Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá tác động của chế tài xử lý đến hành vi nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, trường hợp địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.18 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẾ TÀI XỬ LÝ
ĐẾN HÀNH VI NỢ ĐỌNG VÀ TRỐN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRƯỜNG HỢP: ĐỊA BÀN QUẬN 9, TPHCM

“LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẾ TÀI XỬ LÝ
ĐẾN HÀNH VI NỢ ĐỌNG VÀ TRỐN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRƯỜNG HỢP: ĐỊA BÀN QUẬN 9, TPHCM

Chun ngành: Tài chính- Ngân hàng (Tài Chính Cơng)
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Vũ Thị Minh Hằng



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “Đánh giá tác động của chế
tài xử lý đến hành vi nợ đọng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội, trường hợp: địa bàn
Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” là luận văn của cá nhân tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Thị Minh Hằng.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực, số
liệu trong luận văn được tập hợp tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội Quận 9
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2020

Nguyễn Thị Kim Phượng”


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT- ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1


2.

Mục tiêu thực hiện đề tài và câu hỏi chính sách cần trả lời ............................... 2

3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................. 3

4.

Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận ......................................................... 3

5.

Kết cấu của luận văn........................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI; HÀNH VI NỢ
ĐỌNG VÀ TRỐN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI; CHẾ TÀI XỬ LÝ VỀ
BẢO HIỂM XÃ HỘI ................................................................................................ 5
1.1.

Khái niệm chung về bảo hiểm xã hội............................................................... 5

1.2.

Bản chất của bảo hiểm xã hội .......................................................................... 6

1.3.

Vai trị của chính sách bảo hiểm xã hội ........................................................... 7

1.3.1. Khái niệm................................................................................................... 7
1.3.2. Vai trị của chính sách BHXH đối với người lao động ............................. 7
1.3.3. Vai trị của chính sách BHXH đối với người sử dụng lao động ................ 8
1.3.4. Vai trò của chính sách BHXH đối với Nhà nước ...................................... 8

1.4.

Hành vi nợ đọng, trốn đóng BHXH ................................................................. 9
1.4.1. Khái niệm về nợ đọng, trốn đóng BHXH .................................................. 9


1.4.2. Hành vi nợ đọng và trốn đóng BHXH ảnh hưởng như thế nào đến
quyền lợi của NLĐ và Quỹ BHXH ...................................................................... 9
1.5.

Chế tài xử lý về Bảo hiểm xã hội ................................................................... 10
1.5.1. Khái niệm chế tài xử lý về Bảo hiểm xã hội ........................................... 10
1.5.2. Các loại chế tài xử lý về Bảo hiểm xã hội ............................................... 10
1.5.3. Vai trò của chế tài xử lý BHXH đối với hành vi nợ đọng BHXH,
trốn đóng BHXH ..................................................................................... 11

1.6.

Kinh nghiệm các nước ................................................................................... 11

1.7.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................... 13

1.8.


Các kết quả nghiên cứu trước đây.................................................................. 13
1.8.1. Nghiên cứu “Thực trạng thu BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài
quốc doanh”, Trần Quốc Túy (2006) ................................................................. 13
1.8.2. Nghiên cứu “Hành vi đóng BHXH bắt buộc trong các doanh
nghiệp Việt Nam và khuyến nghị chính sách ”, Tơn Trung Thành (2010) ........ 14
1.8.3. Nghiên cứu “ Vấn đề nợ BHXH ở doanh nghiệp nước ta hiện
nay, nguyên nhân và biện pháp khác phục ”, Nguyễn Thị Minh Nhàn
(2012) ................................................................................................................. 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NỢ ĐỌNG, TRỐN ĐÓNG BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.......................... 16
2.1.

Khái quát về Quận 9, TPHCM ....................................................................... 16

2.2.

Thực trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH trên địa bàn Quận 9, TPHCM .......... 17
2.2.1. Tình hình tham gia BHXH trên địa bàn Quận 9, TPHCM ....................... 17
2.2.2. Tình hình nợ BHXH trên địa bàn Quận 9, TPHCM................................. 18
2.2.3. Tình hình trốn đóng BHXH trên địa bàn Quận 9, TPHCM ..................... 20

2.3.

Đánh giá tác động của chế tài xử lý đến hành vi nợ đọng, trốn đóng
BHXH ............................................................................................................ 22
2.3.1. Các quy định hiện hành về chế tài xử lý đối với hành vi nợ đọng,
trốn đóng BHXH tại Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 22



2.3.2. Thực trạng áp dụng các quy định về chế tài xử lý đối với hành vi
nợ đọng, trốn đóng BHXH tại Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh ....................... 26
2.3.3. Thành tưu đạt được và hạn chế của việc áp dụng các quy định về
chế tài xử lý đối với hành vi nợ đọng, trốn đóng BHXH tại Quận 9,
thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................... 29
CHƯƠNG 3: KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN .......... 34
3.1.

Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 34
3.1.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................................. 34
3.1.2. Thuyết hành vi dự định (TPB) ................................................................. 36

3.2.

Khung phân tích ............................................................................................. 37
3.2.1. Khung phân tích các nhân tố tác động đến hành vi nợ đọng và
trốn đóng BHXH ................................................................................................ 38
3.2.2. Khung phân tích tác động của chế tài xử lý đến hành vi nợ đọng
và trốn đóng BHXH ........................................................................................... 42

3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 45
3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả .................................................................. 45
3.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................................... 47
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ CHẾ TÀI XỬ LÝ
NHẰM HẠN CHẾ ĐƯỢC TÌNH TRẠNG NỢ ĐỌNG, TRỐN ĐĨNG
BHXH VÀ NÂNG CAO TÍNH TN THỦ VIỆC THAM GIA BHXH,
BHYT, BHTN ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CỦA DOANH
NGHIỆP ................................................................................................................... 54
4.1.


Đối với chế tài hành chính ............................................................................. 54

4.2.

Đối với chế tài dân sự .................................................................................... 55

4.3.

Đối với chế tài hình sự ................................................................................... 55

4.4.

Đối với ngành Bảo hiểm xã hội ..................................................................... 56

4.5.

Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội quận 9 ....................................................... 56


KẾT LUẬN” ............................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT
1


VIẾT TẮT

VIẾT NGUYÊN NGHĨA

BHTN
BHXH

Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội

4

BHYT
BLLĐ

Bảo hiểm y tế
Bộ luật lao động

5

DN

Doanh nghiệp

6

NLĐ

Người lao động


7

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

8

PAYG

Pay as you go

9

QĐTP

Quyết định thành phố

10

Tp.

Thành phố

11

TTBHTP

Thanh tra Bảo hiểm thành phố


12

TTBHVN

Thanh tra Bảo hiểm Việt Nam

13

TTSO

Thanh tra Sở

2
3




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình DN tham gia BHXH trên địa bàn Quận 9 (2015- 2019)
Bảng 2.2 Tình hình DN nợ BHXH hàng năm (2015- 2019)
Bảng 2.3 Tình hình DN trốn đóng BHXH hàng năm (2015- 2019)
Bảng 2.4: Tổng hợp xử lý vi phạm hành chính từ năm 2017- 2019
Bảng 2.5: Tổng hợp số vụ án dân sự từ năm 2015- 2017
Bảng 2.6: Tổng hợp số liệu thanh tra từ năm 2018- 2019
Bảng 2.7: Tỷ lệ khắc phục nợ và tỷ lệ nợ qua các năm (2015- 2019)
Bảng 3.1 Bảng tỷ lệ mức đóng BHXH
Bảng 3.2: Mức phạt chậm đóng BHXH hàng năm
Bảng 3.3: Phân loại DN khảo sát theo quy mô số lao động sử dụng

Bảng 3.4 : Tổng hợp kết quả khảo sát


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ ba bên
Hình 2.1: Biểu đồ số DN, LĐ và số thu bắt buộc
Hình 2.2: Biểu đồ DN nợ so với DN tham gia BHXH
Hình 2.3: Biểu đồ DN chưa tham gia BHXH với tổng số DN trên địa bàn Quận 9
Hình 3.1: Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Hình 3.2: Thuyết hành vi dự định (TPB)
Hình 3.3: Khung phân tích các nhân tố tác động đến hành vi nợ, trốn đóng BHXH.
Hình 3.4: Khung phân tích chế tài xử lý


TÓM TẮT
Lý do lựa chọn đề tài xuất phát từ thực trạng nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp diễn ra ngày càng phức tạp đã làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nguồn thu bảo hiểm xã hội và quyền lợi của người lao động.
Mục tiêu thực hiện đề tài đã nêu ra được tác động của chế tài xử lý đến hành
vi“nợ đọng, trốn đóng BHXH của doanh nghiệp trên địa bàn Quận 9, TPHCM; từ đó
đưa ra những giải pháp, khuyến nghị về chế tài xử lý nhằm hạn chế được tình trạng nợ
đọng, trốn đóng BHXH và nâng cao tính tuân thủ việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN
đúng quy định của doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô
tả, xử lý số liệu thông qua kết quả khảo sát 160 doanh nghiệp và phương pháp phỏng
vấn sâu các doanh nghiệp; lãnh đạo, chuyên viên trong ngành BHXH.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy chế tài xử lý hiện nay cũng chưa thật sự
mạnh và cần phải thay đổi một số quy định của Luật để góp phần làm giảm tình trạng
nợ đọng, trốn đóng BHXH. Từ kết quả nghiên cứu, một số giải pháp đã được đề xuất

