Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng việt (các bình diện ngữ nghĩa và ứng dụng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

TĂNG THỊ TUYẾT MAI

TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA
TRONG TIẾNG VIỆT
(CÁC BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HỐ NƯỚC NGỒI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

TĂNG THỊ TUYẾT MAI

TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA
TRONG TIẾNG VIỆT
(CÁC BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62 22 02 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HỐ NƯỚC NGỒI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HỒNG DŨNG


Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh – 2017
Tăng Thị Tuyết Mai


MỤC LỤC
BẢNG QUY ƢỚC TRÌNH BÀY ..................................................................... 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 7
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 8
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 15
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 15
1.5. Tƣ liệu nghiên cứu .............................................................................. 16
1.6. Đóng góp của luận án ......................................................................... 17
1.7. Bố cục của luận án .............................................................................. 17
CHƢƠNG MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................................... 19
1.1. Giới thiệu chung về tốt nghĩa, xấu nghĩa ............................................ 19
1.1.1. Khái niệm tốt nghĩa, xấu nghĩa ....................................................... 19
1.1.2. Tốt nghĩa, xấu nghĩa dƣới góc độ ngữ nghĩa học từ vựng và dƣới
góc độ ngữ dụng học ................................................................................. 20
1.2. Sắc thái ngữ nghĩa của từ và quy trình xác lập STNN của từ............. 21
1.2.1. Sắc thái ngữ nghĩa của từ ................................................................ 21
1.2.2. Quy trình xác lập sắc thái ngữ nghĩa của từ .................................... 26

1.3. Sắc thái ngữ nghĩa của phát ngôn và cơ chế tạo ra sắc thái tốt nghĩa,
xấu nghĩa của phát ngôn .............................................................................. 33
1.3.1. Sắc thái ngữ nghĩa của phát ngôn ................................................... 33
1.3.2. Cơ chế tạo ra sắc thái tốt nghĩa, xấu nghĩa của phát ngôn ............. 37
CHƢƠNG HAI
TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA
TRONG DANH TỪ ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT.................................................. 45


2.1. Danh từ đơn vị tốt nghĩa ...................................................................... 51
2.1.1. DTĐV tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh ........................................ 52
2.1.2. DTĐV tốt nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định .... 53
2.2. Danh từ đơn vị trung hòa về nghĩa....................................................... 54
2.2.1. DTĐV trung hoà về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh ........................ 55
2.2.2. DTĐV trung hoà biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định ... 60
2.3. Danh từ đơn vị xấu nghĩa ..................................................................... 70
2.3.1. DTĐV xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh ...................................... 71
2.3.2. DTĐV xấu nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định ... 76
CHƢƠNG BA
TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA
TRONG VỊ TỪ TRẠNG THÁI TIẾNG VIỆT .............................................. 78
3.1. Vị từ trạng thái tốt nghĩa ..................................................................... 82
3.1.1. VTTT tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh ......................................... 83
3.1.2. VTTT tốt nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định ...... 90
3.2. Vị từ trạng thái trung hịa về nghĩa ..................................................... 91
3.2.1. VTTT trung hồ về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh .......................... 92
3.2.2. VTTT trung hoà biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định ..... 99
3.3. Vị từ trạng thái xấu nghĩa ................................................................. 106
3.3.1. VTTT xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh ...................................... 106
3.3.2. VTTT xấu nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định .. 110

3.4. Sắc thái ngữ nghĩa của kết hợp láy xuất phát từ vị từ trạng thái ...... 111
3.5. Mối quan hệ giữa vỏ ngữ âm và sắc thái ngữ nghĩa của các từ
chỉ mức độ cao theo sau vị từ trạng thái ................................................... 116
3.6. Sắc thái ngữ nghĩa của kết hợp chứa vị từ trạng thái
biểu thị một quá trình ................................................................................ 120


CHƢƠNG BỐN
TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA
TRONG VỊ TỪ HÀNH ĐỘNG TIẾNG VIỆT ............................................. 128
4.1. Vị từ hành động tốt nghĩa ................................................................. 131
4.1.1. VTHĐ tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh....................................... 133
4.1.2. VTHĐ tốt nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định ... 135
4.2. Vị từ hành động trung hịa về nghĩa ................................................. 135
4.2.1. VTHĐ trung hồ về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh ....................... 136
4.2.2. VTHĐ trung hoà biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định .. 144
4.3. Vị từ hành động xấu nghĩa ................................................................ 147
4.3.1. VTHĐ xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh ..................................... 148
4.3.2. VTHĐ xấu nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định . 151
CHƢƠNG NĂM
TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA TRONG PHÁT NGÔN KHEN NGỢI,
CHÊ TRÁCH, CHỬI RỦA, MẮNG YÊU ................................................... 154
5.1. Sắc thái ngữ nghĩa của phát ngôn khen ngợi ..................................... 154
5.1.1. Phát ngơn khen ngợi có nghĩa tƣờng minh tích cực ..................... 155
5.1.2. Phát ngơn khen ngợi có nghĩa tƣờng minh trung hồ .................. 158
5.1.3. Phát ngơn khen ngợi có nghĩa tƣờng minh tiêu cực ..................... 160
5.2. Sắc thái ngữ nghĩa của phát ngôn chê trách ....................................... 162
5.2.1. Phát ngôn chê trách có nghĩa tƣờng minh tiêu cực ...................... 162
5.2.2. Phát ngơn chê trách có nghĩa tƣờng minh trung hồ .................... 166
5.2.3. Phát ngơn chê trách có nghĩa tƣờng minh tích cực ...................... 167

5.3. Sắc thái ngữ nghĩa của phát ngơn chửi rủa ........................................ 169
5.3.1. Phát ngơn chửi rủa có nghĩa tƣờng minh tiêu cực ........................ 170
5.3.2. Phát ngôn chửi rủa có nghĩa tƣờng minh trung hồ ..................... 172
5.3.3. Phát ngơn chửi rủa có nghĩa tƣờng minh tích cực ........................ 174


