Tải bản đầy đủ (.pdf) (320 trang)

Hoạt động tác chiến của các sư đoàn chủ lực miền (1965 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 320 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
==    ==

TRẦN ĐÌNH CƯỜNG

HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN
CỦA CÁC SƯ ĐOÀN
CHỦ LỰC MIỀN
(1965 – 1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
==    ==

TRẦN ĐÌNH CƯỜNG

HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN
CỦA CÁC SƯ ĐOÀN
CHỦ LỰC MIỀN
(1965 – 1975)

Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
cận đại và hiện đại
Mã số: 62.22.54.05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
U

1. PGS.TS. NGUYỄN PHAN QUANG
2. PGS.TS. NGÔ MINH OANH

TP. Hồ Chí Minh – Naêm 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
không hề sao chép của bất cứ công trình khoa học nào khác.

Nghiên cứu sinh

Trần Đình Cường


MỤC LỤC LUẬN ÁN
Trang
Mục lục ................................................................................................................... 2
Những từ viết tắt .................................................................................................... 4
Mở đầu ..................................................................................................................... 5

Chương 1. Chiến trường B2 – địa bàn tác chiến chính của các sư đoàn chủ
lực Miền và những đơn vị tiền thân của các sư đoàn chủ lực Miền ...........11
1.1. Chiến trường B2 – địa bàn tác chiến chính của các sư đoàn chủ lực Miền trong
những năm kháng chiến chống Mỹ ...................................................................... 11

1.2. Những đơn vị tiền thân của các sư đoàn chủ lực Miền ................................. 20
Tiểu kết ................................................................................................................ 49

Chương 2. Các sư đoàn chủ lực Miền trong những năm 1965 – 1968 ........51
2.1. Khẩn trương xây dựng các sư đoàn chủ lực Miền đầu tiên, góp phần đánh bại
cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (giữa năm 1965 – giữa năm 1966)
.............................................................................................................................. 51
2.2. Củng cố và phát triển các sư đoàn chủ lực Miền, góp phần đánh bại cuộc phản
công chiến lược mùa khô lần thứ hai (giữa năm 1966 – giữa năm 1967)............ 66
2.3. Tham gia Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968, góp phần tạo
bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ ..................................... 81
Tiểu kết .............................................................................................................. 113

Chương 3. Các sư đoàn chủ lực Miền trong những năm 1969 – 1972 ......115
3.1. Tiếp nhận lực lượng bổ sung, liên tục tiến công để vượt qua khó khăn thử
thách, cùng quân dân cả nước từng bước khôi phục thế trận và quyền chủ động
trên chiến trường (1969 – 1970) ......................................................................... 115
3.2. Tập trung lực lượng xây dựng đơn vị lâm thời cấp quân đoàn, đánh bại âm
mưu thực hiện “chiến tranh bóp nghẹt”, tham gia Cuộc tiến công chiến lược năm
1972, góp phần giành thắng lợi trên bàn đàm phán (1971 – 1972) ................... 135


Tiểu kết .............................................................................................................. 155

Chương 4. Các sư đoàn chủ lực Miền trong những năm 1973 – 1975 ......158
4.1. Bố trí lại địa bàn đứng chân, góp phần xây dựng các đoàn binh chủng, phát
triển tiến công ra phía trước, giành lại thế chủ động trên chiến trường
(1973 – giữa năm 1974) ..................................................................................... 158
4.2. Góp phần xây dựng các quân đoàn lục quân chủ lực Miền, tham gia Cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam (giữa năm

1974 – giữa năm 1975) ....................................................................................... 175
Tiểu kết .............................................................................................................. 214
Kết luận .............................................................................................................. 216
Danh mục các công trình khoa học đã công bố ................................................. 227
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 228
Phuï luïc ................................................................................................................ 250


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

• BCT

:

Bộ Chính trị

• BCH.T

:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng

• BQP

:

Bộ Quốc phòng

• BTTM


:

Bộ Tổng tham mưu

• BQSM

:

Ban quân sự Miền

• BCHM

:

Bộ Chỉ huy Miền

• BTLM

:

Bộ Tư lệnh Miền

• CLM

:

Chủ lực Miền

• QUTƯ


:

Quân ủy Trung ương

• QĐNDVN

:

Quân đội Nhân dân Việt Nam

• QUM

:

Quân ủy Miền

• NXB

:

Nhà xuất bản

• TƯ

:

Trung ương

• TUCMN


:

Trung ương Cục miền Nam

• XHCN

:

Xã hội chủ nghóa


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Chiến trường B2 được các cơ quan lãnh
đạo TƯ xác định là Chiến trường điểm, vì các cơ quan đầu não của quân đội và
chính quyền Sài Gòn, các cơ quan cao cấp của Mỹ, các căn cứ quân sự lớn và quan
trọng nhất của quân đội Sài Gòn, có ý nghóa quyết định sống còn với chế độ Sài
Gòn đều tập trung trên địa bàn Chiến trường B2. Do đó, xây dựng lực lượng và
hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang trên Chiến trường B2 được đặc biệt coi
trọng.
Lực lượng vũ trang cách mạng trên Chiến trường B2 gồm ba thứ quân: Bộ đội
chủ lực, bộ đội địa phương và dâân quân du kích.
Trong đó, bộ đội chủ lực chia làm 2 bộ phận: Lực lượng chủ lực trực thuộc
BTLM (còn gọi là Lực lượng chủ lực Miền) và lực lượng chủ lực trực thuộc các bộ
tư lệnh quân khu (còn gọi là lực lượng chủ lực các quân khu).
Công tác xây dựng lực lượng và hoạt động tác chiến của Lực lượng chủ lực
Miền được các cơ quan lãnh đạo TƯ quan tâm hàng đầu. Đây làø lực lượng tinh
nhuệ nhất, trang bị vũ khí mới hơn, tốt hơn và đầy đủ, đồng bộ hơn so với các lực
lượng còn lại. Nhiệm vụ của lực lượng này là thực hiện những trận đánh tiêu diệt

lớn, những chiến dịch phối hợp quan trọng, nhằm căng kéo lực lượng địch, buộc
chúng phải duy trì những đơn vị lớn ở đồng bằng Nam Bộ, tạo thời cơ thuận lợi cho
các chiến trường khác tiến hành các chiến dịch mang tầm chiến lược.
Lực lượng chủ lực Miền gồm 4 bộ phận:
- Các sư đoàn chủ lực Miền (các sư đoàn CLM).
- Các trung đoàn bộ binh độc lập.
- Các đơn vị binh chủng (thiết giáp, đặc công, công binh, thông tin, trinh sát…)
- Các đơn vị chuyên môn (hậu cần, quân y, bảo vệ, huấn luyện, quân giới…)