như tăng lãi suất phạt chậm đóng, tăng mức xử phạt vi phạm hành chính, bổ sung cơ
quan BHXH là chủ thể khởi kiện, bỏ giấy ủy quyền của người lao động cho tổ chức
cơng đồn khi khởi kiện...
Đề tài có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động và đảm bảo
nguồn thu BHXH. Và các đề tài nghiên cứu trong tương lai cần mở rộng ra mối liên hệ
giữa nợ đọng, trốn đóng BHXH với tiền công, tiền lương của người lao động, lợi nhuận
của doanh nghiệp...
Từ khóa: Chế tài xử lý BHXH; nợ đọng BHXH; trốn đóng BHXH


ABSTRACT
The reason for choosing the topic is the complicated situation of social insurance,
health insurance and unemployment insurance arrears and evasion, which has seriously
affected the social insurance revenues and interests of employees.
The objective of the project has outlined the impact of sanctions on the behavior
of outstanding debts, evasion of paying social insurance premiums of enterprises in
District 9, Ho Chi Minh City; and then offerred solutions and recommendations on
sanctions to restrict social insurance’s arrear, evasion and improve compliance with
payment of social insurance, health insurance and unemployment insurance following
the enterprise's regulations.
The research methods of the topic are using the descriptive statistical methods,
processing the survey result data of 160 enterprises, and interviewing enterprises;
leaders and seniors in the social insurance industry.
The research results of the topic show that the current sanctions are not really
effective, and government need to change some provisions of the Law to reduce the
outstanding debts and social insurance evasion. From the research results, some
solutions have been proposed such as increasing the penalty interest of late payment,
increasing the sanctioning level of administrative violations, implementing the social
insurance organization to be the subject of lawsuits, refusing the employee's
authorization letter to Trade Unions when initiating lawsuits ...

The topic is of great significance in protecting the interests of employees and
ensuring social insurance revenues. And in the future, the research topics need to be
extended the relationship between debts and evasion of social insurance and wages,
salaries of employees, profits of enterprises ...
Keywords: Sanctions of social insurance; social insurance debt; social
insurance evasion


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh xã hội quan

trọng; là tiêu chí của tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội; thể hiện sự phát triển, văn
minh của mỗi quốc gia. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc tổ chức
thực hiện các chính sách an sinh xã hội hướng đến con người; xem đây vừa là động lực
phát triển, vừa thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải có nghĩa vụ
đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN)
cho người lao động (NLĐ) sau khi ký kết hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên hoặc
hợp động khơng xác định thời hạn. Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH,
BHYT, BHTN diễn ra hầu hết ở các địa phương và ngày càng gia tăng qua các năm.
Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Nguồn thu BHXH và quyền lợi của người
lao động.
Đối với Quỹ bảo hiểm xã hội: việc nợ đọng, trốn đóng BHXH ảnh hưởng đến số
kết dư và đầu tư bảo toàn, tăng trưởng trong tương lai. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ

BHXH là số đơng bù số ít, nếu số lượng người tham gia BHXH khơng đủ lớn dẫn đến
tình trạng thu khơng đủ chi và nguy cơ vỡ quỹ hồn tồn có thể xảy xa.
Đối với quyền lợi người lao động: khi NLĐ bị ốm đau, thai sản, thất nghiệp họ
không được NSDLĐ trả tiền lương, tiền công; thay vào đó họ được Quỹ BHXH chi trả
trợ cấp này. Tuy nhiên, do việc nợ đọng, trốn đóng BHXH nên NLĐ làm việc trong các
doanh nghiệp này sẽ không được giải quyết chế độ, từ đó gây ảnh hưởng đến bản thân
NLĐ, đến gia đình và sâu xa là ảnh hưởng đến xã hội.
Đã có nhiều đề tài tìm hiểu về vấn đề nợ đọng, trốn đóng; vấn đề bảo tồn nguồn
quỹ BHXH nhưng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về chế tài xử lý đối với hành vi
nợ đọng, trốn đóng BHXH của doanh nghiệp (DN) và từ đó đưa ra một số khuyến nghị


2

cần thiết. Quận 9 là Quận ngoại thành nên đa số các doanh nghiệp đều có quy mơ siêu
nhỏ và hoạt động không hiệu quả, nên việc nợ đọng, trốn đóng BHXH cịn rất cao, việc
khai thác mở rộng đối tượng tương vẫn cịn hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả quyết định
chọn đề tài “Đánh giá tác động của chế tài xử lý đối với hành vi nợ đọng, trốn đóng
BHXH của Doanh nghiệp trên địa bàn Quận 9, TPHCM” làm luận văn thạc sĩ của
mình, với hy vọng có thể ứng dụng trong cơng việc của mình. Góp phần bảo vệ quyền
lợi của NLĐ; góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ CÂU HỎI CHÍNH SÁCH CẦN

2.