5.4. Sắc thái ngữ nghĩa của phát ngôn mắng yêu ...................................... 175
KẾT LUẬN .................................................................................................. 177
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 181
NGUỒN NGỮ LIỆU .................................................................................... 193
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ.............................................. 194


5

BẢNG QUY ƢỚC TRÌNH BÀY
1. Quy ƣớc về tài liệu trích dẫn
Năm xuất bản và số trang của tài liệu trích dẫn đƣợc đặt trong dấu ngoặc
đơn (), ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm (:). Nếu đoạn trích dẫn gồm nhiều
trang liên tục thì giữa trang đầu và trang cuối có ghi thêm dấu gạch nối (-), ví
dụ (2007: 2-11); nếu đoạn trích dẫn gồm nhiều trang khơng liên tục thì ở giữa
các trang này có chữ “và”, ví dụ (2010: 1 và 2).
2. Quy ƣớc về chú thích nghĩa của từ
Tất cả các định nghĩa không ghi nguồn trong luận án đều đƣợc trích từ
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (2002) chủ biên.
Cách viết của các từ cũng đƣợc sao từ tài liệu này.
3. Quy ƣớc viết tắt
DK: Danh từ khối
DTĐV: Danh từ đơn vị
DTĐVCL: Danh từ đơn vị chất liệu

DTĐVKCL: Danh từ đơn vị không chất liệu
KNKH: Khả năng kết hợp
NC: Ngữ cảnh
SL: Số lƣợng
STNN: Sắc thái ngữ nghĩa
T: Tốt nghĩa
TH: Trung hoà về nghĩa
THX: Khả năng kết hợp với yếu tố trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa
TTH: Khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa


6

TTHX: Khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà và xấu nghĩa
TX: Khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và xấu nghĩa
VTHĐ: Vị từ hành động
VTTT: Vị từ trạng thái
X: Xấu nghĩa


7

MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Khi nói về màu trắng của da ngƣời, trắng hồng, trắng tươi... đƣợc xem
là những từ biểu thị thái độ đánh giá tích cực trong khi trắng hếu, trắng bệch,
trắng nhởn... biểu thị điều ngƣợc lại. Bằng chứng là trắng hồng, trắng tươi...
không thể dùng để chê và trắng hếu, trắng bệch... không thể dùng để khen làn
da của một ngƣời nào đó. Nhƣ vậy, rõ ràng trong tiếng Việt tồn tại những sự
biểu đạt tốt nghĩa (amelioratives) và xấu nghĩa (pejoratives).

Tuy nhiên, một từ tốt nghĩa nhƣ đẹp, tốt… không phải bao giờ cũng dùng
để khen (chẳng hạn nhƣ trong câu: “Đẹp lắm đấy!”, “Đẹp lắm đấy à?”) và
ngƣợc lại, các từ ngữ chuyên dùng để chửi rủa nhƣ “Thằng cha mày!”,
“Thằng chó!”… cũng có lúc đƣợc dùng nhƣ một lời mắng yêu (lời của ngƣời
bà nói với đứa cháu nhỏ của mình). Các từ nhƣ đá, nước, núi, sơng… hồn
tồn trung hồ về sắc thái ngữ nghĩa (STNN) nhƣng nếu đó là các tên riêng
của ngƣời thì “Đá”, “Nước”, “Núi”, “Sơng”… sẽ kém trang trọng hơn nhiều
so với các từ Hán Việt đồng nghĩa: “Thạch”, “Thuỷ”, “Sơn”, “Hà”… Đây
không phải là vấn đề của ngữ nghĩa học từ vựng mà là câu chuyện ngữ dụng
học.
Tốt nghĩa và xấu nghĩa đƣợc giới ngôn ngữ học quan tâm dƣới nhiều
phƣơng diện, có thể là dƣới quan điểm ngôn ngữ học lịch đại hay ngôn ngữ
học đồng đại, cũng có thể là dƣới cái nhìn ngữ âm học, ngữ nghĩa học, ngữ
pháp học hay ngữ dụng học.
Trong luận án này, ngƣời viết sẽ trình bày những vấn đề chung của hiện
tƣợng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt từ hai góc độ: ngữ nghĩa học từ
vựng và ngữ nghĩa học dụng pháp với mục đích đem đến cho ngƣời đọc một
hình dung trọn vẹn về vấn đề này.
Từ góc độ ngữ nghĩa học từ vựng, theo quan điểm ngôn ngữ học đồng


8

đại, luận án nghiên cứu tốt nghĩa và xấu nghĩa ở ba loại đơn vị từ vựng: danh
từ đơn vị (DTĐV), vị từ trạng thái (VTTT), vị từ hành động (VTHĐ). Từ góc
độ ngữ dụng học, luận án tập trung miêu tả sắc thái ngữ nghĩa của các loại
phát ngôn khen ngợi, chê trách, chửi rủa, mắng yêu.
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tốt nghĩa và xấu nghĩa là những khái niệm không xa lạ trong giới ngôn
ngữ học. Chúng thƣờng đƣợc chú ý dƣới dạng danh từ: sự biến đổi tốt nghĩa