Trong suốt quá trình hoạt động trên Chiến trường B2, các sư đoàn CLM (mà
chủ yếu là sư đoàn 9, 5, 7 bộ binh và Đoàn 69 pháo binh) luôn luôn là bộ phận
nòng cốt của Lực lượng chủ lực Miền.
Với đề tài “ Hoạt động tác chiến của các sư đoàn chủ lực Miền (1965 –
1975)”, người viết muốn thông qua việc phục dựng lại quá trình xây dựng lực
lượng và hoạt động tác chiến của các sư đoàn CLM, để góp phần làm rõ quá trình
hình thành, hoạt động và vai trò của lực lượng vũ trang ba thứ quân nói chung, của
bộ đội chủ lực nói riêng trên một địa bàn trọng điểm của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, từ đó góp thêm tư liệu và luận cứ khoa học cho việc xây dựng lực lượng vũ
trang chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong công công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đồng thời, cũng để hiểu sâu hơn về nghệ thuật biết
thắng từng bước được các cơ quan lãnh đạo TƯ vận dụng trong những năm kháng
chiến chống Mỹ vừa qua.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các sư đoàn chủ lực trực thuộc BTLM
(các sư đoàn CLM) hoạt động trên Chiến trường B2, mà cụ thể là ba sư đoàn 9, 5,
7 bộ binh và Đoàn 69 pháo binh.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là quá trình xây dựng lực lượng và hoạt động
tác chiến của các sư đoàn CLM ở Chiến trường B2 từ năm 1965 đến năm 1975, là
những năm tháng ác liệt nhất và cũng là những năm tháng cuối cùng của cuộc

kháng chiến chống Mỹ.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về quá trình xây dựng lực lượng và hoạt động tác chiến của các
sư đoàn CLM trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa qua, đã có khá nhiều sách,
đặc biệt là các sách tổng kết và đánh giá của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam,
ngoài ra còn có các hồi ký của các só quan cao cấp QĐNDVN. Có thể nói rằng,


đây là đề tài đã được điều tra, phân tích, nghiên cứu khá nhiều dưới những góc độ
khác nhau.
Những cuốn Lịch sử Sư đoàn 9, Lịch sử Sư đoàn 5, Lịch sử Sư đoàn 7 và
Đoàn pháo binh Biên Hoà do Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 7, Đảng ủy và Bộ
tư lệnh Quân đoàn 4 xuất bản đã đề cập khá chi tiết đến đề tài này, đi sâu nghiên
cứu về công tác xây dựng lực lượng và hoạt động tác chiến của từng sư đoàn,
tường tận chi tiết đến từng đơn vị cấp tiểu đoàn, trung đoàn trong mỗi sư đoàn,
diễn biến từng chiến dịch, từng trận đánh, gương chiến đấu của mỗi chiến só, khả
năng chỉ huy của mỗi cán bộ trong sư đoàn. Đây là những cuốn sách lịch sử quân
sự rất quý, dựa trên những tư liệu trong bốn cuốn sách lịch sử trên, NCS đã từ đó
phân tích tổng hợp để tìm ra sự phối hợp hoạt động của các sư đoàn CLM với nhau
và của các sư đoàn CLM với các đơn vị khác.
Về sau có một cuốn lịch sử nghiên cứu sâu hơn, khoa học, chặt chẽ và lôgíc
hơn về đề tài này đó là cuốn Lịch sử Quân đoàn 4 do Đảng ủy và Bộ Tư lệnh
Quân đoàn 4 xuất bản. Cuốn sách lịch sử quân sự này đã đi sâu tìm hiểu quá trình
hình thành, xây dựng lực lượng và hoạt động tác chiến của Quân đoàn 4 lục quân
từ ngày thành lập (20-7-1974) đến năm 2000. Trong đó, phần tìm hiểu các đơn vị
tiền thân của Quân đoàn 4 lục quân, cuốn sách đã đi sâu tìm hiểu quá trình hình
thành, xây dựng lực lượng và hoạt động tác chiến của các sư đoàn CLM (mà chủ
yếu là các sư đoàn 9, 5, 7 bộ binh và Đoàn 69 pháo binh). Đây là một cuốn sách
rất có giá trị của bộ môn Lịch sử quân sự Việt Nam, nó làm nền tảng cho các tác
phẩm nghiên cứu khác về đề tài nghiên cứu hoạt động của bộ đội chủ lực trên

Chiến trường B2. Nhưng về mặt thời gian, khoảng thời gian nghiên cứu của tác
phẩm quá dài từ năm 1961 đến năm 2000, từ kháng chiến chống Mỹ sang chiến
tranh biên giới Tây Nam (1978 – 1979) và những năm tháng làm nghóa vụ quốc tế
trên đất nước Campuchia (1979 – 1989). Trong khi, luận án của NCS chỉ giới hạn
trong những năm diễn ra cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng miền Nam từ năm


1965 đến năm 1975, nên nghiên cứu sinh xin phép được xem cuốn sách này như
một tác phẩm tham khảo rất cần thiết.
Ngoài ra, còn phải kể đến cuốn Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền do Đảng ủy và Bộ
tư lệnh Quân khu 7 xuất bản, mặc dù đây là một cuốn sách đi sâu nghiên cứu tìm
hiểu quá trình hoạt động của Bộ Chỉ huy Miền (BCHM), là bộ chỉ huy toàn bộ lực
lượng vũ trang trên Chiến trường B2, gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và
dân quân du kích, chứ không chỉ riêng các sư đoàn CLM. Nhưng trong quá trình
lãnh đạo và chỉ huy cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng miền Nam trên Chiến
trường B2, BCHM đã theo theo sát và trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng lực
lượng và hoạt động tác chiến của các sư đoàn CLM, đặc biệt là trong các chiến
dịch tiến công lớn. Cho nên, trong tác phẩm Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền đã đề cập
khá nhiều các mặt hoạt động của các sư đoàn CLM.
Với một mảng đề tài đã được điều tra, phân tích, nghiên cứu khá nhiều như
đề tài này, việc tìm ra những đóng góp mới là thật khó. Vậy thì đâu là đóng góp
mới, đâu là những chi tiết mới trong luận án này. Đó là một câu hỏi khó. Bản thân
nghiên cứu sinh đã dựa trên những tư liệu gốc về các sư đoàn CLM do Phòng khoa
học công nghệ và môi trường thuộc Bộ tham mưu Quân khu 7 cung cấp, đã dựa
trên các cuốn sách lịch sử viết về những chủ đề có liên quan đến mảng đề tài này,
đặc biệt là các cuốn sách do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xuất bản, để từ đó cố
gắng tổng hợp, phân tích để tìm ra cái mới cho luận án của mình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghóa Mác – Lênin, luận án sử dụng
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, luận án đặt ra mấy yêu cầu phương