TRẢ LỜI
2.1

Mục tiêu chung


Phân tích số liệu thực tế về tình hình nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các
DN trên địa bàn Quận 9 và phân tích tác động của 03 chế tài xử lý đến hành vi nợ đọng
và trốn đóng BHXH qua các năm từ 2015 đến 2019, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến
nghị nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã hội của các DN trong
thời gian tới. Đề tài cũng mong muốn đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của
địa phương, đảm bảo hệ thống an sinh xã hội được phát triển ngày một cao.
2.2

Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện mục tiêu chung, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nợ đọng và trốn đóng
BHXH.
- Phân tích số liệu về tình hình nợ đọng, trốn đóng BHXH cũng như tác động
của chế tài xử lý đến hành vi nợ đọng, trốn đóng BHXH qua các năm từ 2015 đến
2019.
- Thông qua đánh giá về chế tài xử lý từ các doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng
BHXH và đánh giá từ lãnh đạo cũng như chuyên viên ngành BHXH, luận văn chỉ ra
được những điểm còn hạn chế, thiếu sót của chế tài xử lý.


3

- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH cũng
như kiến nghị với Chính phủ, với ngành BHXH bổ sung, sửa đổi chính sách liên quan
đến chế tài xử lý về tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH.
2.3

Câu hỏi nghiên cứu


Câu hỏi 1: Chế tài xử lý tác động như thế nào đến hành vi nợ đọng, trốn đóng BHXH
của doanh nghiệp tại Quận 9, TPHCM?
Câu hỏi 2: Giải pháp nào về chế tài xử lý để hạn chế được tình trạng nợ đọng, trốn
đóng BHXH và nâng cao tính tn thủ việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN đúng quy
định của DN?
3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của chế tài xử lý đối với
hành vi nợ đọng, trốn đóng BHXH tại địa bàn Quận 9, TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các doanh nghiệp nợ BHXH và
các doanh nghiệp trốn đóng BHXH (chưa tham gia BHXH) tính từ 01/2015 đến
nay tại Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.

4.

KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN.
Tác giả dựa trên khung lý thuyết và bằng phương pháp thống kê, xử lý số liệu

thông qua kết quả khảo sát, tác giả sẽ lọc ra được nhân tố chế tài xử lýcó tác động lớn
nhất đến hành vi nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH.
Tiếp theo, đề tài tiến hành phương pháp phỏng vấn sâu các DN đã lựa chọn chế
tài xử lý là nhân tố có tác động lớn nhất; phỏng vấn sâu lãnh đạo, chuyên viên trong
ngành BHXH; từ đó đánh giá được tác động của nhân tố này đến hành vi nợ đọng
BHXH, trốn đóng BHXH.
5.

KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
“ Đề tài gồm phần mở đầu và 04 chương như sau



4

Chương 1 : Khái quát về Bảo hiểm xã hội; hành vi nợ đọng, trốn đóng
BHXH; chế tài xử lý về Bảo hiểm xã hội.
Chương này nhằm mục đích giới thiệu khái quát về BHXH và những nghiên
cứu trước đây có liên quan đến hành vi nợ đọng và trốn đóng BHXH của DN bao gồm
các phần sau: khái niệm về BHXH và các khái niệm có liên quan đến BHXH; nợ đọng,
trốn đóng BHXH; chế tài xử lý bảo hiểm xã hội; kinh nghiệm quản lý BHXH của một
số nước có phương thức quản lý giống Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
Chương 2 : Thực trạng về nợ đọng, trốn đóng BHXH tại địa bàn Quận 9,
TP.HCM.
Chương này nêu lên được thực trạng về tình hình tham gia BHXH; tình hình nợ
đọng, trốn đóng BHXH giai đoạn năm 2015- 2019.
Chương 3: Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận
Trước tiên tác giả phân tích “Các nhân tố tác động đến hành vi nợ đọng, trốn
đóng Bảo hiểm xã hội”. Bằng phương pháp thống kê, xử lý số liệu thông qua kết quả
khảo sát, tác giả sẽ lọc ra được nhân tố chế tài xử lý có tác động lớn nhất đến hành vi
nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH.
Tiếp theo, đề tài tiến hành phương pháp phỏng vấn sâu các DN đã lựa chọn chế
tài xử lý là nhân tố có tác động lớn nhất; phỏng vấn sâu lãnh đạo, chuyên viên trong
ngành BHXH; từ đó đánh giá được tác động của nhân tố này đến hành vi nợ đọng
BHXH, trốn đóng BHXH.
Chương 4: Đề xuất những giải pháp về chế tài xử lý nhằm hạn chế được
tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH và nâng cao tính tuân thủ việc tham gia
BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định”của DN.