(amelioration) và sự biến đổi xấu nghĩa (pejoration).
Nói đến sự biến đổi tốt nghĩa và sự biến đổi xấu nghĩa, trƣớc hết là nói
đến những q trình chuyển nghĩa mang tính chất lịch đại. Trong các cơng
trình nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử, các tác giả thƣờng đề cập đến hai quá
trình này khi bàn về sự biến đổi ngữ nghĩa (semantic change). Hầu nhƣ không
một công trình nào bàn về ngơn ngữ học lịch sử lại khơng bàn về q trình
chuyển nghĩa, và nếu đã bàn về q trình này thì nhất định sẽ khơng bỏ qua
quá trình biến đổi tốt nghĩa và biến đổi xấu nghĩa dƣới hai dạng thức: mở
rộng và thu hẹp nghĩa. Chúng ta có thể nhận ra điều này qua các cơng trình
nghiên cứu theo quan điểm lịch đại: Introduction to Historical Linguistics
(1972) của Anthony Arlotto, Historical Linguistics (1979) của Theodora
Bynon, Historical Linguistics: An Introduction (1992) của Winfred Lehmann,
Understanding Language Change (1994) của April M. S. McMahon, An
Introduction to Historical Linguistics (1997) của Terry Crowley, Language
History – An Introduction (2000) của Andrew L. Sihler, An Approach to
Semantic Change (2003) của Brian D. Joseph và Richard D. Janda…
Về sự biến đổi xấu nghĩa, April M. S. McMahon đã lấy một ví dụ tiếng
Pháp maitresse (bà chủ nhà), từng có nghĩa là “cơ dâu”. Tƣơng tự, sely
(thiêng liêng) đã biến đổi nghĩa thành “ngớ ngẩn”, và từ tiếng Pháp crétin đã
chuyển nghĩa từ “sùng đạo Cơ Đốc” thành “ngu ngốc”. Tác giả cũng đã lấy từ


9

tiếng Anh cổ cniht làm ví dụ cho sự biến đổi tốt nghĩa. Nghĩa gốc của nó là
“ngƣời hầu”, nhƣng tiếng Anh hiện đại có nghĩa là “hiệp sĩ”.
Tốt nghĩa và xấu nghĩa mang tính phổ qt cho mọi ngơn ngữ chứ khơng
giới hạn ở một ngơn ngữ nào. Có lẽ vì vậy mà vấn đề này đƣợc nghiên cứu
trong một phạm vi rộng ở nhiều ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha,
tiếng Nga, tiếng Italia... Trong cơng trình A History of the Spanish Language

(2002), Ralph Penny có bàn về những hậu tố xấu nghĩa trong tiếng Tây Ban
Nha kèm theo những ví dụ thú vị. Chẳng hạn hậu tố -aco trong các từ libraco
(cuốn sách cũ mục nát), pajarraco (con chim xấu xí)… hay hậu tố -ajo trong
các từ cintajo (dải ruy băng loè loẹt), trapajo (giẻ rách)… John J. Kinder và
Vincenzo M. Savini trong Using Italian: A Guide to Contemporary Usage
cũng đã đề cập đến những hậu tố xấu nghĩa tiếng Italia. Chẳng hạn nhƣ hậu tố
-accio (hay -azzo) trong các từ libraccio (cuốn sách dở tệ), ragazzaccio (cậu
bé thơ lỗ), coltellaccio (con dao lớn nguy hiểm)…
Nhìn chung, trƣớc đây, khi bàn về tốt nghĩa và xấu nghĩa, các tác giả chủ
yếu xem xét chúng nhƣ một phần của q trình chuyển nghĩa dƣới quan điểm
của ngơn ngữ học lịch đại.
Trong vài năm gần đây, xấu nghĩa (pejoratives) và đặc biệt là phỉ báng
(slurs) đƣợc giới nghiên cứu ngôn ngữ học thế giới dành cho một sự quan tâm
đặc biệt. Hƣớng nghiên cứu chủ yếu của các tác giả là từ góc độ ngữ nghĩa
học và ngữ dụng học, theo quan điểm ngôn ngữ học đồng đại. C. Hom (2010)
dựa vào nghĩa, chia từ xấu nghĩa ra ba loại: thề thốt (swear words), chửi rủa
(insults) và phỉ báng (slurs). Tác giả cũng phân tích kỹ lƣỡng các đặc trƣng
của lớp từ này trong cơng trình của mình. Adam M. Croom (2011) cũng đề
cập đến hiện tƣợng xấu nghĩa trong các từ phỉ báng. Tác giả tự đặt ra và trả
lời những câu hỏi hết sức cơ bản của vấn đề này dƣới góc độ ngữ nghĩa học
và ngữ dụng học.


10

Năm 2014, một hội thảo dành riêng cho vấn đề xấu nghĩa đã đƣợc tổ
chức tại Đức và có 14 báo cáo ở hội thảo này đƣợc chọn để in trong tuyển tập
Pejoration1. Trong bài viết “What is Pejoration, and how can It be Expressed
in Language?” mở đầu cuốn sách này, Rita Finkbeiner, Jörg Meibauer và
Heike Wiese cho rằng chúng ta có thể tìm thấy hiện tƣợng xấu nghĩa ở các

cấp độ: ngữ âm (phonology), hình thái (morphology), cú pháp (syntax), ngữ
nghĩa (semantics), từ vựng (lexicon). Ngoài ra, các tác giả cịn đề cập đến
hiện tƣợng này từ góc độ ngữ dụng bao gồm hành động ngôn từ (speech acts)
và hàm ý (implicatures). Mƣời ba bài viết khác đƣợc chia làm ba phần: 1. Xấu
nghĩa trong các phạm vi ngôn ngữ khác nhau. 2. Xấu nghĩa, phỉ báng và châm
biếm. 3. Xấu nghĩa trong các ngôn cảnh khác nhau.
Phần I có các bài viết: “Pejorative Prosody” (Walter Sendlmeier, Ines
Steffen & Astrid Bartels), “How do Evaluative Derivational Meanings Arise?
A Bit of Geforsche or Forscherei” (Antje Dammel & Olga Quindt),
“Quantification with Pejoratives” (Daniel Gutzmann & Eric McCready),
“Pejoration, Normalcy Conceptions and Generic Sentences” (Franz d’Avis).
Viết về vấn đề xấu nghĩa trong hiện tƣợng ngôn điệu (prosody), trong bài
viết “Pejorative Prosody”, Walter Sendlmeier, Ines Enterlein và Astrid Bartels
đã chỉ ra rằng những đánh giá mang nghĩa tích cực thƣờng đƣợc nói với giọng
cao, hay thay đổi cao độ và gợi lên ấn tƣợng về một phong cách nói đa dạng,
du dƣơng trong khi đó, ngôn điệu tiêu cực đƣợc đánh dấu bằng một phong
cách nói đơn điệu, có giọng trầm hơn, ít thay đổi cao độ và có tốc độ nói
chậm hơn (Finkbeiner, R., Meibauer, J. & Wiese, H. (eds.) 2016: 21).
Daniel Gutzmann & Eric McCready trong “Quantification with
Pejoratives” đề cập đến một số vấn đề phát sinh khi áp dụng lý thuyết nội