pháp cụ thể sau:
− Nghiên cứu quá trình xây dựng lực lượng và hoạt động tác chiến của các
sư đoàn CLM trên Chiến trường B2 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và phân
chia xây dựng và hoạt động ấy thành từng giai đoạn lớn và từng thời kỳ nhỏ.


− Việc phân kỳ các giai đoạn lớn và các thời kỳ nhỏ trong luận án này dựa
theo các tiêu chí sau: Sự thay đổi trong chỉ đạo chiến lược chiến tranh, kéo theo sự
thay đổi về nhận thức và mục tiêu cụ thể, sự thay đổi trong chủ trương của các cơ
quan lãnh đạo TƯ, nhất là sự chỉ đạo cụ thể của các cơ quan lãnh đạo Miền, hiệu
quả của công tác xây dựng lực lượng và hoạt động tác chiến của các sư đoàn CLM.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp liên ngành: khoa học quân
sự, khoa học chính trị…
5. Nguồn tư liệu tham khảo
Nguồn tư liệu tham khảo của luận án gồm mấy loại chính sau đây:
− Các tài liệu lưu trữ về sự chỉ đạo của các cơ quan lãnh đạo TƯ và các cơ
quan lãnh đạo Miền trong quá trình xây dựng và hoạt động của các sư đoàn CLM.
− Các báo cáo về quân số, vũ khí, trang bị và các báo cáo về diễn biến, kết
quả các chiến dịch của các sư đoàn CLM.
− Các báo cáo khoa học, luận án khoa học, công trình nghiên cứu của các
học giả, các sưu tập chuyên đề, kỷ yếu hội nghị khoa học …. Nguồn tư liệu này
được liên tục bổ sung từ trong và sau chiến tranh đến nay.
− Các sách lịch sử địa phương, biên niên sự kiện, hồi ký, ghi chép …
6. Đóng góp khoa học của luận án
− Luận án phục dựng lại quá trình xây dựng và chiến đấu của các sư đoàn
CLM ở Chiến trường Đông Nam Bộ, qua đó chứng minh rằng quá trình xây dựng
và chiến đấu của các sư đoàn CLM không những gắn liền với từng giai đoạn của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà còn có thể chia thành nhiều thời kỳ nhỏ, mỗi thời
kỳ nhỏ ấy như những bậc thang, đánh dấu từng bước phát triển của cuộc kháng
chiến chống Mỹ về mặt quân sự, mà bậc thang cuối cùng là cuộc Tổng tiến công

và nổi dậy Xuân 1975.
− Luận án còn làm rõ sự chỉ đạo sâu sát của chỉ đạo của các cơ quan lãnh
đạo TƯ cùng với sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan lãnh đạo Miền đối với quá


trình xây dựng lực lượng và hoạt động tác chiến của các sư đoàn CLM từ năm
1961 đến năm 1975.
− Luận án còn nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập
Lịch sử Việt Nam hiện đại, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án có 4
chương như sau:
− Chương 1: Chiến trường B2– địa bàn tác chiến chính của các sư đoàn chủ
lực Miền và những đơn vị tiền thân của các sư đoàn chủ lực Miền.


Chương 2: Các sư đoàn chủ lực Miền trong những năm 1965 – 1968.

− Chương 3: Các sư đoàn chủ lực Miền trong những năm 1969 – 1972.
− Chương 4: Các sư đoàn chủ lực Miền trong những năm 1973 – 1975.


CHƯƠNG 1
CHIẾN TRƯỜNG B2 – ĐỊA BÀN TÁC CHIẾN CHÍNH CỦA
CÁC SƯ ĐOÀN CHỦ LỰC MIỀN VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ TIỀN
THÂN CỦA CÁC SƯ ĐOÀN CHỦ LỰC MIỀN
1.1. CHIẾN TRƯỜNG B2 – ĐỊA BÀN TÁC CHIẾN CHÍNH CỦA CÁC SƯ
ĐOÀN CHỦ LỰC MIỀN TRONG NHỮNG NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MỸ
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, chiến trường miền Nam còn được

gọi là Chiến trường B. Nhưng tùy theo vị trí chiến lược của từng khu vực và yêu
cầu của cuộc chiến tranh trong từng giai đoạn mà Chiến trường B được chia ra như
sau:
− Chiến trường B1: Quân khu 5 (thành lập ngày 27-7-1961).
− Chiến trường B2: Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ – Nam Tây Nguyên (thành
lập ngày 27-7-1961).
− Chiến trường B3: Tây Nguyên (thành lập ngày 1-5-1964).
− Chiến trường B4: Quân khu Trị – Thiên (thành lập tháng 4-1966).
− Chiến trường B5: Bắc Quảng Trị (thành lập ngày 6-12-1967).
Trong 5 chiến trường trên, Chiến trường B2 có vị trí đặc biệt quan trọng vì là
nơi Mỹ – ngụy đặt cơ quan đầu não của chúng, là nơi có một bộ phận lớn lực lượng
quân sự Mỹ và Sài Gòn đặt bản doanh là khu vực mạnh nhất, then chốt nhất trong
hình thái chiến lược “mạnh ở hai đầu” của quân đội Sài Gòn trong giai đoạn “Việt
Nam hóa chiến tranh”. Chiến trường B2 cũng được các cơ quan lãnh đạo TƯ xác
định là Chiến trường điểm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng được
Chiến trường B2 đồng nghóa với việc đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.


