Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Ngữ nghĩa của liên từ tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.41 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------------------------------------

LAI NHÃ TRÚC

NGỮ NGHĨA CỦA LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS DƯ NGỌC NGÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2006


Trước hết, tôi chân thành biết ơn Tiến só Dư Ngọc Ngân, người đã
quan tâm, động viên và tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc về những đóng góp quý báu của
quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn, cũng như quý thầy cô đã giảng
dạy trong thời gian học cao học tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
Bên cạnh đó, tôi cũng không quên gởi lời cảm ơn đến gia đình và cơ
quan đang công tác vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận
văn.
Tôi sẽ không bao giờ quên tất cả những sự ủng hộ, khuyến khích và
chia sẻ của các bạn học chung lớp Lí luận ngôn ngữ khoá 13.



TPHCM, tháng 5 năm 2006.
Người viết

Lai Nhã Trúc


MỤC LỤC
Trang

Dẫn nhập ....................................................................................................1
0.1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................1
0.2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................3
0.3. Phạm vi đề tài, giới hạn đề tài .................................................................3
0.4. Lịch sử vấn đề ..........................................................................................4
0.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu. ...........................................8
0.6. Đóng góp của luận văn ............................................................................9
0.7. Bố cục của luận văn ...............................................................................10

Chương 1: Tổng quan về liên từ tiếng Việt ...................................11
1.1. Khái niệm liên từ tiếng Việt ..................................................................11
1.2. Phân biệt liên từ với các loại hư từ khác trong tiếng Việt......................13
1.2.1. Phân biệt liên từ với giới từ. ................................................................15
1.2.2. Phân biệt liên từ với trợ từ ..................................................................25
1.2.3. Phân biệt liên từ với phụ từ.................................................................29
1.3. Khái quát ngữ nghóa của liên từ tiếng Việt ...........................................32
1.3.1. Ý nghóa ngữ pháp của liên từ tiếng Việt .............................................33
1.3.2. Ý nghóa ngữ dụng của liên từ tiếng Việt .............................................37
1.4. Phân loại liên từ tiếng Việt ....................................................................39
1.4.1. Dựa vào yếu tố được liên kết ..............................................................39

1.4.2. Dựa vào ý nghóa của liên từ ................................................................42
1.4.3. Thống kê danh sách các liên từ tiếng việt ..........................................45
Tiểu kết ........................................................................................................49


Chương 2: Ngữ nghóa của liên từ tiếng Việt..................................51
2.1. Ý nghóa ngữ pháp của liên từ tiếng Việt ................................................51
2.1.1. Ý nghóa của các liên từ đơn ................................................................51
2.1.1.1. Ý nghóa quan hệ liệt kê ....................................................................51
2.1.1.2. Ý nghóa quan hệ tương phản.............................................................56
2.1.1.3. Ý nghóa quan hệ lựa chọn.................................................................61
2.1.1.4. Ý nghóa quan hệ nối tiếp ..................................................................66
2.1.1.5. Ý nghóa quan hệ đối chiếu ..............................................................67
2.1.1.6. Trường hợp nhiều loại ý nghóa được biểu thị trong liên từ...............68
2.1.2. Ý nghóa của các cặp liên từ sóng đôi ..................................................77
2.1.2.1. Ý nghóa quan hệ nguyên nhân – kết quả .........................................77
2.1.2.2. Ý nghóa quan hệ điều kiện/ giả thiết – kết quả...............................82
2.1.2.3. Ý nghóa quan hệ nghịch nhân quả (nhượng bộ)................................94
2.2. Ý nghóa ngữ dụng của liên từ tiếng Việt. ...............................................99
2.2.1. Ý nghóa liên kết dụng học .................................................................100
2.2.1.1. Liên kết hiển ngôn với hàm ngôn ..................................................101
2.2.1.2. Liên kết hàm ngôn với hàm ngôn ..................................................104
2.2.1.3. Liên kết hiển ngôn với tiền giả định ..............................................106
2.2.1.4. Liên kết hai hành vi ngầm ẩn........................................................107
2.2.2. Ý nghóa định hướng hành vi ngôn ngữ (hành động ngôn từ) .............108
2.2.2.1. Định hướng nghóa về hành vi bác bỏ..............................................108
2.2.2.2. Định hướng nghóa về hành vi khẳng định.......................................110
2.2.2.3. Định hướng nghóa về hành vi nói mỉa và nói dỗi ...........................110
2.2.2.4. Định hướng nghóa về hành vi thề bồi .............................................112
2.2.2.5. Định hướng nghóa về hành vi chấp nhận ........................................112

2.2.2.6. Định hướng nghóa về hành vi bày tỏ thái độ không hài lòng .........113
2.2.3. Ý nghóa đánh giá ...............................................................................113
2.2.3.1. Đánh giá về độ quan trọng của thông tin .......................................114


2.2.3.2. Đánh giá về độ tin cậy của thông tin .............................................115
Tiểu kết .......................................................................................................117

Kết luận ..................................................................................................122
Thư mục tham khảo.....................................................................................123
Ngữ liệu trích daãn ......................................................................................135


