Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

THÁI THỊ BÍCH CHI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI

GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

THÁI THỊ BÍCH CHI

“CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI TỈNH ĐỒNG NAI”

Chuyên ngành :
Mã số
:

Tài chính – Ngân hàng
8340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ THỊ MINH HẰNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn này là nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Thị Minh Hằng. Số liệu dùng để
phân tích trong luận văn đều do tơi tự khảo sát, tìm hiểu và phân tích một cách
trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Ngồi ra, tơi có sử dụng một số đánh giá, nhận xét, số liệu của một số tác giả khác
nhưng đều có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2020
Người cam đoan

Thái Thị Bích Chi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
TĨM TẮT

ABSTRACT
Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................1
1.1 Tổng quan về tình hình cơng tác thu thuế tại tỉnh Đồng Nai ............................1
1.2 Lý do nghiên cứu ...............................................................................................4
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................6
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................6
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................6
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................7
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................7
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ...........................................................................................7
1.7 Kết cấu luận văn ................................................................................................8
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................9
2.1 Tổng quan về thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp và gian lận thuế ....................9
2.1.1 Khái niệm về thuế .......................................................................................9
2.1.2 Vai trò của thuế .........................................................................................10
2.1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp.....................................................................11
2.1.3.1 Khái niệm thuế TNDN .......................................................................11
2.1.3.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................11
2.1.3.3 Hành vi gian lận thuế .........................................................................12
2.2 Mơ hình tam giác gian lận (Fraud Triangle) và hành vi gian lận ....................15
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế ..........................................17


2.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ........................................................17
2.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ........................................................17
2.4 Các nghiên cứu trước.......................................................................................18
2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài .............................................................................18
2.4.1.1. Nghiên cứu của Sasiska Rania và cộng sự (2018) ............................18
2.4.1.2 Nghiên cứu của Emad Alsheikh (2016) .............................................19
2.4.1.3 Nghiên cứu của Kunal Sangani (2016) ..............................................19

2.4.2 Nghiên cứu trong nước .............................................................................19
2.4.2.1. Nghiên cứu của Đặng Thị Bạch Vân (2012) .....................................19
2.4.2.2. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Lam (2018) .................................20
2.4.2.3 Nghiên cứu của Chu Thị Ngọc (2014) ...............................................20
2.5 Tổng quan về thực trạng tại tỉnh Đồng Nai .....................................................20
2.5.1 Tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp ...............................................20
2.5.2 Tình hình kê khai thuế giai đoạn 2014 - 2018 ..........................................21
2.5.3 Tình hình thực hiện kiểm tra thuế giai đoạn 2014-2018 ..........................23
2.6 Các giả thuyết nghiên cứu các nhân tố với hành vi gian lận thuế ...................28
2.6.1 Thuế suất ...................................................................................................30
2.6.2 Công tác kiểm tra thuế ..............................................................................32
2.6.3 Kiến thức thuế ...........................................................................................33
2.6.4 Hình phạt...................................................................................................34
2.6.5 Quy mơ doanh nghiệp ...............................................................................35
2.6.6 Khả năng sinh lời của doanh nghiệp .........................................................35
2.6.7 Địn bẩy tài chính của doanh nghiệp.........................................................36
2.7 Đề xuất mơ hình nghiên cứu ...........................................................................37
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................39
3.1 Quy trình thực hiện ..........................................................................................39
3.2 Nghiên cứu định tính .......................................................................................40
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ...................................................................40
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................41


3.3 Nghiên cứu định lượng ....................................................................................43
3.3.1 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin ................................43
3.3.1.1 Mẫu nghiên cứu .....................................................................................43
3.3.1.2 Phương pháp thu thập thông tin ............................................................43
3.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu ...........................................................................43
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................45

4.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ...............................................................45
4.2 Kiểm định phương sai ANOVA ......................................................................46
4.3 Phân tích tương quan .......................................................................................47
4.4 Kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến số ......................................................49
4.5 Kết quả phân tích mơ hình hồi qui Binary Logistic ........................................50
4.6 Kiểm định tổng quát độ phù hợp của mô hình nghiên cứu .............................51
4.6.1 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình .........................................................51
4.6.2 Kiểm định Wald Chi Square .....................................................................52
4.6.3 Kiểm định tính chính xác trong dự báo của mơ hình ...............................52
4.7 Kiểm định giả thiết ..........................................................................................53
4.8 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng .......................................................53
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...........................56
5.1 Kết luận ...........................................................................................................56
5.2 Khuyến nghị chính sách ..................................................................................57
5.2.1 Thuế suất ...................................................................................................57
5.2.2 Địn bẩy tài chính của doanh nghiệp.........................................................58
5.2.3 Kiến thức thuế ...........................................................................................59
5.2.4 Công tác kiểm tra thuế ..............................................................................60
5.2.5 Hình phạt...................................................................................................62
5.2.6 Khả năng sinh lời của doanh nghiệp .........................................................63
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................65