1.1.1. Chiến trường B2 có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông quốc tế, có hai
mùa mưa nắng rõ rệt, khí hậu tương đối ổn định, ôn hoà, là nơi diễn ra quy
luật chiến tranh theo mùa
Về vị trí địa lý, Chiến trường B2 có ba mặt giáp biển (biển Đông và vịnh Thái
Lan), nằm trên đường hàng hải quốc tế từ Âu sang Á và ngược lại. Phía tây, tây
bắc Chiến trường B2 giáp Chiến trường K (Campuchia) (chiếm ¾ chiều dài biên
giới Việt Nam – Campuchia). Phía bắc và đông bắc Chiến trường B2 giáp Chiến
trường B3 (Tây Nguyên) và Chiến trường B1 (Quân khu 5). Về phía đông, đông
nam, nam và tây nam, Chiến trường B2 giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan. Hải đảo
chủ yếu có quần đảo Côn Sơn, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu…
Về diện tích, Chiến trường B2 có diện tích khoảng 85.000km2, tương đương ½

P

P

diện tích toàn miền Nam, bằng ¼ diện tích cả nước, trong đó Nam Bộ khoảng
64.000 km2, Cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên khoảng 21.000km2.
P

P

P

P

Về địa hình, Chiến trường B2 có địa hình khá đa dạng: rừng núi, đồng bằng,
đô thị, hải đảo. Chiến trường B2 có hệ thống sông ngòi, kênh rạch và đường bộ
xuyên qua nhiều tỉnh, nối thông từ phía tây ra biển; nối liền miền Đông Nam Bộ
(Quân khu 7) với đồng bằng sông Cửu Long (Quân khu 8, Quân khu 9); nối liền
miền Đông Nam Bộ (Quân khu 7) với khu vực cực Nam Trung Bộ – Nam Tây
Nguyên (Quân khu 6). Riêng hệ thống sông ngòi ở miền Đông Nam Bộ và miền
Tây Nam Bộ có tổng chiều dài là 2.393 km và tổng chiều dài của hệ thống kênh
rạch là 2.390km, trong đó riêng các kênh đào có tổng chiều dài 1.688km.
Về thời tiết, Chiến trường B2 có hai mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa từ tháng
5 cho đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước cho đến tháng 4 năm sau. Khí
hậu, thời tiết trên Chiến trường B2 tương đối ổn định, ôn hoà, không có những biến
đổi lớn, ít thiên tai (sóng thần , động đất, bão lớn…), thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp. Vào mùa mưa, những cơn mưa tầm tã kéo dài làm nước sông, suối dâng
cao, làm cho việc cơ động cả đường bộ, đường thủy lẫn đường không đều gặp khó



khăn. Đây cũng là mùa nước nổi, lũ lụt thường xảy ra ở các lưu vực sông Đồng
Nai, sông Tiền, sông Hậu, có lúc kéo dài hàng tháng. Đặc biệt là ở lưu vực sông
Tiền, dòng sông tiếp nhận đến 70% lượng nước của sông Mêkông. Do đó, trong
điều kiện sử dụng những phương tiện chiến tranh giữa thế kỷ XX, việc hành quân
tác chiến và tiếp tế hậu cần vào mùa mưa của quân giải phóng lẫn quân Mỹ và
Sài Gòn đều bị hạn chế.
Vì vậy, trên Chiến trường B2 thường diễn ra quy luật chiến tranh theo mùa.
Cả lực lượng vũ trang cách mạng lẫn quân Mỹ và Sài Gòn đều tổ chức đánh lớn
vào mùa khô. Còn vào mùa mưa, lực lượng vũ trang cách mạng dồn sức cho công
tác xây dựng lực lượng, huấn luyện, dưỡng quân và học tập chính trị, chứ ít tiến
hành các chiến dịch tiến công lớn.
Về hệ thống giao thông – vận tải, Chiến trường B2 có tiềm năng phát triển
mạnh do thuận lợi về vị trí địa lý, do địa hình chủ yếu là đồng bằng, không có núi
cao hiểm trở. Tuy nhiên trong những năm 1955 – 197 do tình hình chiến sự ác liệt
và kéo dài, nên hệ thống giao thông – vận tải trên Chiến trường B2 không phát
triển được, nhất là hệ thống đường sắt.
Về hệ thống đường bộ, trong những năm 1955 – 1975, trên Chiến trường B2 có
4 loại chính: quốc lộ, liên tỉnh lộ, tỉnh lộ, đường liên quận. Ngoài ra, còn có loại
đường khác: Xa lộ, đường nội thành, nội thị và hương lộ.
Riêng về các quốc lộ, trong những năm 1955 – 1975, trên Chiến trường B2 có
10 quốc lộ đi qua, đó là các quốc lộ:
- Quốc lộ 1 (Lạng Sơn – Hà Nội – Sài Gòn – Phômpênh);
- Quốc lộ 11 (Phan Rang – Đà Lạt);
- Quốc lộ 12 (Phan Thiết – Đà Lạt);
- Quốc lộ 13 (Sài Gòn – Phú Cường – An Lộc – Lộc Ninh);
- Quốc lộ 14 (An Lộc – Phước Bình – Tam Kỳ);
- Quốc lộ 15 (Biên Hòa – Vũng Tàu);