1

Finkbeiner, R., Meibauer, J. & Wiese, H. (eds.) (2016), Pejoration, Amsterdam, Philadelphia: Benjamins.


11

dung biểu cảm (expressive content) của Potts2 vào giải quyết một số trƣờng
hợp xấu nghĩa. Theo các tác giả, lý thuyết này không thể giải quyết đƣợc một

số trƣờng hợp kiểu nhƣ beglotzen trong tiếng Đức hay những biểu thức phản
tôn xƣng (anti-honorifics) trong tiếng Nhật.
Bài viết “How do Evaluative Derivational Meanings Arise? A Bit of
Geforsche or Forscherei” của Antje Dammel & Olga Quindt thảo luận về
hiện tƣợng xấu nghĩa trong mơ hình cấu tạo từ Ge-e and -(er)ei theo quan
điểm ngôn ngữ học lịch đại dựa trên dữ liệu của ngôn ngữ học khối liệu.
Franz d’Avis trong bài viết “Pejoration, Normalcy Conceptions and
Generic Sentences” đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao câu tổng loại
(generic sentences) lại đặc biệt phù hợp để thể hiện thái độ tiêu cực của ngƣời
nói?
Phần II của cuốn sách có các bài viết “Slurring as Insulting” (Jörg
Meibauer), “A Multi-act Perspective on Slurs” (Maria Paola Tenchini & Aldo
Frigerio), “The Meaning and Use of Slurs: An Account Based on Empirical
Data” (Björn Technau), “Pejoration via Sarcastic Irony and Sarcasm” (Marta
Dynel).
Nếu Maria Paola Tenchini & Aldo Frigerio trong “A Multi-act
Perspective on Slurs” tranh cãi rằng phỉ báng (slurs) có liên quan đến hai
hành động ngơn từ: một là mơ tả, hai là biểu cảm thì Jưrg Meibauer trong
“Slurring as Insulting” lại cho rằng phỉ báng là một tiểu loại của chửi rủa và
nó thuộc về phần biểu cảm.
Bài viết “The Meaning and Use of Slurs: An Account Based on
Empirical Data” của Björn Technau bàn về một số khía cạnh thuộc ý nghĩa và
cách sử dụng của các từ phỉ báng đã từng bị lãng quên dựa trên nghiên cứu
thực nghiệm, từ góc độ ngữ dụng học và ngữ nghĩa học. Marta Dynel trong
2

Xem thêm Potts (2005: 153-193).


12


bài viết “Pejoration via Irony and Sarcasm” đề cập đến hiện tƣợng xấu nghĩa
trong các trƣờng hợp châm biếm (irony) và mỉa mai (sarcasm). Tác giả cũng
đã chỉ ra những tƣơng đồng và khác biệt giữa hai trƣờng hợp này đồng thời đề
cập đến một trƣờng hợp khác là sự kết hợp của mỉa mai và châm biếm
“sarcastic irony”.
Phần III của cuốn sách đề cập đến hiện tƣợng xấu nghĩa trong các ngôn
cảnh khác nhau. Heike Wiese & Nilgin Tanis Polat trong bài viết “Pejoration
in Contact: M-reduplication and other Examples from Urban German” đã tập
trung nghiên cứu hiện tƣợng xấu nghĩa trong hình thức láy m- (nhƣ là Coca
Mola) trong tiếng Đức. Ngồi ra, các tác giả cịn bàn về cách dùng của
“Scherz” / “Spaß” trong tiếng Đức và “saka” trong tiếng Thổ Nhĩ Kì. Cũng
trên ngữ liệu tiếng Đức, Rita Finkbeiner trong bài viết “Bla bla bla in
German” đã thảo luận về cách sử dụng của loại cấu trúc bla bla bla. Renate
Fischer và Simon Kollien trong bài viết “Pejorative Aspects Attributed to
Hearing People in Signed Constructed Dialogue” đã trình bày hiện tƣợng xấu
nghĩa trong ngơn ngữ ký hiệu của ngƣời khiếm thính. Cuối cùng, bài viết
“Pejoratives in Korean” của hai tác giả Hyun Jung Koo & Seongha Rhee cung
cấp cho chúng ta những hình dung cơ bản nhất về hiện tƣợng xấu nghĩa trong
tiếng Hàn.
Nhìn chung, cuốn sách Pejoration là một cơng trình nghiên cứu có giá
trị, tập hợp các bài viết về hiện tƣợng xấu nghĩa ở nhiều cấp độ ngôn ngữ,
trong nhiều ngôn cảnh khác nhau.
Trong tiếng Việt, ngồi nghiên cứu của chúng tơi, hầu nhƣ chƣa có cơng
trình nào tập trung bàn về vấn đề này. Trong số đó, đáng kể nhất là các cơng
trình của Nguyễn Ngọc Trâm (1991), Chu Bích Thu (1996) và Nguyễn Thị
Bảo (2003).
Khi đi sâu tìm hiểu bản chất ngữ nghĩa của nhóm từ biểu thị tâm lý –