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC
PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP GIAN LẬN THUẾ TNDN
PHỤ LỤC 5: CÁC NHÓM GIAN LẬN VỀ THUẾ TNDN

PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Chữ đầy đủ

01

ANNOVA

Analysis of Variance

02
03

CBCC
DN

Cán bộ cơng chức

04
05

EFA
FDI


06
07

GTGT
KCN

Gía trị gia tăng
Khu cơng nghiệp

08
09
10

KH
KMO
NLĐ

Kế hoạch
Kaiser-Meyer-Olkin
Người lao động

11
12

NNT
NSNN

13

OECD


Người nộp thuế
Ngân sách nhà nước
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization
for Economic Cooperation and Development)

14

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

15
16
17
18

TH
TNCN
TNDN
TTĐB

Thực hiện
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp
Exploratory Factor Analysis
Vốn đầu tư nước ngoài



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình thu thuế giai đoạn 2014-2018 ....................................................2
Bảng 1.2. Tốc độ tăng thu NSNN giai đoạn 2014-2018 .............................................2
Bảng 1.3. Cơ cấu nguồn thu NSNN giai đoạn 2014 – 2018 .......................................3
Bảng 2.1. Tình hình thu thuế TNDN trong tổng thu NSNN .....................................21
Bảng 2.2. Tình hình kê khai thuế ..............................................................................22
Bảng 2.3. Tình hình kê khai thuế TNDN ..................................................................22
Bảng 2.4. Tình hình thực hiện cơng tác thanh, kiểm tra thuế ...................................24
Bảng 2.5. Tình hình thanh tra, kiểm tra thuế ............................................................24
Bảng 2.6. Tình hình giảm lỗ sau thanh tra, kiểm tra thuế .........................................25
Bảng 2.7. Bảng mô tả các nhân tố của mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................30
Bảng 4.1. Thông tin chung về mẫu khảo sát .............................................................45
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định phương sai ..........................................46
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định ANOVA .............................................47
Bảng 4.4. Kết quả phân tích tương quan ..................................................................49
Bảng 4.5. Kiểm định đa cộng tuyến ..........................................................................50
Bảng 4.6. Kết quả phân tích mơ hình hồi quy Binary Logistic ................................50
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định độ phù hợp của mơ hình .............................................51
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định tính chính xác trong dự báo mơ hình .........................52


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Đồ thị cơ cấu nguồn thu thuế TNDN ..........................................................3
Hình 2.1: Mơ hình tam giác gian lận ........................................................................16
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................37
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................40
Hình 4.1: Mơ hình sau khi nghiên cứu ......................................................................53



TÓM TẮT
Trên cơ sở lý thuyết về Thuế; pháp luật, chính sách và những quy định thuế,
hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp; kết quả nghiên cứu của các học giả
trên thế giới và trong nước cho thấy các nhân tố Thuế suất; Công tác kiểm tra thuế;
Kiến thức thuế; Hình phạt; Quy mơ doanh nghiệp; Khả năng sinh lời của doanh
nghiệp; Địn bẩy tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế
thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.
Qua quan sát thực tế về công tác quản lý thuế tại Cục thuế Đồng Nai, tác giả
xây dựng mơ hình dựa trên nền tảng đã có để phân tích sự tác động của Thuế suất;
Cơng tác kiểm tra thuế; Kiến thức thuế; Hình phạt; Quy mơ doanh nghiệp; Khả
năng sinh lời của doanh nghiệp; Địn bẩy tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng đến
hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại Đồng Nai.
Đề tài được thực hiện với thông tin khảo sát 200 doanh nghiệp, sử dụng phần
mềm SPSS để phân tích định lượng với thống kê mơ tả, kỹ thuật phân tích và kiểm
định phương sai ANOVA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy Binary Logistic
được sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp
của doanh nghiệp tại Đồng Nai chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố (6/7) theo mức độ
tác động khác nhau và giảm dần như sau: (1) Thuế suất; (2) Đòn bẩy tài chính của
doanh nghiệp; (3) Kiến thức thuế; (4) Cơng tác kiểm tra thuế; (5) Hình phạt; (6)
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Trên cơ sở mức độ ảnh hưởng của 6 nhân tố được nghiên cứu, tác giả đề xuất
và đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm hạn chế tình trạng gian lận thuế thu
nhập doanh nghiệp tại Đồng Nai, góp phần nâng cao khả năng thu thuế cho ngân
sách địa phương.