DẪN NHẬP
0.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo ngữ pháp truyền thống tiếng Việt, hư từ thường được đề cập
như một phạm trù đối lập với phạm trù thực từ. Nhìn chung, lớp từ này
thường được xem xét, xác định dựa vào những thuộc tính ngữ pháp. Theo
cách nhìn này thì mặt ngữ nghóa, đặc biệt là một số sắc thái nghóa tinh tế
trong giao tiếp hàng ngày gắn với các đơn vị được gọi là hư từ của tiếng
Việt sẽ khó bề được phát hiện một cách đích thực như nó đang có.
Việc không đề cập đến mặt ngữ nghóa cũng như việc tách hư từ ra
khỏi hiệu lực giao tiếp mà chỉ nhấn mạnh chức năng “công cụ thuần túy
ngữ pháp” của hư từ là một việc làm chưa đủ thuyết phục về lí thuyết lẫn
thực tế. Hư từ, tuy chiếm một tỉ lệ rất nhỏ về số lượng so với thực từ,
nhưng hư từ có một vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu trúc ngữ nghóa,
ngữ pháp của các đơn vị ngôn ngữ, đặc biệt đối với ngôn ngữ không biến
hình như tiếng Việt. Đã đến lúc vấn đề hư từ cần được xem xét không
những trong các kết cấu ngữ pháp, mà còn phải được xem xét trong hoạt
động mở của ngôn ngữ gắn với hiện thực giao tiếp của nó, từ góc nhìn ngữ

nghóa học và ngữ dụng học.
Một trong những lớp từ thuộc hệ thống hư từ tiếng Việt là liên từ.
Vấn đề liên từ tiếng Việt cùng những vấn đề hữu quan, từ lâu không còn
là vấn đề mới. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về liên từ tiếng
Việt đã có những đóng góp có giá trị cho ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên,
vấn đề liên từ vẫn chưa được các tác giả chú ý lí giải một cách trọn vẹn.
Việc nghiên cứu liên từ tiếng Việt cho đến nay vẫn còn nhiều điểm bất
đồng.
1


Nhìn chung, liên từ đã được nghiên cứu khá kó trên bình diện ngữ
pháp, chúng thường được xếp vào nhóm từ là công cụ ngữ pháp, có thể
được dùng để nối kết các từ, các ngữ, các câu, và các đoạn văn. Nhưng
trên bình diện ngữ nghóa và ngữ dụng thì nhiều vấn đề về liên từ vẫn chưa
được tập trung nghiên cứu.
Trong ý nghóa của nhiều liên từ, ngoài cái lõi quan hệ lôgic, còn có
những nội dung tình thái đánh giá khiến cho chúng không chỉ là phương
tiện nối kết đơn thuần hình thức. Trước nay, giới Việt ngữ học chưa quan
tâm nhiều đến vấn đề này. Gần đây, một số công trình có quan tâm hơn,
nhưng chủ yếu cũng chỉ là nhân đề cập đến một phạm vi khác có liên
quan, hoặc dừng lại ở những quan sát đơn lẻ chưa bao quát.
Hầu hết các nhà ngữ pháp đều thừa nhận liên từ không có ý nghóa từ
vựng, mà chỉ làm công cụ để biểu hiện các quan hệ ngữ pháp khác nhau.
Thật ra, sự hiện diện của liên từ trong câu đã tạo nên những kiểu nghóa
ngữ pháp, nghóa tình thái khác nhau. Ý nghóa quan hệ, ý nghóa liên kết cú
pháp do các liên từ tạo nên là rất quan trọng. Nếu chỉ nghiên cứu liên từ ở
góc độ hình thức như là một công cụ, một dấu hiệu biểu hiện mối quan hệ
ngữ pháp mà chưa xem xét chúng ở khả năng góp phần biểu hiện ý nghóa
của câu, của lời ở khả năng hành chức của nó trong hoạt động giao tiếp, thì

quả là chưa đủ để hiểu hết giá trị và chức năng của liên từ.
Tóm lại, liên từ có vai trò quan trọng như vậy, cho nên việc nghiên
cứu lớp từ này đã được các nhà ngôn ngữ học đặt ra từ lâu và có nhiều
kiến giải có giá trị. Nhưng vì tính chất phức tạp của của liên từ tiếng Việt
nên cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nhất là các vấn đề: khái
niệm liên từ, việc miêu tả và phân loại liên từ, ý nghóa của liên từ, chức
năng góp phần tạo nghóa của câu và lời của liên từ.
2


Vì tính phức tạp nhưng hấp dẫn của vấn đề liên từ tiếng Việt như
trên, luận văn của chúng tôi đã chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu.

0.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về liên từ tiếng Việt, luận văn của chúng tôi nhằm một
số mục đích sau:
0.2.1. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các nhà
ngôn ngữ học trên thế giới và ở Việt Nam về liên từ nói chung và liên từ
tiếng Việt nói riêng, từ những kết quả khảo sát ngữ liệu, luận văn sẽ xác
định bản chất ngữ nghóa, ngữ pháp của liên từ tiếng Việt, đặc biệt chú ý
đến vai trò của các đơn vị này trong việc tạo nghóa của câu, phát ngôn.
0.2.2. Luận văn miêu tả các ý nghóa ngữ pháp, một số ý nghóa ngữ
dụng do các liên từ tạo nên, từ đó khẳng định khả năng góp phần biểu hiện
ý nghóa của câu, lời, ở khả năng hành chức của liên từ trong hoạt động
giao tiếp.

