Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Thói quen sử dụng thông tin của sinh viên tại thư viện trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

THĨI QUEN SỬ DỤNG THƠNG TIN
CỦA SINH VIÊN TẠI THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mã số: CS.2015.19.74

Chủ nhiệm đề tài: TS. LÊ QUỲNH CHI

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

THĨI QUEN SỬ DỤNG THƠNG TIN
CỦA SINH VIÊN TẠI THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mã số: CS.20105.19.74


Xác nhận của cơ quan chủ trì
(ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

TS. LÊ QUỲNH CHI

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

THĨI QUEN SỬ DỤNG THƠNG TIN
CỦA SINH VIÊN TẠI THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Mã số: CS.20105.19.74
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Họ và tên
ThS. Lê Văn Hiếu
Th.S. Đặng Hoàng An
CN. Nguyễn Văn Quang

Đơn vị
Nhiệm vụ

Thư viện Trường ĐHSP TP. HCM Thành viên
Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP
Thành viên
TP. HCM
Thư viện Trường ĐHSP TP. HCM Thư ký khoa
học


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THĨI QUEN SỬ DỤNG THƠNG TIN TRONG
THƯ VIỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ................................................7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................7
1.1.1. Một số nghiên cứu về thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện ở nước
ngồi .....................................................................................................................7
1.1.2. Một số nghiên cứu về thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện ở Việt
Nam ....................................................................................................................12
1.2. Vai trò của hoạt động thông tin tại thư viện đại học ......................................17
1.3. Lý luận về thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện đại học ..........................20
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và cơ chế hình thành thói quen .............20
1.3.2. Khái niệm thông tin, các loại thông tin tại thư viện đại học ....................24
1.3.3. Khái niệm về thói quen sử dụng thơng tin ...............................................28
1.4. Thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh ..............................................................................29
1.4.1. Khái niệm thói quen sử dụng thông tin tại thư viện của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh........................................................29
1.4.2. Các biểu hiện của thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ............................................29
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng thông tin tại thư viện của
sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ...............................33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THĨI QUEN SỬ DỤNG THƠNG TIN CỦA SINH
VIÊN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................38
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng thói quen sử dụng thơng tin của sinh viên tại
thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh .................................38
2.1.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................38
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng thói quen sử dụng thơng tin của sinh
viên tại thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh .................38


2.1.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu thực trạng thói quen sử dụng thơng tin
của sinh viên tại thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ..42
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng thói quen sử dụng thông tin của sinh viên tại
thư viện trường Đại học Sư phạm TP.HCM ..........................................................45
2.2.1. Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM về thói quen
sử dụng thơng tin tại thư viện .............................................................................45
2.2.2. Thực trạng thói quen sử dụng thông tin của sinh viên tại thư viện trường
Đại học Sư phạm TP.HCM qua một số biểu hiện ..............................................47
2.2.3. Kết quả so sánh thói quen sử dụng thông tin của sinh viên tại thư viện
trường Đại học Sư phạm TP.HCM theo một số biến số ....................................69
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng thơng tin của sinh viên tại
thư viện trường Đại học Sư phạm TP.HCM ......................................................74
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN THÓI QUEN SỬ DỤNG THÔNG
TIN CỦA SINH VIÊN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM................................................................................78
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp tác động đến thói quen sử dụng thơng tin của
sinh viên tại thư viện trường Đại học sư phạm TP.HCM ......................................78
3.1.1. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kế thừa các cơng trình nghiên cứu
cùng hướng về thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện ....................................78
3.1.2. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng thói quen sử dụng thông tin của

sinh viên tại thư viện trường Đại học Sư phạm TP.HCM ..................................78
3.1.3. Dựa trên việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng
thông tin của sinh viên tại thư viện trường Đại học Sư phạm TP.HCM ............79
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp tác động đến thói quen sử dụng thông tin
của sinh viên tại thư viện trường Đại học sư phạm TP.HCM ...............................80
3.2.1. Đảm bảo tính khoa học .............................................................................80
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ ..............................................................80
3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi ................................................................80
3.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế .................................................................80


3.3. Đề xuất một số biện pháp tác động đến thói quen sử dụng thơng tin của sinh
viên tại thư viện trường Đại học sư phạm TP.HCM .............................................81
3.3.1. Nhóm biện pháp xuất phát từ thư viện .....................................................81
3.3.2. Nhóm biện pháp xuất phát từ nhà trường .................................................91
3.3.3. Nhóm biện pháp xuất phát từ xã hội ........................................................95
3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất .............97
3.4.1. Tổ chức thực hiện .....................................................................................97
3.4.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất ..................98
3.4.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của một số biện pháp được đề xuất .........102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................109
PHỤ LỤC ................................................................................................................112