13

tình cảm trong tiếng Việt, Nguyễn Ngọc Trâm đã đề cập đến tính chất tích
cực / tiêu cực của chúng. Luận án mơ tả cấu trúc ngữ nghĩa điển hình của 19
nhóm vị từ tâm lý – tình cảm cơ bản của tiếng Việt (vui – buồn, tự hào – xấu
hổ, thoả mãn, chán, giận, tiếc, thương, thích…). Chẳng hạn, nhóm vị từ vui –
buồn đƣợc tác giả mơ tả nhƣ sau:
 Trạng thái tâm lý – tình cảm tích cực / tiêu cực
 Cho rằng sự việc xảy ra phù hợp / không phù hợp với yêu cầu,
nguyện vọng của mình.
Có thể nói, cơng trình của Nguyễn Ngọc Trâm khai thác một cách hiệu
quả bản chất ngữ nghĩa – ngữ pháp của nhóm vị từ tâm lý – tình cảm tiếng
Việt, trong đó có chú ý đến thành phần đánh giá, một trong những thành phần
ngữ nghĩa quan trọng của loại đơn vị này.
Cũng nhƣ Nguyễn Ngọc Trâm, Chu Bích Thu đặc biệt chú ý khai thác
thành phần đánh giá khi nghiên cứu ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt hiện đại.
Tác giả chỉ ra hai bộ phận trong cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt: bộ
phận miêu tả và bộ phận đánh giá.
Theo Chu Bích Thu, nghĩa của các tính từ kiểu nhƣ đẹp, xấu, hay, dở…
có thể đƣợc phân tích:
Đẹp:
- Có hình thức
- Gây cảm giác dễ chịu
- Phù hợp với ý thích
Hay:
- Có âm thanh, kỹ thuật…
- Gây cảm giác dễ chịu
- Phù hợp với ý thích
Và cấu trúc nghĩa của chúng có thể khái quát thành ba thành tố:



14

1. Có thuộc tính nào đó tác động vào giác quan
2. Gây cảm giác nào đó
3. Đánh giá tác động do cảm giác gây nên
Trong ba thành tố ngữ nghĩa trên, thành tố (1) biểu thị phạm trù thuộc
tính của bản thân sự vật (hồn tồn mang tính chất khách quan); thành tố (2)
biểu thị phản ứng của con ngƣời trƣớc tác động của thuộc tính sự vật (vừa
mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan) và thành tố (3) biểu thị thái
độ của con ngƣời đối với thuộc tính của sự vật qua sự tác động của thuộc tính
ấy vào giác quan của mình (hồn tồn mang tính chất chủ quan).
Chu Bích Thu áp dụng quan điểm này một cách nhất quán khi miêu tả
đặc trƣng ngữ nghĩa của các tính từ tiếng Việt tiêu biểu trong luận án của
mình.
Khi bàn về ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
(đối chiếu với tiếng Anh), Nguyễn Thị Bảo cũng đã xét đến tiêu chí tích cực,
tiêu cực, trung hồ về ngữ nghĩa và đƣa ra những phân tích khá thú vị. Theo
tác giả, đa số từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh đều
thiên về nghĩa tiêu cực, chẳng hạn nhƣ bị, cáo, lợn, chó, vịt, chuột, ếch, mèo,
ốc, rắn, ruồi… Số lƣợng từ ngữ thiên về nghĩa tích cực rất ít: ngựa, phượng,
rồng… Nghĩa tích cực, tiêu cực hay trung hoà của các đơn vị này do văn hố
của mỗi dân tộc quy định.
Nhìn chung, mặc dù đã chú ý đến hiện tƣợng tốt nghĩa và xấu nghĩa
trong tiếng Việt nhƣ một thành phần quan trọng trong ngữ nghĩa của từ nhƣng
các tác giả chỉ gói gọn vấn đề trong một phạm vi hẹp, chẳng hạn nhƣ trong
một nhóm từ mà thơi. Hơn nữa, các cơng trình này vẫn chƣa đƣa ra một quy
trình đủ hiệu lực để chứng minh sắc thái tốt nghĩa hay xấu nghĩa trong tiếng
Việt.
Năm 2010, luận văn thạc sĩ Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt của



15

chúng tơi mang đến một cái nhìn tƣơng đối tồn diện hơn về vấn đề tốt nghĩa
và xấu nghĩa trong tiếng Việt theo quan điểm ngôn ngữ học đồng đại, dƣới
góc độ ngữ nghĩa học từ vựng dựa trên việc khảo sát một số lƣợng lớn các
đơn vị ngôn ngữ tiếng Việt có biểu hiện thú vị về sắc thái ngữ nghĩa: danh từ
đơn vị và vị từ trạng thái. Cũng trong cơng trình này, lần đầu tiên chúng tơi
đƣa ra một quy trình xác lập sắc thái tốt nghĩa, xấu nghĩa và thứ tự ƣu tiên
trong việc kết hợp sắc thái ngữ nghĩa tốt / xấu.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ, chúng tôi khảo sát hiện tƣợng
tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt từ hai góc độ: ngữ nghĩa học từ vựng
và ngữ nghĩa học dụng pháp, trên quan điểm ngôn ngữ học đồng đại. Cụ thể
là, từ góc độ ngữ nghĩa học từ vựng, luận án tìm hiểu sắc thái ngữ nghĩa của
ba bộ phận từ loại trong tiếng Việt (danh từ đơn vị, vị từ trạng thái, vị từ hành
động) trong đó đặc biệt chú ý đến sự kết hợp của từ trong ngữ cảnh. Từ góc
độ ngữ nghĩa học dụng pháp, chúng tôi quan tâm đến sắc thái ngữ nghĩa của
các loại phát ngôn khen ngợi, chê trách, chửi rủa, mắng yêu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu STNN của ba bộ phận từ loại cơ bản của tiếng Việt:
danh từ đơn vị, vị từ trạng thái và vị từ hành động đồng thời tìm hiểu STNN
của các loại phát ngôn khen ngợi, chê trách, chửi rủa, mắng yêu.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận án của mình, ngƣời viết sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu sau:
1.4.1. Phương pháp miêu tả ngơn ngữ
Để thực hiện có hiệu quả đề tài này, vấn đề miêu tả ngữ nghĩa các đơn