- Quốc lộ 16 (Sài Gòn – Tân An – Mỹ Tho – Cần Thơ – Vị Thanh – Cà

Mau)(Sau này, quốc lộ 16 đổi gọi là quốc lộ 4);
- Quốc lộ 17 (Hà Tiên – biên giới Việt Nam – Campuchia);
- Quốc lộ 20 (Long Khánh – Đà Lạt);
- Quốc lộ 22 (Thị trấn Gò Dầu – Thị xã Tây Ninh).
Trong 10 quốc lộ trên, thì 4 quốc lộ 1, 13, 14, 4 là quan trọng nhất cả về kinh
tế, chính trị lẫn quân sự.
Riêng về các xa lộ, trong những năm 1955 – 1975, trên Chiến trường B2 có 2
xa lộ quan trọng: xa lộ Biên Hòa (Sài Gòn – Thủ Đức – Biên Hòa) và xa lộ Đại
Hàn (xa lộ Biên Hòa – Dó An – Hóc Môn – Bình Chánh – quốc lộ 4). Những xa lộ
này, không chỉ đơn thuần có giá trị về mặt kinh tế, mà thực chất đây là những
tuyến giao thông đường bộ nối liền các căn cứ quân sự phòng thủ bảo vệ Sài Gòn
– Gia Định, các trường huấn luyện của Mỹ và Sài Gòn từ hướng đông – đông bắc
Sài Gòn sang hướng bắc – tây bắc Sài Gòn xuống hướng tây – tây nam Sài Gòn
(Sân bay quân sự Biên Hòa, Tiểu khu Biên Hòa, Tổng kho Long Bình, Trường só
quan bộ binh Thủ Đức, Tân cảng, Căn cứ Thủy quân lục chiến Sóng Thần, Trung
tâm huấn luyện Quang Trung, Sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, Căn cứ Dù Hoàng
Hoa Thám, Tiểu khu Hậu Nghóa, Tiểu khu Long An …).
Về hệ thống đường sắt, trong những năm 1955 – 1975, trên Chiến trường B2
có 3 tuyến đường sắt:
- Sài Gòn – Đông Hà (Sài Gòn – Ninh Hòa – Tuy Hòa – Quảng Ngãi – Đông
Hà);
- Sài Gòn – Mỹ Tho (Sài Gòn – Tân An – Mỹ Tho);
- Sài Gòn – Lộc Ninh (Sài Gòn – Phú Cường – An Lộc – Lộc Ninh).
Về hệ thống đường hàng không, trong những năm 1955 – 1975, trên Chiến
trường B2 có 2 loại sân bay lớn: Sân bay dân dụng và sân bay quân sự. Về sân bay
dân dụng, trên Chiến trường B2 có 3 sân bay lớn: Tân Sơn Nhất (Gia Định), Cần


Thơ (Phong Dinh), Liên Khương (Tuyên Đức). Về sân bay quân sự, trên Chiến
trường B2 có 4 sân bay lớn: Tân Sơn Nhất (Gia Định), Biên Hoà (Biên Hoà), Trà

Nóc (Phong Dinh), Thành Sơn (Ninh Thuận). Ngoài ra, ở mỗi tỉnh đều có những
sân bay loại nhỏ, giành cho các loại máy bay trực thăng, máy bay khu trục loại vừa
và nhỏ hoạt động.
- Sân bay quân sự Tân Sơn Nhất (Gia Định) là căn cứ của Sư đoàn 5 không
quân ngụy Sài Gòn. Đây là một sư đoàn không quân trực thuộc BTTM quân đội
Sài Gòn.
- Sân bay quân sự Biên Hoà (Biên Hoà) là căn cứ của Sư đoàn 3 không quân
Sài Gòn. Đây là một sư đoàn không quân trực thuộc Bộ tư lệnh Quân đoàn 3, Quân
khu III Sài Gòn.
- Sân bay quân sự Trà Nóc (Phong Dinh) là căn cứ của Sư đoàn 4 không quân
Sài Gòn. Đây là một sư đoàn không quân trực thuộc Bộ tư lệnh Quân đoàn 4, Quân
khu IV Sài Gòn.
- Sân bay quân sự Thành Sơn (Ninh Thuận) là căn cứ của Sư đoàn 6 không
quân Sài Gòn. Đây là một sư đoàn không quân trực thuộc BTTM Sài Gòn .
Về hệ thống đường biển, trong những năm 1955 – 1975, trên Chiến trường B2
có 2 loại cảng đường biển lớn: cảng dân dụng và quân cảng. Về cảng dân dụng,
trên Chiến trường B2 có 3 cảng lớn: cảng Sài Gòn (Sài Gòn), cảng Vũng Tàu
(Phước Tuy) và cảng Nha Trang (Khánh Hoà). Về quân cảng, trên Chiến trường
B2 có 3 cảng lớn: quân cảng Nhà Bè (Gia Định), quân cảng Vũng Tàu (Phước
Tuy) và quân cảng Cam Ranh (Khánh Hoà). Những cảng này trong những năm
1955 – 1975 đều do Mỹ và Sài Gòn sử dụng và khai thác, có những cảng do Mỹ
xây dựng trong những năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, như quân
cảng Cam Ranh (Khánh Hoà).
Ngoài ra, còn phải kể đến hệ thống bến tiếp nhận tàu biển loại nhỏ của lực
lượng vũ trang cách mạng, nằm trong các vùng giải phóng, các khu căn cứ vùng


ven biển, để tiếp nhận vũ khí, đạn dược của TƯ chuyển vào theo đường biển
(Đường 759, còn gọi là Đường Hồ Chí Minh trên biển) do Đoàn 125 hải quân
QĐNDVN đảm nhiệm. Các bến tiếp nhận chính nằm ở căn cứ U Minh thuộc tỉnh

Cà Mau (An Xuyên), căn cứ Thạnh Phú thuộc tỉnh Bến Tre (Kiến Hoà).
Về hệ thống đường sông, trong những năm 1955 – 1975, trên Chiến trường B2
có 3 cảng đường sông lớn: cảng Cát Lái (Gia Định), quân cảng Sài Gòn (còn gọi là
Tân Cảng)(Gia Định) và cảng Cần Thơ (Phong Dinh). Các cảng này chia làm 2
khu vực: cảng dân dụng và quân cảng (Riêng Tân Cảng là quân cảng). Ngoài ra, ở
các tỉnh còn có các cảng nhỏ vừa cảng dân dụng, vừa là quân cảng. Những cảng
này trong những năm 1955 – 1975 đều do Mỹ và Sài Gòn sử dụng và khai thác, có
những cảng do Mỹ xây dựng trong những năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt
Nam, như quân cảng Sài Gòn (còn gọi là Tân Cảng)(Gia Định).
1.1.2. Chiến trường B2 là “Chiến trường điểm” trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của quân dân ta và cũng là địa bàn cố thủ cuối cùng của quân đội
và chính quyền Sài Gòn trên chiến trường miền Nam
Chiến trường B2 được các cơ quan lãnh đạo Miền chia làm 6 quân khu: Quân
khu 6 (Cực Nam Trung Bộ), Quân khu 7 (Đông Nam Bộ), Quân khu 8 (Trung Nam
Bộ), Quân khu 9 (Tây Nam Bộ), Quân khu Sài Gòn – Gia Định và Quân khu 10
(Nam Tây Nguyên). Sự phân chia này căn cứ vào tính trọng yếu của từng địa bàn
đối với cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng miền Nam.
Quân khu 6 gồm các tỉnh ở khu vực Cực Nam Trung Bộ như Bình Thuận, Ninh
Thuận, Lâm Đồng, Tuyên Đức, Bình Tuy (theo tổ chức hành chính của chính
quyền Sài Gòn).
Quân khu 7 gồm các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Bình Long,
Phước Long, Hậu Nghóa, Long An, Biên Hoà, Long Khánh, Phước Tuy (theo tổ
chức hành chính của chính quyền Sài Gòn).