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Viết đầy đủ


Viết tắt

1

CNTT

Công nghệ thơng tin

2

ĐTB

Điểm trung bình

3

ĐHSP

Đại học Sư Phạm

4

NCKH

Nghiên cứu khoa học

5

NTT


Nguồn thơng tin

6

SV

Sinh viên

7

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu ............................................................42
Bảng 2.2 Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM về thói
quen sử dụng thơng tin tại thư viện .......................................................................45
Bảng 2.3 Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM về thói
quen sử dụng thơng tin tại thư viện .......................................................................46
Bảng 2.4 Mục đích sử dụng thông tin của sinh viên tại thư viện trường ...........47
Bảng 2.5 Tần số sử dụng thông tin của sinh viên tại thư viện trường Đại học
Sư phạm TP.HCM ..................................................................................................49
Bảng 2.6 Thời gian bắt đầu sử dụng thông tin của sinh viên tại thư viện trường
Đại học Sư phạm TP.HCM ....................................................................................51
Bảng 2.7 Thời gian trung bình sử dụng thơng tin của sinh viên tại thư viện
trường Đại học Sư phạm TP.HCM ........................................................................52
Bảng 2.8 Thói quen sử dụng loại hình thông tin chung của sinh viên tại thư

viện trường Đại học Sư phạm TP.HCM ...............................................................54
Bảng 2.9 Thói quen sử dụng loại hình thơng tin cụ thể của sinh viên tại thư
viện trường Đại học Sư phạm TP.HCM ...............................................................55
Bảng 2.10 Thói quen sử dụng ngôn ngữ tài liệu của sinh viên tại thư viện
trường Đại học Sư phạm TP.HCM ........................................................................57
Bảng 2.11 Các bước tiếp cận thông tin của sinh viên tại thư viện trường Đại
học Sư phạm TP.HCM ...........................................................................................59
Bảng 2.12 Thói quen tra cứu thông tin của SV tại thư viện trường Đại học Sư
phạm TP.HCM ........................................................................................................61
Bảng 2.13 Thói quen tìm kiếm thông tin tại thư viện trường Đại học Sư phạm
TP.HCM ...................................................................................................................62
Bảng 2.14 Tự đánh giá của SV về thói quen sử dụng thông tin tại thư viện
trường Đại học Sư phạm TP.HCM .......................................................................64
Bảng 2.15 Đánh giá chung về thói quen sử dụng thông tin của sinh viên tại thư
viện ............................................................................................................................66


Bảng 2.16 Thói quen sử dụng thơng tin của sinh viên tại thư viện trường Đại
học Sư phạm TP.HCM theo giới tính ....................................................................69
Bảng 2.17 Thói quen sử dụng thơng tin của sinh viên tại thư viện trường Đại
học Sư phạm TP.HCM theo năm học....................................................................70
Bảng 2.18 Thói quen sử dụng thơng tin của sinh viên tại thư viện trường Đại
học Sư phạm TP.HCM theo học lực.................................................................71
Bảng 2.19 Thói quen sử dụng thông tin của sinh viên tại thư viện trường Đại
học Sư phạm TP.HCM theo khối ngành ...............................................................72
Bảng 2.20 Thói quen sử dụng thông tin của sinh viên tại thư viện trường Đại
học Sư phạm TP.HCM theo Khoa .........................................................................73
Bảng 2.21 Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng thơng tin của sinh viên
tại thư viện trường Đại học Sư phạm TP.HCM ...................................................74
Bảng 2.22 Mức độ cần thiết của các biện pháp ....................................................98

Bảng 2.23 Mức độ khả thi của các biện pháp .....................................................102


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tự đánh giá thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện của
SV......................................................................................................................64
Biểu đồ 2.2. Đánh giá chung về thói quen sử dụng thông tin của SV tại thư viện
trường ĐHSP TP.HCM thông qua một số biểu hiện……………………………….66


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền giáo dục Việt Nam đang trong quá trình chấn hưng để nâng cao chất
lượng đào tạo. Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương thức quản lý
đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập đòi hỏi người học phải không
ngừng chủ động, độc lập trong học tập, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào
tạo. Tất cả những thực tế nêu trên đòi hỏi phải phát triển hệ thống thư viện đại học.
Người dùng tin là một bộ phận quan trọng, không tách rời của hệ thống thông tin,
bởi người dùng tin vừa là đối tượng phục vụ, vừa là người tiêu thụ các sản phẩm và
dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới. Trường
ĐHSP TP.HCM trong những năm gần đây đang tiến hành hồn thiện hệ thống
thơng tin thư viện nhằm phục vụ hiệu quả mục tiêu đào tạo và NCKH chất lượng
cao, góp phần đổi mới phương pháp dạy - học. Tuy nhiên, thư viện vẫn chưa “hút”
được nhiều SV. Có thể dễ dàng quan sát thấy SV chỉ chăm chỉ tới thư viện vào các
mùa thi. Còn thời điểm khác, những ngày thường, thư viện phần lớn rơi vào tình
cảnh thưa thớt SV. Nhiều SV đến thư viện, với mục đích học tập thì ít, chủ yếu
là “say” với sử dụng wifi, internet miễn phí thì nhiều. Có rất nhiều ngun nhân dẫn
tới tình trạng này, trong đó thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện đóng vai trị rất
quan trọng. Thói quen sử dụng thông tin tại thư viện một khi được phát triển sẽ có
tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách, tạo ra môi trường thuận lợi để

nâng cao hiểu biết, cập nhật kiến thức thông tin, để học tập tốt hơn.
Tác giả Samuel Smiles đã từ nói: “Gieo suy nghĩ, gặt hành động; gieo hành
động, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận”. Như
vậy, thói quen là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của cuộc đời mỗi
người. Muốn thành công trong công việc, trong cuộc sống con người cần hình thành
những thói quen tích cực. Càng có nhiều thói quen tốt thì con người càng trở nên
mạnh mẽ và có thể chống chọi lại nhiều thử thách cam go trong cuộc sống. Đối với
SV - thế hệ trẻ tương lai của đất nước, việc hình thành những thói quen tích cực
trong hoạt động học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó,
hành động đọc sách, tìm kiếm và sử dụng thơng tin tại thư viện của nhà trường là