vị, đặc biệt là các đơn vị có biểu hiện phức tạp về sắc thái ngữ nghĩa là việc


16

làm vơ cùng cần thiết. Vì vậy, phƣơng pháp miêu tả ngôn ngữ cũng đƣợc
chúng tôi lƣu ý ở đây.
Trong phƣơng pháp miêu tả ngôn ngữ, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến
thủ pháp phân tích phân bố và thủ pháp sử dụng ngữ cảnh.
Đây là các thủ pháp vô cùng quan trọng trong việc xác định sắc thái ngữ
nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng Việt. Thông qua các kết hợp của từ trong
các loạt ngữ cảnh khác nhau, chúng ta có thể nhận ra sắc thái ngữ nghĩa chứa
đựng trong từ cũng nhƣ những biến đổi ngữ nghĩa (nếu có) qua các loạt ngữ
cảnh nhất định.
1.4.2. Phương pháp thống kê ngôn ngữ
Luận án sử dụng phƣơng pháp này để thống kê số lƣợng các tiểu loại
danh từ đơn vị, vị từ trạng thái và vị từ hành động dựa trên sắc thái ngữ nghĩa
tốt, xấu, trung hoà cũng nhƣ khả năng kết hợp của chúng. Bên cạnh đó, việc
khảo sát mối quan hệ giữa vỏ ngữ âm và sắc thái ngữ nghĩa của các yếu tố chỉ
mức độ cao theo sau vị từ trạng thái cũng cần đến phƣơng pháp này.
1.5. Tƣ liệu nghiên cứu
Vì luận án cần đến một số lƣợng ngữ cảnh đủ lớn để đảm bảo tính chính
xác trong việc xác lập sắc thái ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng Việt
nên việc thu thập tƣ liệu từ nhiều nguồn là vô cùng cần thiết.
 Nguồn tƣ liệu chủ yếu là các loại từ điển (từ điển tiếng Việt, từ điển từ
đồng nghĩa tiếng Việt, từ điển từ láy tiếng Việt…), trong đó Từ điển tiếng
Việt (2002) do tác giả Hồng Phê chủ biên đƣợc xem là nguồn tƣ liệu chính.
 Các văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác nhau cũng đƣợc xem là
nguồn tƣ liệu quan trọng của luận án. Các văn bản này đƣợc thu thập ở cả hai
dạng: nói và viết.



17

1.6. Đóng góp của luận án
1.6.1. Về mặt lý luận
Từ những tiền đề lý thuyết về ngữ cảnh, chúng tôi khái quát một phƣơng
pháp phân tích sắc thái ngữ nghĩa dựa trên ngữ cảnh nhằm xác lập sắc thái
ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng Việt. Theo đó, phân loại và miêu tả
sắc thái ngữ nghĩa của ba bộ phận danh từ đơn vị, vị từ trạng thái và vị từ
hành động tiếng Việt dựa theo phƣơng pháp này là đóng góp chủ yếu của luận
án.
Ngồi ra, chúng tơi cịn dựa vào những tiền đề lý thuyết về các loại
nghĩa của phát ngôn, các phƣơng châm hội thoại, tiền giả định… để xác lập
cơ chế tạo ra sắc thái ngữ nghĩa tốt, xấu của phát ngơn, từ đó miêu tả sắc thái
ngữ nghĩa của bốn loại phát ngôn cơ bản (khen ngợi, chê trách, chửi rủa,
mắng yêu) dƣới cái nhìn dụng học, giúp làm sáng tỏ phần nào đặc trƣng văn
hoá tƣ duy ngƣời Việt.
1.6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án nghiên cứu hiện tƣợng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong ba loại đơn
vị từ vựng tiếng Việt (danh từ đơn vị, vị từ trạng thái, vị từ hành động) trên
phƣơng diện đồng đại, từ góc độ ngữ nghĩa học từ vựng và bốn loại phát ngôn
cơ bản (khen ngợi, chê trách, chửi rủa, mắng yêu) dƣới cái nhìn dụng học, từ
đó hình thành cái nhìn bao qt về sắc thái ngữ nghĩa của các đơn vị này, giúp
sinh viên ngƣời Việt có thể hiểu rõ hơn ngơn ngữ mẹ đẻ của mình đồng thời
giúp giáo viên dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi có thể hƣớng dẫn học
viên của mình sử dụng các đơn vị từ vựng vốn đƣợc xem là tinh tế và khó
phân biệt trong quá trình học tiếng Việt.
1.7. Bố cục của luận án
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, luận án đƣợc chia làm năm chƣơng.

