của Lê Phước Vinh.
- “Triển lãm giáo dục Australia” cơ hội gặp gỡ và phát triển, (Giáo dục và thời
đại chủ nhật, số 23 (129), ra ngày 8 – 6 – 1997) của Đoàn Mai Anh.
- Hợp tác Ấn Độ -Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long, (Giáo dục và thời đại
chủ nhật, số 29 (135), ra ngày 20 – 7 – 1997) của Thùy Dung.


15

- Du học tự túc: không phải là con đường trải thảm, (Giáo dục và thời đại chủ
nhật, số 17 (175), ra ngày 26 – 4 – 1998) của Đào Quốc Toàn.
- Về dự án Viện đại học quốc tế tại Việt Nam, (Giáo dục và thời đại, ra ngày 17 –
11 – 1999) của L.D.
- Các nhà trường Việt Nam gia nhập hệ thống các trường liên kết của UNESCO,
(Giáo dục và thời đại chủ nhật, số 52 (262), ra ngày 16 – 12 – 1999) của Nguyễn Dục
Quang.
- Đại học Cần Thơ trong thời kỳ đổi mới, (Giáo dục và thời đại, số 136 (1838), ra
ngày 19 – 10 – 2000) của Dương Kiều Linh.
- Trích tham luận của các đại biểu tại “Hội nghị về công tác du học tự túc” của
Bộ GDĐT, (Giáo dục và thời đại, số 5, ra ngày 13 – 1 – 2001).
- Từ hiểm họa đến những hứa hẹn: vấn đề chuyển đổi giáo dục đại học Việt Nam
– Một số ý kiến trao đổi, (Tư liệu Giáo dục Quốc tế, số 5) của David Dapice, năm
2005.
- Kinh nghiệm một số quốc gia châu Á về phát triển nguồn nhân lực, trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế - bài học cho Việt Nam, (Tạp chí Khoa học Khoa học xã
hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội, tập 27, số 1, 2011, các trang 52 – 58) của
Nguyễn Mai Hương.
- Quan điểm của Đảng, Nhà nước về hợp tác giáo dục Việt Nam – ASEAN những
năm đầu thế kỷ XXI, (Tạp Lịch sử Đảng, số 3 (268), 3 – 2013) của Nguyễn Thị Mai.
- Giáo dục Đại học có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam hiện trạng và đề xuất
phương hướng (trên cơ sở xem xét xu hướng quốc tế hóa đại học thế giới) của Phạm
Hạnh Minh, năm 2014.
Ngồi ra, các bài viết tổng kết tình hình HTQT trong lĩnh vực GDĐH được đăng
tải trên Cổng thông tin điện tử của từng CSGDĐH là những nghiên cứu quan trọng
góp vào dịng chảy hoạt động HTQT trong lĩnh vực GDĐH của khu vực Nam Bộ.
Tóm lại, dưới lăng kính của các nhà khoa học, nền giáo dục đương đại đã phần
nào được định hình. Tuy nhiên, xét về nội dung, những nghiên cứu về lĩnh vực GDĐH
vẫn cịn mất cân đối và chưa tồn diện. Trong khi mảng GDĐH trong nước được
nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng thì mảng HTQT trong lĩnh vực này cịn ít đề cập. Có


16

chăng chỉ là những phần nhỏ được đề cập sơ lược trong một cơng trình nào đó. Các
nhà nghiên cứu đề cập vắn tắt đến HTQT trong lĩnh vực GDĐH như một sự hồn
chỉnh cho cơng trình nghiên cứu của mình, chứ hồn tồn khơng có chủ định đi sâu
tìm hiểu. Chính vì vậy, chúng tơi nghiên cứu về vấn đề này như một sự cố gắng, góp
phần cùng với các nhà khoa học khác làm rõ thêm nền giáo dục nước nhà nói chung và
GDĐH rói riêng ở mảng HTQT, cũng là để góp thêm tư liệu cho phần này.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản
sau:
Các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đất Nam Bộ tác động đến các
hoạt động đối nội, đối ngoại nói chung, trong đó có HTQT trong GDĐH, nhất là từ sau

đổi mới đến nay.
Sự tác động của tình hình thế giới và trong nước đến hoạt động HTQT trong
GDĐH của khu vực Nam Bộ. Trong đó, nổi bậc một số lĩnh vực chính yếu là đào tạo
và nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và phát triển nguồn nhân lực.
Khẳng định những thành tựu và hạn chế của GDĐH, cơ hội và thách thức trong
giai đoạn hiện tại, tìm ra giải pháp giúp hoạt động HTQT trong GDĐH được hiệu quả
hơn.
4. Đóng góp luận văn
Thực hiện đề tài “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học của khu vực
Nam Bộ từ năm 1991 đến năm 2015”, chúng tôi mong muốn có những đóng góp nhất
định:
- Làm nổi bật vai trò của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối của vùng đất
Nam Bộ và tác động của những yếu tố này đến hoạt động HTQT trong GDĐH.
- Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của hệ thống CSGDĐH của
khu vực Nam Bộ.
- Tình hình HTQT trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sự phát triển nguồn
lực (nhân lực, vật lực) trong GDĐH của khu vực Nam Bộ từ năm 1991 đến nay.
- Đưa ra một số giải pháp chung và cụ thể góp phần phát triển hoạt động HTQT
trong GDĐH của khu vực Nam Bộ.