Quân khu 8 gồm các tỉnh ở miền Trung Nam Bộ như Kiến Phong, Kiến Tường,
Định Tường, Gò Công, Kiến Hoà, Vónh Long, Vónh Bình (theo tổ chức hành chính
của chính quyền Sài Gòn).
Quân khu 9 gồm các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ như Kiên Giang, An Giang,
Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, An Xuyên (theo tổ chức hành chính của

ngụy quyền Sài Gòn).
Quân khu Sài Gòn – Gia Định gồm thành phố Sài Gòn và tỉnh Gia Định (theo
tổ chức hành chính của chính quyền Sài Gòn).
Quân khu 10 gồm các tỉnh ở khu vực Nam Tây Nguyên như Quảng Đức, Phước
Long, Bình Long (theo tổ chức hành chính của chính quyền Sài Gòn). Quân khu 10
được thành lập vào đầu năm 1962 và đến cuối năm 1963 thì giải thể. Nhưng đến
tháng 10-1966, TUCMN ra quyết định thành lập lại Quân khu 10 gồm các tỉnh
Quảng Đức, Phước Long (trước đây thuộc Quân khu 6), Bình Long (trước đây trực
thuộc Miền) và đến tháng 6-1972 thì lại giải thể nhập vào Quân khu 7.
Nhưng nếu xét trên góc độ nghiên cứu về công tác xây dựng lực lượng và
hoạt động tác chiến của các sư đoàn CLM, có thể chia làm 3 chiến trường: Chiến
trường Cực Nam Trung Bộ, Chiến trường Đông Nam Bộ và Chiến trường Đồng
bằng sơng Cửu Long. Trong đó, sông Tiền là ranh giới phân chia giữa Chiến trường
Đông Nam Bộ và Chiến trường Đồng bằng sông Cửu Long.
Chiến trường Cực Nam Trung Bộ gồm 2 tỉnh ở khu vực Cực Nam Trung Bộ
và 2 tỉnh ở khu vực Nam Tây Nguyên là Bình Thuận, Ninh Thuận, Tuyên Đức,
Lâm Đồng. Đây là 4 tỉnh thuộc Quân khu 6. Do điều kiện địa hình không thuận lợi
cho công tác xây dựng lực lượng và hoạt động tác chiến của các đơn vị chủ lực,
nên trong suốt những năm 1961 – 1975, các sư đoàn CLM hầu như rất ít hoạt động
trên Chiến trường Cực Nam Trung Bộ (Chỉ có trong Cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân 1975, Sư đoàn 7 bộ binh có tham gia Chiến dịch Đường 20 Định Quán –
Đà Lạt, từ 17-3 đến 3-4-1975).


Chiến trường Đông Nam Bộ gồm các tỉnh Nam Bộ ở phía bắc sông Tiền:
Quảng Đức, Bình Tuy, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, Hậu Nghóa, Long An,
Biên Hoà, Long Khánh, Phước Tuy, Kiến Phong, Kiến Tường, Định Tường, Gò
Công, Gia Định và thành phố Sài Gòn. Đây là các tỉnh thuộc các quân khu 6, 7, 8,
10, Sài Gòn – Gia Định và bắc Quân khu 8. Do điều kiện địa hình có đồi núi thấp,
có rừng già, lại tiếp giáp với dãy Trường Sơn và biên giới Việt Nam – Campuchia,

thuận lợi cho công tác xây dựng lực lượng và hoạt động tác chiến của các đơn vị
chủ lực. Nên trong suốt những năm 1961 – 1975, các sư đoàn CLM chủ yếu hoạt
động trên Chiến trường Đông Nam Bộ. Trên Chiến trường Đông Nam Bộ, có 2
chiến khu quan trọng, là nơi đứng chân của các sư đoàn CLM là Chiến khu Dương
Minh Châu và Chiến khu D. Đây là những căn cứ xuất phát của những chiến dịch
lớn của các sư đoàn CLM, những cuộc tiến công chiến lược và cả những trận tập
kích hoả lực làm rúng động đầu não Mỹ và Sài Gòn.
Chiến trường Đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh Nam Bộ ở phía nam
sông Tiền: Vónh Bình, Kiến Hoà, Vónh Long, An Giang, Phong Dinh, Chương
Thiện, Kiên Giang, Ba Xuyên, An Xuyên. Đây là các tỉnh thuộc Quân khu 9 và
nam Quân khu 8. Do điều kiện địa hình đồng bằng trống trải, sình lầy, ngăn cắt bởi
nhiều sông rạch, dễ bị không quân và pháo binh Mỹ và Sài Gòn đánh phá, hải
quân Mỹ và Sài Gòn ngăn chặn, chia cắt, không thuận lợi cho công tác xây dựng
lực lượng và hoạt động tác chiến của các đơn vị chủ lực. Nên trong suốt những
năm 1961 – 1975, các sư đoàn CLM không hoạt động trên Chiến trường Đồng bằng
sơng Cửu Long.
Do có vị trí quan trọng trong cuộc chiến tranh xâm lược, nên đã từ lâu Nam
Bộ (đặc biệt là miền Đông Nam Bộ) đã được các thế lực thực dân, đế quốc chọn
làm nơi trú đóng của các cơ quan đầu não của chính quyền thực dân (Phủ toàn
quyền Đông Dương, Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Bộ tư lệnh quân viễn chinh Nhật ở
Đông Dương…) cũng như xây dựng các căn cứ quân sự , sân bay, hải caûng…. Sau


Hiệp định Genève được ký kết vào tháng 7-1954, khi ta và đối phương kết thúc
hoạt động tập kết chuyển quân, lực lượng quân sự của Pháp và ngụy dồn về phía
nam vó tuyến 17, bao gồm 122.000 quân Pháp – Lê dương, 179.000 quân quốc gia
của Bảo Đại và 140.000 quân thuộc các lực lượng giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo,
Bình Xuyên. Tổng cộng có 441.000 quân, phần lớn tập trung ở miền Đông Nam
Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các căn cứ không quân, hải quân và trang thiết
bị quân sự của Pháp để lại hầu như còn nguyên vẹn.