0.3. PHẠM VI ĐỀ TÀI, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Liên từ, về phương diện lí thuyết đã được các nhà ngữ pháp, các nhà
lôgic ngữ nghóa dày công nghiên cứu và đạt được những thành tựu nhất
định. Từ thực tế đó, luận văn không đi sâu vào tìm hiểu liên từ về phương

diện lí thuyết mà chủ yếu chúng tôi đứng ở góc độ ngữ pháp và dụng học
để khảo sát hoạt động các liên từ tiếng Việt. Từ đó, luận văn khái quát
một số ý nghóa ngữ pháp và ý nghóa ngữ dụng của liên từ tiếng Việt.
0.4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Liên từ tiếng Việt đã được các nhà ngữ pháp nghiên cứu từ rất lâu.
Hầu hết các công trình ngữ pháp tiếng Việt đều có đề cập đến lớp từ này.
3


Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ điểm qua những công trình được
coi là tiêu biểu cho mỗi giai đoạn.
Đầu tiên phải kể đến Trương Vónh Ký với tác phẩm đầu tay là “Tóm
tắt ngữ pháp tiếng Việt” (1867). Trong công trình này, tác giả dành 48
trang nói về từ loại: danh từ , tính từ , đại từ, động từ, và 82 trang để nói về
335 tiểu từ mà tác giả cho rằng “có thể coi như giới từ , liên từ, phó từ hay
thán từ”, và “một số động từ cũng được dùng như tiểu từ. Mười sáu năm
sau, tác giả cho ra đời quyển “Ngữ pháp tiếng Việt”, ở đây, các loại tiểu
từ được miêu tả riêng biệt, và liên từ có 11 tiểu loại.
Nhưng có lẽ kể từ cuốn “Việt Nam văn phạm” (1940) của Trần
Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ thì từ loại tiếng Việt mới bắt đầu
được nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ hơn. Trong công trình nghiên cứu
của mình, các tác giả đã phân chia vốn từ vựng tiếng Việt thành 13 từ loại.
Các tác giả cuốn sách này, một mặt căn cứ vào vai trò trong cấu trúc câu
đơn và câu phức của liên từ, để phân chia liên từ thành hai loại: tập hợp
liên tự và phụ thuộc liên tự. Mặt khác, các tác giả căn cứ vào ngữ nghóa
của các liên tự, để phân chia chúng thành các nhóm nhỏ và nêu rõ ý nghóa
ngữ pháp mà chúng diễn đạt.
Các công trình sau đó có thể kể đến các cuốn “Những nhận xét về
văn phạm Việt Nam” (1948), “Văn phạm Việt Nam” (1952) của Bùi Đức
Tịnh; “Việt ngữ nghiên cứu” (1955) của Phan Khôi, v.v …

Trong các công trình này, những vấn đề về liên từ bắt đầu trở nên
phức tạp hơn bởi các thuật ngữ và các cách phân chia liên từ khác nhau.
Bùi Đức Tịnh nêu ý nghóa của liên từ, phân biệt liên từ với phó từ và thấy
được vài tiếng trong số các liên từ cũng có thể thuộc vào những từ loại
khác. Phan Khôi xếp liên từ vào loại quan hệ từ.
Ở giai đoạn sau đó, có thể nói đến một số công trình như:
4


-“Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (1957-1960) - Lưu Vân Lăng,
Nguyễn Kim Thản.
-“Giáo trình về Việt ngữ” (1962) - Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú.
-“Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam” (1963) – Trương Văn Chình,
Nguyễn Hiến Lê.
-“Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” (1962), tập 1, tập 2, và
“Tiếng Việt của chúng ta” (1980) – Nguyễn Kim Thản v.v…
Các tác giả đã vận dụng được nhiều khái niệm và phương pháp
nghiên cứu của ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu từ loại nói chung và
liên từ nói riêng. Trong lí thuyết từ loại tiếng Việt, các tác giả đã nêu lên
các tiêu chí phân chia từ loại rõ ràng. Tuy vậy, do phương pháp phân loại
khác nhau và cách đánh giá các hiện tượng ngôn ngữ cụ thể còn khác
nhau, nên kết quả phân chia từ loại và tiểu loại liên từ còn nhiều bất đồng.
Từ sau năm 1980 đến nay, các công trình nghiên cứu về ngữ pháp
tiếng Việt đều có đề cập đến liên từ, như:
- “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” (1980) – Nguyễn Anh Quế.
-“Ngữ pháp tiếng Việt” (1983) – Ủy ban Khoa học Xã hội Việt
Nam.
-“Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại” (1986) – Đinh Văn Đức.
-“Ngữ pháp tiếng Việt” (1992), tập 1 – Diệp Quang Ban và Hoàng
Văn Thung.

-“Cú pháp tiếng Việt” (1992), quyển 2 – Hồ Lê.
-“Tiếng Việt” (1995) – Đinh Thanh Huệ. .. v.v
Ở những công trình này, chúng tôi thấy cách gọi tên và cách phân
loại liên từ có khác nhau.
Điểm qua một số công trình tiêu biểu về ngữ pháp tiếng Việt, chúng
tôi nhận thấy rằng liên từ được nghiên cứu khá sâu và khá kó nhưng chæ
5