ABSTRACT
On the basis of tax theory; laws, tax policies and regulations, corporate

income tax fraud; Research results of international and domestic scholars show tax
rate factors; Tax examination; Tax knowledge; Penalty; Enterprise size;
Profitability of the business; The company's financial leverage affects corporate
income tax fraud.
Through observing the reality of tax administration at Dong Nai Tax
Department, the author built the model based on the existing foundation to analyze
the impact of the tax rate; Tax examination; Tax knowledge; Penalty; Enterprise
size; Profitability of the business; The company's financial leverage affects
corporate income tax fraud in Dong Nai.
The topic was conducted with 200 companies, using SPSS software for
quantitative analysis with descriptive statistics, analysis techniques and ANOVA
variance testing, correlation analysis, Binary Logistic regression analysis. used to
test the research model.
The research results show that corporate income tax fraud in Dong Nai is
affected by factors (6/7) according to different levels of impact and gradually
decreases as follows: (1) Tax rate; (2) The financial leverage of the business; (3)
Tax knowledge; (4) Tax examination; (5) Penalty; (6) Profitability of the business.
On the basis of the influence of 6 factors studied, the author proposes and
gives some policy recommendations to limit corporate income tax fraud in Dong
Nai, contributing to improving the Collect taxes on local budgets.


1

Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về tình hình cơng tác thu thuế tại tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh
tế phát triển và năng động nhất cả nước, là một trong ba góc nhọn của tam giác phát
triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai.
Theo quy hoạch, tỉnh Đồng Nai được Chính phủ phê duyệt phát triển 35 KCN,

song hiện tại Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 32 KCN. Là một trong những địa
phương quy hoạch phát triển các KCN sớm nhất cả nước, một trong các tỉnh dẫn
đầu phát triển công nghiệp tại Việt Nam, với nhiều cụm công nghiệp nghề truyền
thống và 32 KCN đã đi vào hoạt động, môi trường đầu tư hấp dẫn của nguồn lực
kinh tế từ nước ngồi, trung bình đã lấp đầy khoảng từ 70-90 % diện tích quy hoạch
KCN, hiện có đến gần 20 KCN đã lấp đầy 100%, thu hút gần 500 nghìn lao động
trong và ngồi tỉnh. Với tiềm lực lớn mạnh, Đồng Nai góp phần quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế,
Đồng Nai là một trong năm tỉnh có số thu nội địa đóng góp vào NSNN lớn nhất cả
nước. Với sự phát triển ngày càng bền vững của nền kinh tế của tỉnh, cùng với cơ
chế quản lý thuế ngày càng hoàn thiện phù hợp xu thế hội nhập, phát triển, Cục thuế
tỉnh Đồng Nai không ngừng phát triển lớn mạnh cả về lượng và chất đối với tổ chức
và con người; với các quy trình quản lý ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ cơng
chức có trình độ chun mơn ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cơng tác, góp phần
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cục Thuế tỉnh Đồng Nai được quản lý
trực tiếp bởi Tổng cục Thuế, hiện có 16 phịng chức năng tại Cục và 11 Chi cục
Thuế trực thuộc tương ứng với 11 đơn vị hành chính của tỉnh, tại các Chi cục Thuế
có các đội quản lý thuế theo chức năng; với gần 1.000 CBCC cơng tác trong tồn
ngành (Sơ đồ Bộ máy tổ chức - Phụ lục 1 đính kèm).
Đối với bất kỳ quốc gia nào thuế cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng và
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu NSNN; Việc thi hành hệ thống chính sách
thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo tính ổn định của nguồn thu NSNN và từ đó tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tái đầu tư phát triển nền kinh tế, xã hội quốc gia.


2

Trốn thuế và tránh thuế là vấn đề chung của các quốc gia, đặc biệt là các nước
đang phát triển như Việt Nam. Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, Đồng Nai
cũng đối mặt với việc thất thoát nguồn thu do hàng ngàn doanh nghiệp, cá nhân

đang trốn thuế (Báo Pháp Luật, 2016).
Bảng 1.1. Tình hình thu thuế giai đoạn 2014-2018
Đvt: triệu đồng
Số thu
Năm 2014 Năm 2015
NSNN
Dự toán
19.600.000 22.865.000
Thực hiện
20.752.324 24.170.260
Tỷ lệ TH/DT
111,6%
116,5%
Tỷ lệ TH/CK
105,9%
105,7%

Năm 2016
26.800.000
27.576.546
114,1%
102,9%

Năm 2017

Năm 2018

33.549.000 38.349.000
33.603.047 32.881.213
121,9%

97,9%
100,2%
85,7%
Nguồn: Cục Thuế Đồng Nai

Tốc độ tăng thu qua các năm:
Tốc độ tăng thu (%)