1


một thói quen rất có lợi cho hoạt động học tập của SV. Thói quen này giúp cung cấp
cho SV một lượng kiến thức lớn, nhanh chóng, đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác
cao. Với kiến thức có được từ thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện, SV sẽ vận
dụng vào quá trình học tập nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo
hoạt động nghề nghiệp.
Nhận thấy việc nghiên cứu thói quen sử dụng thông tin của SV ở trường
ĐHSP TP.HCM hiện nay là rất cần thiết, chúng tôi xác lập đề tài “Thói quen sử
dụng thơng tin của SV tại Thư viện trường ĐHSP TP.HCM”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện của SV trường
ĐHSP TP.HCM, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động đến thói quen sử
dụng thơng tin của SV tại Thư viện trường ĐHSP TP.HCM.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thói quen sử dụng thông tin tại thư viện của SV trường ĐHSP TP.HCM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi sau:
- Chỉ tập trung nghiên cứu thói quen dùng tin theo khái niệm xác lập trong cơ
sở lý luận.
- Chỉ tập trung nghiên cứu thói quen sử dụng thông tin mà không nghiên cứu
về cơ chế hay quy luật tâm lý chi phối.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như: Thói quen, thói
quen sử dụng thơng tin, thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện của SV…
- Khảo sát thực trạng về thói quen sử dụng thông tin tại thư viện của SV
trường ĐHSP TP.HCM hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp tác động đến thói quen sử dụng thơng tin của SV
tại Thư viện trường ĐHSP TP.HCM.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

2


Đề tài tiến hành dựa trên cách tiếp cận vấn đề theo hướng tiếp cận biện
chứng, hệ thống - cấu trúc, lịch sử - logic và thực tiễn.
5.1.1. Tiếp cận biện chứng
Thói quen dùng tin của bạn đọc trường ĐHSP TP.HCM luôn vận động và phát
triển trong mối quan hệ giữa nguồn lực thơng tin và đào tạo; thói quen dùng tin gắn
với thực tiễn giáo dục tại các khoa trong trường đại học và xã hội; nhu cầu tin và
chất lượng phục vụ.
5.1.2. Tiếp cận hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như thói
quen, thói quen dùng tin... Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực
trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập.
5.1.3. Tiếp cận lịch sử - lơgic

Được trình bày ở phần lịch sử nghiên cứu vấn đề và việc trình bày kết quả
nghiên cứu một cách logic giữa các phần, các chương. Nghiên cứu xác định phạm
vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra thu thập số liệu
chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài. Các vấn đề có mối quan hệ logic
với nhau.
5.1.4. Tiếp cận thực tiễn
Qua khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những
bất cập, tồn tại trong thói quen sử dụng thông tin tại thư viện của SV trường ĐHSP
TP.HCM. Dựa vào cơ sở thực đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động phục vụ SV trường ĐHSP TP.HCM.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, người nghiên cứu sử dụng phối hợp các
phương pháp sau:
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Khái qt hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thói
quen dùng tin của bạn đọc, trên cơ sở đó xây dựng các bản điều tra bằng bảng hỏi.

3


- Yêu cầu: Tập hợp các tài liệu khoa học, tham khảo một số cơng trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những nghiên cứu
nói trên làm cơ sở lý luận về thói quen dùng tin của bạn đọc.

4


5.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tơi xây

dựng hai loại phiếu thăm dò ý kiến dành cho SV Trường ĐHSP TP.HCM nhằm thu
thập thơng tin về thực trạng thói quen dùng tin của bạn đọc trường ĐHSP TP.HCM.
- Yêu cầu: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và các phương pháp luận để xây
dựng bảng hỏi phù hợp với mục đích nghiên cứu. Bảng hỏi được thử nghiệm trước
khi điều tra chính thức trên nhóm khách thể được hỏi.
5.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Chúng tơi tiến hành phỏng vấn đối với SV để có thể làm rõ thêm
thực trạng thói quen dùng tin của bạn đọc trường ĐHSP TP.HCM.
- Yêu cầu: Sau khi thu số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu
tiến hành phỏng vấn SV dựa theo bảng phỏng vấn đã soạn sẵn.
5.2.2.3. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Phương pháp này được thực hiện nhằm ghi nhận những thói quen
dùng tin của bạn đọc khi đến thư viện.
- Yêu cầu: Chúng tôi tiến hành thâm nhập thực tế thư viện để quan sát thói
quen dùng tin của bạn đọc trường ĐHSP TP.HCM. Quan sát được ghi nhận bằng
biên bản quan sát.
5.2.3. Phương pháp thống kê tốn học
- Mục đích: Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm làm rõ hơn các
giả thuyết nghiên cứu. Xử lý số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi chính xác, có độ tin cậy cao, làm cơ sở để phân tích, bình luận. Tương quan của
các chỉ số có thể giúp người nghiên cứu xác định những vấn đề cần được quan tâm,
chú trọng để từ đó có những giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Yêu cầu: Các thông tin thu thập từ điều tra thực trạng được xử lý và phân tích
trên máy vi tính với phần mềm xử lý thống kê SPSS for Windows 16.0 để tính tần
suất, thứ hạng, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, kiểm nghiệm
T-Test, kiểm nghiệm ANOVA làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi.