Trong những năm 1955 – 1975, hệ thống tổ chức các cơ quan trung ương quân
sự cũng như dân sự của quân đội và chính quyền Sài Gòn (Phủ Tổng thống, Phủ
Thủ tướng và các cơ quan cấp bộ, BTTM quân đội Sài Gòn …) và các cơ quan cao
cấp của Mỹ (Toà Đại sứ Mỹ, Bộ Tư lệnh MACV...) đều tập trung ở Sài Gòn, nơi
được Mỹ và Sài Gòn chọn làm thủ đô cho chính quyền Sài Gòn. Các căn cứ quân
sự lớn và quan trọng nhất của quân đội Sài Gòn, có ý nghóa quyết định sống còn
với chế độ Sài Gòn đều tập trung trên địa bàn Nam Bộ, mà đặc biệt là miền Đông
Nam Bộ (Sân bay quân sự Biên Hòa, Sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, Sân bay
quân sự Trà Nóc, Tổng kho Long Bình, Kho xăng Nhà Bè, Kho bom Thành Tuy
Hạ, Quân cảng Sài Gòn, Tân cảng, Căn cứ Thủy quân lục chiến Sóng Thần, Căn
cứ Dù Hoàng Hoa Thám, Trường só quan bộ binh Thủ Đức, Trung tâm huấn luyện
Quang Trung, bộ tư lệnh các quân binh chủng, bộ tư lệnh Quân đoàn 3, Quân đoàn
4, bộ chỉ huy các sư đoàn bộ binh 5, 18, 25, 7, 9, 21...). Trong những năm 1965 –
1972, khi quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam, thì những căn
cứ quân sự chính của quân viễn chinh Mỹ cũng đều nằm ở Nam Bộ (Bộ Tư lệnh dã
chiến 2, bộ chỉ huy các sư đoàn bộ binh 1, 25, 9…).
Do những yếu tố đó, Chiến trường B2 (mà đặc biệt là Chiến trường Đơng
Nam Bộ) đã được các cơ quan lãnh đạo TƯ và Miền xác định là Chiến trường điểm
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam, giải phóng


được Chiến trường B2 đồng nghóa với việc đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ của
dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Chiến trường B2 là nơi có mật độ tập trung dân cư cao, có tiềm năng kinh tế
lớn, nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo. Đây là nơi mà cả lực lượng vũ trang cách mạng
lẫn Mỹ và Sài Gòn đều cố gắng giành dân để bổ sung lực lượng cho mình. Quả
thật vậy, do địa hình đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, hệ thống sông ngòi chằng chịt,
giao thông đường bộ phát triển, khí hậu thuận hoà, thuận lợi cho phát triển kinh tế,
không chỉ nông nghiệp mà cả công nghiệp và thương nghiệp, nên lượng dân cư
sinh sống trên địa bàn Chiến trường B2 ngày càng tăng nhanh. Do quá trình di dân,

nên có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn Chiến trường B2, mà tiêu biểu là
các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm …. Đồng thời với quá trình di dân là sự tiếp
nhận và phát triển văn hoá, nên có nhiều tôn giáo cùng hành đạo trên địa bàn
Chiến trường B2, mà tiêu biểu là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài,
Hoà Hảo…. Dân số trên địa bàn Chiến trường B2 năm 1954 có khoảng 9,5 triệu
người. Đến đầu năm 1973, có khoảng 13 triệu người, chiếm khoảng ¼ dân số cả
nước lúc bấy giờ. Với lượng dân cư sinh sống cao như vậy, đây là nguồn bổ sung
lực lượng rất quan trọng cho lực lượng vũ trang cách mạng trên Chiến trường B2,
nhưng đây cũng là nguồn bổ sung lực lượng chủ yếu của ngụy quân Sài Gòn. Cho
nên trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã diễn ra một cuộc đấu tranh giành
dân rất quyết liệt giữa hai bên tham chiến trên địa bàn này.
Sau khi Phong trào Đồng khởi bùng nổ năm 1960, Mỹ và Sài Gòn đã nhận ra
sai lầm khi không chú trọng bình định nông thôn, xây dựng lực lượng vũ trang địa
phương. Do đó, trong Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mỹ và Sài Gòn đã ra sức
thực hiện Kế hoạch Staley – Taylor, mà nội dung chính là dồn dân, lập ấp chiến
lược, bình định nông thôn, giành dân với cách mạng. Sau khi kế hoạch này thất
bại, Mỹ và Sài Gòn lại tiếp tục thực hiện Kế hoạch Johnson – Mac Namara, đây
cũng chỉ là Kế hoạch Staley – Taylor nhưng ở mức nỗ lực cao nhất, còn các ý đồ


vẫn như cũ. Sau khi Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản, Mỹ và Sài Gòn đã
liên tiếp tiến hành thực hiện Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” rồi Chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh”, trong các chiến lược này, các kế hoạch “bình định”, “bình
định thí điểm”, “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt” vẫn chiếm vai trò trọng
yếu, mà chủ đích của các kế hoạch này chỉ có một là bình định nông thôn, giành
dân để xây dựng và phát triển quân đội Sài Gòn, hòng đương đầu với lực lượng vũ
trang cách mạng.
1.2. NHỮNG ĐƠN VỊ TIỀN THÂN CỦA CÁC SƯ ĐOÀN CHỦ LỰC MIỀN
Ngày 31-1-1961, BCH.T ra chỉ thị về phương hướng và nhiệm vụ công tác
trước mắt của cách mạng miền Nam, trong đó công tác quan trọng phải giải quyết