=

Số thu năm nay – Số thu năm trước
Số thu năm trước

Bảng 1.2. Tốc độ tăng thu NSNN giai đoạn 2014-2018
Năm
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng thu (%)

2014

2015

2016

2017

2018

12


16

22

12

-2

Nguồn: Cục Thuế Đồng Nai
Mặc dù trải qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, nhưng tốc độ tăng thu qua
các năm 2014-1017 của Cục Thuế Đồng Nai vẫn đạt tỷ lệ cao. Riêng năm 2018 dù
không đạt tốc độ tăng nhưng tỉ lệ giảm không đáng kể. Điều này cho thấy Cục Thuế
Đồng Nai đã đạt hiệu quả nhất định trong công tác quản lý khai thác nguồn thu.
Để đạt được kết quả như trên, hàng năm Cục Thuế Đồng Nai đều đưa ra các
biện pháp quản lý thu hiệu quả phù hợp tình hình thực tế ở tất cả các lĩnh vực, phối
hợp thực hiện đồng bộ thống nhất trong tồn ngành về cơng tác TTHT, quản lý kê
khai, thanh kiểm tra, quản lý thu nợ… và đặc biệt chú trọng đến cơng tác cải cách
hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho NNT, nuôi dưỡng nguồn thu bền vững.


3

Bên cạnh nội lực của mình, thời gian qua Cục Thuế Đồng Nai luôn nhận được
sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của ngành cấp trên cũng như sự hỗ trợ tích cực của
chính quyền địa phương, sở ban ngành.
Bảng 1.3. Cơ cấu nguồn thu NSNN giai đoạn 2014 – 2018
Đvt: tỷ đồng
Nội dung

Năm 2014

Tỷ
Số
lệ
thu
(%)

8.127
- Thuế TNDN
301
- Thuế Tài nguyên
6.028
- Thuế GTGT
1.087
- Thuế TTĐB
2.424
-Thuế TNCN
17.966
Tổng thu
Khác (phí,lệ phí,
quyền sử dụng đất...)

2.786

Năm 2015
Tỷ
Số
lệ
thu
(%)


Năm 2016
Tỷ
Số
lệ
thu
(%)

45

8.457

42

9.682

43

10.850

43

10.343

44

2

305

2


344

2

469

2

470

2

34

7.208

36

7.684

34

7.648

31

7.974

34


6

1.289

6

1.089

5

1.788

7

489

2

13

2.917

14

3.631

16

4.208


17

4.461

19

100

20.177

100

22.430

100

24.963

100

23.737

100

3.994

5.147

Năm 2017

Tỷ
Số
lệ
thu
(%)

8.640

Năm 2018
Tỷ
Số
lệ
thu
(%)

9.144

Nguồn: Cục thuế Đồng Nai

45.236%

43.465%

43.574%

Năm 2017

Năm 2018

43.167%


41.913%

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Hình 1.1: Đồ thị cơ cấu nguồn thu thuế TNDN
Về cơ cấu nguồn thu NSNN trong giai đoạn 2014-2018, thuế TNDN là sắc
thuế đóng góp quan trọng vào tổng thu NSNN, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu
lớn hơn 42%, mặc dù tỷ trọng thu thuế TNDN có xu hướng giảm theo lộ trình cắt
giảm thuế suất của Chính phủ (năm 2014 thuế suất giảm từ 25% xuống 22%, từ


4

năm 2016 thuế suất tiếp tục giảm từ 22% xuống 20%). Đồng thời, thuế TNDN phụ
thuộc rất lớn hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp, chịu tác động rất lớn từ sự phát
triển của kinh tế nội địa cũng như thế giới.
1.2 Lý do nghiên cứu
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, là nguồn thu chủ nhân của
NSNN, là một biện pháp kinh tế của Nhà nước, nó được thực thi khi hoạt động kinh
tế tạo ra thu nhập hoặc sử dụng nguồn thu nhập tạo ra. Đặc biệt, trong nền kinh tế
thị trường vai trò của Nhà nước ngày càng trở nên quan trọng thì vai trị của thuế
cũng chiếm vị trí khơng thể thiếu được trong công tác quản lý và điều tiết vĩ mơ nền
kinh tế.
Hiện nay, theo xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc xây
dựng, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện hành lang pháp lý, kiến tạo một môi trường