trên phương diện ngữ pháp, còn trên phương diện ngữ nghóa và dụng học
thì chúng chưa được quan tâm nhiều. Những năm gần đây, khi mà nghóa
học đi sâu vào tìm hiểu nội dung biểu đạt của các đơn vị từ vựng và các
đơn vị cú pháp, đặc biệt là nghóa của hư từ, còn dụng học tỏ ra là một địa
hạt đầy hiệu quả trong việc giải thích các hiện tượng ngôn ngữ trong hoạt
động tương tác ngôn từ, thì các nhà nghiên cứu mới chú ý nhiều đến khía
cạnh ngữ nghóa ngữ pháp và ngữ nghóa ngữ dụng của nhóm từ này. Nhưng
nhìn chung, đó chỉ là những nghiên cứu riêng lẻ chưa bao quát. Có thể kể
đến những nghiên cứu sau:
-“Lô-gich và sắc thái liên từ tiếng Việt (về các liên từ và, hay, hoặc,
nếu … thì…)” (1976), “Ngữ nghóa các từ hư: định hướng nghóa của từ”
(1984), “Ngữ nghóa các từ hư: nghóa của cặp từ” (1984), “Phương thức liên
kết của từ nối” (1985), “Lôgích và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả”
(1990) ,“Lôgích và tiếng Việt” (1999), “Ngữ dụng học” (1999), tập 1, Nguyễn Đức Dân.
-“Ngữ nghóa – ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ý nghóa đánh giá của
các hư từ” (1991), “Ngữ nghóa – ngữ dụng của hư từ: siêu ngôn ngữ và hư
từ tiếng Việt” (1992) - Lê Đông.
-“Nghóa ngữ dụng của cặp liên từ lôgic nếu … thì…” (1999), Phạm
Văn Tình.
-“Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” (1991) - Cao Xuân Hạo.
- “Đại cương ngôn ngữ học” (2001), tập 2 (Ngữ dụng học) - Đỗ Hữu

Châu.
- “Logic-ngôn ngữ học” (2003), Hoàng Phê.
Nhìn chung, trong Việt ngữ học có hai quan điểm là hợp nhất và
lưỡng phân kết từ.
6


- Các tác giả như Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Kim Thản, Phạm Tất Đắc,
Trần Trọng Kim, v.v… không dùng thuật ngữ kết từ mà lưỡng phân kết từ
thành hai loại là giới từ và liên từ.
- Ngược với sự phân loại trên, nhóm thứ hai gồm Trương Văn Chình,
Nguyễn Hiến Lê, Hoàng Tuệ, Nguyễn Tài Cẩn, Lê Cận, Phan Thiều, Đinh
Văn Đức, Diệp Quang Ban, Hồ Lê … không phân ranh giới giữa hai nhóm
từ loại này và gọi chung là kết từ hoặc quan hệ từ hay từ nối. Lê Văn Lý
cũng không tách liên từ ra thành một lớp riêng mà gọi là phụ từ. Ông chia
phụ từ ra thành 4 tiểu loại nhỏ: phụ từ khởi đầu, phụ từ trung gian, phụ từ
tận cùng và phụ từ tự do. Đái Xuân Ninh gộp chung giới từ và liên từ thành
từ định chức.
Có thể khẳng định rằng, việc hợp nhất giới từ và liên từ thành kết
từ hay lưỡng phân chúng là vấn đề chưa có sự thống nhất của các nhà ngôn
ngữ học tiền văn bản nói riêng và của các nhà từ pháp học nói chung. Khi
ngôn ngữ học văn bản ra đời thì các vai trò liên kết văn bản của hầu hết
các từ loại trong các ngôn ngữ trong đó có giới từ và liên từ mới được các
nhà ngôn ngữ học văn bản như Halliday và Hasan, Quirk và các đồng tác
giả, cùng với Trần Ngọc Thêm (1985) nhìn nhận và đưa về phạm trù hoạt
động trọng tâm của nó: các phương tiện liên kết văn bản.

0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU

0.5.1. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này chúng tôi đã sử dụng những phương pháp
sau:
0.5.1.1. Phương pháp phân tích ngữ nghóa ngữ pháp
Luận văn dùng phương pháp này để khảo sát và phân tích ý nghóa
ngữ pháp của liên từ tiếng Việt.
7


0.5.1.2. Phương pháp phân tích ngữ nghóa ngữ dụng
Luận văn dùng phương pháp này để khảo sát và phân tích ý nghóa
ngữ dụng và các sắc thái nghóa ngữ dụng của liên từ tiếng Việt.
0.5.1.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Khi nhận diện một liên từ, để tránh nhầm lẫn với các lớp từ khác,
chúng tôi đã phân biệt liên từ với các loại hư từ khác là giới từ, phụ từ, trợ
từ ( đặc biệt qua khảo sát một số trường hợp có hiện tượng chuyển loại).
Sau khi miêu tả, phân tích các ngữ liệu, chúng tôi tiến hành so sánh
đặc điểm về cấu trúc và ý nghóa của các nhóm liên từ để tìm ra những đặc
điểm khác biệt và tương đồng giữa chúng.

0.5.1.4. Phương pháp thống kê
Dùng phương pháp này, chúng tôi thống kê tất cả các liên từ có
trong tiếng Việt (dựa vào Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê).
Trong những phương pháp trên, chúng tôi dùng phương pháp 0.5.1.1
(phương pháp phân tích ngữ nghóa ngữ pháp) và phương pháp 0.5.1.2
(phương pháp phân tích ngữ nghóa ngữ dụng) là chủ yếu.

0.5.2. Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ các sách
báo và các tài liệu sau:
- Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2003), Nxb Đà Nẵng.

- Một số sách ngữ pháp tiếng Việt (từ loại tiếng Việt).
- Một số tác phẩm văn học và báo chí (có liệt kê trong ngữ liệu trích
dẫn).