17

- Cuối cùng, kết quả nghiên cứu còn nhằm phục vụ thiết thực cho giảng dạy sau
này. Cụ thể, để dạy tốt bộ môn Phương pháp dạy học lịch sử ở trường ĐH, cần phải
có những hiểu biết nhất định về nền giáo dục nước nước nhà.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là HTQT trong lĩnh vực GDĐH của khu vực Nam Bộ
trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2015. Cụ thể, ta phải tìm hiểu chủ thể của mối
quan hệ hợp tác đó, tức là các CSGDĐH ở Nam Bộ, các CSGDĐH ở các nước, các tổ

chức, cơng ty, tập đồn có quan hệ hợp tác với các CSGDĐH ở khu vực Nam Bộ.
Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của luận văn còn là bối cảnh lịch sử diễn ra mối quan
hệ hợp tác trong giai đoạn này. Bởi lẽ, bối cảnh lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong
việc quy định tính chất, đặc điểm của hoạt động hợp tác nói chung.
6. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu
6.1. Phạm vi nghiên cứu:
Như tên đề tài đã chỉ rõ, luận văn chỉ nghiên cứu về các nội dung xoay quanh
hoạt động HTQT trong lĩnh vực GDĐH của khu vực Nam Bộ từ năm 1991 đến năm
2015. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:
+ Không gian nghiên cứu là khu vực Nam Bộ với hai vùng chính yếu là Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long). Đề tài cũng dành sự quan tâm
nhất định đề cập đến thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), nơi khơng chỉ được xem là
trung tâm kinh tế, hành chính, tài chính, thương mại lớn mà cịn là trung tâm văn hóa,
giáo dục của khu vực Nam Bộ.
+ Thời gian nghiên cứu được giới hạn bởi hai mốc:
Mốc thời gian mở đầu là năm 1991 với sự kiện Đại hội lần thứ VII (1991) xác
định: “giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Lịch sử GDĐH bước
sang một trang mới.
Mốc thời gian kết thúc là năm 2015. Năm 2015 đang diễn ra, đánh dấu 24 năm
chặng đường mới của nền giáo dục Việt Nam. Chọn mốc thời gian 2015, chúng tơi
hiểu mình sẽ phải cập nhật những thông tin GDĐH trong nước lẫn HTQT trong năm
này.


18

+ Phạm vi nội dung: HTQT trong GDĐH là một lĩnh vực khá rộng, thế nên
chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu các mảng như hoạt động hợp tác giảng dạy, NCKH,
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực.
6.2. Nguồn tài liệu:

Để thực hiện luận văn, chúng tôi nghiêm túc, cẩn trọng kế thừa kết quả nghiên
cứu trong nhiều nguồn tư liệu.
Trước hết, phải kể đến những tài liệu kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin với
các nội dung hết sức thực tế như vật chất – ý thức, tồn tại xã hội – ý thức xã hội, 3 quy
luật cơ bản của phép biện chứng – duy vật, chủ nghĩa Mác – Lê nin với vấn đề con
người… giúp trang bị thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. Tài liệu Văn kiện Đảng
giúp định hướng đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn,
nhất là giai đoạn 1991 đến 2015.
Thứ hai, các nguồn tư liệu từ các cơng trình nghiên cứu các vấn đề cần giải quyết
trong luận văn trước đó. Nguồn tư liệu này bao gồm các loại sách, kỷ yếu, báo, tạp chí,
luận văn, luận án lưu giữ tại các thư viện: Khoa học xã hội, Khoa học Tổng hợp, ĐH
Sư phạm TP.HCM. Trong đó, đáng chú ý là các loại sách nghiên cứu về Nam Bộ và về
GDĐH. Nguồn báo mà chúng tôi khai thác nhiều nhất trong luận văn là Giáo dục và
thời đại, Giáo dục và thời đại chủ nhật…Đây là nguồn tài liệu mang tính cập nhật cho
từng thời kỳ, nhất là giai đoạn thập niên 90 của thế kỷ XX.
Thứ ba, nguồn tư liệu từ những nhà nghiên cứu mà tơi có cơ hội trao đổi. Đó là
những thầy cô từng làm trợ lý của Bộ trưởng BGD&ĐT, thầy cô công tác tại trường
ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Ngồi ra, nguồn tư liệu chắc lọc từ các trang web chính thống của BGD&ĐT,
147 trường ĐH, CĐ trên địa bàn Nam Bộ. Các báo điện tử online (tuoitre.vn,
vnexpress.net…) cũng là nguồn tư liệu quan trọng của luận văn trong tình hình nguồn
tư liệu về HTQT trong GDĐH quá ít.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: luận văn tuân thủ theo quan điểm Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về giáo dục.


×