Chƣơng một đề cập đến những vấn đề lý thuyết cơ bản nhƣ các thành phần


18

nghĩa, các phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa, sắc thái ngữ nghĩa của các đơn
vị từ vựng, từ đó đúc kết nên phƣơng pháp nhận diện sắc thái ngữ nghĩa của
các đơn vị từ vựng tiếng Việt. Dựa trên phƣơng pháp nhận diện này, chƣơng
hai xác lập và miêu tả sắc thái ngữ nghĩa của hai tiểu loại danh từ đơn vị tiếng
Việt (DTĐV không chất liệu và DTĐV chất liệu). Tƣơng tự, chƣơng ba phân
loại các vị từ trạng thái tiếng Việt dựa trên sắc thái ngữ nghĩa của chúng kèm
theo những miêu tả cụ thể. Bên cạnh đó, chƣơng này còn đề cập đến các vấn
đề: 1. Sắc thái ngữ nghĩa của những từ láy xuất phát từ vị từ trạng thái và vai
trò của các yếu tố cộng thêm vào vị từ trạng thái trong những kết hợp này. 2.
Mối quan hệ giữa ngữ âm và sắc thái ngữ nghĩa của những từ chỉ mức độ cao
theo sau các vị từ trạng thái. 3. Sắc thái ngữ nghĩa của những kết hợp giữa
một vị từ trạng thái và một từ chỉ hƣớng biểu thị một quá trình. Cũng dựa trên
phƣơng pháp nhận diện sắc thái ngữ nghĩa đã đề cập ở chƣơng một, chƣơng
bốn xác lập và miêu tả sắc thái ngữ nghĩa của các tiểu loại vị từ hành động
tiếng Việt. Cuối cùng, từ góc độ ngữ nghĩa học dụng pháp, chƣơng năm đi
vào miêu tả sắc thái ngữ nghĩa của bốn loại phát ngôn cơ bản: khen ngợi, chê
trách, chửi rủa, mắng yêu trong tiếng Việt.
Ngồi 194 trang chính văn, luận án dành gần 260 trang cho 5 phụ lục.


19

CHƢƠNG MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Giới thiệu chung về tốt nghĩa, xấu nghĩa

1.1.1. Khái niệm tốt nghĩa, xấu nghĩa
Có 3 loại sắc thái ngữ nghĩa cơ bản: tốt (hay tích cực), trung hoà và xấu
(hay tiêu cực).
The Dictionary of Historical and Comparative Linguistics đã định nghĩa
sự biến đổi tốt nghĩa là “bất cứ sự thay đổi nào về ngữ nghĩa trong đó từ biểu
thị một cái gì đó trang trọng hơn hay cao quý hơn so với trƣớc đây […].
Ngƣợc lại là sự biến đổi xấu nghĩa.”3. Nhƣ vậy, tốt nghĩa hàm ý trang trọng,
cao quý… còn xấu nghĩa mang hàm ý ngƣợc lại. Từ pejorative vốn bắt nguồn
từ từ Latin pejor có nghĩa là “tệ” (worse). The Encyclopedia of Language and
Linguistics do R. E. Asher chủ biên xem sự biến đổi tốt nghĩa là việc “mất đi
những sự quy chiếu khơng hài lịng trong nghĩa của từ (trái với sự biến đổi
xấu nghĩa).”4 Nhƣ vậy, một từ hay một sự biểu đạt nào đó có thể xem là tốt
nghĩa nếu nó mang những hàm ý quy ƣớc nhƣ: tích cực, tán thành, trân trọng,
ca tụng… và ngƣợc lại, nếu nó có xu hƣớng tiêu cực, khơng tán thành, khơng
trân trọng, coi thƣờng… thì đƣợc xem là xấu nghĩa. Sắc thái ngữ nghĩa trung
hồ dành cho các trƣờng hợp khơng tốt nghĩa, cũng không xấu nghĩa.
Tốt nghĩa và xấu nghĩa mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là tốt nghĩa và
xấu nghĩa trên quan điểm ngôn ngữ học, trên bình diện ngƣời nói – ngƣời
nghe chứ khơng phải trên quan điểm đạo đức học, thẩm mỹ học, tâm lý học…
3

“any change in meaning in which a word comes to denote something grander or more elevated than

formerly (…). The opposite is pejoration” (Trask 2000: 17)
4

“Loss of an unpleasant reference in the meaning of a word. (Contrasts with deterioration)” (Asher 1994:

5091)



20

Chẳng hạn, trên quan điểm đạo đức học, những hành động nhƣ giết, bắn chết,
đâm chết… có thể đƣợc xem là tiêu cực, nhƣng trên quan điểm ngôn ngữ học,
chúng đƣợc xem là trung hoà về sắc thái ngữ nghĩa. Hay với kinh nghiệm bản
thân, chúng ta luôn nghĩ rằng cao là tốt, thấp là xấu. Thực tế là chúng ta đang
dùng thƣớc đo thẩm mỹ để đo giá trị tốt / xấu của từ. Với câu nói “Cơ ấy rất
cao.”, ngƣời nói đơn giản chỉ muốn miêu tả trạng thái, tính chất của đối tƣợng
đƣợc nói đến, hồn tồn không bao hàm một lời khen tặng hay chê bai nào cả.
Điều này diễn ra tƣơng tự trong trƣờng hợp “Cơ ấy rất thấp.”. Nhƣng với câu
nói “Cơ ấy cao lênh khênh.” hay “Cơ ấy thấp chủn.” thì rõ ràng đã xuất hiện
một sự đánh giá tiêu cực.
Trong tiếng Anh, chúng ta có thể nhận ra hai hệ thống từ vựng dùng để
chỉ những đối tƣợng giống nhau, một hệ thống đƣợc gọi là từ kiêng kỵ (taboo
word) và một đƣợc gọi là uyển ngữ (euphemism). Nếu một số từ trong hệ
thống từ kiêng kỵ mang nghĩa xấu thì những uyển ngữ tƣơng đƣơng của
chúng lại mang nghĩa trung hoà và đây chính là một cách nói giảm nhẹ sắc
thái ngữ nghĩa tiêu cực ở từ kiêng kỵ. Chẳng hạn, nếu deaf (điếc) mang nghĩa
xấu thì uyển ngữ tƣơng đƣơng của nó là hard of hearing (nghe khó khăn) lại
mang nghĩa trung hoà. Tƣơng tự, nếu the crippled (ngƣời què) là từ kiêng kỵ
với sắc thái ngữ nghĩa xấu thì uyển ngữ tƣơng đƣơng the handicapped (ngƣời
khuyết tật) lại trung hồ về sắc thái ngữ nghĩa.
Nhƣ vậy, việc từ nói về đối tƣợng nào trong hiện thực khách quan thì
khơng quan trọng mà quan trọng là nói bằng cách nào, thái độ của ngƣời nói
ra sao. Sắc thái ngữ nghĩa của từ sản sinh từ đó.
1.1.2. Tốt nghĩa, xấu nghĩa dưới góc độ ngữ nghĩa học từ vựng và dưới góc
độ ngữ dụng học
Ở đây, chúng ta cần phân biệt hiện tƣợng tốt nghĩa, xấu nghĩa dƣới góc
độ ngữ nghĩa học từ vựng và dƣới góc độ ngữ dụng học. Nếu tốt nghĩa và xấu