0.6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
8


Việc nghiên cứu đề tài này có những đóng góp về mặt lý luận và
thực tiễn, như sau:
0.6.1. Góp phần tìm hiểu đặc điểm của liên từ tiếng Việt (đặc biệt
là trên bình diện ngữ nghóa, ngữ dụng), nhận diện và xác định liên từ, phân
biệt liên từ với các lớp hư từ khác.
0.6.2. Cùng với sự phát triển của các phân ngành ngôn ngữ học
khác, ngữ nghóa học không ngừng có những hướng tìm tòi mới. Hiện nay,
bên cạnh việc nghiên cứu cấu trúc nghóa trong bản thân từng từ, người ta
còn chú ý đến nghóa của từ trong quan hệ với câu, với phát ngôn. Việc
xem xét nghóa của từ còn được đặt trong mối quan hệ với con người – chủ
thể sử dụng ngôn ngữ với một mặt là nội dung của phát ngôn, mặt khác với
thực tiễn, với hoàn cảnh nói năng; tức là vượt ra ngoài cấu trúc ngôn ngữ,
hướng sự chú ý đến bình diện dụng học trong việc nghiên cứu nghóa của từ.
Vận dụng những thành quả của khuynh hướng mới này vào việc nghiên
cứu ngữ nghóa của lớp liên từ tiếng Việt, chúng tôi hi vọng sẽ đạt được
những kết quả khả quan, gần với thực tiễn sử dụng liên từ tiếng Việt hơn.

0.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài hai phần Dẫn nhập và phần Kết luận, nội dung chính của luận
văn được phân thành hai chương.
Chương Một trình bày tổng quan về liên từ tiếng Việt. Trong phần
này luận văn nêu những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu

liên từ tiếng Việt như khái niệm liên từ, phân biệt liên từ với các lớp hư từ
khác, tìm hiểu khái quát về đặc điểm ngữ nghóa của liên từ và phân loại
liên từ.
Chương Hai đi vào phân tích ngữ nghóa của liên từ tiếng Việt dựa
trên sự phân loại liên từ đã có ở chương Một. Trong chương này, chúng tôi
9


phân tích và miêu tả các nhóm ý nghóa ngữ pháp của liên từ tiếng Việt
(bao gồm liên từ đơn và các cặp liên từ sóng đôi), và một số loại ý nghóa
ngữ dụng của liên từ tiếng Việt.

10


Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT
1.1. KHÁI NIỆM LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT
Trên thế giới, những vấn đề từ loại nói chung và liên từ nói riêng đã
được đề cập tới từ một số triết gia và một số trường phái triết học, ngữ văn
học thời Cổ đại Hy Lạp. Aristote, một triết gia Hy Lạp vào thế kỷ IV trước
Công nguyên, đã xác định từ nối (sindesmos), trong đó có liên từ là một bộ
phận của những đơn vị trần thuật bằng ngôn ngữ bên cạnh các yếu tố khác
như yếu tố âm tiết, danh từ (ónóma), động từ (réma), từ trỏ (arthran) …
[Nguyễn Kim Thản, 151, 98]. Trường phái triết học và ngữ văn học
Alexandria Hy Lạp (thế kỷ II, III trước Công nguyên) cũng có nhiều đóng
góp về việc phân định từ loại của từ tiếng Hy Lạp. Dionysius Thrax, một
nhà ngữ pháp học thuộc trường phái này, trong công trình “Ngữ pháp tiếng
Hy Lạp”, đã phân từ tiếng Hy Lạp ra thành 8 từ loại, trong đó có liên từ.

Theo ông, liên từ là “từ nối liền các tư tưởng theo một trật tự nhất định và
chỉ ra sự ngắt đoạn trong sự biểu thị tư tưởng” [Nguyễn Kim Thản, 175,
98], “từ loại liên kết văn bản và chêm vào các khoảng trống trong khi giải
thích nó” [Nguyễn Kim Thản, 69, 98].
Ở Việt Nam, giới Việt ngữ học có nêu khái niệm về liên từ trong
những công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt.
- Liên tự là dùng để nối mấy tiếng cùng một loại, hoặc mấy mệnh
đề, hay mấy câu với nhau.
Ví dụ:
+ Tôi mua sách và vở (tiếng và nối 2 tiếng sách và vở cùng là
danh tự)
11


+ Nó ăn và uống rất nhanh (tiếng và nối 2 tiếng ăn, uống cùng là
động tự)
+ Mua cái bút chì xanh hay đỏ (tiếng hay nối 2 tiếng xanh, đỏ
cùng là tónh từ) [Phạm Tất Đắc, 68, 35]
- Liên từ là những tiếng dùng để nối lại với nhau hai tiếng hoặc hai
mệnh đề, khi nào giữa ý nghóa của hai tiếng cũng như của hai mệnh đề
không có sự tương thuộc nào hết cả. Hai tiếng hoặc hai mệnh đề ấy đồng
một loại với nhau và có nhiệm vụ văn phạm giống như nhau.
Ví dụ:
+ Quyển sách và quyển tập vở này đều là của bạn tôi. [Bùi Đức
Tịnh, 236, 113]
- Liên từ là những từ dùng để liên kết các từ cùng vai trò cú pháp
trong câu đơn, các mệnh đề (hay các vế câu) trong câu phức và liên kết
các câu hay các đoạn văn với nhau, nhằm diễn đạt những ý nghóa ngữ
pháp như: liên kết, chống đối, tường giải, điều kiện, thực thi, nguyên nhân,
kết quả, v.v… [Nguyễn Văn Thành, 479, 97]

Tóm lại, liên từ là những từ có chức năng liên kết các từ ngữ có
cùng vai trò cú pháp trong câu hoặc liên kết các thành phần câu đồng
chức năng, các vế câu, các câu, các đoạn văn, qua đó liên từ thể hiện
những chức năng ngữ nghóa nhất định.
Chức năng liên kết của liên từ được thể hiện trong phạm vi rất rộng,
có liên quan đến nhiều đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau như
từ, ngữ, câu, đoạn văn, văn bản. Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi
chủ yếu khảo sát hoạt động liên từ trong câu.