5



6. Những đóng góp mới của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Cập nhật các quan điểm lý luận về các khái niệm “thói quen”, “thói quen sử
dụng thơng tin”, góp phần vào việc thống nhất các thuật ngữ khoa học này và làm
sáng tỏ thêm phần lý luận.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Làm rõ thực trạng thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện của SV trường
ĐHSP TP.HCM. Trên cơ sở đó, xây dựng biện pháp tác động đến thói quen sử dụng
thông tin của SV tại Thư viện trường ĐHSP TP.HCM.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÓI QUEN SỬ DỤNG THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu về thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện ở nước
ngồi
Năm 1994, Ủy ban ASEAN về văn hóa thơng tin đã xuất bản quyển Kỷ yếu
hội thảo quốc gia về thúc đẩy các thói quen đọc sách ở Philipines. Quyển kỷ yếu
gồm 122 trang. Các bài viết trong quyển kỷ yếu có nội dung xoay quanh các vấn đề
thúc đẩy thói quen đọc cho người dân. Một năm sau đó, Ủy ban ASEAN về văn hóa
thơng tin tiếp tục tổ chức hội thảo khu vực về thúc đẩy thói quen đọc của thư viện
ASEAN tổ chức tại Bandung, Indonesia (1995). Quyển kỷ yếu tại hội thảo lần này
gồm 307 trang, các bài viết trong kỷ yếu khá đa dạng nhưng tựu chung đề cập đến
các vấn đề thúc đẩy thói quen đọc tại thư viện với sự đóng góp của các thành viên
Ủy ban ASEAN về văn hóa thơng tin và các tác giả Soekarman, Mudjito, Gardjito.
Như vậy, Ủy ban ASEAN về văn hóa thơng tin là một tổ chức có nhận thức từ sớm

về vấn đề thói quen đọc tại thư viện. Những nghiên cứu của Ủy ban ASEAN về văn
hóa thơng tin được xem là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho các nghiên cứu về
thói quen đọc.
Năm 1999, trong nghiên cứu của Sangkaeo, tác giả đã mô tả các hoạt động
khác nhau mà thư viện ASEAN đã thực hiện để thúc đẩy thói quen đọc bằng cách
nâng cao nhận thức trong nhân dân. Thứ nhất, nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố hạn
chế thói quen đọc sách tại thư viện ASEAN (văn hóa, cơ chế quản lý và sự hấp dẫn
của các phương tiện truyền thông điện tử). Thứ hai, nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh
đến vai trò của các viện, tổ chức trong việc giúp đỡ các thư viện tiến hành các hoạt
động nhằm nâng cao thói quen đọc sách của địa phương khảo sát. Thứ ba là một số
gợi ý về các phương pháp hiệu quả và thành công của các chương trình khuyến
khích thói quen đọc sách của thư viện ASEAN đã được thu thập. Cũng trong nghiên
cứu này, tác giả Sangkaeo đã đưa ra thuật ngữ “thói quen đọc sách” là dùng để chỉ
các hành vi thể hiện “chân dung” của việc đọc sách ở các cá nhân, các loại hình đọc

7


và thị hiếu của người đọc. Trong nghiên cứu của mình, Sangkaeo đã nhấn mạnh đọc
sách là quan trọng đối với tất cả mọi người và thói quen đọc sách chính là cách để
con người chúng ta thích ứng với những kiến thức mới trong một thế giới luôn thay
đổi. Khả năng đọc sách chính là trung tâm của sự tự học và học tập suốt đời của mỗi
con người. Tuy nhiên, văn hóa đọc ở tiểu vùng khảo sát là khơng đáng khích lệ.
Trên cơ sở này, nghiên cứu của Sangkaeo nêu rõ rằng thói quen văn hóa của người
dân Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan là thích lắng
nghe và trị chuyện nhiều hơn đọc [27].
Nghiên cứu của Nina Shrestha (2008) về việc sử dụng nguồn lực thư viện một
cách hiệu quả của SV. Nghiên cứu đã tìm hiểu nhận thức và thói quen tìm kiếm
nguồn lực thư viện và các dịch vụ của SV Đại học, sự ảnh hưởng của mạng internet
đến thói quen tìm kiếm thơng tin của SV. Nghiên cứu đã tìm hiểu thói quen tìm

kiếm thơng tin của SV ba trường Đại học, Cao đẳng, bao gồm: trường Cao đẳng
Thapathali, trường cao đẳng khoa học máy tính quốc gia và Đại học Kathmandu.
Nghiên cứu cũng cho thấy: Thư viện sách, tạp chí điện tử và internet là NTT được
sử dụng phổ biến nhất trong quá trình làm việc và nghiên cứu của SV. Đồng thời,
các hướng dẫn trong việc sử dụng tài nguyên thư viện và các dịch vụ là cần thiết để
giúp SV đáp ứng một số yêu cầu thông tin.
Một cuộc khảo sát của S. Thanuskodi Thư viện thông tin Khoa học Wing, Cục
Giáo dục từ xa, Đại học Annamalai, Annamalai Nagar, Tamil Nadu, Ấn Độ (2011)
về thói quen đọc sách tại thư viện và thông tin khoa học của SV trường Đại học
Annamalai. Các kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn SV LIS (79,53%) quan
tâm đọc những tài liệu khoa học gắn với chuyên môn ở mức thường xuyên. Khoảng
một phần ba số SV được khảo sát xác nhận là hiếm khi đọc tiểu thuyết, truyện
tranh, tạp chí và các ấn phẩm internet, các ấn phẩm tơn giáo. Kết quả còn cho thấy
rằng các SV trả lời có đến gần ½ mẫu (46,19%) khơng bao giờ đọc các tạp chí khoa
học [28].
Nghiên cứu của Gruzia Erdamar và Husna Dermirel (2009) về “Những thói
quen sử dụng thư viện của SV sư phạm”. Thói quen đọc sách là cả đời, được thực
hiện liên tục và thường xuyên như một kết quả của sự nhận thức về đọc là một điều