là: “… phải ra sức xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tiếp tục đẩy
mạnh mọi hình thức đấu tranh để lấn địch từng bước và tiến lên, đánh đổ hoàn
toàn địch”,“Vậy phải ra sức xây dựng cơ sở của Đảng và quần chúng, nhất là ở
những nơi còn yếu như ở Sài Gòn – Chợ Lớn, ở vùng đồng bằng Khu 5, ở các thị
xã và dọc các trục giao thông quan trọng”.
Cùng ngày 31-1, Tổng Quân ủy (sau đổi thành Quân ủy Trung ương – QUTU)
ra chỉ thị thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam thành Quân giải phóng
miền Nam Việt Nam. Đây là một bộ phận của QĐNDVN do Đảng sáng lập, xây
dựng, giáo dục và lãnh đạo.
Ngày 15-2-1961, tại Chiến khu D, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam
chính thức làm lễ ra mắt. Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam đã trao cho Quân giải phóng miền Nam quân kỳ mang dòng chữ : “Giải
phóng quân anh dũng chiến thắng”. Quân giải phóng miền Nam được đặt dưới sự
chỉ huy trực tiếp của Ban quân sự Miền (BQSM).
Tiền thân của Ban quân sự Miền (BQSM) là Bộ Tư lệnh miền Đông Nam Bộ
được thành lập vào tháng 6-1958 theo nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ (Tư lệnh
Quân khu miền Đông đầu tiên là Nguyễn Hữu Xuyến). Đến đầu năm 1961, sau khi


thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam thành Quân giải phóng miền Nam
Việt Nam, TUCMN quyết định thành lập Ban quân sự Miền (BQSM) thay cho Bộ
Tư lệnh miền Đông Nam Bộ. Ban quân sự Miền (BQSM) là cơ quan chỉ huy quân
sự cao nhất trên Chiến trường B2 những năm 1961 – 1963 (Trưởng ban Quân sự
Miền đầu tiên là Phạm Thái Bường). Đến tháng 10-1963, theo quyết định của Bộ
Chính trị (BCT) và Quân ủy Trung ương (QUTU), Bộ Chỉ huy Miền (BCHM), được
thành lập thay cho Ban quân sự Miền (BQSM)(Tư lệnh Miền đầu tiên là Trần Văn
Trà) Đến ngày 18-3-1971, Bộ Chỉ huy Miền (BCHM) đổi gọi là Bộ Tư lệnh Miền
(BTLM).
Quân giải phóng miền Nam hoạt động chủ yếu trên Chiến trường B2 (nên
còn gọi là lực lượng vũ trang B2), gồm 3 khối:

- Bộ đội chủ lực: gồm hai bộ phận chính: Lực lượng chủ lực trực thuộc BTLM (còn
gọi là Chủ lực Miền) và lực lượng chủ lực trực thuộc các bộ tư lệnh quân khu (còn
gọi là Chủ lực quân khu).
- Bộ đội địa phương các tỉnh, huyện.
- Dâân quân du kích các xã, ấp.
Trong đó, lực lượng chủ lực trực thuộc BTLM (Chủ lực Miền) là lực lượng
tinh nhuệ nhất, trang bị vũ khí mới hơn, tốt hơn và đầy đủ, đồng bộ hơn so với các
lực lượng còn lại. Kế thừa từ các đơn vị vũ trang tập trung của Xứ ủy Nam Bộ cũ,
lại được bổ sung từ nguồn cán bộ, chiến só trở lại miền Nam sau khi tập kết, từ hậu
phương miền Bắc và từ khắp các địa phương trên chiến trường miền Nam. Có thể
nói lực lượng chủ lực Miền là một trong những bộ phận ưu tú nhất, tinh nhuệ nhất
của Quân giải phóng miền Nam và QĐNDVN.
Trong những năm giữa 1961 – giữa 1965, nòng cốt của lực lượng chủ lực trực
thuộc BTLM là các trung đoàn 1, 2, 3 bộ binh và Đoàn U.80 pháo binh. Những
đơn vị này đã cùng quân dân miền Nam đánh thắng Chiến tranh đặc biệt của Mỹ


và Sài Gòn và đây cũng chính là những đơn vị tiền thân của các sư đoàn CLM sau
này.
1.2.1. Xây dựng các đơn vị cấp trung đoàn, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, mở
rộng căn cứ, góp phần làm phá sản kế hoạch Staley – Taylor, bước đầu đánh
bại Chiến tranh đặc biệt (giữa 1961 – giữa 1964)
1.2.1.1. Xây dựng hai trung đoàn 1 và 2 bộ binh, tiến công các đồn bốt địch ở
vùng căn cứ, góp phần đánh bại cuộc hành quân Bình Minh (giữa 1961 – 1962)
Đầu năm 1961, dưới sự chỉ đạo của BCT và QUTU, một đề án xây dựng lực
lượng vũ trang cho miền Nam trong các năm 1961, 1962, 1963 đã được
BTTM.QĐNDVN soạn thảo và trực tiếp thực hiện. Theo đề án, bên cạnh lực lượng
tuyển tại chỗ, sẽ đưa từ miền Bắc vào các chiến trường miền Nam khoảng 40.000
cán bộ chiến só bổ sung cho cơ quan quân sự Miền, khu, tỉnh và các đơn vị thực
binh. Lúc đầu lựa chọn điều về số cán bộ, chiến só đủ tiêu chuẩn về năng lực, sức

khỏe trong các đơn vị tập kết, quen thuộc chiến trường miền Nam. Đoàn thực binh
đầu tiên được tổ chức – Đoàn Phương Đông 1. Quy mô tổ chức của Đoàn Phương
Đông 1 là cấp lữ đoàn (thiếu). Đội hình của Đoàn Phương Đông 1 gồm 2 tiểu đoàn
1, 2 bộ binh và các đơn vị binh chủng. Ngoài ra, còn có khung cán bộ tiểu đoàn 3
bộ binh. Đoàn trưởng Đoàn Phương Đông 1 là Trần văn Quang, Phó tổng tham
mưu trưởng QĐNDVN.
Tháng 5-1961, Đoàn Phương Đông 1 xuất phát từ căn cứ Xuân Mai (Hòa
Bình). Tháng 7-1961, Đoàn Phương Đông 1 đã đến Chiến khu D. Do tình hình
chiến trường, TUCMN và BQSM quyết định tổ chức Đoàn Phương Đông 1 thành
một trung đoàn bộ binh trực thuộc BQSM. Nhưng do có một số khó khăn đã tạm
hoãn việc công bố [96: 95].
Ngày 2-9-1961, hai tiểu đoàn 1, 2 bộ binh làm lễ ra mắt tại Chiến khu Dương
Minh Châu và Chiến khu D. Mỗi tiểu đoàn có 126 cán bộ, chiến só , trang bị hơn
100 khẩu súng. Ban chỉ huy Tiểu đoàn 1: Bùi Thanh Vân (Tiểu đoàn trưởng), Đặng


×