1.2. PHÂN BIỆT LIÊN TỪ VỚI CÁC LOẠI HƯ TỪ KHÁC TRONG
TIẾNG VIỆT
12


Từ trước tới nay, trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng
Việt theo quan điểm truyền thống, khi phân chia từ ra các từ loại thì bước
đầu tiên các nhà ngữ pháp phân ra thực từ và hư từ.
Với tần số xuất hiện tương đối cao và cùng với những đặc điểm
riêng, hư từ trong tiếng Việt giữ một vai trò quan trọng trong việc diễn đạt
quan hệ ngữ pháp. Hầu hết các nhà ngữ pháp đều thừa nhận thực từ có ý
nghóa chân thực, còn hư từ thì không có ý nghóa từ vựng chân thật mà chỉ
làm công cụ ngữ pháp để biểu hiện các quan hệ ngữ pháp khác nhau. Sự
hiện diện của hư từ trong câu đã tạo nên những kiểu nghóa ngữ pháp, nghóa
tình thái khác nhau.
Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu khi đề cập đến hư từ là
cơ sở phân định chúng. Đối với tiếng Việt, các nhà nghiên cứu thường dựa
vào những cơ sở sau đây:
- Ý nghóa ngữ pháp.
- Ý nghóa từ vựng.
- Khả năng đảm nhiệm các chức vụ cú pháp.

- Nhược hóa về ngữ âm.
- Dựa vào tổ chức đoản ngữ và tổ chức câu.
Các nhà ngữ pháp khi xem xét hư từ trong tiếng Việt còn bộc lộ
nhiều quan điểm, nhiều kiến giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Và
cho đến nay vấn đề nhận diện hư từ vẫn chưa phải là một vấn đề đã khép
kín.
-“ Hư từ là một lớp từ làm phương tiện biểu hiện các quan hệ ngữ
pháp ngữ nghóa khác nhau giữa các thực từ. Hư từ không có ý nghóa từ
vựng” [Hoàng Trọng Phiến, 7, 87]
-“Hư từ là những từ chỉ có ý nghóa ngữ pháp, ý nghóa quan hệ trong
nội bộ ngôn ngữ” [ Lê Cận, Phan Thieàu, 42, 14]
13


-“Hư từ là một tập hợp không lớn về số lượng trong hệ thống từ loại
tiếng Việt nhưng tần số sử dụng khá cao.
Về nghóa: hư từ là những từ có “nghóa hư”, loại nghóa mà không thể
nhờ nó làm sự liên hệ với sự vật, hiện tượng. Ví dụ: rất, với, thì, mà.
Về đặc điểm ngữ pháp:
1. Hư từ cùng với thực từ cấu tạo ngữ, trong đó các thực từ được bổ
sung các nghóa ngữ pháp; ví dụ: nghóa thời gian (xe đã chạy);
nghóa mức độ (lúa rất tốt);
2. Hư từ biểu thị quan hệ cú pháp; ví dụ: quan hệ liên hợp (lúa mùa
và lúa chiêm đều rất tốt); quan hệ hạn định (lúa của hợp tác xã
rất tốt) [Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn, 87 , 122]
Nói chung vấn đề hư từ vừa đa dạng vừa rộng lớn, đề cập đến mặt
nào của hư từ cũng hết sức phức tạp và khó khăn cả về lí luận cũng như
thực tiễn.
Hầu hết các hư từ trong tiếng Việt có nguồn gốc từ thực từ. Trong
những cấu trúc nhất định, trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định,

những thực từ này bị hư hóa dần ý nghóa từ vựng chân thật để trở thành
một từ công cụ nhằm biểu hiện ý nghóa ngữ pháp hoặc ý nghóa quan hệ
nào đó.
“ … Hoàn toàn không nên coi những hư từ là những từ có ý nghóa ngữ
pháp đơn thuần, nghóa là hoàn toàn mất ý nghóa từ vựng. Rõ ràng ở đây có
vấn đề các chức năng khác nhau của một từ loại, trong quá trình biến
chuyển ngữ nghóa từ thực đến hư của một từ. Cho nên, trừ một số ít các hư
từ tạm coi là những hư từ thần túy, tức là những từ vốn xuất hiện từ đầu
như một công cụ ngữ pháp, còn nói chung những hư từ đều có một ý nghóa
từ vựng nhất định. Có như vậy chúng ta mới phản ánh được diện mạo
chung của hư từ, mới có thể tiến hành mô tả những nét nghóa mạnh, yếu
14


khác nhau, từ nghóa hiện đến nghóa ẩn của hư từ. [Hoàng Huy Lập, 11&12,
64]
Khi đi vào khảo sát, chúng tôi thấy ranh giới giữa liên từ và các từ
loại khác không phải lúc nào cũng được xác lập rõ ràng. Do tính chất đơn
lập không biến hình, tiếng Việt có hiện tượng cùng một từ nhưng có khả
năng giữ nhiều chức vụ cú pháp khác nhau. Do vậy, việc vạch ranh giới
giữa chức năng liên từ và các chức năng cú pháp khác nhau của hư từ,
nhìn chung, không phải dễ dàng. Tuy nhiên, để xác định phạm vi và đối
tượng nghiên cứu, và để tìm những tiêu chí nhận diện liên từ, chúng tôi sẽ
tiến hành phân biệt liên từ với một số hư từ khác.