21

nghĩa đƣợc ký mã trong hệ thống từ vựng và khơng phụ thuộc vào tình huống
phát ngơn thì có nghĩa nó đang đƣợc xem xét từ góc độ ngữ nghĩa học từ
vựng. Nếu sắc thái ngữ nghĩa đƣợc xem xét có tính đến tình huống phát ngơn
thì có nghĩa nó đang đƣợc xem xét từ góc độ ngữ dụng học.
Một câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể dùng chệch chuẩn các sắc thái ngữ
nghĩa không, nghĩa là đặt một từ xấu nghĩa vào ngữ cảnh cần phải dùng từ tốt
nghĩa và ngƣợc lại. Nếu có thể thì điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta cùng xem tình
huống sau đây:
Một nhóm thực khách đang ăn tối tại một nhà hàng. Khơng may, nhà
hàng phục vụ cho họ một món ăn q mặn và họ khơng thích nó một chút
nào. Một ngƣời đàn ơng nói: “Món này đậm đà q nhỉ?” Ở đây, ngƣời nói đã
dùng một từ có sắc thái ngữ nghĩa tích cực (đậm đà) thay vì một từ có sắc thái
ngữ nghĩa tiêu cực (mặn chát) để nhận xét về món ăn đó. Rõ ràng là trong câu
nói của ngƣời khách có hàm ý mỉa mai và đây chính là mục đích của anh ấy
khi dùng chệch chuẩn các sắc thái ngữ nghĩa. Trƣờng hợp này thuộc phạm vi
nghiên cứu của ngữ dụng học chứ không phải ngữ nghĩa học từ vựng.
Nhƣ vậy, chúng ta hoàn toàn có thể dùng chệch chuẩn các sắc thái ngữ
nghĩa với các mục đích tu từ khác nhau: mỉa mai, châm biếm, trêu đùa… Việc
một từ có thể tham gia vào các ngữ cảnh cần đến các sắc thái ngữ nghĩa khác
nhau khơng hề làm nó đánh mất đi sắc thái ngữ nghĩa của riêng mình mà
ngƣợc lại, càng khẳng định rõ ràng hơn sắc thái ngữ nghĩa của mình thơng
qua các sắc thái tu từ đƣợc tạo thành khi dùng chệch chuẩn.
1.2. Sắc thái ngữ nghĩa của từ và quy trình xác lập sắc thái ngữ nghĩa
của từ
1.2.1. Sắc thái ngữ nghĩa của từ
1.2.1.1. Các thành phần nghĩa

Nghĩa từ vựng (lexical meaning) của một đơn vị từ vựng gồm ba thành


22

phần cơ bản: nghĩa miêu tả (descriptive meaning), nghĩa xã hội (social
meaning) và nghĩa biểu cảm (expressive meaning). Bên cạnh đó, ngƣời ta
thƣờng hay nhắc đến một loại nghĩa đƣợc xem là loại nghĩa thêm vào – nghĩa
liên tƣởng (connotation).
a. Nghĩa miêu tả và sự quy chiếu
Nhiều ngƣời cho rằng nghĩa miêu tả chỉ tồn tại đối với những thực từ.
Tuy nhiên, theo Sebastian Löbner (2002), nếu nghĩa miêu tả của một thực từ
(content word) là “một khái niệm dành cho các vật quy chiếu tiềm năng của
nó”5 thì những từ chức năng nhƣ đại từ (pronouns), mạo từ (articles)… hay
những hình thức ngữ pháp nhƣ thì (tense) (đối với ngơn ngữ biến hình) vẫn có
nghĩa miêu tả, và ở đây, nghĩa miêu tả chính là “đóng góp của chúng vào
nghĩa miêu tả của câu”6.
Chẳng hạn, nghĩa miêu tả của từ “mèo” là một khái niệm dành cho tất cả
các con mèo, những con thú nhỏ cùng họ với hổ báo thƣờng đƣợc nuôi trong
nhà để bắt chuột. Trong khi đó, nghĩa miêu tả của từ “những” là một khái
niệm biểu thị “một số lƣợng nhiều, không xác định”. Và từ “những” này biểu
hiện nghĩa miêu tả một cách cụ thể khi tham gia vào các câu cụ thể.
Khi nhắc đến nghĩa miêu tả, ngƣời ta hay nhắc đến nghĩa sở thị
(denotation hay denotative meaning). Sự phân biệt nghĩa miêu tả và nghĩa sở
thị đƣợc Sebastian Löbner (2002) thể hiện qua sơ đồ hình tam giác trong cơng
trình của mình. Theo đó, nghĩa sở thị khơng có quan hệ trực tiếp với từ mà
quan hệ gián tiếp thông qua nghĩa miêu tả. Nói cách khác, chính nghĩa miêu
tả đã quyết định nghĩa sở thị.

5


“The descriptive meaning of a content word is a concept for its potential referents.” (Löbner 2002: 23)

6

“The descriptive meaning of a word or a grammatical form is its contribution to descriptive sentence

meaning” (Löbner 2002: 24)


×