sản xuất kinh doanh cạnh tranh, lành mạnh cho các chủ thể kinh tế hoạt động đang
được Việt Nam khẩn trương thực hiện. Trong đó, có hệ thống pháp luật về thuế
cũng đang được hoàn thiện. Và nhiệm vụ chính trị của ngành Thuế là hết sức quan
trọng, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí và lệ phí vào
NSNN.
Thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, là sắc thuế rất quan trọng trong hệ
thống thuế của các quốc gia. Thuế TNDN không chỉ quan trọng trên phương diện là
công cụ tạo số thu lớn cho NSNN, mà cịn là cơng cụ rất hữu hiệu để nhà nước thực
hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp, các tổ
chức sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Một chính sách thuế TNDN tốt và được
tổ chức quản lý tốt có tác động quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó,
thuế TNDN luôn là mục tiêu gian lận của các doanh nghiệp.
Trốn và tránh thuế TNDN là một hiện tượng toàn cầu, diễn ra đặc biệt phổ
biến ở các công ty đa quốc gia. Đa phần các DN đều khai thác triệt để các lỗ hổng
của pháp luật để hợp thức hóa các số liệu kê khai, hoặc thực hiện các hành vi khai
giảm doanh thu, khai tăng chi phí để tối thiểu hóa số thuế phải nộp. Theo Shukla và
cộng sự (2011), với cấu trúc thuế thu nhập hiện tại hiện tượng trốn thuế đã xuất hiện


5

trên diện rộng. Tính tốn sơ bộ cho thấy ở Việt Nam, khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh nội địa chủ nhân là các DN nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng hơn 90% nhưng số
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được đóng góp từ nhóm đối tượng này chỉ
chiếm gần 9%. Và DN ngồi nhà nước ở Việt Nam có mức độ tuân thủ thuế bằng
1/3 so với DNNN.
Trong nhiều thập kỷ qua, hành vi gian lận thuế đã được các nhà nghiên cứu
trên thế giới nghiên cứu, nghiên cứu nổi bậc của các tác giả như Donald (1987) với
mô hình tam giác gian lận; Fisman và Wei (2004) đã phân tích hành vi gian lận thuế
ở Trung Quốc và gần đây là Sasiska Rania và cộng sự (2018) về tác động của các

đặc điểm của doanh nghiệp đối với việc tránh thuế dưới tác động quản lý thu nhập
(Bằng chứng tại Indonesia)… các nghiên cứu này đã khái quát các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi gian lận thuế. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu có góc độ nghiên cứu
ở các khía cạnh khác nhau và cũng chỉ ra những nhân tố khác nhau có tác động đến
hành vi gian lận thuế. Tại Việt Nam, nghiên cứu về hành vi gian lận thuế TNDN chỉ
mới dừng lại ở mức phân tích thực trạng với các tác giả như Chu Thị Ngọc (2014)
với nghiên cứu “Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt
Nam”; Nguyễn Thị Thùy Lam (2018) với nghiên cứu về “Tăng cường công tác
quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên”. Do vậy, rất cần
thêm những nghiên cứu phân tích về các nhân tố đối với hành vi gian lận thuế
TNDN của các doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, hiện tượng vi phạm thuế ở Việt Nam diễn ra khá
phổ biến không chỉ ở các DN FDI, mà còn ở cả các DNNN và tư nhân trong nước.
Các sai phạm cũng không chỉ xảy ra với thuế TNDN, mà còn với thuế GTGT, thuế
TNCN và các sắc thuế khác. Có thể nói, hành vi gian lận thuế ngày càng diễn biến
phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô ngày càng lớn và thủ đoạn ngày càng
tinh vi, gây thất thu thuế lớn.
Trong thời gian qua, theo thống kê tồn tỉnh Đồng Nai có khoảng 50% DN
FDI kê khai lỗ. Trong đó, có nhiều DN thua lỗ nhiều năm liên tiếp. Bên cạnh đó,
trong năm 2014, thuế TNDN có 45.23% chiếm tỷ trọng lớn trong quy mơ tổng số


6

thuế thu. Nhưng đến năm 2018, mặc dù số lượng doanh nghiệp tăng song số thuế
TNDN chỉ chiếm 43.57% trong tổng số thuế đã thu và thấp hơn mức tỷ trọng năm
2014. Để ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo
công bằng về nghĩa vụ nộp thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, Cục thuế Đồng Nai đã chú trọng đẩy mạnh công tác
thanh tra, kiểm tra thuế. Và kết quả thu được phần nào đã góp phần nâng cao tính