8


cần thiết. Thói quen sử dụng thư viện, có nghĩa là sử dụng liên tục và thường xuyên
các thông tin, dịch vụ của thư viện nhằm mục đích đáp ứng u cầu trí tuệ của
mình. Riêng đối với các SV sư phạm sẽ trở thành giáo viên trong tương lai rất cần
có những thói quen đọc sách và phát triển các kỹ năng sử dụng thư viện hiệu quả.
Tuy nhiên, những chỉ báo nghiên cứu tìm thấy trong các tài liệu cho thấy rằng SV
sư phạm khơng có thái độ tích cực nhiều cho việc đọc và sử dụng thư viện. Nhằm
xác định những thói quen của các SV của trường Đại học Gazi khoa giáo dục dạy
nghề (GUVEF). Những người tham gia nghiên cứu là SV năm đầu tiên và năm thứ

tư của GUVEF. Với mục đích xác định những thói quen sử dụng thư viện của các
SV, một thang “likert” được phát triển bởi các nhà điều tra. Bảng câu hỏi bao gồm
hai phần. Đặc điểm nhân khẩu học có trong phần đầu tiên, và câu hỏi nhằm vào các
thói quen sử dụng thư viện trong phần thứ hai. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn phỏng
vấn các bạn về việc sử dụng thư viện. Cách giải thích được thực hiện theo các kết
quả thu được, và khuyến nghị đã được đưa ra cho sự phát triển những thói quen của
SV sư phạm [18].
Bài viết của Isaac Oluwadare Busayo, Thư viện Nimbe Adedipe trường Đại
học Nông nghiệp, ở tiểu bang Ogun, Nigeria (2011) về “Thư viện trường học như
một bước cơ bản cho trẻ em thói quen đọc sách hiệu quả” đăng trên tạp chí Thư
viện Triết học và thực tiễn năm 2011. Trong nghiên cứu này, tác giả đã cho biết thư
viện là ngôi nhà quyền lực của các cơ sở giáo dục mà khơng nơi nào có được, thói
quen đọc sách hình thành tốt nhất ở độ tuổi trẻ tiểu học và được rèn luyện đến suốt
cuộc đời và thói quen đọc đóng một vai trị rất quan trọng trong việc lĩnh hội tri
thức nhân loại. Ông cịn nhấn mạnh đến việc tăng cường tiếp cận thơng tin có liên
quan và thúc đẩy một nền văn hóa đọc là điều kiện tiên quyết cho việc tăng cường
các kỹ năng đọc, mở rộng giáo dục và cơ hội học tập cho con người. Bài báo chỉ ra
thuật ngữ thói quen đọc sách, mục tiêu phục vụ bạn đọc của thư viện trường học,
một số biện pháp để hình thành thói quen đọc sách, sử dụng tài liệu thư viện ngay từ
nhỏ cho học sinh [16].
Tiến sĩ K. K. Palani (2012), Khoa công vụ Đại học Madras, Tamilnadu, Ấn
Độ. Bài viết cho biết thói quen đọc sách là một khía cạnh thiết yếu và quan trọng

9


trong thế giới này. Thói quen đọc sách nó định hình tính cách của một cá nhân và
nó giúp họ phát triển các phương pháp tư duy đúng đắn và tạo ra những ý tưởng
mới. Hiện nay, do ảnh hưởng của truyền thơng đại chúng, người ta có thể khơng
quan tâm nhiều đến việc đọc sách, tạp chí,… Vì vậy, có nhu cầu cấp thiết để phát

triển thói quen đọc sách giữa các cá nhân trong xã hội. Trong bài báo này, tác giả đã
thảo luận các phương pháp khác nhau và lợi ích trong việc cải thiện các thói quen
đọc sách [19].
Cuộc khảo sát của nhóm tác giả Kathryn Zickuhr, Lee Rainie, Kristen Purcell
(2013) về những thói quen và sở thích khi nói đến đọc sách thư viện, và công nghệ
của những người trẻ tuổi sống tại Mỹ ở lứa tuổi từ 16 đến 29, cho thấy hầu như tất
cả người Mỹ dưới 30 tuổi đang trực tuyến, và họ có nhiều khả năng để sử dụng máy
tính và internet kết nối thư viện. Tuy nhiên, ba phần tư (75%) của tuổi trẻ Mỹ nói
rằng họ đã đọc tại thư viện ít nhất một cuốn sách được in ra trong năm qua, so với
64% của người lớn tuổi từ 30 tuổi trở lên. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, việc sử
dụng thông tin tại thư viện của những người trẻ tuổi ở Mỹ phản ánh một sự pha trộn
của các dịch vụ truyền thống và công nghệ [20].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Onuoha, Uloma Doris; Unegbu, Enyeribe
Vincent và Umahi, Felicia O (2013) về thói quen đọc sách và sử dụng thư viện của
SV khoa Quản lý nguồn lực thông tin (IRM), Đại học Babcock, Nigeria. Nghiên
cứu được thực hiện trên 184 SV năm thứ 2 và thứ 3, kết quả cho thấy đa số SV tiêu
tốn nhiều hơn một tiếng mỗi ngày cho việc đọc sách. Mục đích của việc đọc chủ
yếu là để giải trí và dạng thông tin đọc chủ yếu là các tờ báo và tạp chí. Trong lĩnh
vực sử dụng thư viện, đa số SV tìm kiếm các tài liệu đọc tại kệ sách chiếm 82,6
%; 69,6 % SV tham khảo ý kiến nhân viên thư viện và 69,6 % SV sử dụng cơ sở dữ
liệu trực tuyến; dịch vụ thư viện được sử dụng ít nhất là sách điện tử chiếm tỉ lệ
39,1 %. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng SV IRM đọc sách với cả mục đích giải trí và
giáo dục nhưng hầu hết các hoạt động đọc này lại diễn ra bên ngoài thư viện trường
Đại học. Với kết quả nghiên cứu có được, nhóm tác giả đã đưa ra 03 kiến nghị cơ
bản: (1) SV IRM nên sử dụng thông tin thường xuyên hơn tại thư viện trường Đại
học để có được những kinh nghiệm thực tế giá trị; (2) tăng cường việc sử dụng sách