5


CHƯƠNG I:
KHÁT QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, HÀNH VI NỢ ĐỌNG VÀ TRỐN ĐÓNG
BẢO HIỂM XÃ HỘI, CHẾ TÀI XỬ LÝ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.
1.1.

Khái niệm chung về bảo hiểm xã hội
BHXH ra đời cách đây hàng trăm năm trước và là giải pháp rất hữu hiệu giúp

con người vượt qua những rủi ro và khó khăn trong quá trình lao động và trong cuộc
sống. BHXH trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia
và được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới.
Cho đến nay, định nghĩa thế nào là BHXH vẫn là vấn đề còn nhiều tranh luận vì
được tiếp cận từ nhiều giác độ khác nhau với những quan điểm khác nhau.
-

Từ giác độ quản lý:BHXH là công cụ quản lý của Nhà nước để điều

chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước;
thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã
hội.
-

Từ giác độ tài chính: BHXH là một quỹ tài chính tập trung, được hình

thành từ sự đóng góp của các bên tham gia và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
-

Từ giác độ thu nhập: BHXH là sự bảo đảm thay thế một phần thu nhập


khi người lao động có tham gia BHXH bị mất hoặc giảm”thu nhập.
Khái niệm BHXH được khái quát một cách đầy đủ nhất trong Điều 3.1 Luật Bảo
hiểm xã hội đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,
Kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 20/11/2014 như sau:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Bảo
hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao
động và người sử dụng lao động phải tham gia”[mục 1, mục 2, điều 3 luật BHXH].


6

1.2.

Bản chất của bảo hiểm xã hội:
BHXH là nhu cầu đa dạng, khách quan và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã

hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao
động phát triển đến mức nào đó và hồn thiện. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng
đa dạng và hồn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH
không vượt quá trạng thái kinh tế xã hội của mỗi nước.
Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH là mối quan hệ giữa nghĩa vụ,
trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHXH, trong đó:
-

Bên tham gia BHXH là bên có trách nhiệm đóng góp BHXH theo quy

định của pháp luật; gồm có người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước
(trong một số trường hợp).

-

Bên BHXH là bên nhận BHXH từ những người tham gia BHXH. Bên

BHXH thường là một số tổ chức do Nhà nước lập ra và được Nhà nước bảo trợ, nhận
sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ,“lập nên quỹ BHXH. Bên BHXH phải có trách nhiệm
thực hiện việc chi trả trợ cấp cho bên được BHXH khi có nhu cầu phát sinh đồng thời
làm cho quỹ BHXH phát triển.
-

Bên được BHXH là bên được quyền nhận các loại trợ cấp khi phát có

sinh nhu cầu BHXH, bù đắp sự thiếu hụt về thu nhập do các loại rủi ro được bảo hiểm
gây ra. Trong BHXH, bên được BHXH là người lao động tham gia BHXH và thân
nhân của họ, khi họ có phát sinh nhu cầu được”BHXH.
Bên tham gia
BHXH

Bên

Bên được
BHXH

BHXH
Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ ba bên
Nguồn:luật BHXH
BHXH được xem như là một hệ thống các hoạt động mang tính xã hội nhằm
đảm bảo đời sống cho người“lao động. Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc



7

mất đi khi gặp phải những biến cố rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ nguồn quỹ
tiền tệ tập trung được tồn tích lại.
Nguồn quỹ này chủ yếu là do bên tham gia BHXH đóng góp. Và được hỗ trợ
của Nhà nước khi có sự thâm hụt quỹ (khi thu khơng đủ chi), chính vì vậy mà chính
sách BHXH nằm trong hệ thống chung của chính sách về kinh tế- xã hội nhằm thực
hiện các mục đích kinh tế- xã hội và cũng là một trong những bộ phận hữu cơ trong hệ
thống chính sách quản lý đất nước của Quốc gia.
Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐ trong
trường hợp bị suy giảm hoặc mất việc làm, mất thu nhập. Và đã được tổ chức lao động
Quốc tế (ILO) cụ thể hóa như”sau:
-

Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật.

-

Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất đi để đảm bảo

nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ.
-

Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của người già,

người tàn tật và trẻ em.
1.3.