tn thủ của người nộp thuế và tăng thu cho NSNN. Tuy nhiên, hiệu quả công tác
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của ngành. Do đó, để nắm bắt tình hình
gian lận thuế TNDN của các DN tại Đồng Nai cũng như hiểu rõ những nhân tố nào
ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNDN nhằm đưa ra hàm ý chính sách phù hợp
hạn chế tối đa tình trạng gian lận thuế TNDN của các DN tại Đồng Nai thì đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp tại
tỉnh Đồng Nai” của tác giả là cần thiết.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Mục tiêu chung: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế
TNDN, từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo có những quyết định phù hợp để hạn chế
tình trạng gian lận thuế TNDN của DN tại Đồng Nai.
Mục tiêu cụ thể:
(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNDN tại Đồng
Nai.
(2) Ước lượng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến gian lận thuế TNDN
tại Đồng Nai.
(3) Đưa ra các hàm ý chính sách nhằm hạn chế tình trạng gian lận thuế TNDN
tại Đồng Nai.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu
TNDN của các DN tại Đồng Nai.


7

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại các DN đang hoạt động tại Đồng Nai. Riêng dữ liệu
thứ cấp in lấy từ thông tin 200 doanh nghiệp tại Đồng Nai, có phát sinh thuế TNDN,

được kiểm tra thuế, có dùng địn bẩy tài chính trong giai đoạn 5 năm (2014-2018).
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện thông qua hai bước chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương
pháp định tính để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế
TNDN của NNT, (2) Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng
nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi gian lận thuế
TNDN của NNT, cụ thể:
Phương pháp định tính: Trao đỗi, phỏng vấn một số chuyên gia (gồm cán bộ
thuế có kinh nghiệm lâu năm trong công tác quản lý thuế) nhằm xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNDN của các doanh nghiệp tại Đồng Nai,
thu thập sự hiểu biết về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNDN,
đồng thời làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNDN, xác định
các nhân tố ảnh hưởng để nghiên cứu .
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức với kỹ thuật thu thập dữ liệu
lấy từ dữ liệu thông tin kê khai nộp thuế TNDN của các doanh nghiệp tại Đồng Nai.
Toàn bộ dữ liệu được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS với thống kê mơ tả, kỹ
thuật phân tích và kiểm định phương sai ANOVA, phân tích tương quan, phân tích
hồi quy Binary Logistic được sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu.
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học
cũng như thực tiễn cụ thể như sau:
Về mặt khoa học, đề tài góp phần tham gia vào việc hồn thiện mơ hình xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNDN vốn khơng có nhiều
nghiên cứu chun sâu trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cũng là một nghiên cứu với
mục tiêu kiểm nghiệm lại những kết quả nghiên cứu trước đây cũng như tìm ra
những nhân tố mới cho những nghiên cứu sau này mà đề tài chưa làm được.


8


Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp những người làm công tác quản lý
thuế và các nhà làm chính sách trong việc quản lý thu thuế TNDN tại Đồng Nai, cụ
thể như sau:
Một là, góp phần giúp những nhà làm chính sách hiểu hơn nữa về các nhân tố
chính ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNDN của các DN, tạo cơ sở cho việc
hoàn thiện hơn chính sách thuế TNDN, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế
của NNT.
Hai là, giúp cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế TNDN tại tỉnh Đồng
Nai, nắm bắt được tâm lý chung của các DN, phòng chống, giảm tối đa các điều
kiện, nhân tố môi trường dẫn đến hành vi gian lận thuế, kịp thời phát hiện và xử lý
hành vi gian lận thuế, giảm thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước, thực hiện công
tác quản lý tốt hơn.
1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách


9

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp và gian lận thuế
2.1.1 Khái niệm về thuế
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một cộng cụ quan
trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của
mình. Tùy thuộc vào bản chất của Nhà nước và cách thức Nhà nước sử dụng, các
nhà kinh tế có nhiều quan điểm về thuế khác nhau.

Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze (1934) trong cuốn “Tài chính cơng” đưa ra
một định nghĩa tương đối cổ điển về thuế là “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền,
có tính chất xác định, khơng hồn trả trực tiếp do các cơng dân đóng góp cho nhà
nước thơng qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước”.
Thuế là một bộ phận của cải xã hội được tập trung vào NSNN, theo đó các thể
nhân, pháp nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần của cải của mình cho Nhà
nước mà khơng gắn bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hồn trả lợi ích tương quan với
số thuế đã nộp nhằm trang trải các chi phí duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy
Nhà nước và chi phí cơng cộng, đem lại lợi ích cho công đồng (Tổng cục Thuế, Tài
liệu nội bộ, 2009). Như vậy, thuế là hình thức phân phối một phần nguồn tài chính
của xã hội, khơng mang tính hồn trả trực tiếp cho người nộp. Do đó, tại thời điểm
nộp thuế, NNT khơng được hưởng bất kỳ một lợi ích nào mà xem như đó là trách
nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nói cách khác, thuế có thể được hiểu là khoản
đóng góp theo luật định của mỗi tổ chức, cá nhân đối với Nhà nước, khơng hồn trả
trực tiếp ngang giá, nhưng được dùng để trang trải các chi phí vì lợi ích chung của
tồn dân như quốc phịng, an ninh, giao thơng, giáo dục, y tế, mang tính cưỡng chế
và được thiết lập theo nguyên tắc luật định.
Từ các phân tích trên, Tổng cục Thuế đã đưa ra một khái niệm tổng quát về
thuế là “Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa
vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nước; khơng mang tính chất đối
khoản, khơng hồn trả trực tiếp cho NNT và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi
tiêu công cộng”.