10



điện tử đặc biệt là thông qua internet để SV có cơ hội đọc những cuốn sách có thể
khơng có sẵn trong các cửa hàng sách hoặc thư viện các trường Đại học; (3) Từ
thực tế dạng thông tin được sử dụng nhiều nhất tại thư viện là tài liệu đọc, do vậy
thư viện nên cung cấp thêm các tài liệu đọc để thu hút SV đến thư viện [25].
Công trình nghiên cứu của Michael Jato, Samuel O. Ogunniyi và Peter O.
Olubiyo (2014) về “Thói quen học tập, sử dụng thư viện trường học và kết quả học
tập của học sinh trong các trường trung học được chọn trong Ondo Tây Local Area
Chính phủ Ondo State”. Một phát hiện rất hay của nghiên cứu này là đề tài đã chỉ ra
sự kết nối mạnh mẽ giữa việc sử dụng các thông tin tại thư viện trường học và kết
quả học tập của học sinh. Nghiên cứu này cho thấy trong số những người học sinh
khơng có thói quen thường xun đến thư viện là những người có điểm kém trong
thử nghiệm, kiểm tra, và đặc biệt kém ở mơn Tốn và Anh ngữ. Dựa trên những
phát hiện, nghiên cứu khuyến cáo rằng học sinh cần có một thời gian cụ thể để sử
dụng thư viện trường học một cách thường xuyên; thư viện trường học nên mở
ngoài giờ học để cho phép các học sinh cơ hội học tập sau giờ học, học sinh cần
phải tìm những nơi phù hợp và thoải mái để học bên ngoài lớp học mỗi ngày, và số
lượng thời gian được học sinh sử dụng để nghiên cứu phải được tăng lên cả ở
trường, thư viện và ở nhà để nâng cao chất lượng học tập [21] .
Tác giả Omobolanle Seri Fasola trường Đại học Ajayi Crowther thuộc bang
Oyo, Cộng hòa Liên bang Nigeria đã có nghiên cứu về tương quan giữa bộ sưu tập
tại thư viện và mức độ sử dụng thông tin thư viện (8/2015). Trong nghiên cứu, tác
giả đã cho thấy rằng phần lớn các thư viện trường học trong tiểu bang Oyo ở
Nigeria có lượng thơng tin hay bộ sưu tập tài liệu hạn chế. Số liệu thống kê cho biết
phần lớn số học sinh (54,2%) được khảo sát ở các trường phổ thông thuộc bang Oyo
hiếm khi sử dụng thông tin tại thư viện trường học vì nó khơng đáp ứng được nhu
cầu học tập và xã hội của người học. Và kết quả khảo sát cũng cho biết học sinh ở
các trường phổ thơng thừa nhận rằng khơng có sử dụng thông tin tại thư viện trường
học bởi việc đi đến thư viện là một sự lãng phí về mặt thời gian. Kết quả nghiên cứu
cịn cho thấy có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ giữa các bộ sưu tập thông tin tại
thư viện và việc sử dụng các thông tin tại thư viện [24].