1.2.1. Phân biệt liên từ với giới từ
1.2.1.1. Khái niệm giới từ
Từ trước tới nay, trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng
Việt (đặc biệt là phần từ loại ), các nhà Việt ngữ học đều có xác định khái
niệm giới từ.

- Giới từ là tiếng dùng để nối, để liên lạc một tiếng với túc từ của
nó. [Phạm Tất Đắc, 64, 35]
- Giới từ là tiếng dùng để chỉ sự tương quan ý nghóa giữa một tiếng
và túc ngữ của nó [Bùi Đức Tịnh, 119, 115]
- Giới từ dùng để nối định ngữ với danh từ – thành tố chính hoặc bổ
ngữ gián tiếp với động từ – thành tố chính. [Diệp Quang Ban, 146, 4].
- Giới từ là một loại hư từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối
liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ chính (hoặc từ tổ chính) biểu thị quan hệ
giữa hai đơn vị đó. [ Nguyễn Kim Thản, 330, 100].
- Giới từ diễn đạt quan hệ chính phụ thường dùng để nối định ngữ ấy
với danh từ hoặc bổ ngữ gián tiếp với động từ. [Hữu Đạt, 160, 34]
15


- Giới từ là những từ trợ nghóa ngữ pháp, luôn đi trước danh từ, đại
từ, số từ, để giới hạn hành động hay sự kiện về địa điểm cụ thể, thời gian
cụ thể hoặc biểu thị nguyên nhân, mục đích, đối tượng, phương tiện và
cách thức cụ thể diễn ra hành động trong câu. [Nguyễn Văn Thành, 476,
97]
Tóm lại, giới từ có các đặc điểm sau:
- Về ý nghóa khái quát: Giới từ là những từ có ý nghóa ngữ pháp ,
không có ý nghóa từ vựng, ví dụ: bằng, để, cho, tại, v.v… Một số danh từ,
động từ mất ý nghóa từ vựng, mang công dụng của giới từ như: của, cho,
để, v.v…
- Về đặc điểm ngữ pháp: giới từ là những từ biểu thị quan hệ ngữ
pháp chính phụ giữa các từ, ngữ trong câu. Chúng thực hiện chức năng
liên kết các từ, ngữ trong cùng một câu.

1.2.1.2. Những điểm giống nhau và khác nhau của liên từ với giới từ
Bên cạnh việc xác định khái niệm liên từ, giới từ, các nhà ngữ pháp

học cũng chú ý phân định ranh giới của hai lớp từ này.
- Giới từ khác liên từ ở chỗ nó chỉ quan hệ với từ phụ hay từ tổ phụ
với từ chính hay từ tổ chính. Còn liên từ thì nối liền hai từ hoặc hai đoạn
câu bình đẳng với nhau hoặc những đoạn câu có quan hệ qua lại với nhau.
[ Nguyễn Kim Thản, 331, 100]
- Giới từ tham gia cấu trúc ngữ pháp ở cấp độ cụm từ. Chúng vừa
hoạt động như những thành tố của cụm từ tự do, có thể đứng đầu câu, giữa
câu hay cuối câu. Liên từ thuộc cấp độ cấu trúc câu, nghóa là cấu trúc các
mô hình cú pháp của câu, trong đó có cả cụm từ “giới từ - danh từ”, “giới
từ - số từ”. [Nguyễn Văn Thành, 67- 69, 97]
16


- Giới từ có xu hướng gắn với thành phần phụ như là một yếu tố làm
dạng thức hóa thành phần để nó có thể giữ một chức vụ cú pháp nào đó.
Liên từ đứng trung lập không gắn với thành phần nào và không có khả
năng quy định chức vụ, cú pháp của thành phần
Liên từ có khả năng liên hợp các câu để tạo thành câu ghép, giới từ
có khả năng mở rộng thành phần câu đơn.
Do vậy về mặt phân bố, liên từ hầu như chỉ có dạng: A – q – B còn
giới từ có cả dạng A – q – B lẫn: q – B. [Vũ Văn Thi, 70, 105]
- Liên từ: dùng để nối các từ cùng giữ một chức vụ trong câu, các vế
câu trong một câu ghép hoặc các câu trong một bài văn. Giới từ dùng để
nối định ngữ với danh từ, bổ ngữ với động từ, tính từ. [Bùi Minh Toán, 48,
119].
Tóm lại, theo chúng tôi, liên từ và giới từ có những điểm giống nhau
và khác nhau sau đây:
™Điểm giống nhau
Liên từ và giới từ đều là những từ có chức năng liên kết, không có
ý nghóa từ vựng, chỉ có ý nghóa ngữ pháp (ý nghóa quan hệ). Chính vì điểm

giống nhau này mà cả hai được gọi chung là quan hệ từ hay kết từ.
™ Điểm khác nhau
Tuy nhiên, về cơ bản, đây là hai lớp từ có chức năng ngữ pháp và
ngữ nghóa khác nhau. Có thể tóm tắt những điểm khác nhau như sau
Khác

Liên từ

Giới từ

nhau
1.