Vai trị của chính sách bảo hiểm xã hội:


1.3.1. Khái niệm:
Chính sách bảo hiểm xã hội chính là những quyền lợi khi người tham gia
BHXH được hưởng là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người
lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài
chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo
pháp luật.
1.3.2. Vai trị của chính sách BHXH đối với người lao động:
BHXH có vai trị rất quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cuộc sống cho
người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro bất ngờ như: ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp …“Chính phần bù đắp thu nhập này, BHXH làm cho
NLĐ ngày càng gắn bó với cơng việc, u nghề hơn, sống có trách nhiệm hơn với bản
thân, gia đình và cộng đồng hơn; là sợi dây ràng buộc, gắn kết NSDLĐ với NLĐ lại


8

gần nhau hơn, nâng cao được năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội góp phần nâng
cao chính cuộc sống của những người tham gia BHXH.
1.3.3. Vai trò của chính sách BHXH đối với người sử dụng lao động:
Trong q trình lao động, sản xuất, NLĐ và NSDLĐ ln có những mâu thuẫn
nhất định về tiền cơng, tiền lương, thời hạn lao động… Và khi xảy ra rủi ro, nếu khơng
có sự giúp đỡ của BHXH thì sẽ dẫn đến khả năng tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ.
Như vậy BHXH đã góp phần điều hồ, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới
thợ, tạo sự ổn định cho người sử dụng lao động trong công tác quản lý, tạo ra môi
trường làm việc ổn định cho người lao động. Từ đó góp phần nâng cao năng suất, hiệu
quả lao động của doanh nghiệp.
Đối với NLĐ không may gặp rủi ro thì sự trợ giúp của BHXH sẽ giúp họ có
điều kiện phục hồi nhanh những thiệt hại xảy ra và nhanh chóng trở lại làm việc, yên
tâm, tích cực lao động sản xuất làm tăng năng suất lao động, góp phần tăng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.4. Vai trị của chính sách BHXH“đối với Nhà nước:
BHXH là một trong những bộ phận quan trọng giúp cho Ngân sách Nhà nước
giảm chi đến mức tối thiểu nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho NLĐ
và gia đình họ. Khi NLĐ hoặc NSDLĐ gặp tai nạn rủi ro làm quá trình sản xuất kinh
doanh bị gián đoạn, năng suất lao động giảm xuống (cung hàng hoá nhỏ hơn cầu)
làm giá trên thị trường tăng lên và lạm phát xảy ra, lúc này Chính phủ phải can thiệp
để điều tiết giá cả làm ổn định đời sống của người dân.
BHXH có vai trị rất quan trọng trong việc tăng thu, giảm chi cho Ngân sách
Nhà nước:
-

Tăng thu: BHXH làm giảm bớt mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ làm

gắn kết giữa NSDLĐ và NLĐ, góp phần kích thích NLĐ hăng say lao động sản xuất,
tăng năng suất lao động tạo ra sản phẩm xã hội, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu. Do vậy, ngân sách Nhà nước tăng lên do thu thuế từ các doanh
nghiệp sản xuất nói trên.


9

-

Giảm chi: khi người lao động tham gia BHXH mà không may gặp rủi

ro… làm giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập thì sẽ
được bù đắp một phần thu nhập từ nguồn quỹ BHXH. Chính vì vậy mà quỹ nhàn rỗi
này có một thời gian nhàn rỗi nhất định đặc biệt là đối với quỹ dành cho chế độ dài
hạn. Trong thời gian nhàn rỗi ấy, quỹ BHXH đã tạo một nguồn vốn lớn đầu tư cho các

chương trình phát triển kinh tế- xã hội”của quốc gia.
Hành vi nợ đọng, trốn đóng BHXH

1.4.

1.4.1. Khái niệm về nợ đọng, trốn đóng BHXH
Đứng trên góc độ của cơ quan BHXH:
-

Nợ đọng BHXH là khoản tiền đóng thiếu hoặc chậm đóng của các doanh

nghiệp, tổ chức sử dụng lao động đối với các khoản phí của các chế độ BHXH đã
được Pháp luật quy định.
-

Trốn đóng BHXH là NSDLĐ không tham gia BHXH, BHYT, BHTN

theo quy định của pháp luật cho tất cả NLĐ thuộc diện phải tham gia BHXH, BHYT,
BHTN kể từ khi đơn vị thành lập và đi vào hoạt động cho đến khi bị phát hiện, gây
thiệt hại cho các quỹ BHXH từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.
Từ phía NSDLĐ thường có ba hành vi vi phạm như sau:
-

Chậm đóng BHXH, là hành vi đến thời hạn đóng BHXH nhưng NSDLĐ

chưa chuyển tiền đóng cho cơ quan BHXH.
-

Đóng BHXH khơng đúng mức quy định. NSDLĐ có trách nhiệm đóng


BHXH theo tỷ lệ dựa trên tiền lương, tiền công trả cho NLĐ. Để giảm số tiền phải
đóng, NSDLĐ thường khai báo mức tiền lương, tiền công trả cho NLĐ thấp hơn tiền
lương thực tế trả.
-

Đóng BHXH khơng đủ cho số lao động thuộc diện tham gia. Để giảm

thiểu số tiền phải đóng BHXH; NSDLĐ khơng khai báo và trốn đóng BHXH cho
những người lao động làm việc theo các hợp đồng ngắn hạn.
1.4.2. Hành vi nợ đọng BHXH và trốn đóng BHXH ảnh hưởng như thế nào đến
quyền lợi của NLĐ và Quỹ BHXH.