11


Gần đây nhất (12/2015) Itunu A. Bamidele thuộc thư viện Laz Otti
Memorial, Đại học Babcock đã nghiên cứu về thói quen sử dụng thư viện của học
sinh cấp hai bang Ogun, Nigeria. Nghiên cứu được thực hiện trên tổng số 968 khách
thể và kết luận rằng thói quen sử dụng thư viện công cộng của học sinh cấp hai ở
bang Ogun, Nigeria đạt ở mức thấp (ĐTB = 2.55), thói quen này được biểu hiện cụ
thể thông qua các hành vi sử dụng thư viện của học sinh, cụ thể chỉ có 18.8% % học
sinh đến thư viện hàng ngày (ĐTB = 2.57, mức thấp) và có đến 30.2% học sinh chỉ
đến thư viện khi có nhiệm vụ học tập (ĐTB = 2.01, mức thấp); 25.3% học sinh đến
thư viện để đọc báo (ĐTB = 2.21, mức thấp). Các hành động khác như tham khảo ý
kiến các nhân viên thư viện trong khi tìm kiếm tài liệu; hỏi các cán bộ thư viện để
được giúp đỡ khi cần thiết; tận dụng mục lục thư viện khi tìm kiếm các tài liệu đọc
đều được thực hiện ở mức trung bình với tỉ lệ phần trăm dao động từ 15.8 % đến
18.3%. Thực trạng này có thể được lí giải do thực tế học sinh khơng được khuyến
khích, giới thiệu đến các thư viện trường học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số
học sinh cho rằng khơng ai khuyến khích họ sử dụng thư viện chiếm tỉ lệ 58,3 % ;
số khác được khuyến khích bởi bạn bè ( 15,1 % ), giáo viên ( 17,8 % ), nhân viên
thư viện ( 4 % ), hiệu trưởng các trường ( 3,6 % ), cha mẹ ( 0,6 % ) và trong quá
trình định hướng chương trình ( 0,6 % ). Thực tế là nếu học sinh khơng được
khuyến khích sử dụng thư viện trường học sẽ là một bất lợi và ảnh hưởng lớn đến
thói quen sử dụng thư viện của học sinh [17].
Như vậy, có thể nhận thấy vấn đề thói quen dùng tin đã được các nước tiếp
cận dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể và thực tiễn
chưa nhiều mà chủ yếu được nghiên cứu trên bình diện văn hóa. Chính vì vậy, các
nghiên cứu dưới góc độ hành vi thói quen xã hội là điều thiết yếu và cần thiết để có
những biện pháp giáo dục, tác động vào thói quen dùng tin một cách tích cực hơn.
1.1.2. Một số nghiên cứu về thói quen sử dụng thơng tin tại thư viện ở Việt

Nam
Bài viết của tác giả Huỳnh Đình Chiến, Huỳnh Thị Xuân Phương, Hoàng
Thị Trung Thu, Trung tâm Học liệu - Đại học Huế (2013) về “Vai trò của thư viện
trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: hướng đến một cách nhìn nhận

12


tích cực”. Trong bài viết này, nhóm tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề người dùng
tin hiện nay chủ yếu là sử dụng những nguồn tin từ internet hơn là sử dụng nguồn
tin trên thư viện. Bài viết còn đưa ra những đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả hoạt
động của thư viện để đáp ứng nhu cầu bạn đọc.
Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu thông tin của cán bộ quản lý tại Trường ĐHSP
TP.HCM” của tác giả Lê Văn Hiếu (2010) nghiên cứu nhu cầu tin của cán bộ quản
lý nói riêng và cán bộ, giảng viên, học viên, SV nói chung dựa trên điều kiện hoạt
động thông tin thư viện thực tế tại thư viện và đề xuất một số biện pháp nâng cao
chất lượng phục vụ tại Thư viện trường ĐHSP TP.HCM.
Nguyễn Thị Bích Hạnh (2005) với nghiên cứu “Tìm hiểu hành vi của bạn
đọc tại thư viện Quốc gia Việt Nam”. Cơng trình nghiên cứu đã cho biết “hành vi
của bạn đọc là phản xạ có điều kiện được hình thành trong q trình khai thác, tìm
kiếm và sử dụng thơng tin, tài liệu”. Tác giả đã nghiên cứu những hành vi tích cực
và tiêu cực của bạn đọc, công tác hỗ trợ bạn đọc của thư viện. Nghiên cứu cũng đã
chỉ ra những hạn chế trong hoạt động của thư viện làm hình thành những hành vi
khơng tốt của bạn đọc từ đó đề xuất những biện pháp nhằm hình thành và phát triển
hành vi tích cực của bạn đọc.
Năm 2010 tác giả Lê Thị Thu Hoài nghiên cứu đề tài “Đánh giá hoạt động
khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của SV năm
cuối, hệ Đại học chính quy, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh”. Mục đích chính của cơng trình này là nghiên cứu dịch vụ cung cấp thơng tin
tại các Trung tâm Thông tin - Thư viện trường đại học để thấy được giá trị và ý

nghĩa mà dịch vụ này mang lại cho bạn đọc, từ đó dề xuất một số giải pháp phát
triển dịch vụ này tại các Trung tâm Thông tin – Thư viện đại học. Nghiên cứu cũng
nêu ra các dịch vụ cung cấp thông tin như: Dịch vụ cho mượn tài liệu; Dịch vụ dịch
tài liệu; Dịch vụ cung cấp thông tin tồn tại dưới các dạng nghe nhìn (audio - video)
và vi dạng (micro form); Phổ biến thông tin chọn lọc (cung cấp thơng tin có nội
dung và hình thức đã được xác định trước). Các dịch vụ phổ biến thông tin hiện đại
như: giới thiệu, trưng bày, triển lãm các tài liệu mới, phổ biến tài liệu có chọn lọc
(tài liệu được chuyển về dạng vi phim), sử dụng các thiết bị ghi hình hoặc