10

Như vậy, Thuế là phạm trù pháp luật, luật thuế quy định quyền, nghĩa vụ của
các chủ thể tham gia thực hiện. Trong đó, cơ quan Thuế có tư cách là chủ thể Nhà
nước về thuế, người nộp thuế là đối tượng quản lý.
2.1.2 Vai trò của thuế

Tại các quốc gia, người dân, tổ chức có trách nhiệm phải nộp thuế vì nhiều lý
do khác nhau, cụ thể:
Thứ nhất, thuế là nguồn thu quan trọng nhất để Nhà nước phân phối lại tổng
sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, là một cơng cụ quan trọng góp phần tích cực
giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội,
an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế đất nước.
Thứ hai, thuế góp phần điều chỉnh vĩ mơ nền kinh tế, thuế tác động trực tiếp
đến giá cả hàng hóa và thu nhập. Vì vậy, căn cứ vào tình hình cụ thể, Nhà nước có
thể sử dụng cơng cụ thuế để chủ động điều hành nền kinh tế.
Thứ ba, thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công
bằng xã hội. Hệ thống pháp luật về thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành
nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư.
Từ đó, vai trò của thuế được thể hiện theo các nội dung sau:
Một là, thuế là công cụ chủ nhân tập trung nguồn thu NSNN.
Hai là, thuế là cơng cụ điều hồ thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.
Ba là, thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Bốn là, thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Vai trị này được xuất hiện trong quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế
trong thực tế: thông qua công tác quản lý thu thuế có thể kiểm tra, kiểm sốt tồn
diện các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà
nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.


11

2.1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.3.1 Khái niệm thuế TNDN
Thuế TNDN xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay, ở
các nước phát triển, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo

ổn định nguồn thu NSNN và thực hiện phân phối thu nhập.
Tại Việt Nam, thuế TNDN được áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh trong giai đoạn từ năm 1953 - 1989. Từ 01/01/1990 đến trước ngày
01/01/1999 thuế lợi tức được áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế. Năm
1997, Luật thuế TNDN đầu tiên được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày
01/01/1999.
Kể từ khi ban hành đến nay, Luật thuế TNDN đã được sửa đổi, bổ sung nhiều
lần nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc phát sinh phù hợp với thực tiễn nước ta
và thông lệ quốc tế, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH 12, Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13, số 71/2014/QH13 tiếp tục ra đời
nhằm bổ sung cho thi hành quản lý thuế TNDN.
Chính vì vậy, khái niệm về thuế TNDN cũng dần được bổ sung đầy đủ hơn
“Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cơ sở
sản xuất kinh doanh, hàng hóa dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan
đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh”.
2.1.3.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
Vai trò thuế TNDN thể hiện như sau:
Thứ nhất, thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN.
Những quy định hợp lý về thuế suất, ưu đãi hay miễn giảm sẽ góp phần
khuyến khích, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, tăng thu
nhập và kết quả số thu thuế Nhà nước cũng gia tăng. Đối tượng chịu thuế của thuế
TNDN cũng mở rộng hơn so với trước đây (không chỉ là thu nhập từ hoạt động kinh
doanh theo giấy phép của cơ sở mà còn bao gồm các khoản thu nhập khác). Tương
tự, đối tượng nộp thuế cũng mở rộng, nhằm đảm bảo tính cơng bằng trong điều tiết
thu nhập và đảm bảo vai trò huy động nguồn thu đối với NSNN.