10

Đối với NLĐ: nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH làm cho NLĐ không được
hưởng trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, hưu trí. Nợ BHXH vi phạm quyền tham gia BHXH của NLĐ.
Đối với DN: nợ BHXH, trốn đóng BHXH làm cho NLĐ mất niềm tin vào DN,
khi quyền lợi của họ khơng được đảm bảo thì làm mất đi sự gắn bó của NLĐ với DN.
Điều này cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động của đơn vị, ảnh hưởng đến cạnh
tranh của DN trên thị trường.
Theo cách quản lý quỹ BHXH theo mơ hình PAYG (Pay as you go) thì lấy phần
đóng góp của những NLĐ đang tham gia để chi trả cho những người đang thuộc diện
hưởng lợi. Ngun lý hoạt động của mơ hình PAYG là số thu phải đảm bảo đủ để chi
trả cho đối tượng hưởng trong cùng một thời kỳ, tức là khơng có tồn dư quỹ. Tuy
nhiên, trong thực tế thực hiện thì phần tồn dư quỹ và mức tồn dư có thể tăng lên hoặc
tồn dư có thể tăng lên hoặc giảm đi phụ thuộc vào cơ cầu số người tham gia trừ đi số
người hưởng, và số tiền đóng trừ đi số tiền cấp. Đối với những quốc gia thực hiện mộ
hình BHXH theo mơ hình PAYG như Việt Nam thì nguy cơ vỡ quỹ do nợ hoặc trốn

đóng BHXH hồn tồn có thể xảy ra. Vì vậy nợ BHXH, trốn đóng BHXH làm nguy cơ
vỡ quỹ BHXH tăng cao.
1.5.

Chế tài xử lý về Bảo hiểm xã hội

1.5.1.

Khái niệm chế tài xử lý về Bảo hiểm xã hội
Chế tài xử lý về BHXH là việc Nhà nước áp dụng các biện pháp trách nhiệm

hành chính trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân, tổ chức có
hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Các loại chế tài xử lý về BHXH

1.5.2.

Căn cứ vào tính chất của BHXH, chế tài xử lý về BHXH được phân chia thành
03 loại:


11

Chế tài hành chính: là loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan bảo hiểm xã
hội áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ có hành vi vi phạm quy định về BHXH bắt
buộc.
Chế tài dân sự: là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với mọi
chủ thể khi họ vi phạm pháp luật dân sự.
Chế tài hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Tòa án
nhân danh Nhà nước áp dụng đối với những cá nhân tổ chức trốn đóng BHXH bắt buộc

được quy định trong Bộ luật hình sự.
Vai trò của chế tài xử lý BHXH đối với hành vi nợ đọng BHXH, trốn đóng

1.5.3.
BHXH.

Đối với NLĐ: chế tài xử lý làm DN tự giác hơn trong việc đăng ký tham gia
BHXH cho lao động thuộc diện tham gia BHXH cũng như mức tiền công, tiền lương
làm căn cứ đóng BHXH; khấu trừ phần đóng góp của NLĐ và trích nộp kịp thời hàng
tháng cho cơ quan BHXH; từ đó hạn chế được hành vi nợ đọng, trốn đóng BHXH và
góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.
Đối với DN: chế tài xử lý làm cho NSDLĐ có trách nhiệm hơn đối với NLĐ,
làm cho NLĐ có niềm tin vào DN, khi quyền lợi của NLĐ được đảm bảo sẽ tạo nên sự
gắn bó của NLĐ với DN và làm tăng năng suất lao động và mang lại hiệu quả cao
trong sản xuất kinh doanh.
Đối với quỹ BHXH: Theo mơ hình PAYG (Pay as you go) thì lấy phần đóng
góp của những NLĐ đang tham gia để chi trả cho những người đang thuộc diện hưởng
lợi, số thu phải đảm bảo đủ để chi trả cho đối tượng hưởng trong cùng một thời kỳ.
Việc áp dụng chế tài xử lý làm tăng số DN cũng như tăng số lao động tham gia BHXH
từ đó làm giảm nguy cơ vỡ Quỹ BHXH, đảm bảo sự phát triển và ổn định của chính
sách”an sinh xã hội
1.6.

Kinh nghiệm của các nước
Hiện nay trên thế giới có hai phương thức quản lý, thực hiện thu BHXH.