13


truyền hình để truyền tin… Ngồi ra, nghiên cứu cũng đưa ra các yếu tố môi trường,
kinh tế - xã hội tác động đến dịch vụ cung cấp thông tin như: Các văn bản pháp luật
và cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Cũng trong năm 2010, nhóm tác giả Phạm Thị Ái, Trần Thị Mai, Trần Thị
Bích Phương, Mai Thị Thanh Sương và Phan Thị Tỉnh nghiên cứu đề tài “Thực
trạng sử dụng thư viện của SV trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, SV sử dụng thông tin tại thư viện với những loại tài liệu
khác nhau, trong đó: Giáo trình là tài liệu được sử dụng phổ biến nhất, chiếm
36,5%; tiếp đến là luận văn, luận án, báo cáo khoa học chiếm 17,6%; tài liệu từ điển
chiếm 6,8%; cùng chiếm tỉ lệ 10,8% là tài liệu báo, tạp chí và tài liệu điện tử; các
loại sách văn học, kỹ năng sống, giải trí cũng chiếm 17.6%. Nghiên cứu về thời gian
SV đến thư viện cho thấy, đa số SV đến thư viện một cách tuỳ hứng, không cố định
với 54.8% SV rảnh lúc nào vào thư viện lúc đó, tỉ lệ SV đến thư viện vào buổi sáng
nhiều hơn buổi chiều. Về mục đích, SV đến thư viện với mục đích chủ yếu là mượn
và đọc sách chiếm 34.9%. Bên cạnh đó cịn có các mục đích khác như học nhóm
chiếm 23.6%, nghỉ ngơi chiếm 20.8%, truy cập internet chiếm 19.8% và ý kiến khác
chiếm 0.9%. Từ kết quả thực trạng trên, nhóm tác giả đã có những đề xuất nhằm
khuyến khích và nâng cao ý thức sử dụng thư viện của SV. Đặc biệt là ở góc độ thư

viện, đề tài nhấn mạnh (1) Cần xây dựng môi trường đọc sách thân thiện; Thư viện
phải ln sạch sẽ thống mát, kho tài liệu luôn được sắp xếp ngăn nắp; Tạo điều
kiện cho SV sử dụng tài liệu và các dịch vụ một cách thoải mái mà khơng bị gị bó
bởi các thủ tục đăng ký rườm rà làm mất thời gian; (2) Phối hợp bổ sung, cập nhật
nguồn lực thông tin tư liệu, nhất là nguồn tài liệu điện tử, trao đổi cơ sở dữ liệu thư
mục, cơ sở dữ liệu toàn văn, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. (3) Ứng dụng CNTT trong
các thư viện mang lại kết quả tối ưu trong việc lưu trữ, bảo quản, khai thác và giao
lưu thơng tin, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ của người dùng tin trong các thư
viện nhà trường hiện nay góp phần thu hút SV đến thư viện.
Một nghiên cứu của Thư viện Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2011 về
“Thực trạng sử dụng thư viện trung tâm Đại học Quốc gia TP.HCM”. Nghiên cứu
này đã tìm hiểu những lý do SV sử dụng thư viện, kết quả cho thấy: Gần 50% SV sử

14


dụng thư viện với lý do là nguồn tài liệu tại thư viện phong phú, phù hợp với
chương trình học; 28.27 % SV đến thư viện với lý do không gian thoải mái, tiện lợi
và rộng rãi cho việc nghiên cứu tài liệu; 20.19% cho rằng lý do khiến họ sử dụng
thư viện là vì ở đây mới có những đầu sách mình cần; 6.6% SV đến thư viện để sử
dụng thiết bị đa phương tiện hiện đại. Trong nghiên cứu này tác giả cũng tìm hiểu
được mục đích sử dụng thư viện của SV chủ yếu là nghiên cứu, đọc tài liệu tại chỗ,
một số SV khác mang về và một bộ phận nhỏ SV nhằm mục đích giải trí và sử dụng
thiết bị đa phương tiện. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết SV đến đây để ngồi
đọc sách và truy cập cơ sở dữ liệu hoặc để tìm đầu sách, chứ chưa quan tâm đến
việc họp nhóm hoặc tận dụng các dịch vụ tiện ích khác có sẵn tại thư viện. Một vài
trường hợp cá biệt có SV cịn đến thư viện để giải trí thay vì học tập và nghiên cứu.
Năm 2012, một khảo sát về nhu cầu bạn đọc sử dụng thư viện của thư viện
trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Khảo sát được thực hiện trên 755 khách thể,
kết quả cho thấy: (1) Về mức độ sử dụng thư viện trường của bạn đọc: Bạn đọc sử

dụng thư viện hàng tuần, chủ yếu là 1-2 lần/tuần (chiếm 32.80%) tập trung chủ yếu
thuộc các chuyên ngành đào tạo như: Quản trị kinh doanh; Ngân hàng quốc tế;
CNTT; Tín dụng; Thị trường chứng khốn; kế tốn kiểm tốn; Ngoại ngữ; Tại chức;
Văn bằng 2-liên thơng và Sau đại học. (2) Về mục đích sử dụng: Đa số bạn đọc sử
dụng thông tin tại thư viện với mục đích học tập, chiếm tỉ lệ 68.64%; các mục đích
sử dụng khác như: NCKH, giải trí,…chiếm tỉ lệ khơng nhiều. (3) Về loại hình thơng
tin được sử dụng: Bạn đọc chủ yếu đọc các tài liệu in trên giấy (74.26%); tài liệu
điện tử, trực tuyến chiếm 24.56%; tài liệu trên CD-ROM chiếm 1.18%. (4) Đối với
hình thức tra cứu tài liệu: Đa số bạn đọc tra cứu tài liệu trực tiếp trên kệ giá, chiếm
78.66%, ngoài ra bạn đọc cũng có tra cứu tài liệu trên website của thư viện, hỏi trực
tiếp nhân viên thư viện hoặc nhờ bạn bè. Cuộc khảo sát đã tìm hiểu một cách khá
bài bản về nhu cầu sử dụng thư viện trường của bạn đọc, trên cơ sở đó thư viện
trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã xuất một số những biện pháp cụ thể nhằm
cải tiến thư viện nâng cao chất lượng phục vụ.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, về “Nhu cầu thông tin của
SV Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội” (2013) tiến hành khảo sát người

15


×