12

Thứ hai, Nhà nước sử dung thuế TNDN làm công cụ trong việc điều tiết vĩ mô

nền kinh tế.
Những quy định pháp luật về thuế TNDN được áp dụng thống nhất cho các
DN thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử, tạo sự bình đẳng trong
cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Việc quy định về phạm vi thu
thuế; quy định ưu đãi về thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn thuế; qui định các
ngành nghề, địa bàn khó khăn cần ưu tiên; khuyến khích đầu tư, phát triển…được
Nhà nước điều tiết bằng những chính sách khuyến khích, ưu đãi cụ thể.
Thứ ba, thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách cơng
bằng xã hội.
Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể
có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân
sách Nhà nước được công bằng và hợp lý, không những đảm bảo bình đẳng, cơng
bằng cho mọi đối tượng nộp thuế ở bất cứ hình thức nào, khơng phân biệt đối xử
ngành nghề, quy mơ kinh doanh nếu có thu nhập chịu thuế thì đều nộp thuế TNDN.
Với mức thuế suất thống nhất, DN có thu nhập càng cao thì phải nộp thuế nhiều hơn
DN có thu nhập thấp.
2.1.3.3 Hành vi gian lận thuế
Theo Ủy ban các vấn đề về thuế, OECD (2004) thì “hành vi gian lận thuế là
những hành vi bắt nguồn từ việc NNT không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ
pháp luật về thuế và nếu vi phạm sẽ gây thất thu cho ngân sách nhà nước, tạo ra sự
bất bình đẳng trong xã hội. NNT phải có nghĩa vụ thực hiện là: Đăng ký thuế; Nộp
tờ khai và nộp các thông tin cần thiết liên quan đến thuế đúng thời hạn; Báo cáo các
thông tin đầy đủ và chính xác (kết hợp với việc lưu giữ sổ sách); Nộp thuế đúng hạn
và đúng số thuế phải nộp. Nếu NNT không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
bất kỳ một trong bốn nghĩa vụ trên thì có thể coi là khơng tn thủ trong kê khai
nộp thuế”.
Theo Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (2009) thì “ngun nhân hành
vi gian lận thuế có thể có là sai sót hoặc cố ý dẫn đến hậu quả là số thuế phải nộp



13

trên tờ khai không đúng với số thuế lẽ ra DN phải nộp. Dưới góc độ đánh giá
nghiên cứu, tác giả tập trung vào các hành vi cố ý làm giảm số thuế phải nộp”.
Boidman (1983) định nghĩa có ba hình thức khơng tn thủ thuế khác nhau đó
là “(1) không nộp tờ khai thuế thuộc bất kỳ loại nào; (2) không kê khai thu nhập
nhận được trên tờ khai thuế; và (3) giảm thu nhập chịu thuế bằng cách kê khai
không đúng các khoản miễn giảm, hay khấu trừ”.
Biểu hiện của hành vi gian lận thuế bao gồm: hành vi tránh thuế (tax
avoidance) và hành vi trốn thuế (tax evasion).
Hành vi tránh thuế (tax avoidance): là hành vi tận dụng những khe hở của
pháp luật thuế để hạn chế tối đa số tiền thuế phải nộp. Lợi dụng sự thay đổi giá trị
đồng tiền theo thời gian như điều chỉnh thời gian phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc lợi
dụng các mức thuế suất khác nhau. Tránh thuế được định nghĩa là hình thức doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động hợp pháp, hoặc bán hợp pháp, khai thác các lỗ hổng
trong các quy định về hải quan và thuế nhằm cắt giảm các khoản thuế phải nộp. Do
đó các hoạt động này đi ngược lại với mục đích của luật thuế (Fuest và Riedel, 2009
và Franzoni, 1998). Thông thường, các doanh nghiệp có thể tránh thuế bằng cách
cấu trúc lại các giao dịch theo hướng làm giảm nghĩa vụ thuế như sử dụng các
khoản khấu trừ thuế và tận dụng các ưu đãi thuế. Đối với các công ty đa quốc gia,
hoạt động tránh thuế có thể diễn ra ở cả nước chủ nhà – nơi đặt công ty mẹ, và ở cả
nước sở tại – nơi đặt các chi nhánh/cơng ty con. Các cơng ty đa quốc gia có thể
tránh thuế bằng cách đặt các chi nhánh tại các quốc gia có mức thuế suất thấp,
chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp, hoặc khai thác
sự khác biệt về quy định thuế giữa các quốc gia (Rego, 2003).
Hành vi trốn thuế (tax evasion): Trốn thuế là hình thức doanh nghiệp thực
hiện các hành vi bất hợp pháp để không phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Các khoản
thu nhập chịu thuế, lợi nhuận chịu thuế hoặc các hoạt động chịu thuế khác bị che
giấu, số tiền và/hoặc nguồn thu nhập bị trình bày sai có chủ đích, hoặc lợi dụng các
nhân tố giảm thuế như khấu trừ, miễn hoặc ưu đãi thuế (Chiumya, 2006 và Fuest và

Riedel, 2009). Hành vi trốn thuế có thể xảy ra trong cả khu vực kinh tế chính thức


×