12

-


Phương thức thứ nhất: cơ quan thuế thực hiện việc thu BHXH, coi đóng

BHXH là một loại thuế. Các quốc gia thực hiện theo phương thức trên là Anh, Canada,
Thụy Điển, Đan Mạch.
-

Phương thức thứ hai: cơ quan thu BHXH riêng, tách biệt với cơ quan

thuế. Các nước thực hiện theo phương thức thứ hai là Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Việt Nam là quốc gia có cơ quan BHXH riêng biệt với cơ quan Thuế. Cơ quan
BHXH được xác định là cơ quan thực hiện sự nghiệp của Nhà Nước, trực thuộc Chính
Phủ.
Kinh nghiệm từ Đức
Đức là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chính sách BHYT, BHXH cho
NLĐ, có cơ quan BHXH độc lập chỉ thực hiện nhiệm vụ BHXH. Đức đã xây dựng một
hệ thống giám sát NSDLĐ. Hàng năm kiểm tra tính tuân thủ khoảng 800 vụ việc.
Mỗi khu vực giám sát có cơ cấu tổ chức đầy đủ, đồng bộ. Văn phòng giám sát
được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, máy móc nối mạng tồn hệ thống.
Xử lý nợ chia thành hai trường hợp: trường hợp không cố ý sẽ yêu cầu nộp các
khoản quá tháng, trường hợp cố ý sẽ yêu cầu nộp khoản quá hạn + 1 % lãi suất mỗi
tháng.
Các trường hợp giả mạo hồ sơ, gian lận, lao động bất hợp pháp và những trường
hợp chủ ý phạm tội sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan công tố để truy cứu trách nhiệm hình
sự.
Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
Hàn Quốc cũng là quốc gia có cơ quan BHXH tách riêng với cơ quan thuế. Về
mặt quản lý nợ đọng BHXH, Hàn Quốc thực hiện như sau:
Về phía cơ quan BHXH: Khuyến khích đóng các khoản nợ đọng BHXH trong
năm hiện tại thơng qua các hình thức gọi điện, gặp trực tiếp sau đó là gửi thư thúc giục

DN nợ BHXH. Thời gian sẽ được tính từ ngày cơng văn nhắc nhở tới các đơn vị sử
dụng lao động đến hạn cuối cùng đóng BHXH được ghi trong cơng văn. Việc thu các


13

khoản nợ này trước tiên tập trung vào các DN có số tiền nợ nhiều và thời gian nợ kéo
dài. Trong trường hợp thời hạn nợ vượt quá quy định, trụ sở chính của cơ quan BHXH
sẽ lên danh sách các đơn vị này tiến hành truy vấn tài sản trên toàn quốc như bất động
sản, phương tiện đi lại, nhà xưởng máy móc.... với sự trợ giúp của các cơ quan có liên
quan như bộ đất đai, giao thơng.
Mở các khóa học, đào tạo cơng việc nhằm nâng cao nghiệp vụ của các cán bộ
phụ trách nợ đọng BHXH từ đó cho phép các học viên làm thế nào để xử lý vụ việc
hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể. Với các phương pháp như trên, số nợ của Hàn
Quốc đã giảm đi rất nhiều.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.7.

Xuất phát từ kinh nghiệm của các nước về việc giải quyết vấn đề nợ đọng bảo
hiểm xã hội, cơ quan BHXH Việt Nam có được những bài học sau:
Để công tác quản lý thu BHXH được hiệu quả, cần xây dựng hệ thống

-

giám sát NSDLĐ, vì họ là đối tượng có động cơ để vi phạm pháp luật về BHXH.
Hàng tháng BHXH gửi thông báo nợ đến các cơ quan ban ngành liên

-


quan, đến chính quyền địa phương. Và tranh thủ sự hỗ trợ của họ trong việc xử lý giải
quyết các khoản nợ kéo dài, nợ khó địi.
Cơ quan BHXH phải quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời để giải quyết

-

nợ đọng khó địi. Cần có kế hoạch cụ thể như giao chỉ tiêu nợ theo tháng, quý, năm cho
từng cơ quan, từng cán bộ chun quản thu, có khen thưởng và phê bình kịp thời để tạo
động lực thúc đẩy công tác thu hồi nợ đọng tiến triển nhanh chóng.
Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật BHXH tại các đơn vị

-

có sử dụng lao động.
Phân loại từng đơn vị nợ đọng theo tỷ lệ nợ, theo số tiền nợ và phải có lộ

-

trình thu hồi nợ một cách hợp lý.
1.8.

Các kết quả nghiên cứu trước đây

1.8.1.

Nghiên cứu “ Thực trạng thu BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài

quốc doanh”, Trần Quốc Túy (2006)



×