- Liên từ có chức năng liên kết các - Giới từ có chức năng liên

Về

thành tố có quan hệ đẳng lập, có kết các thành tố phụ với thành

ngữ

vai trò ngữ pháp như nhau trong tố chính trong ngữ (tức tổ hợp

pháp

một kết cấu ngữ pháp (ngữ hoặc từ chính phụ)
17


câu, đoạn văn) và các vế có quan

hệ phụ thuộc trong câu ghép.
- Liên từ là yếu tố trung gian giữa - Giới từ có khuynh hướng gắn
các thành tố mà nó liên kết.

với thành tố phụ, lập thành
một đơn vị chức năng ở trong
câu (giới từ-B). Vì thế, giới từ
còn được xem là yếu tố dẫn
một thành tố phụ (định ngữ,
bổ ngữ) vào cho thành tố
trung tâm.
- Giới từ biểu thị các loại ý

2.

- Liên từ biểu thị các loại ý nghóa

Về

được tạo nên từ mối quan hệ đẳng nghóa được tạo nên từ mối

ngữ

lập và quan hệ phụ thuộc (qua lại) quan hệ chính phụ giữa các

nghóa giữa các thành tố, như ý nghóa liệt thành tố như ý nghóa phương
kê, tập hợp, lựa chọn, tương phản, tiện, cách thức, thời gian,
đối chiếu, nguyên nhân - kết quả, không gian, nguyên nhân,
điều kiện/ giả thiết - kết quả, v.v…


mục đích, quan hệ so sánh,
v.v…

Có thể tóm tắt chức năng ngữ pháp của liên từ và giới từ trong bảng
sau đây:
Quan hệ

Đẳng lập

Chính phụ

Đơn vị
Từ, ngữ

1. Liên từ

2. Giới từ

Câu

3. Liên từ

4. Liên từ (phụ thuộc)

1.2.1.3. Những từ hoặc là liên từ hoặc là giới từ
18


Trong tiếng Việt có một số từ được dùng như giới từ hoặc liên từ.
™ Nhóm từ chỉ quan hệ nguyên nhân

Theo ngữ pháp truyền thống tiếng Việt, những từ “vì, do, bởi, tại,
nhờ” là những giới từ chỉ quan hệ nguyên nhân vì những từ này liên kết
thành tố phụ chỉ quan hệ nguyên nhân với thành tố chính.
Ví dụ:
(1)Máy bay không thể cất cánh được vì mây mù.
(2) Những người ở đây bị trói buộc bởi tập quán cũ.
(3) Anh ấy thất bại do chủ quan.
(4) Các cháu ngoan là nhờ công dạy dỗ của các thầy.
(5) Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà (tục ngữ).
Trong các câu trên, các từ nối “vì, do, bởi, tại, nhờ” có chức năng
của giới từ, vì chúng liên kết các thành tố phụ “mây mù”, “tập quán cũ”, “
chủ quan”, “công dạy dỗ của thầy”, “mẹ, bà” với thành tố chính là những
ngữ động từ, tính từ trước đó. Các giới từ này còn được xem là có chức
năng dẫn thành tố phụ vào thành tố chính. Về mặt nghóa, những thành tố
phụ này biểu thị nguyên nhân của những trạng thái, tình trạng, sự việc
được biểu thị ở thành tố chính.
Tuy nhiên, những giới từ này có thể được dùng như liên từ khi
chúng được sóng đôi với một từ tương ứng và chúng tạo ra một cặp từ nối
có chức năng của liên từ.
- Bởi … nên/ cho nên
- Do … nên/ cho nên
- Nhờ … nên / cho nên
- Tại … nên/ cho nên
- Vì … nên / cho nên
Ví dụ:
19


(6) Do em không biết nên em mới hỏi.
(7) Tại nó không uống thuốc nên nó mới bệnh nặng thêm.

(8a) Vì cố chăm học nên chẳng mấy chốc bài đã thuộc làu làu.
[Nam Cao, 571, 12]

™ Lưu ý:
1. Có khi những giới từ “vì, do, bởi, tại, nhờ” chỉ xuất hiện một mình
không có từ hô ứng, nhưng vẫn được coi là liên từ. Đó chính là trường hợp
tỉnh lược một từ hô ứng.
Ví dụ:
(8b) Vì cố chăm học φ chẳng mấy chốc bài đã thuộc làu làu.
2. Bên cạnh đó, khi sau “vì, do, bởi, tại, nhờ” là một cụm C-V thì
chúng cũng là liên từ. Đây là trường hợp đảo vị trí của câu có cặp từ hô
ứng.
Ví dụ:
(9) Chúng tôi không đến dự tiệc vì anh ấy không mời.
Ù Vì anh ấy không mời, φ chúng tôi không đến dự tiệc.
(10) “Bà làm thế bởi bà tưởng Sinh đùa” [Nam Cao, 354, 12]
ÙBởi bà tưởng Sinh đùa φ bà làm thế.
™Nhóm từ chỉ quan hệ mục đích
Theo ngữ pháp truyền thống tiếng Việt, nhóm từ “để, cho” là giới từ
chỉ quan hệ mục đích, vì những từ này liên kết thành tố phụ chỉ mục đích
với thành tố chính.
Ví dụ:
(11) Gửi quà cho bạn.
(12) Bổ ích cho nhiều người.
20


×